Giữa thời đại
"bão thông tin" và "lũ sách" hàng ngày, tác phẩm của Hồ Dzếnh
(1916 - 1991) chỉ dành cho người đọc yêu văn chương, không cần thời sự. Qua đời
22 năm, tác giả Chân trời cũ (in lần đầu 1943) vẫn còn thức trong độc giả niềm
rung động mới.
Bởi còn thức vì hẹn nợ trần gian nên Tuyển tập thơ văn Hồ Dzếnh tuyển chọn (NXB Hội Nhà văn, 8/2012) vẫn đợi người tri kỷ. Các thế hệ công chúng vẫn nhớ ông qua hai bài thơ thành ca từ ca khúc: Chiều (viết năm 1940, được Dương Thiệu Tước phổ nhạc tại Sài Gòn sau hơn 30 năm), Ngập ngừng, với câu đầu Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Tôi thích tên ban đầu của Chiều: Màu cây trong khói, in báo Người Mới (tòa soạn trên phố Hàng Chiếu). Trước đó, Hồ Dzếnh đã in tập truyện hồi ký Người chị dâu tôi (tập san Mùa gặt mới, NXB Tân Việt, phố Hàng Cót, Hà Nội) được Thạch Lam để ý và nhắn Như Phong bảo Hồ Dzếnh đến báo Thời nay nhận thư khen - cơ duyên cho Hồ Dzếnh thăm bậc đàn anh, tại ngôi nhà đơn sơ ven đê Yên Phụ. Số lần gặp ít ỏi, tổng thời gian chỉ vài tiếng, Thạch Lam - bậc thầy tùy bút đã truyền cho Hồ Dzếnh tinh thần của người sáng tạo chân chính. Chính Thạch Lam, vào tháng ngày cuối đời, bệnh phổi không thuốc chữa trị, gày rộc và ốm yếu, đã đọc, góp ý cho tập truyện Chân trời cũ. Bài tựa cho tập truyện này là nét bút cuối cùng của Thạch Lam - nghệ sĩ say mê ngôn ngữ (chữ của Hồ Dzếnh) với cõi đời. Khi người em đến nhà đàn anh lần thứ 6, mang theo tập truyện vừa in, thì "tôi chỉ còn thấy quang cảnh đắng ngắt, một chiếc giường nhỏ trống trơn, chị Thạch Lam lặng lẽ bước ra, đầu vấn khăn tang, nghẹn ngào cho tôi hay, anh đã mất được hơn một tháng".
Nhắc tới Thạch Lam - một trong các nhà văn tôi mến phục nhất, là bởi sự tác động của ông tới Hồ Dzếnh. Hai con người, sinh trưởng, vùng kí ức và miền sáng tạo khác nhau, đều hết lòng vì văn chương, tác phẩm của họ sau bao năm vẫn lay động người đọc. Tình cảm, nỗi xa xót luyến thương, sự mẫn cảm và nhân ái trước bao số phận lam lũ, nhỏ nhoi thể hiện bằng rung động chữ mãnh liệt và tinh tế. Những vẻ đẹp, sự thanh cao thành hy vọng tương lai giữa bao hoài niệm. Không phải với cây bút nào, văn cũng là người, còn Hồ Dzếnh văn - đời nghiệp mệnh. Thơ Hồ Dzếnh trong tập Quê ngoại, Hoa xuân đất Việt (1946) không ấn tượng mạnh bằng văn xuôi. Ngoài tập truyện ngắn Chân trời cũ, ông còn có tiểu thuyết: Cô gái Bình Xuyên; Một chuyện tình 15 năm trước, kịch thơ Đêm lịch sử (một hồi một cảnh), truyện dài Cuốn sách không tên (bắt đầu viết 1978, NXB Văn học 1993), thơ - dịch Nazim Hikmet, các bài ký chân dung. Giọng tự sự trong sáng là chủ đạo, dù "đổi vai", dù giấu mình qua việc tả người khác. Con người giàu tình cảm ấy chứa chất trong óc trong tim từ thơ bé, những quan sát, thu nạp, cảm nhận để rồi, chính sự khắc nghiệt thiếu thốn của số phận bồi đắp cho tâm hồn thi si đầy ắp yêu thương. Văn liệu của ông lấy từ cuộc đời mình, được thể hiện đầy tài hoa, kỹ lưỡng. Ông viết về đớn đau, mất mát như cách chăm chút lại mình khi đã qua bão tố. Trận này rồi trận khác, rút của ông sinh lực, nước mắt, mà Hồ Dzếnh không một lần than trách, bẳn gắt, cay nghiệt. Cuộc đời một người Hoa lai Việt thành chủ lưu mạch văn xuôi Hồ Dzếnh.
Người đàn ông Trung Hoa Hà Kiến Huân từ Quảng Đông sang đất Việt làm ăn, lúc đầu bán thuốc dạo, gặp và lấy cô lái đò Đặng Thị Văn, ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, họ chăm chỉ làm ăn, mở được xưởng gỗ ở đường Hạc Thành, châu Như Xuân.
Hai người có 3 con trai, Hà Triệu Anh sinh năm 1916, là con út. Năm 15 tuổi, Triệu Anh rời làng Đông Bích, xã Hòa Trường (nay là Quảng Trường) lên Hà Nội học tiếp bậc Thành chung, dạy tư, làm công cho các hiệu buôn Hoa kiều. Từ 1937, thơ, truyện, ngắn của ông in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật. Những sáng tác trước 1945 là mảng chính lưu tên Hồ Dzếnh trong lòng bạn đọc. Hồ Dzếnh là phát âm tiếng Quảng Đông từ "Hà Anh". Nếu Lỗ Tấn, người được sống và viết cả đời trên đất nước mình, có truyện ngắn Cố hương, thì nỗi nhớ cội nguồn, dòng máu vẫn tràn ngập những trang văn mang chất thơ của Hồ Dzếnh. Mỗi dòng về mẹ cha, anh trai, chị dâu, chú Nhì, đứa cháu, e Dìn đều đập mạch thiên lương hiền hậu, đặc biệt quan tâm đến thân phận phụ nữ phụ nữ nông thôn. Truyện Người chị dâu tôi (4/1936) , về người chị dâu cả hoài nhớ cố hương tiêu biểu nỗi tư hương ấy: "Công việc gây lại nòi giống Trung Hoa thiêng liêng được anh tôi đảm nhận bằng cách cưới sau bốn năm nghiên bút, một người vợ đặc Tàu... Hai năm sau, chị dâu tôi hoàn toàn thành một người đàn bà quê Việt Nam đặc. Trên cánh đồng rộng rãi của làng Đông Bích, người ta thường thấy cô gái áo chàm in bặt trên nền trời mỗi sáng chăm chỉ và lặng lẽ như dấu hiệu một cuộc sống vâng lời ngu muội". Trái tim đa cảm, nhân hậu còn dành tình thương cho chị Yên: " Thân hình gày nhẳng trái hẳn lại với sức khỏe dai dẳng của chị, bổ hết 5 tạ củi một ngày". Chị được mẹ tác giả mua giá 2 quan vào năm lụt lột lội đói ăn, nhận làm con nuôi. Phận áo ngắn yêu nhau, người xin lấy chị Yên là anh đỏ Phụ. Truyện ngắn Anh đỏ Phụ (10/1941) là mối đồng cảm với tha nhân. Không ít người viết truyện thật lại thấy giả, truyện ngắn của Hồ Dzếnh luôn cho tôi cảm giác là truyện thật mà ông tham dự, chứng kiến trong đời. Nó được viết kỹ, dồn cảm xúc, với phong cách với văn phong tài hoa Anh đỏ Phụ là phận dân đen con của ông Biếm, thầy giáo làng, đã cùng cha sang ăn hỏi chị Yên, ba năm mãn tang cha nuôi sẽ cưới, ngờ đâu, hơn hai năm thì chị bị hại, do chính "cậu tôi cướp đoạt đời con gái", chị Yên phải bỏ làng ra đi. Anh đỏ Phụ đi làm thuê rồi xung làm phu đất đỏ cao su ở Tân Thế Giới, chia tay "tôi" ở ga xe lửa thị xã, vì đau khổ mà đưa đời dân đen vào kiếp phu phen bỏ xác xứ người. "Đêm đó, tôi mong cho con tàu đừng đến, mong anh Phụ đổi ý trở về, nhưng chỉ là mơ ước hờ hão. Anh đỏ Phụ đã lăn tay điểm chỉ rồi. Anh đã giúi vào tay chị gái tờ giấy bạc con còng 5 đồng, nửa số tiền bán đời mình để gửi về phụng dưỡng bố. Tôi ôm ghì lấy anh, khóc nức nở. Một bàn tay chắc nịch kéo ra, ấn anh Phụ và toán phu vào trong toa sắt đen ngòm, cái toa thường ngày vẫn dùng chở súc vật, khóa lại". Truyện Hồ Dzếnh làm người đọc cay mắt, thậm chí khóc ròng, bởi ông viết bằng ngòi bút hòa máu và nước mắt, bởi không phải hư cấu mà chính từ bi kịch đời ông, mất nửa đời lo miếng ăn, long đong khốn đốn. Kháng chiến, ông về lại xứ Thanh, năm 1947, lấy bà Nguyễn Thị Huyền Nhân. Năm 1950, khi con trai mới bốn tháng tuổi, buổi sáng Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ, 5/5 AL), bà Huyền Nhân khi đó 20 tuổi, chỉ vì ăn bát chè đỗ đen phơi sương qua đêm và miếng dưa hấu buổi sáng, chiều phát bệnh tả không có thuốc, qua đời. Bệnh viện tỉnh sơ tán về huyện Triệu Sơn, y học lạc hậu, phòng bệnh, nhà xác đều thiếu. Vợ chết, con khát sữa khóc ngằn ngặt, Hồ Dzếnh gầy lả nuốt nước mắt đi tìm mua quan tài, về chỉ kịp vùi vợ xuống nghĩa trang cùng hai phu khiêng, không bia mộ. Ông đưa con đi "bú thép" (bú nhờ) khắp khu Tư, cảnh mà Vũ Bằng đã thấy và ghi lại.Ông chạy xuống cầu Bố về Hà Nội thì không còn thân thích, lại cõng con vào Sài Gòn, ở đó có anh ruột Hồ Triệu Bích, mở tiệm xe đạp ở đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Năm 1954, ông về Hà Nội, lấy bà Nguyễn Thị Hồng Nhật (cùng tuổi, góa chồng, có một con trai riêng) và sống ở tầng trệt nhà 26B phố Huế, sau lại bị Nhà nước lấy mặt tiền và đẩy lên gác. Năm 1978, gia đình ông chuyển sang nhà 80 Hàng Mã - nơi ông mất mù Thu năm 1991, do xuất huyết dạ dày, viêm thận. Bà từng có thai nhưng bị chết lưu, phải cắt dạ con, nên họ không có con chung. Đứa con duy nhất của ông, chỉ có Hà Chính và ông Hà Chính cũng chỉ có con duy nhất Hà Quang (SN 1984), đại học xong, đã đi làm định cư Hannover, Đức. Cháu đích tôn của thi sĩ vẫn tiếp phận tha hương, dù sướng hơn ông nội nhiều lần. Tháng 7/1953, là phóng viên báo Thần chung ở Sài Gòn, Hồ Dzếnh được cử qua Nhật bằng tàu biển, đi 2 tháng, để viết về nước Nhật khôi phục sau Thế chiến 2; khi về, ông ghé Hồng Kông - đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên và duy nhất của thi sĩ. Cuộc đời lênh đênh, nhưng định mệnh đưa thi sĩ họ Hà gắn bó Hà thành đến lúc qua đời. Hà thành, chốn làm sáng tên ông, những sáng tác thời sung sức. Hà thành không quên ông, 1 trong 165 người sáng lập Hội Nhà văn VN tháng 4/1957, nơi bàn tay cầm bút từng phải làm thợ đúc thép, thợ cơ khí nhà máy xe lửa Gia Lâm, ăn lương công nhật hơn 10 năm rồi nghỉ, không có bảo hiểm, lương hưu.Nổi nênh, thua thiệt và cay cực chỉ vì định kiến vô lý về chuyện ông vào Nam tìm anh trai nương tựa, khiến Hồ Dzếnh chịu trớ trêu oan uổng, bị "bỏ quên" suốt thời gian dài, ông vẫn nén chịu như đã quen thế, để yêu thương, để khiêm nhường và hy vọng. Nhiều tác phẩm của ông in trong tuyển tập không ghi rõ năm sáng tác, hơi khó khi định giá từng chặng viết. Song hình như điều ấy không quan trọng nữa, tác phẩm của ông đạt độ "phi thời gian" rồi. Tôi đã khóc rất lâu khi trong đêm đọc Cuốn sách không tên. Ông hóa thân vào con trai , viết lại sự tủi nhục khi con mất mẹ; người chồng kiệt sức, kiệt tiền, gặp mụ bán quan tài nanh ác, chỉ chờ thời cơ "chặt chém" không thương tiếc. Ông đành dùng mẹo lừa lấy được cái quan tài về chôn vợ ban đêm, vợ đã chết từ chiều, nằm giúi vào bụi cây vì nhà thương thiếu phòng để xác. "Mẹ tôi nằm ở đó, lãnh đạm trước cuộc oanh tạc, giống một cây củi khô. Chiếc quần đen mỏng rách, áo cánh vận từ hôm bị ốm. Để người chết đỡ tủi, cha tôi cởi chiếc áo cánh ướt trên người, đắp lên người vợ. Cha tôi nghẹn ngào không khóc được. Quan tài ngắn, người chết buộc phải nhét chặt, chân hơi vồng lên, tóc lòi ra ngoài. Rồi vài ngày sẽ bị bật nắp ván". Ngôi mộ vùi sơ sài, không có bia đã bị thất lạc, Hồ Dzếnh không tìm được và con ông, năm 2002 đã cố công, song tất cả bị san phẳng như ngôi mộ đứa con đầu lòng của Hồ Dzếnh mất hơn 1 tuổi - Hà Xuân Nhuệ chôn ở cánh đồng làng, như mộ anh trai cả của ông chết trong cánh rừng gần Lào, anh thứ nằm ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi Sài Gòn (đã thành công viên Lê Văn Tám). Hiện người con duy nhất của ông - Hà Chính đang sống tại tầng 19, chung cư Hòa Phát, 46 phố Vọng, Hà Nội cùng vợ Bùi Minh Hà bằng tuổi, đều là giáo viên dạy toán cấp 3, là bạn học ĐHSP1. Thầy giáo chính rời trường Nguyễn Trãi về hưu, vẫn dạy Bán công Đống Đa, cô giáo Hà từ trường Việt Đức lại dạy Lương Thế Vinh. Họ lưu giữ ảnh, tư liệu, di cảo của người cha yêu kính. Hồ Dzếnh - con người rất mực tử tế, hiền lành, có niềm an ủi duy nhất là sau khi cải táng, được an nghỉ tại khu A, nghĩa trang Văn Điển, nhờ vị lãnh đạo cấp cao (ông Mười Hương) nhìn nhận, giúp đỡ. Thi sĩ nằm bên người vợ kế Hồng Nhật.
Hồ Dzếnh đã viết tận cùng cay đắng, vượt qua mức tả thuật đơn thuần, khiến tôi liên tưởng đến một "Victo Hugo Việt Nam" - nhà văn của những người cùng khổ.
Ông đã đến tận cùng, mà hơn 70 năm trước và ngay giờ đây, vẫn còn sống bằng quan niệm "Cái đẹp nằm trong sự lơ lửng": "Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề/ Đời chỉ đẹp khi còn dang dở".
Niềm tư hương (nhớ cố hương) không lớn bằng tình yêu quê mẹ Việt Nam, nơi ông sinh ra, gắn bó. Đoạn văn đỉnh cao trong truyện Chị Yên (2/1939) đẹp và sâu như bài thơ bất tận, là tình tự dân tộc của Hà Triệu Anh, am tường tiếng Trung, tiếng Pháp, Anh - thi sĩ hai đời lai dòng máu Việt. "Việt Nam, quê hương thứ hai của tôi, còn đẹp lắm, người nước Nam vẫn rất đỗi hiền lành! Đã bao nhiêu lần, cánh mây Xuân ngừng trên quãng đồng đầy hứa hẹn, trên dòng nước sông trong; đã bao nhiêu lần những người đàn nhà quê đau khổ, chua xót, nhưng vẫn bị sống quên lãng trong lũy tre xanh!
Hỡi nước Nam! Tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống và nói thứ tiếng của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt của tôn giáo. Trên dải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công nghiệp của lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa tôi thương yêu".
Bởi còn thức vì hẹn nợ trần gian nên Tuyển tập thơ văn Hồ Dzếnh tuyển chọn (NXB Hội Nhà văn, 8/2012) vẫn đợi người tri kỷ. Các thế hệ công chúng vẫn nhớ ông qua hai bài thơ thành ca từ ca khúc: Chiều (viết năm 1940, được Dương Thiệu Tước phổ nhạc tại Sài Gòn sau hơn 30 năm), Ngập ngừng, với câu đầu Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Tôi thích tên ban đầu của Chiều: Màu cây trong khói, in báo Người Mới (tòa soạn trên phố Hàng Chiếu). Trước đó, Hồ Dzếnh đã in tập truyện hồi ký Người chị dâu tôi (tập san Mùa gặt mới, NXB Tân Việt, phố Hàng Cót, Hà Nội) được Thạch Lam để ý và nhắn Như Phong bảo Hồ Dzếnh đến báo Thời nay nhận thư khen - cơ duyên cho Hồ Dzếnh thăm bậc đàn anh, tại ngôi nhà đơn sơ ven đê Yên Phụ. Số lần gặp ít ỏi, tổng thời gian chỉ vài tiếng, Thạch Lam - bậc thầy tùy bút đã truyền cho Hồ Dzếnh tinh thần của người sáng tạo chân chính. Chính Thạch Lam, vào tháng ngày cuối đời, bệnh phổi không thuốc chữa trị, gày rộc và ốm yếu, đã đọc, góp ý cho tập truyện Chân trời cũ. Bài tựa cho tập truyện này là nét bút cuối cùng của Thạch Lam - nghệ sĩ say mê ngôn ngữ (chữ của Hồ Dzếnh) với cõi đời. Khi người em đến nhà đàn anh lần thứ 6, mang theo tập truyện vừa in, thì "tôi chỉ còn thấy quang cảnh đắng ngắt, một chiếc giường nhỏ trống trơn, chị Thạch Lam lặng lẽ bước ra, đầu vấn khăn tang, nghẹn ngào cho tôi hay, anh đã mất được hơn một tháng".
Nhắc tới Thạch Lam - một trong các nhà văn tôi mến phục nhất, là bởi sự tác động của ông tới Hồ Dzếnh. Hai con người, sinh trưởng, vùng kí ức và miền sáng tạo khác nhau, đều hết lòng vì văn chương, tác phẩm của họ sau bao năm vẫn lay động người đọc. Tình cảm, nỗi xa xót luyến thương, sự mẫn cảm và nhân ái trước bao số phận lam lũ, nhỏ nhoi thể hiện bằng rung động chữ mãnh liệt và tinh tế. Những vẻ đẹp, sự thanh cao thành hy vọng tương lai giữa bao hoài niệm. Không phải với cây bút nào, văn cũng là người, còn Hồ Dzếnh văn - đời nghiệp mệnh. Thơ Hồ Dzếnh trong tập Quê ngoại, Hoa xuân đất Việt (1946) không ấn tượng mạnh bằng văn xuôi. Ngoài tập truyện ngắn Chân trời cũ, ông còn có tiểu thuyết: Cô gái Bình Xuyên; Một chuyện tình 15 năm trước, kịch thơ Đêm lịch sử (một hồi một cảnh), truyện dài Cuốn sách không tên (bắt đầu viết 1978, NXB Văn học 1993), thơ - dịch Nazim Hikmet, các bài ký chân dung. Giọng tự sự trong sáng là chủ đạo, dù "đổi vai", dù giấu mình qua việc tả người khác. Con người giàu tình cảm ấy chứa chất trong óc trong tim từ thơ bé, những quan sát, thu nạp, cảm nhận để rồi, chính sự khắc nghiệt thiếu thốn của số phận bồi đắp cho tâm hồn thi si đầy ắp yêu thương. Văn liệu của ông lấy từ cuộc đời mình, được thể hiện đầy tài hoa, kỹ lưỡng. Ông viết về đớn đau, mất mát như cách chăm chút lại mình khi đã qua bão tố. Trận này rồi trận khác, rút của ông sinh lực, nước mắt, mà Hồ Dzếnh không một lần than trách, bẳn gắt, cay nghiệt. Cuộc đời một người Hoa lai Việt thành chủ lưu mạch văn xuôi Hồ Dzếnh.
Người đàn ông Trung Hoa Hà Kiến Huân từ Quảng Đông sang đất Việt làm ăn, lúc đầu bán thuốc dạo, gặp và lấy cô lái đò Đặng Thị Văn, ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, họ chăm chỉ làm ăn, mở được xưởng gỗ ở đường Hạc Thành, châu Như Xuân.
Hai người có 3 con trai, Hà Triệu Anh sinh năm 1916, là con út. Năm 15 tuổi, Triệu Anh rời làng Đông Bích, xã Hòa Trường (nay là Quảng Trường) lên Hà Nội học tiếp bậc Thành chung, dạy tư, làm công cho các hiệu buôn Hoa kiều. Từ 1937, thơ, truyện, ngắn của ông in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật. Những sáng tác trước 1945 là mảng chính lưu tên Hồ Dzếnh trong lòng bạn đọc. Hồ Dzếnh là phát âm tiếng Quảng Đông từ "Hà Anh". Nếu Lỗ Tấn, người được sống và viết cả đời trên đất nước mình, có truyện ngắn Cố hương, thì nỗi nhớ cội nguồn, dòng máu vẫn tràn ngập những trang văn mang chất thơ của Hồ Dzếnh. Mỗi dòng về mẹ cha, anh trai, chị dâu, chú Nhì, đứa cháu, e Dìn đều đập mạch thiên lương hiền hậu, đặc biệt quan tâm đến thân phận phụ nữ phụ nữ nông thôn. Truyện Người chị dâu tôi (4/1936) , về người chị dâu cả hoài nhớ cố hương tiêu biểu nỗi tư hương ấy: "Công việc gây lại nòi giống Trung Hoa thiêng liêng được anh tôi đảm nhận bằng cách cưới sau bốn năm nghiên bút, một người vợ đặc Tàu... Hai năm sau, chị dâu tôi hoàn toàn thành một người đàn bà quê Việt Nam đặc. Trên cánh đồng rộng rãi của làng Đông Bích, người ta thường thấy cô gái áo chàm in bặt trên nền trời mỗi sáng chăm chỉ và lặng lẽ như dấu hiệu một cuộc sống vâng lời ngu muội". Trái tim đa cảm, nhân hậu còn dành tình thương cho chị Yên: " Thân hình gày nhẳng trái hẳn lại với sức khỏe dai dẳng của chị, bổ hết 5 tạ củi một ngày". Chị được mẹ tác giả mua giá 2 quan vào năm lụt lột lội đói ăn, nhận làm con nuôi. Phận áo ngắn yêu nhau, người xin lấy chị Yên là anh đỏ Phụ. Truyện ngắn Anh đỏ Phụ (10/1941) là mối đồng cảm với tha nhân. Không ít người viết truyện thật lại thấy giả, truyện ngắn của Hồ Dzếnh luôn cho tôi cảm giác là truyện thật mà ông tham dự, chứng kiến trong đời. Nó được viết kỹ, dồn cảm xúc, với phong cách với văn phong tài hoa Anh đỏ Phụ là phận dân đen con của ông Biếm, thầy giáo làng, đã cùng cha sang ăn hỏi chị Yên, ba năm mãn tang cha nuôi sẽ cưới, ngờ đâu, hơn hai năm thì chị bị hại, do chính "cậu tôi cướp đoạt đời con gái", chị Yên phải bỏ làng ra đi. Anh đỏ Phụ đi làm thuê rồi xung làm phu đất đỏ cao su ở Tân Thế Giới, chia tay "tôi" ở ga xe lửa thị xã, vì đau khổ mà đưa đời dân đen vào kiếp phu phen bỏ xác xứ người. "Đêm đó, tôi mong cho con tàu đừng đến, mong anh Phụ đổi ý trở về, nhưng chỉ là mơ ước hờ hão. Anh đỏ Phụ đã lăn tay điểm chỉ rồi. Anh đã giúi vào tay chị gái tờ giấy bạc con còng 5 đồng, nửa số tiền bán đời mình để gửi về phụng dưỡng bố. Tôi ôm ghì lấy anh, khóc nức nở. Một bàn tay chắc nịch kéo ra, ấn anh Phụ và toán phu vào trong toa sắt đen ngòm, cái toa thường ngày vẫn dùng chở súc vật, khóa lại". Truyện Hồ Dzếnh làm người đọc cay mắt, thậm chí khóc ròng, bởi ông viết bằng ngòi bút hòa máu và nước mắt, bởi không phải hư cấu mà chính từ bi kịch đời ông, mất nửa đời lo miếng ăn, long đong khốn đốn. Kháng chiến, ông về lại xứ Thanh, năm 1947, lấy bà Nguyễn Thị Huyền Nhân. Năm 1950, khi con trai mới bốn tháng tuổi, buổi sáng Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ, 5/5 AL), bà Huyền Nhân khi đó 20 tuổi, chỉ vì ăn bát chè đỗ đen phơi sương qua đêm và miếng dưa hấu buổi sáng, chiều phát bệnh tả không có thuốc, qua đời. Bệnh viện tỉnh sơ tán về huyện Triệu Sơn, y học lạc hậu, phòng bệnh, nhà xác đều thiếu. Vợ chết, con khát sữa khóc ngằn ngặt, Hồ Dzếnh gầy lả nuốt nước mắt đi tìm mua quan tài, về chỉ kịp vùi vợ xuống nghĩa trang cùng hai phu khiêng, không bia mộ. Ông đưa con đi "bú thép" (bú nhờ) khắp khu Tư, cảnh mà Vũ Bằng đã thấy và ghi lại.Ông chạy xuống cầu Bố về Hà Nội thì không còn thân thích, lại cõng con vào Sài Gòn, ở đó có anh ruột Hồ Triệu Bích, mở tiệm xe đạp ở đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Năm 1954, ông về Hà Nội, lấy bà Nguyễn Thị Hồng Nhật (cùng tuổi, góa chồng, có một con trai riêng) và sống ở tầng trệt nhà 26B phố Huế, sau lại bị Nhà nước lấy mặt tiền và đẩy lên gác. Năm 1978, gia đình ông chuyển sang nhà 80 Hàng Mã - nơi ông mất mù Thu năm 1991, do xuất huyết dạ dày, viêm thận. Bà từng có thai nhưng bị chết lưu, phải cắt dạ con, nên họ không có con chung. Đứa con duy nhất của ông, chỉ có Hà Chính và ông Hà Chính cũng chỉ có con duy nhất Hà Quang (SN 1984), đại học xong, đã đi làm định cư Hannover, Đức. Cháu đích tôn của thi sĩ vẫn tiếp phận tha hương, dù sướng hơn ông nội nhiều lần. Tháng 7/1953, là phóng viên báo Thần chung ở Sài Gòn, Hồ Dzếnh được cử qua Nhật bằng tàu biển, đi 2 tháng, để viết về nước Nhật khôi phục sau Thế chiến 2; khi về, ông ghé Hồng Kông - đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên và duy nhất của thi sĩ. Cuộc đời lênh đênh, nhưng định mệnh đưa thi sĩ họ Hà gắn bó Hà thành đến lúc qua đời. Hà thành, chốn làm sáng tên ông, những sáng tác thời sung sức. Hà thành không quên ông, 1 trong 165 người sáng lập Hội Nhà văn VN tháng 4/1957, nơi bàn tay cầm bút từng phải làm thợ đúc thép, thợ cơ khí nhà máy xe lửa Gia Lâm, ăn lương công nhật hơn 10 năm rồi nghỉ, không có bảo hiểm, lương hưu.Nổi nênh, thua thiệt và cay cực chỉ vì định kiến vô lý về chuyện ông vào Nam tìm anh trai nương tựa, khiến Hồ Dzếnh chịu trớ trêu oan uổng, bị "bỏ quên" suốt thời gian dài, ông vẫn nén chịu như đã quen thế, để yêu thương, để khiêm nhường và hy vọng. Nhiều tác phẩm của ông in trong tuyển tập không ghi rõ năm sáng tác, hơi khó khi định giá từng chặng viết. Song hình như điều ấy không quan trọng nữa, tác phẩm của ông đạt độ "phi thời gian" rồi. Tôi đã khóc rất lâu khi trong đêm đọc Cuốn sách không tên. Ông hóa thân vào con trai , viết lại sự tủi nhục khi con mất mẹ; người chồng kiệt sức, kiệt tiền, gặp mụ bán quan tài nanh ác, chỉ chờ thời cơ "chặt chém" không thương tiếc. Ông đành dùng mẹo lừa lấy được cái quan tài về chôn vợ ban đêm, vợ đã chết từ chiều, nằm giúi vào bụi cây vì nhà thương thiếu phòng để xác. "Mẹ tôi nằm ở đó, lãnh đạm trước cuộc oanh tạc, giống một cây củi khô. Chiếc quần đen mỏng rách, áo cánh vận từ hôm bị ốm. Để người chết đỡ tủi, cha tôi cởi chiếc áo cánh ướt trên người, đắp lên người vợ. Cha tôi nghẹn ngào không khóc được. Quan tài ngắn, người chết buộc phải nhét chặt, chân hơi vồng lên, tóc lòi ra ngoài. Rồi vài ngày sẽ bị bật nắp ván". Ngôi mộ vùi sơ sài, không có bia đã bị thất lạc, Hồ Dzếnh không tìm được và con ông, năm 2002 đã cố công, song tất cả bị san phẳng như ngôi mộ đứa con đầu lòng của Hồ Dzếnh mất hơn 1 tuổi - Hà Xuân Nhuệ chôn ở cánh đồng làng, như mộ anh trai cả của ông chết trong cánh rừng gần Lào, anh thứ nằm ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi Sài Gòn (đã thành công viên Lê Văn Tám). Hiện người con duy nhất của ông - Hà Chính đang sống tại tầng 19, chung cư Hòa Phát, 46 phố Vọng, Hà Nội cùng vợ Bùi Minh Hà bằng tuổi, đều là giáo viên dạy toán cấp 3, là bạn học ĐHSP1. Thầy giáo chính rời trường Nguyễn Trãi về hưu, vẫn dạy Bán công Đống Đa, cô giáo Hà từ trường Việt Đức lại dạy Lương Thế Vinh. Họ lưu giữ ảnh, tư liệu, di cảo của người cha yêu kính. Hồ Dzếnh - con người rất mực tử tế, hiền lành, có niềm an ủi duy nhất là sau khi cải táng, được an nghỉ tại khu A, nghĩa trang Văn Điển, nhờ vị lãnh đạo cấp cao (ông Mười Hương) nhìn nhận, giúp đỡ. Thi sĩ nằm bên người vợ kế Hồng Nhật.
Hồ Dzếnh đã viết tận cùng cay đắng, vượt qua mức tả thuật đơn thuần, khiến tôi liên tưởng đến một "Victo Hugo Việt Nam" - nhà văn của những người cùng khổ.
Ông đã đến tận cùng, mà hơn 70 năm trước và ngay giờ đây, vẫn còn sống bằng quan niệm "Cái đẹp nằm trong sự lơ lửng": "Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề/ Đời chỉ đẹp khi còn dang dở".
Niềm tư hương (nhớ cố hương) không lớn bằng tình yêu quê mẹ Việt Nam, nơi ông sinh ra, gắn bó. Đoạn văn đỉnh cao trong truyện Chị Yên (2/1939) đẹp và sâu như bài thơ bất tận, là tình tự dân tộc của Hà Triệu Anh, am tường tiếng Trung, tiếng Pháp, Anh - thi sĩ hai đời lai dòng máu Việt. "Việt Nam, quê hương thứ hai của tôi, còn đẹp lắm, người nước Nam vẫn rất đỗi hiền lành! Đã bao nhiêu lần, cánh mây Xuân ngừng trên quãng đồng đầy hứa hẹn, trên dòng nước sông trong; đã bao nhiêu lần những người đàn nhà quê đau khổ, chua xót, nhưng vẫn bị sống quên lãng trong lũy tre xanh!
Hỡi nước Nam! Tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống và nói thứ tiếng của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt của tôn giáo. Trên dải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công nghiệp của lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa tôi thương yêu".
Vi Thùy Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét