Mưa bay trên tầng tháp cổ
Diễm xưa - Trịnh Công Sơn
Guitar Lee Kirby
Chắc rằng nhiều người
biết đến những giai điệu tha thiết, lãng mạn trong ca khúc Diễm xưa của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn. Giai điệu thì biết nhưng có nhiều giai thoại lý thú khác có lẽ
ít ai biết.
Tâm hồn người nghệ sĩ
vốn đa cảm. Riêng ở chàng nhạc sĩ họ Trịnh sự đa cảm phát tiết rất sớm. 17 tuổi
đã có sáng tác đầu tay. Dạo ấy, thân phụ anh còn sống. Gia đình Trịnh Công Sơn
ở trong căn hộ tầng một đầu cầu Phủ Cam (nay là đường Nguyễn Trường Tộ), trước
nhà có một hàng cây long não đón gió.
Trịnh Công Sơn đã có
thời gian dài “say đắm” những tà áo tím như thế, nhưng cái kiểu say đắm của anh
cũng khá lạ đời. Anh viết trong hồi ký: “...Có một người con gái rất mong manh,
đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường đại học Văn
khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái vẫn đi dưới
những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những
mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái
ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt. Nhà cô ấy ở
bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để
đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi
ngày bốn bận... Trừ những người nhà quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến
trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm
thấy âm thầm trong lòng mình là một nhan sắc... Người con gái ấy đã đi qua một
cây cầu bắc sang sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc
nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều
gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường.
Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi...”.
Mỗi ngày, Trịnh Công Sơn
đều lên gác, nôn nao chờ đợi dáng người thanh mảnh, nhỏ nhắn, chầm chậm ôm cặp
đi về ngang qua nhà anh. Ngày nào cũng thế, anh ngồi lặng lẽ ngắm nàng qua kẽ
lá của hàng cây long não. Yêu thì chưa hẳn đã yêu, chỉ là một nỗi đam mê nhẹ
nhàng, đơn phương... Dù chưa một lần gặp mặt trực diện, nhưng sau thời gian anh
cũng biết được tên nàng: Bích Diễm. Nàng là con gái của thầy Kh. - người Hà
Nội, dạy Pháp văn tại Trường Đồng Khánh và Trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống
bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng.
Mùa mưa xứ Huế bắt đầu
cũng là lúc báo hiệu mùa hè tới. Rồi mùa hè cũng qua đi. Tiếng trống khai
trường rộn rã như tâm hồn Sơn. Anh lại lên gác, ngồi vào vị trí cũ, náo nức chờ
đợi: một ngày, hai ngày... rồi một tuần, hai tuần... chỉ còn: “Nghe lá thu mưa reo
mòn gót nhỏ, đường dài hun hút cho mắt thêm sâu...”. Bóng dáng người con
gái tên Diễm dù đã biệt mù bóng chim tăm cá nhưng Sơn vẫn chưa hết hy vọng, hy
vọng trong khắc khoải: “Chiều nay còn mưa sao em không lại? Nhớ mãi trong cơn
đau vùi. Làm sao có nhau? Hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau...” (Diễm
xưa). Và rồi anh thở dài, ghi vào hồi ký: “Người con gái đi qua những hàng cây
long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ
niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm
của những ngày xưa”.
Nghe nói, sau này nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn có gặp lại Diễm ở Sài Gòn. Nàng lúc này đã là mẹ của một gia
đình hạnh phúc. Mối tình đơn phương ngày thơ trẻ ấy như là một định mệnh vận
vào cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa, nhưng ca khúc Diễm xưa lại được mọi người
biết đến như một trong những bản tình ca hay nhất của mọi thời đại.
“Trùm” giang hồ Quy
Nhơn
Theo nhà thơ Lê Văn
Ngăn, bạn của Trịnh Công Sơn, thì nhạc sĩ từng được phong là “đại ca” của giới
giang hồ Quy Nhơn. Dạo đó (đầu thập niên 1960), ở TP.Quy Nhơn có bar Phi Điệp
nổi tiếng. Khách thường xuyên đến đây không chỉ là giới ăn chơi mà cả những
người lính trận thường chọn làm điểm xả hơi sau những chuyến hành quân, rồi đám
giang hồ, bảo kê do một gã sừng sỏ có tên Thành “đầu bò” làm đại ca. Tóm lại
bar Phi Điệp là một nơi dữ dằn. Vậy mà không hiểu sao Trịnh Công Sơn lại lớ ngớ
vào đấy. Bản tính nghệ sĩ, nên anh chỉ ngồi ngước mắt lên trời nhìn mây nước mà
không quan tâm đến mọi việc chung quanh, kể cả đôi mắt cú vọ đang theo dõi. Cái
kiểu “nhìn thấy ghét” của Sơn đã làm cho Thành “đầu bò” xốn mắt, nghĩ “nó”
không coi mình ra gì bèn sai một tên đàn em đến lột mắt kính cho bõ ghét. Tên
đàn em bước đến trước mặt Sơn, lừ lừ mắt, rồi gằn giọng: “Thằng kia! Tháo kính
ra! Đưa đây và... cút!”. Trịnh Công Sơn mặt cắt không còn giọt máu, lập cập gỡ
cặp kính cận ra trao cho tên này rồi líu ríu rời chỗ...
Mấy hôm sau, đám du đãng
báo cáo lại với với Thành “đầu bò”: “Cái thằng hôm trước đại ca lột kính, đá
đít ra khỏi quán là nhạc sĩ đặt bài “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...”.
Thành “đầu bò”giật mình. Gì chứ bài hát này thì hắn thuộc lòng. “Mưa vẫn mưa
bay trên tầng tháp cổ” là viết về... tháp Bánh Ít của Quy Nhơn chớ còn gì nữa!
Chết thật... Tâm hồn hắn dù đã chai sần, sỏi đá nhưng ai đã tôn vinh quê hương
thì hắn không thể đối xử bạc ác được.
Vậy là Thành “đầu bò” ra
lệnh cho đàn em đi tìm nhạc sĩ họ Trịnh. Không khó, bởi Quy Nhơn nhỏ xíu. Trịnh
Công Sơn nhận được mảnh giấy ghi nguệch ngoạc: “Mời nhạc sĩ tới bar Phi Điệp
nói chuyện”. Anh thoáng rùng mình. Thế rồi tại bar Phi Điệp, sau khi ân cần xin
lỗi người đã làm ra bài hát về... tháp Bánh Ít, Thành “đầu bò” trịnh trọng
tuyên bố: “Từ nay, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là... “đại ca” của giới giang hồ Quy
Nhơn”.
hãng vé máy bay eva
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
phòng vé korean air
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich