Dân tộc K’Ho, còn có các tên khác như: Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ
Ho, Srê, Nộp, Cơ Dòn, Chil, Lạt (Lạch), T’ring.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người K’Ho ở Việt
Nam có dân số 166.112 người, cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
K’Ho cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (145.665 người, chiếm 12,3% dân số
toàn tỉnh và 87,7% tổng số người K’Ho tại Việt Nam), Bình Thuận (11.233 người),
Khánh Hòa (4.778 người), Ninh Thuận (2.860 người), Đồng Nai (792 người), Sài
Gòn (247 người).
Người Cơ Ho chia ra thành mấy nhóm, phân biệt bởi địa bàn cư
trú và sinh hoạt cũng như ngôn ngữ:
Nhóm Cơ Ho Srê là nhóm có dân số đông nhất trong
các dân tộc Cơ Ho.
Nhóm Cơ Ho Chil (ngày 1 tháng 4 năm 1989) có khoảng
18.000 người. Trước đây, họ cư trú rải rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu
sông Krông Knô (Bắc và Tây Bắc cao nguyên Lang Biang). Nhưng do sống du canh,
du cư, nên từ lâu, họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc và Đông-Bắc thành
phố Đà Lạt) kế cận với địa bàn cư trú của nhóm Cơ Ho Lạt, người Chu Ru và
Raglai. Hiện nay, họ cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc
Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt…
Nhóm Cơ Ho Lạt (Lạch) cư trú tập trung ở Xã Lát và
một số vùng thung lũng xung quanh thành phố Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc,
giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm này có những tiến bộ
nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dòn, Nộp, Chil…
Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường số
từ Di Linh đi Phan Thiết. Do quá trình giao lưu văn hóa xã hội lâu đời với các
dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên người Cơ Ho Nộp còn lưu giữ
một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu, và trồng trầu, cau
xung quanh địa điểm cư trú của mình.
Nhóm Cơ Ho Cờ Dòn cư trú ở miền núi phía Đông-Nam
Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp, tập
trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh.
Nam, nữ dân tộc K’Ho.
Người K’Ho sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngoài
ra còn có săn bắt và hái lượm lâm thổ sản và một số nghề thủ công như rèn, đan
lát, dệt.
Trồng trọt: tùy theo đặc điểm địa lý và xã hội của mỗi
nhóm mà ngành trồng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau. Riêng đối với người
Srê, phương thức canh tác chủ đạo là trồng lúa trên ruộng nước ở các thung lũng
(Srê nghĩa là ruộng nước) còn những nhóm người Cơ Ho khác do cư trú ở vùng núi
cao, nên phát rừng làm rẫy (mir) để trồng ngô, lúa rẫy, sắn. Họ thường phát rẫy
như sau: trước tiên, đàn bà, trẻ em dùng chà gạc (woát) chặt những cây nhỏ và
dây leo nhưng không cần chặt đứt hẳn, tiếp đó, đàn ông dùng rìu (sùng) đốn những
cây lớn dần từ dưới lên đỉnh dốc, những cây này ngã sẽ kéo theo cây nhỏ và dây
leo. Sau khi phơi nắng độ hơn một tháng, người ta châm lửa đốt rồi dọn rẫy để
gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu (khoảng tháng tư). Những nhóm làm rẫy thường sống
du cư, khi đất canh tác bạc màu lại chuyển đến nơi khác. Ngoài những cây lương
thực chủ yếu, người Cơ Ho còn trồng lẫn các loại rau (bầu, bí, mướp, đậu…). Họ
cũng làm vườn, trồng cây ăn quả như mít, bơ, chuối, đu đủ…
Chăn nuôi: gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn (heo), dê,
gà, vịt… theo phương thức thả rông. Trâu, bò chỉ dùng làm sức kéo ở những vùng
làm ruộng nước, còn lại chủ yếu để hiến tế trong các nghi lễ.
Các nghề khác: săn bắt thú rừng, đánh cá, hái lượm lâm
thổ sản vẫn rất phổ biến. Các nghề thủ công phổ biến nhất là đan lát và rèn,
riêng người Chil còn có thêm nghề dệt, ngoài ra một số nơi có nghề gốm (làm
theo phương thức không có bàn xoay).
Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây, phát rẫy của người Cơ
Ho. Cán chà gạc được làm bằng một đoạn gốc tre già và phía gốc, chỗ tra lưỡi
dao được uốn cong khá cầu kỳ. Người ta uốn một lúc nhiều cán chà gạc trên một
chiếc cột như thấy trong ảnh.
Công cụ sản xuất truyền thống: rìu (sùng); chà gạc (woát hay yoas –
dùng để chặt cây, là một đoạn tre già uốn cong một đầu để tra lưỡi sắt), gậy chọc
lỗ tra hạt (chrmul), riêng nhóm Chil ngoài gậy chọc lỗ tra hạt còn có
thêm p’hal (dùng khi vừa chọc lỗ vừa tra hạt, có cán bằng gỗ, lưỡi sắt
dài khoảng 28 cm, rộng 3–4 cm). Công cụ canh tác lúa nước của người Srê có cuốc;
cày (ngal) làm bằng gỗ, trước đây lưỡi cũng bằng gỗ nhưng gần đây thay bằng sắt;
bừa (Sơkam) răng gỗ và Kơr (dùng để trang đất cho bằng phẳng). Cày, bừa
và kơr đều do 2 trâu kéo.
Trong xã hội truyền thống của người K’Ho đã tồn tại hai hình
thức gia đình theo chế độ mẫu hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Người phụ nữ
đúng vai trò chủ động trong hôn nhân, sau hôn lễ, người đàn ông về nhà vợ ở (nếu
gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì người phụ nữ vẫn có thể ở nhà chồng), con
cái tính dòng họ theo mẹ, con gái là người thừa kế. Tập tục cổ truyền của người
K’Ho tuyệt đối cấm kỵ việc kết nôn giữa những người có cùng một dòng họ, nhất
là ở cùng một địa phương. Con chú, con bác, con dì, không được lấy nhau. Trái lại,
con cô, con cậu từ hai phía có thể có quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục.
Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với người em gái
của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ góa có thể kết hôn với người em
trai của chồng nếu đôi bên ưng thuận. Hôn nhân của người K’Ho dựa trên cơ sở sự
ưng thuận giữa hai bên trai gái, cha mẹ không quyết định.
Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn
chuyển dần sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở những vùng
kinh tế phát triển hơn hoặc ở gần đường giao thông lớn, đô thị. Độ tuổi kết hôn
của người Cơ Ho thường là 16 – 17 tuổi đối với nữ và 18 – 20 tuổi đối với nam,
bình quân một phụ nữ sinh 5 – 6 con nên tỷ lệ sinh cao.
Ẩm thực: Người K’Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc,
lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu
ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang.
Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc,
canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước
suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các
loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnơm) làm từ gạo, ngô, sắn…với
men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội…
Trang phục: Trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng,
dài khoảng 1,5 – 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải
quấn quanh người rồi giắt cạp. Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết
lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và
khuyên căng tai làm đồ trang sức.
Nhà ở: Người K’Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn
cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống
lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ
đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách)
đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà.
Gùi đi rẫy của dân tộc K’Ho.
Người K’Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực
siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho
có tính chất đa thần…Thần linh (yang) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma
quỷ (chà) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt
Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa…Họ cúng tế trong những dịp thực
hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản
xuất, ốm đau bệnh tật…). Liên quan đến trồng lúa, người K’Ho thực hiện các lễ
nghi ở từng công đoạn như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào
kho. Trong các nghi lễ cúng tế, tuỳ tầm quan trọng của buổi lễ họ dùng trâu, lợn,
dê, hoặc gà để tế sống cùng với rượu. Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng
và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ ngày trước làm bằng ván gỗ có chạm trổ
nhưng nay hầu như không còn nữa, giờ đây người ta nhận ra chỗ thờ cúng nhờ những
nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào.
Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người K’Ho vẫn
còn được bảo lưu. Bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người
K’Ho đã theo đức tin Kitô giáo, bao gồm cả Công giáo và Tin lành. Kinh thánh và
các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng K’Ho và các nhà truyền giáo đã
sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo.
Hàng năm, người K’Ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch
xong (theo thời vụ hiện nay thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa
đón lúa về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirvong). Theo tập quán, các gia đình thay
phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (nho sa rơ
pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già
làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang
trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho
từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc.
Lễ tết kéo dài 7 – 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng
gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa
thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực
hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng…
Vốn văn học nghệ thuật dân gian người K’Ho khá phong phú. Thơ
ca đậm chất trữ tình và giàu nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn
trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc, kèn ống
bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)… có khả năng hòa âm với lời
ca hoặc độc tấu. Gần đây, ông Nguyễn Huy Trọng, một linh mục ở giáo xứ Kala,
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã sưu tập được khoảng 400 truyện cổ tích, nhiều
câu thơ (tam pla) và 30 trường ca, sử thi của người K’Ho trong đó có trường ca
Gơ Plom Kòn Yồi dài hơn 6.000 câu. Những kết quả sưu tập này bước đầu đã được gửi
cho cơ quan chuyên môn.
Dưới đây mình có các bài:
– Tìm Hiểu Ca Dao, Dân Ca Dân Tộc Cơ Ho
– Đặc điểm dân tộc K’Ho
– Độc đáo Lễ cúng thần Lửa của người Cơ Ho
– Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận
– Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Nghi lễ đặt tên cho con của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Nhà sàn – Kiến trúc độc đáo của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Đặc sắc trang phục dân tộc Cơ Ho
– Người giữ “kho báu văn hóa” Cơ-ho
– Đặc điểm dân tộc K’Ho
– Độc đáo Lễ cúng thần Lửa của người Cơ Ho
– Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận
– Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Nghi lễ đặt tên cho con của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Nhà sàn – Kiến trúc độc đáo của người Cơ Ho, Lâm Đồng
– Đặc sắc trang phục dân tộc Cơ Ho
– Người giữ “kho báu văn hóa” Cơ-ho
Cùng với 10 clips tổng thể văn hóa truyền thống dân tộc K’Ho
và 4 links của 4 bài dân ca K’Ho với các thể điệu Đơs Crih (Đơs: nói, kể
– Crih: chuyện lạ) nguyên thủy ngữ hệ K’Ho để các bạn tiện việc tham khảo
và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
Múa Xoan của dân tộc K’Ho.
TÌM HIỂU CA DAO, DÂN CA DÂN TỘC CƠ HO
Người Cơ Ho nói riêng, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói
chung, vốn không có văn tự, nên khi muốn lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian của
dân tộc, họ phải sử dụng lối văn truyền khẩu, nên các hình thức nói kể thiên về
văn vần và bắt đầu nghệ thuật âm nhạc của mình bằng lối hát – nói, trong đó yal
yau (bài kể chuyện xưa) là tiêu biểu. Ngay cả khi khuyên nhau, các bài luật tục
được trình bày theo thể hát nói:
“Chim sáo không ngừng rỉa cánh
Chim le le không rảnh rỉa đuôi
Con ếch trong hang kêu ộp oạp
Con cá dưới hố quẫy lum bum
Con trâu đã trả, chuyện đã xếp rồi
Con trâu đã đền, chuyện đã xếp yên
Cháu không muốn phiền về câu chuyện cũ
Lờ cũ đã rách, rái về mò cá
Ná xưa đã gãy, khỉ lại phá nương.
Chim le le không rảnh rỉa đuôi
Con ếch trong hang kêu ộp oạp
Con cá dưới hố quẫy lum bum
Con trâu đã trả, chuyện đã xếp rồi
Con trâu đã đền, chuyện đã xếp yên
Cháu không muốn phiền về câu chuyện cũ
Lờ cũ đã rách, rái về mò cá
Ná xưa đã gãy, khỉ lại phá nương.
Ngoài loại bài để cúng và loại bài để xét xử, còn có nhiều
bài văn vần khác có thể gọi là bài ca tình cảm, mà đa phần được sử dụng trong
hình thức đối đáp giữa nam và nữ. Loại này thiên về việc bộc lộ cảm xúc giữa
con người, chủ yếu là người trẻ. Chẳng hạn có bài ca ngợi vẻ đẹp của người con
gái:
Cô gái kia đẹp như lá hành nghiêng
Anh sóc bắt gặp
Cô kia trắng, anh rái cá bắt gặp
Cô kia đẹp, phượng hoàng bắt gặp
Gái mới lớn, heo rừng đâm cây.
Anh sóc bắt gặp
Cô kia trắng, anh rái cá bắt gặp
Cô kia đẹp, phượng hoàng bắt gặp
Gái mới lớn, heo rừng đâm cây.
Vóc dáng con người Tây Nguyên không chỉ được so sánh với những
con vật rừng quen thuộc với một cư dân từng sống và “ăn rừng”, mà còn được ví
von với hình dáng và màu sắc cây trái:
Nhạc cụ dân tộc K’Ho.
Với những bài ca tình cảm như thế này chủ yếu là để hát, hát
trong lễ hội, trên rẫy rừng, bên suối vắng hay trong nhà sàn, hát bày tỏ nỗi
lòng, hát chung vui hay tỏ tình thân thiết giữa người nam và người nữ. Loại này
có thể được gọi là lah long hay tam pơt với tư cách là bài hát giao duyên, bài
hát trao duyên với sự hài hòa với các yếu tố thơ – nhạc và các yếu tố khác như
trong môi trường diễn xướng dân gian. Đó là thơ – nhạc dân gian, là tình ca dân
gian với tính chất trữ tình thật sự. Trong trường hợp này thì bài ca tình cảm
hoàn toàn tương đương với thuật ngữ dân ca mà giới nghiên cứu và công chúng đã
từng biết:
Chiếc cườm đẹp
Chiếc cườm đá quý
Trái cây chín trên rừng
Cơm đùm trong giỏ anh phải tự đi tìm
Măng pưt măng wai, ê ê măng tre dọc bờ suối
Những cô gái, từng đoàn đi làm chòi cao.
Chiếc cườm đá quý
Trái cây chín trên rừng
Cơm đùm trong giỏ anh phải tự đi tìm
Măng pưt măng wai, ê ê măng tre dọc bờ suối
Những cô gái, từng đoàn đi làm chòi cao.
Những câu ca dao mang tính biểu trưng cao với lối nói ví von
như:
Tôi chìa tay trái xin anh miếng trầu
Tôi đ¬ưa tay phải hỏi anh chiếc áo
Tôi đến bên ngựa xin anh lục lạc
Lục lạc kêu rằng ta nên vợ nên chồng.
Tôi đ¬ưa tay phải hỏi anh chiếc áo
Tôi đến bên ngựa xin anh lục lạc
Lục lạc kêu rằng ta nên vợ nên chồng.
Hiện nay càng ít người nhớ đến, cũng như những câu tục ngữ
ngày càng khó sưu tầm.
Gái không chồng làm việc không xong
Trai chưa vợ hay sinh chuyện chẳng lành.
Trai chưa vợ hay sinh chuyện chẳng lành.
Làm nhà cần có gỗ
Đan rổ cần có tre
Làm nghề nông phải dùng nước.
Đan rổ cần có tre
Làm nghề nông phải dùng nước.
Em hát Giang giao (ảnh Lê Công).
Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đều có lối hát Yal
yau. Yal yau như nguyên nghĩa của nó là ngẫm ngợi chuyện xưa. Yal yau có
thể hát từ ngày sang đêm. Có những bài yal yau như là những trường ca
hát hai, ba ngày đêm liền như K’Rai – Ka Lin, Sa rơpu mang Yu Mòng – Dòi,
K’Tàng Dam Prah. Nhiều cuộc hát yal yau cuốn hút người nghe suốt đêm
đến sáng, hết trưa sang chiều, và bao nhiêu ché rượu cần là bấy nhiêu chuyện yal
yau được khơi dậy.
Trong các thể loại tiền âm nhạc của người thiểu số Tây
Nguyên, gần gũi với yal yau nhất là đơs crih. Đơs là
nói, kể, crih là chuyện lạ. Đơs crih là những bài hát mang
nội dung lạ. Có thể hiểu đó là những bài lạ mà thay vì kể chuyện thì hát – nói
cho nhau nghe trong những cuộc đi xa nhằm rút ngắn dặm đường.
Bộ chiêng 6 của dân tộc K’Ho.
Đặc điểm dân tộc K’Ho
Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ ca
giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong
các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng sáu chiếc, kèn ống bầu
(Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)… có khả năng hòa âm với lời ca hoặc
độc tấu.
Gần đây, ông Nguyễn Huy Trọng, một linh mục ở giáo xứ Kala,
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã sưu tập được khoảng 400 chuyện cổ tích, nhiều
câu thơ (tam pla) và 30 trường ca, sử thi của người Cơ Ho trong đó có trường
ca Gơ Plom Kòn Yồi dài hơn 6.000 câu.
Tác phẩm văn học nổi tiếng là Gơ Plom Kòn Yồi. Truyện được
sưu tầm khoảng từ năm 1971-1974, do cụ Kơ Brok – ngoài 70 tuổi kể suốt đêm
trong một lễ hội “Tế thần ăn trâu” (Lơh Yàng nô sa rơpu) tại vïng Riongto (thuộc
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ngày nay).
Đó là một câu chuyện về tình yêu và hôn nhân giữa hai nhân vật
chính là người vợ Gơ Plom Kòn Yồi và người chồng Tòng Kòn Tăc.
Nhưng xuyên suốt câu chuyện, luôn luôn có bóng dáng cả dân tộc Cơ Ho, có sự
sinh và sự chết, có cái thiện và cái ác, có những địa danh từ Riongto qua
các vùng miền người Cơ Ho sinh sống ra đến tận Pơjai (Phan Thiết ngày
nay). “Nói là tình yêu nam nữ, nhưng thực chất, đó là tình yêu dân tộc”
Ca dao - dân ca
Những bài ca dân gian được gộp chung các hình thức mà cư dân
bản địa vẫn gọi là nri (luật tục), bài cúng (hay bài ca nghi lễ), tam
pơt và lah long (hát đối đáp, giao duyên hay bài ca tình cảm).
Bài ca nghi lễ hay bài cúng được sử dụng một cách phổ biến trong các lễ cúng thần
linh của cư dân. Cấu trúc của các bài ấy thường có vần, số chữ trong các câu
không nhất thiết phải như nhau, số câu trong các bài cũng khác nhau.
Luật tục (nri) đã đề cao các vị thần linh và coi những việc
làm của họ là mẫu mực, phải tuân theo. Khi xử tội những người vi phạm luật tục,
người ta lại đọc hay hát bài ca luật tục. Những bài ấy mang sức nặng của truyền
thống vă hóa lâu đời, thiêng liêng, lại được cô đúc trong những công thức chặt
chẽ, được thể hiện bằng những hình ảnh quen thuộc, rất gần gũi với tư duy sinh
hoạt của cư dân. Dù luật tục được truyền miệng nhưng chúng vẫn có giá trị củng
cố gia đình – dòng họ – bon làng, duy trì trật tự kỷ cương theo cơ chế tự quản.
Về nội dung, mỗi câu chữ đều chứa một nội dung cụ thể, phản
ánh một hiện tượng tự nhiên hay xã hội, đúc kết một kinh nghiệm sản xuất hay
sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, ta hiểu theo nghĩa cụ thể, nghĩa đen, nghĩa trực
tiếp vẫn là chủ đạo. Vì vậy, từng câu ít khi tự đứng độc lập như một tác phẩm
mà phải liên kết chặt chẽ với nhau trong một bài khá dài mang tính tổng hợp tri
thức thực tiễn, truyền bá kinh nghiệm sống, chúng lại thường ít đứng một mình
mà liên kết lại thành một cấu trúc chặt chẽ dưới dạng bài với vần nhịp khá chuẩn.
Người Cơ Ho nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên nói chung, vốn không có văn tự, nên muốn lưu giữ kho tàng văn hóa dân
gian của dân tộc, họ phải sử dụng lối văn truyền khẩu, nên các hình thức nói kể
thiên về văn vần và bắt đầu nghệ thuật âm nhạc của mình bằng lối hát – nói,
trong đó yal yau (bài kể chuyện xưa) là tiêu biểu.
Cùng với ca hát, người Cơ Ho còn có nhiều loại nhạc cụ khác
nhau và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghi lễ, hội hè. Công dụng nổi
bật của chúng là tạo nền cho các nghi thức tế lễ, phối tấu cùng với ca hát và
“chỉ huy” các động tác nhảy múa. Các nhạc cụ tiêu biểu là đàn đá (lu gòng),
chiêng (cing), trống da nai (sơgơr), khèn bầu, khèn môi, đàn sáu dây, sáo… là
những nhạc cụ cổ truyền thống với âm sắc độc đáo và có cấu tạo mang bản sắc dân
tộc. Đàn đá và chiêng là hai loại nhạc cụ khá phổ biến trong cộng đồng người
thiểu số. Bộ chiêng người Cơ Ho có sáu chiếc:
Cing me (chiêng cái) giữ nhịp
Cing rdơn (chiêng cả) phụ nhịp cho chiêng cái
Cing ndơn đổi giai điệu
Cing thơ và cing thi trả lời khi chiêng cái gọi.
Cing rdơn (chiêng cả) phụ nhịp cho chiêng cái
Cing ndơn đổi giai điệu
Cing thơ và cing thi trả lời khi chiêng cái gọi.
Khi đánh chiêng, người Cơ Ho xếp theo hình vòng cung, theo thứ
tự các chiêng kể trên, tay trái đỡ mặt trong, tay phải đánh. Đội hình di chuyển
khi ngược khi xuôi, âm thanh trầm bổng, luyến láy được tạo ra nhờ tay chụp, xòe
hay xoa mà tạo nên. Riêng trống là loại nhạc cụ phổ biến ở hầu khắp các nhóm cư
dân. Chiêng là cách gọi theo người Việt. Theo tiếng Cơ Ho, chiêng là cing.
Chiêng không có núm gọi là cing, chiêng có núm gọi là mồng (cồng).
Theo người Lạch, chiêng có 36 nhịp đánh khác nhau. Chiêng được sử dụng trong
các dịp vui.
Người K’Ho hướng về ngọn lửa
như hướng về một thế giới huyền
bí…
Độc đáo Lễ cúng thần Lửa của người Cơ Ho
(TH-Cinet–DTV)
Cũng như trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã
thắp sáng tâm linh của người Cơ Ho bằng những giá trị thiêng liêng của nó.
Chính vì vậy, trong những dịp buôn làng mở hội, họ đều tổ chức lễ cúng gọi thần
Lửa với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng…
Với dân số gần 150.000 người, đồng bào Cơ Ho là một trong bốn
dân tộc có dân số đông trong các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên. Cũng như
các dân tộc anh em sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên, người Cơ Ho còn bảo tồn
nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Một trong những biểu hiện độc đáo
đó là lễ cúng gọi thần Lửa trong các dịp buôn làng mở hội…
Trong quan niệm của người Cơ Ho, vũ trụ bao gồm ba tầng: tầng
trời, tầng người sống và tầng người chết. Cao nhất trên cùng chính là tầng trời,
nơi cư ngụ của các vị thần linh. Đứng đầu trong các vị thần ấy là Yàng
N’Du – vị thần khai sáng và quyền năng tối thượng. Bên dưới thần N’Du là
các vị thần khác ngự trị bao đời nay trong đời sống tâm linh của người Cơ Ho
như: thần Lúa (Yàng Coi), thần Đất (Yàng Tía), thần Mặt Trời (Yàng Măt Tơ Ngai),
thần Nước (Yàng Đạ), thần Núi (Yang Pnâm)… và thần Lửa.
Cũng như trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc khác, lửa
đã thắp sáng tâm linh của người Cơ Ho bằng những giá trị thiêng liêng của nó. Họ
hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí từ bao đời nay giữa không
gian núi rừng. Trong những đêm trường gió hú, ngọn lửa hiện hữu xua tan tăm tối,
và góp thêm vào những tầng giá trị văn hóa của cư dân sống nơi núi rừng. Bởi vậy,
trong những dịp buôn làng mở hội, lễ cúng gọi thần Lửa được diễn ra với những
nghi thức đặc biệt thiêng liêng…
Lễ cúng gọi thần Lửa được tổ chức
với những nghi thức đặc biệt
thiêng liêng…
Buổi lễ cúng gọi thần Lửa đã được chuẩn bị từ trước đó nhiều
ngày. Đêm hành lễ bắt đầu với sự tụ họp của dân làng ở nơi trang trọng nhất
trong buôn. Trong buổi lễ mọi người đều hướng về phía già làng, hướng mắt về
không gian thiêng và lắng nghe tiếng cầu khấn của già làng cũng là tâm nguyện của
cả cộng đồng. Lời khấn Yàng của già làng chính là thông điệp cầu an của người
Cơ Ho trong những buổi hành lễ:
“Ơ…ơ…Yàng…! Hỡi thần Lửa linh thiêng… Khắp bốn phương Ngài
đang ở đâu? Đang trú ngụ ở những cánh rừng phía đông hay thung lũng phía tây –
Dù Ngài có ở xa cách năm ngọn đồi, bảy con suối – Chúng con đang làm lễ cúng
Ngài – Tre nứa chúng con để sẵn – Đá thiêng chúng con để sẵn – Củi rơm chúng
con để sẵn – Chờ Ngài cho lửa – Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối – Đem
ánh sáng và may mắn về cho buôn làng – Hỡi thần Lửa linh thiêng…”.
Sau lời khấn, chính tay già làng giết gà, trâu, heo hoặc dê
hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc đã được chuẩn bị chờ
sẵn và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Lửa từ tay người già truyền
cho một chàng trai trẻ khỏe mạnh và giỏi giang. Ngọn lửa sáng lên giữa đêm trường
núi rừng, thắp sáng mọi ngõ ngách tối tăm, ngọn lửa được chia về với từng bếp lửa
cộng đồng. Và, thần Lửa đã chứng kiến, tiếp nhận lời khẩn cầu và cho phép đêm hội
bắt đầu…
Trong những đêm hội của người Cơ Ho, tiếng chiêng luôn rộn rã
đồng hành bên ánh sáng ấm áp của những ngọn lửa. Thần Lửa và thần Chiêng hòa hợp
bên nhau và sẻ chia với đời sống tâm linh của người Cơ Ho. Lửa sáng đến đâu, âm
thanh của chiêng lan tỏa đến đó. Trong những đêm hội, ngọn lửa rực sáng cả một
góc núi rừng, giàn chiêng sáu vây quanh bập bùng và vòng người tạo thành vòng
xoang xoắn xuýt bên nhau – điệu múa vui của cộng đồng đêm càng về khuya càng
thêm rộn rã…
Lễ dâng trâu của dân tộc K’Ho.
Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận
(TH-Cinet–DTV)
Cứ 17 năm, người Cơ Ho, xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc
(Bình Thuận) lại tổ chức lễ dâng trâu tế thần một lần, để tạ ơn thần mặt trời,
thần lúa mẹ, tổ tiên…
Là một xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc, Đông Giang 100%
là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, gồm tộc người Cơ Ho và Raig. Xã có 3
thôn, 9 xóm, mỗi xóm đều có thờ các vị thần, riêng thần núi thì mỗi xóm thờ 1 vị
thần núi. Với tộc người Cơ Ho thì cứ 17 năm, tộc này sẽ tập chung về đông đủ để
tổ chức lễ dâng trâu tế thần một lần để tạ ơn thần mặt trời, thần lúa mẹ, tổ
tiên… đã cho tộc họ con cháu khỏe mạnh, có cái ăn cái mặc. Do vậy, có những người
con lần đầu tiên được chứng kiến lễ hội dân tộc mình.
Mâm lễ dâng lên tế thần gồm có thịt trâu, thịt gà, thịt heo,
thịt dê, khăn trắng, rượu cần, lúa mẹ, bánh nếp, trứng gà, cơm. Con dao dùng để
đâm trâu, heo, dê, có hình lưỡi kiếm và phải được cúng kỹ lưỡng. Lễ hội được tổ
chức tại sân làng hoặc bìa rừng.
Nguồn gốc của lễ hội theo tộc người Cơ Ho truyền lại, từ thời
xa xưa, tộc người Cơ Ho rất ít người, tổ tiên họ chỉ sinh ra được 1 người con
gái (mẫu hệ), rồi người con gái đó lớn lên lập gia đình cũng chỉ sinh ra tiếp 1
đứa con gái và cứ nối tiếp nhau như vậy. Nói là dòng tộc nhưng đếm chẳng được
bao người, đến lượt người con gái sau này lấy chồng chưa thấy có con, mặc dù đã
đi xin, đi cầu các vị thần, tổ tiên khắp nơi. Đêm ấy người nữ đó nằm mơ, có người
báo là phải ăn thịt trâu tơ thì sẽ đông con lắm cháu. Sáng hôm sau người này
quyết định làm theo giấc mơ, gia đình đã mổ trâu cho cô ăn, cô đã ăn hết 1 con
trâu trong vòng 7 ngày. Và 1 tháng sau cô đã có tin vui. Cô đã sinh 9 người con
đều khỏe mạnh, và 9 người con này lớn lên lập gia đình cũng sinh rất nhiều con
cháu. Từ đó, người Cơ Ho cho rằng ăn thịt trâu rất may mắn, nên họ làm trâu
cúng tế thần linh. Còn 17 năm làm một lần, con số 17 là số tuổi con người mới lớn,
tràn đầy nhựa sống, khỏe mạnh, con số đẹp của tộc người Cơ Ho.
Lễ hội dâng trâu tế thần được bà con Cơ Ho xã Đông Giang tổ
chức nhằm biết ơn đến ông bà tổ tiên, đến các vị thần, qua đó cũng là cầu bình
an, may mắn đến với họ tộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Bà con chuẩn bị cho Lễ mừng lúa trổ bông.
Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho, Lâm Đồng
(TH-Cinet–DTV)
Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho (Lâm Đồng) là một trong
những nghi lễ quan trọng nhất nhằm cúng tạ ơn Yàng sau những mùa thu hoạch, mừng
vui của cả buôn làng…
Là một trong 3 dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, người Cơ Ho có số
dân đông nhất. Họ sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở những thung lũng sâu,
có lối sống tín ngưỡng thờ đa thần giáo như thần sông, thần núi, thần cây… Với
đời sống văn hóa tinh thần phong phú nên các lễ hội thường gắn liền với các hoạt
động nông nghiệp. Các lễ hội xoay quanh chu kỳ của mùa vụ và để cầu một năm mưa
thuận gió hòa, cây lúa nhiều hạt, hạt chắc không bị sâu… Đây luôn là mơ ước của
người Cơ Ho và là lý do đồng bào tổ chức “Lễ Mừng lúa trổ bông” vào tháng 7
hàng năm.
Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Quy mô của lễ hội lớn
hay nhỏ, lễ vật nhiều hay ít tùy thuộc vào sự tham gia và đóng góp của mỗi hộ
gia đình. Lễ được tổ chức trong một ngày với nhiều nghi thức khác nhau tại một
mảnh đất bên cánh đồng lúa của dân làng. Sau đó mỗi gia đình cũng tự tổ chức lễ
tại nhà của mình.
Nghi lễ mừng lúa trổ bông được bắt đầu bằng nghi thức đâm
trâu, con trâu được đeo mặt nạ có biểu tượng âm dương đất trời. Dân làng và
khách được mời quây tròn xung quanh cùng tham dự. Trước khi đâm trâu, già làng
cùng những người có uy tín đứng thành hàng trước cây nêu, một người đại diện đốt
cây trầm nước để hương thơm lan toả lấy cái may mắn xua đuổi cái xấu, cái không
tốt đi nơi khác. Sau đó họ đọc lời khấn cầu Yàng, lời khấn có ý “xin yàng năm
cũ đã qua, năm mới đã tới, xin yàng cho lúa nhiều hạt, đặng năm nay đủ ăn, dư đến
sang năm”.
Trong lúc già làng chuẩn bị cầu khẩn, thanh niên trong làng đứng
bên ngoài huýt sáo to 3 lần để kêu gọi, mời thần linh. Người được giao nhiệm vụ
đâm trâu là người khỏe mạnh, có kinh nghiệm. Trước khi đâm, người ta chặt vào
khuỷu hai chân sau của con trâu sau đó dùng giáo đâm mạnh vào ngực trâu để trâu
chết nhanh. Theo người quan niệm của người Cơ Ho, trâu chết nhanh được cho là
may mắn, điều đó có nghĩa là thần linh đã tiếp nhận vật hiến tế cùng lời thỉnh
cầu của dân làng, giúp cho một vụ mùa sắp đến bội thu, mưa thuận, gió hòa, núi
rừng yên ổn, dân làng no ấm.
Sau khi trâu chết, già làng lấy máu trâu bôi lên cây nêu, máu
có màu đỏ tượng trưng cho sự sống, sự sinh sôi nảy nở, sự mong ước của mọi người.
Dân làng lấy máu trâu đựng trong ống tre hoặc bôi lên thanh tre vót nhọn có tua
trắng và cây cỏ tranh có thắt hình chiếc nơ tượng trưng cho cây lúa cắm trên
cánh đồng của mình cầu thần phù hộ lúa không bị sâu ăn, mùa màng bội thu, hạt
chắc, hạt nhiều, dân làng có cái ăn, cái mặc. Trâu được thanh niên trong làng
làm thịt, đầu trâu, da, xương, móng chân, đuôi treo ở bên dưới cây nêu để hiến
cho thần, các vật hiến tế này được treo ở ngoài đồng 7 ngày.
Bàn thờ chính, nơi cúng kêu gọi thần linh về với dân làng được
bày lễ vật gồm: chuối, gà, bánh nếp, trứng, thịt, tim trâu… Gà được nhổ sạch
lông, không nấu chín đặt vào nơi cúng. Sau khi cầu khẩn xong già làng thái nhỏ
một ít thịt trâu bỏ xuống bàn thờ nhỏ để thần linh về thưởng thức vật lễ chung
vui với dân làng. Thịt trâu được chia đều cho từng gia đình, phần còn lại được
nấu để dân làng và những người tham dự cùng ăn sau lễ cúng, lúc này mọi người đều
ăn uống vui chơi tại chỗ cho đến tối.
Sau lễ cúng ngoài đồng, trong từng gia đình, họ cũng tổ chức
lễ hiến tế gà, máu gà được bôi lên trán mỗi người, họ đặt lông gà trong từng
góc nhà mình với ý nghĩa cầu may mắn, bình an. Hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống
họ vui chơi và nhảy múa cùng những người tham dự, lúc này mỗi gia đình sẽ đi cầu
chúc cho nhau, trong tâm khảm mỗi người đều dâng lên một niềm hy vọng, các vị
thần sẽ phù hộ cho họ một sức khỏe, một vụ mùa bội thu vào năm tới…
Sau khi sinh được 7 ngày em bé K’Ho sẽ được làm lễ đặt tên.
Nghi lễ đặt tên cho con của người Cơ Ho, Lâm Đồng
(Cinet – DTV)
Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo, là
một thành tố văn hóa, tôn giáo quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của
dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng.
Theo thống kê hiện nay, người Cơ Ho có khoảng hơn 150.000 người
tập trung ở các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh của Lâm Đồng. Người Cơ Ho
hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống độc đáo trong đó có
“Lễ đặt tên cho con”.
Theo quan niệm của người Cơ Ho, việc làm lễ đặt tên cho con
là một trong những nghi lễ rất quan trọng và cần thiết vì đứa trẻ sinh ra cần
phải được các Yàng (thần linh) che chở phù hộ trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, cứ
sau khi sinh được 7 ngày là mọi người trong gia đình phải làm lễ đặt tên cho em
bé.
Và trong 7 ngày ở cữ của người mẹ, người Cơ Ho cho cắm một
cành cây có gai dài khoảng chừng 1m bên ngoài vách nhà nơi gần bếp lửa – chỗ nằm
của hai mẹ con vừa để ngăn ma, quỷ và vừa để báo hiệu trong nhà có người mới
sinh không cho khách và người lạ vào nhà.
Để chuẩn bị cho nghi lễ đặt tên con, trước đó người cha và mọi
người trong gia đình đã phải bỏ thời gian để đan một chiếc gùi hoa nhỏ xinh,
cùng với bộ khung dệt vải hoặc rổ xúc cá nếu bà mẹ sinh con gái. Cũng có khi là
một cái xà gạt (dao có cán đi rừng đặc trưng của người Tây Nguyên) và một cái
ná (cung tên) nhỏ nếu đó là con trai.
Địa điểm tổ chức lễ, tại gian chính của nhà ngay trước bàn thờ.
Lễ vật dâng cúng thần linh khá đơn giản không quá cầu kỳ, bao gồm: một chóe rượu
cần, một con gà sống, một nhánh chuối, một quả trứng gà, một chén cơm và một
chén đựng bộ lòng gà, một chén tiết gà (sau khi hiến sinh).
Bên cạnh đó, được bày thêm chiếc gùi, bộ khung dệt hoặc chiếc
xà gạt, chiếc ná nhỏ đã được chuẩn bị từ trước (đây là những vật tượng trưng) để
cầu mong thần linh ban cho con gái thì xinh đẹp, chăm chỉ, khéo tay; con trai
thì được “dài chân, dài tay như con vượn, khỏe mạnh như con gấu, con hùm” để
chinh phục núi rừng săn bắt thú, giỏi việc nương rẫy.
Người được mời tham gia buổi lễ gồm có ông cậu, già làng và
bà mụ (bà đỡ), mẹ con mới sinh và bà con bên nội bên ngoại của em bé để làm chứng.
Thường bố vợ là người đứng ra làm lễ cúng Yàng. Ông mặc áo, khố truyền thống, đầu
đội khăn choàng, tay cầm một chiếc roi làm bằng mây rừng và lục lạc. Ngồi cạnh
ông là người mẹ bế con và bà đỡ.
Trong lễ cúng, trước khi hiến sinh, người chủ cúng hai tay ôm
con gà đưa lên ngang tầm mắt hướng thẳng lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn thần
linh phù hộ cho đứa trẻ. Tất cả những người trong gia đình và họ hàng nội ngoại
có mặt đều chắp tay và cầu nguyện cho đứa trẻ.
Ngay sau khi khấn xong, con gà được cắt tiết cho vào chén,
còn lưỡi gà được moi ra, người cúng vừa khấn đọc tên đứa trẻ vừa cầm lưỡi gà
nhúng vào rượu cần chọi lên bàn thờ từ 1 đến 3 lần cho đến khi lưỡi gà dính vào
bàn thờ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tên của đứa trẻ cũng đã được thần
linh chấp nhận. Sau đó, người ta lấy máu gà trong chén chấm lên trán đứa trẻ
xin thần linh ban cho nó luôn mạnh khỏe và tới đây nghi lễ cũng được kết thúc.
Người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ nên con cái thường được đặt
theo họ mẹ. Họ thường chọn tên của những người giỏi giang có tiếng tăm trong
dòng họ, buôn làng để đặt tên cho con cháu. Họ cũng kiêng không lấy tên các thần
linh để đặt cho con vì họ tin rằng những tên này sẽ mang đến tai họa, điềm dữ
cho đứa trẻ trong suốt cuộc đời.
Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo của
người Cơ Ho nói riêng và một số tộc người sống ở vùng Tây Nguyên nói chung. Đây
cũng là một trong những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát
huy.
Nhà sàn của người K’Ho (Lâm Đồng).
Nhà sàn - Kiến trúc độc đáo của người K’Ho, Lâm Đồng
(TH-Cinet–DTV)
Ngày nay những mô hình nhà sàn cao đã có nhiều chuyển biến
sang nhà sàn thấp, đến nhà trệt và mái làm bằng tôn rất là phổ biến trong buôn
làng của người Cơ Ho (Lâm Đồng).
Dân tộc Cơ Ho là một trong 3 dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng. Họ
sống chủ chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở những thung lũng sâu, có lối sống tín
ngưỡng thờ đa thần giáo như thần sông, thần núi, thần cây…
Trước đây, nhà sàn truyền thống, cổ xưa nhất của người Cơ Ho
được làm từ các loại vật liệu: tre, nứa, lá. Cột và các thanh gác sàn bằng gỗ
tròn, vách và cửa làm bằng phên. Sàn gác một lớp cây lồ ô để tròn, bên trên trải
lồ ô đập giập, mái lợp lá mây hoặc cỏ tranh kết tấm.
Đến giai đoạn cận đại người Cơ Ho đã sớm chuyển từ nhà sàn bằng
phên, tre, lá sang kiểu nhà sàn ván. Nhà sàn của người Cơ Ho ở giai đoạn này vẫn
sử dụng chủ yếu các vật liệu bằng loại gỗ tròn bóc vỏ (để làm cột, lan can, cầu
thang), ván vách được làm bằng gỗ xẻ chưa có sự bào chuốt, mái vẫn lợp bằng lá
mây kết tấm. Nó khác nhiều so với nhà sàn hiện đại của người Cơ Ho mà hiện nay
vào các buôn làng chúng ta vẫn còn bắt gặp. Nhà sàn hiện đại thì cột chủ yếu được
làm bằng gỗ xẻ: Cột vuông, vì kèo, lan can, cầu thang cũng được làm bằng gỗ xẻ
có góc cạnh, ván thưng buồng đã được bào chuốt và đặc biệt mái nhà đã được lợp
tôn thay cho lá mây hoặc cỏ tranh.
Bước vào nhà của người Cơ Ho sẽ thấy sát bên vách phải nhà là
buồng bố mẹ, bên vách trái là buồng con gái. Phần không gian ở giữa nhà là nơi
bài trí chính. Chính giữa nhà (sát vách trong) là bàn thờ để cúng Giàng. Sát
vách dưới bàn thờ là một giàn chóe tròn và cồng chiêng. Bên dưới sàn để một
hàng chóe lớn. Tiếp theo là bộ Nhồng Ôi và Jroong Klừng. Hai vật này được làm
trong dịp cúng lúa mới và lễ ăn trâu. Cây nêu rượu cần được đặt ở giữa nhà cạnh
bếp tiếp khách. Cây nêu được làm và trang trí rất công phu. Màu đen họ dùng
than củi, màu đỏ họ dùng máu trâu bôi vào để mời gọi thần linh. Trên cây nêu
trang trí hình chiêng, hình cối giã gạo, hình chim, chân cây nêu trang trí hình
mặt người.
Không gian phòng tiếp khách trong ngôi nhà Sàn của người
K’Ho.
Buồng cha mẹ thường được bài trí khá đơn giản. Trước đây họ
chỉ trải chiếu nằm trên sàn, thường chiếu được trải nằm xong lại cuộn tròn gác
treo bên vách. Tấm đắp, quần áo thì có một giàn lửng bằng lồ ô để gác lên. Ná
và ống tên treo trên vách ngay đầu nằm của người đàn ông. Bởi họ cho rằng nếu để
ở chỗ khác thì sẽ mất thiêng, không săn được thú rừng.
Người Cơ Ho theo mẫu hệ nên chỉ có con gái mới ở với bố mẹ,
sau khi trưởng thành người con gái chọn một chàng trai ưng ý và tổ chức “bắt chồng”:
Mang lễ vật sang nhà trai làm đám cưới và đưa chàng trai về nhà ở hẳn cùng bố mẹ
mình. Buồng của con gái cũng được bài trí tương tự như buồng của cha mẹ, ngoài
ra còn có thêm vài vật dụng như chiếc gùi hoa, gùi có nắp để các đồ dùng riêng
tư của cô gái.
Bếp khách thường được đặt ở xế bên trái cửa ra vào gần với
cây nêu rượu cần, nó được dùng để sưởi ấm cho khách và cả nhà. Bếp khách cũng là
không gian để tiếp khách, sinh hoạt hội tụ những người trong gia đình sau một
ngày lao động mệt nhọc. Bếp nấu ăn thường được bố trí lùi sâu vào phía bên phải
hoặc bên trái nhà cách xa không gian thiêng. Bên trên có giàn bếp bằng tre để
hong thịt, thức ăn, hạt giống và các vật dụng cần hun khói như gùi, rổ, rá, cán
xà gạt… Khi còn sinh hoạt chung trong nhà dài thì người Cơ Ho đặt cả bếp khách
lẫn bếp nấu chung trong nhà ở nhưng khi tiến lên nhà sàn ván với từng gia đình
riêng lẻ thì bếp nấu đã được chuyển ra nhà bếp ở bên hông nhà lớn.
Hiện nay trong các buôn làng của đồng bào dân tộc bản địa ở
Lâm Đồng nói chung và người Cơ Ho nói riêng, những ngôi nhà sàn truyền thống
không còn nhiều. Đặc biệt cách bài trí bên trong cũng đã thay đổi cùng với những
vật dụng mới do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa và sự du nhập của các tôn
giáo. Vì vậy, chính quyền địa phương cần sớm có những giải pháp cụ thể, thích hợp
để bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc trong thời hiện đại để vừa
có thể gìn giữ được bản sắc.
Sơn nữ K’Ho, Kră Jăn Loen, trong một kỳ thi Hoa Hậu Dân Tộc.
Đặc sắc trang phục dân tộc Cơ Ho
Trải qua rất nhiều biến thiên của lịch sử, bộ trang phục truyền
thống của dân tộc Cơ Ho vẫn còn bảo lưu được nhiều sắc thái văn hóa truyền thống…
Người Cơ Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần,
đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải còn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng
ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm
áo chống rét.
Người đàn ông đóng một chiếc khố dài từ 1,5 đến 2m, rộng và
có hoa văn theo dải dọc, quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố
qua phía trước và phía sau mông. Trong khi đó, phụ nữ thì mặc váy hở quấn quanh
người một vòng và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen bố cục hình dải màu trắng
viền dọc tấm vải. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài.
Trong các buổi lễ cúng bái, người Cơ Ho thường diện trang sức
là chuỗi cườm đeo ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay cổ
chân đến 25 chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra. Đàn ông khi đã có vợ vòng
đồng thường xuyên đeo ở cổ tay. Ngoài ra, người Cơ Ho cổ còn cà răng căng tai,
nhuộm răng.
Trang phục truyền thống phụ nữ K’Ho.
Theo tục truyền thống, các cô gái Cơ Ho phải biết dệt vải từ
khi còn nhỏ để đến tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính
lễ sang nhà trai. Tuy nhiên, nghề dệt vải nơi đây chỉ dừng lại ở mức không
chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi.
Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông do đồng bào tự trồng,
các loại cây phụ liệu được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Màu nhuộm vải được bà
con lấy từ các loại củ, quả, lá cây trong rừng như: Củ nghệ chế ra màu vàng, hạt
quả cari còn gọi là quả nho để chế màu cam, vỏ và thân cây lốt tạo màu đỏ, lá
cây drửm tạo màu xanh đậm, xanh dương, còn màu đỏ thì lấy từ loại cỏ họ dền,
phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào.
Sơn nữ K’Ho.
Để màu nhuộm được bền, bao giờ trong dung dịch nước nhuộm sợi,
bà con cùng hòa thêm bột vỏ sò và tro củ chuối. Khi dệt, người phụ nữ ngồi duỗi
thẳng chân trên sàn, hai chân đạp và giữ chặt một thanh chủ của khung dệt (gọi
là đưng- pong) và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng người dệt để cố
định và kéo căng khung sợi. Các thanh khác tùy theo chức năng của chúng mà luồn
rất khéo vào giữa giàn sợi…
Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, nét độc đáo nhất
chính là những họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả
tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của
mình.
Đó có thể là các loại hoa văn hình kỷ hà, người, các loài
muông thú và các vật dụng quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
của bà con như: cầu thang nhà sàn, cổ nỏ, tua cây nêu, cán xà gạt, con thuyền,
mắt chim công, đường ranh, lá đùng đình, cây chông, vầng trăng, con bọ chè, cườm
chim cu…
Linh mục Nguyễn Huy Trọng.
Người giữ “kho báu văn hóa” Cơ-ho
(Minh Đức - Hoàng Hà, TNO)
Suốt 5 năm băng rừng, lội suối sưu tầm, rồi mấy thập niên
nghe lại, viết ra, phân loại… bây giờ, ông có cả một kho tàng văn hóa, văn học
dân gian đồ sộ với khoảng 40.000 trang tư liệu gốc, gồm truyện cổ, ca dao, tục
ngữ, trường ca và đặc biệt các phong tục tập quán truyền đời… của người Cơ-ho,
trong đó có các nghi thức, nghi lễ tế thần. Ông là linh mục Nguyễn Huy Trọng, ở
giáo xứ Kala, cách Đà Lạt hơn 70 km.
Nghe đến ông đã lâu, nhưng chưa một lần gặp mặt, vì thế, từ
TP.HCM, chúng tôi liên lạc xin một cuộc hẹn cho “chắc ăn”. Ông bảo: “Các anh cứ
lên, có gì tôi nói nấy, tự nhiên như cây mọc giữa rừng đấy mà”. Câu trả lời
chân chất như một người dân tộc khiến chúng tôi đặt ngay vé xe đò ban đêm để kịp
cuộc hẹn vào sáng sớm hôm sau.
Căn nhà sàn làm bằng gỗ mộc nằm giữa những vườn cà phê xanh
ngút ngát, kiến trúc khá đơn giản nhưng toát lên vẻ uy nghi và như một nét chấm
phá của bức tranh đồi quê yên bình. Chủ nhân, vị linh mục già đã ở độ tuổi “thất
thập cổ lai hy” ra cửa đón khách với nụ cười thân thiện. Không có vẻ là một nhà
hiền triết như chúng tôi hình dung ban đầu, ông trông rắn chắc, có phần “thô kệch”
như lão “nông tri điền” chính hiệu. Thấy ánh mắt khách thoáng băn khoăn, ông cười
độ lượng: “Thì tôi gốc là một nông dân, sống nơi đây mấy chục năm cùng những
người anh em làm vườn, mình cũng làm vườn thôi…”.
Dân tộc K’Ho thời Pháp thuộc.
Gạn tìm ngọc quý
Nói về kho tàng văn hóa, văn học dân gian đồ sộ của mình ông
nói rất thật rằng: “Lúc đầu tôi cũng chẳng lưu tâm đến việc sưu tầm đâu. Khi được
gửi về coi giáo xứ này, tôi chỉ nghĩ mình muốn làm tốt nghiệp vụ thì phải hiểu
người bản xứ. Mà muốn hiểu người bản xứ thì phải học ngôn ngữ của họ để hiểu;
trước hết là lễ giáo, tập quán, phong tục”. Vừa làm vừa học, ông chọn cách học
“lăn” vào thực tế. Và chính từ đây, ông nhận ra có một nền văn hóa, văn học
trong cộng đồng người Cơ-ho để rồi khám phá chúng.
Ban đầu, ông tự mình đi sưu tầm. Những lúc rảnh rỗi, ông lại
khoác lên vai chiếc gùi đựng vài vật dụng cá nhân, con dao phát rừng, băng đồi,
vượt suối đến nhà những người lớn tuổi trong thôn bản để hỏi chuyện. Dần dà,
ông nhận ra cách sưu tầm tốt nhất là thông qua các lễ hội – sinh hoạt văn hóa cộng
đồng lớn nhất của người Cơ-ho. Ở đó, người Cơ-ho ngoài việc tế thần, thưởng thức
rượu cần, múa cồng chiêng, họ còn thâu đêm chụm đầu nghe những người lớn tuổi kể
những câu chuyện mang đậm dấu ấn tập quán, phong tục được cô kết hàng ngàn năm
qua. Cứ thế, ông khăn gói đến các lễ hội nghe người già kể chuyện, ghi ghi,
chép chép, điều gì thắc mắc thì hỏi. Dấu chân ông in trên khắp các vùng đất Di
Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc…
Nhưng trong một lễ hội lại thường có rất nhiều người kể chuyện,
một mình ông không thể ghi chép hết. Vì thế, ông bắt đầu vạch kế hoạch tìm cộng
sự để sưu tầm hiệu quả hơn. Ông chọn khoảng 30 người đàn ông Cơ-ho có trình độ,
am hiểu phong tục tập quán, biết tôn trọng, gìn giữ nét văn hóa dân tộc để tham
gia công việc. Rồi ông mua máy ghi âm, tập vở, bút viết trang bị cho các cộng sự,
hướng dẫn họ cách sử dụng cũng như khai thác làm sao để có được những cốt truyện
đầy đủ nhất.
Cách làm chính của nhóm sưu tầm là dùng máy ghi âm lại lời kể.
“Phải thu âm mới nắm bắt được tâm trạng, tiết tấu câu chuyện, từ đó mới tìm ra
cốt truyện tương đồng nhất” – linh mục Trọng nói. Một lễ hội có khi chỉ có một
câu chuyện, cũng có khi có rất nhiều những câu chuyện khác nhau, do nhiều người
khác nhau kể. Cộng sự mang băng ghi âm về, mỗi câu chuyện lại được mở băng để 5
người cùng nghe và ghi lại. “Tôi cần 5 người ghi, trong đó một người ghi chính
là người trực tiếp nghe câu chuyện tại lễ hội, nắm bắt được thái độ biểu cảm của
người kể. Còn 4 người khác cùng ghi để thể hiện câu chuyện theo cách họ hiểu.
Cách hiểu của người Cơ-ho ấy mà. Từ đó cho mình cái nhìn những nét cảm chung nhất
của người Cơ-ho, đồng thời cũng tìm ra những dị bản của câu chuyện” – linh mục
giải thích. Có những câu chuyện được kể đi kể lại ở nhiều lễ hội, hoặc tại một
lễ hội năm nào cũng tổ chức, nhưng ông vẫn đề nghị các cộng sự đi thu âm rồi về
tỉ mỉ chép ra để so sánh, để thấu hiểu một nền văn hóa mà ông bảo: “Ở đó, những
người Cơ-ho là thầy, tôi là trò đi học họ”. Nhưng làm trò như ông quả thật
không đơn giản, vừa học vừa gạn tìm ngọc quý, kiên trì suốt mấy thập niên để
bây giờ trong tay có cả một kho báu văn hóa của người Cơ-ho.
Nhà nghiên cứu văn hóa
Thời gian linh mục Trọng cùng các cộng sự tiến hành thu âm,
sưu tầm kéo dài trong khoảng 5 năm (1971-1975), sau đó ghi chép ra hơn 400 cuốn
vở loại 100 trang bằng tiếng Cơ-ho. Đó là tư liệu nền – phần tinh túy nhất. Sau
đó, ông ngồi sắp xếp lại theo từng thể loại: văn vần, thơ, truyện cổ… hoặc theo
từng đề tài: tình yêu, hôn nhân, sinh đẻ, chết… để dễ bề chú giải. Từ cái gốc
khoảng 40.000 trang viết tay, nếu đem dịch ra tiếng Việt, chú giải hết thì có lẽ
phải đến cả trăm ngàn trang.
Ông bảo rất khó để khẳng định trong “kho báu” của mình hiện
có bao nhiêu đầu truyện, vì có những truyện chỉ vài trang; có những truyện tới
hàng trăm trang. Riêng truyện cổ, ông bảo có khoảng 400 tác phẩm, còn trường ca
có khoảng 30 tác phẩm. Đồ sộ nhất có lẽ là truyện thơ Gơ Plom Kòn Yồi, dài hơn
6.000 câu. Khi chúng tôi đến, ông vừa hoàn tất việc dịch, diễn giải, đánh máy,
in mẫu tác phẩm này. Truyện được sưu tầm khoảng từ năm 1971-1974, do cụ Kơ Brok
– ngoài 70 tuổi kể chính suốt đêm trong một lễ hội “Tế thần ăn trâu” (Lơh Yàng
nô sa rơpu) tại miền Riongto (thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ngày nay).
Đó là một câu chuyện tình yêu nam nữ, giữa hai nhân vật chính
là Gơ Plom Kòn Yồi (người vợ) và Gơ Tòng Kòn Tăc (người chồng).
Nhưng xuyên suốt câu chuyện, bên cạnh họ luôn có bóng dáng cả dân tộc Cơ-ho, có
sự sinh và sự chết, có cái thiện và cái ác, có những địa danh từ Riongto qua
các vùng miền người Cơ-ho sinh sống ra đến tận Pơjai (Phan Thiết ngày
nay). “Nói là tình yêu nam nữ, nhưng thực chất, đó là tình yêu dân tộc” – ông
đúc kết.
Ông sinh năm 1938 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Năm 1969 được bổ nhiệm
làm linh mục và trông coi nhà thờ Kala từ đó đến nay. Từng học qua các thứ tiếng:
Anh, Pháp, Latin, Do Thái… nhưng tự nhận sau tiếng mẹ đẻ thì tiếng Cơ-ho mới
chính là ngôn ngữ thứ hai của riêng mình.
Xung quanh tác phẩm này cũng có những tranh luận khá thú vị.
Ông kể có những đoàn nghiên cứu từ Hà Nội, khi nghe ông có “sử thi của người
Cơ-ho” đã lặn lội vào gặp ông. “Tôi nghĩ là họ tìm cái này – ông chỉ vào tác phẩm
Gơ Plom Kòn Yồi – nhưng sau khi xem lời giới thiệu nội dung tác phẩm thì họ có
chiều suy nghĩ. Theo họ thì cần phải xem lại mới rõ là sử thi hay không. Vì sử
thi thì phải có chiến tranh. Còn trong Gơ Plom Kòn Yồi không có chiến tranh.
Tôi thì nghĩ khác. Truyện có cốt, trên đường hai nhân vật chính đi tìm tình yêu
có toàn dân tộc hỗ trợ, đi đông lắm, thành từng đoàn, từng đoàn.
Lễ cúng gọi thần Lửa được tổ chức
với những nghi thức đặc biệt
thiêng liêng…
Suốt hành trình, nhân vật chính (hay cả dân tộc) cũng phải đối
mặt với sinh-tử, thiện-ác… trước khi có được một tình yêu vĩnh cửu. Thế không
phải là đấu tranh sao?” – ông say sưa phân tích, lôi khách vào miền văn hóa
Cơ-ho xưa, rồi đột ngột lôi khách trở về thực tại: “Nhưng thôi, tôi sưu tầm
không nhất thiết phải là sử thi hay trường thi, mà tôi đam mê dân tộc Cơ-ho nên
tìm tòi, viết ra tất cả tư liệu mình có, rồi theo tự nhiên nó thành sử thi hay
trường thi gì đó không quan trọng. Tôi đã làm xong cuốn này, sắp tới sẽ gửi cho
Viện Khoa học xã hội Việt Nam một bản, trong đó có ghi rõ một số yêu cầu khi sử
dụng. Còn họ sử dụng hay không là quyền của họ”.
Mở một trang trong Gơ Plom Kòn Yồi, ông say sưa đọc:
Yàng neh cih ươ jơng anä (*)
Làng anä in rơjơi lòt biê
Yàng neh cih ươ fê ãn (*)
Làng anä in rơjơi lơh kòi
Yàng neh cih ươ bơc anä (*)
Làng anä in rơjơi hòi yàng
Yàng neh cih jơ kàng anä (*)
Làng anä in rơjơi đơs prum…
Làng anä in rơjơi lòt biê
Yàng neh cih ươ fê ãn (*)
Làng anä in rơjơi lơh kòi
Yàng neh cih ươ bơc anä (*)
Làng anä in rơjơi hòi yàng
Yàng neh cih jơ kàng anä (*)
Làng anä in rơjơi đơs prum…
Thần vạch nơi chân tôi
Để cho tôi có thể đi rừng
Thần ghi nơi tay tôi
Để cho tôi có thể làm lúa
Thần khắc nơi miệng tôi
Để cho tôi có thể gọi Thần
Thần chạm nơi hàm tôi
Để cho tôi có thể nói khôn…
Để cho tôi có thể đi rừng
Thần ghi nơi tay tôi
Để cho tôi có thể làm lúa
Thần khắc nơi miệng tôi
Để cho tôi có thể gọi Thần
Thần chạm nơi hàm tôi
Để cho tôi có thể nói khôn…
“Bài này đại ý nói dân tộc Cơ-ho là người làm lúa, mà muốn
làm lúa thì phải cầu thần (lơh kòi, hòi Yàng). Sâu xa hơn, không chỉ làm lúa,
trong đời sống của người Cơ-ho mọi việc đều có thần. Xa hơn nữa, các dân tộc
vùng Tây Nguyên đều có thần trong đời sống tâm linh. Vừa rồi không gian văn hóa
cồng chiêng ở Tây Nguyên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế
giới, cái sâu xa cũng bắt nguồn từ thần linh. Tại sao có cồng chiêng? Phải có
thần linh mới có cồng chiêng, có đâm trâu… mà nếu tách ra thì đâu còn ý nghĩa nữa.
Nhân sinh quan của họ đấy. Anh thấy không, hiểu cho hết nội dung những câu của
người Cơ-ho đâu có dễ” – ông nói liền một mạch.
Rồi ông mang cuốn Gơ Plom Kòn Yồi cất vào kho, khệ
nệ trở ra với một chồng sách trên tay, giới thiệu: “Còn đây là bộ Văn vần
Cơ-ho, tôi mới biên soạn được 3 tập – chưa dịch ra tiếng Việt, gồm 22.659 câu
hay bài, gọi thế nào cũng được. Tôi cũng sắp xếp theo thứ tự A-B-C”. Ông ngừng
lại, lật tiếp và chỉ vào một trang: “Đây. Người Kinh mình có truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên thì người Cơ-ho cũng có truyền thuyết: Bơnồ òr nau/ ù dùl
kơnăc/ Răc dùl rơsòn/ Kòn dùl mai dùl bàp – Xưa xửa xừa xưa/ Đất một cục/ Chim
một tổ/ Con chỉ có một cha một mẹ. Vũ trụ quan của họ đấy. Anh thấy sao?”.
Để lưu ngọc cho đời…
Khi đọc cho chúng tôi quan điểm về vũ trụ của người Cơ-ho,
chúng tôi hiểu thông điệp ông muốn chuyển tải là dù người Kinh, người Cơ-ho hay
bất cứ dân tộc nào… sinh ra trên đất Việt Nam này đều cùng một cha một mẹ.
Nhưng rõ ràng, nếu chỉ nhìn vào những dòng chữ viết từ phiên âm Cơ-ho mà không
được dịch giải, sẽ có mấy ai hiểu được một nền văn hóa, văn học đặc sắc đã và
đang tồn tại, dù đó là của một người anh em cùng cha mẹ sinh ra, cùng “máu đỏ
da vàng”? Và điều ông cặm cụi đọc, phân loại, sắp xếp, chú giải… trong suốt mấy
thập niên qua cũng nhằm để những thế hệ sau khi tiếp cận các tư liệu văn hóa,
văn học của người Cơ-ho có thể hiểu được. Đó chính là một cách bảo tồn, lưu giữ
“ngọc” lại cho đời.
Sơn nữ K’Ho, Kră Jăn Loen.
Nhưng với một người vốn tính cẩn thận, đam mê văn hóa Cơ-ho
như ông, đó chưa phải là cái đích cuối cùng. Ông quan niệm: “Cho dù tôi có dịch
ra, chú giải cẩn thận thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân, dĩ nhiên là có tham khảo
của những người Cơ-ho khác nhưng cá nhân vẫn chi phối. Vì thế, tôi đang gắng sức
để sắp xếp những vấn đề mình quan tâm thành một cuốn theo vần A-B-C…, một kiểu
từ điển về ngôn ngữ Cơ-ho để mọi người sau này có thể tra cứu, hiểu câu truyện
theo cách của mình”.
Nền tảng cho cuốn từ điển này, hơn 20 năm trước đây ông đã tự
sắp xếp, viết tay khoảng 1.600 trang để phục vụ cho việc tự nghiên cứu. Nay ông
sẽ bổ sung thêm từ mới, thêm ý nghĩa cho đầy đủ và có phần chú giải, phiên âm
thêm bằng tiếng Pháp, đặc biệt là đưa nhiều tư liệu bản địa vào minh họa. Hy vọng,
đó chính là chiếc chìa khóa cho những thế hệ sau mở kho báu văn hóa, văn học
Cơ-ho mà ông cất công sưu tầm.
Tại ngôi nhà sàn của linh mục Trọng có hai lá thư mà theo lời
ông: một của giáo sư Phan Đăng Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa
(thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam); một của Viện trưởng – giáo sư Nguyễn
Xuân Kính, gửi cho ông sau khi nhận được bản đề dẫn truyện Gơ Plom Kòn Yồi ông
gửi ra. Đánh giá về giá trị cũng như phương pháp sưu tầm của linh mục, giáo sư
Nhật viết: “…Tác giả có một vốn hiểu biết rất sâu sắc và phong phú về người
Cơ-ho về các mặt: ngôn ngữ, phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa… Đúng là người
đã từng hơn 30 năm sống với người Cơ-ho, tận tình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu
về người Cơ-ho.
Một điều đáng trân trọng nữa là tác giả hết sức kính trọng,
hâm mộ và hết lời ca ngợi người Cơ-ho, ca ngợi văn hóa, lịch sử và sử thi của họ.
Trên đây là những điều kiện và tiền đề khiến cho bài viết có nhiều điều đáng
tin cậy.
Về phương pháp sưu tầm, ghi chép văn học dân gian, tác giả đã
tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc đảm bảo tính khách quan; cụ thể là, đã cố gắng
ghi chép nguyên trạng của nó, ngay trong và sau khi ghi chép đã nhiều lần thẩm
tra lại để điều chỉnh và sự điều chỉnh này cũng không hề chủ quan mà thông qua
sự hỏi han và chấp thuận của các nghệ nhân, già làng. Theo như lời thuật lại,
tác giả ghi cả chữ dân tộc và dịch sang tiếng Việt có đánh dấu số dòng.
Việc chú thích (theo lời thuật lại) được làm khá tỉ mỉ và cẩn
trọng. Tôi nhận thấy giống cách làm của các học giả Pháp, như: J.Dounues và
L.Sabatier”.
Còn giáo sư Nguyễn Xuân Kính viết: “…Những người thực hiện dự
án sử thi đi tìm linh chi, giả sử không gặp linh chi mà gặp trầm hương thì xét
về đại cục, điều này cũng rất có ý nghĩa.
Giả sử sau này các chuyên gia về sử thi xác định đây không phải
là sử thi (theo tiêu chí của họ là phải có đề tài chiến tranh chẳng hạn) thì
tác phẩm của người Cơ-ho rất đáng trân trọng đang ở nơi linh mục cũng rất đáng
được công bố…”.
Những nét văn hóa độc đáo
của đồng bào K’ho ở Phan Thiết
Đàn đá: một nét đẹp về văn hóa K’ho
Giai điệu K’ho - Lâm Đồng Đà Lạt
Giao lưu múa dân tộc K’ho
Điệu múa dân tộc - nhóm Lạch ở Dalat
Điệu múa cúng thần linh - nhóm Lạch ở Đà Lạt
Nghề dệt của người K’ho ở Bình Thuận
Nghề dệt của người K’ho ở Lâm Đồng
Luật tục bắt chồng người K’Ho P1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét