Nhà thơ Vương Trọng với bài thơ nhớ mẹ
Nhà thơ Vương Trọng - người con của Đô Lương xứ Nghệ.
Ông có nhiều bài thơ cảm động viết về những người phụ nữ ruột thịt và gần gụi
trong gia đình. Trong những bài thơ đó có bài "Khóc giữa chiêm bao"
nhà thơ viết về người mẹ kính yêu của mình đã khuất núi từ nhiều năm nay.
Ông kể với tôi về xuất xứ của bài thơ này: Đó là một đêm ở Hà
Nội nhà thơ nằm mơ thấy mẹ mình. Đây là giấc mơ thường có với ông khi nghĩ về mẹ.
Lạ lùng là trong giấc mơ nào cũng vậy bao giờ ông cũng mơ về những tháng năm khốn
khó của gia đình.
Những năm mà cuộc sống của anh em ông đè trên đôi vai gánh gồng
của mẹ. Ông thường khóc trong giấc mơ gặp mẹ. Giấc mơ là kí ức hiện về sau nỗi
nhớ. Nó là vầng huyền ảo kỳ diệu của cảm xúc. Đấy là những ký ức cốt nhục khó
có thể quên nhưng lại không thể hiện hữu.
Mơ gặp mẹ khi tỉnh dậy biết là mẹ đã đi xa lâu rồi mà tâm hồn
con vẫn bổi hổi bao nỗi nhớ thương. Lúc ấy người làm thơ đã khóc. Đúng ra là đứa
con trai đã khóc khi gặp lại mẹ mình. Những giọt nước mắt hiếu thảo trong một
đêm Hà Nội vào năm 1988 cách đây hơn hai mươi năm ấy đã thao thức với Vương Trọng
để cùng ông hiện lên những dòng chữ cảm động này:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt đường đê sụt lở,
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt đường đê sụt lở,
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn,
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề,
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.
Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng,
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.
Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng,
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Con lang thang vất vưởng giữa đời thường,
Đâu cũng sống không đâu thành quê được.
Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,
Con ít về từ ngày mẹ ra đi.
Đâu cũng sống không đâu thành quê được.
Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,
Con ít về từ ngày mẹ ra đi.
Đêm tha hương con tìm lại những gì
Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.
Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.
Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.
Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.
Đây là toàn văn bài thơ "Khóc giữa chiêm bao" của
nhà thơ Vương Trọng tôi xin phép được chép lại toàn bộ để bạn đọc thưởng thức
và cùng suy ngẫm. Bài thơ của riêng ông cũng là tình cảm chung nhiều người.
Nhà thơ Vương Trọng tâm sự với tôi rằng có rất nhiều nhà thơ
viết thơ về mẹ. Họ dễ thành công khi viết về hình tượng người mẹ công dân, người
mẹ đất nước. Trong những nhà thơ thành công viết về người mẹ công dân, người mẹ
của đất nước ấy có nhà thơ Tố Hữu. Tôi nhớ tới những vần thơ của bài thơ
"Bầm ơi" của Tố Hữu qua lời ông nói:
Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/
Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi/ Con ra tiền tuyến
xa xôi/ Yêu bầm, yêu nước, cả đôi mẹ hiền/ Nhớ thương con bầm yên tâm nhé/ Bầm
của con mẹ Vệ quốc quân…
Có lẽ không nhà thơ nào là không có thơ về mẹ. Mẹ của mọi người
và mẹ của mình. Trước ngày mẹ mất Vương Trọng đã có thơ về mẹ, sau ngày mẹ mất
ông vẫn viết thơ về mẹ nhưng phải đợi đến nhiều năm sau, năm 1988 nhà thơ mới bật
lên được thi khúc khóc mẹ thấm lòng này.
Theo ông có chuyện khó như vậy bởi mẹ mình là cái gì quá thân
thương, quá gắn bó với mình. Có ai gần gũi với mẹ hơn con. Có ai thương con hơn
mẹ. Mẹ thật vĩ đại, niềm vĩ đại cốt nhục trong mỗi đứa con. Cảm nhận về sự khôn
cùng ấy thì dễ nhưng thể hiện được nó ra bằng chữ bằng lời không dễ.
Nhiều khi ta viết về mẹ mà cảm thấy chưa thật vừa lòng về những
điều ta viết ra. Nỗi niềm đó là của Vương Trọng cũng là nỗi niềm của nhiều người
làm thơ khác.
Tôi cũng đã nhiều lần như Vương Trọng khóc trong mơ mỗi buổi
mẹ về và từng thốt lên bằng thơ về tấm lòng mình với mẹ:
Ai lấp nổi khoảng đời thiếu mẹ/ Tôi xin dâng núi bạc biển
vàng/ Ai bù nổi khoảng đời không mẹ/ Tôi xin đền bằng tháng bằng năm
Nước mắt của những đứa con mồ côi khi mẹ mất đều có chung vị
mặn như nhau. Không hẹn mà gặp. Nhà thơ Vương Trọng đã nói giúp tôi và nhiều
người khác niềm đau đáu này.
Giọt nước mắt trong mơ của Vương Trọng, giấc mơ thì sẽ tan đi
nhưng nước mắt theo nhà thơ lại là thật, lại là một hiện thực khắc nghiệt của
tình cảm, một sự mất mát không sao có thể tìm lại được của người con. Vương Trọng
đã khóc trong mơ khi gặp mẹ. Ông khóc khi đã cao niên. Giọt nước mắt nhớ thương
mẹ không có tuổi tác.
Tôi cũng vậy. Vẫn luôn luôn bàng hoàng sau mỗi giấc mơ khi gặp
mẹ cho dù bây giờ trên đầu đã hai thứ tóc. Nhiều người gặp tôi, kể cả những người
chẳng làm thơ bao giờ vẫn hay thổn thức câu "Thương quá, đêm qua mình lại
mơ thấy mẹ!". Thưa mẹ, người mẹ kính yêu của tôi đang yên nghỉ giữa cánh đồng
làng Nủa Chợ Hữu Bằng và thưa tất cả mọi người, với mẹ của mình chúng ta mãi
còn bé bỏng, trẻ dại.
Thật hạnh phúc cho những ai còn mẹ và quá đỗi thiệt thòi cho
những ai đã mất mẹ. Nhưng luật Trời đã định rồi. Làm sao qua khỏi ngưỡng của vận
mệnh. Mẹ chẳng thể sống mãi và ở mãi với ta. Từ nay mất mẹ biết bao giờ tìm. Ta
chỉ còn gặp lại được mẹ trong mơ. Xa xót vậy làm sao không thể không khóc được!
Nhà thơ Vương Trọng đã cho tôi sự đồng cảm hiếu đễ khi đọc
bài khóc mẹ giữa chiêm bao của ông. Bài thơ về nước mắt nhưng thấm đậm nghĩa
tình. Giọt nước mắt ấy không thể làm chúng ta mộng mị mà chỉ có khắc sâu thêm nỗi
thương nhớ mẹ một đời vất vả nuôi ta để ta được sống tốt hơn như những điều mẹ
mong muốn.
Tôi cũng không thể quên được chi tiết xúc động này của gia
đình ông với mẹ. Nhà thơ Vương Đình Trâm anh trai ruột của Vương Trọng đã khắc
bài thơ của em mình vào đá trắng và đặt bên mộ mẹ. Mộ của thân mẫu nhà thơ ở
trên núi Quỳ Sơn.
Tấm bia tạc thơ về mẹ của đứa con hiếu thảo đặt bên phía tay
phải chỗ mẹ nằm. Nơi này khi nhìn xuống thấy dòng sông Lam chảy miên man về biển
khiến ta nhớ tới câu ca dao "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra!".
Và khi ngước lên trong độ cao của một trăm mét núi nơi mẹ yên
nghỉ ta nhận ra mẹ của nhà thơ được tạc bằng chữ nghĩa của người con trai đã
thành đạt trong cuộc sống và gia đình vẫn khôn nguôi nhớ về những ngày mẹ tảo tần
nuôi các con thuở còn nhiều khốn khó.
Mẹ là Phúc Thần của mỗi đời con!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét