Nhà nàng ở cạnh
nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có giậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này...
Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao!
Tơ hong nàng chả cất vào
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong ?
Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm giời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn... rưng rưng
Nhớ con bướm trắng lạ lùng
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập về bướm trắng mà sang bên này.
Mười hai tuổi, tôi trở thành “sứ giả tình yêu” cho anh tôi
với cô bạn hàng xóm của anh. Trong một lần đưa thư, tôi đã lén đọc được hai
dòng thơ:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn…
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn…
Tôi tìm mãi nhưng chẳng thấy nhà mình có cái giậu mồng tơi nào
ngoài giàn hoa giấy đang nở hoa tưng bừng. Mà giàn hoa giấy hay giậu mồng tơi
gì đó thì mỗi lần muốn sang bên ấy tôi phải vòng qua cổng của hai nhà giữa trưa
nắng chứ không thể nào “vin nhành hoa giấy len chân sang nhà”.
Năm năm sau, tôi gặp lại 2 dòng thơ mộc mạc ấy
trong bài thơ Người hàng xóm được
in trong tập thơ Tâm hồn tôi của
thi sĩ Nguyễn Bính. Tập thơ Tâm
hồn tôi ngày xưa ấy đã đưa Nguyễn Bínhnổi danh trên thi đàn trong
trào lưu Thơ mới vào những năm 40 của thế kỉ trước.
Cũng như bao nhiêu mối tình thi vị đã đi vào lòng người yêu thơ, Người hàng xóm của Nguyễn Bính
là một câu chuyện nỗi lòng của một chàng trai một kể về mối tình
chân quê đằm thắm:
Nhà nàng ở cạnh
nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi
xanh rờn.
Ngày qua ngày, chàng trai thường lặng lẽ quan sát cô hàng
xóm nên phát hiện ra hoàn cảnh của nàng.
Dường như cô hàng xóm ấy không phải là người sống trong làng từ
bấy lâu mà có lẽ mới dọn về ở cạnh nhà anh. Thế nên chàng mới để ý và phát
hiện ra điểm giống mình. Chàng làm một phép so sánh để tìm sự đồng điệu trong
tâm hồn:
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống
tôi
Chàng muốn sang thăm người ấy một lần nhưng còn ý tứ, băn khoăn,
ngần ngại. Đến thăm nàng với lý do gì để không bị cho là đường đột. Chàng bèn
đổ lỗi hết cho cái bờ rào đã cách trở bước chân:
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Cô thôn nữ đoan trang, dịu dàng mang nét buồn u
uẩn khiến chàng tương tư ngày đêm. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. Trong cơn
mộng mị nhân duyên la đà chàng gặp con bướm trắng:
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng vừa sang bên này
Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Chả bao giờ thấy nàng cười
Tiếc thay, cơn mộng vàng tan nhanh đúng lúc chàng cần nghe
câu trả lời của nhân vật “vay mượn” là con bướm trắng thì
Con bươm bướm
trắng về bên ấy rồi,
tâm trạng ngẩn ngơ, xao xuyến chàng tự hỏi lòng :
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?
Nhưng trái tim chàng dành cho tình yêu không còn nguyên
vẹn, vết thương lòng khó phai nên chàng tự trả lời mình:
Không từ ân ái nhỡ nhàng
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!
Chàng phân vân dặn lòng: thôi đừng vương vấn tình yêu để
lòng lại thêm đau nhưng càng dặn lòng thì lòng càng xót xa vì nhớ, vì mong - mong
có một tình yêu nữa đến trong đời để lòng người thôi cô quạnh:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàng!
Nhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàng!
Dù là dối lòng nhưng khi sự vắng bóng của người con gái bên kia
giậu mồng tơi đã khiến chàng thơ thẩn đếm thời gian trên nỗi trông đợi mỏi mòn:
Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Quy luật tự nhiên muôn đời vẫn thế, hết đêm lại ngày, hết mưa
trời lại nắng, thương nhớ rồi lại chia xa, màu thời gian có phai bao giờ? Rồi
chuyện gì đến cũng sẽ đến, niềm hy vọng gặp gỡ chóng tan như ảo ảnh, cánh bướm
trắng mỏng manh, chập chờn báo hiệu một kết cục buồn:
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn… rưng rưng…
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn… rưng rưng…
Lúc chàng muốn sống thật với lòng mình thì cơ
hội tình duyên không còn nữa. Người trong cuộc một lần nữa bẽ bàng với duyên
thầm. Chàng trai khóc cho sự tiếc nuối muộn màng, khóc cho một tình yêu vừa
chớm đã sớm lụi tàn dù mối tình ấy chỉ có ở chàng và cô thôn nữ vẫn còn chưa hay
biết gì về một mối tình đơn phương:
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
Đêm qua nàng chết thật rồi
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng…
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
Đêm qua nàng chết thật rồi
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng…
Một kết thúc buồn, buồn tê tái tận cõi lòng khiến
người tương tư ôm mối ân hận trong lòng day dứt không nguôi, cố níu kéo phút
gặp gỡ tương phùng:
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.
Bước chân thời gian lướt nhanh như gió thoảng và có trở
lại bao giờ. Nhưng bước chân của tình yêu luôn hằn lại dấu vết dễ nào phai.
Mối tình lãng mạn, đằm thắm, xen lẫn tiếc nuối
của chàng trai ngày ấy thổi nên hồn thơ sống mãi với thời
gian.
Trúc Mai
Người hàng xóm
Thơ Nguyễn Bính - Ca sĩ Ái Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét