Ai sẽ chọn tản văn làm nghiệp viết?
Tản văn có số lượng độc giả đông, một thể loại thân
thuộc, dễ đọc, luôn được chào đón và có chỗ đứng trên sách báo, nhưng số người
chọn tản văn làm nghiệp viết thì còn quá ít, tại sao vậy?
Vị thế mờ nhạt của tản văn
Tản văn (tùy bút, tạp bút, đoản văn…) là một thể loại văn học
được ra đời từ rất lâu và có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả. Nhưng dường
như tản văn chưa có vị thế tương xứng như các thể loại văn học khác. Thậm chí,
cho đến bây giờ có nhiều người còn cho rằng tản văn là thể loại phụ, khi nào
chưa viết được, hoặc không viết được những thứ to tát như tiểu thuyết, truyện
ngắn, trường ca, thơ… thì quay ra viết tản văn. Hầu như ai cầm bút cũng có sẵn
dăm ba cái “tứ” tản văn như của để dành.
Thực tế, không chỉ các nhà văn, nhà thơ bên cạnh những tác phẩm
thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết được bạn đọc biết đến đều ít nhất một lần viết tản
văn có thể kể đến: Đong tấm lòng, Yêu người ngóng núi - Nguyễn Ngọc
Tư, Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Hà Nội thì không có tuyết- Đỗ Phấn, Thả
hy vọng - Trần Đức Tiến, Mặt của đàn ông, Đàn bà uống rượu, Con giai
phố cổ - Nguyễn Việt Hà, Thương nhớ Trà Long - Nguyễn Nhật
Ánh, Tiêu gì cho thời gian để sống - Hoàng Việt Hằng, Còn ai hát
về Hà Nội, Xe máy tiếu ngạo - Nguyễn Trương Quý, Với Đà Lạt, ai cũng
là lữ khách, Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta - Nguyễn Vĩnh Nguyên…
Ngay cả những người ngoài giới văn chương cũng viết tản văn, thậm chí lại viết
hay, giàu cảm xúc. Tản văn vì thế bị cho là “dễ viết”, là chiếu dưới của văn
chương.
Theo ông Nguyễn Minh Nhật - Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ thì
trong 6 tháng đầu năm, nhà xuất bản đã có 18 đầu sách với hơn 32 nghìn bản được
bán ra tại chi nhánh Hà Nội, so với các tác phẩm truyện ngắn hay tiểu thuyết
thì đây cũng là một con số khá ấn tượng. Trong khi đó, ba năm trở lại đây tổng
số sách tản văn được xuất bản là 47 đầu sách. Điều này cho thấy nhu cầu đọc và
viết tản văn của nhà văn cũng như độc giả đang có xu hướng tăng.
Trên thế giới, chưa từng có nhà văn nào viết tản văn được giải
thưởng Nobel. Nobel văn học hầu như chỉ trao cho các nhà thơ, nhà văn viết tiểu
thuyết, mới đây giải thưởng danh giá này đã mở rộng phạm vi, trao cho một tác
giả truyện ngắn.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, giải thưởng văn học thường
niên của Hội Nhà văn Việt Nam chỉ có duy nhất một tập tản văn được chú ý, nhưng
cũng chỉ dừng ở mức được tặng… bằng khen, chứ chưa phải giải thưởng, là tản
văn: Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắmcủa nhà thơ dân tộc Tày Y
Phương.
Ở thể loại tùy bút, một trong chín tác giả lớn được giới thiệu
trong chương trình sách giáo khoa, thì dường như chỉ có nhà văn Nguyễn Tuân,
còn lại đều là các nhà văn, nhà thơ, sự nghiệp sáng tác chính của họ không phải
là tản văn, tùy bút. Hiện nay nhiều tác giả dành trang viết cho tản văn như
Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn… nhưng cái làm nên tên tuổi họ cũng như
độc giả nhắc đến cho đến nay vẫn là sáng tác về tiểu thuyết và truyện ngắn chứ
chưa phải tản văn. Có lẽ, phải chờ một thời gian dài nữa theo dõi con đường
sáng tác của họ mới có thể nhận định sự nghiệp sáng tác của họ có thành tựu nhất
ở thể loại nào.
Mặc dù tản văn chưa được nhìn nhận đúng và đánh giá đúng về
giá trị nhưng nó vẫn bền bỉ tồn tại, phát triển. Đối tượng độc giả dành cho tản
văn cũng vậy, ít khi chạy theo số đông, thời thượng mà chỉ lặng lẽ, âm thầm.
Có công thức viết tản văn không?
Tản văn là thể loại dễ viết nhưng khó hay.
Tản văn là thể loại văn học “lưỡng tính” và muôn hình vạn trạng.
Thực ra, với văn chương nghệ thuật khó có công thức chung
nào. Bởi vì nếu là công thức thì khó có giá trị của sáng tạo nghệ thuật. Chỉ có
thể tìm thấy những đặc trưng cơ bản của từng thể loại văn học.
Mới đây, có một tọa đàm dành riêng cho tản văn mang
tên: Tản văn có phải fast food? - thức ăn nhanh trong thời đại đọc
nhanh không?. Thoạt nghe thì thấy sự so sánh thật thú vị. Bởi nó chỉ ngay ra đặc
trưng mang tính lợi thế của tản văn, đó là ngắn, phù hợp với cuộc sống bận rộn
hiện nay.
Tuy nhiên, sự tương đồng giữa một món ăn vật chất và một món ăn tinh thần chưa đủ để cho rằng tản văn là một món ăn nhanh. Bởi vì món ăn nhanh là thứ được chế biến nhanh, có khi còn sơ chế sẵn, chỉ cần một vài thao tác đơn giản là hiện diện trên bàn ăn. Còn tản văn, không thể nói tất cả được viết ra nhanh, càng không thể có thứ văn sơ chế, đồng loạt chỉ cần “hâm nóng” - động bút vào là trở thành tản văn. Có những tản văn được viết ra rất nhanh, nóng hổi cùng cảm xúc người viết. Nhưng có tản văn lại được người viết “ủ” rất kỹ, phải đến độ chín nhất định mới có thể viết ra được.
Tuy nhiên, sự tương đồng giữa một món ăn vật chất và một món ăn tinh thần chưa đủ để cho rằng tản văn là một món ăn nhanh. Bởi vì món ăn nhanh là thứ được chế biến nhanh, có khi còn sơ chế sẵn, chỉ cần một vài thao tác đơn giản là hiện diện trên bàn ăn. Còn tản văn, không thể nói tất cả được viết ra nhanh, càng không thể có thứ văn sơ chế, đồng loạt chỉ cần “hâm nóng” - động bút vào là trở thành tản văn. Có những tản văn được viết ra rất nhanh, nóng hổi cùng cảm xúc người viết. Nhưng có tản văn lại được người viết “ủ” rất kỹ, phải đến độ chín nhất định mới có thể viết ra được.
Thức ăn nhanh khó phong phú, tinh tế, kỳ công bằng đồ ăn
nguyên bản được chế biến. Thậm chí, nhiều bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều, ăn
thường xuyên đồ ăn nhanh vì không tốt cho sức khỏe. Nếu áp những điều này vào tản
văn thì vô cùng khập khiễng và oan cho tản văn.
Đồ ăn nhanh là một khái niệm chung chung, nghĩa là không gọi
tên xác thực cho món nào. Nhưng đây là khái niệm ra đời trong bối cảnh hiện nay
nên khi đọc cụm từ này lên khiến độc giả liên tưởng đến sự hiện đại, tiện dụng.
Tản văn có thể đề cập, có thể viết về những thứ hiện đại và cũng có thể viết về
cái cổ xưa.
Nếu cho rằng tản văn là thể loại văn học phi hư cấu cũng chưa
thật chính xác. Không thể căn cứ vào số đông viết tản văn bằng chính cảm xúc thực,
sự vật hiện tượng thực đang diễn ra mà ngăn cản trí tưởng tượng và hư cấu của
người viết. Người viết có thể mơ tưởng về một viễn cảnh tương lai để nhìn hiện
tại, quá khứ, hoặc một thế giới khác với thế giới chúng ta đang sống v.v…
Phần nhiều tản văn hiện nay được khai thác triệt để là cảm
xúc hoài niệm thương nhớ giữa sự thay đổi, khác nhau giữa hiện tại và quá khứ.
Phần cuối thường là tiếc nuối cái đã qua không bao giờ trở lại. Thành ra, có những
tản văn nếu đứng riêng rẽ một mình thì không thấy trùng lặp, nhưng khi tác giả
tập hợp lại in thành một tập sách sẽ dễ dàng nhận ngay ra cái kết đều… một màu.
Vậy thì người viết tản văn có cần “viết khác” để không bị trùng lặp, hay cứ
“trung thực” với cảm xúc của bản thân?.
Có người nói tản văn vừa có đặc trưng của văn chương, lại có
những mảng màu mang tính báo chí. Vậy thì tản văn hiện nay đã bắt kịp xu thế viết
hiện đại chưa?.
Viết như thế nào để hay luôn là câu hỏi trăn trở của người cầm
bút ở tất cả các lĩnh vực. Nhưng viết tản văn hay tưởng dễ mà khó. Viết làm sao
để vừa cô đọng mà người đọc không bị nhàm chán, không cảm thấy “sến”, để lại
trăn trở thì không phải ai cũng viết được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét