"Mai
vàng và mùa Xuân"-
Mai
nở ngày xưa trong núi xa
chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và
sẽ thơm như thế không ai biết
trong núi như trời, đất với hoa.
Bỗng
một ngày xuân, một khách thơ
gặp hoa trong núi, ngẩn ngơ chờ
mai già đến độ ươm nên hạt
mang giống về xuôi, tự bấy giờ.
Tôi
gặp mai vàng giữa Huế duyên
bỗng nhiên nhớ sự tích hoa quen
vì nhau, xin viết bài thơ lạ
Kể chuyện hoa từ gương mặt em
Nếu Đồng Hới là thị xã của hoa hồng thì Huế là thành phố của hoa mai. Cứ mỗi độ
xuân về, những chợ hoa ở Huế vàng rực hoa mai. Cái thú chơi hoa mai ngày Tết đã
trở thành một nét văn hoá của xứ Huế mộng mơ. Các thi sĩ từng ở Huế hầu như ai
cũng làm thơ về hoa mai. Xưa, Nguyễn Du từng so sánh cốt cách chị em Thuý Vân,
Thuý Kiều với hoa mai (Mai cốt
cách, tuyết tinh thần). Cao Bá Quát cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa).
Trong thơ ca hiện đại có một bài thơ viết về hoa mai được nhiều người nhắc nhở,
đó chính là bài "Mai
vàng và mùa xuân" của
Xuân Hoàng.
Xuân Hoàng viết "Mai
vàng và mùa xuân" vào
năm 1982 nhưng cái thú chơi hoa mai trong gia đình nhà thơ đã có từ thời ông
nội. Lúc Xuân Hoàng còn ở Huế, Tết nào anh cũng chọn một cành mai thật đẹp đặt
giữa phòng khách. Và, anh đã làm thơ về hoa mai. Có thể nói, "Mai vàng và mùa xuân" là một "bài thơ lạ".
Lạ ở cách lập ý, lạ ở cách chuyển mạch, lạ ở cách ngắt nhịp... Đầu tiên, tác
giả kể về sự tích hoa mai:
Mai
nở ngày xưa trong núi xa
chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và
sẽ thơm như thế không ai biết
trong núi như trời, đất với hoa.
chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và
sẽ thơm như thế không ai biết
trong núi như trời, đất với hoa.
Chuyện hoa mai nở lặng thầm trong núi xa khiến chúng ta liên tưởng đến bài ca
dao: "Em như cây quế giữa
rừng. Thơm tho ai biết, ngọt lừng ai hay". Hoa mai đẹp một cách vô tư,
hồn nhiên nhưng uổng phí biết bao. Bởi "sẽ
thơm như thế không ai biết". Hoa thơm, hoa đẹp phải có người thưởng
thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những tháng ngày bị giam cầm cũng từng mượn
hoa hồng để bày tỏ nỗi bất bình của mình: "Hoa
hồng nở, hoa hồng lại rụng. Hoa tàn, hoa nở thảy vô tình" (Mai khôi hoa
khai hoa hựu tạ. Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình). Hoa mai của Xuân Hoàng sẽ chịu chung
số phận như vậy nếu không có vị "khách thơ" bất ngờ xuất hiện. Vị
"khách thơ" này đã lặn lội đi tìm cái đẹp mãi tận trong rừng xa, núi
thẳm. Qua những tháng ngày lạnh giá, mùa xuân ấm áp trở về như truyền thêm sức
sống cho mai để mai lại bừng nở những bông hoa vàng dịu dàng, thánh thiện. Vẻ
đẹp dịu dàng, thánh thiện của hoa mai đã lọt vào "mắt xanh" của
"khách thơ". "Khách thơ" không chỉ thưởng thức, chiêm
ngưỡng một mình mà còn cất công "mang
giống về xuôi" để mọi
người cùng chiêm ngưỡng, thưởng thức. Nếu không có "mắt xanh" của
"khách thơ", nếu không có tấm lòng hào hiệp của "khách
thơ", vẻ đẹp dịu dàng, thánh thiện của hoa mai sẽ chẳng ai hay biết. Điều
đó đâu chỉ thiệt thòi cho hoa mai mà còn thiệt thòi cho những người yêu hoa,
những người hâm mộ cái đẹp. "Khách thơ" không chỉ phát hiện cái đẹp
mà còn sáng tạo cái đẹp, quảng bá cái đẹp. Bài thơ mở ra những tầng nghĩa thâm
trầm, sâu sắc.
Đang kể sự tích hoa mai, tác giả đột ngột lái câu chuyện sang một hướng khác:
Tôi
gặp mai vàng giữa Huế duyên
bỗng nhiên nhớ sự tích hoa quen
vì nhau, xin viết bài thơ lạ
Kể chuyện hoa từ gương mặt em
bỗng nhiên nhớ sự tích hoa quen
vì nhau, xin viết bài thơ lạ
Kể chuyện hoa từ gương mặt em
Hoá ra, nhờ "gương mặt em" mà nhà thơ chúng ta nhớ về sự tích hoa
mai! Giữa "gương mặt em" và "hoa mai" chắc chắn là có mối
liên hệ mật thiết. Nếu không, tại sao nhà thơ lại "kể chuyện hoa từ gương
mặt em"? Phải chăng, "gương mặt em" cũng có vẻ đẹp dịu dàng,
thánh thiện như hoa mai? Phải chăng, "em" cũng có một thời "chỉ thơm trong sắc
lặng thinh. Và, sẽ thơm như thế không ai biết"? Phải chăng, chính nhà
thơ của chúng ta là người phát hiện ra vẻ đẹp của "em", làm thơ ca
ngợi vẻ đẹp của "em" để mọi người cùng chiêm ngưỡng? Kể chuyện sự
tích hoa mai là cái cớ để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với
"em". Không có mùa xuân thì không có hoa mai. Không có "khách
thơ" thì vẻ đẹp hoa mai sẽ không ai biết. Cũng như không có
"tôi"- thi sĩ Xuân Hoàng thì "em" sẽ lẫn vào đám đông, vẻ
đẹp dịu dàng, thánh thiện của em cũng sẽ "không ai biết". May mắn
thay cho những nhà thơ gặp được người đẹp. May mắn thay cho những người đẹp
được các thi sĩ tài hoa yêu mến. Các nhà thơ thiên tài như Puskin, Hainơ, Hàn
Mặc Tử... đã vĩnh cửu hoá sắc đẹp của họ. Họ mãi mãi sống trong cõi vĩnh hằng
cùng tên tuổi thi nhân.
"Mai vàng và mùa xuân" của
Xuân Hoàng là một bài thơ hay viết về mùa xuân, viết về tình yêu và cuộc đời.
Nếu không có duyên với Huế, với người đẹp của xứ Huế mộng mơ, chắc gì thi sĩ đã
viết được "bài thơ lạ", gợi nhiều tầng nghĩa như "Mai vàng và mùa
xuân".
Mai
văn Hoan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét