Em lễ Chùa này và Phạm Thiên Thư
Sự
gặp gỡ của Nhạc sĩ Phạm Duy và thi sĩ Phạm Thiên Thư mà theo Phạm Thiên Thư ví
“Tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy như một ngọn núi gặp một đám mây”. Cả hai vô tình
cùng đi thăm một người quen nằm trong bệnh viên. Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại: “Gặp
Phạm Thiên Thư ở đó tôi yêu mến anh ngay. Sau đó thi sĩ luôn đến nhà tôi
đàm đạo. Lúc bấy giờ tôi đang soạn những bài ca cho tuổi học trò như Con Đường
Tình Ta Đi, Trả Lại Em Yêu…
Nhà
thơ Phạm Thiên Thư
Đọc
được bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị mà anh trao cho, tôi như bắt được viên ngọc quý
và xin phổ nhạc ngay: Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về, gót
giày lặng lẽ đường quê…
Nhạc
sĩ Phạm Duy
Khi Phạm Thiên Thư đưa thêm thơ cho tôi phổ nhạc thì tôi chọn bài Em
Lễ Chùa Nàyvì cả hai chúng tôi đều muốn quay về xưng tụng những gì thuộc về
văn minh Việt Nam, như ngôi chùa cổ ở miền Bắc là nơi lúc còn nhỏ tôi thấy đôi
kẻ tình nhân thường hẹn nhau tới dâng hương cầu nguyện:
EM LỄ CHÙA NÀY
Theo thơ Phạm Thiên Thư – Phạm Duy phổ nhạc
Ca sĩ Ý Lan trình bày
Ðầu mùa Xuân cùng em đi lễ
Lễ chùa này vườn
nắng tung bay
Và ngàn lau vàng
mầu khép nép
Bãi sông bay một
con bướm đẹp.
Mùa Hạ qua cùng em
đi lễ
Trái mơ ngon đồi
gió mơn man
Từ lò hương làn
trầm nghi ngút
Khói hương thơm bờ
tóc em vờn.
Rồi mùa Thu cùng em đi lễ
Có con chim đậu
dưới gác chuông
Hoà lời ca vào làn
sương sớm
Gió heo may rụng
hết lá vàng.
Vào mùa Ðông cùng
em đi lễ
Lễ chùa này một
thoáng mưa bay
Và ngoài sân vài
cành khô gẫy
Gió lung lay một
cánh lan gầy.
Tàn mùa Ðông vào chùa bỡ ngỡ
Tiễn đưa em trong
áo quan này
Từng cội hoa trầm
lặng thương nhớ
Tóc em xưa tơ óng
như mây
Vườn chùa đây vào
nằm trong đất
Nép bên hoa đây
những hoa vàng
Vườn đào thơm chập
chờn cánh bướm
Bướm quơ râu ngơ
ngác bay ngang.
Mộ của em mộ vừa mới lấp
Có con chim nào hót
trên cây
Lời của chim chìm
vào tiếng suối
Suối xanh lơ buồn
khóc ai hoài.
Rồi từ đây vườn
chùa thanh vắng
Ðến thăm em ngày
tháng qua mau.
Một nụ mai vừa nở
trong nắng
Hỡi em ơi ! Mây đã
qua cầu
Hỡi em ơi ! Mây đã
qua cầu…
Nguyên tác bài Thơ của Phạm Thiên Thư:
Thoáng Hương Qua
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép
nép
Vườn trong thoáng làn
hương bay
Bãi sông lạc con bướm
đẹp
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng
chín
Lò hương có làn trầm
bay
Vờn trên bờ tóc bịn
rịn
Giữa thu em lễ chùa này
Lầu chuông có con chim
hót
Tiếng ca theo làn gió
may
Lá vàng sương gieo nhẹ
hạt
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi
bay
Hắt hiu trong cành gió
bấc
Vườn chùa rụng cánh
lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ
trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm
lặng
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào
nở
Con bướm chập chờn
hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ
ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu
cành
Tiếng tan trên giòng
suối xanh
Nước ơi sao buồn nức
nở
Bây giờ tôi biết em đâu
Cuối vườn nụ mai nhiệm
mầu
Vừa thoát làn hương
trinh bạch
Phạm
Duy đã phổ nhiều bài thơ của Phạm Thiên Thư (trái) thành các ca khúc đi vào
lòng người.
Tóm
tắt lại, khi tôi gặp thi sĩ Phạm Thiên Thư (cựu tu sĩ, pháp danh Tuệ Không) vào
năm 1971 là tôi như thoát xác, vượt ra khỏi những đắng cay, chán chường và bế
tắc của Tâm ca, Tâm phẫn ca, Vỉa hè ca… Tôi muốn tạm bỏ việc
xưng tụng cái nhất thời để tìm về cái muôn đời, nghĩa là tạm bỏ việc soạn nhạc
nhân hòa để soạn nhạc nhiên hoà, tạm bỏ soạn nhạc
tình cảm, xã hội để soạn nhạc tâm linh…(Phạm Duy)
Phạm Thiên Thư
Trước
1975, Phạm Thiên Thư đã rất nổi tiếng với những thi tác được nhạc sĩ Phạm Duy
phổ nhạc trong Đạo ca, và giải Nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Đoạn
trường vô thanh. Đọc những bài thơ tình của ông, không ai nghĩ ông đã từng trên
10 năm xuất gia tu hành nơi cửa Phật.
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Tiếng
kêu của loài dị điểu trong thơ ông thật bi thảm, vừa cất lên thì đã rụng xuống
dòng sông rộng. Cái chết sinh ra để phụng hiến tình yêu. Yêu đến buồn chết,
thật là khó để người đời hình dung một tu sĩ có đời sống phong kín nơi cảnh
chùa lại có ý nghĩ như vậy. Nhưng Phạm thi sĩ đã viết ra vậy.
Tôi
hay đến ngồi chơi với ông ở bên ngoài quán cà phê Hoa vàng ở Cư xá Bắc Hải. Một
đôi dép nhựa, một túi xách lỉnh kỉnh thơ, tài liệu, thuốc,… dưới chiếc ghế xếp.
Ông như một lão nông hiền hậu luôn tươi cười đón khách. Sau những vòng khói
thuốc, đôi mắt như nhìn vào một cõi hư không nào đó. Hàng chục lần đến thăm
ông, tôi vẫn thấy ông ngồi như vậy. Không biết ông viết khi nào nhưng số lượng
những câu thơ, những tác phẩm ra đời đều đều. Đến nay ông đã viết được 126
nghìn câu thơ… Ông là người viết rất nhanh, lại viết theo kiểu “rót” thơ ra từ
vô thức. Ông nói ông thi hóa Kinh Kim Cang trong 4 ngày, 10 bài Đạo ca ông chỉ
viết trong 2 ngày, tập trường thi Động hoa vàng cũng chỉ 7 ngày liền động bút
là xong…
Phạm
Thiên Thư là người Việt Nam độc nhất đã thi hóa 7 bộ kinh Phật bằng một ngôn
ngữ thuần Việt, sáng tác Từ điển cười (Tiếu liệu pháp) bằng thơ, làm Từ điển
châm ngôn, viết 3.320 câu lục bát kể chuyện lịch sử trong Hát ru Việt sử thi.
Ông
có rất nhiều kỷ lục, nhiều điều để tự hào, để kiêu hãnh, nhưng dường như ông
không để ý đến những thứ ấy. Ông khoái nhất là chuyện ông rất giống với cụ
Nguyễn Du. Ông kể một tràng: 10 tuổi bố Nguyễn Du mất, tớ cũng vậy. Mẹ Nguyễn
Du là một người phụ nữ đất quan họ Bắc Ninh, vợ lẽ dòng thứ hai. Gia đình cụ
Nguyễn có bốn anh em, cụ lại sinh hạ được bốn người con (?). Tớ cũng y chang
như vậy. Ông còn tâm đắc chuyện ông có ba bà vợ cả thảy, cụ Nguyễn Tiên Điền
cũng chỉ có vậy, không hơn tớ… Cụ Nguyễn và tớ đều là tú tài. Cụ Nguyễn sống
qua hai “chế độ” Lê mạt, Nguyễn sơ. Tớ cũng vậy. Cụ Nguyễn lưu lạc 10 năm ở
Thái Bình, còn bố tớ quê chính cũng là Thái Bình. Cụ Nguyễn mất năm 1840 (?),
đúng 100 năm sau, 1940 thì tớ ra đời…
Nói
chung, thi sĩ họ Phạm “vận” hết mọi dữ kiện có thể có để thấy mình “giống y sì”
cụ Nguyễn Du. Thế nhưng, thực sự mẹ Nguyễn Du là vợ lẽ thứ ba của cụ Nguyễn
Nghiễm, một đại quan có đến 8 bà vợ và 21 người con trai (chưa kế nữ nhi thường
tình ?). Mẹ Nguyễn Du lại có đến 5 đứa con. Còn cụ Nguyễn mất năm 1820 chứ
không phải 1840 như Phạm thi sĩ kể…
Song
cũng có điều xác đáng gần gũi đại thi hào Nguyễn Du, ấy là Phạm Thiên Thư đã
“dũng cảm” dám qua mặt cụ Nguyễn để viết lại Truyện Kiều. Ông đĩnh đạc “phá bỏ”
thành tích đỉnh núi thơ ca dân tộc để viết Đoạn trường vô thanh, một tác phẩm
xem như hậu Truyện Kiều. Và điều mà ông làm được hơn cụ Tố Như là đã cố gắng
Việt hóa câu chuyện Kim Kiều để “sáng tác phải có cái riêng của Việt Nam” như
ông nói. Ở thi phẩm này, ông còn hơn cụ Nguyễn Du những… 20 câu lục bát. Lục
bát là một thể tính đặc thù của văn hóa Việt, trên hành trình sinh hóa
của nó, Phạm thi sĩ chính là một trong những số ít nhà thơ đã chạy tiếp
sức cho cụ Nguyễn Du một cách rất xứng đáng bằng những vần thơ sang trọng,
tuyệt bích…
Tôi
không rõ nét mặt của cụ Nguyễn Du, nhưng theo chính sử nhà Nguyễn đã ghi thì
khuôn mặt cụ Nguyễn dường như nhàu nhĩ, in hằn nếp nhăn ưu tư về phận người
trên mặt đất và sự chán nản cảnh quan trường gượng ép. Trong khi khuôn mặt Phạm
tiên sinh ngời lên vẻ thanh thoát, cười cợt, vô ưu. Duy nhất là chiếc mũi lân,
nhưng chẳng hề tỏ rõ chút quyền lực nào ?!
Không
biết ông có phải “hậu thân” của Hồng Sơn lạp hộ (biệt hiệu của cụ Nguyễn Du)
hay không nhưng chỗ ông trú ngụ hiện nay lại là đường Hồng Lĩnh, cũng là tên
một ngọn núi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quê cụ Nguyễn. Chuyện “hậu thân” Nguyễn Du
là Phạm Thiên Thư có lẽ nên hỏi con vạc đậu bờ kinh vậy:
Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ…
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ…
Nguyễn
Du có Đoạn Trường Tân thanh, Phạm Thiên Thư có Đoạn Trường Vô Thanh;
Nguyễn
Du có thơ Chiêu Hồn, ông cũng có Chiêu Hồn Ca. Mặt khác, Phật có
kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh
Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ v.v… Đời ông từng bị thu hút
ngược xuôi nhiều hướng. Nhưng Phạm Thiên Thư làm văn nô không thành văn nô, làm
sư cũng không hẳn ra sư. Con vạc bờ kinh nó ghẹo ông:
“Hỏi
con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ.”
(Động Hoa Vàng)
Phạm
Thiên Thư chỉ đóng trọn vai tuồng xuất sắc khi ông trở về với chính mình, tức
một tu sĩ đa tình. Và trong vai tuồng ấy ông thật tuyệt vời, đáng yêu hết sức.
Thử
tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không
ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi
rước em nọ về v.v… thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Lại thử
tưởng tượng Phạm Thiên Thư quanh năm suốt tháng chỉ những em này em nọ dập dìu,
nhớ thương ra rít, mà không màng tới kinh Hiền kinh Ngọc, không biết
chuông biết mõ gì ráo, thì trong kho thi ca tình ái của ta cũng mất hẳn đi một
sắc thái đặc biệt chứ.
Cho
nên ông cứ ỡm ờ thế lại hay. Có tu mà cũng có tình. Cái tình của một người tu
nó khác cái tình của người không tu, nó có nét đẹp riêng. Thật thế, khi yêu
đương có lần ông kêu than vì một dáng hình mất hút:
“dáng
em nho nhỏ
trong cõi xa vời”
(‘Ngày
Xưa Hoàng Thị...’)
…..Phạm
Thiên Thư xuất hiện muộn ngưng bút sớm, mà sự nghiệp thi ca của ông vẫn đồ sộ.
Năm 1975, mới ba mươi lăm tuổi ông đã có ngót chục vạn câu thơ. Phong phú là
một đặc điểm của thế hệ văn nghệ sĩ bấy giờ…..
Chim Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài
Chim quyên từ độ bỏ thôn Đoài
Quyên chẳng buồn thảm thiết gọi ai
Về núi Nam gặp cành hoa trắng
Quặn đau lòng ngó phiến tâm mai
Đồi Cù
Thả gót giầy lãng đãng bên hồ
Trên đồi Cù thông rụng lá khô
Cơn sương trắng lùa ta mải miết
Xuống ven bờ phi hữu phi vô
Đan Áo
Em ngồi đan chiếc áo len xanh
Hẹn gió thu về gửi tặng anh
Rồi bỏ đó em vào thiên cổ
Anh một đời ngóng áo thiên thanh.
Phơi Áo
Xưa
em phơi áo giữa thu phong
Lá vàng cài trên lụa rực hồng
Nay áo đã cuốn về thiên cổ
Lá vàng bay lạnh nỗi niềm không.
Ngập Ngừng
Nàng xếp lụa đào
vào rương nho nhỏ
còn anh quần áo
nửa đời lung tung
muốn nhờ tay nọ
lòng sao ngập ngừng
Quét Hoa
Hồn rơi theo từng cánh mang mang
Em bỗng đâu quét cội hoa vàng
Gom tình ta vào trong rổ trúc
Rồi lạnh lùng hắt xuống tràng giang
Tà Dương
ta dong xe ngựa
ven núi tà dương
áo em phớt hồng
trong chiều nắng quái
gò cương ngựa lại
chào em bên đường
tay vẫy tà dương
em là chiêu dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét