Em ơi Hà Nội phố và thơ
Nguyễn
Thanh Tuấn
“Hà Nội,
thủ đô yêu dấu một thời đạn bom, một thời hòa bình” luôn trong tim mỗi người
dân Việt. Là nguồn cảm hứng dạt dào chảy suốt chiều dài lịch sử một ngàn năm từ
Đông Đô qua Thăng Long đến Hà Nội. Yêu Hà nội, ta càng thiết tha với những vần
thơ viết về mảnh đất “linh thiêng, hào hoa” này:
“Em ơi! Hà
Nội phố!
Ta còn em
mùi hoàng lan
Ta còn em
mùi hoa sữa
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian”
Thang gác cọt kẹt thời gian”
(Phan
Vũ - Hà Nội phố)
“Hà Nội
phố” thẳm sâu trong tâm hồn người Việt như dòng máu chảy trong tim. Hà Nội sâu
lắng, dịu dàng, thăm thẳm như “mùi hoàng lan” trong đêm khuya vắng và nồng nàn
như mùi hoa sữa trên phố Nguyễn Du. Tiếng giày quẹt trên đường vắng, tiếng
thang gác cọt kẹt trong những căn nhà cổ như gậm nhấn thời gian. Hà Nội còn là
những gì gần gũi, thân thương, giản dị như chính da thịt, chính hơi thở của mỗi
người: “Ta còn em một gốc cây/ Một cột đèn/ Ai đó chờ ai/ Tóc cắt ngang/ Xõa bờ
vai ...”, “Ta còn em đường lượn mái cong /
Ngôi chùa cũ/ Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương/ Ai đó ngồi bên gốc đa/ Chợt
quên ai kia/ Đứng đợi bên đường”. Hà Nội luôn hiển hiện, luôn hằn sâu trong cả
ý thức và tiềm thức của mỗi người. Đó là: “Xào xạc chùm cây gió/ Chiếc lá lạc
vào căn xép nhỏ/ Lá thư quên địa chỉ/ Quay về ”, “Ta còn em con đường vắng/ Rì
rào cơn lốc nhỏ/ Gót chân ai qua mùa lá đổ”.
Là mùi hoàng lan, là hương hoa sữa, là tiếng thang gác cọt kẹt trong đêm rồi dần đi sâu vào giấc ngủ. Được ở Hà Nội, cảm xúc vẫn miên man. Người xa Hà Nội nghe lòng bỏng cháy:
Là mùi hoàng lan, là hương hoa sữa, là tiếng thang gác cọt kẹt trong đêm rồi dần đi sâu vào giấc ngủ. Được ở Hà Nội, cảm xúc vẫn miên man. Người xa Hà Nội nghe lòng bỏng cháy:
Hàng me
Sài Gòn đang vào mùa thay lá
Thoang
thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá
Nhớ mùa
sấu rụng phố Tràng Thi
Nhớ dáng
em ngồi, nhớ bước em đi
Nhớ tiếng
em cười, hờn ghen bóng gió
Yêu em,
yêu em vì em là ngọn lửa
Hơi ấm
lòng anh khi tất cả đã xa vời”(Lê Giang
- Hà Nội mùa này sấu chín chưa em)
Đoạn thơ 8
câu, với 68 chữ nhưng trong đó là đầy ắp các tính từ thể hiện cảm xúc. Có đến 5
tính từ “nhớ” và cảm xúc được đẩy lên cao bằng 2 tính từ “yêu”. Cùng với nó là
7 đại từ “em”, tổng của 5 “nhớ” và 2 “yêu”. Tình yêu và nỗi nhớ như vượt ra mọi
giới hạn của thời gian (Hà Nội mùa này><mùa sấu rụng phố Tràng Thi) và
không gian (Hà Nội><Sài Gòn) nhưng vẫn chỉ hướng về “em”, nằm gọn trong
nỗi nhớ về riêng “em” thôi. “Em” là Hà Nội, “là ngon lửa”, là “Hơi ấm lòng anh
khi tất cả đã xa vời”. “Hơi ấm” ấy giúp anh mạnh mẽ vượt qua sự hủy diệt của
thời gian và những gian lao, vất vả trên đường đời. Những lúc khó khăn nhất có
Hà Nội ở trong anh và: “Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi/ Trái sấu chia
đôi tay - và - tay - chấm - muối/ Chỉ có vậy mà lòng anh bối rối/ Ðể bây giờ
thèm sấu nhớ tay ai”? Tất cả nuôi trong tâm hồn người xa Hà Nội một niềm khát
khao bỏng cháy, khát khao quay về: “Anh muốn tức thì hoá cánh chim bay/ Ra nhặt
sấu giữa phố đông Hà Nội/ Cho hai đứa lại xoè tay chấm muối/ Có sao đâu, dù sấu
đã trái mùa”.
Dẫu ở Hà
Nội hay phải đi xa thì tất cả đều chung một “trái tim”, chung một “nhịp đập” và
chung “dòng máu chảy”. Hà Nội luôn trong tim mọi người:
“Anh đã xa
Hà Nội lâu chưa?
Để em kể
anh nghe về Hà Nội
Dù bây giờ
em vẫn đang bối rối
Chẳng biết
làm sao để kể hết anh nghe.”
(?
- Thơ cho người xa Hà Nội)
Mối liên
hệ này, giúp người xa Hà Nội vẫn nghe rõ: “Tiếng ve râm ran trên đường Trần
Phú/ Bóng chị lao công giờ vẫn như ngày cũ/ Hàng Đào, Hàng Ngang phố vẫn tấp
nập đông”. Dẫu “anh không về” nhưng anh biết “mẹ nhớ anh muôn phần/ Hà Nội
nhớ...và nhiều người cũng nhớ”.
Hà Nội
trong anh, trong em, trong mọi người là kinh đô Thăng Long xưa với nỗi nhớ vượt
qua một ngàn năm lịch sử, trở về với nét rêu phong đượm màu thời gian và ngưng
đọng trong dòng ký ức xa xăm:
“Lối xưa
xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu
đài bóng tịch dương”.
(Bà
Huyện Thanh Quan - Thăng Long thành hoài cổ)
Tất cả chỉ
là hoài niệm, cái hoài niệm có khả năng dựng lại quá khứ. Những cái của “ngày
xửa ngày xưa” hiện hữu. “Xe ngụa”, “lâu đài” là hiện thân của quyền uy lừng lẫy
và cơ đồ nguy nga của nhà nước Phong Kiến xa xưa. Tất cả chập chờn, ẩn hiện như
trong giấc mộng “hồn thu thảo”, “bóng tịch dương”. Ngược lại cái ngày nay lại
mong manh, hư ảo. Tất cả chìm ngập trong nỗi buồn, trong sự xót xa, luyến tiếc
đến day dứt khắc khoải lòng người. Dẫu biết rằng bản chất của thời gian là hủy
diệt, dẫu thấu hiểu tận cùng lẽ thịnh - suy nhưng vẫn khôn nguôi nhớ nhung,
luyến tiếc “hồn cố quốc ở đâu rồi”?
Nhớ về Hà
Nội là nao nức nhớ về mùa thu. “Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về
thơm từng cơn gió/ Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ/ Phố xưa vỉ hè thơm bước
chân qua”. Giữa lúc cả nước đang hân hoan chào đón đại lễ Ngàn năm Thăng Long -
Hà Nội thì đất nước cũng bước vào thu, ta nhói lòng khi đọc lại những câu thơ
trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Sáng mát
trong như sáng năm xưa
Gió thổi
mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ
những ngày thu đã xa
Sáng chớm
lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố
dài xao xác hơi may
Người ra
đi đầu không ngoảnh lại
“Hương
cốm mới”, “thềm nắng”, “lá rơi”...là tất cả những gì gần gũi thân thương, là
linh hồn Hà Nội. Hà Nội trong mỗi chúng ta giản dị lạ thường, đó là những gì
quý nhất mỗi người mang theo. “Người ra đi” có vẻ như mạnh mẽ, như dứt khoát vô
cùng “đầu không ngoảnh lại” nhưng vẻ bề ngoài không che dấu được những rằng xé,
đớn đau khi phải rời xa mảnh đất yêu thương này. Hà nội không chỉ được cảm nhận
bằng trực giác mà còn được cảm nhận bằng linh giác, bằng hoài niệm. Mặc dù “đầu
không ngoảnh lại” nhưng người ra đi vẫn cảm nhận, vẫn nhìn thấy bên thềm nắng
vàng lên rực rỡ, từng chiếc lá lìa cành nhẹ nhàng chao nghiêng, chao nghiêng
trong gió thu, khẽ xoay xoay rồi nhẹ nhành đáp xuống thềm như đang ngồi ngay
trên thềm nắng vậy.
Ôi!
Hà Nội, Hà Nội ta yêu như trái tim mình. Với “Chiều phủ Tây Hồ” nhà thơ Thái
Thăng Long cho ta thấy một vẻ đẹp huyền thoại và độc đáo của Thủ đô Hà Nội:
“Sương
giăng đỉnh núi mờ xa
Phủ Tây Hồ
bâng khuâng huyền thoại
Xa xa hạc
trắn bay về
Hồn ta
tĩnh lặng bên chùa nắng
Gió Tây Hồ
thổi mãi mái rêu phong”.
Một
vẻ đẹp huyền ảo, xa xăm chỉ có thể cảm nhận được bằng trái tim, bằng lòng yêu
Hà Nội. Tâm hồn phải hoàn toàn tĩnh lặng, lắng vào chiều sâu để cảm nhận âm
thanh của “Sương giăng đỉnh núi mờ xa”, “Xa xa hạc trắn bay về” và màu sắc của
“mái rêu phong”. Vẻ đẹp linh thiêng của Hà Nội không thể cảm nhận được bằng ngũ
giác mà phải cảm nhận bằng chiều sâu tâm hồn và truyền thống văn hóa của người
Việt.
Thăng
Long, Đông Đô, Hà Nội mãi mãi là niền tự hào của mọi thế hệ người Việt:
“Hà Nội có
Hồ Gương
Nước xanh
như pha mực
Bên hồ
ngọn Tháp Bút
Viết thơ
lên trời cao”.
(Trần
Đăng Khoa - Hà Nội)
Trong
đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên và đầu óc giàu sức tưởng tượng của cậu bé Trần Đăng
Khoa, Hà Nội không phải là thủ đô lộng lẫy, nguy nga mà là chất thơ, nét văn
hiến ngàn đời. Hà Nội là niềm tự hào của mọi thế hệ người Việt, nhất là thế hệ
trẻ. Là mảnh đất của những con người “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Hà
Nội hiện lên bằng bản sắc văn hóa truyền thống cao đẹp tự “Khi Nguyễn Trãi làm
thơ và đánh giặc/ Đất nước hóa thành văn”.
Những
vần thơ về kinh đô Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội sẽ mãi làm rung động mọi tâm
hồn. Nó hồn nhiên đi vào âm nhạc để mãi mãi cất lên niềm tự hào lớn lao của
người Việt: “Em ơi! Hà Nội phố/ Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông/ Ta còn em
cây bàng mồ côi mùa đông”... “Em ơi! Hà Nội phố”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét