Lý Bạch - Xúc cảm đêm Trăng
Xúc Cảm Đêm Trăng
( Tĩnh Dạ Tứ - Lý Bạch )
Hải Đà
Lý Bạch là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi-văn-đàn
Trung Quốc. Người ta thường gọi Ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch) , Lý Dương
Băng trong "Thảo đường tập tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lý Bạch
"Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân" (hàng ngàn năm chỉ có một mình
ông mà thôi ) Lý Bạch đã để lại hơn một ngàn bài thơ có một ảnh hưởng rất sâu rộng
trong lịch sử văn học Trung Quốc, phổ thông và được lưu truyền rộng rãi trong
nhân gian , cũng như nhiều học giả trên thế giới đã dày công nghiên cứu thi ca
Lý Bạch . Thơ của Ông rất tự nhiên, không chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc,
có sức truyền cảm quyến rũ một cách lạ lùng .
Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng cô đọng, hàm súc, đầy đủ, là những tuyệt tác bất hủ được lưu truyền trong nhân gian từ đời này qua đời khác. Bài thơ Tĩnh Dạ Tứ (Xúc Cảm Đêm Trăng) của Lý Bạch là một kiệt tác tuyệt vời trong thế giới Đường Thi trùng trùng điệp điệp …. Hình thức cô động thâm thúy của bài thơ ngũ tuyệt 20 chữ nay là một thử thách lớn lao mà thi nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời không nói hết được ý ) và thi nhân phải dùng ngôn từ tương ứng như thế nào để có thể vừa miêu tả cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một cảm xúc lai láng.
Lý Bạch là một người có tài, nhưng lại là người ít may mắn trên đường công danh sự nghiệp . Ông là người hay đi đây đó, làm thân lữ khách nơi quán trọ tha phương, xa nhà, xa quê, xa gia đình bạn bè … Và bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" đã diễn tả nỗi cảm xúc bâng khuâng , xao xuyến, cái nỗi niềm tha phương nhớ nhà da diết, khi màn đêm hoang vắng đã buông phủ bốn bề, trong khung cảnh tịch liêu, cô đơn, của người viễn khách một mình một bóng canh thâu … nhìn qua khung cửa , xa xa, chập chờn mộng ảo, là vầng trăng tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo .. đã làm cho nhà thơ chạnh lòng thương nhớ quê hương . Bài thơ đã bộc lộ những xúc cảm sống động, dạt dào, rung lên những âm vang tha thiết của nhạc điệu trữ tình …
Trong sách Nghệ khái, Lưu Huy Tải đã nói : "Thơ tứ tuyệt dễ làm, không có chữ thừa, nhưng tạo được cái dư vị thật là khó". Cái "dư vị" trong bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch chỉ là cảnh sắc "vô tình" của màn đêm huyền ảo với trăng, sương chập chùng, nhưng rất là "hữu tình" đã đem lại những cảm xúc nao nao xót dạ, đã đưa người thơ đi tìm lại những mảnh ký ức, hồi tưởng của cố quận, sông xưa, núi cũ, quê nhà . Người phương xa vẫn canh cánh nặng nợ tình quê …
Tĩnh Dạ Tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Lý Bạch
Ghi chú : có sách ghi rằng
-câu 1 : Sàng tiền khán nguyệt quang
-câu 3: Cử đầu vọng sơn nguyệt
(theo học giả Vương Vận Hy : "Nhìn nhận cho kỹ trong thơ Lý Bạch, "Sơn nguyệt" và "Cố hương" hình như có liên hệ đặc biệt trên con đường lữ hành rời đất Thục, Lý Bạch đã viết bài tuyệt cú "Nga mi sơn nguyệt ca" … Ông yêu cố hương Yên sơn và nguyệt núi Nga mi. Thuở nhỏ ông thường lên đỉnh núi Nga Mi (Tứ Xuyên) ở quê cha đất tổ để ngắm trăng, và sau khi đi ngao du sơn thủy, nỗi nhớ quê hương của ông thường dâng trào mãnh liệt … Do đó khi ở quê hương khác trong đêm yên tĩnh nhìn trăng sáng vượt qua đầu núi chiếu vào giường, ông nghĩ đến núi và trăng ở Nga mi, nghĩ đến chuyện quê hương là chuyện tất nhiện"
Dịch nghĩa:
Ánh trăng chiếu sáng đầu giường
Ngỡ như sương trắng phủ sân nhà
Ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng
Cúi đầu xuống nhớ quê cũ
Dịch thơ: Xúc Cảm Đêm Trăng
1-
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
2-
Giường khuya trăng chiếu bời bời
Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao
Ngẩng đầu trăng sáng trên cao
Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào.... cố hương
Hải Đà
Bức tranh thu đã được tô đẹp bằng một vầng trăng thu huyền ảo … Trăng soi lồng lộng trên sóng nước bập bềnh biến dòng sông thành một giải lụa vàng óng ả. Điểm đặc trưng quan trọng đối với vầng trăng trong thơ Lý Bạch là ánh trăng trong trắng, lung linh tỏa sáng, thêm màn đêm lạnh lẽo bao phủ không gian vô tận và con người nhỏ bé, khiến cảm xúc của con người sản sinh bộc phát ngẫu nhiên, mang những sắc thái tinh tế khó mà diễn tả . Trong một đêm trăng vắng vẻ nhà thơ Lý Bạch nằm trong thư phòng, bóng trăng khe khẽ len qua khung cửa sổ rọi sáng đầu giường, trong một không gian tịch mịch giữa đêm, hồn thơ đã nhập vào hồn trăng bay lâng lâng vào một cõi mộng ảo vô cùng …đã đi từ trạng thái mơ hồ đến tỉnh thức. Ánh trăng sáng vời vợi trên bầu trời cao kia, tỏa những tia sáng lặng lẽ, êm ái huyền diệu trên chiếc giường ngủ, rất gần gũi và thân thiết với nhà thơ làm sao, và đó cũng chính là vầng trăng mà Lý Bạch đã mải mê ngắm trên núi Nga My trong những ngày niên thiếu ở quê nhà. Những tia sáng của trăng chập chờn mờ ảo đã làm nhà thơ ngỡ ngàng như sương khói bao phủ đầu giường, nhìn trăng mà lòng buồn vời vợi, ngỗn ngang trăm mối tơ lòng … Sương và Trăng làm nỗi bật sự trống vắng vô tận, làm tăng thêm khung cảnh u uẫn đìu hiu của trời đêm cô liêu, đã đem lại những cảm giác mông lung hư hư thật thật … quanh quất đâu nay : sương là trăng , hay trăng là sương. Trong cái ngây ngất chếnh choáng của màn đêm mờ ảo, nhà thơ đã tài hoa hữu hình hóa cái huyền diệu của trăng và sương … Cái tĩnh lặng của không gian bàng bạc trong bài thơ đã tràn ngập cảm xúc , nội tâm và tư duy khó mà diễn tả. Hình ảnh màn sương "ngờ ngợ" phủ trắng nền đất trong trời đêm đã mở ra một khoảng không gian tịch liêu cô quạnh mông lung, làm gia tăng nỗi cô đơn của người thơ. Nhà thơ đã dùng những hình tượng dựng cảnh, nhưng thật ra là muốn ngụ tình, gửi gắm những tâm sự thầm kín của tác giả.
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Hình ảnh Trăng và Sương cũng đã thấy rải rác trong nhiều bài thơ Đường nổi tiếng . Mặc dầu khai thác cùng một ý tứ, một chủ đề , nhưng mỗi nhà thơ có tài hoa sáng tạo khác nhau, để tạo nên những sắc thái tình cảm riêng biệt độc đáo , phù hợp với mỗi tâm tư hoàn cảnh khác nhau . Những hình tượng và cảm xúc suy nghĩ này có thể tìm thấy trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư :
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển
Không lý lưu sương bất giác phi
Giang thượng bạch sa khan bất kiến
Trương Nhược Hư
Sông quanh đất ngát thoảng hương đầy
Trăng sáng rừng hoa ngỡ tuyết bay
Lất phất sương rơi nào có thấy
Sông dài cát trắng chẳng ai hay
Hải Đà
Sương và trăng như hình vơi bóng chập chờn ẩn hiện trong khung trời Đường Thi lồng lộng … với những hình ảnh cụ thể và suy nghĩ chân thành có sức rung động sâu xa như bài thơ Sương Nguyệt của Lý Thương Ẩn . Thiên nhiên với trăng, sương, hoa, cỏ, khói, nước … đúng là lẽ sống của khung trời Đường Thi, là sự hài hòa tinh tế của cuộc đời vô thường và sự thanh tao của vũ trụ, muôn vật …
Sơ văn chinh nhạn dĩ vô thiền
Bách xích lâu đài thủy tiếp thiên
Thanh nữ Tố nga câu nại lãnh *
Nguyệt trung sương lý đấu thuyền quyên
(Sương Nguyệt- Lý Thương Ẩn)
(* Thanh nữ = vị Thần coi việc sương, tuyết
Tố nga = hằng nga ở cung trăng )
Nhạn về ve bỗng bặt im hơi
Trăm thước lầu cao nước nối trời
Thanh nữ, Tố nga đâu cảm lạnh
Đua nhau trăng sáng lộng sương ngờ
Hải Đà Và từ những hình tượng mơ hồ gợi cảm, gợi sầu, gợi nhớ đó đã đem lại cho nhà thơ nỗi cô đơn thắm thiết, nỗi nhớ nhà dằng dặc khôn nguôi . Trăng ở trời cao vẫn nhìn xuống, người thơ khó mà đi vào giấc ngủ lãng quên .. Nội tâm của người thơ bị xâu xé dằn vặt, càng thao thức, càng tê tái chua xót … Có nỗi buồn nào ray rứt da diết ngấm tận hồn bằng nỗi sầu nhớ cố hương, quê cha đất tổ : cái nỗi nhớ dai dẳng, mênh mang, thăm thẳm và loang rộng không bến bờ , làm xao động tâm hồn khôn nguôi .. Cái ánh sáng của vầng trăng đã làm sáng hẳn lên cái hình bóng lung linh huyền ảo của một quá khứ, hoài niệm thương tiếc mãi mãi khó quên trong lòng người thơ, thiết tha, xao xuyến, bịn rịn, khắc khoải một cách lạ lùng .
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Theo tác giả Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi khi bàn luận về "Thi pháp thơ Đường" đã nói rằng : "bài thơ nổi tiếng - Tĩnh Dạ Tứ - này của Lý Bạch do một chuỗi đồng đẳng vừa chân thật vừa tưởng tượng tạo thành : Thông qua chữ "thị", "minh nguyệt" và "địa thương sương" đồng đẳng với nhau, nhưng nó bị sự phủ định mà chưa xác định được bởi chữ "nghi" ; với tư cách là nguyên nhân và kết quả, "sơn nguyệt" liên hệ với "minh nguyệt quang" . Bất luận ở trong tình huống nào, đồng đẳng đều thông qua đặc trưng giống nhau mà được xác nhận: nguyệt quang và sơn nguyệt đều sáng, sơn nguyệt và cố hương cùng đều là xa xôi không với tới được"
Trong bài thơ "Vọng Nguyệt Hoài Viễn" (Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa) của Trương Cửu Linh cũng có những cảm nghĩ tương tự, truyền cảm và xúc động, thể hiện những nỗi buồn xót xa. Trong một đêm trăng lạnh, trống vắng, hình ảnh và ánh sáng của biển nước trăng sương đã trở nên mơ hồ, tạo nên những giai điệu xao xuyến não nuột, thấm sâu vào hồn tủy, ngân rung mãi trái tim người :
Hải thượng sinh minh nguyệt
Thiên nhai cộng thử thì
Tình nhân oán dao dạ
Cánh tịch khởi tương ti
Diệt chúc liên quang mãn
Phi y giác lộ ti
Bất kham doanh thủ tặng
Hoàng tẩm mộng giai ky
(Vọng Nguyệt Hoài Viễn -Trương Cửu Linh)
Trăng sáng trên biển cả
Cuối trời rạng rỡ soi
Sầu hận tình ly xứ
Đêm dài nhớ khôn vơi
Đèn tàn thương ánh tỏ
Áo mặc đẫm sương rơi
Tặng người tay khó vốc
Đành hẹn giấc mơ thôi …
(Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa - Hải Đà
Bài thơ tứ tuyệt "Tĩnh Dạ Tứ" của Lý Bạch đã vẽ lên một bức tranh thu sống động, có
một âm hưởng tuyệt vời, trở thành một bài nhạc phủ (khúc hát mùa thu) trác tuyệt của Đường Thi ..
Thu phong nhập song lý
La trướng khởi phiêu dương
Ngưỡng đầu khán minh nguyệt,
Ký tình thiên lý quang
Gió thu thổi nhẹ qua song
Phất phơ màn mỏng lụa hồng rung rinh
Ngẩng nhìn trăng sáng lung linh,
Xót thương nghìn dặm gửi tình quê xa Không có trăng nào đẹp bằng trăng thu, chẳng có trăng nào nào sáng hơn trăng quê như Đỗ Phủ đã âm thầm hoài vọng thiết tha : "Lộ tùng kim dạ bạch , Nguyệt thị cố hương minh" (Móc đêm nay trắng xóa , Trăng quê nhà sáng soi ) trong bài thơ "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ" … vầng trăng ở quê nhà bao giờ cũng lung linh sáng soi hơn trăng ở bất cứ nơi nào trên đất khách quê người … Cái hoài niệm về quê cha đất cũ, về quá khứ thân thương êm đềm cứ chập chờn xôn xao ám ảnh, bồn chồn day dứt mãi trong tâm hồn thi nhân. Nỗi ngậm ngùi ảo não của người thơ đã hội nhập với cái không gian tĩnh lặng mênh mông của đất trời, đó là cái sầu của vũ trụ vô cùng .
Thú cổ đoạn nhân hành
Thu biên nhất nhạn thanh
Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hương minh
Hữu đệ giai phân tán
Vô gia vấn tử sinh
Ký thư trường bất đạt
Huống nãi vị hưu binh
(Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ - Đỗ Phủ)
Trống trận dồn mau cản bước người
Vào thu biên ải nhạn than trời
Tha phương đêm phủ màn sương trắng
Cố quận trăng soi ánh tỏ ngời
Em đấy, thân thương mà cách biệt
Nhà đâu, sống chết biết nơi nào ?
Gửi thư thăm hỏi hoài không đến
Binh lửa lan tràn rực khắp nơi
(Nhớ Em Đêm Trăng - Hải Đà)
Lý Bạch là người rất có tài nhưng lận đận, và ngán ngẩm với cuộc đời long đong, bất đắc chí, mà ông đã bỏ mặc đời, phiêu du đi tìm sự quên lãng với bầu rượu, trăng thơ, giữa cảnh thiên nhiên gợi tình, gợi cảm. Trong cảnh thiên nhiên đó, Lý Bạch đã cảm thấy cô độc vô cùng và tìm đến người bạn tình chung thủy đó là vầng trăng sáng soi giữa trời đêm bất tận, như Trịnh Cốc khi đọc thơ Lý Bạch đã nói : "Khi say khướt ngâm dài ba ngàn khúc, gửi lại cho nhân gian chỉ một vầng trăng sáng" ( Cao ngâm đại túy tam thiên thủ, lưu trước nhân gian bạn nguyệt minh ). Qua bài thơ "Nguyệt Hạ Độc Chước" (Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng), cho thấy nhà thơ cô đơn trong một vườn hoa quạnh vắng, dưới ánh trăng soi vằng vặc, đã nẩy sinh những tư tưởng lạ lùng mời trăng, mời bóng, cùng nhập cuộc với người thơ … tất cả trở thành ba người bạn tri kỷ cùng vui say và múa hát quên đời … . Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy hình tượng và nghệ sĩ tính, ca vũ múa hát, người, hình và bóng, với vầng trăng không rời nhau một bước dù lúc tỉnh hay say . Sự cô đơn bị đời ruồng rẫy của nhà thơ không còn nữa, mà người thơ mãi vui say và đắm chìm vào giấc ngủ quên lúc nào chẳng hay … để rồi còn hẹn hò cùng trăng và bóng ở một khung trời xa xăm nào đó .. "Tình cho nhau mãi thiết tha, Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời.."
Nguyệt Hạ Độc Chước
Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi du minh nguyệt
Đối ảnh thành tam thân
Nguyệt tức bất giải ẩm
Ảnh tùng tùy ngã thân
Tạm bạn nguyệt tương ảnh
Hành lạc tu cập xuân
Ngã ca nguyệt bồi hồi
Ngã vũ ảnh linh loạn
Tỉnh thời đồng giao hoan
Túy hậu các phân tán
Vịnh kết vô tình du
Tương kỳ mạc vân hán
Lý Bạch
Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng
1-
Vườn hoa với bầu rượu
Không bạn, uống mình ta
Mời trăng cùng nâng chén
Với bóng nữa thành ba
Trăng nào đâu biết uống
Bóng theo ta mặn mà
Cùng trăng bên cạnh bóng
Vui xuân thật thiết tha
Trăng mơ nhìn ta hát
Ta múa, bóng nghiêng qua
Cùng vui khi tỉnh rượu
Hết say người chia xa
Kết thân tình thắm thiết
Hò hẹn bến Ngân qua
2-
Một bầu rượu giữa vườn hoa
Rượu đây không bạn cùng ta uống cùng
Nâng ly khẩn khoản mời trăng
Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba
Trăng không biết uống đâu mà
Còn đây chiếc bóng theo ta đêm dài
Cùng trăng với bóng miệt mài
Tuổi xuân mau hưởng thú vui trên đời
Ta ca trăng sáng tỏ ngời
Bóng theo ta múa chơi vơi nhịp nhàng
Hết say vui sướng rộn ràng
Tỉnh rồi mỗi kẻ một đàng chia xa
Tình cho nhau mãi thiết tha
Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời
Hải Đà Lý Bạch rất yêu trăng, nhà thơ đã gửi gắm rất nhiều tâm tình vào vầng trăng, trăng tròn trịa như chiếc mâm, trăng sáng tinh như ngọc trắng, trăng yểu điệu như thục nữ ... Trăng trong thơ Lý Bạch rất xinh đẹp , trữ tình, thanh khiết và đáng yêu vô cùng. Theo Mao Thủy Thanh, "nhà thơ đã lấy "Bạch ngọc bàn" và "Dao đài kính" để mọi người trong liên tưởng cảm thực được cái đáng yêu của vâng trăng . Hình tượng trăng sáng và tâm tình của nhà thơ tùy theo mà cải biên. Trăng tròn thể hiện là sự đầy đặn của cuộc sống . Trong bài thơ "Cổ lăng nguyệt thành" nhà thơ ví vầng trăng như tấm gương trong soi sáng lòng người, đó chính là ánh sáng trác tuyệt của trí tuệ . Ở đây phải thấy Lý Bạch đưa giá trị vầng trăng đến đỉnh cao của sự trong sáng ".
Có huyền thoại kể rằng Trăng là người tình chung thủy của Lý Bạch, để cuối cùng trong một đêm đi chơi trên sông Trường Giang bằng chiếc thuyền câu, trong lúc say khướt nhà thơ đã trầm mình xuống sông Trường Giang để được ôm vầng trăng trăng huyền ảo để cùng với trăng vĩnh viễn an giấc ngàn thu …. Có những hoạ sĩ Trung Quốc đã vẽ những bức tranh "Lý Bạch bắt trăng" , và Chu Tử Chi có câu thơ :
"Tróc đắc giang tâm ba để nguyệt
Khước qui thiên hạ ngọc kinh tiên"
(Bắt được mặt trăng giữa lòng sông dưới đáy
Đươc thiên hạ gọi tiên Ngọc kinh )
Kết luận : Bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" với một cấu trúc độc đáo, đã kết hợp được bốn điểm chính : Ý Tứ sâu đậm, Cảm Xúc tha thiết, Hình Ảnh sinh động, Nhạc Điệu trữ tình. Ngôn từ cô đọng trong 20 chữ, không mòn sáo, dễ hiểu, giản dị, tự nhiên mà lại rất hàm súc sống động và nhiều hình tượng gợi cảm, đó là những rung động kỳ lạ, huyền ảo từ trái tim bộc trực của nhà thơ, đó là tiếng nói tri âm chí tình chân thực, là tâm hồn thanh khiết nhạy cảm tinh tế của người thơ. Phải chăng đó là sự linh diệu thầm lặng của thơ, của ý tưởng ngẫu nhiên , nhưng lại có một hấp lực vô hình gây tác động mạnh mẽ, gợi lên những chuỗi liên tưởng phong phú trong tâm hồn người đọc khôn nguôi ..."Ngẩng đầu trăng sáng trên cao, Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào cố hương". Nhịp thơ chấm phá đã hình tượng hóa được nỗi ưu tư sầu não tê tái một cách cụ thể, đó là cái quằn quại khổ đau mang số phận của một kiếp người lang thang, giữa đất trời trôi nổi, và những giọt lệ ly hương đã tuôn trào lai láng thành mạch sầu thiên cổ vô tận, biết dạt trôi về đâu ?
Hải Đà
Thơ Phóng Tác: Vương Ngọc Long
Phổ nhạc: Mai Đức Vinh
Cảm Xúc Đêm Trăng
(Ý thơ Tĩnh Dạ Tứ - Lý Bạch)
Đêm thu lặng lẽ gió phiêu phiêu
Réo rắt bên song tiếng sáo diều
Cố quận xa xăm sầu lữ thứ
Một mình quán vắng cảnh đìu hiu
Lá đổ mây giăng luống thẫn thờ
Rừng phong trở giấc động hồn thơ
Vi vu nhạc gió bên đồi vắng
Khắc khoải năm canh mắt lệ mờ
Ngổn ngang trăm mối vấn vương lòng
Ngàn dặm quê xa bóng chập chùng
Xào xạc thu vàng nghe tiếng vọng
Thềm trăng đầy ắp lá ngô đồng
Thổn thức hồn quyên mộng tỉnh say
Sông xưa bến cũ nhớ từng ngày
Phơ phơ tóc bạc đời sương điểm
Thở vắn đêm dài ngấn lệ cay
Đầu giường vằng vặc ánh trăng soi
Cứ ngỡ sương rơi đất trắng ngời
Trăng chiếu trời cao mê mẩn ngắm
Cúi đầu ... thương nhớ cố hương ơi !
Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng cô đọng, hàm súc, đầy đủ, là những tuyệt tác bất hủ được lưu truyền trong nhân gian từ đời này qua đời khác. Bài thơ Tĩnh Dạ Tứ (Xúc Cảm Đêm Trăng) của Lý Bạch là một kiệt tác tuyệt vời trong thế giới Đường Thi trùng trùng điệp điệp …. Hình thức cô động thâm thúy của bài thơ ngũ tuyệt 20 chữ nay là một thử thách lớn lao mà thi nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời không nói hết được ý ) và thi nhân phải dùng ngôn từ tương ứng như thế nào để có thể vừa miêu tả cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một cảm xúc lai láng.
Lý Bạch là một người có tài, nhưng lại là người ít may mắn trên đường công danh sự nghiệp . Ông là người hay đi đây đó, làm thân lữ khách nơi quán trọ tha phương, xa nhà, xa quê, xa gia đình bạn bè … Và bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" đã diễn tả nỗi cảm xúc bâng khuâng , xao xuyến, cái nỗi niềm tha phương nhớ nhà da diết, khi màn đêm hoang vắng đã buông phủ bốn bề, trong khung cảnh tịch liêu, cô đơn, của người viễn khách một mình một bóng canh thâu … nhìn qua khung cửa , xa xa, chập chờn mộng ảo, là vầng trăng tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo .. đã làm cho nhà thơ chạnh lòng thương nhớ quê hương . Bài thơ đã bộc lộ những xúc cảm sống động, dạt dào, rung lên những âm vang tha thiết của nhạc điệu trữ tình …
Trong sách Nghệ khái, Lưu Huy Tải đã nói : "Thơ tứ tuyệt dễ làm, không có chữ thừa, nhưng tạo được cái dư vị thật là khó". Cái "dư vị" trong bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch chỉ là cảnh sắc "vô tình" của màn đêm huyền ảo với trăng, sương chập chùng, nhưng rất là "hữu tình" đã đem lại những cảm xúc nao nao xót dạ, đã đưa người thơ đi tìm lại những mảnh ký ức, hồi tưởng của cố quận, sông xưa, núi cũ, quê nhà . Người phương xa vẫn canh cánh nặng nợ tình quê …
Tĩnh Dạ Tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Lý Bạch
Ghi chú : có sách ghi rằng
-câu 1 : Sàng tiền khán nguyệt quang
-câu 3: Cử đầu vọng sơn nguyệt
(theo học giả Vương Vận Hy : "Nhìn nhận cho kỹ trong thơ Lý Bạch, "Sơn nguyệt" và "Cố hương" hình như có liên hệ đặc biệt trên con đường lữ hành rời đất Thục, Lý Bạch đã viết bài tuyệt cú "Nga mi sơn nguyệt ca" … Ông yêu cố hương Yên sơn và nguyệt núi Nga mi. Thuở nhỏ ông thường lên đỉnh núi Nga Mi (Tứ Xuyên) ở quê cha đất tổ để ngắm trăng, và sau khi đi ngao du sơn thủy, nỗi nhớ quê hương của ông thường dâng trào mãnh liệt … Do đó khi ở quê hương khác trong đêm yên tĩnh nhìn trăng sáng vượt qua đầu núi chiếu vào giường, ông nghĩ đến núi và trăng ở Nga mi, nghĩ đến chuyện quê hương là chuyện tất nhiện"
Dịch nghĩa:
Ánh trăng chiếu sáng đầu giường
Ngỡ như sương trắng phủ sân nhà
Ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng
Cúi đầu xuống nhớ quê cũ
Dịch thơ: Xúc Cảm Đêm Trăng
1-
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
2-
Giường khuya trăng chiếu bời bời
Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao
Ngẩng đầu trăng sáng trên cao
Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào.... cố hương
Hải Đà
Bức tranh thu đã được tô đẹp bằng một vầng trăng thu huyền ảo … Trăng soi lồng lộng trên sóng nước bập bềnh biến dòng sông thành một giải lụa vàng óng ả. Điểm đặc trưng quan trọng đối với vầng trăng trong thơ Lý Bạch là ánh trăng trong trắng, lung linh tỏa sáng, thêm màn đêm lạnh lẽo bao phủ không gian vô tận và con người nhỏ bé, khiến cảm xúc của con người sản sinh bộc phát ngẫu nhiên, mang những sắc thái tinh tế khó mà diễn tả . Trong một đêm trăng vắng vẻ nhà thơ Lý Bạch nằm trong thư phòng, bóng trăng khe khẽ len qua khung cửa sổ rọi sáng đầu giường, trong một không gian tịch mịch giữa đêm, hồn thơ đã nhập vào hồn trăng bay lâng lâng vào một cõi mộng ảo vô cùng …đã đi từ trạng thái mơ hồ đến tỉnh thức. Ánh trăng sáng vời vợi trên bầu trời cao kia, tỏa những tia sáng lặng lẽ, êm ái huyền diệu trên chiếc giường ngủ, rất gần gũi và thân thiết với nhà thơ làm sao, và đó cũng chính là vầng trăng mà Lý Bạch đã mải mê ngắm trên núi Nga My trong những ngày niên thiếu ở quê nhà. Những tia sáng của trăng chập chờn mờ ảo đã làm nhà thơ ngỡ ngàng như sương khói bao phủ đầu giường, nhìn trăng mà lòng buồn vời vợi, ngỗn ngang trăm mối tơ lòng … Sương và Trăng làm nỗi bật sự trống vắng vô tận, làm tăng thêm khung cảnh u uẫn đìu hiu của trời đêm cô liêu, đã đem lại những cảm giác mông lung hư hư thật thật … quanh quất đâu nay : sương là trăng , hay trăng là sương. Trong cái ngây ngất chếnh choáng của màn đêm mờ ảo, nhà thơ đã tài hoa hữu hình hóa cái huyền diệu của trăng và sương … Cái tĩnh lặng của không gian bàng bạc trong bài thơ đã tràn ngập cảm xúc , nội tâm và tư duy khó mà diễn tả. Hình ảnh màn sương "ngờ ngợ" phủ trắng nền đất trong trời đêm đã mở ra một khoảng không gian tịch liêu cô quạnh mông lung, làm gia tăng nỗi cô đơn của người thơ. Nhà thơ đã dùng những hình tượng dựng cảnh, nhưng thật ra là muốn ngụ tình, gửi gắm những tâm sự thầm kín của tác giả.
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Hình ảnh Trăng và Sương cũng đã thấy rải rác trong nhiều bài thơ Đường nổi tiếng . Mặc dầu khai thác cùng một ý tứ, một chủ đề , nhưng mỗi nhà thơ có tài hoa sáng tạo khác nhau, để tạo nên những sắc thái tình cảm riêng biệt độc đáo , phù hợp với mỗi tâm tư hoàn cảnh khác nhau . Những hình tượng và cảm xúc suy nghĩ này có thể tìm thấy trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư :
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển
Không lý lưu sương bất giác phi
Giang thượng bạch sa khan bất kiến
Trương Nhược Hư
Sông quanh đất ngát thoảng hương đầy
Trăng sáng rừng hoa ngỡ tuyết bay
Lất phất sương rơi nào có thấy
Sông dài cát trắng chẳng ai hay
Hải Đà
Sương và trăng như hình vơi bóng chập chờn ẩn hiện trong khung trời Đường Thi lồng lộng … với những hình ảnh cụ thể và suy nghĩ chân thành có sức rung động sâu xa như bài thơ Sương Nguyệt của Lý Thương Ẩn . Thiên nhiên với trăng, sương, hoa, cỏ, khói, nước … đúng là lẽ sống của khung trời Đường Thi, là sự hài hòa tinh tế của cuộc đời vô thường và sự thanh tao của vũ trụ, muôn vật …
Sơ văn chinh nhạn dĩ vô thiền
Bách xích lâu đài thủy tiếp thiên
Thanh nữ Tố nga câu nại lãnh *
Nguyệt trung sương lý đấu thuyền quyên
(Sương Nguyệt- Lý Thương Ẩn)
(* Thanh nữ = vị Thần coi việc sương, tuyết
Tố nga = hằng nga ở cung trăng )
Nhạn về ve bỗng bặt im hơi
Trăm thước lầu cao nước nối trời
Thanh nữ, Tố nga đâu cảm lạnh
Đua nhau trăng sáng lộng sương ngờ
Hải Đà Và từ những hình tượng mơ hồ gợi cảm, gợi sầu, gợi nhớ đó đã đem lại cho nhà thơ nỗi cô đơn thắm thiết, nỗi nhớ nhà dằng dặc khôn nguôi . Trăng ở trời cao vẫn nhìn xuống, người thơ khó mà đi vào giấc ngủ lãng quên .. Nội tâm của người thơ bị xâu xé dằn vặt, càng thao thức, càng tê tái chua xót … Có nỗi buồn nào ray rứt da diết ngấm tận hồn bằng nỗi sầu nhớ cố hương, quê cha đất tổ : cái nỗi nhớ dai dẳng, mênh mang, thăm thẳm và loang rộng không bến bờ , làm xao động tâm hồn khôn nguôi .. Cái ánh sáng của vầng trăng đã làm sáng hẳn lên cái hình bóng lung linh huyền ảo của một quá khứ, hoài niệm thương tiếc mãi mãi khó quên trong lòng người thơ, thiết tha, xao xuyến, bịn rịn, khắc khoải một cách lạ lùng .
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Theo tác giả Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi khi bàn luận về "Thi pháp thơ Đường" đã nói rằng : "bài thơ nổi tiếng - Tĩnh Dạ Tứ - này của Lý Bạch do một chuỗi đồng đẳng vừa chân thật vừa tưởng tượng tạo thành : Thông qua chữ "thị", "minh nguyệt" và "địa thương sương" đồng đẳng với nhau, nhưng nó bị sự phủ định mà chưa xác định được bởi chữ "nghi" ; với tư cách là nguyên nhân và kết quả, "sơn nguyệt" liên hệ với "minh nguyệt quang" . Bất luận ở trong tình huống nào, đồng đẳng đều thông qua đặc trưng giống nhau mà được xác nhận: nguyệt quang và sơn nguyệt đều sáng, sơn nguyệt và cố hương cùng đều là xa xôi không với tới được"
Trong bài thơ "Vọng Nguyệt Hoài Viễn" (Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa) của Trương Cửu Linh cũng có những cảm nghĩ tương tự, truyền cảm và xúc động, thể hiện những nỗi buồn xót xa. Trong một đêm trăng lạnh, trống vắng, hình ảnh và ánh sáng của biển nước trăng sương đã trở nên mơ hồ, tạo nên những giai điệu xao xuyến não nuột, thấm sâu vào hồn tủy, ngân rung mãi trái tim người :
Hải thượng sinh minh nguyệt
Thiên nhai cộng thử thì
Tình nhân oán dao dạ
Cánh tịch khởi tương ti
Diệt chúc liên quang mãn
Phi y giác lộ ti
Bất kham doanh thủ tặng
Hoàng tẩm mộng giai ky
(Vọng Nguyệt Hoài Viễn -Trương Cửu Linh)
Trăng sáng trên biển cả
Cuối trời rạng rỡ soi
Sầu hận tình ly xứ
Đêm dài nhớ khôn vơi
Đèn tàn thương ánh tỏ
Áo mặc đẫm sương rơi
Tặng người tay khó vốc
Đành hẹn giấc mơ thôi …
(Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa - Hải Đà
Bài thơ tứ tuyệt "Tĩnh Dạ Tứ" của Lý Bạch đã vẽ lên một bức tranh thu sống động, có
một âm hưởng tuyệt vời, trở thành một bài nhạc phủ (khúc hát mùa thu) trác tuyệt của Đường Thi ..
Thu phong nhập song lý
La trướng khởi phiêu dương
Ngưỡng đầu khán minh nguyệt,
Ký tình thiên lý quang
Gió thu thổi nhẹ qua song
Phất phơ màn mỏng lụa hồng rung rinh
Ngẩng nhìn trăng sáng lung linh,
Xót thương nghìn dặm gửi tình quê xa Không có trăng nào đẹp bằng trăng thu, chẳng có trăng nào nào sáng hơn trăng quê như Đỗ Phủ đã âm thầm hoài vọng thiết tha : "Lộ tùng kim dạ bạch , Nguyệt thị cố hương minh" (Móc đêm nay trắng xóa , Trăng quê nhà sáng soi ) trong bài thơ "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ" … vầng trăng ở quê nhà bao giờ cũng lung linh sáng soi hơn trăng ở bất cứ nơi nào trên đất khách quê người … Cái hoài niệm về quê cha đất cũ, về quá khứ thân thương êm đềm cứ chập chờn xôn xao ám ảnh, bồn chồn day dứt mãi trong tâm hồn thi nhân. Nỗi ngậm ngùi ảo não của người thơ đã hội nhập với cái không gian tĩnh lặng mênh mông của đất trời, đó là cái sầu của vũ trụ vô cùng .
Thú cổ đoạn nhân hành
Thu biên nhất nhạn thanh
Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hương minh
Hữu đệ giai phân tán
Vô gia vấn tử sinh
Ký thư trường bất đạt
Huống nãi vị hưu binh
(Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ - Đỗ Phủ)
Trống trận dồn mau cản bước người
Vào thu biên ải nhạn than trời
Tha phương đêm phủ màn sương trắng
Cố quận trăng soi ánh tỏ ngời
Em đấy, thân thương mà cách biệt
Nhà đâu, sống chết biết nơi nào ?
Gửi thư thăm hỏi hoài không đến
Binh lửa lan tràn rực khắp nơi
(Nhớ Em Đêm Trăng - Hải Đà)
Lý Bạch là người rất có tài nhưng lận đận, và ngán ngẩm với cuộc đời long đong, bất đắc chí, mà ông đã bỏ mặc đời, phiêu du đi tìm sự quên lãng với bầu rượu, trăng thơ, giữa cảnh thiên nhiên gợi tình, gợi cảm. Trong cảnh thiên nhiên đó, Lý Bạch đã cảm thấy cô độc vô cùng và tìm đến người bạn tình chung thủy đó là vầng trăng sáng soi giữa trời đêm bất tận, như Trịnh Cốc khi đọc thơ Lý Bạch đã nói : "Khi say khướt ngâm dài ba ngàn khúc, gửi lại cho nhân gian chỉ một vầng trăng sáng" ( Cao ngâm đại túy tam thiên thủ, lưu trước nhân gian bạn nguyệt minh ). Qua bài thơ "Nguyệt Hạ Độc Chước" (Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng), cho thấy nhà thơ cô đơn trong một vườn hoa quạnh vắng, dưới ánh trăng soi vằng vặc, đã nẩy sinh những tư tưởng lạ lùng mời trăng, mời bóng, cùng nhập cuộc với người thơ … tất cả trở thành ba người bạn tri kỷ cùng vui say và múa hát quên đời … . Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy hình tượng và nghệ sĩ tính, ca vũ múa hát, người, hình và bóng, với vầng trăng không rời nhau một bước dù lúc tỉnh hay say . Sự cô đơn bị đời ruồng rẫy của nhà thơ không còn nữa, mà người thơ mãi vui say và đắm chìm vào giấc ngủ quên lúc nào chẳng hay … để rồi còn hẹn hò cùng trăng và bóng ở một khung trời xa xăm nào đó .. "Tình cho nhau mãi thiết tha, Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời.."
Nguyệt Hạ Độc Chước
Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi du minh nguyệt
Đối ảnh thành tam thân
Nguyệt tức bất giải ẩm
Ảnh tùng tùy ngã thân
Tạm bạn nguyệt tương ảnh
Hành lạc tu cập xuân
Ngã ca nguyệt bồi hồi
Ngã vũ ảnh linh loạn
Tỉnh thời đồng giao hoan
Túy hậu các phân tán
Vịnh kết vô tình du
Tương kỳ mạc vân hán
Lý Bạch
Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng
1-
Vườn hoa với bầu rượu
Không bạn, uống mình ta
Mời trăng cùng nâng chén
Với bóng nữa thành ba
Trăng nào đâu biết uống
Bóng theo ta mặn mà
Cùng trăng bên cạnh bóng
Vui xuân thật thiết tha
Trăng mơ nhìn ta hát
Ta múa, bóng nghiêng qua
Cùng vui khi tỉnh rượu
Hết say người chia xa
Kết thân tình thắm thiết
Hò hẹn bến Ngân qua
2-
Một bầu rượu giữa vườn hoa
Rượu đây không bạn cùng ta uống cùng
Nâng ly khẩn khoản mời trăng
Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba
Trăng không biết uống đâu mà
Còn đây chiếc bóng theo ta đêm dài
Cùng trăng với bóng miệt mài
Tuổi xuân mau hưởng thú vui trên đời
Ta ca trăng sáng tỏ ngời
Bóng theo ta múa chơi vơi nhịp nhàng
Hết say vui sướng rộn ràng
Tỉnh rồi mỗi kẻ một đàng chia xa
Tình cho nhau mãi thiết tha
Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời
Hải Đà Lý Bạch rất yêu trăng, nhà thơ đã gửi gắm rất nhiều tâm tình vào vầng trăng, trăng tròn trịa như chiếc mâm, trăng sáng tinh như ngọc trắng, trăng yểu điệu như thục nữ ... Trăng trong thơ Lý Bạch rất xinh đẹp , trữ tình, thanh khiết và đáng yêu vô cùng. Theo Mao Thủy Thanh, "nhà thơ đã lấy "Bạch ngọc bàn" và "Dao đài kính" để mọi người trong liên tưởng cảm thực được cái đáng yêu của vâng trăng . Hình tượng trăng sáng và tâm tình của nhà thơ tùy theo mà cải biên. Trăng tròn thể hiện là sự đầy đặn của cuộc sống . Trong bài thơ "Cổ lăng nguyệt thành" nhà thơ ví vầng trăng như tấm gương trong soi sáng lòng người, đó chính là ánh sáng trác tuyệt của trí tuệ . Ở đây phải thấy Lý Bạch đưa giá trị vầng trăng đến đỉnh cao của sự trong sáng ".
Có huyền thoại kể rằng Trăng là người tình chung thủy của Lý Bạch, để cuối cùng trong một đêm đi chơi trên sông Trường Giang bằng chiếc thuyền câu, trong lúc say khướt nhà thơ đã trầm mình xuống sông Trường Giang để được ôm vầng trăng trăng huyền ảo để cùng với trăng vĩnh viễn an giấc ngàn thu …. Có những hoạ sĩ Trung Quốc đã vẽ những bức tranh "Lý Bạch bắt trăng" , và Chu Tử Chi có câu thơ :
"Tróc đắc giang tâm ba để nguyệt
Khước qui thiên hạ ngọc kinh tiên"
(Bắt được mặt trăng giữa lòng sông dưới đáy
Đươc thiên hạ gọi tiên Ngọc kinh )
Kết luận : Bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" với một cấu trúc độc đáo, đã kết hợp được bốn điểm chính : Ý Tứ sâu đậm, Cảm Xúc tha thiết, Hình Ảnh sinh động, Nhạc Điệu trữ tình. Ngôn từ cô đọng trong 20 chữ, không mòn sáo, dễ hiểu, giản dị, tự nhiên mà lại rất hàm súc sống động và nhiều hình tượng gợi cảm, đó là những rung động kỳ lạ, huyền ảo từ trái tim bộc trực của nhà thơ, đó là tiếng nói tri âm chí tình chân thực, là tâm hồn thanh khiết nhạy cảm tinh tế của người thơ. Phải chăng đó là sự linh diệu thầm lặng của thơ, của ý tưởng ngẫu nhiên , nhưng lại có một hấp lực vô hình gây tác động mạnh mẽ, gợi lên những chuỗi liên tưởng phong phú trong tâm hồn người đọc khôn nguôi ..."Ngẩng đầu trăng sáng trên cao, Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào cố hương". Nhịp thơ chấm phá đã hình tượng hóa được nỗi ưu tư sầu não tê tái một cách cụ thể, đó là cái quằn quại khổ đau mang số phận của một kiếp người lang thang, giữa đất trời trôi nổi, và những giọt lệ ly hương đã tuôn trào lai láng thành mạch sầu thiên cổ vô tận, biết dạt trôi về đâu ?
Hải Đà
Thơ Phóng Tác: Vương Ngọc Long
Phổ nhạc: Mai Đức Vinh
Cảm Xúc Đêm Trăng
(Ý thơ Tĩnh Dạ Tứ - Lý Bạch)
Đêm thu lặng lẽ gió phiêu phiêu
Réo rắt bên song tiếng sáo diều
Cố quận xa xăm sầu lữ thứ
Một mình quán vắng cảnh đìu hiu
Lá đổ mây giăng luống thẫn thờ
Rừng phong trở giấc động hồn thơ
Vi vu nhạc gió bên đồi vắng
Khắc khoải năm canh mắt lệ mờ
Ngổn ngang trăm mối vấn vương lòng
Ngàn dặm quê xa bóng chập chùng
Xào xạc thu vàng nghe tiếng vọng
Thềm trăng đầy ắp lá ngô đồng
Thổn thức hồn quyên mộng tỉnh say
Sông xưa bến cũ nhớ từng ngày
Phơ phơ tóc bạc đời sương điểm
Thở vắn đêm dài ngấn lệ cay
Đầu giường vằng vặc ánh trăng soi
Cứ ngỡ sương rơi đất trắng ngời
Trăng chiếu trời cao mê mẩn ngắm
Cúi đầu ... thương nhớ cố hương ơi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét