Mùa xuân xanh
Mùa
xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ
nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
1937
Nguyễn Bính
1. "Mùa xuân là cả một mùa
xanh"- câu thơ mở đầu của Nguyễn Bính trong bài thơ "Mùa xuân xanh" gợi ra sự trùng điệp của sắc màu tạo
hóa. Tâm hồn của thi sĩ lãng mạn như rung động theo nét tương đồng của mùa xuân
khởi đầu của một năm, với sắc màu nền nã, dịu dàng của "màu xanh" đất trời.
Mùa
xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao lá ở cành
Giời ở trên cao lá ở cành
Ngợp tràn trong không gian của trời đất trải mở như bất tận một màu xanh mướt
mát mỗi độ xuân về. Một không gian xanh, một vũ trụ xanh, mở ra đến mênh mang,
vô tận. Những câu thơ của Nguyễn Bính vừa đón lấy tầm cao của màu xanh lại tỏa
lan theo bề rộng, theo cái mênh mang của đồng lúa mùa xuân:
Lúa
ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh
Đồng nàng và lúa ở đồng anh
Thi sĩ của thương yêu sao mà khéo chuyển hóa từ không gian thực tại của đồng
lúa xuân sang không gian tâm tình của lứa đôi trong lối nói thật ỡm ờ mà cũng
xiết bao tình tứ.
Đọc thơ Nguyễn Bính mới nhận ra
nhà thơ đa tình này từng hơn một lần vận dụng cái nghề vắt chữ để tạo nên hiệu
lực của sự giao duyên rất tình tứ. Ví như:
Những
lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
(Ghen)
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
(Ghen)
hoặc như trong bài "Một
trời quan tái":
Tôi
uống cả em và uống cả
Một trời quan tái mấy cho say
Một trời quan tái mấy cho say
2. Vâng, thì ra "Mùa xuân là cả một mùa
xanh" cũng chỉ là điểm
khởi động của "Mùa
xuân xanh" khi hướng
ra ngoại cảnh để chuẩn bị cho chiều hướng nội, chuẩn bị cho tiếng nói tâm tình
rất riêng của đôi lứa đang yêu trong chờ đợi, hẹn hò:
Cỏ
nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
Các cô gái trẻ hiện đại hôm nay không còn trang điểm bởi "cái thắt lưng xanh" hoa lý như của các cô gái quê xưa
những dịp hội hè hoặc trong những cuộc hẹn hò với người thương. Vì thế các
chàng trai, cô gái hôm nay làm sao có thể cảm nhận được sự xao xuyến, rạo rực
của chàng trai quê trong bài thơ của Nguyễn Bính.
Thử đọc lại câu thơ cuối cùng của "Mùa xuân xanh"- "Bắt đầu là cái thắt
lưng xanh". Vậy là điều "bắt
đầu" điểm khởi thủy cũng
là điều mãi mãi "cái thắt
lưng xanh" của cô gái,
chỉ có đôi mắt yêu thương của chàng trai đang chờ, đang đợi mới phát hiện thật
nhanh dẫu nó mới chỉ thấp thoáng ẩn hiện "khỏi
lũy tre làng".
Ngân nga suốt bài thơ tình hai khổ của Nguyễn Bính là giai điệu xanh của thiên
nhiên và cái vẻ tình tứ nơi thôn hương của một thời đã thành hoài niệm đẹp. Nhà
thơ của thương yêu dẫn dắt ta từ "Mùa
xuân xanh" của đất trời
cây lá đến nỗi niềm rạo rực trong tình yêu lứa đôi một thuở đẹp như ca dao, cổ
tích- cũng là từ"Mùa xuân xanh" đến
tình xuân xanh, bài thơ nhỏ thật dịu dàng mà cũng thật lãng mạn của Nguyễn Bính
ru mãi lòng ta trong tình thương yêu con người và cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét