Dấu ấn Huế trong văn học nghệ thuật
Cái mơ hồ bay bổng trong câu hò câu hát ở Huế xưa ẩn chứa một cái
gì bí ẩn trong tâm hồn người dân xứ Huế. Cùng với con sông Hương và nét đẹp của
người con gái Huế, cái bí ẩn của Huế tạo cho Huế trở thành xứ thơ Việt Nam.
Trước tiên xin đề cập đến kiến trúc. Kiến trúc Huế là kiến trúc chắt
lọc những tinh túy của kiến trúc Ðại Việt và kiến trúc Chăm-pa. Bộ mái với những
đầu đao cong nặng nề mất cân đối với thân và đài của miền Bắc được vuốt thẳng,
điều chỉnh cho bộ mái tỷ lệ với thân và đài (của ngôi nhà). Kích thước của Ngọ
Môn, Hiển Lâm Các khớp với tỷ lệ vàng. Bộ mái của kiến trúc Huế trông nhỏ nhưng
vào bên trong thấy nhà rất rộng. Các nhà lại được nối với nhau bằng “vỏ cua”
(trùng hiềm điệp ốc) để có đủ diện tích cần dùng. Bộ mái với những đường nét thẳng
liên tưởng đến các mái tháp Chăm. Kiến trúc Huế không những tỷ lệ với chính nó
mà còn phải hài hòa với địa hình, với phong cảnh chung quanh và với kích thước
của chính người Việt Nam tạo dựng ra kiến trúc. Ðó là một đặc điểm trái ngược với
sự đồ sộ của kiến trúc Trung Hoa (ví dụ kiến trúc Thập tam lăng). Mẫu mực của sự
hài hòa này là kiến trúc lăng Tự Ðức. Người ta thích đi tham quan lăng Tự Ðức
nhiều lần vì thấy những gì con người xây dựng ở ngôi lăng này như con voi, con
ngựa và ông quan đều gần gũi với con người Á Đông. Bước qua thế kỷ XXI, thế giới
rất quan tâm đến kiến trúc phong cảnh. Bởi thế người ta rất bất ngờ khi tìm thấy
từ thế kỷ XIX ở Huế đã có kiến trúc phong cảnh khá hoàn chỉnh rồi. Cái yếu tố
đó đã làm cho văn hóa Huế “luôn luôn mới”- như UNESCO đã từng ca ngợi.
Nghệ thuật gần gũi với kiến trúc là mỹ thuật nói chung và hội hoạ
nói riêng. Trong thiên nhiên có 3 màu là đỏ vàng xanh, dùng ba màu đó con người
hòa thêm được 4 màu là cam, lục, chàm, tím làm thành 7 màu căn bản. Với bảy màu
đó các nghệ sĩ đã tạo ra một rừng màu sắc mênh mông. Trong cái rừng màu sắc đó
được chia thành hai loại màu: màu nóng và màu mát (ton chaud và ton froid). Người
xứ lạnh thì thích màu nóng cho ấm, người xứ nóng thích dùng lạnh cho mát. Người
Huế ở vào cái chỗ bản lề của hai vùng văn hóa Nam Bắc (Indo và Chine) nên họ
không thể thích màu nóng hay màu mát mà phải chọn một màu hòa thành từ hai màu
nóng và màu lạnh kia. Ðó là màu tím hòa từ màu đỏ (nóng) và màu xanh (mát). Màu
tím Huế ra đời từ trong sâu thẳm của ý thức người Huế. Nhưng mà màu tím chưa tạo
thành mỹ thuật. Cái thuật làm cho màu tím trở nên đẹp là màu tím đó phải khoát
lên thân người con gái Huế tha thước bên dòng sông Hương trong xanh.
“Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang, tôi gặp một tà áo tím…”
(Trích lời nhạc phẩm Tà áo tím của Hoàng Nguyên)
Màu áo tím và nước sông xanh tạo thành một hiệu lực tương phản
(effet contrastant) làm rung động tơ lòng của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Cho nên mỹ
thuật cũng là cái thuật tìm những màu sắc đặt cạnh nhau. Các nghệ nhân ghép
sành sứ (mosáque) làm lăng vua Khải Ðịnh là những bậc thầy trong việc tìm đặt
những màu sắc cạnh nhau hài hòa và đẹp. Cách chọn lựa các màu đặt cạnh nhau thể
hiện tình cảm của người nghệ sĩ, của các nghệ sĩ cùng có chung một bản sắc văn
hoá. Hoạ sĩ Phạm Ðăng Trí – cháu bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng, tốt nghiệp trường Mỹ
thuật Ðông Dương, qua nghiên cứu Pháp lam ở Huế, ông đã tìm được cặp màu đẹp nhất
của Huế. Ðó là cặp màu CHÀM VÀNG. Hai màu chàm – vàng là hai màu nguyên ủy
gốc của hai dân tộc Chăm-pa (Chàm) và Việt (Vàng). Cặp Chàm – Vàng cũng là màu
dành cho các sư sãi của hàng trăm ngôi chùa Phật ở Nam sông Hương (Chàm cũng gọi
là Lam) và màu vua chúa Nguyễn ở bờ bắc sông Hương (vàng).
Phạm Ðăng Trí vừa là họa sĩ, vừa là nhà nghiên cứu mỹ thuật Huế nên trong tranh hiện đại của ông thể hiện màu sắc Huế rất rõ nét. Khi xem triển lãm chung, người sành điệu chỉ cần xem cách sử dụng màu sắc mà không cần xem tên tác giả họ cũng có thể tìm được đúng tranh của Phạm Ðăng Trí. Phạm Ðăng Trí là bậc thầy sử dụng màu sắc Huế cho nên nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật xem Phạm Ðăng Trí là một trong những người đứng đầu giới họa sĩ Huế thế kỷ XX.
Phạm Ðăng Trí vừa là họa sĩ, vừa là nhà nghiên cứu mỹ thuật Huế nên trong tranh hiện đại của ông thể hiện màu sắc Huế rất rõ nét. Khi xem triển lãm chung, người sành điệu chỉ cần xem cách sử dụng màu sắc mà không cần xem tên tác giả họ cũng có thể tìm được đúng tranh của Phạm Ðăng Trí. Phạm Ðăng Trí là bậc thầy sử dụng màu sắc Huế cho nên nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật xem Phạm Ðăng Trí là một trong những người đứng đầu giới họa sĩ Huế thế kỷ XX.
Cái yếu tố Bắc Nam, Chàm Việt rõ nét nhất có thể tìm thấy dễ dàng nhất
trong ca nhạc truyền thống Huế. Trong bất cứ một chương trình ca Huế nào cũng
thường bắt đầu bằng những làn điệu Bắc vui tươi, mạnh mẽ như Cổ bản, Kim tiền,
Xuân phong, Long hổ, Tứ đại cảnh, Hành vân …rồi dần dần nhập vào các làn điệu
Nam da diết sâu lắng như Nam bình, Nam ai, hay Ai giang nam. Ðể chuyển mạch giữa
hai làn điệu Bắc (hay Khách) vui tươi và Nam thường có những bài hơi Xuân như
Nam xuân thoang thoảng không vui không buồn.
Ca Huế là sản phẩm của giọng Huế. Các nhà nghiên cứu cho rằng có 4
giọng hát chính: Giọng óc, giọng cổ, giọng ngực và giọng bụng. Tiếng Huế thuộc
giọng cổ ở giữa. Qua nghiên cứu các điệu hò ở Huế, hồi trước Cách mạng Tháng
8/1945, một khám phá của nhạc sĩ Phạm Duy cho biết “nhạc Huế thuộc âm giai ngũ
cung lơ lớ, khác hẵn với âm giai điều hòa (gamme tempérée) của Âu Tây và âm
giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc“. Các cung bực của hò Huế (hay ca Huế)
có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bậc trong âm giai Âu
Tây hay âm giai miền Bắc. Các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Phạm Ðình Chương, Phạm
Duy… đã vận dụng các âm giai ngũ cung lơ lớ của Huế mà soạn nên các nhạc phẩm bất
hủ như Ðêm Tàn Bến Ngự; Tiếng Sông Hương, Nước Non Ngàn Dặm… Dù lời nhạc có đề
cập đến các địa danh ở Huế hay không, mỗi lần nghe tiếng các bài ca ấy ngân lên
mọi người đều biết đó là âm nhạc Huế. Cái chất lơ lớ của âm giai ngũ cung ở Huế
(theo Phạm Duy) tạo cho các câu hò câu hát của Huế có không khí mơ hồ bay bổng
giống như âm nhạc Chiêm Thành hay xa hơn nữa là của Ấn Ðộ.
Xuân Diệu đến Huế học chỉ có một năm thôi (1936-1937) nhưng vì anh
mê ca nhạc Huế, anh bị thanh âm của ca nhạc Huế mê hoặc và anh đã viết nên nhiều
tuyệt tác thơ. Nhà thơ Huy Cận tri âm tri kỷ của Xuân Diệu kể rằng: “Anh
Xuân Diệu rất mê ca nhạc Huế, và anh biết hát (hát khá hay) hầu hết các bài ca
Huế từ Nam ai, Nam bằng, Tứ đại cảnh, Cổ bản đến Phú lục, Lưu thủy, Kim tiền,
Bình bán, Phẩm tiết… đến các điệu hò Mái nhì, Mái đẫy. . . Lúc tôi mới kết bạn
với Xuân Diệu (1936), một cái thú của tôi là nghe anh hát Huế,… Việc anh thuộc
ca nhạc Huế có ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của thơ anh, chính anh cũng nhận
rõ thế”.
Chứng minh cho những tâm tình của Huy Cận về Xuân Diệu, tôi xin
trích bài Nguyệt Cầm của Xuân Diệu sau đây:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!
Ðàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!
Ðàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh,
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình,
Vì nghe nương-tử trong câu hát
Ðã chết đêm rằm theo nước xanh.
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình,
Vì nghe nương-tử trong câu hát
Ðã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;
Ðàn ghê như nước, lạnh, trời ơi.
Long-lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
Ðàn ghê như nước, lạnh, trời ơi.
Long-lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê;
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
(Ngày nay)
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
(Ngày nay)
Câu thơ kết thúc bài thơ: “Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”. Âm nhạc
là chiếc phi thuyền chuyển tải cái sầu vạn cổ của người dân xứ Huế lên đến tận
sao Khuê. Cái chất “sầu” rất dễ chạm vào tâm hồn của các nhà thơ xứ Huế. Trước
đó một trăm năm, người đồng hương của Xuân Diệu là Tố Như đã đến Huế làm quan
và cũng đã thấy :
Hương Giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu
(Sông Hương trăng một mảnh/ muôn đời chung mối sầu).
(Sông Hương trăng một mảnh/ muôn đời chung mối sầu).
Cái sầu đó đã ăn sâu vào trong hơi thở của người dân xứ Huế. Tố Hữu
đã viết rất đúng:
“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
À ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường”.
Mái nhì man mác nước sông Hương
À ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường”.
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
Cái sầu trong tâm hồn Huế rất đa dạng. Có thể sầu về thân phận làm
người như “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm“. Sầu về cuộc đời như “Củi một
cành khô lạc mấy dòng“. Sầu vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm…Mùa đông thiếu áo,
mùa hè thiếu ăn” (Phạm Ðình Chương). Cũng có thể sầu vì nỗi nhớ nước như thi
ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị:
“Trước Bến Văn Lâu
Ai ngồi?/ Ai câu?/ Ai sầu?/ Ai thảm?
Ai thương?/ Ai cảm?/ Ai nhớ?/ Ai mong?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Ðưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non!”
Ai ngồi?/ Ai câu?/ Ai sầu?/ Ai thảm?
Ai thương?/ Ai cảm?/ Ai nhớ?/ Ai mong?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Ðưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non!”
Một đoạn thơ với toàn dấu hỏi (?). Các câu trả lời tác giả dành cho
người đọc. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi giai đoạn lịch sử có các câu trả lời
riêng. Với hào khí của miền Bắc, Chu Thần Cao Bá Quát nhìn sông Hương với con mắt
mạnh mẽ khác thường:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên
(Con sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh).
(Con sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh).
Bản sắc văn hóa Huế trong thi ca như thế đó. Vừa sâu lắng mang tính
siêu hình và vừa dữ dội mang tính cách mạng của đời thường. Hai cái tính ấy xem
như trái ngược nhau nhưng luôn luôn đi với nhau giống như một câu đối. Không ai
treo một vế đối nên không ai có thể nói Huế là thâm trầm sâu lắng hay Huế là dữ
dội cách mạng. Huế là một đôi: sâu lắng và dữ dội. Huế bây giờ tựa bao giờ
như Bùi Giáng viết:
”Dạ thưa xứ Huế bây giờ,
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.”
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.”
Huế vẫn thế, vẫn cái phong cách của một vùng văn hóa đã được định
hình. Tuy nhiên, Huế cũng như sông Hương: sông Hương ngày thường của thơ nhạc,
của “Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng, Cô gái Kim Long yểu điệu chèo” (Nam
Trân) và sông Hương mùa lũ của mất mát, đau thương, đói khổ. Dù mỗi năm chỉ xảy
ra vài ba lần nhưng trong lòng người Huế vẫn luôn mang nặng một con sông mùa
lũ, đặc biệt là mùa lũ 1904, 1953 và 1999 vừa qua. “Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông
Hương” nhưng dưới chân núi Ngự, trên mặt nước sông Hương đã không thể nào phai
nhạt những sự kiện lịch sử mà không nơi nào có được.
Nguyễn Đắc Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét