Hội những ai yêu và thích nghe nhạc Trịnh
"Chỉ cần ghi lại
một buổi tranh luận giữa bạn bè về nhạc, về con người TCS, là đã có biết bao
điều để nói. Người ta cũng có thể viết những cuốn sách rất dày nói về ông, về nhạc
của ông, với những phê phán, nhận định, khen chê hay dở... Cái khó bao giờ cũng
vẫn là bắt đầu như thế nào...
Nhạc TCS có ma lực gì mà cuốn hút, mê hoặc
người nghe đến như vậy. Chắc không phải là một loại “thời trang nhạc tuyển”.
Nếu chỉ là nhạc thời trang hoặc một cái mốt thời thượng thì đâu có sống lâu đến
vậy, nhiều lắm cũng chỉ qua được mấy mùa. Thử nghe lại bài Diễm Xưa xem sao. Về
giai điệu, cũng chẳng có gì đặc biệt lắm, cũng là tiết tấu chầm chậm, dễ dãi,
những ngắt câu ngắt nhịp, lặp đi lặp lại. Câu nhạc đầu lại na ná câu đầu một
bài hát thể điệu slow rock phổ biến từ những năm trước đó (Bước Chân Chiều Chủ
Nhật, Đỗ kim Bảng). Không có gì đặc biệt. Vậy thì cái hay, cái lạ của nhạc TCS,
của bài hát, là ở lời chứ đâu phải ở nhạc. Đến cái tựa “Diễm Xưa” cũng đã là
lạ, cũng đã gợi ra nhiều dấu hỏi. Tại sao là Diễm, Diễm nào vậy, Diễm xưa thế
nào, Diễm nay ra sao? Diễm xưa, mà sao lại chỉ kể toàn chuyện mưa. (Hạ trắng,
mà sao lại chỉ kể toàn chuyện nắng).
Mưa TCS cũng lạ, không giống những cơn mưa của những bài nhạc khác. “Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ...”, rồi lại “trên bước chân em âm thầm lá đổ...” Vậy thì mưa rơi hay lá rơi, nghe tiếng mưa hay nghe tiếng lá? Ngôn ngữ TCS nghe cũng lạ với những “tầng tháp cổ, vết chim di, xanh buốt, đau vùi, bia đá, đá sỏi, phiêu lãng, lãng du...”
Người ta vẫn nói chuyến xe, chuyến tầu, chuyến đò, chuyến phà, chưa thấy có ai nói “buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”. Lại còn những câu hỏi: “Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em nhớ những vết chim di?”.
Biết đâu mà trả lời. Những ý tưởng có khi chẳng dính dấp, liền lạc gì với nhau. “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động” thì có liên hệ gì đến chuyện bia đá đau hay không đau. “Xin hãy cho mưa qua vùng đất rộng” thì có liên quan gì tới vụ “người phiêu lãng quên mình lãng du”. Nghe như ông nói gà bà nói vịt, hoặc lấy câu trong bài hát này bỏ vào bài hát kia vậy. Vậy mà tuổi trẻ ngày ấy đã phải lòng Diễm Xưa, đã nghe đi nghe lại, nghe mãi nghe hoài không biết chán. Diễm Xưa, Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn, Diễm Xưa. Tôi không rõ từ thành đến tỉnh đã có bao nhiêu quán café mang tên Diễm Xưa, bao nhiêu quán café mang tên Tình Nhớ, Hạ Trắng, Mưa Hồng..., và những cô chủ quán hay những cô cashier xinh đẹp không đợi khách yêu cầu đã tự động cho chạy liên tục hết cuốn băng này đến cuốn băng khác những Ca Khúc Da Vàng, những Tình Khúc Trịnh Công Sơn, mà không cần phải bận tâm lắm đến chuyện café ngon hay không ngon.
Mưa TCS cũng lạ, không giống những cơn mưa của những bài nhạc khác. “Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ...”, rồi lại “trên bước chân em âm thầm lá đổ...” Vậy thì mưa rơi hay lá rơi, nghe tiếng mưa hay nghe tiếng lá? Ngôn ngữ TCS nghe cũng lạ với những “tầng tháp cổ, vết chim di, xanh buốt, đau vùi, bia đá, đá sỏi, phiêu lãng, lãng du...”
Người ta vẫn nói chuyến xe, chuyến tầu, chuyến đò, chuyến phà, chưa thấy có ai nói “buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”. Lại còn những câu hỏi: “Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em nhớ những vết chim di?”.
Biết đâu mà trả lời. Những ý tưởng có khi chẳng dính dấp, liền lạc gì với nhau. “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động” thì có liên hệ gì đến chuyện bia đá đau hay không đau. “Xin hãy cho mưa qua vùng đất rộng” thì có liên quan gì tới vụ “người phiêu lãng quên mình lãng du”. Nghe như ông nói gà bà nói vịt, hoặc lấy câu trong bài hát này bỏ vào bài hát kia vậy. Vậy mà tuổi trẻ ngày ấy đã phải lòng Diễm Xưa, đã nghe đi nghe lại, nghe mãi nghe hoài không biết chán. Diễm Xưa, Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn, Diễm Xưa. Tôi không rõ từ thành đến tỉnh đã có bao nhiêu quán café mang tên Diễm Xưa, bao nhiêu quán café mang tên Tình Nhớ, Hạ Trắng, Mưa Hồng..., và những cô chủ quán hay những cô cashier xinh đẹp không đợi khách yêu cầu đã tự động cho chạy liên tục hết cuốn băng này đến cuốn băng khác những Ca Khúc Da Vàng, những Tình Khúc Trịnh Công Sơn, mà không cần phải bận tâm lắm đến chuyện café ngon hay không ngon.
Nhạc TCS quyến rũ người nghe đến như vậy,
nhưng có một điều lạ là không phải ca sĩ nào cũng hát được nhạc TCS. Con số
những ca sĩ hát nhạc họ Trịnh này nghe được không có nhiều, chỉ một vài. Ngay
đến những ca sĩ tên tuổi thời ấy, hát thử TCS vài bài, cũng không thành công,
cũng không nghe ra TCS. Từ đó, biết là không ăn, thôi không hát thêm nữa. Những
ca sĩ khác, tự lượng sức mình, không chơi nhạc TCS, vì không muốn “như cánh
chim chìm xuống”. Làm sao biết được giọng hát nào là thích hợp, là thể hiện
được nhạc TCS? Cứ thử hát đi, thính giả sẽ nói cho biết, người nghe sẽ trả lời.
Nghe nhạc TCS từ một giọng ca không phải để hát nhạc TCS giống như là uống rượu
giả vậy. Từ khi những giọng ca chuyên hát nhạc TCS bỏ nước ra đi, ở trong nước
người ta vẫn loay hoay tìm kiếm, cố gắng tìm cho bằng được những giọng ca khác để
thay thế, cố gắng lăng-xê một vài tên tuổi, nhưng kết quả vẫn là “gần như niềm
tuyệt vọng”, và người nghe vẫn nhắc nhở đến tên những ca sĩ cũ gắn liền với
nhạc TCS. Có vẻ nhạc TCS thích hợp với giọng nữ nhiều hơn, chỉ một vài nam ca
sĩ thể hiện được một đôi bài... Phải nghe Khánh Ly hát Diễm Xưa mới biết thế
nào là “trong cơn đau vùi”, mới thấy đau xót “làm sao có nhau”, mới thấy “hằn
lên nỗi đau”, mới hiểu được tại sao “sỏi đá cũng cần có nhau”. Còn phải nghe
“sầu thôi xuống đầy” bằng những nốt nhạc luyến láy mềm mại ở chữ “xuống”, và
bằng chính giọng hát ấy, mới thấy được cánh lá khô lả tả xoay vòng trước khi
chạm đất, là dấu chấm “cuối cùng cho một tình yêu”. Phải nghe Lệ Thu hát Hạ
Trắng mới nghe ra được tận cùng cái thê thiết của “gọi tên em mãi suốt cơn mê
này” trong tiếng kèn saxo réo gọi. Và còn phải nghe cả “Ru Ta Ngậm Ngùi”, bằng
chính giọng hát ấy, mới nghe ra nỗi cô đơn sâu thẳm của “người về soi bóng
mình, giữa tường trắng lặng câm”.
Trong những lời nhạc TCS, người ta nhặt ra
được rất nhiều cái mới, từ cách dùng chữ cho đến những ý tưởng. Về màu sắc
chẳng hạn, trước đây ta đã có xuân hồng, hạ đỏ, thu tím, thu vàng... thì nay
lại có thêm “hạ trắng”, và cả những cơn “mưa hồng” (của những cánh phượng rơi),
“mưa xanh” (của những lá me bay) cho đủ sắc màu. Về nắng thì có “nắng thủy tinh
vàng”. Sau tóc mềm, tay mềm, vai mềm, nay lại có thêm “ngoài kia không còn nắng
mềm” (Chiều Một Mình Qua Phố). Đôi lúc cái mới được đẩy đi quá đà: hết nắng
sớm, nắng chiều, lại đến “có khi nắng khuya chưa lên” (vẫn Chiều Một Mình Qua
Phố). Tại sao không? Nhạc sĩ họ Trịnh có thể nói, “Có mưa khuya thì cũng phải
có nắng khuya chứ.” Và “nắng như môi hoàng hôn trên phố” (Chiều Trên Quê Hương
Tôi) cũng phải được kể là... nắng mới.
Ta có nghe bể mắt, hồ mắt, giếng mắt, giòng mắt...
chứ chưa nghe ai nói “chiều đã đi vào vườn mắt em” (Nắng Thủy Tinh).
Ta có nghe giọt buồn (chắc là giọt café), sợi
buồn (con nhện giăng mau) chứ chưa thấy ai nói “ta thấy em trong tiền kiếp với
cọng buồn cỏ khô” (Rừng Xưa Đã Khép). Nghe hay hơn là “cọng cỏ khô buồn”. Tương
tự, “tóc xanh mấy mùa”, “hoa vàng mấy độ”, “sen hồng một nụ”, “quỳnh hương một
đóa” nghe hay hơn là mấy mùa tóc xanh, mấy độ hoa vàng, một nụ sen hồng, một
đóa quỳnh hương.
Ta cũng đã nghe giọt mưa, giọt nắng, giọt đắng, giọt sầu... nay lại có thêm “giọt chiều trên lá, như mắt người cười giữa chiều phai” (Chiều Trên Quê Hương Tôi).
Ta cũng đã nghe giọt mưa, giọt nắng, giọt đắng, giọt sầu... nay lại có thêm “giọt chiều trên lá, như mắt người cười giữa chiều phai” (Chiều Trên Quê Hương Tôi).
Có rất nhiều những cái mới như vậy trong lời
nhạc TCS.
Lối sử dụng tính từ như một danh từ, và ngược lại, trước ông vẫn có người dùng, thế nhưng những chữ ông dùng nghe vẫn cứ mới và thú vị, như “nghe những tàn phai”, “tôi là ai mà còn trần gian thế?...”
Lối sử dụng tính từ như một danh từ, và ngược lại, trước ông vẫn có người dùng, thế nhưng những chữ ông dùng nghe vẫn cứ mới và thú vị, như “nghe những tàn phai”, “tôi là ai mà còn trần gian thế?...”
Có những chữ dùng rất cũ, qua tay TCS, như
được làm mới lại, vì được sử dụng với những ý mới mẻ:
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về).
“Nhật, nguyệt” là những chữ thật xưa cũ, đi với “trên hai vai ta” và “rọi suốt trăm năm” lại nghe như có vẻ mới.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về).
“Nhật, nguyệt” là những chữ thật xưa cũ, đi với “trên hai vai ta” và “rọi suốt trăm năm” lại nghe như có vẻ mới.
Chữ “cõi” trong cõi sống, cõi chết, cõi nhân
gian, cõi người ta..., dùng trong “một cõi đi về” như được khoác cho chiếc áo
mới. Nói “một chốn đi về” nghe vừa hẹp, vừa không được trọn ý.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... (Một Cõi Đi Về)
“Nhân gian” thì cũ, nhưng “đôi tay nhân gian” quả là chưa có ai dùng, và cũng không thể tìm ra được chữ nào hay hơn để thay thế.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... (Một Cõi Đi Về)
“Nhân gian” thì cũ, nhưng “đôi tay nhân gian” quả là chưa có ai dùng, và cũng không thể tìm ra được chữ nào hay hơn để thay thế.
Em theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao...
(Yêu Dấu Tan Theo).
“Cơm áo” là chữ dùng quá thường, nhưng “đời
cơm áo” thì nghe lại mới, nhất là đi với “phố xôn xao”.
Thôi em đừng khóc nuối, cho môi còn chút thanh tân... (Yêu Dấu Tan Theo).
Thực khó tìm ra được chữ nào hơn “thanh tân” để chỉ đôi môi chưa hôn ai một lần.
Chữ “chút” ở câu trên cũng hay được ông dùng. Cái gì cũng chỉ chút chút thôi, không nhiều lắm, chỉ là một thoáng mong manh. Chữ ấy tuy cũ mà lại mới, làm đẹp thêm câu hát:
Thôi em đừng khóc nuối, cho môi còn chút thanh tân... (Yêu Dấu Tan Theo).
Thực khó tìm ra được chữ nào hơn “thanh tân” để chỉ đôi môi chưa hôn ai một lần.
Chữ “chút” ở câu trên cũng hay được ông dùng. Cái gì cũng chỉ chút chút thôi, không nhiều lắm, chỉ là một thoáng mong manh. Chữ ấy tuy cũ mà lại mới, làm đẹp thêm câu hát:
Có chút tình thoảng như gió vội... (Như Một
Lời Chia Tay)
Có chút nắng trong tiếng gà trưa... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Đi về đâu hỡi em, khi lòng không chút nắng... (Đời Gọi Em Biết Bao Lần)
Tôi xin làm chút gió, mát thêm những bờ vai... (Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời)
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên... (Ru Ta Ngậm Ngùi)
Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân... (Vẫn Có Em Bên Đời)
Cho ta còn mãi mãi, chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)
Có rất nhiều “chút” như vậy trong những lời nhạc TCS.
Có chút nắng trong tiếng gà trưa... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Đi về đâu hỡi em, khi lòng không chút nắng... (Đời Gọi Em Biết Bao Lần)
Tôi xin làm chút gió, mát thêm những bờ vai... (Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời)
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên... (Ru Ta Ngậm Ngùi)
Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân... (Vẫn Có Em Bên Đời)
Cho ta còn mãi mãi, chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)
Có rất nhiều “chút” như vậy trong những lời nhạc TCS.
Khi nói “tự do như gió thổi trên đồng rộng”,
hoặc “hạnh phúc như đón mẹ đi chợ về” là mượn hình ảnh để cụ thể hóa những ý
niệm trừu tượng. ở TCS, ta gặp rất nhiều những lối diễn đạt như vậy.
Sau mỗi chữ “như” là mỗi hình ảnh, mỗi ý tưởng
giàu tính sáng tạo:
Tôi như từng cánh diều vui... (Nguyệt Ca)
Chuyện trò với lá cây, rồi buồn như lá bay... (Tình Sầu)
Nhìn người đi như mây vô danh... (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)
Em cười em nói, như sóng đùa biển khơi... (Tuổi Đời Mênh Mông)
Đời sao im vắng như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang... (Ru Ta Ngậm Ngùi)
Cho con mắt người tình, ấm như lời hỏi han... (Những Con Mắt Trần Gian)
Tôi như từng cánh diều vui... (Nguyệt Ca)
Chuyện trò với lá cây, rồi buồn như lá bay... (Tình Sầu)
Nhìn người đi như mây vô danh... (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)
Em cười em nói, như sóng đùa biển khơi... (Tuổi Đời Mênh Mông)
Đời sao im vắng như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang... (Ru Ta Ngậm Ngùi)
Cho con mắt người tình, ấm như lời hỏi han... (Những Con Mắt Trần Gian)
Có rất nhiều, rất nhiều những cái “như” như
vậy trong lời nhạc TCS.
Ta còn gặp những cách ví von khác: “Chiều nay
em ra phố về, thấy đời là những quán không” (Nghe Những Tàn Phai), hoặc: “Đời
ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do” (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ).
Trái tim TCS dễ bắt được những rung động của
thiên nhiên. Trong những lời nhạc của ông, hoa cỏ, núi đồi, sông suối, nắng
gió, mùa màng... cũng đều biết cảm xúc, biết nhớ biết thương, biết cười biết
khóc, biết vui biết buồn...
Tóc em cười trong gió... (Yêu Dấu Tan Theo)
Gió đến chơi từ bờ biển xa... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)
Gió sẽ mừng vì tóc em bay, cho mây hờn ngủ quên trên vai... (Như Cánh Vạc Bay)
Suối đón từ bàn chân em qua, lá hát từ bàn tay thơm tho... (Như Cánh Vạc Bay)
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa... (Cỏ Xót Xa Đưa)
Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng... (Vẫn Có Em Bên Đời)
Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông em từng giờ... (Biển Nhớ)
Gió đến chơi từ bờ biển xa... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)
Gió sẽ mừng vì tóc em bay, cho mây hờn ngủ quên trên vai... (Như Cánh Vạc Bay)
Suối đón từ bàn chân em qua, lá hát từ bàn tay thơm tho... (Như Cánh Vạc Bay)
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa... (Cỏ Xót Xa Đưa)
Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng... (Vẫn Có Em Bên Đời)
Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông em từng giờ... (Biển Nhớ)
Phải có một trái tim thật là nhạy cảm, những
giác quan thật là bén nhạy, mới có thể đọc được, nghe được và hiểu được ngôn
ngữ kỳ diệu của thiên nhiên, mới có thể “chuyện trò với lá cây”, hay “hôn một
nụ hồng, hỏi thăm về giọt nắng”, hoặc “đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa”.
Thử làm một sự so sánh giữa TCS và các nhạc sĩ
khác trong cách diễn đạt lời nhạc: Trong lúc Phạm Duy viết: “Nghìn trùng xa
cách, người đã đi rồi...” (Nghìn Trùng Xa Cách), thì ông viết: “Từ lúc đưa em
về, là biết xa nghìn trùng...” (Như Cánh Vạc Bay). Cung Tiến viết: “Lòng cuồng
điên vì nhớ...” (Hoài Cảm), thì ông viết: “...chợt từng bước em là từng mũi
đinh cuồng điên” (Tưởng Rằng Đã Quên). Phạm đình Chương viết: “Người đi qua đời
tôi...” (Người Đi Qua Đời Tôi, thơ Trần Dạ Từ), thì ông viết: “Đời tôi có ai
vừa qua...” (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ).
Ngôn ngữ TCS đôi lúc cũng được đi vào những
sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Bạn hỏi thăm sức khỏe: “Hồi này có gì
lạ?”, trả lời: “Thì cũng một ngày như mọi ngày thôi.” Bạn rủ ra quán nhậu,
không muốn đi, bèn nói: “Ngồi nhà nhậu thoải mái hơn, đi đâu loanh quanh cho
đời mỏi mệt.”
Cái lạ trong ngôn ngữ TCS:
Cái mới được đẩy đi xa chút nữa dễ trở thành
cái lạ. Cái lạ dễ thấy trong lời nhạc TCS trước tiên là những điều không lý
giải được. Những ý tưởng trong một bài nhạc lại như có vẻ chắp vá, thiếu mạch
lạc, thậm chí đứt đoạn, rời rạc, thường tạo những khó hiểu hoặc bất ngờ cho
người nghe:
“Tim nào có bình yên” mà sao lại “ta rêu rao
đời mình”?
“Từ khi trăng là nguyệt” mà sao lại “trong tôi có những mặt trời”? (mà không phải là mặt trăng).
“Đôi khi thấy trăm vết thương” mà sao lại “rồi như đá ngây ngô”?
“Mặt trời nào soi sáng tim tôi” mà sao lại “để tình yêu xay mòn thành đá cuội”?
“Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng” mà sao lại “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”?
“Từ khi trăng là nguyệt” mà sao lại “trong tôi có những mặt trời”? (mà không phải là mặt trăng).
“Đôi khi thấy trăm vết thương” mà sao lại “rồi như đá ngây ngô”?
“Mặt trời nào soi sáng tim tôi” mà sao lại “để tình yêu xay mòn thành đá cuội”?
“Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng” mà sao lại “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”?
Người nghe tuy có thích nhạc TCS nhưng lại ít
khi thuộc được trọn bài nào của ông cũng vì những chỗ khó hiểu và những ý tưởng
không liền lạc như vậy.
Ta còn gặp những cái bất ngờ thú vị khác.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không?” Ông hỏi
vậy, và người nghe chưa kịp suy nghĩ để trả lời thì ông đã giải đáp luôn: “Để
gió cuốn đi”. Lát sau lại hỏi tiếp: “Sống trong đời sống cần có một mối tình,
để làm gì em biết không?” Câu trả lời vẫn là “để gió cuốn đi”. Một người bạn
tôi gọi những câu hát này là “đố vui để học”.
Đến cả những cái tựa bài hát nghe cũng là lạ.
“Gần Như Niềm Tuyệt Vọng” nghĩa là sao? Mới chỉ gần gần thôi, chưa đến nỗi
tuyệt vọng lắm, vẫn còn có chút hy vọng (?). Vậy thì cũng được an ủi phần nào.
“Cỏ Xót Xa Đưa” nghe cũng hay hay, nhưng đến “Tình Xót Xa Vừa” thì lại hơi khó
hiểu. Biết thế nào là vừa. Là xót xa vừa phải thôi, không nhiều lắm chắc? “Nghe
Những Tàn Phai” nghe cũng hay hay, nhưng đến “Xanh Lòng Phai Tàn” thì lại hơi
lấn cấn. Nghe giống như ... “xanh vỏ đỏ lòng”.
Có những chữ TCS hay dùng đi dùng lại nhiều
lần, đôi lúc có hơi lạm dụng, nghe không được ổn lắm. “Khói trời mênh mông”
hoặc “tuổi đời mênh mông” nghe vẫn hay và dễ hình dung hơn là “mắt cười mênh
mông giữa đôi bàn tay” (Vẫn Có Em Bên Đời). Dù là mắt cười hay môi cười thì
cũng khó mà mênh mông được (không giống như “mắt em mênh mông buồn”). Tương tự,
không dễ gì hình dung được thế nào là một tiếng hát... rực rỡ, xanh xao, hay
vàng vọt, như là “nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều” (Lời Buồn Thánh).
Nhưng cũng không hề gì, người hát vẫn cứ hát, người nghe vẫn cứ nghe, có khi
lại thấy thích vì những cái là lạ ấy.
Có khi những cái sai vẫn cứ được mọi người
chấp nhận, và đấy cũng là một cái lạ nữa. “Một trăm năm đô hộ giặc Tây” (Gia
Tài Của Mẹ), câu ấy một đứa bé lên mười ở Việt nam cũng biết là sai, vậy mà vẫn
cứ được hát đi hát lại một thời nào ở trong nước. Lỗi ấy hoặc vì thiếu chữ (để
sánh đôi với “môt ngàn năm nô lệ giặc Tầu” ở câu trước), hoặc vì trong lúc đặt
lời phải chịu gò ép theo những nốt nhạc cao thấp, trầm bổng. (Phạm Duy chẳng
hạn, cũng không vượt qua được cái khó tương tự. “Chuyện đôi ta... buồn ít hơn
vui” là câu hát mà ông rất muốn viết ngược lại để kể về một chuyện tình buồn
thảm mà hai kẻ yêu nhau nay đã “Nghìn Trùng Xa Cách”). Hoặc, trong một lúc vội
vàng, nhạc sĩ họ Trịnh đã viết nhầm một chữ trong câu hát, đọc thành “công viên
chiều qua rất... ngắn” (Nhìn Những Mùa Thu Đi), và đến nay nhiều người vẫn cứ
hát theo như vậy mà không bao giờ chịu đổi lại thành “rất nắng”, cũng không bao
giờ tự hỏi đâu là sự khác biệt giữa... công viên ngắn và công viên dài.
Sau một quá trình nhiều năm nghe nhạc TCS, và
lắm lúc còn hát nghêu ngao nữa, tôi thấy cần phải thú nhận một điều, có đôi khi
nghe những lời nhạc của ông, tôi thực tình không hiểu ông muốn nói điều gì, và
tôi nghĩ may ra chỉ có ông mới giải thích nổi. Tôi nói “may ra” là bởi vì, nói
thật, nhiều khi tôi chắc ông cũng không hiểu gì... hơn tôi lắm. Có khác một
điều, ông viết ra những lời ấy là xong, là “thân nhẹ nhàng như mây”, còn lại
người nghe là chúng tôi thì cứ phải suy gẫm, phải loay hoay giải đoán này nọ,
thật là mệt mỏi.
Tôi có đứa cháu thích nhạc TCS. Có hôm cháu
hỏi: “Cháu thích bài này. Nhưng mà có mấy câu cháu không sao hiểu được. Tại sao
“trong khi ta về lại nhớ ta đi”? Nghe giống như “Vân Tiên cõng mẹ chạy vô chạy
ra” quá. Còn “từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe” nghĩa là sao?” Sau khi
loay hoay giải thích những đối nghịch và tương quan giữa đi, về, sông, biển mà
đứa cháu có vẻ vẫn không chịu hiểu, tôi đành phải nói: “Vấn đề là cháu thích
nghe hay không thích nghe, thế thôi. Nếu thích là tốt, cứ tiếp tục nghe. “Đừng
băn khoăn, đừng nghi ngại”. Nhạc TCS là nhạc “đừng hỏi tại sao”. Tất nhiên là
câu trả lời không làm đối tượng thỏa mãn, nên sau đó tôi lại phải đưa ra lối
giải thích khác: “Câu hỏi của cháu là những “lời bể sông”, mà cách đây ba mươi
năm, nghĩa là “từ độ suối khe”, chú cũng đã từng hỏi như vậy.” Không rõ đối
tượng có thỏa mãn hơn, nhưng từ đó không thấy hỏi han gì thêm nữa, trong lúc
nghe thì vẫn cứ nghe. Nói điều này để thấy rằng đã có đến hai thế hệ nghe và
yêu thích nhạc TCS.
Cái lạ được nâng lên một bậc nữa lại đi đến
chỗ cầu kỳ, lập dị, hoặc sáo rỗng, vô nghĩa, thường thấy trong những bài nhạc
TCS viết ở thời kỳ đầu, như: “Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương...”,
hay “người hãy nhớ mang theo hành trang qua khoang trời vắng chân mây địa đàng”
(Xin Mặt Trời Ngủ Yên); hoặc như: “Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa
chợt tím...” (Chiều Một Mình Qua Phố); hoặc như: “Bài ca dao trên cồn đá, trên
ngai vàng quê nhà... (Vết Lăn Trầm), hoặc như: “Rồi dòng sông cũng mang theo
tên người vào huyền thoại, tay hư vô che dấu, chiều qua truông mây sâu...” (Lời
Của Dòng Sông). Những lời lẽ khiến người nghe cứ phải suy gẫm mãi và dễ cảm
thấy mình... “rồi như đá ngây ngô”.
Tôi nhớ có lần nghe TCS loay hoay giải thích ý
nghĩa về cái tựa một bài hát của ông và câu “giật mình ôi chiếc lá thu phai”,
và về chữ “da du” do ông sáng chế trong câu “chờ ta da du một chuyến” (Vết Lăn
Trầm). Ông sợ người nghe không hiểu rõ ý nghĩa những từ này, thế nhưng, ông càng
cố gắng giải thích, người nghe là tôi lại càng... thấy khó hiểu. Ông muốn nói
gì thì nói, với tôi, chiếc lá thu phai là... chiếc lá thu phai. Như thế là đủ,
như thế là hay rồi, đâu có cần lời giải thích nào thêm nữa. Ngày xưa chúng tôi
đã không đòi ông phải cắt nghĩa thế nào là “lời buồn thánh” với lại “vết lăn
trầm”, thì bây giờ có lẽ nào lại đi thắc mắc vớ vẩn về chữ nghĩa của TCS.
Có người gọi TCS là thi sĩ. Tôi không cho là
như vậy. Ông có làm thơ, và trong những câu nhạc của ông ta nhặt được những ý
thơ và cả những câu thơ thật là đẹp nữa, nhưng ông mãi mãi là nhạc sĩ, không
phải là thi sĩ. (Cũng như ông có vẽ tranh, nhưng không phải họa sĩ). Nếu ông
chỉ làm thơ, tôi không chắc ông sẽ được bao nhiêu người biết tên. Không có ông,
ta còn nhiều thi sĩ khác. Nhưng chỉ có một TCS thôi. Tôi có đọc ít bài thơ ông,
có bài hay, nhưng vẫn không gây cho tôi ấn tượng nào rõ nét lắm, nghĩa là dưới
mỗi bài thơ ông không để lại dấu ấn đậm nét nào có khắc tên ông. Thế nhưng nhạc
của ông thì đúng là nhạc TCS. Dường như chỉ khi ông viết lời nhạc, cái thi hứng
mới trào ra, những lời ấy như hóa thành thơ, và nhạc lẫn thơ bay lên. Người
nghe đôi lúc khó phân biệt những câu dưới đây là nhạc hay thơ, là thơ hay nhạc,
vì nhạc thơ, thơ nhạc quyện lẫn vào nhau:
Ta vẫn mong, ta chờ mãi trong từng ngày quạnh
hiu
Ta vẫn mong em về đây cho đời bày cuộc vui...
(Rừng Xưa Đã Khép)
Ta vẫn mong em về đây cho đời bày cuộc vui...
(Rừng Xưa Đã Khép)
Vườn năm xưa em đã đến, nay trăng quá vô vi
Giọt sương khuya rụng xuống lá, như chân ai lần về...
(Nguyệt Ca)
Giọt sương khuya rụng xuống lá, như chân ai lần về...
(Nguyệt Ca)
Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước
long lanh...
(Như Cánh Vạc Bay)
(Như Cánh Vạc Bay)
Những giọt mưa, những nụ hoa, hẹn hò gặp nhau
trước sân nhà...
(Bốn Mùa Thay Lá)
(Bốn Mùa Thay Lá)
Sau lưng ngày con gái. Môi son đừng biếng
lười. Cho ta còn mãi mãi.
Chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)
Chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)
Lời TCS hay đến mức, ở một đôi bài, nhạc không
bắt kịp lời. Gặp phải những bài như thế tôi vẫn cứ tiếc, và đôi lúc nghĩ rằng
ông ghép nhạc vào lời hơn là ghép lời vào nhạc. Những Nắng Thủy Tinh, Như Cánh
Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi, Yêu Dấu Tan Theo, Nguyệt Ca, Đêm Thấy Ta Là Thác
Đổ... là những bài thơ hơn là những bài nhạc. “Nắng Thủy Tinh” hoặc “Nhìn Những
Mùa Thu Đi” chẳng hạn là những bài đẹp cả về lời thơ lẫn ý nhạc. Những nốt nhạc
mềm mại rót xuống ở cuối câu “đưa em về nắng vương nhè nhẹ...”, nghe sao mà
“nhè nhẹ”. Và tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu quấn quýt, đan quyện vào nhau đã luôn
luôn là những tiếng hát của một mùa nào lãng mạn, ru tôi trong chiếc nôi đời êm
ái, nhìn những cụm mây mùa thu bay đi, bay đi.
Trong nhạc TCS không phải chỉ có thơ mà còn có
cả tranh vẽ nữa, và những bức tranh sinh động của ông cũng thể hiện qua những
lời nhạc giàu hình ảnh, có khi chỉ là những nét ký họa, có khi là những bức
tranh cảnh vật đầy mầu sắc, có khi là những bức chân dung của... “người về soi
bóng mình, giữa tường trắng lặng câm”, hoặc những tranh tĩnh vật như “... thấy
đời là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi”, và còn có cả những bức vẽ
trừu tượng nữa. Thử dạo qua một vòng phòng tranh TCS:
Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay, bờ xa mời
gọi. Mầu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời... (Nhớ Mùa Thu Hà
Nội)
Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng, trời
làm cơn mưa xanh dưới những hàng me... (Tuổi Đời Mênh Mông)
Trong lòng phố mưa đêm trói chân, dưới hiên
nhìn nước dâng tràn, phố bỗng là dòng sông uốn quanh... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã
Quên)
Một vài bức khác, đòi hỏi cần có chút tưởng
tượng:
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ
khô. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa... (Rừng Xưa Đã Khép)
Giòng nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa
rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người... (Hãy Khóc Đi Em)
Có rất nhiều những bức vẽ giàu hình ảnh và màu
sắc như vậy.
Cái đẹp, cái hay có khi chỉ nằm ở một chữ
trong câu hát, như là chữ “suốt” trong những câu dưới đây chẳng hạn:
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì... (Một
Cõi Đi Về)
Gọi tên em mãi suốt cơn mê này... (Hạ Trắng)
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy... Hạ Trắng)
Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình... (Để Gió Cuốn Đi)
Lá hát như mưa suốt con đường đi... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về)
Gọi tên em mãi suốt cơn mê này... (Hạ Trắng)
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy... Hạ Trắng)
Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình... (Để Gió Cuốn Đi)
Lá hát như mưa suốt con đường đi... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về)
Chữ “suốt” ở câu trên hay đến vậy lại bị một
số ca sĩ đổi thành “xuống” thì quả là “nỗi đau phiền muộn” cho những người yêu
nhạc TCS. Tương tự, trong “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, ở câu hát “thanh
bình tiếng guốc reo vui...”, tiếng “guốc” bị một số ca sĩ đổi thành tiếng “hát”
cũng là một “nỗi đau” khác, vừa vô nghĩa (tiếng hát làm sao mà reo được), vừa
không nghe ra được những âm thanh rộn rã rất “thanh bình” trong tiếng guốc khua
vang trên những vỉa hè, đường phố Hà nội, và hình ảnh thướt tha của những tà
“áo mầu tung gió chơi vơi”. Hát sai một chữ làm hỏng một câu nhạc, có khi cả
một bài nhạc.
Có những bài nhạc tôi chắc là TCS thích, vì
vẫn nghe ông nhắc đến, nhưng lại ít có người hát, ít có người nghe. Có khi ông
muốn nói nhiều quá, người nghe lại ít chịu nghe. Những bài hát được ông lồng
vào những triết lý, những thiền vị chẳng hạn, dường như ít được thành công,
hiểu theo nghĩa ít được phổ biến. Người nghe dễ đón nhận hơn nếu chỉ một vài
nét chấm phá và một chút thi vị: “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ...” (Ru Em),
hoặc “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...” (Mưa Hồng).
Cái đẹp còn ở những lời tả tình tả cảnh về một
quê hương, một nơi chốn thân quen trong mỗi trái tim người Việt:
Chiều trên quê hương tôi, có những chốn riêng
cho mọi người, những con đường lứa đôi, những góc hè phố vui... (Chiều Trên Quê
Hương Tôi)
Hoặc: ... quê nhà đó năm xưa có em, có bóng
dừa, có câu hò, có con đò chở nắng mưa đi.” (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Thật khó mà viết được những lời đẹp đến vậy
nếu không có trái tim nặng trĩu tình yêu quê hương. “TCS đã hát về quê hương
đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui, và
đau tận cùng những nỗi đau của tổ quốc mẹ hiền,” Văn Cao đã viết về ông như
vậy.
“Đời Gọi Em Biết Bao Lần”, “Vì Tôi Cần Thấy Em
Yêu Đời”, và “Tuổi Đời Mênh Mông” nữa...., là những bài hát thể hiện cái đẹp
của lòng nhân ái.
Tôi có nghe đâu đó nói rằng nhạc TCS được cả
người Nhật yêu thích, hoặc được dịch ra thứ tiếng này tiếng nọ. Tôi không tin
lắm. Phải đau cái đau của thân phận máu đỏ da vàng, của một đất nước chìm ngập
trong khói lửa chiến tranh, phải mang trong tim mình một quê hương rách nát,
phải nghe được những lời “đại bác ru đêm”, phải thấy được “từng vùng thịt xương
có mẹ có em”, phải thấy được xác những người lính chết vội chết vàng, “nằm chết
như mơ”, và còn phải sống phải yêu thiết tha, sôi nổi trong những máu xương lửa
đạn ấy, nghĩa là phải có trái tim hòa cùng một nhịp đập với trái tim người Việt
mới nghe ra được từng lời nhạc TCS thấm vào từng mạch máu, từng tế bào. Nếu họ
có tìm đến TCS, nhiều lắm cũng chỉ để “khảo sát một hiện tượng” được nhiều
người Việt nói đến. Còn nếu nói rằng họ chỉ yêu thích những tình khúc TCS, tôi
cũng còn chút ngờ vực cho đến khi có ai đó nói rằng có thể chuyển dịch được
những lời nhạc của ông sang thứ tiếng nào đó để người ngoại quốc có thể hiểu
được thế nào là “tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”.
Ngôn ngữ TCS quả đã làm giàu và đẹp thêm cho
kho tàng tiếng Việt, hoặc ít ra có thể nói mà không sợ lầm, ông là người viết
lời đẹp nhất cho những ca khúc. Những lời đó trước đây và cả về sau nữa, tôi
tin vậy, chưa từng có ai viết, và cũng không ai bắt chước, không ai làm giả
được. (Nếu có hàng mạo hóa, người nghe sẽ nhận ra ngay những TCS “giả”). Như
thế thì cái chết của ông, ít nhiều gì cũng gây nên những mất mát và thiệt thòi,
ít ra là đối với những người có cái nhìn khách quan về những đóng góp của ông.
....................................................
Nghe nhạc TCS giống như là nhấm nháp từng ngụm café hay từng ngụm trà nhỏ, từng ngụm nhỏ thôi, để nghe được cái hương vị đậm đà chầm chậm, từ từ thấm vào đầu lưỡi. Nghe nhạc TCS là phải nghe trong những lúc thư thả, không bận rộn, nghe “không cần vội vã”, nghe với “trái tim thật thà”, để nghe được từng câu, từng chữ, từng lời nhạc khe khẽ, nhẹ nhàng len lỏi, luồn lách vào mọi ngóc ngách trong cơ thể, thấm vào từng mạch máu, chạm khẽ đến trái tim. "
Nghe nhạc TCS giống như là nhấm nháp từng ngụm café hay từng ngụm trà nhỏ, từng ngụm nhỏ thôi, để nghe được cái hương vị đậm đà chầm chậm, từ từ thấm vào đầu lưỡi. Nghe nhạc TCS là phải nghe trong những lúc thư thả, không bận rộn, nghe “không cần vội vã”, nghe với “trái tim thật thà”, để nghe được từng câu, từng chữ, từng lời nhạc khe khẽ, nhẹ nhàng len lỏi, luồn lách vào mọi ngóc ngách trong cơ thể, thấm vào từng mạch máu, chạm khẽ đến trái tim. "
Theo Khánh Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét