Đây là lần thứ năm Lễ Hội Mùa Xuân Họ Dương được tổ chức với
quy mô trên toàn quốc. Là lần thứ hai tôi được cùng nhiều ngàn người,
cùng mang dòng máu Họ Dương, hòa mình vào Lễ hội mùa xuân mà nhiều người nói là
chưa từng có ở bất kỳ dòng họ nào trên dải đất hình chữ S này. Vì hoàn cảnh gia
đình và sức khỏe nên ba Lễ hội trước tôi không tham dự được. Không tham dự
nhưng được nghe anh em bà con kể lại về quy mô và chiều sâu của Lễ hội, tôi cứ
ước ao được tham dự một lần...
Thế rồi sau Tết Bính Thân
2016, tôi về quê Lạc Đạo Hưng Yên và may mắn được cùng với anh em, bà con
dòng họ rước Lửa Trạng Nguyên (Dương Phúc Tư), trong sự tháp tùng của những trí
thức trẻ tiêu biểu, là những hậu duệ của Trạng Nguyên Dương Phúc Tư và đoàn nhạc
lễ về Bắc Ninh dự Lễ hội mùa xuân Họ Dương lần thứ tư. Nhà thi đấu thể thao tỉnh
Bắc Ninh rực rỡ cờ hoa trong những ngày ngày Lễ hội, ở đó những lá cờ Họ Dương
phấp phới tung bay bên cạnh cờ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, đất nước mà nhiều bậc
thánh nhân và tiền bối của Dòng Họ Dương đã cùng trăm họ tạo dựng nên. Sau những
phút ngỡ ngàng đến choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của Lễ hội và chương
trình nghị sự mà Ban tổ chức đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu chấn hưng và phát triển
của dòng tộc trong kỷ nguyên mới của đất nước, tôi thấy Hội đồng Họ Dương Việt
Nam trong 5 năm trở lại đây đã lớn mạnh gấp bội phần.
Là người tham gia Ban liên lạc Họ Dương từ buổi đầu thành lập, tôi nhớ lại những
cuộc họp của Ban liên lạc, những cuộc hội thảo khoa học, những Lễ hội mà Ban
liên lạc kết hợp với các Dòng Họ Dương tại các địa phương tổ chức trước đây. Những
năm đầu của thời kỳ đổi mới cho đến những năm 2005 - 2007. Chủ đề thường được
quan tâm đến nhiều nhất là kết nối dòng Họ Dương qua gia phả của các dòng họ. Rồi
những cuộc hội thảo, những Lễ hội long trọng đã diễn ra ở Văn miếu quốc tử
giám, ở Vĩnh Mộ Vĩnh Phúc, ở Lạc Đạo Hưng Yên, Thanh chương Nghệ an, Cẩm Xuyên
Hà Tĩnh, Thanh Hóa v.v... để tưởng niệm những danh nhân của dòng tộc, để đón bằng
di tích lịch sử liên quan đến các Danh nhân Họ Dương. Quy mô của những lần gặp
gỡ ấy cứ lớn dần theo năm tháng. Ban đầu là những cuộc hội ngộ của những người
mang ý tưởng tìm về cội nguồn, kết nối dòng tộc, với số lượng người tham gia chỉ
đếm trên đầu ngón tay. Đến cuộc hội nghị thành lập Ban liên lạc Họ Dương ngày
22 tháng 3 năm 1992 tại số nhà 48 Nguyễn Thái Học, số đại biểu tham dự cũng chỉ
mới gần con số 50.
Mức độ kết nối dòng tộc cứ phát triển tăng dần theo năm tháng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, theo đó quy mô các cuộc hội ngộ cũng tăng dần. Đến tháng 11 năm 2010 tại vùng quê thôn Ngọc Quả , xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Lễ hội đón Bằng di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Trạng nguyên Dương Phúc Tư. Lễ hội được tổ chức chu đáo và hoành tráng trong gần ba ngày với số đại biểu tham dự trên cả ngàn người. Mấy năm nay, sự kết nối dòng tộc đã diễn ra sâu rộng trên phạm vi cả nước. Dòng Họ Dương Việt Nam đã có Hội Đồng Họ Dương Việt Nam, được kiện toàn về tổ chức, mạnh về tiềm lực mọi mặt, để lo công việc của Dòng tộc. Nhờ đó Lễ hội mùa xuân hằng năm của Dòng tộc đã diễn ra ngày một trang trọng hơn, hoành tráng hơn. Số người về dự Lễ hội không ngừng tăng lên, năm nay có trên dưới một vạn người về dự. Lễ hội Họ Dương hồi ấy và bây giờ có khác nhau về quy mô và sự hoành tráng. Nhưng một nét chung nhất không hề đổi khác là tình cảm nồng ấm của những người anh em cùng huyết thống. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, chuyện trò bộc trực cởi mở không chút e dè câu nệ, cho dù trước đó có thể chưa hề quen biết nhau, chỉ biết đây là những người cùng Họ Dương! Vì thế nét đặc trưng của các Lễ hội Họ Dương là đầy ắp những nụ cười, trên gương mặt của những người dự lễ hội luôn hiện diện nụ cười đầy tính nhân văn! Và rất Họ Dương! Khi biết là cùng chung huyết thống, những con người từ trước đó chưa quen biết bỗng trở nên thân thiết đến lạ lùng.
Mức độ kết nối dòng tộc cứ phát triển tăng dần theo năm tháng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, theo đó quy mô các cuộc hội ngộ cũng tăng dần. Đến tháng 11 năm 2010 tại vùng quê thôn Ngọc Quả , xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Lễ hội đón Bằng di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Trạng nguyên Dương Phúc Tư. Lễ hội được tổ chức chu đáo và hoành tráng trong gần ba ngày với số đại biểu tham dự trên cả ngàn người. Mấy năm nay, sự kết nối dòng tộc đã diễn ra sâu rộng trên phạm vi cả nước. Dòng Họ Dương Việt Nam đã có Hội Đồng Họ Dương Việt Nam, được kiện toàn về tổ chức, mạnh về tiềm lực mọi mặt, để lo công việc của Dòng tộc. Nhờ đó Lễ hội mùa xuân hằng năm của Dòng tộc đã diễn ra ngày một trang trọng hơn, hoành tráng hơn. Số người về dự Lễ hội không ngừng tăng lên, năm nay có trên dưới một vạn người về dự. Lễ hội Họ Dương hồi ấy và bây giờ có khác nhau về quy mô và sự hoành tráng. Nhưng một nét chung nhất không hề đổi khác là tình cảm nồng ấm của những người anh em cùng huyết thống. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, chuyện trò bộc trực cởi mở không chút e dè câu nệ, cho dù trước đó có thể chưa hề quen biết nhau, chỉ biết đây là những người cùng Họ Dương! Vì thế nét đặc trưng của các Lễ hội Họ Dương là đầy ắp những nụ cười, trên gương mặt của những người dự lễ hội luôn hiện diện nụ cười đầy tính nhân văn! Và rất Họ Dương! Khi biết là cùng chung huyết thống, những con người từ trước đó chưa quen biết bỗng trở nên thân thiết đến lạ lùng.
Lần đầu tiên
về dự Lễ hội mùa xuân Họ Dương - 2016 tại Bắc Ninh, Tôi được chứng kiến Lễ chào
cờ khai mạc sau bài Quốc ca là Bài hát Dương tộc ca, tôi đã vô cùng xúc động.
Khi đó tôi đang quay phim, cố gắng lắm tôi mới giữ cho hai tay cầm máy đỡ run
hơn để ghi cho trọn vẹn cảnh chào cờ khai mạc...Năm nay, tại Lễ hội mùa xuân Họ
Dương tại Đà Nẵng, nghi thức đó lại diễn ra. Dù đã biết trước, nhưng phút giây
Dương tộc ca vang lên con tim tôi lại bồi hồi xúc động. Những bà con anh em lần
đầu tiên chứng kiến phút giây này cũng rất xúc động, nhiều người, không ai bảo
ai, đã từ từ đưa tay phải ấp lên ngực của mình...
Tại Lễ
hội mùa xuân Họ Dương - 2016 tại Bắc Ninh có nhiều sự việc cảm động và đáng nhớ.
Trong đó có sự việc hai sinh viên, một nam một nữ, lên sân khấu mong gặp bằng
được con người bằng xương bằng thịt đã tài trợ cho hai cháu theo học đại học,
mà đến lúc đó đã chuẩn bị ra trường, là ông Dương Công Minh, cũng là người đã
tài trợ chính cho những hoạt động của Hội Đồng Họ Dương Việt Nam trong nhiều
năm qua. Mong ước của hai cháu đã được toại nguyện, ông Dương Công Minh đã lên
sân khấu gặp hai cháu. Nhận hai bó hoa từ tay hai cháu, ông Dương Công Minh đã
có những lời nói hết sức khiêm tốn và nhân hậu đối với hai sinh viên, đại ý là
con người ta sinh ra trong bước trưởng thành đều gặp phải những khó khăn, thuận
lợi. Bản thân ông cũng đã trải qua không ít những khó khăn ... Rồi cả khán đài
nhà thi đấu đã lặng yên, xúc động khi ông giành bó hoa thứ nhất tặng lại người
mẹ của mình, Ông nói: “có công sinh thành dưỡng dục của Mẹ thì mới có Dương Công
Minh của ngày hôm nay…”. Bó thứ hai ông dành tặng ông Dương Đình Chiến, chủ tịch
Hội Đồng Họ Dương Việt Nam, người đã giúp ông thực hiện trên thực tế những nguyện
vọng mà ông dành cho Dòng tộc. Những lời ông Minh nói với hai cháu sinh viên,
nói về người mẹ và cử chỉ của ông cầm hoa tặng mẹ tôi nhớ mãi và tôi đã kể cho
nhiều người ở quê nhà nghe sự việc cảm động này.
Lễ hội mùa xuân Họ Dương
2017 tại Đà Nẵng năm nay, Hội Đồng Họ Dương Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 25 năm
ngày thành lập, đã vinh danh và tặng Bảng vàng danh dự cho những thành viên đầu
tiên của Ban liên lạc Họ Dương. Thật cảm động trước nghĩa cử này của Lãnh đạo Hội
Đồng Họ Dương Việt Nam. Hồi năm 1992, có lẽ không ai trong Ban liên lạc dám
nghĩ đến việc Dòng tộc được kết nối sẽ có quy mô và phạm vi rộng lớn như ngày
hôm nay. Cũng chẳng ai nghĩ cái ngày 22 tháng 3 năm ấy, hai mươi lăm năm sau, lại
được nhắc đến và kỷ niệm. Khi tham gia Ban liên lạc, tôi là người ít tuổi nhất
trong 11 thành viên của Ban. Khi đó tôi chỉ nghĩ đến việc kết nối để tìm
cội nguồn dòng họ Dương của mình thôi. Giờ đây một số Cụ thành viên đầu tiên của
Ban Liên lạc đã về với tổ tiên... Nhận tấm Bảng vàng vinh danh tôi thật sự xúc
động nhớ đến những người sáng lập Ban liên lạc. Xin cảm ơn Hội Đồng Họ
Dương Việt Nam đã ghi nhận phần đóng góp rất nhỏ bé của tôi. Rất mừng là Xuân
này cụ Dương Xuân Thâu một trong bốn người sáng lập Ban liên lạc, năm nay tròn
90 tuổi và rất khỏe mạnh đã về dự Lễ hội, Hội nghị Hội Đồng Họ Dương đã vỗ tay
hoan nghênh những phát biểu bộc trực, chân thành của cụ đối với hoạt động của Hội
Đồng Họ Dương Việt Nam.
Tại Lễ hội mùa xuân Họ
Dương - Đà Nẵng, Hội Đồng Họ Dương đã nhất trí lấy năm 2017 là năm mở đầu cho
thập kỷ khởi nghiệp Họ Dương Việt Nam. Đây là tầm nhìn xa của các doanh nhân -
doanh nghiệp, rất có thể năm 2017 sẽ là khởi đầu cho một đột phá mới của các
doanh nghiệp và doanh nhân họ Dương. Xung quanh vấn đề này không chỉ các nhà
doanh nghiệp, những nhà quản lý bàn luận, nhiều bà con anh em trong Dương tộc
cũng bàn luận theo một góc độ rất riêng...Một số người nói thế hội rất hoành
tráng. Đó là nhờ có Tấm Lòng Vàng đối với dòng họ của những người con của Họ
Dương. Trong đó phải kể đến chữ Tâm của những nhà tài trợ cho những hoạt động của
Họ Dương Việt Nam, như ông Dương Công Minh, ông Dương Công Thuyên, ông Dương
Đào Hồng Tuyển và nhiều người khác... Nhờ có sự tài trợ đó, Hội Đồng Họ Dương ở
khắp các địa phương đã tổ chức việc mừng thọ, khuyến học, khuyến tài, rồi xây dựng
và kiện toàn các tổ chức của Dòng tộc, xây dựng các các công trình đến hàng
trăm tỷ đồng. Để thực hiện được sự tài trợ rất to lớn ấy, trước hết những người
có Tấm Lòng Vàng ấy phải là những người có Tầm nhìn xa và có Tài năng….Nói tóm
lại là để có được như ngày hôm nay và hơn thế nữa Dòng tộc chúng ta phải phải
không ngừng cố gắng để có được một đội ngũ những người có đủ bốn chữ Tâm - Tầm
- Tài - Tiền. Hội tụ được bốn chữ đó, người Họ Dương ta chắc chắn sẽ thành công
trong mười năm khởi nghiệp tới đây và xa hơn là có nhiều thành công trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nhân loại...
Trong không khí náo nức của Lễ Hội
Mùa Xuân Họ Dương 2017, khi âm điệu hào sảng của Dương Tộc ca, của Chúc văn tưởng
nhớ công lao của các vị thánh nhân của dòng tộc đang rạo rực trong lòng, nhiều
người dự Lễ Hội bỗng dưng cùng có những suy tư, suy luận về tình thế thời cuộc
của dân tộc, dưới góc độ của triết lý Tâm- Tầm - Tài - Tiền thời nay...
Phải chăng hơn mười một thế kỷ trước, cũng với Tâm đức lớn,Tầm nhìn xa và Tài thao lược của mình, cụ Dương Đình Nghệ đã dồn hết công sức Tiền của để chiêu mộ, nuôi dưỡng, huấn luyện ba ngàn sĩ tử ưu tú,rồi chuyển cư vào vùng đất xứ Thanh ngày nay để mưu việc lớn, là phá tan ách đô hộ của người phương Bắc, giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Và Cụ đã thành công! Xin thắp một nén hương kính cẩn dâng Người. Cầu xin Anh linh Người phù hộ độ trì cho con cháu của Người trong bước đường chấn hưng đất nước và Dương tộc hôm nay!
Phải chăng hơn mười một thế kỷ trước, cũng với Tâm đức lớn,Tầm nhìn xa và Tài thao lược của mình, cụ Dương Đình Nghệ đã dồn hết công sức Tiền của để chiêu mộ, nuôi dưỡng, huấn luyện ba ngàn sĩ tử ưu tú,rồi chuyển cư vào vùng đất xứ Thanh ngày nay để mưu việc lớn, là phá tan ách đô hộ của người phương Bắc, giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Và Cụ đã thành công! Xin thắp một nén hương kính cẩn dâng Người. Cầu xin Anh linh Người phù hộ độ trì cho con cháu của Người trong bước đường chấn hưng đất nước và Dương tộc hôm nay!
* Dự Lễ Hội Mùa Xuân Họ Dương
tại Đà Nẵng về, khi trong người đang tràn đầy xúc động và tự hào về Dòng tộc Họ
Dương, tôi nhận được cuộc gọi của anh Dương Sơn Thạc. Trong cuộc điện đàm ngắn,
anh Thạc có hỏi tôi về cảm xúc của tôi về Lễ hội vừa qua ở Đà Nẵng và đề nghị
tôi viết một bài về cảm nghĩ của tôi về Lễ Hội. Tôi đã viết xong nhưng cứ ngần
ngại không biết có nên gửi cho Ban biên tập hay không, vì đã lâu rồi tôi không
viết lách gì...Đến sáng nay tôi lại nhận được điện thoại của anh Dương Xuân
Thìn, anh bảo là theo đề nghị của anh Chiến, nếu tôi có ảnh gì về Lễ mừng thọ
và vinh danh khen thưởng Xuân 2017 ở Lạc Đạo thì gửi cho Ban biên tập.
Tôi có về quê Lạc Đạo dự Lễ hội và được chứng kiến những phút giây đầy cảm động
khi đại diện Hội Đồng Họ Dương Việt Nam trao tặng cụ Dương Văn Phiếm phần thưởng:
Bằng vinh danh và Chữ Dương bộ mộc. Nhận phần thưởng ghi nhận công lao đóng góp
của mình trong việc xây dựng tổ chức tiền thân của Hội Đồng Họ Dương, cụ Phiếm
đã không cầm nổi nước mắt khi xúc động nói lời cảm ơn sự quan tâm của Hội Đồng
Họ Dương Việt Nam đối với phần đóng góp nhỏ mọn của mình. Còn bài viết về sự kiện
ở Lạc Đạo thì tôi không viết vì nghĩ rằng Hội đồng Họ Dương huyện Văn Lâm đã có
người viết và gửi về Ban biên tập.
Vậy
tôi xin gửi bài viết này và mấy tấm ảnh tôi ghi lại được ở Lạc Đạo cho Quý Ban
biên tập.
Lê Nhuận Dương tiên Hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét