Em đến thăm anh một chiều mưa
Nói đến nhạc sĩ Tô Vũ, hẳn người ta nhớ đến những ca khúc đã 65 tuổi: Tiếng
chuông chiều thu, Tạ từ và nhất là Em đến thăm anh
một chiều mưa...
Giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ
tên thật là Hoàng Phú, sinh năm 1923 tại Bắc Giang nhưng sống từ thời thơ ấu
đến hết tuổi thanh niên ở Hải Phòng, tạo dựng sự nghiệp tận Hà Nội và cuối cùng
chọn TP.HCM làm nơi an hưởng tuổi già.
Thời niên thiếu (những năm 1930), ông cùng anh ruột là nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả ca khúc Cô láng giềng nổi tiếng) vốn theo học đàn nguyệt nhưng chính thầy lại khuyên hai anh em nên học một nhạc cụ phương Tây và giới thiệu họ đàn violon. Sau đó, hai anh em gặp một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre - chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp: thầy Ngô Đình Hộ (tức nhạc sĩ Lê Thương, tác giả 3 bài Hòn vọng phu bất hủ), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường. Thầy cũng hướng dẫn cho các học trò tập tành sáng tác...
Năm 1943, Hoàng Phú lập
nhóm Đồng Vọng, quy tụ một số bạn bè, anh em như: Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu
Phước, Hoàng Quý, Văn Cao… Nhóm sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung
ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc.
Hai anh em họ Hoàng tham
gia Việt Minh từ rất sớm. Kháng chiến bùng nổ, Hoàng Phú gia nhập Ban Văn nghệ
tuyên truyền Kiến An (Hải Phòng), còn Hoàng Quý cũng tích cực sáng tác và hoạt
động cách mạng. Các ca khúc Cảm tử quân, Sa trường hành khúc... ra
đời trong giai đoạn này. Nhưng vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý qua đời rất sớm
khi mới 26 tuổi (nhạc sĩ mất ngày 26.6.1946).
Riêng về ca khúc Em
đến thăm anh một chiều mưa, nhạc sĩ Tô Vũ kể với người viết trong một cuộc
phỏng vấn vào tháng 11.2002: “Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên
truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi
phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi
chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng
sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất
hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của
chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái
này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi
ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa
tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường
độc đạo và phải qua một bến sông. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên
kia thăm được. Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “trụ trì” ngôi đình (hai ông
bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “em” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi
hồi, tôi đã viết: “Em đến thăm anh một chiều đông.
Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái...”. Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “...Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên... đường về!”.
Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái...”. Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “...Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên... đường về!”.
Nhạc sĩ Tô Vũ nói thêm:
“Còn bài Tạ từ là tôi viết giùm cho một người bạn vào năm
1947, anh ấy tên Nguyễn Văn Huấn (mấy năm trước anh là bác sĩ, sống ở Pháp, giờ
không biết còn hay đã mất?). Anh Huấn đem lòng yêu một thiếu nữ Hà Nội tên Ánh
Hà theo gia đình sơ tán về Thái Bình. Sau đó, gia đình cô này quay lại Hà Nội.
Anh Huấn chơi đàn violon rất giỏi nên nhờ tôi soạn một ca khúc dành cho violon
để anh ấy... “tạ từ” người yêu”.
Em đến thăm anh một chiều mưa
Guitar Phạm Ngọc Lân
Riêng nghệ danh Tô Vũ
thì: “Trước đó tôi có 4 học bổng đi học ở Pháp, khi anh Hoàng Quý mất, tôi phải
về xin dạy hợp đồng ở Trường Bình Chuẩn (Hải Phòng) để nuôi các em. Lúc ấy, mấy
ông bạn từ Hà Nội xuống Hải Phòng chơi với bọn tôi như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi
đều để râu như một kiểu “mốt”. Tôi cũng bắt chước để râu và mặc bộ quần áo nâu
như họ. Có một ông đem cho tôi cái nón Sơn Tây. Trời mưa, đường trơn đi phải
chống gậy. Thế là có người bảo tôi giống hệt cái hình vẽ tích ông Tô Vũ chăn dê
trên lọ độc bình. Rồi người ta cứ gọi tôi là “ông Tô Vũ chăn dê”. Tôi tức lắm,
bèn lấy cho mình cái bí danh là “Hoàng Minh Vọng” nhưng đi đâu người ta cũng
cứ: “Ơ... ơ... ông Tô Vũ chăn dê đi đâu đấy? Vào đây hát một bài...”. Năm 1948,
tôi là đại biểu duy nhất của Chiến khu 3 đi dự Đại hội Văn hóa Văn nghệ toàn
quốc lần thứ nhất. Một anh nhanh nhảu giới thiệu: “Có nhạc sĩ Tô Vũ ở Chiến khu
3 lên trình diễn một bài”. Xuống sân khấu tôi vẫn rất hậm hực: Đã giới thiệu
mình là Hoàng Minh Vọng mà vẫn bị gọi là Tô Vũ. Tôi đem chuyện này nói với
người ngồi bên cạnh (sau này mới biết là nhà thơ Thế Lữ). Thế Lữ trầm ngâm một
lúc rồi bảo: “Đấy là tên nhân dân đặt cho anh. Thôi anh bỏ cái tên Hoàng Minh
Vọng đi!”. Tôi mang cái tên Tô Vũ mà mình không hề tự đặt từ đó”.
Em đến thăm anh một chiều mưa
Tô Vũ
Sĩ Phú
eva airlines
phòng vé máy bay đi mỹ
phòng vé korean air
phòng vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich