Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

“ Hòn đá cũng có ý thức”, ”Hòn đá cũng có linh hồn”

  Hòn đá cũng có ý thức”, ”Hòn đá cũng có linh hồn” 

     HỒ BÁ THÂM
·   Có một nhà nghiên cứu nói/ viết rằng: “hòn đá cũng có ý thức”- một hiện tượng tâm linh? Nghe vậy những nhà khoa học và nhà duy vật sẽ dậy nảy lên rằng, nói vậy là sai, là duy tâm, là duy linh luận, (là “cổ vũ cho sinh lực luận”, là “sai lầm nghiêm trọng”, thiếu kiến thức cơ bản về triết học và khoa học”).
Nhưng thử lắng nghe xem người nói như vậy là hàm nghĩa/ ý gì? Là nói hình ảnh, hay như một luận điểm khoa học? Dù sao thì phải nghe và theo dõi cách giải thích cụ thể như thế nào (đây mới là điều quan trọng hơn)?
Nếu hiểu rằng hòn đá cũng tư duy, suy nghĩ, mơ ước, luận lý… như cái đầu con người… thì chắc là sai rồi! Vì hòn đá là vô tri vô giác, vật phi sinh!. Nói con cá heo, con chó có trí khôn, “có ý thức” nghe ra còn tạm được, dù ý thức/ trí khôn ở động vật bậc cao này cũng khác với ý thức ở con người/ bậc cao nhất, dù rằng, nó cũng bao hàm cả bậc thấp, và bậc thấp là tiền đề của bậc cao! Thế nhưng nhân thể cũng nói thêm rằng, mắt chim ưng nhìn xa hơn mắt người, mũi chó thính hơn nhiều so với mũi người… dù con người có tư duy, trí tuệ siêu đẳng  mà không động vật nào theo kịp.
Trở lại “cục đá cũng có ý thức”! Nếu hiểu theo ngôn ngữ địa chất học thì qua hòn đả, nó cho ta biết nhiều điều. Nó có thông tin tàn dư, thông tin “ký ức”, nó có “trí nhớ”. Quả không sai, người ta dùng kỷ thuật (hình như phóng xạ C…) mà biết được hòn đá đó sinh ra ở thời điểm nào, cách đây mấy triệu năm chẳng hạn, lúc đó khí hậu, thời tiết thế nào; hoặc nếu hòn đá có dị hình thì phải chăng có ai đó đẽo nó, chế tác nó, phải chăng là có bàn tay vượn người hay người cổ sơ; hoặc hòn đá đó không phải sinh ra ở trái đất mà từ vũ trụ ngoài trái đất tới… Nghĩa là hòn đá này quả là “có trí nhớ tốt”, nó ghi ghép lại một phần lịch sử địa chất, lịch sử giao lưu của vũ trụ và trái đất hoặc lịch sử tiến hóa của loài người… Nó thực hiện chức năng phản ánh (ngôn ngữ triết học), phản ánh là đặc trưng của mọi dạng vật chất mà (Nguyên lý này do VI.Lênin xây dựng nên). Vì vậy, nó trở nên “thông minh”, có: trí tuệ” nữa! Mà phản ánh là  sự tương tác qua lại, qua đó nó để lại dấu ấn và thông tin, âu cũng là cách của qui luật “bảo toàn…!”. Tương tác, tương hỗ là “linh hồn”, cội nguồn của các qui luật vũ trụ - được nhân cách hóa thành “Đấng tạo hóa”, “Thượng đế”, (hay “Đấng tạo hóa”, “Thượng đế” sinh ra những qui luật ấy?!). Đó cũng là bí mật, bí ẩn của vật chất, nguyên nhân cuối cùng tạo nên mọi thay đổi, biến hóa chuyển từ dạng/ này sang dạng khác, cấu trúc này/ vật liệu này sang cấu trúc/ vật liệu khác của chính nó! Nhưng rồi bí ẩn vẫn còn bí ẩn hơn? Nó lại làm đau đầu các nhà khoa học, đạo học, triết học cũng như sự tưởng tượng của dân gian.
Lại có hòn đá bỗng dưng hóa thành tượng Chúa, tượng Phật. Nó trở nên có “linh hồn” thần thánh (hồn Chúa, Phật đã hiện vào đó), dù nó được linh thiêng hóa - tâm linh hóa. Nhưng vẫn có người tin là nó linh thật và cúng vái cũng từ đó, tín ngưỡng và cả mê tín cũng từ đó! Con người vốn có gen muốn tin cái bí huyền mà! Con người đã thồi hồn vào cho Hòn đá - tượng này. Nhưng cũng có người cãi lại như vậy, bởi con người còn có gen hay hoài nghi, bác bỏ cái không chứng minh được bằng lý trí mà!
Cái gì đi qua mà không để lại dấu vết! Hòn đá – tượng này khống chỉ mang dấu ấn công cụ đục đẽo nó mà còn mang dấu ấn tư duy nghệ thuật, tư tưởng, phong cách của nghệ nhân - nghệ sĩ nhà điêu khắc và có thể có cả văn hóa, ý thức thời đại mà ông sống nữa. Phải chăng đây là “một dạng tồn tại khác của ý thức con người” (bằng dấu vết đá tạo hình) và còn mãi với thời gian? Có thể như vậy vẫn chưa hết chuyện…Vấn đề còn phức tạp hơn nhiều khi đi sâu vào bản chất sóng hạt của ý thức, tư duy, được kí hiệu hóa, thông tin hóa sau cái chết của con người
TS. Đỗ Kiên Cường “Các sóng điện từ tần số cực thấp (như sóng điện não) có thể lan truyền vòng quanh Trái đất nhờ cộng hưởng Schumann” và ông cho rằng các hiện tượng tâm linh “cần giải thích dựa trên… quan điểm vật lý hiện đại về bản chất của sự sống. Theo đó trong cơ thể có 2 kênh truyền tin có bản chất điện từ: kênh hữu tuyến qua xung thần kinh và các dòng điện sinh học; kênh vô tuyến nhờ sóng điện từ. Khả năng bức xạ photon của cơ thể, cường độ cỡ 10-1000 photon/ giây/ m2. Tại thời điểm chết tăng đến 1000 lần. Trường điện từ khi đó mang một số thông tin về sinh hệ và lan truyền trong không gian, thời gian. Bức xạ ấy về nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh hằng do chuyển động ánh sáng, có thể lưu giữ được trong cấu trúc nước và gọi là bức xạ tàn dư mà về sau có thể có sinh vật, người có khả năng đặc biệt đọc được thông tin chứa bức xạ tàn dư ấy...”
(ĐKC,http://www.chungta.com/nd/nhan-vat-van-hoa/do_kien_cuong/default.aspx).Phải chăng đó là “một dạng tồn tại khác của ý thức con người” và có tính vật chất? Mất mà còn!. Phức tạp thật!
Do vậy, không nên dị ứng, định kiến với một số khái niệm mà không chú ý cụ thể nội hàm khác biệt khi phân tích, lý giải. Bởi vì có khi mượn khái niệm cũ, nhưng nội hàm đã mới, nói dzậy nhưng không phải/ không hẳn dzậy!
Thế đấy, qua chuyện “cục đá có ý thức”, “cục đá có linh hồn”, “cục đá thiêng”, các nhà khoa học hay nhà triết học biết rằng, cách giải thích nào là duy tâm, duy linh, biết cách giải thích nào là “duy vật tâm linh” (giải thích một cách duy vật về các hiện tượng tâm linh, bác bỏ cái gì thừa nhận cái gì).
Đúng là trong khoa học, triết học phải sử dụng khái niệm chính xác tránh hiểu lầm, nhưng lôgích học đã dạy: phải xem tương quan: ký hiệu - khái niệm, bối cảnh và nội hàm - nội dung cụ thể của khái niệm mà người nói, giải thích, xem nghĩa ẩn nghĩa hiện. Song ai cấm khoa học không được (bổ sung) nói một cách hình ảnh!
Dù sao là nhà khoa học mà nói: Hòn đá có “ý thức”, có “trí tuệ”, hòn đá có “linh hồn” là dại! Nhưng, “Đi một ngày đường học một sàng khôn”. “Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”. “Ai phê ta mới đúng là thầy ta vậy”! Không có phản biện thì không có tiến bộ mà!
Hòn đá có “ý thức”, có “trí tuệ”, hòn đá có “linh hồn”? Hay “hòn đá mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng không còn”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoàng Nhuận Cầm "Mà thơ là nợ, mà tình là đau"

Hoàng Nhuận Cầm "Mà thơ là nợ, mà tình là đau" Mà thơ là nợ, mà tình là đau là câu thơ Hoàng Nhuận Cầm viết tặng bạn anh, nhà th...