Kiệt tác Đường thi: Nếu bể dâu cuộc đời
không làm ta nghiêng
ngả,
Chúng ta thử mở những cánh muốt tầng ngoài của bông sen quý
mà Sầm Tham đã tặng cho nhân loại từ thế kỷ thứ VIII - Sơn phòng Xuân sự - một
bài thơ trường thọ trên ngàn năm, để thấy người xưa sáng tác văn học từ trí huệ,
từ một cảnh giới rất cao và từ bi với vạn sự vạn vật…
Nguyên tác tiếng Hán:
山房春事其二
岑參
梁園日暮亂飛鴉,
极目蕭條三兩家。
庭樹不知人去盡,
春來還 發舊時花。
SƠN PHÒNG XUÂN SỰ (KỲ 2)
Lương viên nhật mộ loạn phi nha,
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Trời tối, vườn Lương quạ dập dìu
Nhà xa mấy nóc cảnh đìu hiu
Cây sân chẳng biết người đi hết
Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
Đọc những kiệt tác Đường Thi, tôi luôn có cảm giác rằng người xưa sống trong cảnh giới khác với chúng ta hôm nay.
Lương viên nhật mộ loạn phi nha,
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Trời tối, vườn Lương quạ dập dìu
Nhà xa mấy nóc cảnh đìu hiu
Cây sân chẳng biết người đi hết
Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
Đọc những kiệt tác Đường Thi, tôi luôn có cảm giác rằng người xưa sống trong cảnh giới khác với chúng ta hôm nay.
Người xưa sáng tác văn học từ trí huệ, từ một cảnh giới rất
cao.
Người xưa có thể không vào chùa hay Đạo viện, nhưng dù ở
trong nhà hay đến trường học thì đều “khắc kỷ phục lễ”; đều phải “tịnh tâm điều
tức”.
Người xưa sáng tác văn học từ trí huệ, từ một cảnh giới rất
cao. Vậy chúng ta hôm nay muốn đồng hưởng các tác phẩm của họ, chắc trong cách
tiếp cận cũng phải đồng cảm, đồng điệu.
Thử mở những cánh muốt tầng ngoài của bông sen quý mà Sầm
Tham đã tặng cho nhân loại từ thế kỷ thứ VIII – Một bài thơ trường thọ trên
ngàn năm.
Trước hết, là tên tác phẩm.
Tác giả không viết “Sơn phòng xuân cảnh” mà lại dùng chữ “SỰ”
tức là những sự kiện, sự việc có thể kể ra.
Đọc bài thơ, ta thấy tác giả thuần túy tả cảnh. Nhưng “xuân sự”
chính là câu chuyện phía sau những bức tranh xuân; “sơn phòng” là căn phòng của
ngôi nhà cất trên triền núi như là một biệt thự ngày nay.
Các vương gia quý tộc xưa thường rảnh rỗi, rời chính sự về
đây ngắm cảnh, hưởng nhàn. Vì thế, có thể dịch: “Những sự việc của mùa xuân xảy
ra khi ở trong căn phòng ngôi nhà trên núi“.
Sơn phòng xuân cảnh - ngôi nhà trên núi
có thể ngắm được cả trời
xuân
Mùa xuân với hoa cỏ; căn phòng trên núi cao nơi vắng bóng người,
lại ở trên cao để nhìn toàn cảnh bức tranh xuân; rất dễ gợi hứng thú để thi
nhân cho ra những bài thơ có thần.
Có người xác định rằng: Bài thơ này tả cảnh sơn phòng,
“biệt thự nghỉ mát” ngày xưa của Lương Hiếu Vương sau hơn 500 năm, vào đời Đường,
sau 8 năm chiến tranh loạn lạc của loạn An Lộc Sơn, dân cư sơ tán, cảnh trí
tiêu điều.
Mùa thu năm Khai Nguyên thứ 29 (741), Sầm Tham từ Khuông
Thành dọn về Đại Lương. Mùa xuân năm sau, dạo chơi ở Lương Viên và làm bài thơ
này. Cụ thể hơn nữa, người ta nói “sơn phòng” ở đây là một phòng trong sơn
trang nhiều phòng của Sĩ Đại Phu, người bạn đương thời của tác giả.
Câu 1: “Lương viên nhật mộ loạn phi nha” – Trời tối, vườn
Lương quạ dập dìu
Hai chữ đầu chỉ là một địa danh. “LƯƠNG VIÊN” là khu vườn nghỉ mát, hưởng nhàn, hưởng lạc, của Lương Hiếu Vương Lưu Võ đời Tây Hán dựng nên, còn có tên là Thố Viên 兔园, và tục danh là Trúc Viên 竹园. Vườn rất lớn, chu vi hơn 300 dặm, tọa lạc tại phía đông của Thương Khâu huyện, thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay.
Hai chữ đầu chỉ là một địa danh. “LƯƠNG VIÊN” là khu vườn nghỉ mát, hưởng nhàn, hưởng lạc, của Lương Hiếu Vương Lưu Võ đời Tây Hán dựng nên, còn có tên là Thố Viên 兔园, và tục danh là Trúc Viên 竹园. Vườn rất lớn, chu vi hơn 300 dặm, tọa lạc tại phía đông của Thương Khâu huyện, thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay.
Trong vườn có Bách Linh Sơn, Lạc Viên Nham, Thê Long Tụ, Nhạn
Trì, Hạc Châu… Tòa ngang dãy dọc, kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú khắp nơi.
Lương Hiếu Vương từng thiết tiệc lớn nơi này, tất cả danh tài đương thời như Tư
Mã Tương Như… đều được mời đến, nhằm lúc mùa xuân, hoa thơm cỏ biếc, tài tử
giai nhân hội tụ, ngựa xe như nước, áo quần như nen… Phồn hoa nhất thời không
đâu sánh kịp.
Lương Viên - hệt như chốn bồng lai tiên cảnh
Sẽ là dài dòng nhưng rất cần thiết khi chúng ta phải quay về với lịch sử đầy biến
động và dài dằng dặc của nhà Hán. Nói tới thời Tây Hán không thể không biết đến
Lương (梁) Vương Lưu Võ (劉武) là nhân vật quan trọng đầu nhà Hán.
Là em đồng sinh của Hán Cảnh Đế, Lương Vương Võ thuộc thành
phần thân thích nhất và đáng tin cậy nhất. Với đất đai bao gồm cả Lương và Hoài
dương cũ, Lương trở thành một trong những nước chư hầu lớn nhất, làm bình phong
che chắn mặt đông và đông nam cho nhà Hán.
Khi dẹp loạn bảy nước, Lưu Vũ lập được công to, được tăng
thêm phong ấp, mở rộng phía bắc đến Thái Sơn, tây tới Cao Dương, tổng cộng hơn
40 thành, trở thành chư hầu có lãnh thổ lớn nhất lúc đó.
Lưu Vũ được trọng dụng, lại có Đậu Thái hậu che chở, nên ra sức làm nhiều điều trái phép tắc. Ông tự ý đặt phép tắc cho Lương Quốc, xây vườn Đông Uyển rộng hơn 300 dặm, xây dựng lại cung thất, quy mô hơn cả triều đình. Sau đó lại chiêu mộ nhiều binh mã vào việc riêng, đặt quan chức nhiều quá quy định dành cho vua chư hầu, mỗi lần đi săn bắn đều tiếm nghi vệ thiên tử.
Lưu Vũ được trọng dụng, lại có Đậu Thái hậu che chở, nên ra sức làm nhiều điều trái phép tắc. Ông tự ý đặt phép tắc cho Lương Quốc, xây vườn Đông Uyển rộng hơn 300 dặm, xây dựng lại cung thất, quy mô hơn cả triều đình. Sau đó lại chiêu mộ nhiều binh mã vào việc riêng, đặt quan chức nhiều quá quy định dành cho vua chư hầu, mỗi lần đi săn bắn đều tiếm nghi vệ thiên tử.
Ông còn chiêu mộ nhiều văn sĩ võ tướng khắp các nơi về phục vụ
cho mình như Dương Thắng (羊胜), Công Tôn Quỷ (羊胜), Trâu Dương (邹阳)… Công Tôn Quỷ có nhiều tà kế, được
Lưu Vũ sủng ái, phong làm Công Tôn Tướng quân. Sau đó, Lưu Vũ còn sai chế tạo
ra hàng vạn binh khí cung nỏ, thu nhiều vàng bạc vào phủ khố, thành ra trong phủ
khố có hơn vạn tiền, châu ngọc nhiều như kho trong kinh thành.
Sự phồn hoa không khác gì một giang sơn thu nhỏ của Lưu Vũ
Tháng 10 năm 150 TCN, Lương vương Lưu Vũ vào triều. Hán Cảnh Đế nghênh đóng ở Quan
Hạ. Cảnh Đế muốn lưu ông lại kinh, lấy lý do để chăm lo cho thái hậu.
Lưu Vũ lại được đi săn cùng Cảnh Đế, các quan viên ông dẫn
theo từ nước Lương, từ Thị trung, Lang trung khi vào kinh đều được tự do ra vào
Thiên tử môn, chẳng khác gì hoạn quan trong triều. Nhân vật này nổi tiếng đến mức
mà, sau 500 năm, Đường Cao Tổ nhận xét: “Tuy là thần tử nhưng không khác
gì thiên tử”.
Xin dẫn ra đây một chú dẫn nữa khi giải thích hai chữ “Lương viên”: “Sách Tây Kinh Tạp Ký: Lương Hiếu Vương là con thứ vua Lương Vũ Đế mở vườn Đông Uyển ở trong thành Thư Dương chu vi hàng mấy dặm, để làm chỗ chiêu tập hào kiệt bốn phương, và những người du thuyết trong thiên hạ. Lương thường cùng tân khách và cung nhân hội yến trong vườn, rồi thả thuyền câu cá ở trên ao. Đời sau gọi vườn Đông Uyển là Lương Viên”.
Xin dẫn ra đây một chú dẫn nữa khi giải thích hai chữ “Lương viên”: “Sách Tây Kinh Tạp Ký: Lương Hiếu Vương là con thứ vua Lương Vũ Đế mở vườn Đông Uyển ở trong thành Thư Dương chu vi hàng mấy dặm, để làm chỗ chiêu tập hào kiệt bốn phương, và những người du thuyết trong thiên hạ. Lương thường cùng tân khách và cung nhân hội yến trong vườn, rồi thả thuyền câu cá ở trên ao. Đời sau gọi vườn Đông Uyển là Lương Viên”.
Còn vì sao sách Tây Kinh Tạp Ký gọi Đông Uyển, Sầm Tham gọi
Lương Viên là vì Sầm Tham là thế hệ sau này rồi, nên cách gọi có khác biệt. Tuy
nhiên, hai nơi chỉ là một. Có quá nhiều tư liệu lịch sử để cho ta liên hệ, liên
tưởng tới những câu chuyện thịnh suy được mất của triều đại và nhân cách của những
con người một thời làm mưa làm gió trên thế gian. Rõ ràng, mùa Xuân được nhìn từ
đôi mắt của Sầm Tham đang tái hiện cho chúng ta những câu chuyện. Cái ”SỰ” nằm
sau cái cảnh là vậy.
Đọc cuộc đời Sầm Tham, thấy con người này dường như luôn sống
ngoài chiến trường. Ông được Đỗ Phủ tiến cử vào triều. Ông có cuộc đời cũng cay
đắng như bạn mình. Trang Wikipedia có ghi: “Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm
Than mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi”.
Luôn giáp mặt với mũi tên hòn đạn nên ông thành nhà thơ biên tái xuất sắc nhất.
Hầu như ông không có hạnh phúc riêng tư. Một thoáng về được hậu phương cũng làm
cho trái tim của ông mềm đi:
“Ngày xưa đã sống nơi đây
Sông Phần còn đó, hôm nay ta về
Thương cho cây liễu bên bờ
Gặp nhau thấy vẫn gầy như năm nào.”
(Đề bên gốc liễu cầu Phần quận Bình Dương. Nguyễn Vạn An dịch )
Sông Phần còn đó, hôm nay ta về
Thương cho cây liễu bên bờ
Gặp nhau thấy vẫn gầy như năm nào.”
(Đề bên gốc liễu cầu Phần quận Bình Dương. Nguyễn Vạn An dịch )
Quay lại với câu đầu bài thơ. Nó có hai trạng ngữ chỉ Thời –
Không. Đây là khu vườn Đông Uyển của Lương Hiếu Vương, người sống cách nay 500
năm. Khu vườn được nhìn vào thời khắc là chiều tối. Chữ “Lương” còn có một
nghĩa là: “Đất cổ, ấp của nhà Chu thời Xuân Thu, nay thuộc Hà Nam”. Ai
cũng biết rằng nói tới triều nhà Chu, người xưa coi như đó là triều đại lý tưởng
nhất khi thực hành Đức trị.
Khu vườn Lương Uyển
Triều đại nhà Đường thời Thịnh Đường là đỉnh cao của văn hóa
Trung Hoa. Nhưng cũng có những năm tháng can qua xáo trộn cuộc sống. Đặc biệt,
là những cuộc chiến dường như không dứt với Hung Nô khiến Sầm Tham luôn là người
lính. Đứng ở trong vùng ánh sáng đó, khi viết “Lương viên” trong thời điểm chiều
đang chuyển, tối đang đến (nhật mộ), nhà thơ đã đối lập hai ý: bữa tiệc ngon và
người đã vãn; quá khứ huy hoàng, và hiện tại giờ là sự trống rỗng, hư không.
Tuy nhiên, như đã bàn về hai chữ “nhật mộ” trong thơ Thôi Hiệu (Nhật
mộ hương quan hà xứ thị) thì xét về ý niệm triết học có một cái gì đó mơ hồ
mà rất rõ ràng nhà thơ đang nói về hiện hữu phồn hoa và sự mong manh của màn kịch
nhân thế.
Quê xưa, vườn xưa có thời như thế nhưng giờ chốn ấy còn đâu
khi “về chiều”. Thay thế cho quá khứ tươi đẹp là hiện tại bất thường xơ xác
tiêu điều. Không phải là Hoàng Hạc xuống đưa người rời cõi phàm mà bầu trời này
đầy những con quạ đen bay liệng làm loạn xạ cả một không gian yên tĩnh.
Quạ là biểu tượng cho những giá trị tiêu cực. Không gian
nghĩa địa, đìu hiu đã thế chỗ cho không gian ngày xưa có sinh hoạt ngay ngắn nề
nếp của con người!
Câu 2: Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia – Nhà xa mấy nóc
cảnh đìu hiu
Hai chữ “Cực mục” nghĩa là “Cố trông hết tầm mắt, đứng đây
trông tít đằng xa“. Phong cảnh được khái quát rất chủ quan, mang nặng cái tâm
day dứt qua hai chữ “tiêu điều” nghĩa là xơ xác, điêu linh, bề bộn không ngăn nắp.
Cảnh quan không có bàn tay con người trở nên ngổn ngang không chính.
Hãy chú ý ba chữ “tam lưỡng gia”. Nơi xa tít mù tắp mới
thấy dấu vết của con người còn sót lại. Nhà thơ nhìn thấy được 3 ngôi nhà lèo
tèo; cố đưa mắt xa hơn, cố gắng tìm kiếm thì thấy có hai ngôi nhà nữa. Đây là
cái nhìn rất thực: khoảng cách các ngôi nhà có thể tương đương nhưng nhìn càng
xa thì các ngôi nhà ấy như xích lại, đồng nhất. Cái “hữu” đã làm cho ta thấy
cái “Không” hoang vắng thêm!
Nhà xa mấy nóc cảnh đìu hiu
Chữ “tam” là lượng từ cụ thể, các sự vật đứng rời nhau. Chữ
“lưỡng” là 2 nhưng nó không phải là “nhị”. “Lưỡng” là hai đơn vị luôn đi cùng
nhau mới thành một thể. Lý Bạch từng viết : “Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng
tiểu vô hiềm sai (Trường Can hành) . Nghĩa là: “Cùng ở Trường Can/
Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau”. Có cảm giác như hai ngôi nhà kia
như một cặp sinh mệnh, như vợ chồng già nương tựa nhau trong vô vọng.
Hai dòng cuối đúng là bất ngờ, là tuyệt bút. Người ta nhớ Sầm
Than, thậm chí nhớ Đường thi là nhớ đến nó:
Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Cây sân chẳng biết người đi hết
Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
Khi lòng trống không như trẻ nhỏ, vứt bỏ mọi tư tưởng hậu thiên mà ngâm ngợi hai dòng này, sẽ thấy hết cái hay của nó. Mười bốn chữ ấy gọi thức cho ta những dòng thơ khác, từ câu thơ “Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông” của Thôi Hộ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” của Nguyễn Du đến “Mấy cành trước dậu, HOA NĂM NGOÁI” của Nguyễn Khuyến. Xa hơn nữa nhớ tới Mãn Giác thật giác ngộ, nhìn hoa Mai nở trước sân nhà mà lạc quan trong tĩnh tại :
Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
Khi lòng trống không như trẻ nhỏ, vứt bỏ mọi tư tưởng hậu thiên mà ngâm ngợi hai dòng này, sẽ thấy hết cái hay của nó. Mười bốn chữ ấy gọi thức cho ta những dòng thơ khác, từ câu thơ “Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông” của Thôi Hộ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” của Nguyễn Du đến “Mấy cành trước dậu, HOA NĂM NGOÁI” của Nguyễn Khuyến. Xa hơn nữa nhớ tới Mãn Giác thật giác ngộ, nhìn hoa Mai nở trước sân nhà mà lạc quan trong tĩnh tại :
“Chớ thấy xuân tàn, hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước một cành mai”
Đêm qua, sân trước một cành mai”
Trở về với 2 dòng cuối trong bài của thi nhân thời Thịnh Đường
này :
“Cây trong sân (nhà họ Lương) không biết người đã đi hết
Xuân về lại nở hoa y như thời nhà còn người ở”
“Đình thụ” hẳn nhiên không thể là những cây hoa như Cúc, như giò Phong Lan, như dậu Bìm Bìm… Ắt phải là những cây thân gỗ. Trong những gia đình cao môn vọng tộc ngày xưa khi trồng cây gì trước sân đều có lựa chọn. Đó có thể là cây Xuân vốn sống lâu để cả nhà được Phúc Thọ. Tôi thì liên tưởng tới cây Hòe, một loài cây cổ thụ, sống hàng trăm năm, có quan hệ rất nhiều đến triết lý Đạo Gia.
“Cây trong sân (nhà họ Lương) không biết người đã đi hết
Xuân về lại nở hoa y như thời nhà còn người ở”
“Đình thụ” hẳn nhiên không thể là những cây hoa như Cúc, như giò Phong Lan, như dậu Bìm Bìm… Ắt phải là những cây thân gỗ. Trong những gia đình cao môn vọng tộc ngày xưa khi trồng cây gì trước sân đều có lựa chọn. Đó có thể là cây Xuân vốn sống lâu để cả nhà được Phúc Thọ. Tôi thì liên tưởng tới cây Hòe, một loài cây cổ thụ, sống hàng trăm năm, có quan hệ rất nhiều đến triết lý Đạo Gia.
Cây trong sân (nhà họ Lương) không biết người
đã đi hết. Xuân
về lại nở hoa y như thời nhà còn người ở.
Chữ TẬN có thể cho ta nghĩ tới rất nhiều tình huống: Lương Hiếu
Vương và cả triều đại sau 500 năm hiển nhiên không còn. Họ đã về với đất.
Nhưng, ngay cả con cháu của Lương Vương sau này, những dân cư qua biến dịch bao
thế hệ ngụ ở trong khu vườn mênh mông hiện nay, qua tao loạn, họ cũng ra đi như
bóng chim tăm cá.
Cây trước sân nhà không biết mọi người đã rời gia quán quê
hương đi đến tận chân trời góc bể nào. Hoặc là: Cả một cộng đồng người thân thiết
gắn bó, nếm mật nằm gai, đồng cam cộng khổ giờ đã ra đi cho đến tận người cuối
cùng không còn bóng dáng, không còn tiếng nói nụ cười…
Con cháu của Lương Vương sau này, những dân cư
qua biến dịch
bao thế hệ ngụ ở trong khu vườn
mênh mông hiện nay, qua tao loạn, họ cũng ra
đi.
Hôm nay, chúng ta gọi hiện tượng cây có tư duy như người là
biện pháp tu từ Nhân Hóa trong thơ.
Xin trích một đoạn văn rất quan trọng để định hướng cho việc
phân tích thơ Đường của Giáo Sư Phan Ngọc: “Cách thơ Đường khám phá hiện thực,
chiếm hữu hiện thực là xác lập tính đồng nhất của những hiện tượng mà giác quan
chúng ta cho là đối lập nhau. Đây không phải Nhân Cách hóa. Bởi xuất phát từ chỗ
xem sự vật là đối lập với con người. Sau đó mới thống nhất hai cái lại. Nó
không phải ẩn dụ vì ở đây không có so sánh và ngụ ý gì hết. Khác với khoa học,
thơ Đường nêu lên tính thống nhất căn cứ vào những hiện tượng cá biệt, hết sức
ngẫu nhiên không nhằm đi đến một quy luật thực tiễn nào mà cốt cho ta chiếm hữu
thú vị, tìm những tầng sâu trong triết lí nhân sinh“.
Vâng! Điều này khác hẳn với tư duy phân tích và tư biện của khoa học, đặc trưng cho thơ phương Tây, tư duy phương Tây. Và giờ đây lối tư duy này đang bao trùm cách thức chiếm lĩnh hiện thực của nhân loại. Với người xưa, họ tin vạn vật hữu linh. Cây cối, hoa cỏ đều là sinh mệnh nên cách tiếp cận đối tượng của họ hẳn nhiên không duy vật như chúng ta.
Vâng! Điều này khác hẳn với tư duy phân tích và tư biện của khoa học, đặc trưng cho thơ phương Tây, tư duy phương Tây. Và giờ đây lối tư duy này đang bao trùm cách thức chiếm lĩnh hiện thực của nhân loại. Với người xưa, họ tin vạn vật hữu linh. Cây cối, hoa cỏ đều là sinh mệnh nên cách tiếp cận đối tượng của họ hẳn nhiên không duy vật như chúng ta.
Họ tin cây trong sân không hề biết người ta đã đi hết. Bởi vì
cảnh giới của cây vô tâm vô ngã. Chúng tự nhiên, an nhiên theo sự an bài của trời
đất. Chúng không thể hiểu được con người sao lắm đa đoan, tự hành hạ mình bởi
quá nhiều phiền lụy.
Chẳng hạn, trong hệ giá trị của những sinh mệnh khác, chúng
không hiểu tại sao con người lại Tham, Sân, Si; tại sao lại có chiến tranh, hay
quay cuồng trong ba chữ Danh, Lợi, Tình? Tại sao con người không thể sống dung
Nhẫn, dung Thiện như chính Thiên Nhiên không tranh đấu mà cây rêu cũng chói lòa
ánh sáng, cổ thụ vẫn nhường ánh dương cho thân tầm gửi?
Cây cũng có sinh mệnh, vạn vật đều có sinh mệnh.
Cây ở sân không quan tâm tới những Thường Biến xô đẩy con người
vào cảnh giới Mê. Cho nên, nó không thể biết được chuyện “người đi hết” là vì
sao. Thậm chí, nó không quan tâm tới những điều hữu lậu đó. “Xuân khứ bách
hoa lạc” là lẽ thường hằng. Thì “Xuân lai, bách hoa khai” cũng
là thường hằng.
Cái quy trình đầu là giấu đi, để tích lũy năng lượng cho quy
trình sau. Nếu mới nhìn qua thì ta thấy về khách quan, cây hôm nay không
thể nở được những bông hoa ngày xưa. Nhưng cây của vườn Lương qua cái nhìn của
Sầm Tham thì nó vẫn bướng bỉnh nở những bông hoa ngày xưa. Nó không chấp nhận
những gì hôm nay. Đó là cái nhìn rất thực tế về sự vật của con người hiện đại
hôm nay.
Với người xưa, đó là Mê. Họ đang gửi gắm một cái nhìn trong
trường văn hóa của tu luyện. Trung Quốc không có quốc gia, chỉ có triều đại.
Các màn kịch thịnh suy để đặt định cho văn hóa dày lên theo thời gian mà thôi.
Đỗ Phủ cảm nhận điều đó: “QUỐC PHÁ, SƠN HÀ TẠI”. Sầm Tham cũng cảm nhận được
như vậy.
Hình như, cứ mỗi triều vua, một triều quan. Đi theo nó là cả
một hệ thống đặc trưng văn hóa rất đặc thù. Cứ mỗi triều là cho ta một nước (quốc)
Trung Hoa riêng, dù núi sông, bản đồ địa lý không thay đổi. Sầm Tham đang ở triều
Thịnh Đường mà nhìn Hán triều, một thời đã từng rất thịnh. Mấy trăm năm sau, Đại
Đường có còn vạn tuế?
Văn hóa nhà Đường sống mãnh liệt tới hôm nay nhưng triều đại ấy
không thể, những con người thời ấy không thể sống mãi. Hiểu thế, cho người ta tâm
bất động. Những cây xưa đang dửng dưng với thời cuộc của các triều đại. Những bông
hoa đến tiết xuân nở như thể vô tình. Chúng đang nói điều vô thanh ấy.
Triều đại này nối tiếp triều đại kia,
màn kịch thịnh suy cứ
như vậy tiếp diễn.
Vâng! Thời không và biến suy của các triều đại chỉ là những màn kịch. Kẻ có trí
huệ đứng làm khán giả chứ không nên làm diễn viên và cho những gì trên sân khấu
là thật. Hoa “bất tri” hay nó không chịu biết? Nói đúng hơn nó không quan tâm tới
cái hữu vi của con người. Xưa, Bạch Cư Dị viết: “Chỉ e hoa nói nên lời/
Hoa không phải nở cho người già nua”.
Hoa không phải nở vì người. Võ Tắc Thiên nhổ hoa Mẫu Đơn
trong thượng uyển đày xuống Giang Nam thì nó vẫn nở. Dù là già hay trẻ; dù thi
nhân hay thường nhân, hoa cứ nở. Nó vị tư vô ngã. Pháp lý vĩnh hằng của vũ trụ
không phải để cho con người lý luận suông. Là pháp lý vũ trụ, nó không thuận
theo người. Nhưng ai thuận theo nó sẽ là người giác ngộ là khán giả đứng ngoài
xem thế nhân diễn kịch.
Sầm Tham ở căn phòng trên núi ngắm xuân để kể lẽ thịnh sinh, sự hằng biến; để nhìn quy luật vạn vật. Nhưng để tự giác ngộ con đường của chính mình thì phải như Lý Bạch nhìn Kính Đình Sơn.
Sầm Tham ở căn phòng trên núi ngắm xuân để kể lẽ thịnh sinh, sự hằng biến; để nhìn quy luật vạn vật. Nhưng để tự giác ngộ con đường của chính mình thì phải như Lý Bạch nhìn Kính Đình Sơn.
Do vô vi, vô ưu thanh tịnh nên cây nở hoa khi xuân về cũng là
lẽ vô vi thanh tịnh mà thôi. Theo tôi “cựu thời hoa” ở đây không giống “hoa năm
cũ” đã phai sắc tịnh hương lay lắt hiện hình trong hiện tại như cụ Tam Nguyên
ngồi nhớ nước một thời tươi sắc. Ở đây “hoàn” nghĩa là: “Đã đi rồi trở lại”; “Vẫn,
vẫn còn”; “Càng, còn hơn”… Rõ ràng, cái nghĩa của nó là tích cực. Vì thế mà có
từ ghép “khải hoàn” với nghĩa thắng trận trở về.
Sầm Tham ở trong căn phòng trên núi
ngắm xuân tĩnh lặng nhìn
thế gian mê lạc
Chữ “Phát” là phát triển, phát đạt. Như vậy, cây trong sân bất
chấp những hoàn cảnh nghịch lý, bất thường của đời người. Đến Xuân nó vẫn nở những
bông hoa như ngàn năm nay. Nếu tinh ý thì ta thấy, năm nay, nó nở nhiều hơn
sung mãn hơn bởi vì cái bản mệnh của nó đã đi về được cái gốc vô vi thanh tịnh.
Trong tự nhiên, ta cũng thấy những cây hoa có tuổi đời dài
như cây Hòe, cây Mai đến năm sau sẽ lớn hơn, sum sê hơn, nhựa sống dồi dào hơn…
Hiển nhiên, hoa cũng nhiều hơn và đẹp hơn.
Loài người muốn hạnh phúc thì phải vượt qua Thường Biến để đạt
tới cảnh giới thường hằng bất động tâm. Những cuộc bể dâu của cuộc đời không làm
chúng ta nghiêng ngả thì sẽ có cả rừng hoa xuân luôn nở rộ trong đời. Nguyễn Công
Trứ nhập thế tích cực, lên lên xuống xuống bao phen nhưng với ông: “Được mất
dương dương người Thái Thượng/ Khen chê phơi phới ngọn Đông Phong”.
Loài người muốn hạnh phúc thì phải vượt qua
Thường Biến để đạt
tới cảnh giới thường hằng bất động tâm.
Ắt các danh nhân đất Việt ngày xưa đã đọc Sầm Than và sống
trong văn hóa xưa. Trở về cội nguồn mới là giá trị thực của con người. Nó cho
chúng ta hợp nhất giữa tâm hồn và thể xác, cho chúng ta ta thuận hòa với những
quy luật phát triển “toàn cơ” cùng vũ trụ. Hãy nhìn những bông hoa sung mãn
đang mỉm cười vô tư lự và ban tặng cho ta mùi hương từ bi. Chúng ta sẵn sàng bước
lên chiếc cầu Vô Vi để đến với thế giới Từ Bi chưa? Tôi tin rằng, lúc ấy ngâm
những câu thơ của Sầm Than, ai trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được những điều
giản dị nhưng vĩ đại mà thiên nhiên ban tặng gửi gắm cho chúng ta.
La Vinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét