Hoa tàn
Xuân Phương
Hoa
khai hay hoa lạc đều là đối tượng trữ tình đặc biệt trong thi ca - Người phụ
nữ và các loại hoa nói chung, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người ta
diễn tả vẻ đẹp của phái nữ tương quan với hoa như: mặt hoa da phấn, nụ
hoa hàm tiếu, lệ hoa ... Hoa được người đời ví như người phụ nữ, nên hoa cũng
có nhiều sắc, vẻ khác nhau như phái đẹp. Có cái đẹp thanh nhã, nhu hòa; Có
cái đẹp trang nghiêm, kín đáo; Có cái đẹp kỳ bí, huyền ảo; Có cái đẹp rực rỡ,
lộng lẫy; Có cái đẹp mạnh mẽ, sắc sảo; Có cái đẹp đài các, trưởng giả ... nên
được con người “ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa “Lại còn có những đóa
hoa quyến rũ, mời gọi bên cạnh những đóa hoa đơn sơ, mộc mạc, khiêm tốn
mọc lên ở những vùng rừng sâu núi thẳm, sa mạc hoang vu ... Mỗi loài
hoa tựu trung đều mang dáng, vẻ riêng của mỗi địa phương, mỗi điều kiện sống,
mỗi hoàn cảnh, mỗi không gian và mỗi thời gian khác nhau.
Bàn
về hoa và mỹ nhân, Trương Tào có viết:” Hoa không nên thấy rụng, mỹ nhân
không nên thấy chết yểu. Trồng hoa nên thấy hoa nở, mỹ nhân nên thấy vui vẻ,
sung sướng … Ngắm đàn bà buổi sáng, nên đợi lúc trang điểm xong. Lấy lòng yêu
hoa mà yêu mỹ nhân thì tất có cái thú riêng, lấy lòng yêu mỹ nhân mà
yêu hoa thì thêm cái thắm tình và thêm lòng nâng niu, thương tiếc “
Một
nụ hoa e ấp, tinh khôi, hồn nhiên ... Kín đáo dậy thì, hương còn phong
nhụy, nhẹ nhàng hàm tiếu à Bán mãn khai rồi mãn khai hương sắc. Và rồi, từng
cánh hoa bắt đầu đổi sắc, tàn phai … Hoa đua nở tươi thắm bao nhiêu thì hoa
úa tàn buồn bã bấy nhiêu!!! Mỗi loài hoa có dáng vẻ khác nhau khi hiện hữu
thì khi úa tàn cũng có những kiểu cách khác nhau.
Đặc
biệt nhất là hoa quỳnh khi tàn không rụng xuống, chỉ héo khô luôn trên cành.
Lúc ra đi cánh hoa từ từ khép kín lại, hương bay đi như hồn lìa khỏi xác; Rồi
xuôi tay, dịu dàng rủ xuống: những cánh hoa vẫn bám chặt lấy cuống hoa gầy -
Tính cách “ hoa một đêm “ ( hoa chỉ nở đẹp trong một đêm, rồi tàn ngay trong
đêm đó ) kỳ bí; Cái tiết sạch, giá trong mà ong bướm khó thể đến gần.
Đời
của hoa thơm ngát
Con ong nào biết đâu
Hoa nở trong lặng lẽ
Âm thầm vào đêm sâu
… Cái phút hoa quỳnh nở
Nó thế nào hở trăng ?
Nó thế nào hở sao ?
Nó thế nào hở gió ?
… Từng cánh khép lại rồi
Hoa lả mềm giấc ngủ
Ôi ! Phút hoa hiến dâng
Hồn tôi không kịp hái – Lâm Thị Mỹ Dạ
“
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên “ là một thú chơi tao nhã của các cụ xưa.
Vào những đêm trăng sáng, vừa uống trà, vừa ngắm trăng, vừa đọc thơ và ngắm
hoa quỳnh nở .
Cây
hoa quỳnh còn được gọi là hoa đàm ( có câu thành ngữ: đàm hoa nhất hiện ),
hay Nguyệt Hạ mỹ nhân, tiếng Anh gọi là Queen of the night, tiếng Pháp là
Belle d'une nuit, tên khoa học là Epiphyllum oxypetalum, thuộc họ xương rồng
( cactaceae), nguồn gốc từ châu mỹ Latin. Cây quỳnh từa tựa như cây thanh
long, nhưng cành nhánh mảnh khảnh hơn, cao vừa tầm. Nhìn cây quỳnh, người ta
khó phân biệt được đâu là lá, đâu là thân. Hoa quỳnh mọc ở kẻ những vết khía
của thân, phần dẹp và rộng bản.
Cánh
hoa quỳnh mỏng như lụa, màu trắng ngà, nhụy vàng: hoa đẹp lộng lẫy. Hoa chỉ
nở về đêm, tỏa hương nhẹ nhàng, thơm ngát. Người ta có thể quan sát bằng mắt
thường các cánh hoa từ từ hé nở. Hoa nở vào khoảng 9, 10 giờ đêm. Sau khi nở
hết cỡ là hoa cụp lại, héo tàn!
Hoa
cho đời một thoáng
Người qua đây một lần
Rồi đến sáng hoa tàn
Và người xa vời vợi
Trong nỗi buồn tê tái
Thoang thoảng chút hương phai
Nỗi niềm chi đó ?
Quỳnh ơi!
Úa tàn
Còn để cho đời luyến lưu – Triệu Thần
Bên
cạnh hoa quỳnh héo tàn một cách thanh cao của tao nhân, mặc khách, Việt Nam
mình còn có một loài hoa khi tàn rơi cũng được nhắc nhở nhiều không kém trong
thi ca: Đó là hoa phương gọi hè, hoa tượng trưng cho một thời áo trắng . Hoa
phượng còn được gọi là hoa nắng, hoa xoan tây, tiếng Anh gọi là Flamboyant
tree hay Royal Poinciana, tên khoa học là Delonix Regia, thuộc họ Fabacea (
đậu ). Hoa phượng bắt đầu rụng rơi tan tác để báo hiệu mùa thi hay mùa chia
tay ngày đó:
Em
hay đâu mùa hạ ấy xa rồi
Xao xác rụng hoa nhuộm đường đỏ thắm
... Màu hoa đỏ buổi chiều này bùng cháy
Thành tro tàn dấu vết một lần yêu – Nguyễn Hồng Uy
Màu
đỏ của xác hoa phượng rụng rơi như những vệt máu thắm. Đến bây giờ, vẫn còn
có những con “ đường phượng bay “ lung linh dưới nắng; Những cành phượng lặng
lẽ buông nhánh xuống vệ đường, như kêu gọi lòng thủy chung của những trái tim
học trò, đã từng đập những nhịp hồn nhiên của những ngày niên thiếu. Những ai
đã từng đi giữa lòng đường mà hoa phượng rụng xác xơ mà tâm hồn không khỏi
xuyến xao, dậy sóng ?
Trên
đường vắng ngập tràn hoa phượng đỏ
Em bùi ngùi không nỡ bước, anh ơi!
Những cánh hoa hiu hắt rụng bên trời
Chép trong gió mấy lời hoa vĩnh biệt – Nguyễn Vỹ
Dù
bền bỉ hay chóng tàn phai, một đời hoa rồi cũng kết thúc! Kiếp hoa như kiếp
người! Hoa nở, hoa tàn theo quy luật của tạo hóa: có sanh, có diệt – Biết là
như vậy, nhưng ai mà không cảm xúc, luyến tiếc trước sự tàn phai, xấu xí của
hoa tàn - Trước cảnh tàn hoa, mỗi người có một cái nhìn riêng của mình – Dù
tất cả các cái nhìn đều là cái nhìn của mắt với sự có mặt của ý thức, hay có
thể nói là tâm nhìn sự vật qua mắt. Đó là những cái nhìn có xuất hiện những
tâm lý vui, buồn, yêu, ghét ... nên khác nhau: những cái nhìn có lúc nhận
chìm con người vào phiền não, như trong bài Ý Thu của thi sỹ Xuân Diệu:
Những
lúc hồn buồn trong lá rụng
Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân
Bông hoa rứt cánh rơi không tiếng
Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.
Cái
nhìn “ Từ vui hoa nở, rồi buồn hoa đi ” của bài Còn Chi Nữa, thi sỹ Lưu
Trọng Lư:
Giờ
đây hoa hoang dại
Bên sông rụng tơi bời
Đã qua rồi cơn mộng
Đừng vỗ nữa, tình ơi!
Cái
nhìn có lúc khơi dậy một điều gì trong cuộc sống trong bài Quét Hoa của
thi sỹ Phạm Thiên Thư:
Hồn
rơi theo từng cánh mang mang
Em bỗng đâu quét sạch cội hoa vàng
Gom tình ta vào trong rổ trúc
Rồi lạnh lùng hắt xuống tràng giang.
Cái
nhìn của thi sỹ HPNT trong bài thơ Dạ Khúc: Một bông hoa tàn rụi trong
bóng tối, như sự kết thúc lặng lẽ của một mối tình.
Có
buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là chiếc bóng
Hoa tàn một mình em không hay.
Nhân
vật Lâm Đại Ngọc với bài “ Táng Hoa Từ” trong truyện Hồng Lâu Mộng của Tào
Tuyết Cần gom nhặt, rồi khóc chôn những cánh hoa tàn:
Hoa
tạ hoa phi hoa mãn thiên,
Hồng tiên hương đoạn hữu thùy liên.
… Nhĩ kim tử khứ nùng thu táng,
Vị bốc nùng thân hà nhật tang.
Nùng kim táng hoa nhân tiếu si,
Tha niên tang nùng tri thị thùy.
Thí khán xuân tàn hoa tiệm lạc,
Tiện thị hồng nhan lão tử thì.
Nhất triêu xuân tận hồng nhan lão,
Hoa lạc nhân vong lưỡng bất tri.
(
Hoa bay hoa rụng ngập trời
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa ?
… Giờ hoa rụng có ta chôn cất
Chôn thân ta chưa biết bao giờ ?
Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ
Sau này ta chết ai là người chôn ?
Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn,
Cũng là khi khách hồng nhan về già.
Hồng nhan thấp thóang xuân qua
Hoa tàn, người vắng ai mà biết ai ?- Khuyết Danh )
Cái
nhìn này chuyên chở nỗi niềm ngậm ngùi, xót thương da diết, chẳng những đã
tác động người nhìn, đến những cánh hoa tàn được nhìn, mà còn lan rộng đến
người đồng cảm: thực sự xót thương đời hoa.
“
Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau
mà lòng thì là một: người đời xưa thương người đời trước, người đời nay
thương người đời xưa, hai chữ tài tình thực là một cái thông lụy của bọn tài
tử khắp trong gầm trời này vậy “- Thảo Đường cư sỹ Phạm Quý Thích (
danh sỹ đời Minh Mạng ).
Như
bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc khóc khách má hồng được nhắc đến trong
Đoạn Trường Tân Thanh. Đó là những bài: Tích đa tài: tiếc lắm tài; Liên bạc
mệnh: thương bạc mệnh; Bi kỳ lộ: buồn con đường rẽ; Ức cố nhân: nhớ người cũ;
Niệm nô kiều: mong cô hầu đẹp; Ai thanh xuân: buồn xuân xanh; Ta kiển ngộ:
than cảnh ngộ khốn khổ; Khổ linh lạc: khổ vì lưu lạc; Mộng cố viên: nhớ vườn
xưa; Khốc tương tư: khóc nhớ nhau.
Bài
thứ tám – Khổ linh lạc
Khổ
linh lạc
Khổ linh lạc
Nhất thân vô xứ trước
Lạc hoa từ thụ tự đông tây
Cô yến thất sào nhiễu liêm mạc
Nhiễu liêm mạc
Khổ linh lạc
( Khổ vì lưu lạc
Khổ vì lưu lạc
Thân này không có nơi nào gởi lại
Hoa rụng khỏi cây tự mình bay khắp đông tây
Én lẽ mất tổ bay vòng quanh mành rèm
Bay vòng quanh rèm
Khổ vì lưu lạc )
“
Than ôi! Một bước phong trần, mấy phen chìm nổi, trời tình mờ mịt, bể hận
mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch. Ai dư
nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa tình luống những sầu chung, hạt
lệ Tầm Dương chan chứa, lòng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ
não nùng. Cho hay danh sỹ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán
nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau lòng. Ta cũng nòi tình, thương
người đồng điệu ...”- Trúc Vân Chu Mạnh Trinh ( Đoàn Tư Thuật dịch ).
Tây
Hồ hoa uyển tẩn thành khứ
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần lân tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như !
( Vườn hoa Tây Hồ đã thành bãi hoang
Trước song cửa một mình viết một tờ thư điếu
Son phấn có thần để lại thương cảm sau khi chết
Văn chương yểu mệnh bị đốt còn sót lụy
Xưa nay việc hận khó kêu với trời
Trong oán phong vận lạ này ta thấy có ta
Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ có ai khóc Tố Như ? )
Bài
thơ Độc Tiểu Thanh Ký ( Truyện nàng Tiểu Thanh ) này, Nguyễn Du trong lúc đi
sứ sang Trung Quốc, khi ngang qua Hàng Châu, nghĩ chân tại một quán trọ bên
Tây Hồ, đọc Phần Dư Tập ( Những bài còn sót lại ), rồi xúc động vì câu chuyện
thương tâm mà đề thơ.
Nàng
Tiểu Thanh là một người con gái tài sắc, sống vào thời nhà Minh, ở tỉnh Chiết
Giang, làm lẽ một người họ Phùng . Vợ lớn ghen, đuổi lên sống một mình trong
một ngôi nhà nhỏ ở trên núi, nàng buồn đến chết ở đó, khi chưa đầy hai mươi
tuổi, nay vẫn còn mộ. Nàng chết rồi, vợ lớn còn đem đốt những gì Tiểu Thanh
đã viết.
“
Nguyễn Du đã tự đặt mình ở vào chỗ những người oan khuất. Nguyễn Du đã tự ở
vào những nỗi buồn nhân thế. Ba trăm năm, là một con số ước lệ, phải chăng
còn để chỉ một vòng triều đại, một biến thiên lịch sử thay đổi tính chất xã
hội? Sau biến thiên ấy, còn có nhiều người tự đặt mình vào chỗ biết xót
thương con người và những giá trị vĩnh hằng ? Và có đáng khóc chăng, sau một
“ ba trăm năm lẻ nữa “ vẫn còn những “ phong vận kỳ oan “? Có lẽ tiếng khóc
Tố Như còn vọng cho mai hậu nữa chăng, chứ không phải ông mong người khác
khóc mình ... Nỗi khổ, nỗi oan đã không nhờ người, không hỏi trời thì làm sao
? Phải quay lại với mình. Chữ Tâm có phải là một con đường ? Và những chữ gì
nữa ... “ – Nguyễn Sỹ Đại.
Cuộc
đời bất hạnh của Tiểu Thanh; Thúy Kiều mười lăm năm luân lạc ai oán,
Nước mắt âm thầm của người kỷ nữ truân chuyên đất Long Thành:
Song
nhãn trừng trừng không tưởng tượng
Khả liên đối diện bất tương tri
( Hai mắt trừng trừng nhớ lại chuyện cũ
Thảm thương nhìn mặt không biết bây giờ là ai)
Hai
câu chót trong bài Long Thành Cầm Giả Dẫn (Chuyện người gảy đàn ở
thành Thăng Long). Ở đây là cái nhìn trừng trừng của Nguyễn Du, chứ không
phải là cái nhìn tư lự, xa xôi, khi Nguyễn Du chợt nhớ lại buổi gặp nhau lần
đầu tiên, lúc cả hai đều còn trẻ:
Thử
thời tam thất chánh phương niên
Hồng trang yểm ánh đào hoa diện
Đà nhan hám thái tối nghi nhân
Lịch loạn ngữ thanh tùy thủ biến
(Lúc đó nàng khoảng hai mươi mốt tuổi
Áo hồng ánh lên mặt hoa đào
Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương
Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi diện)
Hồi
ấy, những tay anh hùng hảo hán của nhà Tây Sơn, cùng những kẻ khét tiếng ăn
chơi ở thành Thăng Long đều sẵn sàng vứt tiền qua cửa sổ để được lòng
nàng. Nhưng khi tuổi xanh và nhan sắc đã tàn phai, thì cũng chính tại kinh
thành này, nàng đã bị đời lãng quên, những tang thương dâu biển như vẫn còn
lưu lại vết hằn trên người nữ nhạc đau khổ này:
Kỷ
độ tang điền biến thương hải
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong
Ca vũ không lưu nhất nhân tại
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì
( Bao nương dâu đã biến thành biển xanh
Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan sạch
Trong làng múa hát còn sót lại một người
Trăm năm thấm thoát trong một hơi thở, một nháy mắt )
Nguyễn
Du đã nhiều lần tự an ủi riêng mình:” Bách niên đa thiểu thương tâm sự “ (
Trong cõi trăm năm không nhiều thì ít, đâu đâu cũng có mối thương tâm ) –
Tình thương đối với sự thống khổ của con người đã đeo đuổi Nguyễn Du đến cuối
cuộc đời:” Vô cùng kim cổ thương tâm xứ “ (Chuyện thương tâm xưa nay vô cùng
tận ).
“
Dường như kẻ nào đã từng cưu mang tình thương con người trong lòng, thì tất
nhiên kẻ ấy sẽ bị dày vò và hành hạ gần như là suốt đời. Vì sao vậy ? Có thể
vay mượn câu nói sau đây của một nhà tư tưởng Tây phương: Phải là con vật,thì
người ta mới nở quay lưng lại với những thống khổ của con người “ - Thích
Phước An.
Đầu
xuân xem lại / truyện Thúy Kiều
Giọt
lệ thương vay
Ướt hoen mi này
Cứ vơi lại đầy
Giọt lệ thương Kiều
Giọt lệ thương quê
Mười lăm năm / xót xa quá nhiều
Mười lăm năm / ước mơ đã chiều
Tôi khóc cho nàng, cho tôi …
Kiều nương, Kiều nương ơi!
Kiều ơi ! – Hà Huyền Chi
Nỗi
thương thân thương người – Phải chi mỗi người đều có một tiếng khóc nhỏ nhoi
thôi, thì đâu còn những số phận nghiệt ngã, những cuộc đời bạc mệnh, những
truân chuyên như Đạm Tiên, Thúy Kiều, Cầm Nương … tài sắc mà “ cái án phong
lưu khách má hồng tự mang “ đã đành- Còn những người con gái bình thường khác
trong xã hội, những đóa hoa ham thích cuộc sống của nó, phải sống hụt một đời
hoa, những đóa hoa chưa mãn khai đã bị ép uổng tàn tạ. Như hai câu thơ trong
bài Nam Viên thứ nhất ( Vườn phía nam ) của Thi Quỷ Lý Hạ: Hình ảnh những đóa
hoa bị gió thổi bay đi, mà nhà thơ diễn tả thành cảnh hoa như bị gió xuân ép
hôn vô cùng dã man, bất chấp “ thủ tục ngày xưa ” là phải có mai mối dạm hỏi:
Khả
liên nhật mộ yên hương lạc
Giá dữ xuân phong bất dụng mai
( Thương thay khi chiều xuống gió sẽ làm cho bao hương thơm kiều diễm
kia rụng hết
Chẳng khác nào về làm vợ gió xuân mà không có mai mối )
“
Từ ngàn xưa đến nay, sự bất công trong xã hội đã trở thành một căn bệnh trầm
kha, một căn bệnh nan y cho dẫu chữa trị cũng không thể dứt tuyệt, căn bệnh
chỉ chờ điều kiện để tái phát. Đa số những kẻ quyền chức, dù tự thời xa xưa,
dù trong chế độ nào, đều giống nhau hết. Họ nhẫn tâm hưởng thụ trên xương
máu, vô tâm trên sự đau khổ của đồng loại mà không chút hổ thẹn với lương
tâm. Nếu có khác nhau thì chỉ khác qua các phong cách bưng bít che đậy; Được
thể hiện dưới các chiêu bài tràn đầy các ngụy từ bóng loáng, nhưng lại khó
hiểu ngõ hầu đánh lừa người đời.Trong thời điểm cận đại, ngay cả những xã hội
được gọi là tân tiến, nhân bản cũng vần còn đầy rẫy những bất an, trác táng,
sa đọa à vẫn không thiếu những kẻ sẵn sàng lợi dụng sự khốn cùng, nghèo đói
của người khác để trục lợi, những kẻ làm tăng thêm mức độ thống khổ của nạn
nhân như bọn Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh bên cạnh những loại người như Tú Bà,
Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến à Ngày xưa chỉ có một nàng Kiều bị lường gạt bán
vào lầu xanh, dưới ngòi bút của Đại thi hào Nguyễn Du mà đã làm chấn động
hằng bao nhiêu thế hệ, đã lưu lại trong văn học một tuyệt tác, nhưng có phải
chăng đó là lời cảnh cáo cho kẻ hậu sinh ? – Ngày nay, hàng trăm ngàn, hàng
triệu phụ nữ và trẻ em Việt Nam từ tầng lớp kém may mắn nhất của xã hội, là
nạn nhân của tệ nạn buôn người xuyên biên giới hàng năm. Hàng trăm ngàn và có
thể đến hàng triệu thiếu nữ Việt Nam bị mặc cả buôn bán ngay trên quê cha đất
tổ. Việc mua bán được công khai hóa trên các phương tiện truyền thông tân
tiến, trong khi đó nhà cầm quyền chỉ có vài phản ứng lấy lệ. Nó được che đậy
bằng những chiêu bài với đầy hứa hẹn đẹp đẽ.Đau đớn thay, các bậc sinh thành
lại ngoảnh mặt làm ngơ. – Phải chăng đạo đức gia phong đã suy đồi đến tận
cùng, cuốn theo với sự tụt hậu của xã hội thời hậu chiến? Phải chăng nghèo
đói đã làm lu mờ nền nếp xã hội đông phương mà gia đình là nền tảng ? Nền
giáo dục nay đã về đâu ? Hay chỉ là những lời vô nghĩa ?! - HMP “
Trước
Nguyễn Du cũng nhiều Nguyễn Du
Sau Nguyễn Du cũng quá nhiều Nguyễn Du
Đâu phải tân thanh dừng ở đó
Từ bàn cổ cho đến thiên thu
Xã hội nào mà chả có Kiều
Lầu xanh lầu hồng đáng ghét đáng yêu
Có Kiều mới có nhiều thứ chuyện
Mới có giai nhân nhan sắc yêu kiều
Kéo lê một lũ Mã Giám Sinh / Bạc Hạnh
Lũ Sở Khanh ( qui nô ) , mụ Bạc Hà
... Một phía giặc vua ( phía giặc cướp )
Chẳng phải Kim Kiều cũng oan gia
Trước Nguyễn Du cũng nhiều Nguyễn Du
Sau Nguyễn Du một bọn ngồi tù. - Chu Vương Miện
”
Sau Nguyễn Du còn nhiều nguyễn Du “ - Trước cùng một sự việc, một vấn nạn
chung ở đây là thảm cảnh tàn hoa của trẻ em, phụ nữ Việt Nam hiện thời
- Những trái tim Việt Nam cùng đập chung nhịp trong một thời đại, nhưng
mỗi cái nhìn cá nhân riêng biệt có giới hạn, bị đóng khung theo điều kiện địa
phương ( nơi ăn, chốn ở ), tập quán sinh hoạt, kiến thức, trí tuệ, thành kiến
và ý thức của mỗi người mà chúng ta có nhiều cái nhìn khác nhau - “ Bao
giờ cái nhìn của bạn cũng bị giới hạn bởi những gì bạn đang có và đang là
“ Carl Jung - Những cái nhìn ghi nhận thực tại, cũng như lên tiếng đánh
thức lương tri xã hội:
Trong
bình cắm là hoa
Ném ra ngoài thành rác- NT Đạo Tĩnh
Làm
hề cho thế gian cười
Làm hoa cho thế gian chơi nửa mùa- Trịnh Tuấn
Thừa
tiền trọc phú mua danh
Thiếu cơm trinh nữ cũng đành bán trôn – Trương Nam Hương
Những
cô Tấm bỏ làng ùa lên phố
Cởi áo trúc bâu để đổi mốt rin bò - NTĐ
Bây
giờ sông cạn trăng tàn
Trái tim khô giữa phố phường đẩy đưa
Em từ trôi giạt thành đô
Đành hoang mang để láo lơ thân cò - TTSH
Văng
vẳng trong mưa tiếng khóc thầm
Của người em nhỏ tuổi đương xuân
Vì đâu hoa tàn trong đêm lạnh
Nông nỗi vì ai kiếp phong trần - Felix Nguyễn
Quê
hương là nỗi băn khoăn
Em đi xứ Đài, xứ MãNhững ngày bán thân vật vã
Em ơi, em có khóc không ? – Chánh Hào
Số
phận bi thảm của những thiếu nữ như những đóa hoa phù dung sớm nở tối tàn,
hay những đóa hoa chưa từng nở mà đã tím bầm héo rũ trên cành - Tại những
thành phố lớn ở Việt Nam, nơi có sự hiện diện của người ngoại quốc, hoặc nơi
được các Việt kiều lui tới du lịch, hệ thống mãi dâm được tổ chức tinh vi, hội
đủ từ cơ sở hạ tầng đến bậc cao hơn. Nơi đó, đại đa số phụ nữ bần cùng
bán trôn nuôi miệng, bán mình nuôi gia đình; Những người con gái bị dàn dựng
bán làm nô lệ tình dục qua các tổ chức môi giới hôn nhân được gọi là “ Cô dâu
Đài Loan, Hàn Quốc … “; Những trẻ em vị thành niên bị buôn qua Miên, qua Xiêm
để phục vụ tình dục trong những động mãi dâm; Những “ lao nô “ bị lường gạt
để bóc lột sức lao động và cả thân xác họ …
Em
bị bắt đi đến xứ người
Làm thân gái điếm cho người vui
Tuổi em đáng phải vào trường học
Nhưng bị nhốt vào chỗ tối đời
Em qua Miên, chị đi Đài Loan
Chẳng lẽ bỏ quê tránh cơ hàn
Trú ẩn xứ người quên phận tủi
Hay là quá khổ hết lời than! ?
...Thấy trên quảng cáo của Ebay
Rao bán chị Việt thật thảm ghê
Giá chỉ năm ngàn tư một mạng
Phải chăng cuộc sống khổ trăm bề ? - Tu Thieu Thoi
Tựa
đề của bài thơ trên là Chuyện Phụ Nữ Việt Nam - Chuyện phụ nữ Việt Nam
từ hơn 4,000 năm văn hiến là mẹ Âu Cơ thuộc dòng giống Tiên gạt lệ chia
tay chồng đem 50 con lên núi; Là Hai Bà Trưng, là Bà Triệu nổi dậy
chống bọn xâm lược phương Bắc; Là Ỷ Lan nguyên phi thay chồng trị nước; Là
Huyền Trân công chúa nước non ngàn dặm ra đi để mở rộng giang sơn Việt Nam !?
Là Ngọc Hân công chúa; Là Cô Bắc, Cô Giang... Là “ Những người con gái năm
xưa, ở cả hai bên oan nghiệt của một cuộc đối đầu. Những người con gái năm
xưa, những người con gái ở bên thất trận của cuộc đối đầu ( T.
Vấn ) “; Là những thảm cảnh trên những chặng đường vượt biên tìm sanh
lộ, để sống còn - Và ngày nay, phụ nữ Việt Nam đã là những người đầu
tiên được rao bán như một món hàng trên Ebay, trên hệ thống Internet.
“
Ở Nam Hàn thì có tờ báo Hankyoreh Shinmun cho đăng một quảng cáo mời “ Mua Vợ
“ với những lời rao mô tả những “ món hàng “ đó không bao giờ ly dị, không
hài lòng sẽ hoàn tiền lại , có thân hình đẹp... Những món hàng rao bán kiểu
đó ác thay không phải là những người nô lệ da đen của chế độ mãi nô hai trăm
năm trước ở nước Mỹ, mà là những phụ nữ Việt Nam “ ( Huy Phương ). Cho nên
các chú rể Nam Hàn đã về Việt Nam coi mắt khoảng trăm cô gái trẻ trần truồng
để tai nghe không bằng mắt thấy. ” Mọi người cùng được biết
chuyện và hình ảnh này nhờ một người đàn ông Nam Hàn, phẫn nộ với sự tệ
mạt và vô luân của vấn đề đã đưa lên website. Ông Chun Dungsori không
muốn mọi người nhìn xứ sở của ông: nước Nam Hàn theo khía cạnh của
những người đàn ông chỉ có một việc muốn làm là thỏa mãn tình dục
và cần kiếm những người đầy tớ làm tôi mọi trong nhà, nhưng không đủ phương
tiện để lấy vợ. Ông coi cái quảng cáo xúc phạm nhân phẩm và giá trị của những
phụ nữ Việt Nam là một sỉ nhục, và nói rằng tờ báo đăng quảng cáo phải xấu hổ
vì việc làm đó. Nhưng tuyệt nhiên không có một lời nào của sứ quán Việt Nam ở
Hán Thành ! ? “ ( Huy Phương )
Chuyện
về phụ nữ Việt Nam như thế này, chắc hẳn đã xảy ra với những người đàn ông
Đài Loan, Mã Lai , Singapore.. cả với một số đàn ông Việt Nam trong nước mà
tiền bạc quá dư thừa; Hay một số đàn ông Việt Nam ở nước ngoài: “ Một số
trong những người may mắn chạy ra hải ngoại vờ không nhìn thấy. Không
những họ không nhìn thấy sự đau khổ, tủi nhục của đồng bào họ, mà họ còn mang
tiền về để dầy xéo lên những thân xác, những tâm hồn đã trở thành những nàng
Kiều “ thập thành “ ngụp lặn trong vũng lầy đen tối của xã hội, bán thân để
đổi lấy miếng ăn độ nhật … mới đáng nói. Lương tâm ở đâu ? Đạo đức ở đâu ?-(
Phạm Thanh Phương) “.
Khi
nói đến cái nhìn là nói đến cái thấy và tác dụng của cái thấy – Thái độ của
con người sau khi có cái nhìn thấy sự đau khổ của con người.
Lịch
sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả dòng sông thắm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục này không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau này không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục – Trần Trung Đạo
“
Phương án bài trừ mãi dâm chỉ là làm cảnh, quốc tế vẫn đánh giá Việt Nam là
quốc gia cung cấp gái mãi dâm – tiếp tục cổ xúy,khuyến khích xuất cảng cô dâu
Việt Nam vì nguồn kiều hối.
Như thế, sự nghiệp làm “gái quốc tế “ của phụ nữ Việt Nam sẽ vô cùng bền
vững, để phát triển mạnh mẽ nguồn ( Thúy ) Kiều hối, lấy “ vốn tự có “ của
phụ nữ Việt Nam làm vốn đầu tư, kinh doanh sản xuất, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
...Đến hôm nay chưa có gì thay đổi về chức vô địch của Việt Nam về mức phá
thai trên toàn thế giới; Không kể nạo thai vì “ trọng nam khinh nữ “ hay vì
kiến thức sinh lý kém; Thanh niên mua dâm nhiều hơn ( lập gia đình trễ hơn,
khó lấy vợ hơn ); Thiếu nữ bán dâm nhiều hơn ( vì nghèo đói, nợ nần, vì không
có việc làm ) “- Trần Giao Thủy
Phong
trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
… Hẳn túc trái làm sao đây tá
Hay tiền nhân hậu quả xưa kia
Hay thiên cung có điều gì ?
Xuống trần mà trả nợ đi cho rồi.
Tám
câu thơ trên là câu 99- 102 và 121-124 trích trong tác phẩm “ Cung Oán Ngâm
Khúc “ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. Bốn câu 121-124 có thể giải nghĩa như
sau :” Chắc hẳn có món nợ tiền kiếp gì đây. Hay có nguyên do từ đời
trước mà tạo ra cái hậu quả bây giờ. Hoặc ta đã làm điều gì lầm lỗi ở thiên
cung, nên bị đày xuống trần để trả nợ “.
Theo
thuyết nhân quả của nhà phật thì một nguyên nhân thiện lành sẽ sinh ra một
hậu quả thiện lành, còn một nguyên nhân ác dữ sẽ sinh ra một hậu quả ác dữ.
Do đó, có thể xem nguyên nhân mà đoán biết được hậu quả hay xem hậu quả
mà tìm hiểu ra nguyên nhân. Thuyết nhân quả đã được lịch sử của các dân tộc
cũng như mỗi con người chứng minh rõ rệt.
”
Việc thanh niên nhậu nhẹt thì say sưa, cờ bạc thì nợ nần, cộng thêm vũ phu
bạo lực là nhân - Khiến con, em ( gái ) không thèm lấy chồng Việt Nam, bỏ đi
làm dâu quốc tế hay nô lệ tình dục toàn cầu là quả - Nhưng cái vòng
nhân quả này vẫn quay tiếp - Xã hội Việt Nam ngày càng mất ổn định vì
tập hợp phần lớn thanh niên không vợ - Không được như các quan đại thần
trong triều đình Hà Nội năm thê, bảy thiếp; Lắm bạc, nhiều tiền đi mua
gái - Nên: Chơi bời trác táng /đĩ điếm tràn lan; Nhậu nhẹt say sưa /
phá làng, phá xóm; Cờ bạc; Đua xe; Đâm chém là chuyện nhỏ, họ còn có khả năng
làm nhiều chuyện động trời khác nữa “ - Trần Giao Thủy
Chưa
hết! Ngoài vấn đề “ Nữ sanh ngoại tệ “, còn có thêm chuyện “ Hà Nội mùa này
lắm những à cha nuôi “, nếu đi sâu vào chi tiết còn có thêm ông nuôi không
chừng ?!
Buồn
đau bởi kiếp đời cùng cực
Tủi hổ vì thân phận đớn hèn
...Cái nghèo, cái khổ luôn đeo đẳng
Bao thuở thôi chìm cảnh nhá nhem ?!- Vntvnd
”
Xã hội chằng chịt những mối dây thòng lọng, siết cổ những con người bất hạnh,
không tiền, không thế lực, nhưng lại mở toang với những kẻ có địa vị, quyền
lực, ăn trên ngồi trước... Bên cạnh những tiếng cười ròn tan của các cậu ấm,
các cô chiêu thời đại “ thuốc lắc “, là một bể nước mắt âm thầm của những con
người không được coi như con người: hoàn cảnh của những người đàn bà nhất
định không cho những bàn tay nhám nhúa đụng đến thân thể mình rồi bị mất
việc, mất tương lai, “ đời tàn trong ngõ hẹp “, trong khung cảnh mà thân phận
con người còn nhẹ hơn cả mấy chú chó của tầng lớp tư bản đỏ.
Ôi! Viết về những người phụ nữ như thế này chẳng bao giờ hết được ... Coi như
cây cỏ, nhú mầm rồi thành lá, hoa, non thành già, rồi rụng xuống âm thầm.
Xong ! … “ – Chu Tất Tiến
Ta
thốt lên hai tiếng quê hương
Quê hương! Ôi ! Sao lắm đoạn trường
à Cỏ hoa rên xiết kêu ai oán
Núi sông nức nở lệ bi thương - Hoài Châu
Trong
khoảng hai thập niên trở lại đây, một khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa mức
độ của người giàu và kẻ nghèo, “ đột ngột xảy ra “ trong xã hội Việt
Nam, tạo nên một sự xáo trộn về vật chất, hỗn loạn về tinh thần. Giá trị đạo
đức của cá nhân con người bị xem thường, dẫn đến một xã hội đầy rẫy vị kỷ, vô
trách nhiệm, phi nhân bản …
“Phẩm giá con người còn tồi tệ hơn ba trăm năm trước nữa, người hiền lành tử
tế tự thu hẹp không gian sống của mình lại mà tồn tại, ngoảnh mặt trước cái
ác, làm ngơ trước sự đau khổ của đồng loại, tội ác không bị trừng phạt nên
quân ưng khuyển, phường bạc ác, lũ hôi tanh ngày càng nhan nhản trong xã hội,
không tính đếm được nỗi “ - Trần Khải Thanh Thủy.
Hãy
đọc lần lượt ba bài thơ gởi Nguyễn Du của nữ văn sỹ TKTT này :
“
Bài Thơ Gởi Nguyễn Du “
Vẫn
kiếp phong trần lắm gieo neo
Vẫn quân ưng khuyển, lũ hôi tanh
Cùng loài hổ báo giơ nanh vuốt
Và phường gian ác hại dân lành .
“Khóc
Cùng Nguyễn Du “
Khóc
cùng Nguyễn Du ơi
Ba trăm năm trước thật xa vời
Lệ tuôn xối xả nhiều như suối
Giữa cuộc đời khốc hại, bể dâu
“
Thư Viết Gởi Nguyễn Du “
Thời
của ông chỉ một cô Kiều
Thời nay đẻ triệu nàng Kiều điêu đứng
Bao Thúy Vân lâm cảnh khốn cùng
Lên tận cổng công đình thưa kiện
Thời của ông Thúc Sinh khan hiếm
Thời của tôi nhan nhản Sở Khanh
… Nguyễn Du ơi, nước mắt ngập trang Kiều
Sông Tiền Đường giăng bầy khắp chốn
Tú Bà, Hoạn Thư mượn oai ông lớn
Mở hang động chăn dắt cháu yêu …
Tiền
Đường là dòng sông định mệnh của đời Kiều. Nguyễn Du đã khẳng định sông Tiền
Đường ấy là mồ chôn hồng nhan. Tiền Đường là dòng sông bế tắc, suốt đời làm
đau đớn Nguyễn Du, ám ảnh những người đọc thơ, làm thơ. Tiền
Đường không phải là dòng sông hò hẹn yêu đương, không phải là dòng sông tắm
mát của tuổi thơ, không phải là dòng sông tìm về ... êm ả chảy xuôi; Mà là
dòng sông cuốn hạnh phúc trôi đi mãi mãi không trở lại, là nơi khép lại một
quãng đời của “ Những người con gái xuân xanh, đi đâu đến nỗi về đành bến
không “ - Để cho thời này thi sỹ Trương Nam Hương có hai câu thơ “ chan chứa,
chưa chán “ tình người như sau:
Anh
ngồi uống cạn con sông
Lo em nhan sắc về không có đò
Để
cho thời nay thi sỹ Trần Vấn Lệ “ Buồn buồn tôi mở trang thơ, đọc hai câu đó,
ngẩn ngơ trọn ngày … Con sông uống cạn, ơ hay! Thậm xưng như thế thì ai dám
giành!... Câu thơ nghe một dỗ dành, với ta với bậu, cái tình thật thơ!... Em
tàn phai mấy cũng về … Em tàn phai mấy cũng về, nha em !
Trải qua một cuộc … nghe là thảm! Hai cuộc, thêm ba... Thảm thế nào? Tự
cổ chí kim, trời đất chuyển, trách gì Con Tạo chẳng lao đao! “
Mỗi
cái nhìn nhận biết của mỗi người nhìn tùy theo điều kiện và vị trí của họ, sẽ
chuyên chở một nội dung khác nhau.
Thi
sỹ HPNT trong bài Hoa Bên Trời :” Cuộc sống ngày càng khiến phụ nữ mong manh
hơn. Mà người ta không để ý đến điều đó. Cũng như kiếp hoa, phụ nữ họ cười
đấy nhưng họ khóc đấy. Họ trẻ đấy nhưng họ già đấy. Tôi không đồng ý cái xu
hướng thực dụng bợm bãi của nhiều người đàn ông bây giờ. Đó là xu hướng đòi
trả lại những gì chưa kịp hưởng thụ sau chiến tranh. Những điều này ở đàn ông
đang làm nhiều phụ nữ đau khổ. Hãy trân trọng hoa và phụ nữ. Vì đó là nguồn
mỹ cảm nuôi nấng cảm hứng sáng tạo không chỉ của các nhà văn mà của cả loài
người “.
Thi
sỹ Lê Hân trong Vườn Hoa Tôi:
Hoa
từ đâu ?
Hoa ở đâu ?
Từ yêu hoa nở
Từ sầu hoa phai
… Yêu hoa
không thể ngắm chơi
Cùng thơ, thở giữa đất trời với hoa
Trải lòng
tôi vẽ em ra
Xin bình tâm giữa chánh tà thế gian.
Thi
sỹ Tô Thùy Yên thật cảm xúc trong bài Ta Về của ông:
Ta
về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi.
Hoa
đã vì ta mà nở. Hoa là tinh túy của cỏ cây, thực vật. Hoa tô điểm cho nhân
gian bằng sắc lẫn hương. Hoa là tặng vật mà tạo hóa giành cho con người.
Người ta yêu hoa, quý hoa chính là yêu cái đẹp, quý cái chân thiện mỹ
khi thưởng thức hoa, tôn vinh hoa – Hoa hiện diện trong mọi trường hợp đặc
biệt, quan trọng của đời sống con người, từ lúc thơ ấu, lúc trưởng thành và
ngay đến lúc lìa đời. Hoa có mặt trong lễ rửa tội, lễ cưới, những dịp hội
họp, đình đám, những lễ cúng tế ... cho đến tang lễ -Hoa cũng như người, đến
lúc rồi cũng phải ra đi với thời gian.
Đất
bồng cỏ trổi lâng lâng
Nhớ ra, ta cũng có lần trẻ trung
Đi như đi tới tương phùng
Còn đâu là chỗ tuyệt cùng của tâm
Gặp hoa như nguyệt đang rằm
Sao lòng đã sớm khuyết thầm hộ hoa ? – Tô Thùy Yên ( Gặp Gỡ Giữa
Đường )
Hoa
và người có một mối tương cảm sâu sắc – Hoa chính là nguồn cảm xúc của thi
nhân – Những đóa hoa nở rồi rụng, tuy không thốt một lời, nhưng khi con người
nhìn thấy sự sinh diệt của hoa, cũng như đời người, mà nhận thức ra lẽ thường
nhiên của cuộc sống:
Con
loan, con phượng bay đâu lạc
Đến nỗi nào sao chẳng gọi bầy
Nếu như hoa biết chiều nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay – Tô Thùy Yên ( Thắp Tạ )
Những
đóa hoa xưa tươi, giờ héo tàn, nhẹ rơi về cội, hay bay đi đâu, như còn sót
lại trong lòng những nỗi niềm, những lời chưa ngỏ cùng ai:
Níu
kéo mãi ngày tháng vẫn trôi
Lối hoa sẽ rêu mòn cổ tích
Tình sẽ bay xa theo cánh hạc
Sao mộng ngàn xuân vẫn đợi chờ - Anh Thu
Sự
hiện hữu của ký ức còn sót lại rớt xuống cội lòng, là những vui buồn, những
kỷ niệm làm con người ngậm ngùi. Nỗi luyến nhớ, nuối tiếc trở thành nỗi buồn
như một người phụ nữ đến tuổi xế chiều hồi tưởng lại thời xuân sắc.
Buồn
cánh hoa rơi, đất ngại ngần
trời ngậm ngùi gió cũng phân vân
bàn tay ai tạt vào quên lãng
nỗi nhớ ai xui đã gượng ngùng
Một cánh hoa rơi, lặng lẽ về
vùng sâu thẳm ấy có hôn mê
nghe từng cánh mỏng tơi bời đã
chao chác trăm năm những bộn bề - TTSH
Đa
cảm thì khổ - Luyến tiếc quá khứ cũng làm người ta khổ - Nhưng không thể hoài
vọng lại quá khứ được nữa có khi còn khổ hơn !? Hoa tạo lại trong tâm tưởng
ta một gương mặt ai đó mà nụ cười dịu dàng, khóe mắt long lanh, mùi hương lan
tỏa, tiếng nói nhẹ nhàng như lời tỏ tình thoang thoảng trong gió:
Ôi!
Từ những cánh hoa bay
Biết bao kỷ niệm gợi nhớ chút hương xưa
Rụng từ tay người hôm nay tìm đến
Để mai này thêm bao hạnh phúc
Mang trong lòng từ những cánh hoa bay – Diệp Minh Tuyền
Cuộc
sống là một điều kỳ diệu – Hoa trái, cây cỏ mục rữa tan vào lòng đất, trở
thành dưỡng chất để giúp cho thảo mộc, cỏ cây mới sẽ đâm chồi, hoa trái mới
lại hé nụ - Một chu kỳ mới của cuộc sống lại tiếp diễn …
Lạc
hồng bất thị vô tình vật
Hóa tố nê xuân canh hộ hoa – Cung Tự Trân
( Hoa rơi đâu phải vô tình
Trở thành đất bón cho cành hoa sau - ??? )
Những
chu kỳ sinh diệt của sinh vật cứ lần lượt tiếp tục trong vòng quay vô tận của
tạo hóa – Hoa xưa đã rơi để khép lại trong lòng những bí mật của một cái đẹp.
Người yêu hoa dù có nuối tiếc bao nhiêu, hoa vẫn phải tàn, lắng đọng lại dư
vị ngậm ngùi, xót xa. Bốn mùa trôi qua: xuân sanh, hạ trưởng, thu dưỡng, đông
tàn ... rồi trở lại mùa xuân với muôn hoa tưng bừng khoe sắc - Một sức
sống mới - Một niềm tin mới trong cái nhìn của ta, không phải ở ngoại giới
hay trong tay một đấng quyền năng nào - Chẳng có gì mà thật là tất cả vậy.
“
Rồi mọi sự cũng sẽ qua. Ta không được hưởng, con ta không được hưởng, cháu
nội, cháu ngoại ta không được hưởng; Nhưng con, cháu của chúng rồi sẽ thoát
qua được cái vận mạng thống khổ này. Biết được điều này, cũng vui, dù niềm
vui không trọn vẹn, tất nhiên “
Sáng tác: Lời: Nguyễn Ngọc Thiện
Hoa tàn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét