Người xa lạ 2
Chương 7
Ngay sau khi tôi bị bắt, người ta đã hỏi cung tôi nhiều lần,nhưng
đó chỉ là những câu hỏi về căn cước không lâu mấy. Lần thứ nhất ở sở Cảnhsát,
hình như vụ của tôi không làm ai chú ý đến. Trái lại tám ngày sau, ông dựthẩm
đã nhìn tôi với vẻ tò mò. Nhưng để bắt đầu, ông chỉ hỏi tên, địa chỉ, nghềnghiệp,
ngày và nơi sanh của tôi, rồi ông muốn biết tôi có chọn luật sư không.
Tôi trả lời không và lại hỏi liệu có thực cần thiết phải chọnmột
luật sư không. Ông nói: "Tại sao". Tôi trả lời là vụ của tôi đơn giản
lắm.Ông mỉm cười nói: "Đấy là một ý kiến! Tuy nhiên luật pháp còn đó. Nếu
ông khôngchọn luật sư, chúng tôi sẽ chỉ định một người". Tôi thấy nếu luật
pháp lo liệugiùm cho những chi tiết ấy thời tiện lợi quá. Tôi nói với ông như vậy.
Ông tán đồnglời tôi và kết luận luật pháp hoàn hảo lắm.
Mới đầu, tôi không cho ông là quan trọng. Ông tiếp tôi trongmột
căn phòng có treo rèm, trên bàn có một ngọn đền duy nhất soi sáng chiếc ghếbành
mà ông bảo tôi ngồi, trong khi chính ông lại ngồi trong bóng tôi. Tôi đã đọctrong
các sách một bài tả cảnh tương tự và mọi sự ấy đối với tôi hình như là mộttrò
đùa. Trái lại sau cuộc nói chuyện, tôi nhìn ông và thất ông là một người cónhiều
nét tinh tế, đôi mắt lớn, sâu hoắm, xanh biếc vơi bộ ria dài màu xám vàtóc rậm
gần bạc. Hình như ông có vẻ rất biết điều và kể ra dễ thương, mặc dù chứnggiật
gân thỉnh thoảng kéo xếch mồm ông. Lúc ra, tôi toan giơ tay bắt ông nhưngtôi kịp
nhớ lại là tôi đã giết một người.
Hôm sau, một luật sư vào nhà lao thăm tôi. Người ông nhỏ
thóvà tròn trĩnh, khá trẻ, tóc chải mượt cẩn thận. Tuy trời nóng bức (tôi mặc
áo cộctay), ông mang một bộ đồ lớn màu sẫm, với cổ cồn bẻ góc, ca vát ngộ
nghĩnh cónhững đường sọc lớn trắng và đen. Ông để lên giường tôi chiếc cặp mang
dướinách, tự giới thiệu và nói đã nghiên cứu hồ sơ của tôi. Vụ của tôi rất rắc
rốinhưng nếu tôi tin tưởng ở nơi ông thì ông cho là chắc chắn phải thắng lợi.
Tôicảm ơn ông và ổng nói: "Chúng ta đi vào điểm chính của vấn đề".
Ông ngồi xuống giường và vắt nghĩa là người ta đã thu thấptài
liệu về đời tư của tôi.
Người ta biết má tôi mới chết ở viện dưỡng lão. Rồi người tamở
cuộc điều tra ở Marengo. Các điều tra viên biết là hôm đám tang má tôi thời"tôi
đã chứng tỏ một thái độ vô cảm xúc". Luật- sư bảo: "Ông thừa hiểu,
tôi hơingại ngùng phải hỏi ông như thế nhưng điều ấy rất can hệ. Và nếu tôi
không trảlời được thì đấy sẽ là một luận cứ mạnh mẽ để buộc tội". Ông muốn
tôi giúp đỡ ông.Ông hỏi là ngày hôm ấy tôi có thấy đau buồn không? Câu hỏi ấy
làm tôi hết sứcngạc nhiên và hình như tôi sẽ ngại ngùng nếu phải tự hỏi lòng.
Tuy nhiên tôi trảlời là tôi hơi mất thói quen tự vấn mình và tôi rất khó lòng
nói rõ với ông tavề điều ấy. Chắc chắn là tôi yêu mến má tôi lắm nhưng sự đó
không có nghĩa chicả. Tất cả những người lành mạnh, không ít thì nhiều, đều ao
ước cái chết củanhững người thân yêu. Tới đây, luật sư ngắt lời tôi và ông có vẻ
bối rối lắm.
Ông buộc tôi phải hứa là không được nói điều ấy trước
phiêntòa hay ở phòng dự thẩm. Tuy nhiên, tôi cắt nghĩa cho ông biết là bản chất
tôihay bị các nhu cầu thể chất làm xáo trộn đến mọi tình cảm. Ngày táng má
tôi,tôi rất mệt mỏi và buồn ngủ, đến nỗi tôi không nhớ các chuyện gì đã xảy ra.
Điềuđó tôi có thể nói chắc chắn là tôi thích má tôi đừng chết. Nhưng luật sư có
vẻkhông hài lòng, ông bảo tôi: "Như thế chưa đủ".
Ông đã suy nghĩ. Ông hỏi tôi liệu tôi có thể nói rằng ngàyhôm
ấy tôi đã chế ngự những tình cảm tự nhiên của tôi chăng?.. Tôi bảo
ông:"Không, vì sai rồi". Ông nhìn tôi một cách kỳ quặc: hình như tôi
gợi cho ông tamột chút ghê tởm. Ông bảo tôi một cách gần như dữ tợn là trong mọi
trường hợp,ông giám đốc và nhân viên ở viện dưỡng lão sẽ được nại ra làm chứng
và "như thếcó thể là một vố rất đau cho tôi". Tôi lưu ý ông là chuyện
đó không dính dángchi đến vụ của tôi nhưng ông chỉ trả lời rõ ràng là tôi chưa
bao giờ có chuyệndính líu tới pháp luật.
Ông ra về với dáng điệu giận dữ. Tôi muốn giữ ông ta lại, cắtnghĩa
cho ông hiểu là tôi muốn được ông có thiện cảm, không phải là để được bàochữa đắc
lực hơn, nhưng nếu tôi có thể nói, đó là lẽ tự nhiên, nhất là tôi thấyrằng tôi
đã làm cho ông khó chịu. Ông không hiểu tôi và ông hơi giận tôi. Tôimuốn xác nhận
cho ông rõ là tôi cũng như mọi người khác, hoàn tao n giống như mọingười khác.
Nhưng kỳ thực, tất cả mọi sự đó không có ích lợi chi lớn lao và tôibỏ qua vì lười
biếng.
Sau đó ít lâu tôi lại bị dẫn đến trước mặt ông dự thẩm. Lúcđó
vào hai giời chiều và lần này văn phòng của ông tràn đầy ánh sáng do các rèmcủa
hơi làm dịu bớt đi. Trời rất nóng. Ông bảo tôi ngồi và hết sức nhã nhặn,ông nói
là luật sư của tôi "vì một sự trục trặc" nên không đến được, nhưng
tôicó quyền không trả lời những câu hỏi của ông và đợi tới khi nào luật sư dự
thính.Tôi nói là tôi có thể trả lời một mình được. Ông bấm vào một cái nút ở
trênbàn. Một viên lục sự vào ngồi ngay sát sau lưng tôi.
Hai chúng tôi cùng ngồi thoải mái trong ghế bành. Cuộc hỏicung
bắt đầu. Trước hết ông ta bảo rằng người ta hình dung tôi như một ngườitính nết
lầm lì, kín đáo. Và ông muốn biết tôi nghĩ thế nào về sự nhận xét ấy.Tôi trả lời:
"Tại vì không bao giời tôi có điều chi đáng nói cả, vì thế nên tôinín
thinh". Ông mỉm cười như lần đầu tiên, công nhận đấy là một lý do hay nhấtvà
nói thêm: "Vả lại điều ấy không có chi can hệ". Ông ngừng bắt, nhìn
tôi và bỗngnhiên đứng lên nói rất nhanh: "Điều tôi chú ý chính là
ông". Tôi không hiểu ýông muốn nói sao nên không trả lời chi cả. Ông nói
thêm: "Trong cử chỉ của ôngcó nhiều cái tôi không hiểu. Chắc chắn là ông sẽ
giúp tôi tìm hiểu những cáiđó". Tôi nói là tất cả đều rất giản dị. Ông hối
thúc tôi kể lại mọi công việctrong ngày. Tôi kể lại mọi việc mà trước kia tôi
đã nói với ông Raymond, bãi biển,cuộc tắm, đánh nhau, rồi lại bãi biển, dòng suối
nhỏ, mặt trời và năm phát súnglục. Cứ mỗi câu, ông lại nói: "Tốt! Tốt!".
Khi tôi kể đến cái thân hình nằm thẳngcẳng, ông tán đồng và nói: "Tốt! Tốt!".
Còn tôi thời tôi thấy chán vì cứ phảinhắc lại hoài một câu chuyện và tưởng như
chưa bao giờ mình nói nhiều đến nhưthế.
Sau một lát yên lặng, ông ta đứng lên và bảo rằng ông muốngiúp
đỡ tôi, là ông thích tôi và với sự trợ giúp của Chúa, ông sẽ làm một cáigì ích
lợi cho tôi. Nhưng trước hết, ông muốn hỏi tôi một vài câu. Không chuyểntiếp,
ông hỏi ngay là tôi có yêu má tôi không? Tôi nói: "Có, cũng như tất cả mọingười".
Và viên lục sự, cho đến lúc ấy vẫn đánh máy đều, có lẽ vừa đánh lầm, vìy tỏ vẻ
bối rối và phải lui lại chữ trước. Vẫn không có liên quan rõ rệt, vị thẩmphán hỏi
có phải đã bắn năm phát súng lục liền nhau không? Tôi suy nghĩ và nóiđích xác rằng
trước tiên tôi bắn một phát, rồi mấy giây sau, tôi mới bắn bốnphát liền. Ông hỏi:
"Tại sao ông lại phải chờ giữa phát thứ nhất và phát thứnhì?". Lại một
lần nữa, tôi thấy bãi biển đỏ ối và cảm thấy mặt trời nóng bỏngtrên trán tôi.
Nhưng lần này tôi không trả lời chi cả. Trong suốt cả lúc yên lặngtiếp theo,
ông thẩm phán tỏ vẻ băn khoăn. Ông ngồi xuống, vò đầu, chống hai khuu tay lên
bàn giấy và hơi cúi đầu về phía tôi với một vẻ dị kỳ: "Tại sao, tạisao ông
lại bắn một người ngã xuống đất?". Về điểm này, tôi cũng không biết trảlời
ra sao. Ông thẩm phán lấy hai tay bóp trán và nhắc lại câu hỏi với một giọnghơi
lạc: "Tại sao? Ông cần phải nói cho tôi biết. Tại sao?". Tôi vẫn lặng
thinh.
Bỗng nhiên ông đứng dậy, bước nhanh lại phía đầu bàn giấy vàmở
một ô kéo trong ngăn đựng các giấy tờ. Ông lấy ra một thánh giá bạc, vừavung vẩy
vừa đi về phái tôi. Rồi với một giọng khác hẳn, gần như run run, ônghét to:
"Đây! Ông có biết ai đây không?" Tôi nói: "Có, lẽ tất
nhiên". Thế làông ta nói rất nhanh, một cách hăng say rằng ông tin tưởng ở
Chúa, ông quyết tinlà không hề có một người nào lại quá ư tội lỗi đến nỗi Chúa
không tha thứ,nhưng muốn được tha thứ thời người ấy cần phải ăn năn hối cải dể
trở nên như mộtđứa trẻ con với tâm hồn trống rỗng và sẵn sàng tiếp đón mọi sự.
Cả người ôngcúi xuống bàn, vung vẫy cây thanh giá gần ngay trên mặt tôi. Nói
cho đúng ra,tôi không theo dõi được bao nhiêu lý luận của ông, trước hết vì tôi
nóng bứcquá và trong văn phòng ông có những con ruồi lớn đậu vào mặt tôi và
cũng vì ônglàm cho tôi sợ sệt. Đồ thời tôi công nhận như thế là lố bịch vì dù
sao, chínhtôi là kẻ phạm tôi sát nhân. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục nói. Tôi gần
hiểu ra rằngtheo ý kiến ông thì chỉ có một điểm tối tăm trong sự thú nhận của
tôi ấy là việctôi đã chờ đợi trước khi bắn phát súng thứ hai. Còn các điểm khác
thời tốt lắm,nhưng cái đó ông ta không hiểu.
Tôi toan nói với ông ta rằng ông khăng khăng như vậy là bậyđiểm
cuối cùng này không quan trọng đến thế đâu! Nhưng ông ngắt lời tôi, đứngthẳng
người lên, khích lệ tôi một lần cuối cùng và hỏi tôi có tin ở Chúa không?Tôi trả
lời không. Ông giận dữ ngồi xuống. Ông bảo tôi là như thế không thể được,là tất
cả mọi người đều tin ở Chúa kể cả những kẻ đã ngoảnh mặt đi không nhìnngười. Đó
là niềm tin của ông và nếu bao giờ ông phải nghi ngờ về chỗ đó thì đờisống của
ông không còn nghĩa lý chi.
Ông kêu lên: "Ông muốn cho đời sống của tôi khong còn
nghĩalý chi nữa ư?". Theo ý kiến tôi, sự đó không can hệ chi đến tôi và
tôi đã nóicho ông biết thế. Nhưng ông với tay qua bàn, giơ tượng Chúa Ky- Tô sát
vào mặttôi và kêu lên một cách vô lý: "Tôi, tôi là một người công giáo.
Tôi xin Chúatha thứ cho lỗi lầm của anh. Làm thế nào anh có thể không tin là
Chúa đã đau khổvì anh?" Tôi để ý là ông vừa xưng hô anh anh, tôi tôi nhưng
tôi đã chán ngấy. Mỗilúc một hteem nóng bức. Cũng như thường lệ, khi nào có ý tống
khứ mọt người màtôi không muốn nghe chuyện, tôi làm ra vẻ tán đồng lời y nói.
Tôi ngạc nhiênkhi thấy ông nói với giọng đắt thắng: "Anh thấy chưa? Anh thấy
chưa? Phải chănganh đã tin tưởng và sắp thú thực với Chúa?". Lẽ dĩ nhiên một
lần nữa, tôi lạinói không. Ông ta gieo mình xuống ghế bành.
Ông có vẻ rất mệt mỏi và yên lặng một lúc trong khi cái máychữ,
không ngớt theo dõi cuộc đối thoại tiếp tục kéo dài thêm những câu nói cuốicùng.
Sau ông ta nhìn tôi chăm chú, vẻ hơi buồn rầu và thì thầm: "Chưa hề baogiờ
tôi thấy một tâm hồn chai sạn như tâm hồn ông. Các tội nhân khi đến trước mặttôi
đều khóc lóc trước hình ảnh đau thương này!". Tôi toan trả lời là đúng
nhưthế vì đấy là những phạm tội, nhưng tôi lại nghĩ rằng chính tôi cũng y như họ.Đó
là một ý kiến mà trí tôi không thể nào quên được. Rồi ông thẩm phán đứnglên,
hình như có ý cho tôi biết cuộc thẩm vấn đã kết thúc. Cùng với một vẻ hơimệt mỏi
ấy, ông chỉ hỏi tôi là có hối tiếc về hành động của tôi không? Tôi suynghĩ và
nói rằng, thay vì hối tiếc thực sự, tôi cảm thấy một cái gì đấy buồn nản.Tôi có
cảm tưởng là ông không hiểu tôi. Nhưng hôm đó các sự việc không tiến xahơn chút
nào.
Sau đó tôi thường gặp lại ông dự thẩm. Tuy nhiên, mỗi lầntôi
đều có luật sư đi theo. Họ chỉ cốt ý bảo tôi xác định lại một vài điểmtrong các
lời khai trước, hay là ông thẩm phán tranh luận về các chứng cớ vớiluật sư.
Nhưng thực ra, họ không hề chú ý đến tôi trong những lúc đó.
Dù sao, giọng điệu của những cuộc hỏi cung dần dần đã thay đổi.Hình
như ông thẩm phán không chú ý đến tôi nữa và có thể là ông đình cứu nội vụrồi…
Ông không nói đến Chúa với tôi nữa và tôi cũng không thấy ông hăng say nhưbuổi
ban đầu. Kết quả là những cuộc đàm luận của chúng tôi trở nên thân mậthơn. Một
vài câu hỏi, nói chuyện một chút với luật sư của tôi, cuộc thẩm vấn đãkết liễu.
Theo chính lời cũng ông thẩm phán thì vụ của tôi tiến triển đến điềuhòa.
Cũng có lúc, khi câu chuyện có tính chất thông thường, họ lạinói
đến tôi. Tôi bắt đầu thở phào.
Trongnhững giời đó, không ai độc ác với tôi. Mọi sư đều tự
nhiên, đều có quy củ vàdiễn tiến đến chừng mực đến nỗi tôi có cảm tưởng ngộ
nghĩnh là "người trong giađình"! Và sau cuộc dự thẩm kéo dài mười một
tháng, có thể nói là tôi gần như ngạcnhiên rằng mình không bao giời được hưởng
khác hơn là những giây phút hiếm hoimà vị thẩm phán tiễn tôi ra cửa, vừa vỗ vai
tôi vừa nói thân mật: "Thưa ông chốngChúa, hôm nay thế là xong!". Rồi
người ta giao tôi cho hiến binh…
Chương 8
Có những sự việc không hề bao giờ tôi thích nói đến. Khi
vàolao xá, sau một vài hôm tôi hiểu ngay là tôi sẽ không thích nói đến đoạn đờinày
của tôi.
Về sau, tôi không còn thấy những sự gớm ghiếc này là quan trọngnữa.
Nói cho đúng ra, trong những ngày đầu tiên, không phải là tôi đã ở tù thựcsự:
tôi mơ hồ chờ đợi một vài biến cố mới mẻ. Chỉ sau lần thăm viếng đầu tiênvà duy
nhất của Marie, tất cả mọi sự mới bắt đầu. Kể từ ngày tôi nhận được thucủa nàng
(nàng nói người ta không cho nàng đến thăm nữa vì nàng không phải là vợtôi), kể
từ ngày ấy, tôi cảm thấy là tôi đang ở trong xà lim như là trong nhà củatôi và
đời tôi ngừng lại nơi đây. Hôm tôi bị bắt, trước hết người ta giam tôivào một
căn buồn, trong đã có nhiều tội nhân, phần nhiều là Ả- rập. Họ cười khitrông thấy
tôi và hỏi tôi đã làm gì? Tôi nói là đã giết một người Ả- rập thời họnín thinh.
Một lát sau trời tối, họ giảng cho tôi biết phải sửa soạn cái chiếuthế nào để nằm
ngủ: cuộn một đầu chiếu lại, người ta có thể làm thành một cái gối.Rệp bò ở
trên mặt tôi suốt đêm. Vài ngày sau, người ta giam riêng tôi vào mộtxà- lim, ở
đó tôi ngủ trên sàn gỗ. Tôi có một thùng gỗ đi tiêu và một thau sắt.Lao xá ở
phía cao tít thành phố và do một cửa sổ nhỏ, có thể nhìn thấy biển khơi.Một hôm
tôi đang níu lấy chấn song cửa, mặt giơ ra phía ánh sáng thời một anhlính gác
vào bảo toi là có người tới thăm. Tôi nghĩ chắc là Marie.
Đúng nàng.
Tôi đi theo một hành lang dài, rồi một cầu thang và sau cùngmột
hành lang khác. Tôi vào một căn buồn rất lớn do một cửa rộng soi sáng. Haicửa
lưới sắt lớn chia buồng ra làm ba phần, cắt theo chiều dài. Giữa hai lưới sắtcó
một khoảng rộng từ tám đến mười thước, phân chia khách thăm với tù nhân.
Tôitrông thấy Marie ở trước mặt với chiếc áo dài có sọc và mặt nàng rám nâu. Vềphía
tôi, có độ mười tù nhân, phần nhiều là người Ả- rập. Chung quanh Marie làcác phụ
nữ người Mo và nàng ở giữa hai người đàn bà đến thăm: một bà già nhỏthó, môi
mím lại mặc đồ đen và một bà đồ sộ, xõa tóc, nói rất lớn với nhiều độngtác.
Khách thăm và tù nhân bó buộc phải nói rất to vì khoảng cách giữa hai lướisắt.
Khi tôi vào tới nơi, các tiếng nói ồn áo dội vào những bức tường lớn trơtrụi của
căn buồng, ánh sáng sống sượng từ trên trời tuôn xuống các mặt kính vàtung tóe
vào phòng làm tôi choáng váng. Xà lim của tôi tĩnh mịch hơn và mờ tối hơn.Tôi
phải mất mấy giây đồng hồ để thích ứng. Tuy nhiên sau cùng tôi nhìn rõ rệttừng
gương mặt nổi bật lên giữa ánh sáng. Tôi quan sát thấy một người lính gácngồi ở
đầu hành lang giữa hai lưới sắt. Phần nhiều các từ nhân Ả- rập và giađình họ ngồi
xổm, đối diện nhau. Họ không la hét: mặc dù sự ồn ào họ cũng nghethấy nhau tuy
nói rát khẽ. Tiếng thì thào của họ đi từ thấp lên cao, tạo nên mọtbản nhạc giọng
trầm liên tục cho những cuộc đàm thoại giao nhau ở trên đầu họ.Tôi nhận xét rất
nhanh tất cả những cái đó trong khi tiến về phía Marie. Đúngsát người vào lưới
sắt, nàng cố hết sức mỉm cười với tôi. Tôi thấy nàng đẹp quánhưng toi không biết
cách nào nói cho nàng biết.
Nàng nói thiệt lớn: "Thế nào?" - "Đấy thế này
đấy!". -"Trông anh khỏe mạnh. Anh có đủ các thứ cần dùng chưa?".
"Có, đủ rồi".
Chúng tôi nín bặt và Marie vẫn mỉm cười. Mụ đồ sộ hét lên vềphía
anh chàng đứng bên cạnh tôi: có lẽ là chồng mụ, một gã to lớn, tóc vànghoe, ánh
mắt thành thực. Họ tiếp tục một cuộc đàm thoại đã bắt đầu từ trước.
Mụ kêu rống lên: "Mụ eanne không muốn lấy cái đó. Người
đànông nói: "Phải! Phải!".
- "Tôi đã bảo mụ là khi nào ra tù, anh sẽ lấy lại nhưng
mụ vẫnkhông muốn lấy cái đó".
Về phần Marie, nàng kêu to là Raymond gởi lời chào tôi vàtôi
nói: "Cám ơn" nhưng tiếng nói của tôi bị câu hỏi anh bên cạnh làm át
đi:"Nó có khỏe không?". Vợ y cười và nói:
"Không bao giờ nó khỏe hơn lúc này". Anh đứng bên
trái tôi,một người đàn ông trẻ tuổi, bé nhỏ, đôi tay mảnh dẻ, không nói chi cả.
Tôi nhậnthấy y đứng trước mắt bà già nhỏ thó và cả hai đều nhìn nhau thắm thiết.
Nhưngtôi không có thì giờ quan sát họ lấu hơn vì Marie đã kêu tôi cần phải hy vọng.Tôi
nói: "Phải". Đồng thời tôi nhìn nàng và tôi thèm muốn ghì lấy vai
nàng qua chiếcáo dài. Tôi thèm muốn thứ vải mịn màng ấy và tôi không biết rõ là
ngoài nó ra cầnphải mong muốn đến cái chi nữa?... Nhưng tất nhiên đáy là điều
Marie muốn nóivì nàng mỉm cười luôn. Tôi chỉ còn trông thấy hàm rằng nàng bóng
loáng và nhữngnếp nhăn nhỏ ở mắt nàng.
Nàng lại kêu:
- Anh sẽ ra và chúng ta sẽ lấy nhau! Tôi trả lời: "Em
tin vậyhả?" Nhưng thực ra, đấy chỉ cốt nói cho có chuyện. Thế là nàng nói
rất nhanh, vẫnnói to là phải, và tôi sẽ được tha và chúng tôi lại đi tắm nữa.
Nhưng người đànbà kia đã hét lên là mụ để một cái giỏ ở phòng lục sự. Mụ kể
vanh vách các thứ ởtrong giỏ cần phải kiểm soát lại vì mọi thứ đắt giá lắm. Anh
khác đứng cạnh tôivà bà mẹ của y vẫn nhìn nhau.
Tiếng thì thào của các người Ả- rập tiếp tục ở phía dướichúng
tôi. Ánh sáng bên ngoài hình như phồng thêm ra, áp vào cánh cửa.
Tôi cảm thấy hơi đau và tôi muốn đi về. Tiếng ồn ào làm
tôikhó chịu nhưng mặt khác, tôi còn muốn lợi dụng sự hiện diện của Marie.
Tôikhông nhớ thời gian đã trôi qua bao nhiêu lâu… Marie nói với tôi về công việc
củanàng và nàng mỉm cười không ngớt. Các tiếng thì thầm, kêu gào, nói chuyện
giaonhau. Cái đảo nhỏ duy nhất của sự im lặng là ở bên cạnh tôi, trong người
thanhniên nhỏ bé kia và bà mẹ giá đang nhìn nhai. Dần dần, người ta dẫn những
người Ả- rập đi. Hầu hết mọi người đều nín thinh khi người đầu tiên ra khỏi. Bà
già lạigần chấn song cửa và ngay lúc đó, một lính gác ra hiệu cho người con.
Người connói: "Chào má" và người mẹ thò tay ra giữa hai chấn song để
làm một dấu hiệu nhỏ,chậm chạp và kéo dài.
Bà già đi khỏi trong khi một người đàn ông vừa bước vào, taycầm
mũ, chiếm chỗ của bà.
Người ta dẫn đến một tù nhân và họ nói chuyện rất hăng
hái,nhưng nói nhỏ thôi vì căn phòng đã trở lại yên tĩnh. Người ta đến gọi người
đứngcạnh tôi ở mé tay phải và vợ y nói với y vẫn không hạ giọng, hình như mụ
khôngnhận thấy là không cần phải hét nữa: "Anh phải coi chừng sức khỏe và
cẩn thận!".Rồi đến lượt tôi. Marie ra hiệu là nàng hôn tôi. Tôi còn quay lại
trước khi biếnmất. Nàng đứng bất động, mặt úp sát vào lưới sắt, vẫn với một nụ
cười chia sẻvà gượng gạo.
t lâu sau nàng viết thư cho tôi và thế là kể từ lúc đó, bắtđầu
những sự kiện mà không bao giờ tôi thích nói đến. Dù sao, chớ nên thêu dệtđiều
gì và đối với tôi, chuyện đó cũng dễ dàng hơn là đối với nhiều người khác.Tuy
nhiên, khi mới bắt đầu bị giam cầm, điểm gay go nhất là tôi còn có những tưtưởng
của người tự do. Ví dụ sự thèm muốn đi trên một bãi biển và xuống tắm biển.
Cứ tưởng tượng tiếng ồn ào của những đợt sóng đầu tiên ở dướigang
bàn chân, thân thể ngâm xuống nước và sự thoải mái vùng vẫy ở đay, tôi đãthấy
thình lình các bức tường của lao xá như sát hẹp lại xiết bao! Tư tưởng ấychỉ
kéo dài trong vài tháng rồi sau chỉ còn lại những tư tưởng của tù nhân. Tôichờ
đợi cuộc di dạo hàng ngày ở ngoài sân hay cuộc viếng thăm của luật sư… Tôisắp xếp
thì giờ còn lại một cách rất khéo léo. Thế là tôi thường nghĩ giá ngườita để
cho tôi sống ở trong một thân cây khô, không có việc chi làm hơn là nhìntrời ở
trên đầu, thời dần dần tôi cũng sẽ quen đi. Có lẽ tôi sẽ đợi chờ đànchim bay
qua hay sự gặp gỡ của những áng mây như tôi đã chờ đợi ở đây nhữngca- vát ngộ
nghĩnh của luật sư bào chữa cho tôi và như là, trong một thế giớikhác, tôi sốt
ruột chờ đợi đến ngày thứ bảy để được ghì siết thân thể Marie. Vậysuy nghĩ cho
k , tôi chưa phải ở trong một thân cây khô. Còn có kẻ khổ sở hơntôi. Đó là một
ý kiến của má tôi và bà thường hay nhắc lại là người ta sẽ quenhết cả mọi sự.
Vả chăng bình thường tôi không hay đi quá xa như vậy. Nhữngtháng
đầu rất gay go nhưng chính là sự cố gắng bó buộc đã giúp đỡ tôi vượt qua.Ví dụ
như tôi bị giày vò vì thèm muốn đàn bà! Đó là lý đương nhiên, tôi hãy còntrẻ.
Không bao giời tôi đặc biệt nghĩ đến Marie nhưng tôi chỉ nghĩ đến một ngườiđàn
bà, đến các người đàn bà, đến tất cả phụ nữ tôi quen biết, đến mọi trường hợptôi
đã thương yêu họ, đến nỗi xà lim của tôi đầy rẫy những gương mặt tràn trềnhững
thèm muốn. Một mặt điều đó làm tôi mất thăng bằng, nhưng hiểu theo mặtkhác, điều
đó giết thì giờ. Sau cùng tôi chiếm được cảm tình của viên xếp gác,vào giờ ăn,
y thường đi theo tên bé con vào nhà bếp. Trước hết, chính y đã nóichuyện với
tôi về đàn bà. Y bảo tôi đó là điểm đầu tiên các tù nhân khác thườngphàn nàn.
Tôi bảo y là tôi cũng như họ và tôi thấy sự đối đãi này bất công. Ynói:
"Nhưng chính vì thế nên người ta mới giam ông vào nhà pha." -
"Thế nào, vìthế sao?" - "Chính phải, sự tự do là như thế. Người
ta tước đoạt tự do củaông". Chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều ấy. Tôi tán
thành lời y: "Đúng thế, còn trừngphạt ở chỗ nào? Phải, ông hiểu đời lắm.
Các người khác thời không. Nhưng rốt cuộchọ tự tìm cách trút hết gánh nặng!".
Sau đó, y bỏ đi.
Lại còn vấn đề thuốc lá. Khi tôi vào nhà pha, họ tước hết thắtlưng,
dây giầy, ca- vát và mọi thứ ở trong túi tôi, đặc biết là thuốc lá. Khi đãbị
giam ở xà- lim, tôi xin họ trả lại các thứ đó nhưng họ bảo là bị cấm. Nhữngngày
đầu rất điêu đưúng. Tôi mút những mẩu gỗ do tôi nhổ ở tấm ván giường ra.Suốt cả
ngày, tôi lợm mửa thường xuyên. Tôi không hiểu tại sao người ta lại cấmđoán tôi
cái điều không có hại chi đến ai cả. Về sau tôi mới hiểu là điều ấycũng dự phần
vào sự trừng phạt nhưng lúc đó, tôi đã quen không hút nữa và sự phạtấy đối với
tôi không còn là một sự trừng phạt.
Ngoài những sự buồn phiền ấy, tôi không đến nỗi khổ lắm.Thêm
một lần nữa, tất cả mọi vấn đề là giết thì giờ. Sau cùng, tôi hết buồn phiềnkể
từ lúc tôi biết hồi tưởng lại chuyện cũ. Đôi hi tôi nhớ l ai căn buồn cảutôi và
trong trí tưởng tượng, tôi vừa đi từ một góc để rồi trở lại góc đó, vừađi vừa lẩm
nhẩm kiểm điểm tất cả mọi thứ thấy ở trên đường đi. Mới đầu thưòinhanh chóng lắm,
nhưng mỗi khi bắt đầu lại thời hơi lâu hơn. Vì tôi nhớ lại từngmón đồ gỗ và ở mỗi
món đồ gỗ và ở mỗi món đó, nhớ lại từng thứ vật dụng ở trongđó. Về mỗi món vật
dụng, nhớ lại tất cả những chi tiết và ngay cả các chi tiếtnhớ lại một chỗ khảm,
một vể rạn nứt hay một cạnh sứt mẻ, màu sắc hay cái nướcmịn màng của chúng. Đồng
thời, tôi thử cố gắng không làm đứt đoạn bản tổng kê củatôi, thực hiện một sự
kê khai đầy đủ. Đến nỗi sau vài tuần lễ tôi có thể trải quahàng giờ, chỉ để kiểm
điểm các thứ có ở trong buồng tôi. Như thế, tôi càng suynghĩ bao nhiêu thời các
đồ vật không được biết đến hay bị lãng quên lại cùng nẩynở ra trong trí nhớ của
tôi. Thế là tôi hiểu một người chỉ sống có một ngàythôi cũng có thể sống dễ
dàng một trăm năm ở trong nhà pha. Y sẽ có đủ k niệm đểkhỏi buồn nản. Hiểu theo
một nghĩa, đó là một chuyện ích lợi.
Lại còn giấc ngủ nữa. Mới đàu, ban đêm tôi khó ngủ và banngày
thì không ngủ được.
Dần dần, đêm tôi ngủ khá hơn và tôi có thể ngủ cả ban ngày nữa.Có
thể nói là trong những tháng cuối cùng, tôi đã ngủ từ 6 tới giờ một ngày.Còn lại
cho tôi 6 giờ để tiêu phí vào những bữa ăn, các nhu cầu tự nhiên, nhữngk niệm
và chuyện người Tiệp- khắc.
Thực tế, tôi đã tìm thấy ở giữa chiếc nệm rơm và ván giườngcủa
tôi một mảnh báo cũ, gần dính bết vào, vải, vàng khè và trong suốt. Báođăng một
việc linh tinh, thiếu mất đoạn đầu nhưng nội vụ có lẽ đã xẩy ra ở Tiệp- khắc.Một
người đàn ông từ một làng Tiệp- khắc ra đi làm giầu. Sau 5 năm, giầu có, ytrở về
làng với vợ và một con. Mẹ và chị y trông nom một khách sạn ở làng. Muốnlàm cho
họ ngạc nhiên, y để vợ con ở một khách sạn khác, rồi một mình trở về nhàlúc y
vào, mẹ y không nhận ra. Để đùa giỡn, y hỏi thuê một buồng. Y phô trươngtiền bạc.
Ban đêm, mẹ và chị y dùng búa ám sát y, lấy hết tiền bạc rồivứt
xác xuống sông. Sáng hôm sau người vợ đến, vô tình tiết lộ tung tích củangười
khách thuê buồng. Bà mẹ thắt cổ người chị nhảy xuống giếng. Tôi đã đọcchuyện
ngày hàng ngàn lần. Phần thì chuyện hoang đường; phần khác chuyện lại tựnhiên.
Dù sao, tôi thấy anh chàng du khách kia cũng đáng kiếp vì chớ bao giờ nênđùa giỡn.
Như thế, với những giờ ngủ, những k niệm, đọc chuyện linhtinh
và sự luân phiên giữa ánh sáng và bóng tối, thời gian đã trôi qua. Tôi đãđọc
sách thấy nói là sau cùng người ta sẽ mất hết khái- niệm về thời gian ởtrong
nhà pha. Những điều đó không có nghĩa lý mấy đối với tôi.
Tôi vẫn không hiểu tại sao ngày lại có thể vừa dài vừa ngắn.Có
lẽ dài để sống nhưng vì nó giãn nở quá nến nỗi sau cùng ngày nọ tràn ngậpqua
ngày kia. Nó mất cả tên vì thế. Những tiếng hôm qua hay ngày mai là nhữngtiếng
duy nhất còn có nghĩa lý đối với tôi.
Một hôm, người gác bảo tôi là ở đây đã năm tháng, tôi tin
nhưngtôi không hiểu. Đối với tôi thì luôn luôn vẫn cứ là một ngày ấy tuôn tràn
vàoxà lim của tôi và tôi vẫn cứ theo đuổi một công việc ấy. Hôm đó, sau khi ngườigác
đi khỏi, tôi nhìn mặt mình trong chiếc cà mên bằng sắt.
Hình như bóng dáng tôi vẫn cứ nghiêm trang ngay cả khi tôithử
mỉm cười với nó. Tôi vung vẫy hình ấy trước mặt tôi. Tôi mỉm cười và nó vẫngiữ
nghiêm vẻ nghiêm nghị, buồn rầu. Ngày tàn và đó là cái giờ mà tôi không muốnnói
đến, cái giờ không tên, giờ mà những tiếng ồn ào của buổi chiều dâng lên tùmọi
từng lầu của nhà pha trong một nghi- trượng tĩnh mịch. Tôi lại gần cửa sổ
vàtrong làn ánh sáng cuối cùng, tôi ngắm nghía hình ảnh tôi một lần nữa. Nó vẫnluôn
luôn nghiêm nghị và có gì kỳ lạ đâu, vì lúc đó tôi cũng nghiêm nghị. Nhưngđồng
thời và lần thứ nhất từ nhiều tháng nay, tôi nghe rõ tiếng tôi nói. Tôi nhậnra
đấy là cái tiếng đã vang dội bên tai tôi từ nhiều ngày và tôi hiểu là suốt cảthời
gian đó tôi đã nói một mình. Thế là tôi nhớ lại lời nói của người nữ khánhộ hôm
đám táng má tôi. Không, không có ngõ thoát và không ai có thể tưởng tượngnổi
các buổi chiều ở trong nhà pha ra sao.
Chương 9
Tôi có thể nói thực ra mùa hè đã thay thế mùa hè rất
nhanhchóng. Tôi biết là cùng với những cơn nóng bức đầu tiên sắp xảy ra cho tôi
một cáichỉ mới lạ. Vụ án của tôi đã đăng kí vào phiên tòa đại hình cuối cùng và
phiêntòa nãy sẽ kết thúc cùng với tháng sáu. Những cuộc tranh biện sẽ diễn ra với
tấtcả ánh mặt trời ở bên ngoài. Luật sư của tôi quả quyết là cuộc trang biện
khôngkéo dài quá hai, ba ngày. Ông nói thêm: "vả lại tòa sẽ xử gấp rút vì
vụ của ôngkhông phải là vụ quan trọng nhất trong kỳ này. Còn có một vụ giết cha
tiếp liềnngay sau vụ của ông".
Hồi bảy giờ rưỡi sáng, người ta đến tìm tôi và xe bít bùngchở
tôi đến pháp đình. Hai người hiến binh dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ có vẻmờ tối.
Chúng tôi ngồi đợi ở gần một cánh cửa, đằng sau cửa người ta nghe thấynhững tiếng
gọi, những tiếng va chạm và cả một sự xáo trộn làm ta liên tưởng đếnnhững ngày
hội liên hoan ở khu phố sau mà khi hòa nhạc, người ta xếp dọn lạicăn buồng để
khiêu vũ. Các người hiến binh bảo tôi phải đợi tòa họp và một ngườitrong bọn đã
tặng tôi một điếu thuốc là mà tôi từ chối. Một lát y hỏi tôi "có sợkhông?".
Tôi trả lời rằng không. Và chính xác về một phương diện tôi thích đượcxem một
phiên tòa xét xử.
Trong đời tôi chưa bao giờ có dịp như vậy… Người hiến binhthứ
hai bảo tôi: "Phải, nhưng mãi thế rồi đâm mệt".
Một lát sau, có tiếng chuông nhỏ reo ở trong phòng. Họ
tháocòng tay cho tôi. Họ mở của dẫn tôi vào chỗ dành riêng cho các bị can.
Phòng chậtních. Mặc dù có mành mành, mặt trời cũng lọt qua từng chỗ và không
khí đã ngộtngạt. Người ta đang đóng cửa kính. Tôi ngồi xuống ghế và hiến binh
vao vâychung quanh. Chính lúc ấy tôi thấy một hàng mặt ở đằng trước tôi. Tất cả
đềunhìn tôi: tôi hiểu đó là các bồi thẩm nhưng tôi không thể nói rõ đó là cái
gìphân biệt họ người nọ với người kia. Tôi chỉ có một cảm tưởng: tôi đang ở trướcmột
chiếc ghế dài trên tầu điện và tất cả những hành khách vô danh đều rình mòngười
mới đến để tìm ra những cái lố bịch.
Tôi biết rõ đây là một ý kiến ngốc nghếch, vì ở đây, khôngphải
họ tìm sự lố bịch nhưng là tìn trọng tội. Tuy nhiên sự khác biệt không lớnlao mấy
và dù sao đó cũng là ý kiến tôi chợt nẩy ra.
Tôi cũng hơi choáng váng vì cái đám người ở trong phòng
đóngkín này. Tôi lại nhìn phòng xử án và không phân biệt được một gương mặt nào
cả.Tôi ngờ rằng trước hết tôi chưa nhận thức được rằng tất cả mọi người này
chenchúc nhau để nhìn tôi. Thường thường không ai đếm xỉa đến con người tôi.
Tôi phảicố gắng mới hiểu rằng tôi là nguyên nhân của mọi sự chấn động này. Tôi
nói vớingười hiến binh: "Nhiều người quá!" Y trả lời tôi là tại vì có
báo chí và y trỏcho tôi một nhóm người đứng gần cái bàn dưới hàng ghế các bồi
thẩm. Y bào tôi:"Họ đấy".
Tôi hỏi: "Ai?" và y nhắc lại: "Báo chí".
Y quen một ngườitrong số các ký giả, người này lúc ấy đã trông thấy y và tiến về
phía chúngtôi. Đó là một người luống tuổi dễ thương với gương mặt hơi nhăn nhó.
Y bắt tayngười hiến binh rất nồng nhiệt. Tôi nhận thấy lúc đó mọi người gặp
nhau, kêu hỏinhau và chuyện trò với nhau, như ở trong một câu lạc bộ mà người
ta sung sướng đượcgặp gỡ những người cùng trong một giới. Tôi cũng tự giải
thích cái cảm tưởng kỳdị là tôi có vẻ thừa thãi hơi giống một người lạ, không
phận sự len lỏi vàođây. Tuy nhiên, người kí giả vừa nói với tôi vừa mỉm cười. Y
nói là y hy vọng mọisự sẽ may mắn cho tôi. Tôi cảm ơn y và y nói thêm:
"Ông nên biết là chúng tôiđã hơi thổi phồng vụ án của ông. Mùa hè là mùa
trống rỗng cho báo chí. Và chỉcó vụ của ông và vụ giết cha là đáng kể đôi
chút". Rồi y trỏ cho tôi, ở trong nhómy vừa rời khỏi, một người đàn ông chất
phác, nhỏ thó, giống như một con cầy lonđược vỗ cho béo mập, đeo cặp kính to tướng,
gọng đen. Y bảo tôi đó là một đặcphái viên của một nhật báo ở Ba- Lê: "Vả
lại, y không dến đây về vụ của ông,nhưng y phụ trách tường thuật vụ án giết cha
nên nhân tiện người ta nhờ y gởiđiện tín về cả vụ của ông". Tới đây, suýt
nữa tôi lai cảm ơn y nhưng tôi nghĩnhư thế sẽ là lố bịch. Y lấy tay làm một dấu
hiệu thân mật rồi từ giã chúng tôi.
Chúng tôi còn đợi vài phút nữa.
Luật sư tôi đến, mặc áo dài, chung quanh có nhiều bạn đồngnghiệp.
Ông đi về phía các ký giả và báo chí và bắt tay họ. Họ bông đùa cười cợtvà có vẻ
rất thoải mái cho đến khi chuông reo trong phòng xử án. Ai nấy đều vềchỗ. Luật
sư đi đến phía tôi, bắt tay tôi và khuyên tôi nên trả lời vắn tắt cáccâu hỏi,
chớ nên có sáng kiến và mọi sự còn lại thì hãy tin tưởng ở nơi ông.
Ở mé tay trái, tôi nghe thấy tiếng ghế người ta lùi lại vàtôi
trông thấy một người cao lớn, mảnh khảnh, mặc áo đỏ, đeo kính kẹp mũi, vừangồi
xuống vừa vén nếp áo cẩn thận. Đó là ông biện lý. Một nhân viên tòa vừatuyên bố
phiên tòa bắt đầu. Ngay lúc ấy hai chiếc quạt máy lớn bắt đầu quay vùvù. Ba thẩm
phán, hai mặc áo đen và người thứ ba mặc áo đỏ, cũng vào với nhữngtập hồ sơ và
đi rất nhanh về phía khán đài cao ở trong phòng. Người mặc áo đỏngồi vào chiếc
ghế bành ở giữa, đặt chiếc mũ vãi xếp nếp ở trước mặt , lấy mùixoa lau đầu hói
và tuyên bố là phiên tòa bắt đầu.
Các ký giả đã cầm bút máy ở tay. Họ đều có vẻ thờ ơ và
hơitinh ranh, láu lỉnh. Tuy nhiên, một người trong bọn họ, trẻ hơn, mặc bộ đồ nỉ
mỏngmàu xám với chiếc ca vát xanh, để bút máy ở trước mặt và nhìn tôi. Trong
gươngmặt hơi không đối xứng của y tôi chỉ thấy đôi mắt rất trong, ngắm nghía
toi cẩnthận, không hề để lộ ra cái gì rõ rệt. Và tôi có cảm tưởng ngộ nghĩnh là
tôiđang bị nhìn bởi chính mình tôi. Có lẽ tại vì thế và cũng vì tôi không biết
thủtục ở đây nên tôi không hiểu rõ lắm tất cả mọi sự xẩy ra về sau, việc rút
thămcác vị bồ thẩm, những câu của chánh án hỏi luật sư, biện lý và bồi thẩm
đoàn (mỗilần như thế, đầu các vị bồi thẩm đồng thời quay cả về phía tòa án), đọc
mau lẹbản cáo trạng, trong đó tôi nhận ra tên các địa phương , các nhân vật, rồi
từngcâu hỏi mới cho luật sư của tôi.
Nhưng rồi chánh án nói là phải điểm danh những người làm chứng.Mõ
tòa đọc các tên mà tôi phải chú ý. Ở giữa đám đông công chúng ban nãy khôngrõ
hình dạng, tôi thấy đứng lên từng người một, để rồi biến mất sau chiếc cửahông,
viên giám đốc và người gác cổng viện dưỡng lão, lão Thomas Pérez, RaymondMasson,
Salamano và Marie. Marie kín đáo ra dấu hiệu lo âu cho tôi. Tôi cònđang ngạc
nhiên là trước kia chưa từng trông thấy họ, khi nghe gọi đến tên, ngườicuối
cùng, Céleste đứng lên. Tôi nhận thấy bên cạnh y là người đàn bà nhỏ thó ởkhách
sạn. với cái áo gia- két, điệu bộ chính xác và quả quyết. Mụ nhìn tôi chămchú
nhưng tôi không có thời giờ suy nghĩ nữa vì viên chánh án đã cất lời. Ôngnói là
những cuộc tranh biện thực sự bắt đầu và ông tưởng không cần phải dặn bảocông
chúng yên lặng. Theo lời ông là ông ngồi đây để hướng dẫn một cách vô tưcuộc
tranh biện của một vụ án mà ông muốn xét đoán khách quan.
Lời phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ được thể hiện trong mộttinh
thần công lý và trong mọi trường hợp, nếu có sự chi lộn xộn, ông sẽ cho mờihết
mọi người ra khỏi phòng.
Mỗi lúc thêm nóng bức và tôi nhìn thấy các khán giả ở
trongphòng lấy báo quạt phe phẩy… Có tiếng động nho nhỏ do giấy sột soạt liên tục.Ông
chánh án làm hiệu và mõ tòa đem ra ba chiếc quạt rơm đan do ba thẩm phán sửdụng
ngay tức khắc.
Cuộc hỏi cung bắt đầu liền. Ông chánh án hỏi tôi một cáchbình
tĩnh và hình như có cả một chút thân mật. Người ta lại hỏi căn cước tôi vàmặc
dù bực mình, tôi nghĩ kể ra như thế cũng là lẽ tự nhiên vì nếu xử lầm ngườinày
ra người khác là một điều rất trầm trọng. Rồi ông chánh án khởi sự kể lạicâu
chuyện do tôi đã kể trước kia, cứ kể ba câu lại hỏi tôi: "Có đúng thế
không?"Cứ mỗi lần tôi lại trả lời: "Thưa ông chánh án, đúng"
theo như lời dặn dò củaluật sư tôi. Việc này khá lâu vì ông chán án rất tỉ mỉ
trong khi kể lại chuyện.Các ký giả viết trong suốt thời gian đó. Tôi cảm thấy
nhữn tia mắt nhìn ngườitrẻ nhất trong bọn ký giả và mụ nhỏ thó như người máy.
Chiếc ghế dài của xe điệnquay cả về phía chánh án. Ông này ho, giở hồ sơ, vừa
phe phẩy quạt vừa quay lạivề phía tôi.
Ông nói với tôi bây giờ, bây giờ cần phải đề cập đến nhữngcâu
hỏi, tuy bề ngoài có vẻ xa lạ với vụ của tôi nhưng có lẽ bên trong lại liênhệ mật
thiết. Tôi hiểu ngay là ông lại nói về má tôi và đồng thời thôi cảm thấyđiều đó
làm tôi chán ngán xiết bao…! Ông hỏi tại sao tôi lại để má tôi ở việndưỡng lão.
Tôi trả lời là vì thiếu tiền thuê người trông nom, săn sóc cho màtôi. Ông hỏi
tôi là như thế có khổ tâm gì cho chính mình tôi không! Tôi trả lờilà cả má tôi
và tôi đều không ai còn trông chờ gì vào ai nữa, vả lại cũng khônghề trông cậy
vào bất cứ một người nào, cả hai chúng tôi đã quen thuộc với nếp sốngmới của
mình. Ông chánh án lại nói rằng không muốn nhấn mạnh về điểm này và hỏiông biện
lý có cần hỏi tôi điều gì nữa không?
Ông này hơi quay lưng về phía tôi và không nhìn tôi, tuyên bốphải
có sự cho phép của ông chánh án, ông muốn biết rằng có phải tôi có phảitôi trở
lại suối một mình và có ý định giết tên Ả- rập không? Tôi nói
"Không".Nhưng như thế tại sao lại có khí giới và tại sao lại quay về
đúng ngay chỗ ấy?Tôi nói đây là hoàn toàn tình cờ. Ông biện lý đã chú thích với
giọng mỉa mai hàilòng: "Rất tốt. Đó là tất cả những điều tôi muốn biết hiện
tại". Tôi không thểhoàn toàn làm theo những việc tiếp nữa. Nhưng dù sao,
sau một số phiếm luận giữacác băng ghế, ông chánh án tuyên bố là phiên tòa sẽ
tiếp tục vào buổi chiều đểtiếp tục nghe lời khai của tôi.
Tôi không còn kịp nhận ra những gì xảy đến vời mình nữa. Ngườita
đưa tôi lên xe bít bùng trở về lao xá và tôi được đưa cho một bữa ăn trưa.Sau một
thời gian ngắn, chỉ đủ cho tôi nhận ra là tôi cảm thấy mệt nhọc như thếnào, người
ta lại đến tìm tôi. Mọi sự lại bắt đầu và tôi thấy mình ở trong cùngmột căn
phòng ấy, trước cùng những gương mặt ấy. Tuy nhiên, nóng bức càng thêmgay go và
như có phép lạ, mỗi vị bồi thẩm, ông biện lý, luật sư của tôi và mộtvài ký giả
đều có những chiếc quạt rơm. Chàng ký giả vừa rồi và mụ người nhỏthó vẫn ở đấy,
nhưng họ không quạt và nhìn tôi không nói một lời.
Tôi lau mồ hôi đầy mặt và chỉ hơi nhận thức được khung cảnhnơi
này và về chính bản thân mình khi nghe thấy gọi viên giám đốc viện dưỡnglão.
Người ta hỏi ông là má tôi có phàn nàn gì về tôi không và ông nói có,nhưng
không có nghĩa lý gì nhiều vì những người già ở viện thường hay phàn nànvề người
thân của họ. Ông chánh án bảo ông nên nói rõ ràng hơn, rằng mẹ tôi cóoán trách
tôi đã đem bà vào viện dưỡng lão hay không và ông giám đốc lại
nói"Có" một lần nữa nhưng ông không nói thêm chi cả. Đến một câu hỏi
khác, ông trảlời là ông đã ngạc nhiên trước thái độ bình thản của tôi trong
ngày đám tang.Khi được hỏi ông quan niệm thế nào về "sự bình tĩnh" của
tôi, ông giám đốc nhìnchằm chằm vào đôi giáy mình trong chốc lát rồi giải thích
rằng tôi không muốnnhìn má tôi, không khóc một lần nào cả và ra về ngay sau lễ
an táng chứ không đứnglại mặc niệm trước mộ má tôi. Một điểm nữa cũng đã làm
ông ngạc nhiên: một ngườiphu đòn nói cho ông rõ là tôi không biết tuổi của má
tôi. Yên lặng một lúc lâurồi ông chánh án hỏi viên giám đốc có phải chính ông
đã nói về tôi không? Vìviên giám đốc không hiểu nên chánh án nói: "Đó là
theo luật pháp". Rồi ôngchánh án hỏi ông biện lý có cần hỏi thêm nhân chứng
không thời ông biện lý kêulên: "Ồ không, thế đủ rồi!", với một vẻ hớn
hở và cái nhìn đắc thắng về phíatôi, đến nỗi lần thứ nhất từ bao nhiêu năm nay,
tôi chỉ có ao ước ngu ngốc muốnkhóc vì tôi cảm thấy đã bị bọn người này thù
ghét xiết bao! Sau khi hỏi bồi thẩmđoàn và luật sư tôi xem có cần hỏi thêm điều
chi nữa, ông chán án nghe lời khaicủa người gác cổng.
Đối với y cũng như với những người khác, cùng một thứ lễnghi
lại tái diễn. Khi đến nơi, người gác cổng nhìn tôi và quay mặt đi. Y trả lờinhững
câu người ta hỏi và nói là tôi không muốn nhìn má tôi, tôi hút thuốc, tôingủ và
uống cà phê sữa. Thế là tôi cảm thấy có cái chi làm kích động tất cảphòng xử án
và lần thứ nhất, tôi hiểu là tôi có tội. Người ta bảo ông gác cổng nhắclại chuyện
cà phê sữa và thuốc lá. Ông biện lý nhìn tôi với một ánh mắt mỉamai. Lúc đó luật
sư tôi hỏi anh gác cổng là y có cùng hút với tôi không, nhưngông biện lý phản đối
kịch liệt câu hỏi đó: "Ở đây ai là kẻ phạm tội? Và khôngthể nào có cái lối
dùng những phương pháp như thế, dụng ý bôi nhọ các nhân chứngbuộc tội để làm nhẹ
bớt các chứng cớ, mặc dù các chứng cớ ấy vẫn không giảm phầnnặng nề!" . Dù
sao ông chánh án vẫn bảo người gác cổng trả lời câu hỏi ấy. Lãogià trả lời có vẻ
ngượng ngùng , bối rối: "Tôi biết rõ là tôi không phải nhưngtôi không dám
từ chối điếu thuốc lá do ông ấy mì tôi". Sau cùng người ta hỏitôi có điều
chi nói thêm không? Tôi trả lời: "Không, tuy nhiên nhân chứng đã cólý.
Đúng sự thật là tôi đã tặng y một một điếu thuốc lá". Người gác cổng
nhìntôi hơi ngạc nhiên với một vẻ biết ơn… Y ngập ngừng rồi mới nói là chính y
đã tặngtôi cà phê sữa. Luật sư tôi tỏ ý đắc thắng một cách ồn ào và tuyên bố là
các vịbồi thẩm sẽ thẩm định! Nhưng ông biện lý đã la hét trên đầu của chúng
tôi: "Phải,các vị bồi thẩm sẽ thẩm định! Và các vị ấy sẽ kết luận rằng một
người lạ có thểđề nghị cà phê nhưng một người con trai phải từ chối cà phê trước
xác người đãsinh ra mình!" Người gác cổng về chỗ ngồi.
Khi đến lượt Thomas Pérez, một người mõ tòa phải dìu lão tớivành
móng ngựa. Pérez nói lão quen biết má tôi nhiều hơn và chỉ nhìn thấy tôi mộtlần,
hôm đám tang. Người ta hỏi lão hôm đó tôi làm gì và lão trả lời: "Các
ônghiểu đấy, chính tôi đã buồn rầu thái quá nên tôi không thấy chi cả. Chính sự
buồnrầu ngăn cản không cho tôi trông thấy, vì đó là một điều rất buồn cho tôi.
Vàtôi lại ngất xỉu nữa, thế nên tôi không thể trông thấy ông này". Ông biện
lý hỏilão, ít nhất lão có trông thấy tôi khóc hay không? Lão trả lời không. Đến
lượtông biện lý nói: "Các vị bồi thẩm sẽ thẩm định". Nhưng luật sư
tôi nổi giận vàhỏi Pérez, vớimột giọng tôi cho hình như hơi quá đáng: "Có
phải lão đã trông thấytôi không khóc?" Pérez nói: "Không". Cử tọa
cười rộ. Và luật sư tôi vừa vén tayáo lên vừa nói với giọng cương quyết:
"Đó là hình ảnh vụ án này. Mọi người đềuđúng và không có chi đúng cả!"
Mặt ông biện lý đanh lại và ông cắm mạnh đầu bútchì xuống các nhan đề những tập
hồ sơ.
Sau khi ngưng năm phút, trong khi đó luật sư bảo tôi là mọisự
đều khả quan, người ta nghe lời khai cúa Céleste do bên bị nạn ra để bào chữa.Bên
bị là tôi. Thỉnh thoảng Céleste liếc nhìn về phía tôi tay guồn guộn chiếcmũ
rơm. Y mặc bộ quần áo mới do y thường mặc cùng đi với tôi, ngày chủ nhật đếntrường
đua ngựa, nhưng tôi ngờ là y không thể đeo cổ cồn vì chỉ có chiếc cúc đồngcài
kín áo sơ mi. Người ta hỏi có phải tôi là khách hàng của y không thì y nói:
"Phải, nhưng đó cũng là một người bạn thân" hỏi y
nghĩ thếnào về tôi thời y trả lời tôi là một người đàng hoàng hỏi y nói thế là
nghĩa lýgì thời y bảo tất cả mọi người đều biết chữ đó muốn nói gì; hỏi y có nhận
thấytôi kín đáo không thời y chỉ công nhận tôi không hay nói vu vơ. Ông biện lý
hỏiy là tôi có trả tiền ăn trọ đều không? Céleste cười khai: "Đó là những
chi tiếtriêng của chúng tôi". Người ta lại hỏi y nghĩ thế nào về tội sát
nhân của tôi.Y để hai tay lên vành móng ngựa và người ta thấy y đang sửa soạn
cái gì. Y nói:
- Đối với tôi, đó là một sự bất hạnh. Ai nãy đều biết rõ thếlà
một sự bất hạnh. Điều đó làm cho các quý vị không tài nào bào chưa nổi. Vậythì,
đối với tôi, đấy là sự bất hạnh! Y còn tiếp tục nữa nhưng ông chánh án bảoy thế
là tốt lắm và người ta cảm ơn y. Thế là Céleste hơi sửng sốt, nhưng ytuyên bố
là y còn muốn nói nữa. Người ta bảo y nên vắn tắt.
Y nhắc lại đó là bất hạnh và ông chánh án bảo y: "Phải,
đồngý! Nhưng chúng tôi ngồi đây là để xử những loại bất hạnh tương tự. Chúng
tôicám ơn ông!". Như đã dạt tới mức cuối cùng của sự hiểu biết và tỏ thiện
chímình Céleste quay lại phía tôi. Tôi nhìn thấy hình như hai mắt y long lanh
vàđôi môi run rẩy. Y có vẻ hỏi tôi là y còn có thể làm gì được nữa chăng? Về phầntôi,
không nói năng gì, không cử động gì, nhưng là lần thứ nhất trong đời tôi muốnđược
hôn một người đàn ông! Ông chánh án lại ra lệnh cho y rời khỏi vành móng ngựa.Céleste
về chỗ ngồi trong phòng xử án, trong suốt phiên tòa còn lại, y ngồi đấy,hơi cúi
về đằng trước, khu u tay chống trên đầu gối, tay cẩm mũ rơm, nghe hết mọicâu
nói. Marie vào. Nàng đội mũ và nàng vẫn còn đẹp, nhưng giá nàng để tóc trầnthì
tôi lại thích hơn. Từ chỗ ngồi tôi đoán thấy đôi vú nàng nhẹ nhàng núngnính và
nhận thấy môi dưới nàng hơi trề ra. Nàng có vẻ nóng nảy. Người ta hỏingay là
nàng quen biết tôi từ bao giờ. Nàng nói rõ thời kỳ làm việc ở hãng củachúng
tôi. Ông chánh án muốn biết rõ những mối liên lạc giữa nàng với tôi nhưthế nào?
Nàng nói là bạn thân của tôi. Về một câu hỏi khác, nàng trả lời việc sắplấy tôi
là đúng sự thực. Ông biện lý lật từng trang hồ sơ rồi thình lình hỏinàng sự dan
díu của chúng tôi bắt đầu từ ngày nào. Nàng chỉ rõ ngày tháng. Ôngbiện lý nhận
xét một cách hờ hững, hình như đó là sau ngày má tôi chết. Rồi ôngnói với một
chút châm biếm là ông không muốn nhấn mạnh về một trường hợp tế nhị,ông hiểu rõ
những nỗi ngại ngùng của Marie nhưng (tới đây giọng ông cứng rắnhơn) nhiệm vụ của
ông bó buộc phải vươn lên trên phép lịch sự. Vậy ông bảoMarie hãy tóm tắt lại
ngày hôm tôi quen biết nàng. Marie không muốn nói nhưngtrước sự nhấn mạnh của
ông biện lý, nàng đành nói rõ cuộc đi tắm, đi coi xi- nê củachúng tôi rồi về
nhà tôi. Ông phó chưởng lý nói là sau những lời khai của Marieở phòng dự thẩm,
ông đã tra cứu các chương trình ngày hôm ấy. Ông thêm là Mariesẽ nói rõ đã xem
phim gì. Đúng vậy, với một giọng gần như hồn nhiên, nàng nóiđó là một phim của
tài tử Fernandel. Nàng vừa dứt lời thì trong phòng yên lặnghoàn toàn. Rồi ông
biện lý đứng lên rất trịnh trọng, và tôi thấy bằng một giọngcảm động thực sự,
ngón tay trỏ về phái tôi, ông nói thong thả, rõ ràng: "Thưaquý vị bồi thẩm,
ngay sau hôm mẹ chết, người đàn ông này đã đi tắm biển, bắt đầumột cuộc gian
díu bất chính và cười cợt trước một phim hài hước. Tôi không còngì hơn để nói với
quý vị nữa". Ông ngồi xuống, luôn luôn trong sự yên lặng.
Nhưng thình lình Marie bật khóc nức nở: nàng nói là không phảithế
còn nhiều điều khác nữa, là người ta bắt ép nàng nói trái ngược với ý nghĩcủa
nàng, là nàng biết rõ tôi làm và tôi không làm sự chi bậy bạ. Nhưng mõ tòa,theo
lệnh của ông chánh án đã dẫn nàng ra ngoài và phiên tòa lại tiếp tục.
Rồi người ta mới nghe sơ sơ Masson khai rằng tôi là một ngườilương
thiện " và y nói còn hơn thế nữa tôi là một người chính trực". Người
ta lạivẫn nghe sơ sơ Salamo khi lão nhớ lại tôi rất tử tế với con chó của lão.
Khi trảlời một câu hỏi về má tôi và tôi, lão khai là tôi không còn điều chi nói
với mátôi nữa, vì thế nên tôi mới để má tôi ở trong viện dưỡng lão.
Salamo nói: "Phải thông cảm, phải thông cảm!",
nhưng hìnhnhư không có ai chịu thông cảm cả. Người ta dẫn lão về chỗ.
Rồi đến lượt Raymond là nhân chứng cuối cùng. Raymond ra hiệungầm
cho tôi và nói ngay là tôi vô tội, nhưng ông chánh án tuyên bố là người tahỏi y
về sự thẩm định nhưng là những sự việc. Ông bảo y hãy đợi những câu hỏi đểtrả lời.
Người ta bảo y nói rõ sự liên lạc giữa y với nạn nhân. Lợi dụng dịpđó, Raymond
bảo nạn nhân thù oán y đã lâu, kể từ lúc y tát chị nó… Tuy nhiên,ông chánh án hỏi
nạn nhân là có lý do nào để thù oán tôi không?
Raymond nói sự hiện diện của tôi trên bãi biển chỉ là kết quảcủa
một sự tình cờ. Rồi ông biện lý hỏi y tại sao bức thư, nguyên nhân tấn thảmkịch,
lại do tay tôi viết. Raymond trả lời đấy là sự tình cờ. Ông biện lý vặn lạilà sự
tình cờ đã có nhiều điều ám muội trên lương tâm trong vụ này. Ông muốn biếtphải
chăng vì tình cờ mà tôi không can thiệp khi Raymond tát cô nhân tình, vìtình cờ
mà tôi ra làm chứng ở quận cảnh sát, lại vì tình cờ nữa mà các lời chứngcủa tôi
đã tỏ rõ sự chiều lòng quá đáng. Để kết thúc, ông hỏi Raymond nhữngphương tiện
để sinh sống và lúc y trả lời: "Người giữ kho" thời ông biện lýtuyên
bố với các bồi thẩm là theo dư luận chung thời nhân chứng hành nghề ma côtôi là
đồng lõa và là bạn thân của y; đây là một thảm kịch tồi bại của người đêtiện nhất,
lại càng trầm trọng hơn nữa vì người ta đang xét xử một con quái vậtvô luân.
Raymond muốn bào chữa và luật sư tôi định phản đối nhưng họ bảo hãy đợicho ông
biện lý dứt lời. Ông này hỏi Raymond: "Tôi không còn chi để nói thêm nữa.Y
có phải là bạn thân của ông không?" Raymond trả lời: "Phải, đấy là bồ
của tôi".Ông biện lý cũng hỏi tôi một câu tương tự và tôi nhìn Raymond thời
y vẫn trântráo, không chớp mắt. Tôi trả lời: "Phải". Thế là ông biện
lý quay lại phía bồithẩm đoàn và tuyên bố: "Vẫn chính người đàn ông này,
ngay sau hôm mẹ chết, đã dấnthân vào sự trụy lạc rất nhơ nhuốc, đã giết người
vì những lý do nhảm nhí đểthanh toán một vụ đồi phong bại tục quá đáng!" Rồi
ông ngồi xuống. Nhưng luậtsư tôi thì không thể kiên nhẫn được nữa, vừa kêu vừa
giơ hai tay lên, nên nhữngống tay áo tụt xuống để lộ ra các nếp áo sơ mi hồ bột:
"Rốt cuộc y can tội đãchôn mẹ y hay tội giết một người?" Cử tọa cười ồ…
Nhưng ông biện lý lại đứnglên, vênh vang trong chiếc áo dài và tuyên bố phải cần
đến sự ngây thơ của mộtvị trạng sư danh tiếng mới không cảm thấy giữa hai sự kiện
ấy có một mối liên hệsâu sắc, cảm động, thiết yếu. Ông kêu to lên, "Phải,
tôi kết tội người này đãchôn mẹ y với tâm hồn của một tên sát nhân!" Lời
tuyên bố này hình như có tác dụnglớn lao đối với công chúng. Luật sư tôi nhún
vai và lau mồ hôi đầy trán. Nhưnghình như chính ông cũng nao núng và tôi hiểu
ngay là mọi sự sẽ không được tốt đẹpmấy cho tôi.
Chương 10
Phiên tòa bế mạc. Khi rời khỏi pháp đình để lên xe, tôithoáng
nhận thấy trong giây lát mùi hương và màu sắc của chiều hè. Trong bóng mờcủa
nhà pha lưu động, tôi thấy lại từng thứ một, như ở tận sâu thẳm của mệt mỏi,tất
cả những tiếng ồn ào quen thuộc của một thành phố mà tôi hằng yêu mến vàtrong một
giờ nào đó, tôi cảm thấy hài lòng. Tiếng kêu của những người bán báotrong không
khí đã bớt căng thẳng, những con chim cuối cùng ở công viên, tiếnggọi của các
người bán bánh sandwich, tiếng rên rỉ do tàu điện chạy trên nhữngkhúc quẹo cao
của thành phố và tiếng xôn xao của bầu trời trước khi đêm tối đuađưa trên hải cảng,
tất cả mọi cái đó sắp xếp đưa lại cho tôi một lộ trình củangười lòa mà tôi biết
rõ trước khi vào lao xá. Phải đó là thời khắc mà cách đâyđã lâu tôi đã cảm thấy
hài lòng. Lúc đó, vẫn là một giấc ngủ nhẹ nhàng và khôngmộng mị luôn luôn chờ đợi
tôi… Tuy nhiên, một sự chi đã thay đổi vì trong sự chờđợi ngày mai đến, tôi lại
gặp lại căn xà lim của mình.
Như thế là những con đường quen thuộc vạch trên bầu trời
mùahè có thể dẫn đến các lao xá cũng như dẫn đến những giấc ngủ hồn nhiên, vô tội.
Dù ở trên ghế bị cáo, người ta vẫn thấy thích thù khi nghe đếntên
mình. Trong các cuộc tranh biện của biện lý và luật sư, tôi có thể nói là họnói
đến tôi rất nhiều và có lẽ về tôi nhiều hơn là về tội trạng của tôi. Vả lại,những
cuộc tranh biện ấy có sự khác biệt nhau không nhỉ? Luật sư giơ tay lên vàbiện hộ
cho tội trạng nhưng lại có lời xin tha. Ông biện lý chìa tay ra tố cáotội trạng
nhưng không xin tha. Tuy nhiên có điều làm tôi cảm thấy mơ hồ, bứt rứt.Mặc dù bận
trí, đôi khi tôi cũng muốn can thiệp và luật sư phải bảo tôi: "Ôngim đi,
như thế có ích lợi cho việc của ông hơn". Có thể nói là họ có vẻ bàn luậnvề
vụ này như không có mặt tôi. Số phận của tôi được định đoạt mà người takhông cần
đến ý kiến của tôi. Thỉnh thoảng, tôi có ý muốn ngắt lời mọi người vànói:
"Nhưng dù sao ai là người bị tố cáo đây? Bị cáo là quan trọng lắm và tôicó
một đôi lời muốn nói". Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi không có điều chi nói cả.Vả
lại, tôi phải công nhận rằng cái thú vị làm cho người khác chú ý không kéodài
được lâu. Ví dụ như cuộc tranh biện của ông biện lý làm tôi chán ngán rấtmau lẹ.
Chỉ có những đoạn ngắn, những cử chỉ hay những tràng
dàinguyên vẹn nhưng tách rời khỏi toàn bộ, là làm tôi ngạc nhiên hay gợi sự
thíchthú của tôi mà thôi! Theo sự suy đoán của ông, nếu tôi không hiểu lầm, thời
tôiđã dự mưu phạm trọng tội. Hay ít ra, ông đã cố gắng chứng minh như vậy,
nhưchính ông đã nói điều ấy: "Thưa quý vị, tôi sẽ đưa ra chứng cớ và sẽ
đưa ra gấpđôi. Trước hết là dưới ánh sáng chói lòa của các sự kiện và sau cùng
là trongánh sáng lờ mờ do tâm lý của cái tâm hồn sát nhân này cung cấp cho tôi.
Ông tómtắt những sự kiện từ khi má tôi chết. Ông nhắc lại thái độ vô cảm của
tôi về tuổitác má tôi, cuộc tắm biển với một người đàn bà ngay sau hôm đám
tang, cuộc xemxi- nê Fernandel và sau hầu hết là cùng về nhà với Marie. Lúc đó,
tôi không kịphiểu ngay vì ông ta nói "tình nhân của y" còn đối với
tôi thì nàng là Marie.Sau cùng, ông nói đến chuyện Raymond. Tôi thấy cách thức
ông ta nhìn các biến cốkhông thiếu sự sáng suốt. Điều ông nói có thể chấp nhận
được. Với sự đồng ý củaRaymond, tôi đã viết thư để dụ nhân tình y đến và xô đẩy
nàng vào sự đối xử tàntệ của một người đàn ông có "hạnh kiểm khả
nghi". Tôi khiêu khích những kẻ thùcủa Raymond trên bãi biển. Raymond bị
thương. Tôi hỏi y lấy khẩu súng lục. Tôitrở lại một mình để sử dụng khí giới ấy.
Tôi hạ tên Ả Rập như tôi đã dự định.Tôi đã chờ đợi và "để cho chắc chắn là
công việc đã thực hiện tốt đẹp", tôi cònbắn liền bốn phát, ung dung, chính
xác, có thể nói là một cách thận trọng.
Ông phó chưởng lý nói: "Thưa quý vị, tôi vừa kể lại trướcquý
vị mối dây mạch lạc những biến cố đã dẫn dắt người này đến việc sát nhân vớisự
hiểu biết hoàn toàn. Tôi xin nhấn mạnh về điểm này. Vì đây không phải là mộtvụ
ám sát tầm thường, một hành động không suy nghĩ mà quý vị có thể coi như làcó
những trường hợp giảm kinh. Người này, thưa quý vị, người này thông minh.Quý vị
đã nghe y khai phải không ? Y biết cách trả lời. Y biết rõ giá trị cácdanh từ.
Và người ta không thể nói là y hành động mà không biết việc y làm.
Về phần tôi, tôi để ý nghe và thấy người ta cho tôi là
thôngminh, nhưng tôi không hiểu rõ tại sao những đức tính tốt của người thường
lạicó thể trở nên những chứng cớ nặng nề cho một người phạm tội. Ít nhất, đó là
điềulàm tôi không nghe ông biện lý nữa cho đến khi tôi lại nghe thấy tiếng ông
nói:"Có bao giờ y tỏ ra hối hận chưa? Thưa quý vị, chưa bao giờ cả! Không
một lầnnào trong thời kỳ dự thẩm, người này lại tỏ vẻ cảm động về trọng tội ghê
gớm củamình". Lúc đó, ông quay lại về phía tôi, vừa lấy ngón tay trỏ tôi vừa
tiếp tục hànhhạ tôi mà thực ra tôi không hiểu rõ tại sao. Dĩ nhiên, tôi không
thể nào khôngcông nhận rằng ông ta có lý. Tôi không hối tiếc lắm về hành động của
tôi, nhưngsự hăng say quá mức như thế làm tôi ngạc nhiên. Có lẽ tôi muốn thử cắt
nghĩacho ông nghe một cách thực tình, gần như là tôi không hề bao giờ có thể thực
sựhối tiếc một việc gì. Tôi vẫn luôn luôn bị lôi cuốn bởi việc sắp xảy ra, bởihôm
nay hay bởi ngày mai. Nhưng lẽ tất nhiên trong tình trạng hiện tại của tôi,tôi
không thể nào nói với ai cái giọng điệu đó được. Tôi không có quyền tỏ vẻthân
ái, tỏ thiện chí. Và tôi lại thử cố nghe nữa vì ông biện lý đã bắt đầu vềtâm hồn
tôi.
Ông nói là ông đã cúi xuống tâm hồn ấy và ông không tìm thấychi
cả, thư quý vị bồi thẩm. Ông nói thực ra, tôi không hề có tâm hồn, không hềcó
tình nhân ái và không có một nguyên tắc đạo lý nào, vẫn giữ gìn lương tâmloài
người lại có thể thấm nhuần vào tôi được.
Ông nói thêm: "Chắc chắn là chúng ta sẽ không trách cứ y
vềđiểm ấy. Điều mà y không có, chúng ta không thể phàn nàn là y thiếu. Nhưng
khithuộc về phiên tòa này, cái đức tính hoàn toàn tiêu cực của sự khoan hồng cầnphải
biến đổi ra đức tin, dễ dãi hơn nhưng lại là cao thượng hơn, của sự công bằng.Nhất
là khi mà sự trống rỗng của tâm hồn như người ta đã khá phá ở nơi ngườinày,
thành ra một cái vực thẳm mà xã hội có thể sa ngã". Thế rồi ông nói đếnthái
độ của tôi đối với má tôi. Ông nhắc lại điều đó trong cuộc tranh biện,nhưng ông
nói dài hơn cả khi ông nói về trọng tội của tôi nhiều, dài quá đến nỗisau cùng,
tôi chỉ còn cảm thấy sự nóng bức của buổi sáng hôm ấy. Hay ít ra chođếnkhi ông
biện lý ngừng lại và, sau giây lát yên lặng, ông lại tiếp tục với mộtgiọng rất
thấp và đầy tin tưởng: "Thưa quý tòa, tòa án này mai đây sẽ xử một trọngtội
ghê gớm nhất: vụ giết cha". Theo ý ông, trí tưởng tượng lùi lại trước vụmưu
sát tàn nhẫn này. Ông dám hi vọng rằng công lý của loài người sẽ trừng phạtkhông
nhu nhược. Nhưng ông không sợ mà nói lên rằng, sự khủng khiếp do tôi giếtcha gợi
lên cho ông gần như phải nhượng bộ trước sự khủng khiếp do ông cảm thấytrước trạng
thái vô cảm xúc của tôi. Vẫn theo ý ông, một người đã giết mẹ mìnhvề tinh thần
cũng tự loại mình ra khỏi xã hội loài người, y như một người chínhtay ám sát
người đẻ ra mình. Trong tất cả mọi trường hợp, người thứ nhất sửa soạnhành động
của người thứ hai, có thể nói là y đã báo trước và chính đáng hóa nhữnghành động
ấy. Ông cao giọng nói thêm: "Thư quý vị, tôi tin chắc rằng quý vị sẽkhông
thấy tư tưởng của tôi qus tàn bạo nếu tôi nói là người đang ngồi trên ghếdài
kia cũng can tội sát nhân mà tòa sẽ xử vào ngày mai. Do đó, y phải bị trừngphạt".
Tới đây, ông biện lý lau khuôn mặt bóng nhẩy mồ hôi. Sau cùng ông nóinhiệm vụ của
ông rất đau khổ nhưng ông sẽ cương quyết làm đầy đủ. Ông tuyên bốlà tôi không
còn chi dính dáng đến một xã hội mà tôi đã phủ nhận những luật lệchính yếu nhất
và tôi không thể nào kêu gọi trái tim con người mà tôi đã khôngbiết đền những
phản ứng sơ đẳng! Ông nói tiếp:
- Tôi xin quý vị cái đầu người này và xin quý vị điều ấy vớimột
tâm hồn than thản.
Vì trong suốt cả cuộc đời chức nghiệp đã dài của tôi, nếu
cókhi tôi đòi hỏi những chánh án tử hình thời không bao giờ được như hôm nay
tôicảm thấy nhiệm vụ đau khổ này được đền bù, cân xứng, soi sáng do cái ý thức
vềmột mệnh lệnh khẩn yếu và thiêng liêng do sự ghê tởm của tôi cảm thấy trước mộtkhuôn
mặt mà tôi chỉ đọc thấy toàn những quái đản! Có sự yên lặng khá lâu saukhi ông
biện lý ngồi xuống. Về phần tôi, tôi bị choáng váng vì nóng bức và kinhngạc.
Ông chánh án ho chút xíu và bằng một giọng rất nhỏ. Ông hỏi tôi có điềuchi nói
thêm không ? Tôi bèn đứng lên vì tôi muốn nói, nên tôi nói có hơi bừabãi là tôi
không có ý định giết tên Ả Rập. Ông chánh án trả lời đấy là một sựxác nhận, là
cho đến nay ông chưa nhận thức được phương sách bào chữa của tôivà ông sẽ rất
sung sướng, trước khi nghe lời biện hộ của luật sư tôi, bảo tôixác định lại các
động lực đã gây nên hành động của tôi. Tôi nói nhanh chóng, vừatrộn lẫn các
danh từ, vừa nhận thấy sự lố lăng của tôi, rằng đó là tại trời nắng.Có tiếng cười
trong phòng. Luật sư tôi nhún vai và liền sau đó, người ta nhườnglời cho ông
nhưng ông tuyên bố là đã muộn rồi, ông cần phải nói nhiều giờ vàxin hoãn lại đến
chiều. Tòa chấp thuận.
Buổi chiều, các quạt máy lớn vẫn xáo động không khí đặc sệt ởtrong
phòng và các quạt nhỏ, màu sặc sỡ của các ông bồi thẩm, đều phe phẩy theomột hướng.
Tôi tưởng chừng lời biện hộ của luật sư tôi không bao giờ chấm dứt.Tuy nhiên,
có một lúc tôi đã nghe tiếng ông vì thấy ông nói: "Đúng sự thực làtôi đã
giết người". Rồi cung một giọng điệu, ông dùng chữ "tôi" mỗi khi
ông nóivề tôi. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi cúi xuống một người hiến binh và hỏi rằng
tạisao thế? Y bảo tôi hãy yên lặng và sau một lát, y nói thêm: "Tất cả luật
sư đềulàm thế". Về phần tôi, tôi đã nghĩ là như thế càng tách rời tôi ra
khỏi nội vụ,biến tôi thành con số không và nói theo một nghĩa nào đó, thay thế
hẳn tôi.Nhưng tôi ngờ là tôi đã ở rất xa phòng xử án này. Vả lại, luật sư hình
như có vẻlố bịch. Rất mau lẹ, ông biện hộ cho sự gay cần, rồi chính ông lại nói
đến tâmhồn tôi. Nhưng đối với tôi, hình như ông ém tài bà hơn ông biện lý.
Ông nói: "Chính tôi cũng đã cúi xuống tâm hôn này
nhưng,trái với vị đại diện cao cả của công tố viên, tôi đã thấy một vài sự kiện
và cóthể nói là tôi đã đọc thấy như ở trong cuốn sách mở sẵn". Ông đã đọc
thấy tôilà một người lương thiện, một người làm việc đều đặn, không mệt mỏi, thủy
chungvới hãng đã dùng mình, được mọi người yêu mến và động lòng trắc ẩn trước cảnhkhổ
sở của người khác. Đối với ông, tôi là một người con gương mẫu đã nâng đỡ mẹmãi
cho đến khi hết sức mình. Sau cùng, tôi hi vọng là một nhà dưỡng lão sẽ đemlại
cho bà cụ đầy đủ những tiện nghi mà các phương tiện của tôi không cho phéptôi
cung cấp nổi cho bà cụ. Ông nói thêm:
- Thưa quý vị, tôi ngạc nhiên thấy người ta làm rùm bengchung
quanh viện dưỡng lão này. Sau cùng, nếu cần có phải có một chứng cớ về sựích lợi
cao cả của những cơ sở này, cần phải nói rõ là chính Quốc Gia đã trợ cấpcho các
viện ấy.
Tuy nhiên, ông không nói đến đám tang và tôi cảm thấy điềuđó
thiếu sót trong bản biện hộ của ông. Nhưng vì tất cả những câu nói dài dòng ấy,tất
cả những ngày giờ vô tận trong đó người ta đã nói đến tâm hồn tôi, nên tôicó cảm
tưởng là mọi sự trở thành một thứ nước không màu sắc làm cho tôi thấychoáng
váng.
Sau cùng, tôi nhớ là trong khi luật sư tiếp tục nói, tiếngkèn
của người bán nước đá, từ ngoài phố lọt ra khắp khoảng trống của các gianbuồng
và phòng xử án, vang dội đến tai tôi.
Những k niệm của một đời sống không còn thuộc về tôi nữa,nhưng
là một đời sống mà tôi tìm thấy những niềm vui nghèo nàn nhất và lâu bềnnhất dồn
dập hiện về trí óc tôi: những mùi hương mùa hè, khu phố mà tôi yêu mến,một bầu
trời nhỏ bé nào đó về buổi chiều, tiếng cười và những chiếc áo dài củaMarie. Tất
cả mọi sự tôi đã làm vô ích ở đây đều ứ lên cổ tôi và tôi chỉ còn mỗimột sự vội
vàng, là mong cho người ta kết liễu ngay vụ này để tôi chỉ hơi loángthoáng nghe
thấy luật sư gào lên, đê kết thúc, là các vị bồi thẩm sẽ không muốnxử tử hình một
công dân lương thiện bị tiêu tan vì một phút lạc hướng và xin hưởngtrường hợp
giảm khinh cho một trọng tội do tôi đã chịu sự trừng phạt chắc chắnnhất bằng
cách kéo lê sự sám hối vĩnh cửu. Tòa ngừng phiên xét xử vs luật sư ngồixuống với
vẻ mệt mỏi, nhưng các đồng nghiệp đi về phía ông để bắt tay ông. Tôinghe thấy:
"Tuyệt cú nhé!". Một người trong bọn lại còn nêu cả tôi ra làm chứngvà
nói với tôi: "Phải không ?". Tôi đồng ý nhưng lời khen ngợi của tôi
không thựctình, vì tôi quá mệt mỏi! Tuy nhiên, trời đã xế ở bên ngoài và cái
nóng đã bơtdgay gắt. Do một vài tiếng ồn ào của phố xá mà tôi nghe thấy, tôi phỏng
đoán sựêm dịu của buổi chiều. Tất cả chúng tôi đều ở đấy để chờ đợi điều mà
chúng tôicùng chờ đợi chỉ liên quan đến tôi. Tôi lại nhìn phòng xử án. Tất cả vẫn
ynguyên như buổi ban đầu. Tôi bắt gặp cái nhìn của kí giả mặc áo vét xám và mụđàn
bà như người máy. Điều đó làm cho tôi nghĩ là trong suốt cả vụ xử án, tôikhông
để mắt tìm Marie. Tôi không quên nàng nhưng tôi còn bận nhiều quá. Tôitrông thấy
nàng giữa Céleste và Raymond. Nàng ngầm ra hiệu cho tôi như muốnnói: "Xong
rồi!" và tôi thấy khuôn mặt nàng hơi lo lắng mỉm cười với tôi, nhưngtôi cảm
thấy tim tôi đã khép kín và tôi cũng không thể trả lời nụ cười của nàng.
Tòa tái nhóm. Người ta đọc rất nhanh cho các bồi thẩm mộtdãy
câu hỏi. Tôi đã nghe thấy: "Can tội sát nhân"… "có dự mưu"…
"trường hợp giảmkhinh". Các vị bồi thẩm đi ra và người ta dắt tôi
sang căn buồng nhỏ, trước kiatôi đã đợi ở đấy. Luật sư đến gặp tôi: ông rất lưu
loát nói chuyện với nhiềutin tưởng và thân mật hơn hẳn từ trước đến nay. Ông
nghĩ rằng mọi thứ sẽ êm đẹpvà tôi sẽ thoát nguy với và năm tù hay lưu đày. Tôi
hỏi ông nếu gặp trường hợpán xử bất lợi thì có hy vọng xin phá án không ? Ông
nói không. Mánh lới của ônglà không trình bày kết luận để khỏi phiền toái cho bồi
thẩm đoàn. Ông cắt nghĩacho tôi hiểu người ta không phá một bản án như thế vì
lý do không chính đáng.Điều đó tôi thấy có vẻ hiển nhiên và tôi công nhận ông
nói là phải. Xét đoán sựviệc một cách lạnh lùng, như thế là hoàn toàn tự nhiên.
Trong trường hợp trái lại,sẽ thêm nhiều giấy tờ vô ích. Luật sư bảo tôi:
"Dù sao đi chăng nữa, vẫn cố chống án, nhưng tôi tin tưởng
rằngchung cục sẽ thuận lợi".
Chúng tôi đợi lâu quá, tôi tưởng đến ba khắc đồng hồ. Cuốicùng
có tiếng chuông reo.
Luật sư từ giã tôi và nói: "Chủ tịch bồi thẩm đoàn sẽ đọccác
câu trả lời. Người ta chỉ dẫn ông vào khi tuyên án". Cửa đóng sập lại.
Cóngươi chạy trên cầu thang mà tôi không biết ở gần hay ở xa. Rồi tôi nghe thấy
mộtgiọng ồm ồm đọc cái chi ở trong phòng. Khi chuông reo lần nữa, cửa buồng mở
ra,thời sự yên lặng và cái cảm giác kỳ dị mà tôi đã có khi tôi nhận thấy người
kýgiả trẻ tuổi quay nhìn đi chỗ khác… Tôi không nhìn về phía Marie. Tôi không kịpthì
giờ nhìn nữa vì ông chánh án đã bảo tôi bằng một thể thức kì cục là nhândanh
dân tộc Pháp, tôi sẽ bị chém đầu tại một công trường! Lúc ấy hình như tôinhận
thức được cảm giác do tôi đọc thấy trên mọi gương mặt. Tôi nghĩ rằng đó làsự
quý mến. Các hiến binh rất dịu dàng với tôi. Luật sư đặt tay lên cổ tay tôi.Tôi
không còn nghĩ đến sự chi cả. Nhưng ông chánh án đã hỏi tôi có điều gì nóithêm
không? Tôi đã suy nghĩ và tôi nói "Không". Thế là người ta dẫn tôi
đi.
Chương 11
Đây là lần thứ ba, tôi đã từ chối không tiếp vị linh mụctuyên
úy. Tôi không có chi để nói với ông, tôi không thích nói chuyện, tôi sẽcòn chán
thì giờ để gặp ông. Điều làm tôi quan tâm lúc này, là làm sao thoát khỏimáy
móc, là tìm biết coi cái điều không tránh khỏi liệu có còn một ngõ thoáthay
không? Người ta thay đổi xà lim cho tôi. Ở xà lim mới này, khi nằm dài thờitôi
trông thấy bầu trời và chỉ có trông thấy bầu trời thôi. Tất cả những ngày củatôi
đều trôi qua để nhìn trên mặt bầu trời sự tàn tạ các màu sắc vẫn từ ngày tớiđêm.
Nằm dài, tôi gối đầu lên hai tay và chờ đợi. Không biết đã bao nhiêu lầntôi tự
hỏi liệu có những trường hợp tội nhân thoát khỏi guồng máy nghiêm ngặtnày, biến
mất trước khi hành hình, phá vỡ rào lính canh chăng? Thế là tôi tựoán trách đã
không chú ý nhiều đến những câu chuyện về việc hành hình. Đáng lẽngười ta phải
luôn luôn chú ý đến các vấn đề ấy. Không bao giờ người ta lại biếttrước việc chỉ
có thể xảy ra. Cũng như tất cả mọi người, tôi đã đọc các bài tườngthuật trên
báo chí, nhưng chắc chắn là hãy còn có những tác phẩm chuyên môn màtôi chưa hề
tò mò tra cứu. Có lẽ ở đây tôi sẽ thấy các truyện vượt ngục. Có lẽtôi sẽ biết,
ít nhất là trong một trường hợp, bánh xe ngưng lại, là trong cái dựđịnh bất khả
kháng ấy, chỉ một lần thôi, sự tình cờ và sự may mắn đã thay đổiđược một chút
gì. Một lần! Theo một nghĩa nào đó, tôi tưởng như thế sẽ là quá đủcho tôi.
Lương tâm tôi sẽ làm việc còn lại. Báo chí thường nói đến một món nợ củaxã hội.
Theo họ, cần phải trả món nợ ấy, nhưng điều ấy không nói với trí óc tưởngtượng.
Điều cốt yếu là khả dĩ vượt ngục, một bước nhảy vọt ra khỏi cái nghi thứctàn nhẫn,
một cuộc chạy đua đến sự điên rồ sẽ cống hiến cho mình tất cả những sựmay mắn của
hy vọng. Lẽ tất nhiên, hy vọng, đó là bị hạ ngay ở một góc phốtrong khi đang chạy
bằng một viên đạn. Nhưng suy nghĩ cho cùng, không có chicho phép tôi sự xa xỉ ấy,
mọi sự đều ngăn cấm tôi, máy móc chiếm giữ tôi.
Mặc dầu có thiên chí tôi không thể nào chấp nhận có điều xấcláo
ấy. Vì rốt cuộc đã có sự chênh lệch, lố bịch giữa sự phán quyết đã đặt rađiều
xác thực ấy và sự diễn tiến không nao núng của nó, kể từ lúc sự phán quyếtđược
tuyên bố. Sự kiện bản án được tuyên bố hồi 20 giờ thay vì 17 giờ, sự kiệnbản án
có thể khác hẳn, sự kiện do sự quyết định của những con người thay đổiquần áo,
dựa vào sự tin tưởng một khái niệm mơ hồ như dân tộc Pháp (hay Đức,hay Tàu) đối
với tôi hình như mọi sự đó đã làm mất đi nhiều vẻ nghiêm trọng củamột quyết định
tương tự. Tuy nhiên, tôi bó buộc phải công nhận rằng kể từ giâyphút mà bản án ấy
được quyết định, các hậu quả của nó cũng trở nên chắc chắn, nghiêmtrọng như là
sự hiện của bức tường này mà tôi đang áp nén thân thể tôi dọc theochiều dài.
Trong những lúc đó, tôi nhớ lại một câu chuyện do má tôi kểvề
ba tôi. Tôi không biết mặt ba tôi. Tất cả sự chi tôi biết rõ về người đànông
này, có lẽ là do lời má tôi kể lại: ông đã đi xem xử tử một tên sát nhân.Nghĩ đến
việc đi xem, ông phát ốm lên rồi. Tuy nhiên ông vẫn đi xem và khi vềnhà, ông ói
mửa suốt cả buổi sáng. Thế là ba tôi hơi làm tôi chán ngấy. Bây giờtôi mới hiểu
đó là lẽ tự nhiên. Tại sao trước tôi không thấy là không có chiquan trọng bằng
một vụ xử tử và tóm lại, đó là một việc thực sự đáng kể đối vớimột con người! Nếu
may mắn mà tôi ra khỏi lao xá này, tôi sẽ đi xem hết mọi vụxử tử. Tôi ngờ là
tôi đã lầm khi nghĩ đến khả dĩ ấy. Bởi vì chỉ việc nghĩ đến,một buổi sáng kia
thấy mình được tự do đứng phía sau một hàng rào lính canh, hoặclà đứng bên phía
khác, với ý nghĩ mình là một khán giả đi xem và sau đó có thểói mửa cũng được,
một đợt sóng vui mừng nhiễm độc dâng lên trong lòng tôi. Nhưngnhư thế là không
hợp lẽ. Tôi đã lầm khi buông thả mình theo các giả thuyết đóvì, một lát sau,
tôi thấy lạnh ghê gớm đến nỗi phải nằm co quắp dưới tấm mền.Tôi run lập cập,
răng chạm vào nhau mà không giữ nổi.
Nhưng tất nhiên, không phải lúc nào người ta cũng có thể hợplẽ
phải. Ví dụ như các lần khác, tôi đã làm những vụ án luật. Tôi sửa đổi lạicác
hình phạt. Tôi nhận xét thấy điều chính yếu là cho người bị kết ánđược hưởngmột
sự may mắn. Chỉ một sự may mắn trong số một ngàn lần như vậy cũng đủ sắp xếpổn
thỏa mọi việc. Như thế, hình như tôi tưởng tượng có thể tìm ra một tổng hợphóa
chất để kẻ thụ hình (tôi nghĩ: kẻ thụ hình) ăn vào và mười người ăn thìchín kẻ
chết. Đương sự sẽ biết điều đó, đấy là điều kiện. Vì suy nghĩ cho k ,quan niệm
sự việc một cách bình thản, tôi nhận thấy sự khiếm khuyết của lưỡidao máy chém
không có sự may mắn, tuyệt đối không có sự may mắn nào! Nói tóm lại,chỉ có một
lần thôi, cái chết của người bị hành hình đã được quyết định. Đó làmột việc
xong xuôi, một sự trù hoạch đã dứt khoát, một sự đồng tình đã thỏa hiệpvà về việc
đó, không còn vấn đề trở lại nữa. Nếu do sự kỳ dị nào đó mà lưỡi daotrượt đi
thì người ta bắt đầu lại. Do đấy có sự buồn thảm là tên tử tội cần phảiao ước
cho máy chém chạy đều hòa. Tôi nói đây là khía cạnh khiếm khuyết. Theo mộnghĩa
nào đó, điều này là đúng nhưng theo nghĩa khác, tôi bó buộc phải công nhậnlà tất
cả mọi sự bí mật của một tổ chức hoàn hảo là ở đó. Tóm lại, tội nhân bóbuộc phải
hợp tác về tinh thần. Mọi sự tiến hành trôi chảy đều có lợi cho y.Tôi cũng bó
buộc phải công nhận là cho đến nay, tôi đã có những ý kiến không đúngvề các vấn
đề ấy.
Đã lâu nay tôi tưởng rằng - và tôi không hiểu tại sao muốnđi
tới máy chém phải trèo lên một cái giàn và leo các bậc cấp. Tôi cho nguyêndo là
tại cuộc cách mạng năm 7 9, tôi muốn nói là tại tất cả những điều do ngườita đã
dạy tôi, hay cho tôi thấy về các vấn đề ấy.
Nhưng một buổi sáng kia, tôi chợt nhớ lại một tấm hình docác
báo chí đăng nhân dịp một vụ hành quyết vang lừng. Thực ra, máy chém để sátmặt
đất một cách rất giản dị. Máy chém nhỏ hẹp hơn là tôi tưởng tượng. Cũng khángộ
nghĩnh là tôi không được báo cho biết trước điều ấy sớm hơn. Chiếc máy chémở
trên tấm hình đăng báo đã làm cho tôi ngạc nhiên, vì nó có hình dạng của mộtcông
cụ chính xác, hoàn hảo và sáng loáng. Người ta luôn luôn có những ý tưởngquá
đáng về những thứ mà mình không biết. Trái lại, tôi công nhận là mọi sự đềugiản
dị: máy chém cũng ở ngang với mức người tiến về phía nó. Người ta đến bênnó như
là đi đến gặp một người khác. Điều đó cũng buồn nản. Cái việc trèo lênđoạn đầu
đài, việc thăng tiến lên giữa không trung, trì tưởng tượng có thể bámvíu vào đấy.
Trong khi chính ngay ở đây cũng vậy, máy móc hủy diệt hết cả: ngườita bị giết một
cách âm thầm, với một chút xấu hổ và nhiều chính xác.
Lại còn có việc mà tôi suy nghĩ hoài: buổi sớm tinh sương vàsự
chống án của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn suy luận và cố gắng không nghĩ ngợi đếnnữa.
Tôi nằm duỗi dài, nhìn bầu trời, cố chăm chú vào đấy. Bầu trời trở nênxanh hơn,
đó là vào buổi chiều. Tôi lại rán thêm một cố gắng nữa để lái dòng tưtưởng đi
theo một lối khác. Tôi nghe trái tim tôi. Tôi không thể nào tưởng tượngđược rằng
tiếng động đã theo dõi tôi từ bao nhiêu lấu ấy lại có thể ngưng đập.Không bao
giờ tôi có óc tưởng tượng thực sự. Tuy nhiên, tôi thử hình dung mộtgiây nào đó,
tiếng đập của trái tim sẽ không còn kéo dài ở trong đầu tôi nữa,nhưng vô ích.
Buổi sáng tinh sương hay sự chống án của tôi vẫn còn đó. Sau cùngtôi tự nhủ thầm
rằng điều hợp lý nhất là tôi chớ nên tự ép buộc tôi.
Họ đến vào một buổi sang tinh sương, tôi biết thế. Tóm lại,tôi
bận rộn suốt các đêm tối của tôi để chờ đợi buổi sáng tinh sương ấy. Khôngbao
giờ tôi thích bị bắt bất thình lình. Khi nào xảy ra cho tôi sự gì, tôithích sẵn
sàng trước. Vì thế, rốt cuộc tôi chỉ ngủ chút xíu ban ngày, và suốtcác đêm dài
dằng dặc, tôi kiên nhẫn đợi chờ ánh bình minh hiện ra trên mặt kínhcủa bầu trời.
Gay go nhất là cái giờ khả nghi mà tôi biết là thường thường họra tay. Quá nửa
đêm, tôi chờ đợi và rình mò. Chưa bao giờ tôi lại nghe thấy nhiềutiếng động như
thế, lại phân biệt được những tiếng tinh tế như thế. Vả lại, tôicũng có thể nói
là tôi đã gặp may mắn trong suốt thời gian ấy, vì tôi không hềnghe thấy tiếng
bước chân. Má tôi thường nói rằng không bao giờ người ta hoàntoàn khổ sở. Tôi
tán thành má tôi ở trong lao xá, khi bầu trời nhuộm màu và mộtngày mới lướt vào
xà lim của tôi. Vì rằng tôi có thể nghe thấy tiếng bước chânvà trái tim tôi có
thể nổ tung. Dù chỉ trượt nhẹ một chút cũng khiến tôi chồmra ngoài cửa, dù áp
tai vào gỗ, tôi đã chờ đợi cuống cuồng cho đến khi chỉ nghethấy chính hơi thở của
tôi, hoảng sợ vì thấy hơi thở ấy khàn khàn và giống hệtnhư tiếng chó rên rỉ, rốt
cuộc trái tim tôi không nổ tung và tôi lại được thêm24 giờ nữa.
Suốt cả ngày, đã có việc chống án của tôi. Tôi ngờ là đã rúttỉa
được phần ích lợi hơn hết về ý nghĩ đó. Tôi tính toán các hiệu quả và do dựsuy
nghĩ, tôi đạt được năng suất tốt nhất.
Luôn luôn tôi đặt ra một gỉ thuyết tệ nhất: sự chống án củatôi
bị bác bỏ. Vậy thời tôi sẽ chết! Chết sớm ơncacs người khác, dĩ nhiên.Nhưng mọi
người đều biết rằng cuộc đời không phải là đáng sống. Kỳ thực ra,không phải là
tôi không biết rằng, dù chết năm 30 tuổi hay năm 70 tuổi cũngkhông quan hệ mấy
vì lẽ tất nhiên, trong cả hai trường hợp, các người đàn ông khácvà các người
đàn bà khác sẽ còn sống mãi và như thế trong hàng nghìn năm nữa.Tóm lại, không
còn chi rõ rệt hơn. Vẫn là tôi sẽ chết, dù ngay bây giờ haytrong 0 năm nữa. Lúc
đó, điều làm tôi hơi khó chịu trong sợ suy luận, là cái bướcnhảy vọt khủng khiếp
do tôi cảm thấy nơi mình, khi nghĩ đến hai mươi năm sắp tới…Nhưng tôi chỉ việc
bóp nghẹ cái ý nghĩ ấy bằng cách tưởng tượng đến các tư tưởngcủa tôi trong 0
năm nữa khi mà rốt cuộc rồi vẫn phải tới chỗ ấy. Khi người tachết thifcheets ra
sao và chết lúc nào điều đó không can hệ mấy và dĩ nhiên nhưthế. Vậy (và điểm
khó khăn là đừng quên cái giá trị luân lý của chữ "vậy" này)tôi phải
chấp nhận việc bác bỏ sự chống án của tôi.
Chương 12
Đến lúc đó, chỉ lúc đó thôi, có thể nói là tôi đã có quyền,tôi
tự cho phép đề cập đến giả thuyết thứ hai: tôi đực ân xá. Điều bực mình làphải
hãm bớt cái đà bồng bột của khí huyết và thân thể nó là cho mắt tôi cay xènỗi
vui mừng vô lý. Tôi cần phải cố làm giảm bớt cái tiếng reo ấy, cố suy luậnvề
nó. Tôi cần phải tự niên cả ở trong giả thuyết này để cho sự nhẫn nhục củatôi
trong giả thuyết thứ nhất có thể thừa nhận được. Khi đạt được kết quả, tôiđược
một giờ bình thản. Dù sao sự đó cũng là đáng xem trọng.
Chính là ở trong một thời kì tương tự mà tôi đã từ chối thêmmột
lần nữa không tiếp vị linh mục tuyên úy. Tôi đang nằm dài và phỏng đoán buổichiều
mùa hè sắp tới, do ở màu vàng hoe của bầu trời. Tôi vừa bác bỏ đơn chốngán của
tôi và có thể cảm thấy các làn sóng của máu tôi lưu thông đều đặn trongngười.
Tôi không cần phải gặp linh mục. Từ lâu lắm, đây là lần đầu tiên tôinghĩ đến
Marie. Đã nhiều ngày lắm, nàng không viết thư cho tôi nữa.
Chiều nay tôi đã suy nghĩ và tôi tự nhủ rằng có lẽ nàng
đãchán làm tình nhân của một người bị kết án tử hình. Tôi cũng có ý nghĩ là có
lẽnàng bị đau hay chết rồi. Đó là theo lẽ tự nhiên.
Làm thế nào mà tôi biết rõ điều ấy vì ngoài hai thể xác củachúng
tôi hiện nay đã xa cách, không còn chi ràng buộc chúng tôi và nhắc nhởchúng
tôi, người nọ đến với người kia nữa.
Vả lại kể từ lúc đó, k niệm của Marie đối với tôi đã dửngdưng.
Chết rồi, nàng không còn làm tôi chú ý nữa. Tôi thấy điều đó thường tìnhcũng
như tôi hiểu quá rõ ràng là mọi người sẽ lãng quên tôi sau khi chết. Họkhông
còn chi dính dáng đến tôi nữa. Mà chính ra tôi cũng không thể nói được làsuy
nghĩ đến điều ấy sẽ có gì đau khổ.
Đúng ngay lúc linh mục bước vào. Khi trông thấy ông, tôi
hơirun run. Ông nhận thấy thế và bảo tôi đừng sợ. Tôi bảo là theo thường lệ,
ônghãy đến thăm tôi vào lúc khác. Ông trả lời đây là một cuộc viếng thăm thân
ái,không hề dính líu đến sự chống án của tôi mà ông không biết gì cả. Ông ngồi
lêngiường và mời tôi lại gần ngồi gần ông. Tôi từ chối. Thực ra, tôi thấy vẻ mặtông
rất dịu hiền.
Ông ngồi xuống một lát, hai cánh tay đặt trên đầu gối, đầucúi
xuống, nhìn các bàn tay.
Bàn tay ông mảnh dẻ, rắn chắc, làm tôi liên tưởng đến haicon
vật nhanh nhẹn. Ông thong thả, xoa tay nọ vào tay kia. Rồi ông ngồi như thếrất
lâu, đầu vẫn cúi xuống, đến nỗi tôi có thể cảm tưởng, trong giây lát, làtôi đã
quên khuấy ông.
Nhưng ông ngửng phắt đầu lên, nhìn thẳng vào mặt tôi và
nói:"Tại sao ông lại từ chối những cuộc viếng thăm của tôi?". Tôi trả
lời là tôikhông tin ở Chúa. Ông muốn biết là tôi có chắc chắn như thế không và
tôi nói làtôi không cần tự hỏi điều ấy, đối với tôi, hình như đấy là một vấn đề
khôngquan trọng. Lúc ấy, ông ngả người về đằng sau và dựa lưng vào tường, bàn
tay đểáp vào đùi. Gần như không có vẻ nói chuyện với tôi, ông nhận xét là đôi
khi ngườita tưởng là chắc chắn nhưng thực ra, người ta không chắc chắn đâu. Tôi
khôngnói chi. Ông nhìn tôi và hỏi: "Ông nghĩ thế nào?" Tôi trả lời là
có thể như vậy.Dù sao chăng nữa có thể là tôi không chắc chắn về sự gì liên hệ
thực sự đếntôi, và chính thị điều ông vừa nói không liên hệ chi đến tôi cả.
Mắt nìn đi chỗ khác, vẫn không thay đổi dáng ngồi, ông hỏicó
phải tôi nói như thế vì tuyệt vọng không ? Tôi cắt nghĩa cho ông hiểu là
tôikhông tuyệt vọng. Tôi chỉ thấy sợ thôi, đấy là lẽ tất nhiên. Ông nhận xét:
"RồiCHÚA sẽ giúp ông. Tất cả những người tôi đã biết ở trong trường hợp của
ông đềuquay về với CHÚA". Tôi công nhận đấy là quyền của họ. Đấy cũng có
thể chứng tỏlà họ còn có đủ thì giờ suy nghĩ về điểm đó. Về phần tôi, tôi không
muốn aigiúp đỡ tôi và nói cho đúng ra, tôi không có đủ thì giờ để chú ý đến việc
gìkhông liên hệ đến tôi.
Lúc đó, hai bàn tay ông tỏ một cử chỉ cáu kỉnh nhưng ông đứnglên
và sửa lại tất cả các nếp áo dòng. Xong rồi ông lại nói với tôi và gọi tôilà
"bạn": sở dĩ ông nói với tôi như thế không phải vì tôi bị kết án tử
hình;theo ý ông, tất cả chúng ta đều bị kết án tử hình. Nhưng tôi ngắt lời ông
và bảoông rằng đấy không phải cùng một sự việc, vả lại đấy không thể, bất cứ
trongtrường hợp nào, là một sự an ủi. Ông xác nhận: "Đúng thế! Nhưng rồi bạn
sẽ chếtsau này nếu bạn không chết ngay bây giờ. Thế là cùng một vấn đề ấu sẽ được
đặtra. Bạn sẽ đề cập đến sự thử thách ghê rợn này như thế nào? "Tôi trả lời
rằngtôi sẽ đề cập đến sự thử thách ấy đúng hệt như tôi đang đề cập đến lúc này.
Tôi vừa dứt lời, ông đứng ngay lên và nhìn thẳng vào mắttôi.
Đấy là một mánh lới mà tôi biết quá rõ. Tôi thường sử dụng mánh lới ấy vớiEmmanuel
hay Cesleste và thường thường họ đều quay mắt đi chỗ khác. Linh mụccũng biết rõ
mánh lới ấy, tôi hiểu ngay: ánh mắt nhìn của ông không run rẩy nữakhi ông bảo
tôi: "Có phải ông không còn hy vọng gì nữa và ông sống với ý nghĩalà ông sẽ
chết hoàn toàn? Tôi trả lời: "Phải!" Thế là ông lại cúi đầu và ngồixuống.
Ông nói là ông phàn nàn thay cho tôi. Ông tưởng như sự đó không thể nàochịu đựng
nổi đối với một người. Về phần tôi, tôi chỉ có cảm tưởng là bắt đầulàm tôi chán
ngấy. Đến lượt tôi quay mặt đi và ra đứng dưới cửa sổ. Tôi tựa vaivào tường.
Tuy không theo dõi ông, tôi lại nghe thấy ông bắt đầu hỏi tôi. Ôngnói bằng mộ
giọng bối rối và vội vàng. Tôi hiểu là ông đang cảm động và tôi chúý nghe ông
hơn.
Ông bảo là ông chắc chắn đơn chống án của tôi sẽ được chấpthuận,
nhưng tôi đang mang cái gánh nặng của một tội lỗi cần phải loại bỏ đi.Theo ông
thì công lý của loài người không có nghĩa lý và công lý của CHÚA là tấtcả. Tôi
nhận xét rằng chính cái công lý thứ nhất nói trên đã kết án tôi. Ông trảlời
không phải như thế là nó đã rửa sạch được tội lỗi tôi. Tôi bảo không biếtthế
nào là một tội lỗi. Người ta chỉ bảo là tôi có tội. Tôi có tội thì tôi đềntội,
người ta không thể hỏi gì tôi hơn nữa. Lúc đó, ông lại đứng lên và tôinghĩ là ở
trong xà lim chật hẹp này, nếu ông muốn cựa quậy, ông cũng không lựachọn được:
hoặc là phải ngồi xuống hay đứng lên.
Mắt tôi chăm chú nhìn xuống đất. Ông bước một bước về phíatôi
và ngừng lại, hình như không dám tiến lên nữa. Ông nhìn bầu trời qua các chấnsong
cửa. Ông nói với tôi: "Con ơi, con đã lầm rồi, người ta có thể đòi hỏi ởcon
nhiều hơn nữa. Có thể người ta sẽ đòi hỏi con đấy. - Đòi hỏi cái chi? - Ngườita
sẽ đòi hỏi con hãy trông thấy. - Trông thấy cái chi?
Linh mục nhìn xung quanh ông và tôi thấy ông trả lời bằng mộtgiọng
đột nhiên rất mệt mỏi: "Tất cả những hòn đá này đều đổ mồ hôi đau
thương,tôi biết như thế. Chưa bao giờ trông thấy chúng mà tôi không lo âu.
Nhưng trongthâm tâm tôi, tôi biết là những kẻ khốn nạn nhất trong các con đều thấy
hiện ratrong sự tối tăm của họ một gương mặt thiêng liêng.
Chính gương mặt ấy, người ta đòi hỏi con hãy trông thấy".
Tôi thấy hơi kích thích. Tôi nói là tôi đã nhìn các bức tườngnày
nhiều tháng nay. Ở trên đời này không có sự chi, không có người nào mà tôibiết
rõ hơn. Có thể đã lâu nay, tôi vẫn tìm ở đấy một gương mặt, nhưng gương mặtấy
đã có màu sắc của mặt trời và ngọn lửa nồng nàn của thèm muốn: đấy là gươngmặt
của Marie. Tôi đã tìm gương mặt ấy hoài mà không thấy. Bây giờ thì hết rồi.Và
trong mọi trường hợp, tôi chẳng hề thấy chi hiện ra khỏi lớp mồ hôi đá này.
Linh mục nhìn tôi với vẻ buồn rầu. Bây giờ tôi hoàn toàn dựalưng
vào tường và ánh nắng ban ngày chảy chan hòa trên trán tôi. Ông nói mộtvài lời
mà tôi nghe không rõ và ông hỏi rất nhanh là tôi cho phép ông hôn tôikhông. Tôi
trả lời: "Không". Ông quay lại và đi về phía bức tường, thong thả lướtbàn
tay trên tường và thì thầm: "Vậy con yêu thích thế gian này đến thế
ư?" Tôikhông trả lời.
Ông quay mặt đi khá lâu. Sự hiện diện của ông đè nặng lênngười
tôi và làm tôi bực bội.
Tôi sắp sửa bảo ông hãy đi khỏi cho tôi yên thân, thời bỗngnhiên
ông vừa la hét om sòm vừa quay lại phía tôi: "Không! Tôi không tin ông được.Tôi
chắc chắn là có khi ông đã ao ước một đời sống khác". Tôi trả lời đấy là lẽtự
nhiên, nhưng sự ấy không có chi quan trọng hơn là ao ước được giàu có, đượcbơi
rất nhanh hay có một cái miệng xinh đẹp hơn. Cũng như nhau vậy thôi! Nhưngông
đã ngưng tôi lại và muốn biết tôi hiểu thế nào về đời sống khác biệt ấy? Thếlà
tôi kêu lên: "Một đời sống mà tôi có thể hồi tưởng lại đời sống này"
và tôi bảongay cho ông biết là tôi chán ngấy rồi…! Ông lại còn muốn nói với tôi
về Chúanhưng tôi đã tiến lại phía ông và cố gắng cắt nghĩa cho ông nghe một lần
cuốicùng là tôi còn rất ít thì giờ. Tôi không muốn đanh mất chút ít thì giờ ấy
vớiChúa. Ông đã thử thay đổi đầu đề câu chuyện và hỏi tôi rằng sao tôi lại gọi
ônglà "ông"chứ không phải là "Cha"? Sự đó làm tôi bực bội
và tôi trả lời rằng ôngkhông phải là cha tôi: ông là cha của những người khác.
Ông vừa nói vừa để tay lên vai tôi: "Không con ơi! Ta ở
vớicon, nhưng con không thể biết điều ấy vì con còn có một con tim mù quáng. Ta
sẽnguyện cầu cho con".
Thế là, tôi không hiểu tại sao, có sự tan vỡ trong ngườitôi.
Tôi kêu rống lên, chửi rủa ông và bảo ông đừng cầu nguyện nữa… Tôi nắm lấycổ áo
dòng của ông. Tôi trút hết lên ông tất cả đáy lòng với những xúc động lẫnlộn cả
vui mừng và hờn giận. Ông có vẻ chắc chắn, phải không ? Tuy nhiên, trongcác sự
chắc chắn của ông không có cái nào đáng giá một sợi tóc đàn bà! Chính raông
cũng chưa chắc là đáng sống vì ông đã sống như một người chết! Về phần tôi,tôi
có vẻ như chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi tin chắc ở tôi, chắc hết mọisự,
chắc chắn hơn ông, chắc về đời sống của tôi và cái chết sắp tới. Phải! Tôichỉ
còn cái ấy thôi, nhưng ít ra, tôi vẫn giữ chặt lấy cái sự thực ấy cũng nhưnó đã
giữ chặt lấy tôi. Tôi đã có lý, tôi còn có lý, luôn luôn tôi vẫn có lý.Tôi đã sống
theo cách nào đó và có thể tôi đã sống theo cách khác. Tôi đã làmđiều này và
tôi đã không làm điều kia. Tôi đã không làm điều này trong khi tôilại làm điều
kia. Rồi sao? Như thế là tôi chờ đợi suốt bấy lâu cái giây phútnày, cái lúc mà
tôi sẽ được chứng minh là có lý. Không, không có sự chi là canhệ và tôi biết rõ
tại sao. Ông ấy cũng biết tại sao. Từ chỗ sâu thẳm của tươnglai tôi trong suốt
cả cuộc đời phi lý mà tôi đã sống, một hơi thở mờ mịt dânglên rồi qua những năm
tháng chưa từng đến và cái hơi thở ấy lướt qua đến đâu làsan bằng đến đó tất cả
những gì mà người ta đã đề nghị với tôi trong những nămmà tôi đã sống, những
năm cũng không có gì thực hơn. Có can hệ chi đến tôi cáichết của những người
khác, tình yêu của một người mẹ; có can hệ chi đến tôi đấngChúa của ông ta, các
cuộc đời mà người ta đã lựa chọn, các số mệnh mà người tatuyển định, vì chỉ có
một số mệnh duy nhất là có thể tuyển định được chính tôivà cùng với tôi, hàng
ngàn triệu người được ân huệ, ưu ái mà họ, cũng như ôngta, đều tự xưng là anh
em của tôi.
Ông có hiểu không, liệu ông có hiểu vậy không? Tất cả mọingười
đều được hưởng ân huệ. Chỉ còn có những người được hưởng ân huệ. Nhữngngười
khác cũng vậy, một ngày kia người ta sẽ kết tội họ. Ông ấy cũng thế, ngườita sẽ
kết tội ông. Có can hệ chi, nếu can tội sát nhân, ông bị hành hình vì đãkhông
khóc lóc trong ngày an táng mẹ ông? Con chó của Salamano giá trị cũngngang hàng
với vợ lão. Con mụ nhỏ thó như người máy cũng có tội như người đànbà gốc Ba Lê
mà Masson đã lấy, hay như Marie đã ao ước tôi lấy nàng. Có can hệchi nếu
Raymond là bồ tèo của tôi cũng như Céleste lại xứng đáng hơn y? Có canhệ chi nếu
ngày nay Marie lại đưa miệng mình cho một anh chàng Meursault kháchôn? Liệu y
có hiểu vậy không tên tội nhân ấy, và từ chỗ sâu thẳm của tương laitôi…Tôi bị
nghẹt thở trong khi kêu gào tất cả những điều này. Người ta đã lôilinh mục ra
khỏi tay tôi và các người lính gác dọa nạt tôi. Tuy nhiên, ông ta trấn tĩnh họ
và đã yên lặng nhìn tôi trong giây lát. Mặt ông đầy nước mắt. Ông quay lại và biến
mất.
Tôi lấy lại sự bình thản sau khi ông đi khỏi. Tôi bị kiệt sức và
gieo mình xuống giường.
Tôi ngờ là tôi ngủ thiếp đi vì tôi thức dậy thì đã có các ngôi
sao trên mặt. Nhưng tiếng ồn ào của đồng quê dâng lên tận chỗ tôi. Các mùi hương
của ban đêm, của đất, của muối làm tươi mát hai thái dương tôi. Sự yên tĩnh và kỳ
diệu của mùa hè say ngủ này tràn ngập cả người tôi như nước thủy triều. Ngay lúc
đó và ở ranh giới của ban đêm, các tiếng còi hú vang. Chúng báo hiệu cuộc ra đi
tới một thế giới bây giờ đối với tôi đã vĩnh viễn thờ ơ. Đây là lần thứ nhất, kể
từ lâu nay, tôi nghĩ đến má tôi. Hình như tôi hiểu tại sao, khi đến cuối cùng của
cuộc đời bà lại kiếm một "vị hôn phu", tại sao bà giả đùa bắt đầu lại.
Ở đấy, ở đấy cũng vậy, chung quanh viện dưỡng lão, nơi những cuộc sống tàn rụi ấy,
buổi chiều cũng như một cuộc ngưng trệ u buồn. Gần cái chết đến thế, ởđấy má
tôi hẳn đã cả thấy được giải thoát, và sẵn sàng để sống lại tất cả. Không ai,
không ai có quyền được khóc bà. Và tôi cũng thế, tôi cảm thấy sẵn sàng để sống lại
tất cả…! Hình như cơn giận dữ lớn lao này đã tẩy sạch xấu xa,vết hy vọng của
tôi, trước cái đêm tối đầy những dấu hiệu và ánh sao này, lần đầu tiên tôi cởi mở
tâm hồn trước cái dịu hiền của thế gian. Thấy nó giống tôi đến thế và sau cùng
thân ái với tôi đến thế, tôi cảm thấy là tôi đã rất sung sướng và tôi vẫn còn
sung sướng. Để cho tất cả được hoàn tất, để cho tôi cảm thấy ít cô đơn hơn, tôi
chỉ còn ao ước đến ngày hành quyết tôi sẽ có rất nhiều khán giả và họ sẽ tiếp
đón tôi với những tiếng hò hét căm hờn.
Năm 1970Albert CamusDịch giả: Tuấn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét