Hai nữ "Diva" của nhạc Trịnh
Bởi nhạc Trịnh là hội tụ của
một tâm hồn, một trái tim và khối óc của người nhạc sĩ trong thế kỷ 20. Nhạc
Trịnh được coi như một dòng âm nhạc trong danh sách những dòng nhạc của Việt
nam. Đã có rất nhiều bài báo bình luận về nhạc Trịnh, về phong cách của nhạc
Trịnh và hơn hết là cách thể hiện của các ca sĩ đối với nhạc Trịnh.
|
Cũng không thể phủ nhận
được các ca sĩ khi hát nhạc Trịnh, ngoài chất giọng truyền cảm họ còn có
cả mối lương duyên, tấm lòng yêu và say mê nhạc Trịnh. Tất cả những điều đó
tạo nên cái hồn trong mỗi bài ca, câu hát mà cố nhạc sĩ đã gửi gắm trong
những giai phẩm của mình. Nhạc Trịnh: Đã thể hiện phong cách sống cao đẹp của
người nghệ sĩ, một triết lý sống trong cuộc đời, trong tình yêu bùng cháy như
ngọn lửa đầy nhiệt huyết.
Trải dài qua hai thế kỷ, lớp
nghệ sĩ lần lượt đi qua với hoàn cảnh và không gian khác nhau, nhạc Trịnh
cũng từ đó đến với người nghe nhạc với nhiều phong cách khác nhau nhưng vẫn
mang được cái hồn và hơi thở của cuộc sống con người.
Hầu hết những tác phẩm của cố
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết là những tác phẩm mang hơi thở của thời
cuộc, tâm tư tình cảm, và những diễn biến của cuộc sống con người được thể
hiện và gắn kết trong âm nhạc như một mối duyên đời. Sống cùng thời với
Trịnh Công sơn, ca sĩ Khánh Ly đến với nhạc Trịnh và hát nhạc Trịnh như hát
với chính tâm hồn của mình vậy.
Những năm kháng chiến chống
Mỹ ác liệt diễn ra tại Việt nam. Trịnh Công Sơn đã chứng kiến những gì diễn
ra và những cảnh đời khép lại vì tổ quốc, các ca khúc đã làm lay động hàng
triệu trái tim yêu nước, với giọng ca mượt mà truyền cảm giai điệu chậm buồn,
da diết của khánh Ly không ít nhưng người thưởng thức nhạc Trịnh phải rơi
nước mắt vì cảm động. Sôi nổi với Người con gái Việt Nam da vàng, tha thiết và
tràn đầy niềm tin trong Xin cho tôi và Huế, Sài Gòn, Hà Nội… Khánh Ly đã mang những đau
xót, trăn trở và yêu thương của một người con đất Việt đã đau với nỗi đau tận
cùng của tổ quốc.
Huế, Sài Gòn, Hà Nội - Khánh Ly
Chỉ có Khánh Ly mới điễn tả
được những gì Trịnh Công Sơn muốn truyền đạt, người nghe mới thực sự cảm thấy
những gì Trịnh Công sơn muốn tha thiết kêu gọi nhưng vẫn rất thực trong ngày
hôm nay. Người nghe tìm đến với nhạc Trịnh lần đầu có thể vì những nhịp ru
miên man, những lời thật đẹp, thật xúc tích, nhưng cũng có lúc họ tìm hiểu
tận nguồn cơn Trịnh Công Sơn đã thấy những gì, cảm những gì, nghe những gì,
yêu những gì khi viết lên những lời nhạc ru nhịp với những điệu nghe hoài mà
vẫn muốn nghe. Phải chăng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn có mối lương duyên trong
cuộc đời nghệ thuật!
Hôm nay, khi đất nước hoà
bình, thế hệ của Khánh Ly đã đi qua, thế hệ trẻ nối tiếp lại chắp cánh cho
những bài hát của Trịnh Công Sơn thêm nhiều màu sắc mới… Ca sĩ Hồng Nhung,
bắt đầu với nhạc trịnh bằng tình yêu, sự say mê và tấm lòng người ca sĩ đối
với nhạc sĩ. Nếu nói như mối duyên đời thì cũng không hẳn bởi vì chỉ có Khánh
Ly mới thật sự cùng Trịnh bắt đầu và đi chung con đường, đó như mối duyên
trong cuộc đời giữa nhạc sĩ và ca sĩ. Đối với thế hệ ca sĩ trẻ, mối duyên đó
có lẽ chỉ là tấm lòng và tình yêu đối với nhạc Trịnh
Hồng Nhung đến với nhạc Trịnh
bởi lòng yêu và ngưỡng mộ nhạc sĩ Trịnh công Sơn. Cũng thật sự tin tưởng rằng
với sự năng nổ, Hồng Nhung đã rất thành công trong sự tìm tòi, học hỏi để tạo
cho mình một phong cách mới trong nhạc Trịnh: Trẻ trung hơn, hiện đại hơn mà
vẫn đằm thắm sâu sắc, vẫn trong sáng và giản dị như chính linh hồn nhạc
Trịnh. Với hai thế hệ, Khánh Ly và Hồng Nhung sống trong môi trường và
thời cuộc hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có chung một lòng say mê hát với cả
tấm lòng để người nghe nhạc cảm nhận và thưởng thức những bản tình ca của
Trịnh.
Thuở Bống là người là CD đầu
tiên của Hồng Nhung về nhạc Trịnh, và cũng là thành công bước đầu khi Nhung
chuyển hướng. Vẫn phong cách trẻ trung, sôi nổi, Hồng Nhung đã thổi hồn vào
nhạc Trịnh như một làn gió mới. Với Hồng Nhung người nghe nhạc đã quen và
giang tay đón nhận một cách nhiệt tình.
Sau một thời gian vắng bóng
trên sân khấu, Hồng Nhung trở về với Livershow đầu tiên Như cánh vạc bay về
nhạc Trịnh sắp diễn ra với sự chuẩn bị chu đáo và độc đáo hơn trong phong
cách. Có lẽ, cô lại một lần nữa muốn tạo dấu ấn trong lòng người hâm mộ một
đêm nhạc Trịnh đầy lãng mạn và trang trọng.
Sự cộng hưởng nhạc Trịnh giữa
hai thế kỷ, Khánh Ly và Hồng Nhung đã hát hết mình vì nghệ thuật,
vì người bạn tri âm đã tạo nên một phong cách riêng biệt cho mình trong nhạc
Trịnh. Đem tiếng hát và tâm hồn của người ca sĩ và nhạc sĩ đến với cuộc đời
này cho dòng nhạc Trịnh thêm đẹp.
|
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
Hai nữ "Diva" của nhạc Trịnh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tập truyện ngắn Thạch Tâm
Tập truyện ngắn Thạch Tâm CÁI BÈ - QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU Nằm cách Sài Gòn khoảng hơn 100Km có một làng quê yên tĩnh suốt bốn mù...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét