Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Người xa lạ 1

Người xa lạ 1
   

Chương 1

Má tôi chết ngày hôm nay, hay có lẽ từ hôm qua, tôi cũng không biết nữa. Tôi nhận được một bức điện tín của viện dưỡng lão: mẹ chết. An táng ngày mai. Thành thực phân ưu". Như thế không có gì rõ rệt cả. Có lẽ chết hôm qua.

Viện dưỡng lão ở Marengo, cách Alger tám mươi cây số. Tôi sẽđi xe buýt hồi hai giờ trưa và tới nơi vào buổi chiều. Như thế, tôi có thể thứcđể canh tử thi và chiều mai sẽ trở về. Tôi xin phép chủ nghỉ hai ngày và ôngkhông thể nào từ chối được trước một lý do như vậy. Nhưng ông có vẻ không bằnglòng. Tôi đã phải nói với ông: " Đó không phải lỗi tại tôi". Ông không trả lời.Sau tôi nghĩ, đáng lẽ tôi không nên nói với ông như vậy. Kể ra tôi không vệc gìphải tự bào chữa. Đáng lý ra chính ông phải chia buồn với tôi. Nhưng có lẽ đếnngày kia, ông sẽ chia buồn khi thấy tôi đeo băng tang. Còn bây giờ, cứ coi nhưmá tôi chưa chết. Trái lại, sau lễ an táng thời đấy là một việc đã rồi và tất cảmọi sự sẽ có một tính cách chính thức hơn.

Tôi đi xe buýt hồi hai giờ. Trời rất nóng bức. như thường lệ,tôi ăn tại khách sạn của lão Ce1leste. Ai nấy đều tỏ vẻ đau buồn với tôi vàCéleste bảo tôi: "Người ta chỉ có một mẹ thôi!".

Khi tôi đi, họ theo tiễn tôi đến cửa. Tôi hơi bối rối vì phảilên phòng Emmanuel mượn y một cái ca- vát đen và một băng tang. Y có người chú mớichết, cách đây vài tháng.

Tôi chạy vội vàng để khỏi lỡ xe. Vừa hấp tấp, vừa chạynhanh, có lẽ tại mọi thứ đó, thêm với xe nhồi xốc, mùi dầu xăng, sự phản chiếucủa mặt đường dưới ánh nắng chói chang làm tôi buồn ngủ. Tôi đã ngủ gần hết cuộchành trình. Khi chợt thức giấc, tôi thấy mình ngồi chèn ép với một quân nhân; ymỉm cười và hỏi có phải tôi từ xa đến. Tôi trả lời "phải" đế khỏi nói thêm.

Viện dưỡng lão cách làng hai cây số. Tôi đi bộ đến nơi. Tôimuốn thăm má tôi ngay.

Nhưng người gác cổng bảo tôi phải đến gặp viên Giám đốc. Vìông đang bận, tôi phải chờ một chút. Trong suốt thời gian đó, người gác cổngnói chuyện và sau cùng tôi gặp viên Giám đốc:

ông tiếp tôi ở văn phòng. Đây là một ông già nhỏ thó, có Bắc- đẩuBội- tinh. Ông nhìn tôi với ánh mặt trong trẻo. Rồi ông bắt tay tôi và giữ thiệtlâu đến nỗi tôi không biết làm thế nào để rút tay ra. Ông xem một hồ sơ và bảotôi: "Bà Meursault vào đây đã ba năm nay. Anh là nơi sở cậy duy nhất của bà cụ".Tôi tưởng là ông quở trách tôi điều chi và ông bắt đầu sắp giải thích. Nhưngông ngắt lời tôi: "Anh không cần phải thanh minh. Tôi đã đọc hồ sơ của cụ. Anhkhông thể cấp dưỡng đầy đủ cho cụ. Cụ cần phải có một người săn sóc. Lương anhít ỏi. Dù sao ở đây cụ vẫn sung sướng hơn!". Tôi nói: "Thưa ông Giám đốc,vâng". Ông nói thêm

"Anh nên biết là cụ còn có bạn hữu, những người đồng tuổivới cụ. Cụ có thể trao đổi với họ những chuyện thích thú của một thời khác. Anhcòn trẻ, nếu ở với anh thời cụ sẽ buồn nản".

Đúng thế. Khi còn ở nhà, mà tôi cả ngày cứ yên lặng đưa mắtngó theo tôi hoài. Trong những ngày đầu ở viện dưỡng lão, bà thường khóc luôn.Nhưng đấy là thói quen. Một vài tháng sau, nếu người ta đưa bà ra khỏi viện, chắcbà sẽ khóc. Luôn luôn vẫn là do thói quen. Vì thế nên trong năm cuối cùng, tôigần như không đến thăm bà. Và cũng vì sự viếng thăm đó sẽ làm mất hết của tôi mộtngày chủ nhật - ấy là chưa kể sự cố gắng để đi xe buýt, mua vé và ngồi xe tronghai giờ liền! Viên Giám đốc còn nói nhưng tôi gần như không nghe nữa. Rồi ôngbào tôi: "Tôi chắc là anh muốn nhìn mặt bà cụ". Tôi đứng lên không nói năng gìvà ông đi trước, tôi theo, sau cùng ra cửa. Trong cầu thang, ông cắt nghĩa:"Chúng tôi đã đưa cụ sang nhà xác để cho mọi người khỏi xúc động. Mỗi khi mộtngười trong viện dưỡng lão chết thời các người khác đều bị kích động trong haiba ngày. Như thế, công việc thêm khó khăn". Chúng tôi đi qua sân, có nhiều ônggià tụ tập thành từng nhóm đang nói chuyện. Họ ngừng bặt khi chúng tôi đi qua.Và lại tiếp tục khi chúng tôi đi khỏi. Người ta tưởng đấy là tiếng kêu khèn khẹccủa những con vẹt mái. Tới cửa một căn nhà nhỏ, viên Giám đốc từ giã tôi: "Thôichào anh Meursault. Lúc nào tôi cũng sẵn sàng tiếp nh ở văn phòng. Theo nguyêntắc, đám táng định vào hồi mười giờ sáng. Như thế, chúng tôi thiết nghĩ là anhcó thể thức để canh người quá cố. Một lời dặn cuối cùng: hình như cụ thường bàytỏ ý kiến với các bạn hữu là thích được an táng theo lễ nghi tôn giáo. Tôi đãlo liệu đủ mọi sự cần thiết, nhưng tôi muốn cho anh biết rõ". Tôi cảm ơn ôngta. Tuy không phải là người vô thần, nhưng khi còn sống không hề bao giờ má tôinghĩ đến tôn giáo.

Tôi vào nhà xác. Đó là một căn buồng rất sáng, quét vôi trắng,có một cửa sổ lớn lắp kính màu. Trong phòng bày nhiều ghế dựa và những cái giáhình chữ X. Một cỗ quan tài đậy nắp đặt trên hai cái giá để giữa nhà. Người tachỉ trông thấy các đanh vít bóng loáng, vặn hờ, nổi bật lên trên mặt ván màunâu vỏ hồ đào. Gần quan tài có một nữ khán hộ Ả- rập, mặc áo choàng trắng, đầuquấn khăn màu sặc sỡ.

Ngay lúc đó, người gác cổng đi vào ở sau lưng tôi. Có lẽ yđã chạy đến. Y hơi nói lắp:

"Người ta đã đậy nắp quan tài rồi, nhưng tôi phải thá đanhvít ra để ông trông mặt bà cụ". Tôi ngăn y lại trong lúc tôi đến gần quan tài.Y hỏi tôi: "Ông không muốn hay sao?". Tôi trả lời:

"Không". Y ngừng bặt và thấy tôi ngượng ngùng vì tôi cảm thấyđáng lẽ tôi không nên nói như thế! Trong giây lát, y nhìn tôi và hỏi như để biếtthôi chứ không có vẻ trách móc: "Tại sao?" Tôi trả lời: "Tôi không biết". Y xoắnbộ râu mép bạc và nói mà không nhìn tôi: "Tôi hiểu". Y có đôi mắt đẹp, màu xanhbiếc, nước da hơi đỏ. Y đưa cho tôi một chiếc ghế dựa và chính ý cũng ngồi hơitụt về đằng sau tôi. Người nữ khán hộ đứng lên và đi ra cửa. Ngay lúc đó, ngườigác cổng bảo tôi: "Mụ ta bị bệnh hạ cam". Vì tôi không hiểu nên tôi nhìn ngườinữ khán hộ thì thấy nàng quấn ở dưới mắt một băng bịt vòng quanh đầu. Chiếcbăng lép kẹp ở chỗ ngang mũi. Người ta chỉ trông thấy màu băng trắng xóa ở trênmặt nàng.

Khi nàng đi rồi, người gác cổng nói: "Tôi để ông lại mộtmình". Không hiểu tôi đã có cử chỉ ra sao nhưng thấy y vẫn đứng nguyên ở đằngsau tôi. Sự hiện diện ấy ở sau lưng tôi làm cho tôi ngượng ngập. Căn nhà đầy dẫyánh sáng đẹp buổi chiều tà.. Hai con ong bầu bay vu vu trước cửa kính và tôi thấybuồn ngủ. Không quay lại, tôi nói với người gác cổng: "Ông ở đây lâu chưa?" -"Năm năm rồi". Y trả lời ngay tức khắc, như có ý chờ đợi câu hỏi của tôi đã lâu.

Rồi y nói huyên thuyên. Chắc y ngạc nhiên lắm nếu người ta bảocho y biết là y sẽ gác cổng ở viện dưỡng lão Marengo cho đến mãn đời. Y đã 64tuổi và gốc người Ba- lê. Ngay lúc đó, tôi ngắt lời y: "Ồ! Ông không phải là ngườiở đây ư?". Rồi tôi nhớ lại là y đã nói về má tôi, trước khi dẫn tôi đến gặpviên Giám đốc. Y bảo tôi là cần phải chôn má tôi thiệt nhanh vì ngoài đồng nóngbức lắm, nhất là ở xứ này. Thế là y nói cho tôi biết rằng y đã sống ở Ba- lê vày khó lòng quên được. Tại Ba- lê, người ta còn ở chung với xác chết tới ba bốnngày. Tại đây người ta không có thì giờ, chưa kịp có một nhân thức rõ rệt thìđã phải chạy theo xe tang rồi. Thế là vợ y nói: "Thôi mình, không nên kể vớiông những chuyện ấy!". Lão già đỏ mặt lên và xin lỗi. Tôi bèn can thiệp: "Khôngsao. Không có gì!" Tôi thấy câu chuyện của y kể rất đúng và thú vị.

Trong nhà xác bé nhỏ, y nói cho tôi biết là mới đầu y vào việndưỡng lão với tư cách một người bần cùng. Sau y thấy mình hãy còn mạnh khỏe nêntự nguyện làm chân gác cổng. Tôi nhận xét là dù sao y cũng vẫn là một khách trọcủa viện. Y cãi rằng không phải. Tôi đã ngạc nhiên về cách thức y dùng chữ "họ","những người khác" và đôi khi "những người già", lúc nói đến các người ở trongviện dưỡng lão mà có người không nhiều tuổi hơn y. Nhưng lẽ tất nhiên tình trạngkhông giống nhau. Y là người gác cổng thì trong một phạm vi nào đó, y vẫn cóquyền hành đối với họ.

Lúc đó người nữ khán hộ đi vào. Chiều tàn thình lình. Đêm xuốngmau lẹ, dày đặc trên cửa sổ lắp kinh màu. Người gác cổng bậc đèn điện nên bỗngdưng tôi bị lóa mắt vì ánh sáng chói chang. Y mời tôi xuống phòng ăn để ăn tối,nhưng tôi không đói. Y đề nghị mang cà phê sữa đến cho tôi. Tôi nhận lời vì rấtthích cà phê sữa nên một lát sau y trở lại với chiếc khay. Tôi uống.

Rồi tôi lại thèm hút nhưng tôi ngần ngại không biết có thểhút trước thi hài má tôi không. Tôi suy nghĩ là điều đó không mảy may can hệ.Tôi tặng người gác cổng một điếu thuốc lá và chúng tôi cùng hút.

Một lát, y bảo tôi: "Chắc ông rõ, các bạn hữu của cụ sắpcùng đến canh tử thi. Đấy là theo phong tục. Tôi cần phải đi lấy thêm ghế và càphê đen". Tôi hỏi y có thể tắt bớt đi một ngọn đèn không. Ánh sáng đèn chiếuvào tường trắng làm tôi mệt mỏi. Y trả lời không thể được: hệ thống dây điện đãđặt như vậy rồi, hoặc là sáng cả hay tối thui. Tôi không buồn để ý tới y nữa..

Y đi ra rồi trở vào xếp ghế. Trên một chiếc ghế, y đặt lychung quanh bình cà- phê. Rồi y ngồi trước mặt tôi, phía bên kia má tôi. Người nữkhán hộ ngồi ở trong cùng, quay lưng ra. Tôi không biết nàng làm gì, nhưng cứtheo hai cánh tay chuyển động, tôi có thể đoán là nàng đan áo.

Không khí êm dịu, cà- phê làm tôi nóng ran người lên và do cửangõ, mùi của đêm tối và hoa lá tràn vào phòng. Tôi ngờ là tôi đã mơ màng, ngủchập chờn… Có tiếng sột soạt làm tôi chợt tỉnh. Vì mới chợp mắt, nên tôi thấycăn nhà hình như càng có vẻ sáng trắng, chói chang hơn. Trước mặt tôi, không cómột bóng mờ và mỗi sự vật, mỗi góc cạnh, mỗi đường cong đều lộ rõ những hìnhnét sắc sảo đến nhức mắt. Chính lúc đó, các bạn hữu của má tôi đi vào. Tất cảcó độ mười người và họ yên lặng lướt đi dưới ánh sáng chói lòa.

Họ ngồi xuống mà không có tiếng ghế kêu lách cách. Tôi nhìnhọ như tôi chưa hề nhìn ai như thế và không có một chi tiết nào về gương mặthay quần áo của họ qua khỏi mắt tôi. Tuy nhiên, tôi không nghe thấy họ nói gìvà tôi gần như không ngờ họ có thực. Hầu hết các người đàn bà đều choàng một tấmkhăn ở trước ngực và chiếc dây nhỏ bó sát người càng làm cho bụng họ phình ra.Tôi chưa bao giờ để ý bụng các bà già phồng bự tới đâu. Phần nhiều các ngườiđàn ông đều chống can và rất gầy gò. Điều đó làm tôi ngạc nhiên về gương mặt củahọ, là tôi không trông thấy mắt họ đâu, nhưng chỉ thấy một ánh sáng lờ đờ giữamột ổ trũng đầy nếp nhăn nheo. Khi họ đã ngồi xuống ghế, ai nấy đều nhìn tôi vàlắc đầu với vẻ ngượng ngập, mồm họ không răng nên hai môi bị lém mất, tôi khôngthể biết rõ là họ có chào tôi hay họ bị giật gân. Tôi ngờ là họ chào tôi. Chínhlúc đó tôi mới nhận thấy họ đang ngồi cả ở trước mặt tôi, chung quanh người gáccổng, đầu họ lắc lư. Có lúc tôi có cảm tưởng ngộ nghĩnh là họ đang ngồi để xétxử tôi.

Một lát sau, một người đàn bà trong bọn khóc nức nở. Mụ ngồiở hàng thứ hai, bị một bạn gái che lấp nên tôi không rõ mặt. Mụ khóc nho nhỏ, đềuđặn: tôi có cảm tưởng như không bao giờ mụ sẽ ngừng khóc. Các người khác có vẻkhông nghe thấy tiếng mụ khóc. Họ suy nhược, ủ rũ và yên lặng. Họ nhìn quan tàihoặc nhìn cái can hay bất cứ cái gì, nhưng họ chỉ nhìn có cái ấy mà thôi. Ngườiđàn bà vẫn khóc hoài. Tôi hết sức ngạc nhiên vì tôi chưa hề biết mụ.

Tôi không muốn nghe thấy tiếng mụ nữa. Tuy vậy tôi không dámnói ra. Người gác cổng ghé xuống nói nhỏ với mụ nhưng mụ lắc đầu, lắp bắp mộtvài tiếng, rồi lại khóc đều đặn như trước.

Người gác cổng đến ngồi gần tôi. Mãi một lúc sau, y nói chotôi biết nhưng không nhìn tôi: "Bà ấy rất thân với cụ. Bà ta nói cụ là người bạnduy nhất của bà và hiện nay bà ta không còn ai cả." Chúng tôi ngồi như thế mộtlúc lâu. Tiếng thở dài và tiếng khóc của mụ mỗi lúc thêm ít đi. Mụ hít hà rấtnhiều, rồi sau mụ yên hẳn. Tôi không buồn ngủ nữa nhưng mệt mỏi và đau ở nganghông. Bây giờ thì lại là sự yên lặng của những người ấy làm tôi khó chịu. Chỉthỉnh thoảng, tôi nghe thấy một tiếng kỳ lạ nhưng tôi không hiểu là tiếng gì.Mãi sau tôi mới đoán ra là một vài ông già mút đôi má hóp nên làm bật ra nhữngtiếng tắc lưỡi kỳ dị ấy. Họ không nghe thấy vì họ đang mải suy nghĩ. Chính tôiđã có cảm tưởng rằng người chết, đang nằm kia, không có nghĩa lý chi đối với họ.Nhưng bây giờ tôi tin rằng đây là một cảm tưởng sai lầm.

Chúng tôi đều uống cà phê do người gác cổng pha. Rồi tôikhông biết chi nữa. Đêm tối trôi qua. Tôi nhớ lại có một lúc mở mắt ra, tôi thấycác ông già dựa vào nhau, ngoại trừ có một ông, hay tay, úp chặt vào chiếc canchống xuống đất, cằm dựa lên mu bàn tay, nhìn tôi trừng trừng hình như chỉ đợitôi thức dậy. Rồi tôi lại ngủ nữa. Tôi chợt thức giấc vì môi lúc thêm đau nhiềuở ngang hông. Ánh rạng đông lướt trên mặt cửa kính. Lát sau, một ông già thứcgiấc và ông ta ho nhiều. Ông khạc nhổ vào trong một chiếc mùi- soa lớn kẻ ôvuông và mỗi khi khạc nhổ hình như là một sự đau đớn. Ông đánh thức các ngườikhác dậy và người gác cổng báo cho tôi biết là nên ra đi. Họ đứng lên. Sự thứcđêm khó chịu này làm cho họ có bộ mặt xám ngoét như tro. Tôi hết sức ngạc nhiênlúc họ đi ra. Ai nấy đều bắt tay tôi - hình như sự kiện chúng tôi không hề traođổi một lời trong đếm qua đã làm triển nở tình thân hưu giữa chúng tôi.

Tôi mệt mỏi. Người gác cổng dẫn tôi về nhà y và tôi có thể rửaráy sơ sơ. Tôi lại uống cà phê sữa rất ngon. Khi tôi ra ngoài, trời đã sáng rõ.Trên các ngọn đồi ngăn cách Marengo với biển khơi, bầu trời có nhiều đám đỏ ối.Gió thổi trên đỉnh đồi đưa tới đây mùi muối mặn. Đó là dấu báo hiệu một ngàyquang đãng, đẹp trời. Đã lâu lắm tôi chưa về nhà quê và tôi cảm thấy nếu khôngcó má tôi nằm đấy thì tôi được đi tản bộ vui thú xiết bao! Tôi đứng đợi ở ngoàisân, dưới gốc cây ngô đồng. Tôi hít thở mùi đất tươi mát và hết cả buồn ngủ.Tôi nghĩ đến các bạn đồng nghiệp ở văn- phòng. Giờ này, họ đã dậy đi làm: đối vớitôi, giờ này luôn luôn là một giờ rất khó chịu. T6i hãy còn đang nghĩ lan man đếncác chuyện ấy nhưng tôi đã bị chia trí vì tiếng chuông reo ở trong nhà . Có sự ồnào, lộn xộn đằng sau các cửa sổ, rồi tất cả lại êm dịu. Mặt trời lên cao: tôiđã thấy nóng rát ở chân. Người gác cổng đi qua sân và bảo là viên Giám đốc hỏitôi. Tôi vào văn- phòng. Viên Giám đốc bảo tôi ký vào một vài thứ giấy tờ. Tôithấy ông mặc đồ đen với chiếc quần kẻ sọc. Ông nhấc điện- thoại lên và bảo tôi:"Phu đòn đã tới rồi. Tôi sẽ bảo họ đóng nắp quan tài". Tôi nói không. Ông ta hạthấp giọng, ra lệnh trong điện thoại: "Figeac! Báo cho họ biết có thể tiếnhành".

Rồi ông bảo tôi là ông sẽ dự lễ an táng và tôi cám ơn ông.Ông ngồi sau bàn giấy, hai chân nhỏ bé gác lên nhau. Ông báo trước là chỉ có sựhiện diện của ông và tôi với người nữ khán hộ thôi. Theo nguyên tắc, các ngườikhách trọ của viện dưỡng lão không nên dự các đám táng.

Ông chỉ để cho họ canh thức tử thi. Ông nhận xét: "Đấy là mộtvấn đề nhân đạo". Trong trường hợp này, ông đã cho phép lão Thomaz Pérez, mộtngười bạn già thân thiết của má tôi được theo sau xe tang. Nói tới đây, viênGiám đốc mỉm cười, ông bảo tôi: "Chắc anh hiểu, đấy là một thứ cảm tình hơi cóvẻ con nít. Nhưng lão ấy và bà cụ không mấy khi rời nhau. Trong viện, người ta đùagiỡn cả hai người và thường bảo lão Pérez: "Hôn thê của ông đấy!". Lão cười. Việcđó làm cho cả hai ông bà vui thích. Nói đúng ra, cái chết của bà Meursault làmcho lão rất xúc động. Tôi nghĩ không nỡ từ chối cho phép lão đi theo xe tang.Nhưng theo lời khuyến cáo của thầy thuốc, đêm qua tôi đã cấm lão không đượccanh thức tử thi".

Chúng tôi yên lặng khá lâu. Viên Giám đốc đứng lên và nhìnqua cửa sổ văn phòng. Một lát sau, ông nhận xét: "Cha sở Marengo kia rồi. Ông đếnsớm quá!". Ông đã báo cho tôi biết trước phải mất ít nhất ba khắc để đi tới nhàthờ ở ngay trong làng. Chúng tôi đi xuống. Trước cửa viện đã thấy Cha sở cùng vớihai em giúp lễ. Một em cầm chiếc bình trầm và Linh- mục cúi xuống phía em để điềuchỉnh lại chiều dài chiếc dây bạc. Khi chúng tôi tới nơi, Linh- mục ngẩng lên.Ông gọi tôi là "con" và nói với tôi một vài lời. Rồi ông đi vào, tôi theo sau.

Bỗng nhiên tôi thấy các đinh vít đã vặn hết vào quan tài vàcó bốn người mặc đồ đen đang ở trong phòng. Đồng thời tôi cũng nghe thấy viênGiám đốc nói là xe đang đợi ở ngoài đường và Linh mục bắt đầu đọc kinh. Từ lúcđó, mọi sự đều tiến hành rất mau lẹ. Các phu đòn tiến về phía quan tài với tấmkhăn phủ. Linh mục, các em giúp lễ, viên Giám đốc và tôi cùng đi ra. Trước cửa,có một bà mà tôi chưa quen biết. Viên Giám đốc giới thiệu: "Ông Meursault". Tôichưa hề nghe nói đến tên bà, mãi sau tôi mới hiểu bà ta là nữ y- tá đại diện. Bàhơi cúi khuôn mặt xương xẩu và dài ngoằng, không mỉm cười. Rồi chúng tôi đứngtránh sang bên để họ chuyển cữu. Chúng tôi theo các phu đòn ra khỏi viện dưỡng- lão,xe đang đậu trước cổng. Xe đánh vẹc ni, hình thuôn thuôn và bóng loáng, làm chota liên tưởng đến một cái hộp bút. Bên cạnh xe là người sắp đặt công việc, bénhỏ, quần áo ngộ nghĩnh và một ông già, dáng điệu ngượng nghịu.

Sau tôi biết đấy là ông Pérez. Ông có một cái mũ nỉ mềm, chỏmtròn, vành rộng (ông đã cất mũ khi linh cữu đi qua), một bộ quần áo mà quần thìxoắn ruột gà trên đôi giày và một cái nơ đen quá nhỏ đối với chiếc áo sơ- mi cổlớn trắng toát. Môi ông run run dưới một cái mũi phồng những chấm đen. Tóc ôngbạc, khá mịn màng, để lộ ra hai vành tai thô kệch, đong đưa, màu đỏ như máu giữagương mặt nhợt nhạt làm tôi ngạc nhiên. Người chỉ huy đám tang sắp đặt chỗ cho chúngtôi. Cha Sở đi đầu tiên rồi đến linh cữu. Chung quanh xe là bốn người phu đòn.Sau xe là viên Giám đốc, tôi và cuối cùng là người nữ y tá đại diện và ôngPérez.

Trời đã nắng chói chang. Mặt trời bắt đầu chiếu gắt xuống vànóng bức tăng thêm mau lẹ.

Tôi không hiểu tại sao chúng tôi đã phải chờ đợi khá lâu trướckhi khởi hành. Người tôi nóng ran trong bộ quần áo màu sẫm. Lão già nhỏ thó độimũ vào rồi lại bỏ mũ ra. Tôi hơi quay về phía lão và đang nhìn lão thì viênGiám đốc nói chuyện về lão. Ông bảo tôi rằng thường buổi chiều, má tôi cùng lãoPérez hay đi dạo xuống tận làng, có một nữ khán hộ đi theo. Tôi nhìn cánh đồngquê chung quanh. Tôi thấu hiểu má tôi qua những hàng cây trắc bá dẫn đến các ngọnđồi ở tận chân trời, giải đất đỏ hoe và xanh rờn, những căn nhà hiếm hoi có nhữngcó những đường nét rõ rệt.

Buổi chiều ở xứ này có lẽ như là một sự ngưng trệ ưu phiền.Bữa nay, mặt trời tràn trề làm run rẩy cảnh vật và khiến cho nó có vẻ khốc liệt,điêu tàn.

Chúng tôi khởi hành. Mãi lúc đótôi mới nhận thấy lão Pérezđi hơi khập khễnh. Xe dần dần đi nhanh và lão theo không kịp. Một người phuđòn, trước đi cạnh xe, cũng bị bỏ rơi và bây giờ đi ngang hàng với tôi. Tôi sửngsốt vì mặt trời lên quá nhanh. Tôi nhận thấy là đã từ lâu, cánh đồng đầy dẫy nhữngtiếng sâu bọ kêu vo ve và cây cỏ lách tách. Mồ hôi chảy trên má tôi.

Vì không có mũ, tôi lấy mùi- xoa phe phẩy. Người phu đòn nóivới tôi điều gì mà tôi không nghe rõ. Đồng thời tay trái y cầm mùi- xoa lau đầu,còn tay phải nâng vành mũ cát- két lên. Tôi hỏi y:

"Thế nào?". Y vừa nhắc lại vừa chỉ lên trời: "Nắng gắt". Tôilại nói: "Phải". - "Bà cụ già chưa?".

Tôi trả lời: "Thế đấy", vì tôi không nhớ rõ tuổi má tôi. Sauđó, y yên lặng. Tôi quay lại thấy lão Pérez đi sau chúng tôi độ 50 thước. Lão vừađi vội vàng vừa phe phẩy mạnh chiếc mũ nỉ. Tôi cũng nhìn viên Giám đốc. Ông đirất đường hoàng, không một cử chỉ nào vô ích. Một vài giọt mồ hôi đọng ở trêntrán nhưng ông không lau.

Hình như đám tang đi nhanh hơn. Chung quanh tôi, vẫn là cảnhđồng quê ấy, sáng chói mặt trời. Bầu trời sáng lóe không tài nào kham nổi. Cólúc chúng tôi đi trên một đoạn đường vừa sửa chữa xong. Mặt trời làm chảy nhựađường. Chân đi qua giẫm lún xuống và để lại những vết giày bóng loáng. Ở trênxe, mũ người xà- ích bằng da mềm hình như được nhào nặn trong thứ bùn đen này.Tôi hơi bị lạc lõng giữa bầu trời xanh và trắng với tính cách đơn điệu của cácmàu sắc: màu đen bầy nhầy của hắc ín chảy ra, màu đen màu xạm của quần áo, màuđen sơn then của xe tang. Tất cả mọi cái: mặt trời, mùi da và phân ngựa, mùi vẹc- nivà trầm, sự mệt mỏi của một đêm mất ngủ làm tôi hoa mắt và rối trí. Tôi quay lạinhìn một lần nữa: lão Pérez hình như ở tít đằng xa, lẫn trong đám hơi nóng bức,rồi tôi không trông thấy lão đâu nữa. Tôi liếc mắt tìm thì thấy lão bỏ đườngcái và đi tắt qua cánh đồng. Tôi cũng nhân thấy đường cái chạy vòng ở trước mặttôi. Tôi hiểu ngay là Pérez biết rõ miền này nên đi tắt theo đường ngắn nhất đểbắt kịp chúng tôi. Tới chỗ quẹo, lão gặp lại chúng tôi. Rồi chúng tôi mất hútlão. Lão lại đi tắt cánh đồng và cứ như thế nhiều lần. Về phần tôi, tôi thấymáu đập mạnh ở thái dương.

Rồi tất cả mọi sự xảy ra vội vàng, chắc chắn và tự nhiên, đếnnỗi tôi không còn nhớ chi nữa. Chỉ nhớ một việc duy nhất: tới đầu làng, người nữy tá đại diện nói chuyện với tôi. Nàng có một giọng nói dị kỳ, thảnh thót vàrun run, không phù hợp với gương mặt nàng. Nàng bảo tôi:

"Nếu người ta đi từ từ thì dễ bị say nắng. Nhưng nếu đinhanh quá thì bị toát mồ hôi và vào trong nhà thờ, người ta bị cảm thử". Nàngnói có lý. Không có lối nào thoát cả. Tôi còn nhớ một vài hình ảnh của ngày hômấy: ví dụ như mặt Pérez khi lần cuối cùng lão bắt kịp chúng tôi ở gần làng. Nhữnggiọt nước mắt của sự bực dọc và đau khổ chảy ròng ròng trên hai gò má… nhưng vìvướng những nếp nhăn, nó không chảy xuống được! Nó tản ra rồi tụ lại và tạothành những giọt nước bóng loáng trên gương mặt tàn tạ. Rồi lại còn nhà thờ vớinhững người làng đứng trên các vỉa hè, những cây phong lữ thảo đỏ ối trên cácngôi mộ ở nghĩa địa, lão Pérez ngất xỉu (giống như một hình nhân bị tan rã), đấtmàu máu lăn trên quan tài má tôi, rễ cây trắng hếu lẫn lộn với đất, rồi lại người,lại tiếng nói ồn ào, làng xóm, sự chờ đợi trước một tiệm cà phê, tiếng động cơ rồkhông ngớt và sự vui mừng của tôi khi xe buýt tiến vào trong tổ ánh sáng củaAlger và tôi nghĩ là tôi sẽ đi nằm ngay và ngủ suốt mười hai giờ liền…

Chương 2

Khi thức giấc, tôi mớihiểu tại sao chủ tôi lại có vẻ không bằng lòng lúc tôi xin phép ông nghỉ haingày: hôm nay là thứ bảy. Có thể nói là tôi quên bẵng rồi, nhưng khi thức dậy,ý kiến ấy lại đến với tôi. Lẽ dĩ nhiên, chủ tôi đã nghĩ rằng rôi sẽ được nghỉ bốnngày kể cả ngày chủ nhật và điều đó không thể nào làm ông hài lòng. Nhưng phầnvì không phải lỗi tại tôi nếu người ta chôn má tôi ngày hôm qua thay vì ngàyhôm nay; phần khác, dù sao tôi vẫn được nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật. Dĩnhiên, điều đó cũng không ngăn cản tôi thấu hiểu chủ tôi.

Tôi dậy một cách khó nhọc vì đã mệt mỏi suốt cả ngày hômqua. Trong khi cạo mặt, tôi tự hỏi sẽ làm gì và tôi quyết định đi tắm. Tôi đitàu điện đến nhà tắm ở hải cảng. Tới nơi, tôi nhảy xuống eo biến. Ở đây đã có rấtnhiều người trẻ tuổi. Xuống nước, tôi gặp lại Marie Cardona, nguyên nữ thư kýđánh máy ở văn phòng tôi mà hồi đó tôi rất thèm muốn nàng. Nàng cũng thế, tôiđoán vậy. Nhưng sau đó ít lâu nàng bỏ đivà chúng tôi không kịp có thì giờ. Tôigiúp nàng trèo lên một cái phao và trong động tác ấy, tôi đã chạm lượt qua vúnàng. Tôi còn đang ở dưới nước thì nàng đã nằm sấp trên phao. Nàng quay lạiphía tôi. Tóc nàng che lấp mắt và nàng cười. Tôi leo lên chiếc phao bên cạnhnàng. Cảm thấy rất dễ chịu, tôi vừa đùa giỡn vừa ngửa cổ ra đằng sau , để đầulên chốc bụng nàng. Nàng không nói gì và tôi cứ nằm nguyên như vậy. Tôi có tấtcả bầu trời ở trong tầm mắt và bầu trời màu xanh lam, vàng óng. Dưới gáy, tôi cảmthấy bụng Marie đập nhẹ nhàng. Chúng tôi ở trên phao rất lâu, thiu thiu ngủ.Khi mặt trời nắng gắt quá, nàng lặn xuống nước và tôi cũng lặn theo. Tôi chộpđược nàng, quàng tay qua mình nàng và chúng tôi cùng bơi. Nàng vẫn cười. Trongkhi chúng tôi đứng trên bờ cho khô người, nàng bảo tôi: "Nước da em nâu hơnanh". Tôi hỏi nàng chiều nay có muốn đi coi xi- nê không? Nàng lại cười và trả lờilà muốn coi một phim của tài tử Fernandel. Khi chúng tôi mặc quần áo, nàng tỏ vẻrất ngạc nhiên thấy tôi đeo ca vát đen và hỏi tôi có phải tôi để tang không? Tôitrả lời nàng là má tôi chết. Vì nàng muốn biết chết từ bao giờ, tôi trả lời: "Từhôm qua". Nàng hơi lùi lại nhưng không nhận xét chi cả. Tôi muốn bảo cho nàngbiết rằng không phải lỗi tại tôi, nhưng tôi ngừng lại vì tôi nhớ là đã nói vớichủ tôi như thế. Điều đó không có nghĩa lý chi cả. Dù sao, luôn luôn người tacũng hơi lầm lỗi.

Buổi chiều, Marie quên hết mọi sự. Cuốn phim cũng có đoạn buồncười nhưng thật sự rất ngớ ngẩn. Chân nàng kế sát vào chân tôi. Tôi mơn trớn vúnàng. Tới đoạn phim, tôi hôn nàng nhưng hơi vụng về. Ra khỏi rạp xi- nê, nàng đếnnhà tôi… Khi tôi thức dậy, Marie đã đi khỏi. Nàng bảo với tôi là nàng phải đếnnhà bà thím. Tôi nhớ hôm này là chủ nhật và điều đó làm tôi buồn nản: Tôi khôngthích ngày chủ nhật. Thế là tôi quay vào giường, tìm trên gối mùi nước muối ởtóc Marie để lại và tôi ngủ đến mười giờ. Rồi tôi vừa nằm vừa hút thuốc lá chođến trưa. Tôi không muốn ăn ở tiệm Céleste như thường lệ vì chắc chắn họ sẽ hỏihan tôi và tôi không thích như thế. Tôi luộc trứng và ăn vã, không có bánh mìvì nhà hết bánh rồi và tôi không muốn xuống mua.

Ăn xong, tôi hơi buồn ngủ và đi vơ vẩn trong phòng. Khi mátôi còn ở đây, căn nhà này rất tiện. Bây giờ nhà rộng quá đối với tôi và tôi phảimang vào buồng ngủ chiếc bàn ở phòng ăn.

Tôi chỉ còn ở trong buồng này những chiếc ghế rơm đã hơitrũng, chiếc tủ áo, gương đã ngả màu vàng, chiếc bàn trang điểm và chiếc giườngđồng. Còn lại thì bỏ không. Một lát sau, muốn có việc chi làm, tôi cầm một tờbáo cũ và đọc. Tôi cắt bài quảng cáo về các thứ muối Kruschen và dán vào một tậpvở cũ dành riêng cho những mục báo nào tôi thích thú. Tôi rửa tay và sau cùng, tôira đứng ở bao lơn.

Buồng tôi nhìn ra phố chính ở ngọai ô. Buổi chiều đẹp trời.Tuy nhiên, mặt đường nhầy nhụa, các người đi lại còn ít ỏi và vội vàng. Trước hếtlà những gia đình đi dạo, hai đứa bé trai mặc đồ lính thủy, quần dưới đầu gối,hơi vướng víu với bộ quần áo cứng ngắt; một đứa bé gái với cái nơ to tướng màuhồng và đôi giày vẹc- ni đen. Đằng sau chúng, người mẹ đồ sộ, áo lụa màu hạt dẻvà người cha, một người nhỏ thó, hơi mảnh khảnh mà tôi biết mặt. Y đội một chiếcmũ rơm, thắt nơ con bướm và cầm can. Thấy y cùng đi với vợ, tôi hiểu tại saotrong khu này người ta bảo y là một người bặt thiệp. Một lát sau, các thanhniên ở ngoại ô đi qua, tóc bóng loáng như sơn, ca- vát đỏ, áo vét- tông bỏ chẽn vớimột khăn nhỏ thêu ở túi trên và đôi giày mũi vuông. Tôi đoán là họ đi xi- nê ởkhu trung tâm thành phố. Vì vậy họ đi quá sớm, vừa vội vàng ra bến tầu vừa cườirất lớn.

Sau khi họ đi khỏi, phố xá dần dần trở nên vắng vẻ. Tôi đoánlà ở khắp mọi nơi những cuộc vui công cộng đã bắt đầu. Ở phố chỉ còn lại cácông chủ tiệm và những con mèo. Bầu trời tinh khiết nhưng không chói sáng trênnhững cây và ở hai bên đường phố. Trên vỉa hè trước mặt, người bán thuốc lá đemmột chiếc ghế dựa để ra ngoài cửa và ngồi lối cưỡi ngựa, dựa mạnh hai tay vàolưng ghế. Xe điện mới đây đầy nhóc bậy giờ gần như vắng teo. Trong tiệm cà phêPerrot, thằng nhỏ đang quét mạt cưa trong căn phòng trống rỗng. Đúng là ngày chủnhật.

Tôi quay ghế lại và để theo kiểu của người bán thuốc lá, vìtôi thấy như thế tiện hơn, tôi hút hai điếu thuốc lá, vào lấy một miếngxúc- cù- là rồi trở ra ăn ở cửa số. Một lát sau, trời tối sầm và tôi tưởng là sắpcó một cơn dông mùa hè. Tuy nhiên trời quang đãng dần dần, nhưng mây đi qua đểlại ngoài phố như một hứa hẹn sắp mưa làm cho phố xá thêm mờ mịt. Tôi đứng nhìnbầu trời hồi lâu.

Tới năm giờ, xe điện ầm ầm chạy về. Xe điện chở từ sân vận độngngoại ô về hàng chùm khán giả đứng cả ở trên bậc lên xuống và thành xe. Cácchuyến xe điện sau chở các cầu thủ mà tôi nhận được nhờ những chiếc va- ly nhỏ củahọ. Họ gào thét, ca hát thực lớn là hội của họ sẽ không bị tiêu diệt. Nhiều ngườitrong bọn ra hiệu cho tôi. Cá cả một người kêu tôi: "Thắng bọn nó rồi!". Và tôivừa lắc đầu vừa nói: "Vâng". Từ lúc đó, các xe hơi bắt đầu ùa về.

Ngày còn quay cuồng chút ít. Trên các mái nhà, bầu trời trởthành đỏ nhạt và, với buổi chiều tà, phố xá thêm nhộn nhịp. Các người đi dạo vềdần dần. Tôi nhận thấy cái ông bặt thiệp giữa đám người khác. Các con của ôngđang khác hay bị lôi đi. Liền sau đó, các rạp xi- nê ở khu nhả ra ngoài phố mộtđợt sóng khán giả. Trong bọn, các thanh niên có những cử chỉ quả quyết hơn thườnglệ nên tôi ngờ rằng họ vừa xem một phim phiêu lưu. Các khán giả của những rạpxi- nê ở thành phố về chậm hơn.Họ có vẻ ngầm ngầm, trang trọng. Tuy họ còn cườinhưng thỉnh thoảng có vẻ mệt nhọc và mơ màng. Họ đứng ở ngoài phố, đi đi lại lạitrên vỉa hè trước mặt. Các thiếu nữ ở khu phố, xõa tóc, nắm tay nhau. Các thanhniên dụng ý đi thế nào cho gặp các thiếu nữ và nói những câu bông đùa làm chocác thiếu nữ vừa cười vừa ngoảnh mặt đi. Trong bọn, có nhiều thiếu nữ tôi quenđã ra hiệu cho tôi… Đèn ngoài phố thình lình bật lên và làm tái nhợt những ngôisao đầu tiên mọc trong đêm tối. Tôi nhìn mãi các vỉa hè với lũ người và ánhsáng như thế, cảm thấy mỏi mắt. Đèn điện chiếu sáng mặt đường ướt át và các xeđiện, từng chặng đều đặn, chiếu ánh sáng trên các mái tóc bóng loáng, trên mộtnụ cười hay trên một chiếc vòng bạc. Một lát sau, với những xe điện hiếm hơn trướcvà đêm tối dầy đặc trên các ngọn cây và bóng đèn, phố xá dần dần không một bóngngười cho đến khi con mèo thứ nhất thong thả bước qua, đường phố vắng vẻ lại.Tôi hơi đau cổ vì dựa lâu vào lưng ghế. Tôi muốn hút một điếu thuốc ở cửa sổnhưng không khí đã mát và tôi thấy hơi lành lạnh. Tôi đóng cửa sổ và khi trởvào, tôi nhìn thấy ở trong gương một góc bàn, trên có để chiếc đèn cồn bên cạnhnhững mẩu bánh mì. Tôi nghĩ rằng thế vẫn là một ngày chủ nhật đã qua, rằng bâygiờ má tôi đã được chôn rồi, rằng tôi sẽ tiếp tục việc làm và dù sao, cũngkhông có chi thay đổi.

Chương 3

Hôm nay tôi làm việc nhiều ở văn phòng. Ông chủ có vẻ tử tế.Ông hỏi tôi có mệt nhọc quá không và ông muốn biết cả tuổi của má tôi. Tôi nói"độ sáu mươi" cho khỏi nhầm lẫn và tôi không hiểu tại sao hình như ông có vẻ nhẹnhõm và coi như thế là xong một việc.

Còn một đống biên lai chở hàng chồng chất ở trên bàn và tôiphải kiểm điểm cho hết. Tôi rửa tay trước và khi rời văn phòng đi ăn. Tới giữatrưa, tôi thích nhất lúc đó. Buổi chiều, tôi thấy ít thích thú hơn vì chiếckhăn sà- vệt lưu chuyển của sở đã ẩm ướt hết: nó đã được dùng suốt cả ngày! Mộthôm, tôi nêu lên nhận xét này với ông chủ. Ông trả lời rằng điều đó rất đáng tiếc,nhưng dù sao, đấy là một chi tiết không can hệ. Tôi ra hơi trễ, hồi 12 giờ rưỡicùng với Emmanuel, người làm ở phòng gởi hàng. Văn phòng trông ra biển nênchúng tôi đã mất một lúc để nhìn những chiếc tầu hàng ở trong hải cảng nóng bỏngánh mặt trời. Lúc đó, chiếc xe cam- nhông chạy đến trong chiếc dây xích và tiếngnổ rầm rầm. Emmanuel hỏi tôi "đi không?" và tôi bắt đầu chạy. Xe cam- nhông đãvượt qua và chúng tôi chạy đuổi theo. Tôi bị chìm ngập trong tiếng ồn ào và bụibặm.

Tôi không trông thấy gì nữa và chỉ cảm thấy sự hăm hở lộn xộntrong cuộc chảy đua giữa những cần trục và máy móc, những cột buồm đong đưa ởchân trời và những vỏ tầu mà chúng tôi chạy dọc theo. Tôi là người thứ nhất nắmlấy điểm tựa và nhảy lên xe. Rồi tôi giúp Emmanuel ngồi xuống. Chúng tôi mệt lả,xe cam- nhông nhảy chồm trên mặt đường gồ ghề ở bến tầu, giữa bụi và mặt trời.Emmanual cười muốn đứt hơi.

Chúng tôi ướt như tắm khi tới tiệm lão Céleste. Lão vẫn luônluôn ở đấy, với cái bụng phệ, chiếc khăn choàng và bộ ria bạc. Lão hỏi tôi:"Xong xuôi cả chứa?" Tôi trả lời phải và tôi đang đói. Tôi ăn rất nhanh và uốngcà- phê. Rồi tôi về nhà, ngủ một lát vì đã uống nhiều rượu vang và khi thức dậylại thèm hút thuốc. Đã muộn và tôi chạy vội cho kịp chuyến xe điện. Tôi làm việcsuốt cả buổi chiều. Trong văn phòng rất nóng và buổi chiều, lúc về, tôi rấtsung sướng đi thong thả men theo bến tầu. Trời xanh biếc, tôi cảm thấy hàilòng. Dù sao tôi cũng về thẳng nhà vì muốn sửa soạn nấu món khoai hầm.

Khi trèo lên thang tối om, tôi đụng phải ông già Salamano,người hàng xóm chung cầu thang với tôi. Lão ở với con chó của lão. Đã tá nămnay người và chó vẫn sống chung với nhau.

Con chó xù giống Tây- ban- nha, mắc một chứng bệnh bệnh ngoàida, tôi ngờ là bệnh ghẻ, làm rụng gần hết lông, phủ đầy những vẩy máu nâu. Vì sốngchung mãi với chó, cả hai ở trong một căn buồng nhỏ hẹp, lão Salamano sau cùnggiống y như chó. Trên mặt lão có những mảng vẩy đỏ nhạt, lông vàng lơ thơ. Conchó giống chủ ở dáng đi lom khom, mõm chúi về đằng trước và cổ ngẳng ra. Cả haicó vẻ cùng một giống, tuy nhiên đôi bên lại thù ghét nhau. Mỗi ngày hai lần, 2giờ sáng và 6 giờ chiều, lão dẫn chó đi dạo. Từ tám năm nay, cả hai không hềthay đổi lộ trình.

Người ta có thể trông thấy cặp ấy đi men theo đường Lyon,chó kéo người cho đến khi lão Salamano vấp chân. Lão đánh và rủa chó. Chó bò lêvì sợ sệt và để cho người lôi kéo. Lúc này, chính lão già lại phải lôi con chó.Khi chó quên khuấy đi, nó lại lôi kéo chủ và lại bị đánh chửi.

Thế là cả hai đều đứng trên vỉa hè và nhìn nhau: chó thìkinh hoàng, người thì căm hờn. Ngày nào cũng vậy. Khi chó muốn đái thì lão giàkhông để cho nó kịp thì giờ và lôi kéo nó: con chó xù rải rắc đằng sau một vệtdài những giọt lăn tăn. Nếu tình cờ chó đái ở trong buồng thì nó lại phải đòn nữa!Đã tám năm rồi, tình trạng này vẫn kéo dài. Céleste thường nói là "cơ khổ"nhưng sự thực thời không ai có thể biết được! Khi tôi gặp lão trên cầu thang,Salamano đang chửi chó.

Lão bảo nó: "Đồ tồi! Xác thối!" và con chó đang rên rỉ. Tốinói: "Chào ông" nhưng lão già cứ chửi mãi. Tôi hỏi là con chó đã làm chi lão đấy?Lão không trả lời và chỉ nói: "Đồ tồi! Xác thối!". Tôi đoán lão ta đang cúi xuốngcon chó để sửa lại cái gì trên chiếc cổ- dề. Tôi hỏi to hơn.

Thế mà không quay lại, lão trả lời tôi với một sự giận dữ cốnén: "Nó vẫn ở đấy". Rồi lão vừa đi vừa lôi kéo con vật, nó lê lết trên bốnchân và rên rỉ… Ngay lúc đó, người hàn xóm thứ hai, cùng chung cầu thang vớitôi, đi vào. Trong khu phố, người ta bảo là y sống về đàn bà. Tuy nhiên, khingười ta hỏi y làm nghề gì thời y xưng là "người giữ kho". Thường thường, ykhông được ai quý mến. Nhưng y hay nói chuyện với tôi luôn và thỉnh thoảng ysang chơi với tôi một lúc vì tôi thích nghe y nói. Tôi thấy chuyện y nói cũnghay. Vả lại, tôi không có lý do gì để không nói chuyện với y. Tên y là RaymondSintès.

Người y khá nhỏ, có đôi vai rộng và chiếc mũi giống như mộtđấu thủ quyền anh. Lúc nào y cũng ăn mặc rất đàng hoàng. Chính y cũng bảo tôikhi nói về lão Salamano: "Nếu không là cơ khổ!". Y hỏi tôi điều ấy có làm tôighê tởm không và tôi trả lời không.

Chúng tôi cùng lên thang và khi sắp sửa chia tay thì y bảotôi: "Bên tôi có dồi heo và rượu vang. Ông có muốn ăn với tôi một chút không?".Tôi nghĩ như thế thì khỏi làm bếp nên tôi nhận lời. Y cũng chỉ có một căn buồngvà bếp không cửa sổ. Trên đầu giường y có một tượng thiên thần bằng cẩm thạchgiả, màu trắng và hồng, ảnh các nhà quán quân thể thao và hai ba ảnh phụ nữ khỏathân. Buồng bẩn thỉu và giường nệm xốc xếch. Trước y thắp đèn dầu hôi, rồi lấy ởtrong túi ra một cuộn băng khá cũ và quấn bàn tay phải. Tôi hỏi y đau gì. Y trảlởi đã uýnh lộn với một người muốn kiếm chuyện với y.

Y bảo tôi: "Ông Meursault, chắc ông hiểu rằng tôi không độcác nhưng tôi nóng tính.

Thằng kia bảo tôi: "Nếu có phải là một người đàn ông thì mầyhãy xuống tàu điện". Tôi trả lời:

"Thôi, ngồi yên". Nó bảo tôi không phải là một người đànông. Thế là tôi xuống tầu điện và bảo nó: "Thôi đi là hơn, nếu không tao sẽ chomày học khôn". Nó trả lời: "Cái chi?". Thế là tôi đá nó một cú, nó ngã nhào.Tôi định đỡ nó lên nhưng nó ở dưới đất lấy chân đạp tôi. Thế là tôi cho nó mộtcú đầu gối và hai cái tát. Mắt nó tóe máu. Tôi hỏi nó đã lãnh đủ chưa. Nó trả lời:"Rồi!".

Trong suốt thời gian đó, Sintès sửa lại cuộn băng tay. Tôingồi trên giường. Y nói với tôi:

"Đó, ông thấy tôi có tìm nó đâu. Chính nó khiêu khích tôi".Đúng thế và tôi công nhận như vậy.

Thế là y tuyên bố với tôi rằng: chính y đang muốn hỏi ý kiếntôi về vụ này, rằng tôi là người đàng hoàng, hiểu biết đời, có thể giúp đỡ vàsau cùng y sẽ là bồ của tôi. Tôi không nói chi thì thôi lại hỏi tôi có muốn làbồ của y không. Tôi nói là thế nào cũng được: y tỏ vẻ hài lòng. Y lấy dồi heora, nướng lên bếp lò và bày ra những ly, dĩa, muỗng, nĩa với hai chai rượuvang. Mọi chuyện làm trong êm lặng. Rồi chúng tôi ngồi vào bàn ăn. Y vừa ăn vừabắt đầy kể cho tôi nghe chuyện của y. Trước hết, y hơi ngập ngừng một chút.."Tôi quen biết một bà… cũng có thể nói ngay là tình nhân của tôi". Người mà y vừađánh nhau là em trai của nàng. Y bảo tôi là y đã bao nàng. Tôi không trả lờithì y thêm ngay rằng y biết rõ ở trong khu phố người ta nói gì về y, nhưng y cólương tâm của y và y vẫn là người giữ kho.

Y bảo tôi: "Sở dĩ có chuyện này vì tôi nhận thấy có sự lừa gạt".Y cho nàng chỉ vừa đủ để sinh sống. Chính y trả tiền thuê buồng và cho nàng mỗingày 20 quan thức ăn. - "Ba trăm tiền buồng, sáu trăm quan tiền ăn, thỉnh thoảngmột đôi tất, như thế là một ngàn quan. Và nàng không làm chi cả. Nhưng nàng bảotôi như thế là vừa khít, nàng không đủ sống với số tiền tôi bao nàng.

Tuy nhiên, tôi hỏi nàng: "Tại sao em không làm việc một nửangày? Em sẽ làm nhẹ bớt cho anh mọi thứ chi tiêu lặt vặt. Tháng này anh đã muacho em một bộ quần áo, cho em 20 quan mỗi ngày, trả tiền nhà cho em, thế mà em,chiều chiều em uống cà phê với các bạn gái. Em cho họ cà phê và đường. Anh choem tiền. Anh đối xử tử tế với em và em đền đáp lại anh rất tồi tệ". Nhưng nàngkhông làm việc, nàng vẫn luôn luôn nói là nàng không đủ tiêu, vì thế nên tôi mớinhận thấy có sự lừa gạt." Y kể lại cho tôi nghe là y thấy một tấm vé xổ số ởtrong xắc của nàng và nàng không thể cắt nghĩa đã mua vé số ấy bằng cách nào.Ítlâu sau, y tìm thấy ở nhà nàng một biên lai vạn bảo chứng tỏ nàng đã cầm mộtđôi xuyến. "Tôi thấy rõ là có sự lừa gạt. Thế là tôi bỏ nàng, nhưng trước hết,tôi đánh nàng. Rồi tôi nói hết sự thực của nàng. Tôi bảo nàng rằng tất cả mọi sựước muốn của nàng là đùa giỡn với bản thân nàng. Ông Meursault, chắc ông hiểulà tôi đã nói với nàng: "Em không thấy là cả thế gian đều ghen với hạnh phúc doanh mang lại cho em. Sau này em sẽ biết hạnh phúc em đã có".

Y đánh nàng đến tóe máu. Trước kia, y không hề đánh nàng."Tôi đánh nàng nhưng có thể nói là đánh một cách âu yếm. Nàng kêu la chút xíu.Tôi đóng các cửa lại và đâu vẫn hoàn đó, nhưng bây giờ thời thành ra nghiêm trọng.Về phần tôi thời tôi chưa trừng phạt nàng một cách đích đáng".

Rồi y cắt nghĩa cho tôi là vì thế nên y mới cần một lờikhuyên bảo. Y ngưng lại để khêu bấc đèn đã tàn lụi. Về phần tôi, tôi vẫn cònnghe y nói. Tôi đã uống gần một lít rượu vang và thấy bốc nóng nhiều ở thái dương.Tôi hút thuốc lá của Raymond vì tôi hết thuốc rồi. Những chuyến tầu điện cuốicùng đi qua và mang đi với chúng những tiếng ồn ào bây giờ đã xa xăm của ngoạiô. Raymond lại tiếp tục nói. Điều làm rắc rối cho y là "y vẫn còn thích ngủ vớinàng", nhưng y muốn trừng phạt nàng. Trước hết, y nghĩ đến dẫn nàng vào khách sạnvà gọi "kiểm tục" để gây tai tiếng và bắt nàng. Rồi y nhờ cậy đến các bạn thân ởtrong đám vô lại. Họ không tìm ra cách chi cả. Và theo lời Raymond đã lưu ý tôithì ở trong thế giới đó kể cũng đích đáng. Y đem chuyện ấy nói với họ và họ đềnghị theo dõi nàng, nhưng đấy không phải là điều y mong muốn.

Y sẽ suy nghĩ. Trước hết y muốn hỏi tôi một vài điều. Vả lại,trước khi hỏi tôi, y muốn biết tôi nghĩ thế nào về chuyện này. Tôi trả lời làtôi không nghĩ chi cả nhưng kể cũng hay hay. Y hỏi tôi suy nghĩ xem có sự lừa gạtkhông và tôi nói hình như có sự lừa gạt rõ rệt. Y lại hỏi tôi có nên trừng phạtnàng không nếu ở địa vị tôi thời tôi làm thế nào? Tôi bảo với y là không ai biếtthế nào mà nói được, nhưng tôi hiểu là y muốn trừng phạt nàng. Tôi lại uốngthêm chút rượu vang nữa. Y châm một điếu thuốc và y cởi mở tâm tình với tôi. Ymuôn viết cho nàng một bức hư "với những cú đá và đồng thời những điều làm chonàng hối tiếc". Rồi khi nàng trở lại, y sẽ ngủ với nàng và "đúng vào cái lúcxong việc", y sẽ nhổ vào mặt nàng và đuổi nàng ra khỏi cửa. Tôi thấy quả là nhưthế nàng sẽ bị trừng phạt. Nhưng Raymond bảo tôi là y cảm thấy không viết nổi láthư cần thiết và y nghĩ đến tôi để nhở viết hộ. Vì tôi không nói gì, y hỏi là nếuviết ngay thời có phiền cho tôi không và tôi trả lời không. Lúc ấy y đứng lênsau khi uống cạn một ly rượu vang. Y xô gọn những chén đĩa và ít dồi heo lạnhdo chúng tôi còn để lại. Y lau chùi cần thận tấm vải sơn phủ bàn. Y lấy ở trongngăn kéo bàn ngủ ra một tờ giấy kẻ ô vuông, một bao thư ố vàng, một quản bút nhỏbằng gỗ đỏ và một lọ vuông mực tím. Lúc y nói tên người đàn bà, tôi thấy nànglà một người Maure. Tôi viết thư… Tuy viết liều lĩnh, nhưng tôi cũng cố gắnglàm hài lòng Raymond vì không có lý do gì tôi lại không làm hài lòng y. Rồi tôito tiếng đọc bức thư. Y vừa nghe vừa hút thuốc và gật đầu, rồi yêu cầu tôi đọclại. Y hoàn toàn hài lòng. Y bảo tôi: "Tôi biết rõ là anh hiểu đời lắm!". Thoạttiên tôi không nhận thấy y xưng hô thân mật anh anh, tôi tôi.

Chỉ khi y tuyên bố với tôi: "Bây giờ anh là một bồ tèo thậtsự" mới làm tôi ngạc nhiên!...

Y nhắc lại câu nói và bảo tôi: "phải". Dù có là bồ tèo của ycái đó không can hệ chi đến tôi và thực sự y có vẻ thèm muốn như thế. Y niêmphong bao thư và chúng tôi uống cạn rượu vang. Rồi chúng tôi ngồi một lúc hútthuốc, không nói năng chi. Bên ngoài tất cả đều yên tịnh; chúng tôi nghe thấytiếng của một chiếc xe hơi lướt qua. Tôi nói: "Khuya rồi". Raymond cũng nghĩnhư thế. Y nhận xét là thời gian qua mau lẹ và kể cũng đúng, theo một nghĩa nàođó. Tôi buồn ngủ nhưng tôi đứng lên một cách khó nhọc. Chắc tôi mệt mỏi quá vìRaymond bảo tôi chớ nên nản lòng. Thoạt tiên tôi không hiểu. Y liền cắt nghĩacho tôi là y đã biết má tôi chết nhưng đó là một việc phải xảy ra, không chóngthì chày. Đó cũng là ý kiến của tôi.

Tôi đứng lên. Raymond bắt tay tôi rất chặc và nói là giữađàn ông với nhau, người ta vẫn luôn luôn thông cảm. Ra khỏi nhà y, tôi đóng cửalại và đứng một lát trong đêm tối, trên cầu thang. Căn nhà yên tĩnh, từ cuốichân cầu thang bốc lên một thứ hơi mờ mịt và ẩm thấp. Tôi chỉ nghe thấy những mạchmáu đập ở hai bên tai. Tôi đứng yên lặng, nhưng ở trong buồng lão Salamano, conchó rên rỉ một cách âm thầm!

Chương 4

Tôi làm việc chăm chỉ suốt cả tuần lễ. Raymond đến nói chotôi biết là y đã gởi thư rồi.

Tôi đã hai lần đi xi nê với Emmanuel, y thường không hiểuchuyện chi xảy ra trên màn ảnh. Thế là phải cắt nghĩa cho y. Hôm qua là thứ bảyvà Marie đến đúng như chúng tôi đã hẹn nhau. Tôi rất thèm muốn nàng vì nàng mặcmột cái áo dài đẹp có sọc đỏ trắng, đi dép da. Người ta đoán đôi vú nàng chắc nịchvà màu nâu mặt trời làm mặt nàng tươi như hoa. Chúng tôi lên xe buýt, đi cáchxa Alger mấy cây số, tới một bãi biển chật hẹp giữa các tảng đávà có những viềncây lau ở phía đất liền. Mặt trời hồi bốn giờ chiều không nóng lắm, nhưng nướcâm ấm với những đợt sóng nhỏ, dài và uể oải. Marie dạy cho tôi một trò chơi.Trong khi bơi phải uống nước trên đỉnh ngọn sóng, ngậm hết bọt ở trong mồm rồibơi ngửa để phun bọt lên trời. Thế là tạo thành một hàng đăng- ten sủi bọt, tanbiến trong không khí hay rơi xuống như mưa ấm áp trên mặt tôi.

Nhưng một lát sau, mồm tôi rát bỏng lên vì muối chát đắng.Marie theo kịp tôi và đeo dính vào người tôi ở dưới nước. Nàng áp mồm nàng vàomồm tôi. Lưỡi nàng làm tươi mát môi tôi và chúng tôi quấn lấy nhau một lúctrong các đợt sóng! Khi chúng tôi mặc quần áo trên bờ biển, Marie nhìn tôi vớiđôi mắt lóng lánh. Tôi hôn nàng. Kể từ lúc ấy, chúng tôi không nói chi nữa. Tôidìu nàng đi sát vào người tôi và chúng tôi vội vàng lên xe buýt trở về nhà tôivà chúng tôi cùng gieo mình xuống giường. Tôi để ngỏ cửa sổ và rất dễ chịu khithấy đêm mùa hè chảy lượt trên thân thể màu nâu của chúng tôi.

Sáng nay Marie ở lại và tôi bảo nàng là chúng tôi sẽ cùng ăntrưa. Tôi xuống mua thịt.

Khi trở lên, tôi nghe thấy tiếng đàn bà ở trong buồngRaymond. Một lát say, lão Salamano mắng con chó. Chúng tôi nghe thấy tiếng đếgiày, tiếng móng vuốt trên bậc cầu thang gỗ và tiếng: "Đồ tồi! Xác thối!", ngườivà chó đi ra phố. Tôi kể cho Marie nghe chuyện lão già và nàng cười.

Nàng mặc bộ đồ ngủ của tôi và vén tay áo lên. Khi nàng cười,tôi còn thèm muốn nàng nữa. Một lát sau, nàng hỏi tôi có yêu nàng không? Tôi trảlời là điều đó không có nghĩa lý chi cả, nhưng hình như tôi không yêu nàng.Nàng có vẻ buồn. Nhưng trong khi sửa soạn bữa ăn và nhân những câu chuyện khôngđâu, nàng còn cười nữa đến nỗi tôi lại hôn nàng. Ngay lúc đó, những tiếng cãi nhaunổ bùng ra ở nhà Raymond.

Trước tiên người ta nghe thấy tiếng đàn bà lanh lảnh rồi đếnRaymond nói: "Mày đã lừa gạt tao! Mày đã lừa gạt tao! Tao sẽ dạy mày cách lừa gạttao!". Một vài tiếng động đùng đục và người đàn bà tru tréo lên, nhưng nàng lahét kinh khủng đến nỗi bỗng chốc cầu thang chật ních những người. Marie và tôicũng chạy ra. Người đàn bà vẫn kêu và Raymond vẫn đánh. Marie bảo tôi là khiếpquá và tôi không trả lời. Nàng bảo tôi đi tìm cảnh binh nhưng tôi trả lời làkhông thích cảnh binh. Tuy nhiên, một người cảnh binh cũng đến với người thuê ởlầu hai là thợ làm đồ chì. Cảnh binh gõ cửa và người ta không nghe thấy chi nữa.Y gõ cửa mạnh hơn và một lát sau, người đàn bà khóc và Raymond ra mở cửa. Mồmngậm thuốc lá, Raymond có vẻ ngọt ngào, thớ lợ. Thiếu nữ lao mình ra ngoài cửavà khai với cảnh binh là Raymond đánh nàng… Cảnh binh nói: "Tên anh là gì?".Raymond trả lời. Cảnh binh bảo: "Khi anh nói với tôi thời vất thuốc lá đi".

Raymond ngập ngừng nhìn tôi cứ hút thuốc. Ngay lúc đó cảnhbinh tát mạnh vào giữa má y một cái nên thân. Điếu thuốc bắn đi xa vài thước.Raymond đã thay đổi bộ mặt nhưng lúc đó y không nói gì, rồi y hỏi một giọngkhiêm nhường là có thể nhặt mẩu thuốc lên không. Cảnh binh trả lời có thể nhặtđược và nói thêm: "Nhưng lần sau anh sẽ biết rằng cảnh binh không phải là mộthình nhân múa rối!". Trong lúc đó thiếu nữ khóc và nhắc lại: "Nó đánh tôi. Đồma- cô!". Raymond hỏi: "Thưa ông cảnh binh, có phải luật pháp cho gọi một ngườiđàn ông là ma- cô không?".

Nhưng người cảnh binh ra lệnh cho y phải câm miệng. Thế làRaymond lại quay về phía thiếu nữ và bảo: "Rồi xem, chúng ta sẽ gặp nhau". Cảnhbinh lại bảo y câm đi, bảo thiếu nữ đi nơi khác và y thì phải ở nguyên trong buồngđể chờ cảnh sát gọi. Cảnh binh lại nói thêm đáng lẽ Raymond phải xấu hổ vì đãsay sưa đến nỗi run rẩy như thế! Lúc đó Raymond cắt nghĩa: "Thưa ông cảnh binhtôi không say. Tuy nhiên khi đứng trước mặt ông, tôi thấy run run, không sao đừngrun được". Y đóng cửa lại và mọi người rút đi. Marie và tôi đã sửa soạn xong bữatrưa nhưng nàng không thấy đóivà tôi ăn gần hết. Nàng đi ra hồi một giờ trưa vàtôi ngủ một chút.

Khoảng ba giờ chiều có tiếng gõ cửa buồng tôi và Raymond đivào. Tôi vẫn nằm nguyên.

Y ngồi trên mép giường. Y ngồi một lát không nói và tôi hỏilà công việc của y ra sao? Y kể lại rằng y đã làm theo như ý muốn nhưng nàng đãtát y một chiếc nên y đánh nàng. Còn chuyện về sau, tôi đã trông thấy. Tôi bảoy là bây giờ nàng đã bị trừng phạt rồi và y đáng nên hài lòng. Đó cũng là ý kiếncủa y và nhận xét rằng dù viên cảnh binh có làm thế nào chăng nữa không thay đổiđược những trận đòn nàng đã chịu. Y lại nói thêm là y biết rõ bọn cảnh binh vàbiết cách đối phó với chúng ra sao. Rồi y hỏi tôi lúc ấy y có chờ đợi y trả lạicái tát của viên cảnh binh không?

Tôi trả lời là không chờ đợi chi cả, vả lại tôi không thíchcảnh binh. Raymond tỏ vẻ rất hài lòng.

Y hỏi tôi có muốn đi chơi với y không. Tôi dậy và bắt đầu chảitóc. Y bảo tôi là tôi cần phải làm chứng cho y. Với tôi điều ấy không can hệchi nhưng tôi không biết phải làm thế nào. Theo Raymond thì chỉ cần khai là thiếunữ kia phản bội y. Tôi nhận lời làm chứng cho y.

Chúng tôi cùng đi ra và Raymond tặng tôi một chầu ăn nhậu đãđời. Rồi y muốn đánh bi da và suýt nữa thì tôi được. Sau y lạ muốn đi xổ xui vớigái điếm nhưng tôi từ chối vì tôi không thích thế. Vậy là chúng tôi lẩn thẩn vềnhà và y bảo tôi là y hài lòng xiết bao vì đã trừng phạt được cô tình nhân. Tôithấy y rất dễ thương đối với tôi và nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt.

Từ xa, tôi đã trông thấy lão Salamano đứng trên ngưỡng cửacó vẻ bối rối lắm. Khi chúng tôi lại gần thời không thấy con chó của lão. Lãonhìn tứ phía, xoay tròn người, muốn chọc thủng màn đêmở hành lang, nói lẩm bẩmnhững tiếng nhát gứng và lại bắt đầu lục lọi phố xá với đôi mắt bé đỏ ngầu. KhiRaymond hỏi có chuyện chi đấy thời lão không trả lời ngay. Tôi mơ hồ nghe thấylão thì thầm: "Đồ tồi! Xác thối!" và lão tiếp tục lăng xăng, cuống quýt. Tôi hỏilão con chó đâu. Lão đột ngột trả lời là nó đi rồi và thình lình, lão nói rấtlưu loát: "Tôi dẫn nó đến bãi tập như thường lệ. Có nhiều người ở chung quanhcác lều chợ phiên. Tôi ngừng lại để xem "Vua vượt ngục". Và khi tôi muốn về thờikhông thấy nó ở đấy nữa. Đã lâu nay, tôi muốn mua cho nó một chiếc cổ dề béhơn, nhưng tôi không hề ngờ rằng cái xác thối ấy lại có thể ra đi như vậy!".

Raymond cắt nghĩa cho lão hiểu là chó có thể bị lạc và nó sẽtrở về. Y kể ra nhiều ví dụ về những con chó đi hàng chục cây số để tìm chủ. Mặcdù thế, lão già lại có vẻ bối rối hơn!...

"Chắc ông hiểu là họ sẽ bắt nó mất. Nếu may lại còn ai bắtnó! Nhưng không thể thế được, ai cũng ghê tởm các mảng vảy của nó. Chắc là cảnhsá bắt nó, chắc thế! "Tôi bảo lão nên đến nhà phú de, nơi giam cầm những súc vật,mà nạp một số tiền thời người ta sẽ trả lại chó. Lão hỏi tôi số tiền ấy có nhiềukhông? Tôi không biết. Thế là lão nổi giận: "Bỏ tiền ra vì cái xác thối ấy ư?

Ồ! Cho nó chết!". Và lão chửi rủa nó. Raymond cười và đi vàonhà. Tôi theo y và chúng tôi chia tay ở cầu thang. Một lát sau tôi nghe thấy bướcchân lão già và lão gõ cửa phòng tôi. Khi tôi mở cửa, lão đứng một lát trên ngưỡngcửa và bảo tôi: "Xin lỗi ông, xin lỗi ông". Tôi mời lão vào nhưng lão không muốn.Lão nhìn xuồng mũi giày và hai bàn tay đóng vảy của lão run run. Lão hỏi màkhông nhìn tôi: "Thưa ông Meursault, họ không bắt mất chó của tôi chứ? Họ sẽ trảlại nó cho tôi. Hay rồi tôi sẽ ra sao?". Tôi bảo lão là nhà phú de giữ các chólạc trong ba ngày để chủ đến nhận và sau đó, mới giải quyết tùy theo sở thích củahọ. Lão yên lặng nhìn tôi, rồi lão nói:

"Chào ông". Lão đóng cửa và tôi nghe thấy tiếng lão đi đi lạilại. Chiếc giường của lão kêu răng rắc. Và do cái tiếng nho nhỏ, kỳ dị lọt quavách ngăn, tôi hiểu là lão đang khóc. Tôi không biết tại sao tôi lại nghĩ đếnmá tôi. Nhưng sáng mai tôi phải dậy sớm. Tôi không đói và tôi đi ngủ không ăn tối.

Chương 5

Raymond gọi điện thoại đến văn phòng. Y bảo tôi là một ngườibạn thân của y (do y đã nói chuyện tôi với bạn y) mời tôi chủ nhật này đến nghỉngơi ở nhà tạm trú nhỏ bé của hắn ở gần Alger. Tôi trả lời là tôi muốn lắmnhưng đã trót hẹn với một người bạn gái. Raymond tuyên bố ngay là y mời cả ngườibạn gái ấy nữa. Vợ bạn y sẽ rất hài lòng vì không cảm thấy mình cô đơn giữa bọnđàn ông.

Tôi muốn móc ngay ống điện thoại lên vì tôi biết rằng ông chủkhông thích người ta từ ngoài thành phố gọi dày nói cho chúng tôi. NhưngRaymond xin tôi chờ và nói rằng chiều nay y sẽ chuyển lời mời tôi nhưng y muốnbáo trước cho tôi biết chuyện khác. Suốt cả ngày y đã bị một bọn Ả- rập theodõi, trong số có em trai ả nhân tình cũ của y. "Nếu chiều nay về, anh thấy nó lãngvãng gần nha, xin báo cho tôi biết". Tôi nói là đồng ý.

Một lát sau, chủ nhân cho gọi tôi và ngay lúc đó tôi thấyphiền toái vì tôi nghĩ rằng ông sẽ bảo tôi nên gọi điện thoại nít hơn là làm việcnhiều hơn. Không phải thế. Ông tuyên bố là ông sẽ nói chuyện với tôi về một dựđịnh hãy còn mơ hồ. Tuy nhiên, ông muốn biết ý kiến tôi về vấn đền này. Ông cóý định thiết lập một văn ph ong ở Ba Lê để giải quyết công việc tại chỗ và giaothiệp trực tiếp với những công ty lớn và ông muốn biết tôi có sẵn sàng đến đâykhông. Điều đó sẽ cho phép tôi sống ở Ba Lê và cũng được đi du lịch một phần lớntrong năm. "Ông còn trẻ và hình như đấy là một cuộc sống có thể làm cho ôngthích thú". Tôi trả lời phải, nhưng kỳ thực sự đó tôi không quan tâm mấy. Rồiông hỏi tôi có thấy thích thay đổi đời sống không. Tôi trả lời không bao giờingười ta thay đổi đời sống, dù sao tất cả mọi đời sống đều giá trị ngang nhauvà tôi không hề ghét đời sống của tôi ở đây. Ông tỏ vẻ không bằng lòng, bảo làtôi chỉ trả lời loanh quanh, là tôi không có tham vọng và như thế rất tai hạicho công việc. Rồi tôi trở về làm việc.

Đáng lẽ tôi không nên làm mất lòng ông chủ, nhưng tôi khôngthấy lý do gì để thay đổi đời sống.

Suy nghĩ k , tôi thấy không đến nỗi khổ sở. Khi còn là sinhviên, tôi đã có nhiều tham vọng tương tự. Nhưng khi phải bỏ học, tôi bèn hiểu rằngtất cả mọi sự đó không có chi quan hệ thực sự.

Buổi chiều Marie đến tìm tôi và hỏi tôi có muốn lấy nàngkhông? Tôi nói điều đó không can hệ mấy đối với tôi và chúng tôi có thề lấynhau nếu nàng muốn. Rồi nàng muốn biết tôi có yêu nàng không ? Tôi trả lời nhưtôi đã trả lời một lần rồi

là điều đó không có nghĩa lý chi nhưng cố- nhiên làtôi không yêu nàng. Nàng hỏi: "Thế tại sao anh còn lấy em?". Tôi cắt nghĩa chonàng là điều đó không can hệ chút nào cả và nếu nàng thích thời chúng tôi có thểlấy nhau.

Vả lại chính nàng đã hỏi điều ấy và tôi chỉ trả lời phải.Nàng nhận xét rằng hôn- phối là một việc nghiêm- trọng. Tôi trả lời: "Không".Nàng nín thinh một lát và yên lặng nhìn tôi. Rồi nàng lại nói. Nàng chỉ muốn biếtnếu đề- nghị ấy là của một người đàn bà khác mà tôi cũng có mối liên hệ tương tựthời tôi có chấp- thuận không? Tôi nói: "Lẽ dĩ nhiên". Nàng lại tự hỏi phảichăng nàng có yêu tôi còn về phần tôi thời tôi không hiểu biết chi về điểm này.Lại sau một lúc yên lặng nữa, nàng thì thầm rằng tôi rất kỳ cục. Chắc chắn lànàng yêu tôi vì thế, nhưng có lẽ một ngày kia nàng sẽ chán ngấy tôi cũng tại vìnhững lý do ấy. Vì tôi nín thinh, nàng không còn chi nói thêm nữa, nên nàng mỉmcười, nắm lấy cánh tay tôi và tuyên bố là muốn lấy tôi. Tôi trả lời là chúngtôi sẽ lấy nhau khi nàng muốn. Tôi nói với nàng về đề nghị của ông chủ và Mariebảo là nàng sẽ thích thú được biết Ba- lê. Tôi bảo cho nàng biết là tôi đã sống ởđây một thời gian và nàng hỏi Ba- lê thế nào? Tôi nói: "Bẩn! Có chim bồ câu vànhững khoảng đất đen kịt. Da thịt mọi người đều trắng".

Rồi chúng tôi đi ngang qua thành phố do các đường lớn. Cácphụ nữ xinh đẹp và tôi hỏi Marie xem nàng có nhận thấy thế không? Nàng nói cóvà nàng hiểu tôi lắm! Trong giây lát, chúng tôi không nói chi nữa. Tuy nhiêntôi muốn nàng ở lại với tôi và tôi bảo nàng là chúng tôi có thể cùng ăn tối ởtiệm Céleste. Nàng muốn thế lắm nhưng nàng bận việc. Tôi chào tự giã nàng khichúng tôi đi gần tới nhà tôi. Nàng nhìn tôi: "Anh không muốn biết em bận gì ư?"Tôi muốn biết lắm nhưng tôi không nghĩ đến và nàng có vẻ trách móc tôi vì thế.Thế là trước vẻ lúng túng của tôi nàng lại cười và nàng có một đồng tác hướng cảthân hình về phía tôi để chìa mội ra chờ đón một cái hôn…! Tôi ăn tối ở tiệmCéleste. Tôi đã bắt đâu ăn thời có một người đàn bà kỳ quặc, nhỏ thó bước vàovà y hỏi tôi là mụ có thể ngồi ăn cùng một bàn được không? Lẽ dĩ nhiên là có thểđược! Mụ có những động tác lụp chụp và đôi mắt sáng người trong gương mặt nhỏbé như trái táo. Mụ cởi bỏ áo khoác ngoài, ngồi xuống nghiên cứu thực đơn mộtcách nóng nảy. Mụ gọi Céleste đến, đặt ngay tất cả các món ăn với một giọng vừavội vàng vừa vội vã. Trong khi chờ đợi các món bày ra bàn, mụ lấy trong xắc ramột mẩu giấy vuông và chiếc bút chì, tính trước số tiền ăn, rồi lấy ra ở trongmột chiếc túi nhỏ, vừa đúng số tiền ăn cộng thêm số tiền thưởng cho bồi và đểriêng trước mặt. Lúc đó, người ta đưa các món phụ tới, mụ ăn nghiến ngấu rấtnhanh.

Trong khi chờ đợi món sau, mụ lấy ở trong xắc ra một cây bútchì xanh và một tờ tạp chí có nhiều hình vẽ với chương trình phát thanh hàng tuần.Hết sức thận trọng, mụ lần lượt đánh dấu gần hết cả chương tình. Vì tạp chí cóđộ trang, mụ tiếp tục làm công việc tỉ mỉ ấy suốt cả bữa ăn. Tôi ăn xong rồi màmụ còn đánh dấu một cách chăm chú. Rồi mụ đứng lên, mặc lại chiếc áo ngoài vớinhững cử chỉ vẫn chính xác như người máy và ra đi. Vì tôi không có việc chilàm, tôi cũng ra và theo mụ giây lát. Mụ đi trên vỉa hè, với sự mau lẹ và vữngchắc khó thể tưởng tượng, mụ tiếp tục đi không chệch hướng và không quay lại.Tôi nghĩ là mụ rất kỳ quặc nhưng rồi tôi lại quên mụ khá mau lẹ.

Trên ngưỡng của, tôi đã thấy lão già Salamano. Tôi mời lãovào và lão bảo là con chó mất rồi vì không thấy nó ở nhà phú- de. Các nhân viênbảo là có lẽ nó bị xe chẹt. Lão hỏi là có thể biết tin tức ấy ở các quận cảnhsát không. Họ trả lời rằng không ai giữ những dấu vết về chó chẹt xe vì cácchuyện ấy xẩy ra hàng ngày. Tôi bảo lão Salamano có thể mua một con chó khác nhưnglão đã có lý khi lưu ý tôi rằng lão đã quen với con chó ấy.

Tôi ngồi xổm ở trên giường và Salamano ngồi ở chiếc ghế trướcbàn. Lão ngồi đối diện với tôi và hai tay để trên đầu gối. Lão vẫn đội chiếc mũnỉ cũ. Lão ấp úng nói từng câu dưới bộ ria vàng khè. Tuy lão làm tôi hơi chánngán nhưng tôi không có việc gì làm và tôi cũng không buồn ngủ. Để có chuyệnnói, tôi hỏi lão về con chó. Lão nói là có con chó sau khi vợ chết. Lão lấy vợhơi muộn. Trong thời niên thiếu, lão thích làm tài tử sân khấu: ở trại lính,lão diễn xuất những màn kịch hài hước của nhà binh. Nhưng sau cùng, lão vào sởHỏa- xa và lão không hối hận chi cả vì bây giờ lão có một số tiền hưu trí nhỏ.Tuy lão không được sung sướng với bà vợ nhưng đại để thì lão cũng quen sống vớibà. Khi bà ta chết, lão cảm thấy cô đơn quá! Thế là lão hỏi xin ở xưởng một conchó và lão có con chó này ngay từ lúc nó còn bé. Lão phải nuôi nó bằng bầu sữacho con bú nhưng vì chó không sống dai bằng người nên cả hai cũng già bằng nhau.

Salamano bảo tôi: "Nó khó tính lắm. Thỉnh thoảng hai bên lạiđụng độ nhưng dù sao, nó vẫn là một con chó tốt". Tôi nói nó là một con chó nòithời Salamano có vẻ hài lòng. Lão nói thêm: "Vả lại, ông chưa biết nó trước khinó mắc bệnh. Chính bộ lông nó mới là cái đẹp nhất!". Kể từ khi chó mắc bệnhngoài da, chiều và sáng nào, Salamano cũng bôi thuốc cho nó, nhưng theo lão, chínhcăn bệnh của nó là sự già nua và sự già nua không chữa được.

Ngay lúc đó tôi ngáp dài và lão báo cho tôi biết rằng lão đivề. Tôi bảo lão có thể ở lại và tôi rất buồn rầu về câu chuyện xảy ra cho conchó của lão: lão cảm ơn tôi. Lão nói là má tôi rất yêu con chó của lão. Nói đếnmá tôi, lão gọi má tôi là "bà mẹ tội nghiệp của ông". Lão đặt giả thuyết là từkhi má tôi chết, chắc tôi khổ sở lắm và tôi không trả lời. Rồi lão bảo tôi, rấtnhanh và có vẻ ngượng nghịu, rằng lão biết ở tỏng khu phố họ hiểu lầm tôi về việctôi đã để má tôi ở viện dưỡng laxom nhưng lão hiểu tôi và lão biết rõ là tôiyêu má tôi lắm. Tôi trả lời là không biết tại sao cho đến nay tôi không biếtngười ta đã hiểu lầm tôi về điềm đó, nhưng đối với tôi, viện dưỡng lão là mộtviệc tự nhiên vì tôi không đủ tiền để thuê người trông nom má tôi. Tôi nói thêm:"Vả lại, đã lâu này, má tôi không có chuyện gì nói với tôi nữa và cụ buồn nảnkhi ở một mình". Lão nói: "Phải, ít nhất ở viện dưỡng lão người ta còn có bè bạn".Rồi lão xin kiếu. Lão muốn về ngủ. Đời lão thay đổi từ bây giờ và lão không biếtsẽ làm gì. Kể từ khi tôi quen biết lão, đây là lần thứ nhất với một cử chỉ lénlút, lão chìa tay ra bắt tay tôi và tôi cảm thấy những vảy trên da lão. Trướckhi đi, lão hơi mỉm cười và bảo tôi: "Tôi hy vọng là đêm nay các con chó sẽ khôngsủa nữa. Luôn luôn tôi cứ tưởng rằng đấy là chó của tôi!"

Chương 6

Ngày chủ nhât, tôi thức giấy một cách khó khăn. Marie phải gọivà lay tôi dậy. Chúng tôi không ăn vì muốn tắm sớm. Tôi cảm thấy hoàn toàn trốngrỗng và hơi nhức đầu. Điếu thuốc lá của tôi có mùi vị đắng. Marie chế nhạo và bảotôi "có bộ mặt đám ma!". Nàng mặc một áo dài vải trắng và buông xõa tóc. Tôi bảonàng xinh đẹp, nàng cười thích thú.

Khi xuống lầu, chúng tôi gõ cửa ngoài nhà Raymond. Y trả lờisẽ xuống sau. Ra ngoài phố, vì tôi mệt mỏi và cũng vì chúng tôi không mở của sổnên ban ngày đã chói chan ánh sáng mặt trời, đạp vào mặt tôi như một cái tát.Marie nhảy nhót vui vẻ và không ngớt nói là trời đẹp quá. Tôi cảm thấy dễ chịuhơn và thấy đói. Tôi nói cho Marie biết thời nàng chỉ cho tôi cái túi vải sơn củanàng, trong có để hai chiếc áo may- ô của chúng tôi và một chiếc khăn mặt. Tôichỉ có việc chờ và chúng tôi nghe thấy Raymond đóng của. Y mặc quần xanh và áosơ- mi trắng cộc tay nhưng y lại đội chiếc mũ cối làm cho Marie cười ngất và haicánh tay trần của y trắng muốt dưới mớ lông đen. Thấy thế tôi hơi tởm. Y vừa xuốngvừa huýt sáo và tỏ vẻ rất hài lòng. Y bảo tôi: "Chào ông bạn!" và gọi Marie là"Cô".

Hôm qua, chúng tôi ra sở Cảnh sát và tôi khai là thiếu nữ đã"lừa gạt" Raymond. Thế là y được tha sau khi bị cảnh cáo… Người ta không kiểmsoát lời xác nhận của tôi. Chúng tôi nói truyện đó với Raymond ở trước cửa rồichúng tôi quyết định đi xe buýt. Bãi biển không xa mấy, nhưng chúng tôi đi nhưthế nhanh hơn. Raymond nghĩ rằng bạn y sẽ hài lòng khi thấy chúng tôi đến sớm.Chúng tôi sắp đi thời bỗng nhiên Raymond ra hiệu cho tôi nhìn về phía trước.Tôi trông thấy một bọn người Ả- rập dựa lưng vào trước của tiệm thuốc lá. Họ yênlặng nhìn chúng tôi, nhưng theo cách thức nhìn của họ thời không hơn không kém,chúng tôi đều là những hòn đá hay những cây khô. Raymond bảo tôi rằng người thứhai, từ mé trái, là đối thủ của y và trông người ấy có vẻ lo lắng. Y lại thêm rằngtuy nhiên bây giờ là một chuyện đã xong rồi. Marie không hiểu rõ và hỏi chúngtôi sự chi xẩy ra. Tôi nói đấy là những người Ả- rập thù oán Raymond. Nàng muốnchúng tôi đi ngày. Raymond ngẩng lên và y vừa cười vừa nói là cần phải đi gấp! Chúngtôi đi về phía trạm xe buýt cách đó một chút và Raymond báo cho tôi biết là bọnẢ- rập không theo dõi chúng tôi nữa. Tôi quay lại. Họ vẫn đứng nguyên chỗ cũ vàthản nhiên nhìn nơi chúng tôi vừa rời khỏi. Chúng tôi lên xe buýt. Raymond có vẻnhư hoàn toàn nhẹ nhõm, không ngớt bông đùa với Marie. Tôi cảm thấy y ưa thíchnàng lắm nhưng nàng gần như không trả lời y. chỉ thỉnh thoảng, nàng vừa cười vừanhìn y.

Chúng tôi xuống khu ngoại ô Alger. Bãi biển không xa trạm xebuýt nhưng phải đi qua một ngọn đồi nhỏ vượt hẳn lên biển cả và dốc thoai thoảixuống bãi biển. Ngọn đồi đầy những đá màu vàng nhạu và các loạt cây tử đinhhương trắng toát trên nền trời màu xanh ngắt. Marie nghịch ngợm, lấy cái xắc vảisơn của nàng đập mạnh cho tản mác những cánh hoa. Chúng tôi đi giữa các biệt thựnhỏ nhắn có hàng rào màu xanh hay trắng, một vài biệt thự ẩn náu với dãy hành langhiện dưới những cây me, một vài cái khác đứng trơ trọi giữa những tảng dá. Trướckhi tới chân đồi, người ta có thể trông thấy biển bất động xa xa, một mũi đấtngái ngủ đồ sộ dưới nước trong vắt. Một tiếng động cơ nhẹ nhàng nổi lên trongkhông khí yên lặng, vang dội tới chúng tôi.

Và chúng tôi trông thấy ở tít đằng xa một tầu đánh cá nhỏ tiếnđến, rất chậm, trên mặt biển sáng loáng. Marie hái một bông hoa mọc ở kẽ đá. Đứngdốc thoai thoải chạy ra biển, chúng tôi đã thấy có một vài người tắm.

Bạn của Raymond ở một căn nhà tạm trú nhỏ bằng gỗ tận đầubãi. Nhà tựa lưng vào vách đá những cột nâng đỡ phía trước đã chấm nước.Raymond giới thiệu chúng tôi bạn y tên Masson.

Đó là một người cao lớn, thân hình đồ sộ và to vai, có mộtngười vợ nhỏ thó, tròn trĩnh và duyên dáng, nói giọng Ba- lê. Chủ nhân bảo ngaychúng tôi là xin cứ tự nhiên và hôm nay có món cá chiên do y vừa vâu được bansáng. Tôi bảo là tôi thấy nhà cửa y đẹp quá. Y nói là y đến ở đây ngày thứ bảy,chủ nhập và tất cả các ngày nghỉ. Y thêm: "Với vợ tôi nữa, chúng tôi hòa thuận lắm!".Vừa đúng lúc vợ y cười lớn với Marie. Có lẽ là lần đầu tiên, tôi thực sự nghĩràng tôi sẽ cưới vợ.

Masson muốn tắm nhưng vợ y và Raymond không đi. Ba ngườichúng tôi xuống bãi biển và Marie nhẩy xuống nước. Masson và tôi đợi chút xíu.Y nói thong thả và thôi nhận y có thói quen bổ túc tất cả mọi câu nói của y bằngmấy tiếng: "Và tôi có thể nói gì thêm" dù thực sự ra y không thêm gì vào ýnghĩa câu nói. Y nói với tôi về Marie: "Nàng cừ khôi và tôi có thể nói thêm lànàng duyên dáng!". Rồi tôi không chú ý tới cái tật ấy nữa vì tôi còn đang mảisuy cảm là ánh nắng mặt trời rất tốt cho tôi. Cát bắt đầu bốc nóng dưới chân.Tôi còn muốn trì hoãn sự thèm muốn vùng vẫy ở dưới nước nhưng sau cùng tôi bảoMasson: "Ta xuống chứ?". Tôi nhẩy xuống.

Y từ từ đi xuống nước và nhẩy hẳn khi hẫng chân. Y bơi sảikhá dở nên tôi bỏ rơi y và bơi đến gặp Marie. Nước lạnh và tôi hài lòng đượcbơi lội. Với Marie, chúng tôi cùng bơi ra xa và đều cảm thấy hòa hợp trong mọicử chỉ và trong sự hài lòng.

Ra ngoài khơi, chúng tôi nằm ngửa trên mặt nước và ở trên mặttôi quay về không trung, mặt trời rẽ những làn nước cuối cùng chảy vào mồm tôi.Chúng tôi thấy Masson bơi vào bờ để nằm dài sưởi nắng. Trông xa, y có vẻ đồ sộ.Marie muốn chúng tôi bơi chung. Tôi ở đằng sau để ôm lấy thân hình nàng và tiếnlên bằng 2 tay trong khi tôi đập chân để giúp nàng. Tiếng đập nước nho nhỏ đãtheo đuổi chúng tôi từ sáng cho đến khi tôi thấy mệt mỏi. Thê là tôi để Marie lạivà tôi vào bờ, vừa bơi vừa đều đặn thở mạnh. Trên bãi biển, tôi nằm sấp gầnMasson và vùi mặt xuống cát. Tôi bảo y: "Dễ chịu lắm!" và y cũng đồng quan điểm.Lát sau, Marie đến nới. Tôi quay lại nhìn nàng tiến tới… Người nàng nhầy nhụanước mặn và nàng buộc tóc ra đằng sau.

Nàng nằm nghiêng sát vào cạnh sườn tôi: hai sức nóng củathân nàng và mặt trời làm tôi thiu thiu ngủ… Marie lay tôi dậy và bảo là Massonđã về rồi và phải ăn trưa. Tôi dậy ngay tức khắc vì tôi thấy đói nhưng Marie bảotôi là từ sáng đến giờ, tôi chưa hôn nàng. Đúng thế và tôi cũng thèm hôn. Nàngbảo tôi: "Xuống nước". Chúng tôi chạy vội để nhoài mình ra trong những đợt sóngđầu tiên. Chúng tôi bơi một vài sải và nàng dính sát vào người tôi. Tôi cảm thấychân nàng quấn chặt lấy chân tôi và tôi thèm muốn nàng.

Khi chúng tôi trở về thì Masson đã gọi chúng tôi. Tôi nói làtôi đói quá và y bảo ngay với vợ y là tôi vừa lòng y lắm. Bánh mì ngon, tôi ngốnhết phần cá của tôi. Rồi sau có thịt và khoai chiên. Chúng tôi cùng ăn, khôngai nói chuyện. Masson uống rượu vang luôn và y không ngừng tiếp tế cho tôi. Tớichầu cà- phê, đầu tôi hơi nặng và tôi hút thuốc nhiều. Masson, Raymond và tôi đãtrù tính cùng sống chung ở bãi biển trong tháng tám và chia nhau đài thọ cáckhoản phí tổn.

Bỗng nhiên Marie bảo chúng tôi: "Các anh có biết mấy giờkhông? Mời có giời rưỡi!". Tất cả chúng tôi đều sửng sốt nhưng Masson nói làngười ta đã ăn sớm và đó là lẽ tự nhiên vì giờ ăn trưa là giờ người ta đói ngấu.Tôi không hiểu tại sao điều ấy là cho Marie cười. Tôi ngờ là nàng đã uống hơinhiều. Masson hỏi tôi có muốn đi dạo trên bãi biển với y không. "Bao giờ nhàtôi cũng ngủ trưa sau bữa ăn. Phần tôi không thích thế. Tôi cần phải đi tản bộ.Luôn luôn tôi bảo với bà ấy rằng như thế rất tốt cho sức khỏe. Nhưng dù sao, đấyvẫn là quyền của bà ta". Marie tuyên bố nàng sẽ ở lại để giúp bà Masson rửachén đĩa. Người đàn bà Ba- lê nhỏ nhắn nói rằng như thế thời phải đuổi hết cả bọnđàn ông ra ngoài. Cả ba chúng tôi đi xuống bãi biển.

Mặt trời gần như chiếu thẳng đứng xuống cát và ánh sáng chóichan trên mặt biển không thể chịu nổi. Không còn ai ở bãi biển. Tỏng những cănnhà tạm trú ở ven đồi và đứng xiên chéo ra biển, người ta nghe thấy những tiếngchén dĩa, muống nĩa chạm nhau lách cách. Người ta khó thở trong hơi nóng của đátừ dưới đất bốc lên. Để bắt đầu, Raymond và Masson nói về những việc và ngườimà tôi không biết. Tôi hiểu là họ quen biết nhau đã lâu và họ đã sống chung vớinhau một thời gian. Chúng tôi xuống gan nước và đi ven theo bờ biểm. Thỉnh thoảngmột đợt sóng nhỏ và dài hơn đợt khác làm ướt giày vải của chúng toi. Tôi khôngnghĩ ngợi chi cả vì tôi đang thiu thiu ngủ dưới ánh nắng mặt trời chiến trên đầutrần của tôi.

Lúc đó Raymond nói với Masson điều chi mà tôi không nghe rõ,nhưng đồng thời tôi cũng trông thấy ở đầu bãi biển và cách chúng tôi rất xa,hai người Ả- rập mặc quần áo xanh đi về phía chúng tôi. Tôi nhìn Raymond thời ybảo tôi: "Nó đấy!". Chúng tôi tiếp tục đi. Masson hỏi làm thế nào họ có thểtheo dõi chúng tôi đến tận đây? Tôi nghĩ là họ đã trông thấy chúng tôi đi xebuýt với một cái túi tắm biển, nhưng tôi không nói gì.

Các người Ả- rập thong thả tiến lên và họ đã lại gần hơn.Chúng tôi không thay đổi dáng điệu nhưng Raymond nói:

- Nếu có uýnh lộn thời Masson, anh lo thằng thứ hai. Phầntôi lo liệu thằng đối thủ của tôi. Còn Meursault, nếu một thằng khác đến thời sẽvề phần anh!".

Tôi nói "Phải" và Masson cho hai tay vào túi. Cát nóng bỏngbây giời với tôi hình như đỏ rực. Chúng tôi đi tự nhiên đi về phía các người Ả- rập.Khoảng cách của chúng tôi rút bớt đều đặn. Khi chúng tôi còn cách nhau độ vàibước thời các người Ả- rập đứng dừng lại. Masson và tôi cùng đi chầm chậmRaymond đi thẳng đến trước đối thủ của y. tôi không nghe rõ y nói gì nhưng thằngkia có vẻ muốn húc đầu vào người y. Raymond đánh phủ đầu trước tiên và gọi ngàyMasson. Masson tiến thẳng đến cái thằng mà người ta đã chỉ cho y và đánh luônhai lần với tất cả sức nặng của thân thể. Tên Ả- rập ngã bẹp dí xuống nước, mặtúp sấp và nằm như thế trong một vài giây, bong bóng vỡ trên mặt nước chungquanh đầu y. Trong lúc đó, Raymond cũng đánh thằng kia mặt đầy máu. Raymondquay lại phia tôi và nói: "anh coi xem nó định cầm gì đấy?".

Tôi kêu lên: "Cẩn thận! Nó có dao!".. nhưng Raymond đã bị xẻcánh tay và rạch đứt mồm.

Masson nhảy vọt ra đằng trước nhưng tên Ả- rập kia đã chồm dậyvà đứng nấp đằng sau tên Ả- rập có dao. Chúng tôi không dám cựa quậy. Họ thongthả đi giật lùi, không ngớt nhìn chúng tôi, tay vẫn cầm dao làm chúng tôi phải gờm.Khi đã trông thấy cánh đồng khá rộng rãi, họ bèn chạy trốn rất nhanh trong khichúng tôi còn đứng sững trước mặt trời và Raymond nắm lấy cánh tay máu nhỏ giọt.

Masson nói ngay là có một bác sĩ cứ ngày chủ nhật đến ở trênđồi. Raymond muốn đến ngay nhưng mỗi lúc y nói, máu ở vết thương làm thành bongbóng ở trong mồm. Chúng tôi phải dìu y và cố gắng đi thật mau về căn nhà tạmtrú của Masson. Tới nơi, Raymond nói là các vết thương của y qua loa ở ngoài davà y có thể đến nhà bác sĩ được. Y cùng đi với Masson, còn tôi ở lại để cắtnghĩa cho những người đàn bà hiểu về câu chuyện về xảy ra. Bà Masson khóc và Mariemặt tái nhợt. Tôi chán ngấy về chuyện phải cắt nghĩa cho họ. Sau cùng, tôi nínthinh vừa hút thuốc vừa nhìn ra biển.

Hồi mười một giời rưỡi trưa Raymond cùng về với Masson. Cánhtay y buộc băng và góc mồm dán băng keo. Bác sĩ bảo không hề chi.. nhưngRaymond có vẻ ủ dột lắm. Masson cố làm cho y cười nhưng y vẫn không nói. Lúc ybảo đi xuống bãi biển, tôi hỏi y muốn đi đâu. Y trả lời muốn đi đổi gió, Massonvà tôi ngỏ ý muốn theo y. Thế là y nổi giận và chửi chúng tôi. Masson nói làkhông nên làm y trái ý. Tuy vậy tôi vẫn theo y.

Chúng tôi đi một lúc lâu trên bãi biển. Mặt trời bây giời ngộtngạt. Ánh nắng tan vỡ ra từng mảnh trên cát và trên mặt biển. Tôi có cảm tưởnglà Raymond biết rõ y muốn đi đâu nhưng có lẽ nhầm. Ở tít đầu bãi, chúng tôi đếnmột dòng suối nhỏ chảy ở trong cát, sau một tảng đá lớn.

Ở đấy chúng tôi gặp hai người Ả- rập của chúng tôi. Họ đang nằmtrong bộ quần áo xanh nhờn mỡ. Họ có vẻ hoàn toàn bình thản và gần như hàilòng. Không có sự chi thay đổi khi chúng tôi đến. Tên đã đánh Raymond nhìn ykhông nói gì. Tên kia thổi trong một ống sậy nhỏ, vừa liếc nhìn chúng tôi vừaláy đi láy lại mãi ba nốt nhạc của ống tiêu.

Trong suốt thời gian đó, chỉ còn có ánh mặt trời, sự im lìmvới tiếng suối róc rách và ba nốt nhạc. Raymond thò tay vào bao đựng súng lụcnhưng tên kia không cựa quậy và họ vẫn nhìn nhau. Tôi nhận thấy tên thổi sáo cónhững ngón chân rất cách xa. Không rời mắt khỏi địch thủ, Raymond hỏi tôi: "Tôihạ nó chứ?". Tôi nghĩ là nếu tôi bảo đừng thời tự nhiên y bị kích thích và chắcchắn là y sẽ bắn. Tôi chỉ bảo y: "Nó chưa nói chi với anh. Bắn như thế thời hènquá!".

Người ta vẫn nghe thấy tiếng nước chảy róc rách, và tiếngsáo giữa sự yên tịnh và nóng bức. Rồi Raymond nói: "Thế tôi chửi nó, hễ nó trảlời là tôi bắn liền!". Tôi trả lời: "Đúng thế! Nhưng nếu nó không rút dao thờianh không thể bắn đước". Raymond đã bắt đầu hơi nổi nóng. Tên kia vẫn thổi sáovà cả hai đều quan sát từng cử chỉ của Raymond. Tôi bảo Raymond: "Không! Anhhãy đánh nhau tay đôi với nó và đưa súng lục cho tôi. Nếu tên kia can thiệp haynó rút dao ra thời tôi sẽ bắn bỏ".

Khi Raymond đưa súng cho tôi, ánh mặt trời lướt qua trên khẩusúng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đứng yên không nhúc nhích hình như tất cả mọi sựđều khép kín chung quanh chúng tôi.

Chúng tôi nhìn nhau không chớp mắt và tất cả mọi sự vật đềungừng lại đây, giữa biển, cát và mặt trời, cái yên tĩnh trùng điệp của tiếngsáo và tiếng nước. Tôi nghĩ rằng lúc ấy người ta có thể bắn hay không bắn.Nhưng thình lình các người Ả- rập đi giật lùi và luồn lách sau tảng đá.

Raymond và tôi quay trở lại. Y có vẻ khá hơn và đã nói chuyệnđi xe buýt về.

Tôi theo y đến căn nhà tạm trú và trong khi leo thanh gỗ,tôi đứng trước bực thanh thứ nhất, đầu vang dội ánh nắng mặt trời, chán nản trướcsự cố gắng để lên lầu gỗ và lại gặp các người đàn bà. Nhưng sức nóng thiêu đốtđến nỗi tôi không tài nào đứng bất động dưới trận mưa chói lòa từ trên trời đổxuống. Đứng ở đây hay đi cũng thể thôi. Trong giây lát, tôi quay lại bãi biểnvà đi lẩn thẩn… Vẫn chói chang ánh mặt trời đỏ ối. Trên bãi cát, biển cả thở hổnhển và gấp rút bằng những đợt sóng nhỏ. Tôi đi thong thả về phía các tảng đá vàtôi cảm thấy trán tôi phồng lên dưới mặt trời. Tất cả sức nóng ấy dựa vào tôivà chống đối bước tiến của tôi. Và mỗi khi cảm thấy hơi thở nóng hổi lướt trênmặt, tôi nghiến răng lại, nắm chặt tay ở trong túi quần, toàn thân cứng nhắc đểchiến thắng ánh nắng và cơn say mờ đục dội lên người tôi. Mỗi khi một lưỡi gươmnắng từ ở trong cát, từ một vỏ sò hến trắng hay từ một mảnh vụn thủy tinh tóera thời hàm tôi rít lại.

Tôi đi như thế đã lâu.

Từ xa, tôi trông thấy khối đá nhỏ màu sậm có ánh sáng và bụibiển bao vây. Tôi nghĩ đến dòng suối tươi mát ở sau tảng đá. Tôi thèm muốn tiếngnước chảy róc rách, muốn lẩn trốn mặt trời, sự cố gắng và tiếng khóc của đànbà, sau cùng muốn thấy lại bóng mát và sự nghỉ ngơi.

Nhưng khi tới gần, tôi trông thấy tên địch thủ của Raymondđã trở lại.

Y chỉ có một mình. Y nằm ngửa mặt lên trời, hay tay để dướigáy, trán khuất trong bóng râm của tảng đá, toàn thân phơi dưới ánh mặt trời. Bộquần áo xanh của y bốc hơi trong nóng bức. Tôi hơi ngạc nhiên. Đối với tôi, đâylà một câu chuyện đã kết thúc và tôi đến đây không hề nghĩ ngợi chi cả.

Thoạt trông thấy tôi, y nhổm lên một chút và thò tay vàotúi. Còn tôi, lẽ tất nhiên tôi nắm chặt lấy khẩu súng lục của Raymond trong túiáo. Thế là y lùi về phía sau nhưng không rút tay khỏi túi. Tôi đứng cách y kháxa độ mười thước. Từng lúc, tôi đoán thấy cái nhìn của y giữa đôi mi hé mở nhưthường khi, hình ảnh của y nhảy múa trước mắt tôi tỏng không khí hừng hực nóng.Tiếng sóng vỗ lại càng uể oải hơn, yên lặng hơn lúc giữa trưa. Cũng vẫn là mặttrời ấy, ánh sáng ấy trên cùng bãi cát ấy chạy dài tới đây. Đã hai giời rồi,    ngày không tiến lên được nữa ngày đã bỏ neo hai giời liền trong một đại dương kim khí sôi sục. Ở chân trời, một chiếc tàu thủy nhỏ lướt qua và tôi đoán thấy cái vết đen ở khóe mắt vì tôi vẫn không ngớt nhìn tên Ả Rập.

Tôi nghĩ chỉ còn việc quay về là xong xuôi hết mọi sự, nhưng tất cả một bãi biển rung rinh ánh mặt trời đang dồn dập ở đằng sau tôi. Tôi đi một vài bước về phía dòng suối. Tên Ả Rập vẫn không cựa quây. Dù sao, y còn cách khá xa. Có lẽ vì nhữngcái bóng trên mặt, y có vẻ đang cười. Tôi chờ đợi. Mặt trời cháy bỏng ở hai má tôi và tôi cảm thấy những giọt mồ hôi tụ tập ở trên lông mày. Cũng vẫn là cái nắng như hôm tôi chôn má tôi và cũng như thế, trán tôi đau nhức, tất cả mạch máu ở trán cùng đập mạnh dưới làn da. Vì sự nóng bỏng ấy mà tôi không thể nào chịu được, tôi phác một động tác tiến lên. Tôi biết như thế là ngu ngốc, ví dù có di chuyển một bước, tôi cũng không thoát khỏi mặt trời. Nhưng tôi vẫn bước lên một bước, chỉ một bước về đằng trước. Và lần này, không hề đứng lên, tên Ả Rập rút dao vàchìa ra trước mắt tôi dưới ánh nắng. Ánh sáng vọt tóe ra trên chất thép và giống như một lưỡi dao dài sáng loáng đâm vào trán tôi. Ngay lúc đó, mồ hôi từ trênlông mày tôi bỗng nhiên chảy xuống mi mắt và bao phủ một màn nước âm ấm đặt sệt. Mắt tôi quáng lên sau màn nước mắt và muối. Tôi chỉ còn cảm thấy như đôi thanh la của mặt trời úp lên trán tôi và một cách lộn xộn, vệt sáng loáng từ lưỡi dao tóe ra vẫn luôn luôn ở trước mặt. Chiếc kiếm nóng bỏng ấy gặm nhậm lông mi tôi và sục sạo đôi mắt đau đớn của tôi. Thể là tất cả đều chập chờn... Biển cuộn sóng theo một luồng hơi đặc sệt và nóng bỏng. Hình như bầu trời mở rộng để mưa lửa rơi xuống. Toàn thân tôi rã rời và tay tôi bóp chặt lấy khẩu súng lục. Cò súng đã lẩy, tôi đã sờ vào cái bụng nhẵn nhụi của chiếc báng súng và chính lúc ấy, trong tiếng động vừa khô khan vừa chát chúa, mọi sự đã bắt đầu. Tôi đã rung chuyển mồ hôi và ánh nắng. Tôi hiểu là tôi đã hủy diệt sự thăng bằng của ban ngày sự tĩnh mịch đặc biệt của một bãi biển do đấy tôi đã sống sung sướng. Thế là tôi bắn liền bốn phát nữa trên một thân thể bất động mà những viên đạn ghim sâu vào thịt không để lại một dấu hiệu gì. Và đấy hình như bốn tiếng cụt lủn do tôi gõ vào cánh cửa thảm họa!.
Năm 1970
Albert Camus
Dịch giả: Tuấn Minh
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...