Nét đẹp bài thơ “Tống biệt” của Tản Đà
Huyền Thoại
Khi gắn bó thân thiết
thấu hiểu tiếng lòng người tương tri, ta càng ngậm ngùi giây phút chia ly. Cảm
giác cô đơn, lạnh lẽo, trống vắng thấm thía …thấm dần…thấm dần… từng giọt
buồn giọt đắng thiêng liêng rỏ trong lòng…
Thi
ca xưa từng in dấu những cuộc chia ly cảm động không lời mà đượm buồn thương
nhớ khi Lý Bạch tiễn bạn ở “Hoàng hạc lâu” , khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều ,
và nhân gian không thể quên cuộc chia ly không hẹn ngày tái ngộ đầy ngậm ngùi
của tiên nữ tiễn hai chàng Lưu Nguyễn trong bài ” Tống Biệt” của thi sĩ Tản Đà
chốn Thiên Thai :
“Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn , oanh đưa , những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ , duyên thừa , có thế thôi
Đá mòn , rêu nhạt
Nước chảy , huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi .”
Suối tiễn , oanh đưa , những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ , duyên thừa , có thế thôi
Đá mòn , rêu nhạt
Nước chảy , huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi .”
Cuộc
chia ly diễn ra từ cõi mộng . Thiên thai , đó là chốn hạnh phúc nhất , nơi đẹp
nhất trong quan niệm của người Phương Đông . Hai chàng Lưu Thành , Nguyễn Triệu
may mắn lạc vào cõi tiên , nhưng rồi tình yêu quê hương tha thiết đã khiến
chàng từ giã chốn tiên cảnh về cõi trần ai . Cuộc “tống biệt” của các nàng tiên
nữ , cuộc chia ly không hẹn ngày trở lại đó không có nước mắt rơi , chỉ có hoa
đào rơi :
“Lá
đào rơi rắc lối Thiên Thai
Lá
đào dệt lối về . Hẳn lúc Lưu Nguyễn đến đây , hoa đào còn chúm chím , lá đào
xanh thắm đón người nhập trốn Thiên Thai …thế mà giờ đây… Câu thơ mở ra gợi cảm
giác buồn , rơi rụng , tàn phai . Nhớ khi xưa nàng Mỵ Châu rắc áo lông ngỗng
dẫn đường chàng Trọng Thủy để tình yêu được đến với tình yêu thật cảm động ,
thì nay lá đào rơi rắc vô tình như níu kéo người …cũng cảm động biết bao . Chốn
Thiên Thai , chốn hạnh phúc bất tử , và hoa đào là biểu tượng cho cái đẹp , cho
mùa xuân tình yêu , vậy mà …lá đào vẫn rơi..”Lá đào rơi” tan tác tang thương
như một nghịch lý . Cây đào bất tử nơi cõi tiên sao lại rơi rụng , héo tàn ?
Cuộc chia ly thấm thía nỗi buồn tang tóc được báo hiệu qua chi tiết lạ lùng này
. Cái bất tử cũng phải chết ! Ghê gớm thay ! cái đẹp bất tử rồi cũng sẽ tàn ,
mong manh . ” Lá đào rơi rắc phủ đầy lối đi như những giọt hồng của nàng tiên
nữ tha thiết mong chàng ở lại . Dường như lá đào rơi rắc như tan nát trong cõi
lòng nàng tiên nữ …lặng thầm …dứt lòng nhìn người ra đi mà không níu lại được .
Lá đào rơi làm nhẹ thêm , chậm thêm bươc người đi .
Không
có tiên nương , không có người về , không nghe lời dặn dò tiễn đưa , chỉ thấy
cảm xúc ngậm ngùi . ” Ngậm ngùi” cả kẻ ở và người đi :
Vẫn
là con suối ấy, những chú oanh ấy, thủa trước reo vui đón bước chân người đến, mà nay buồn lắng lòng khi người đi. Thiên nhiên tiên cảnh thấm tình .. Nỗi
buồn tự tiếng lòng tiên nữ như lan ra cảnh vật, thấm dượm lòng u hoài vào từng
chú oanh nhỏ, dòng suối tiên . Cả chốn Thiên Thai hạnh phúc giờ đây chìm trong
nỗi buồn. Từ ” tiễn đưa ” ngắt vụn ra thành ” suối tiễn ”, “oanh đưa ” như
tiếng lòng tiên nữ dùng dằng không nỡ xa người. ” Người buồn cảnh có vui đâu
bào giờ ” . Hai nỗi buồn vọng vào nhau tạo cảm giác buồn mênh mang . Câu thơ
đến đây trùng xuống trĩu nặng nỗi niềm :” những ngậm ngùi”. Hai chữ ” ngậm ngùi
” cuối câu lắng đọng lại như hai dấu lặng đơn trong âm nhạc vậy . Âm vang được
tạo nên trong dòng cảm xúc . Đừng chỉ đọc thơ , hãy lắng lòng lại nghe thơ .. chất
nhạc trong thơ nói lên thần tình cảm xúc nàng tiên nữ . Đây là lúc dừng chân
lưu luyến ,. Cảnh níu lại . Tình níu lại . Cảnh soi thấu đến tận đáy tâm hồn
người mộng đang đầy ắp yêu thương , u buồn . Giây phút chia ly bịn rịn thiêng
liêng ấy ..im lặng …không một lời nói ..
Trong
khoảng không gian yên lặng , trong giây phút xa cách người thương , nàng tiên
ngậm ngùi nhớ lại ” nửa năm tiên cảnh ” . Hạnh phúc nay còn đâu . Những giây
phút thần tiên nay sắp tuột trôi . Hạnh phúc trôi nhanh lắm, nhất là hạnh phúc
trên cõi thiên thần. Đành rằng một ngày chốn Thiên Thai bằng một năm chốn trần
ai, nhưng sao ngắn ngủi như giấc mộng vậy. Và giấc mộng dần dần đi vào quá khứ
:
”
Một bước trần ai “
Hai
tiếng ” trần ai ” vang lên thật xúc động . Nửa năm lại ngắn . Một bước đã thành
xa . Bước chân một đi không trở lại này không chỉ là bước chuyển động trong
không gian , mà còn là bước qua ranh giới giữa hai cõi , cõi tiên và cõi trần
ai . Nửa năm hạnh phúc êm đềm nay một bước , một bước thôi đã mất hết tất cả .
Câu thơ đang dang dài bảy chữ ở câu một , hai chợt đọng lại thành câu bốn chữ
với thanh trắc đầu và cuối câu : ” Nửa năm tiên cảnh ” như tiếng khẽ kêu nhẹ
thảng thốt . Trời ơi thời gian trôi nhanh quá . Hai câu thơ bốn chữ ngắt nhịp
2/2 như lời kể đứt hơi , thủ thỉ như tiếng nấc , tiếng nghẹn ngào khẽ thổn thức
từng đợt nhỏ . Sau tiếng thổn thức , tâm hồn bâng khuâng mất mát lại lan ra :
Có
thế thôi một kiếp duyên thừa …có thế thôi một ước mong.. Câu thơ như tiếng thở
dài. Ước nguyện nay đã cũ , tình duyên hòa hợp đã trôi vào quá khứ. Từ “duyên
thừa” nghe sao bi ai, tội nghiệp . Hạnh phúc mộng ảo thoáng qua, chợt đến rồi
chợt đi. Còn lại tiên nữ đối diện với tiếng lòng tiên nữ, hay chính thi nhân
Tản Đà đối diện với chính mình ? Giấc mộng êm đềm du dương nơi bồng lai tiên
cảnh chốn Thiên Thai nay đã đi rồi . Sự thật phũ phàng … hạnh phúc cũ thừa ..
chỉ có vậy thôi sao . Câu thơ thấm thía tâm trạng nối tiếc cho một cuộc sống
tiên cảnh đã qua, và ẩn trong từng chữ , từng lời như thấp thoáng tâm hồn thi
sĩ . Dòng cảm xúc trôi theo thời gian :
“Đá
mòn , rêu nhạt
Nước chảy , huê trôi “
Nước chảy , huê trôi “
Câu
thơ như mộng như ảo , cũng như thực vậy . Thời gian trôi đi , cuốn theo những
tinh hoa cuộc đời . “Trơ như đá” cũng phải mòn . Đá tượng trưng cho cái sắt đá
, bất tử , vậy mà cũng phôi pha mìn đi theo năm tháng . Màu thời gian nhạt
nhòa..nhạt nhòa..nhạt nhòa màu rêu xanh thắm nay nhạt nhẽo vô hồn . Câu thơ gợi
cảm giác mất mát không nắm bắt được . và dòng “nước chảy” , dòng thời gian chảy
, dòng đời chảy cũng không níu giữ được cái đẹp bất tử . “huê trôi” theo dòng
nước, không phải là “hoa trôi” . “Huê” là hoa , nhưng nghe sao thê lương ảo não
u buồn . Từ “huê ” u hoài ngân nga xoáy vào lòng người , đọng trong ta tiếc
thương cái đẹp . Cái đẹp mong manh yểu mệnh ấy bị dòng đời cuốn trôi đi .”Cánh
hoa rụng chọn gì đất sạch ” nghe thật thương tâm , nhưng cánh hoa tiên đáng
nâng niu bị dòng đời cuốn trôi nghe sao bi thương lạ kì . Hình ảnh “đá mòn ,rêu
nhạt” “nước chảy , huê trôi” như đôi mắt tiên nữ nậmm ngùi nhớ lại hạnh phúc
đẹp tươi thanh khiết ngày xưa với hai chàng quá đỗi mong manh .. Giờ đây còn gì
nữa đâu …hoa trôi đi có bao giờ trở lại ? ” “Một bước trần ai” ” có thế thôi ”
. hai câu thơ bốn chữ thu lại ngắt nhịp 2/2 rồi lại lan tỏa cảm xúc ra câu bảy
chữ như những nhịp sóng lòng lúc nhỏ lúc dài cuộn lên trong lòng tiên nữ ..
Dường như lắng lòng lại nghe kĩ bài thơ ..bài thơ như một bản nhạc du dương .
Ta nghe được từng nhịp đập trái tim thi sĩ Tản Đà , từng đợt cảm xúc khẽ đâng
trào … rồi lại đọng lại … du dương..tha thiết…bi ai.. Thả hồn mình vào cõi mộng
cõi tiên , tiếng hạc thức tỉnh người mộng thực tại phũ phàng :
“Cái
hạc bay lên vút tận trời “
Tiên
nữ đã cưỡi hạc bay về chốn tiên rồi . Cái hạc nghe sao thanh khiết thánh thiện
lạ thường. Thi sĩ tản Đà thật tài ba, tinh tế khi chọn từ “vút”. Các nàng
tiên cưỡi hạc bay đi thoáng rất nhanh,”vút”, không để lại dấu vết gì. Giây
phút chia tay đã dứt, tiên nữ bay về trời xa cách:
”
Trời đất từ đây xa cách mãi “
Bầu
trời trong thơ “vút tận trời” là bầu trời cao thăm thẳm chốn cao , còn bầu trời
“trời đất từ đây xa cách mãi ” không chỉ là trời đất mà là tình người . Tình
của người trên trời cõi Thiên Thai và tình của người dưới đát cõi trần ai từ
đây chia xa mãi mãi . Từ “mãi” đứng cuối câu kéo dài vô tận . Mãi mãi rồi ta
không còn gặp nhau . Không bao giờ nữa quay trở lại uyên ương mộng vàng . Các
nàng tiên nữ nhìn :
buồn
tê tái . Giờ đây sống trên cõi bất tử hạnh phúc , mà các nàng đâu có hạnh phúc
. cảnh đấy ..người đâu …Nhìn cửa động , đầu non gợi nhớ kỉ niệm xưa . Cảnh vẫn
đấy nhưng đã thành cũ mất rồi .
“Nghìn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi “
Câu
thơ nhẹ nhàng , lâng lâng .. thanh khếtt dâng chơi vơi trong tâm hồn người đọc
“NGhìn năm” rồi.. chốn Thiên Thai đã biến đi rồi . Còn lòng người thì thơ thẩn
… kiếm tìm tiếng lòng tri âm tri kỉ , tìm người tương tri mãi bâng quơ..Chỉ
còn ánh trăng , bóng nguyệt vĩnh hằng mà thôi . Câu thơ kết là tiếng lòng thi
sĩ Tản Đà ngông , mộng và say. ở cõi tiên , ông là khách tục . Ở chốn trần ai
ông là khách tiên . Tâm hồn trái tim Tản Đà yêu đời vô cùng, nhưng cuộc đời
không xứng đáng với tâm hồn thanh cao đó . Ông đã tìm đến cõi mộng . Mộng đeo
đẳng ông từ “Giấc mộng con”, “Giấc mộng con I, “Giấc mộng con II”, đến “Giấc mộng
lớn”. Ông sống trong cõi mộng vươn lên nét dẹp tinh túy thuần khiết . Nhưng ông
vẫn là con người đang sống trong cuộc đời này . Ông không thể trốn mãi được. Dù
“tỉnh mộng lại muốn mộng mà chơi” , dù “nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng” , thì
ông vẫn cứ là người đang sống . Ông không thể thoát ly cuộc đời . Sự trở về cõi
trần ai của Lưu Nguyễn dường như là sự trở về với thực tại của con người mơ
mộng Tản Đà . ” Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời” nhưng rồi “giấc mộng mười năm
đã tỉnh rồi ” Mộng của ông là mộng thanh cao của những con người thập kỉ 20 .
Cuộc đời ấy .. dòng đời ấy .. Tản đà cứ đi tìm mãi , tha thiết khắc khoải một
tiếng lòng tương tri :
“Nghìn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi”
Tản
Đà, vị “khách trích tiên đánh vỡ chén ngọc nay đã hết hạn đi đày. Cái hạc đã
bay lên vút tận trời”. Tâm hồn tản Đà đã về cõi tiên . Cầu mong cho ông tìm
được tiếng tri âm , giữ mãi cái đẹp , đừng mong manh để khỏi ngẩn ngơ “thơ thẩn
bóng trăng chơi “.
Nét đẹp bài thơ “Tống biệt” của
Tản Đà
Từ Bích Diệp
Như
những lời nhận xét của các nhà phê bình văn học, Tản Đà là “chiếc cầu nối giữa
hai thế kỷ”, hai hệ thống thi pháp văn học trung đại và hiện đại. Trong “con
người trung đại”, một nhà nho tài tử Tản Đà luôn có chất phong tình, say đắm,
lại cũng trong Tản Đà có một cái Tôi lãng mạn được ấp ủ. Trong cuộc giao duyên
giữa chất phong tình và cái Tôi lãng mạn ấy, “Tống biệt” – một áng thơ với vẻ
đẹp “toàn bích” – như lời Xuân Diệu đã ra đời.
Vẻ
đẹp của “Tống biệt” trước hết là ở không khí thần tiên nơi “cửa động đầu non”
mà Tản Đà đã dần dần đưa lối cho những người đọc chúng ta. Là lời đưa tiễn của
tiên nữ với hai chàng Lưu, Nguyễn nhưng khi được tách ra như một tác phẩm độc
lập, ta thấy “Tống biệt” hiện lên chỉ còn là tấm lòng lưu luyến của thi nhân
với vẻ đẹp thần tiên. Nào còn đâu người “tống biệt”, không cảm thấy sự bó buộc
với câu chuyện tiên thoại xa xưa. Theo chân nhà nho tài tử “Tản Đà”, cảnh hiện
lên quả thật thần tiên, phiêu bồng:
“Lá
đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối
tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi”
Chỉ
cần nhắc “lá đào”, lòng ta đã thấy mở ra một trời phiêu lãng, những câu chuyện
về nơi Đào nguyên tiên giới dường như không còn trong tưởng tượng mà đã hiện ra
dần dần, cho ta thấy vẻ đẹp quyến rũ của nơi tiên cảnh. Được đào luyện bởi ít
nhiều văn chương cử tử, hiện lên trong “Tống biệt” là những từ ngữ vốn đã được
coi là “khuôn vàng thước ngọc” để diễn tả cảnh thần tiên. Đâu đó, những “đá
mòn, rêu nhạt” “nước chảy, huê trôi” và kia, “cái hạc bay lên vút tận trời”.
Một bóng hạc đã quen thuộc trong thơ Đường bao thế kỷ. Nhưng, nếu chỉ có những
từ ngữ ước lệ kia, thì con chữ sẽ biết bao rời rạc, chỉ là một sự kết hợp vô
hồn. Chính cái tâm phong tình của Tản Đà đã khiến chúng liên kết với nhau, quấn
quít lấy nhau tạo nên áng thơ “toàn bích”. Nhịp điệu câu thơ nhẹ nhàng đã góp
phần không nhỏ tạo nên không khí thần tiên:
“Lá
đào rơi rắc lối Thiên Thai”
Một
từ “rơi rắc” khéo dùng đã khiến câu thơ thêm ý vị. Trong từ ấy đã có cái nhẹ êm
khi từng cánh đào lìa cành, lại khiến ta cảm nhận dường như có biết bao cây đào
bên lối Thiên Thai. Nó nhẹ nhàng như bước chân quyến luyến không nỡ rời cảnh
đẹp. Những câu thơ ngắt nhịp ngắn cứ chậm dần, chậm dần. Màu sắc của lối Thiên
Thai chỉ điểm một chút hồng rất nhạt, một màu phớt của cánh đào “rơi rắc”. Còn
lại chỉ là sắc trắng của suối “ngậm ngùi”, sắc xanh của “rêu nhạt”, tất cả là
một màu bàng bạc mờ ảo bao trùm. Nếu có ánh sáng, để ta nhìn rõ cảnh vật, phải
chăng đó cũng chỉ là thứ ánh sáng “không màu”, “chỉ có không gian” (Xuân Diệu).
Nếu màu sắc rõ ràng đậm nét, “Tống biệt” liệu có còn không cảnh trí thần tiên.
Khi “trời đất từ đây xa cách mãi”, chỉ còn ánh trăng mờ nhạt trên cao:
“Nghìn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi…”
Cảnh
tiên đã đẹp, có thêm bóng “trăng chơi…” ấy lại càng đẹp, càng thơ. Tại sao
không phải là “bóng trăng soi”? Không, cái phụ âm “s” ấy, nó sẽ làm bóng trăng
mất đi cái nhẹ nhàng phiêu diêu mất. Tản Đà cũng rất khéo khi để một dấu “…”,
một sự “bỏ lửng” cuối cùng. Biết đâu, sau dấu “…” còn là một chữ “vơi” chưa kịp
viết. Nhưng thêm vào, lại sợ trăng mất cái vẻ ung dung. Chất phong tình của Tản
Đà đã bộc lộ rõ, một chất “tài tử phong lưu”, luôn nhẹ nhàng không ràng buộc,
phải chăng, cũng chính cái chất ấy đã sinh ra tuyệt cú “Giang hồ mê chơi quên
quê hương”?
Cảnh
“cửa động đầu non” đã đẹp, đã thần tiên nhưng nếu chỉ có chừng ấy thôi thì
“Tống biệt” chưa thể là bài thơ “toàn bích”. “Tống biệt” còn đẹp ở tấm tình bên
trong với cái Tôi lãng mạn của “bờ hiện đại”. Những ước lệ “khuôn vàng thước
ngọc” đã quyết giữ lấy Tản Đà, “cây cầu” ấy vẫn phải bắc vào một bên “bờ trung
đại”. Và bên “bờ hiện đại”, cái Tôi ấy mang bao khát khao, bao tình ý cho “Tống
biệt”. Đó là một cái Tôi mộng khi luyến lưu cảnh đẹp, một lòng tiếc, có chút
“ngẩn ngơ” khi phải giã từ:
“Trời
đất từ đây xa cách mãi”
Lời
từ biệt nhưng tình nào đã hết. Luyến lưu kia vẫn như quyện bước chân. Mỗi câu
thơ chỉ có hai, ba từ lại như gợi cả tấm tình không nỡ rời cảnh đẹp:
“Cửa
động
Đầu
non
Đường
lối cũ”
Lời
thơ sao nhẹ nhàng, nhịp thơ sao chậm rãi. Phải, Tản Đà như đang dắt ta đi những
bước ung dung, phóng tầm mắt lên cao mà ngắm thêm động tiên lối cũ. Cái phong
lưu rất Tản Đà kia, phải, chính nó đã cho “Tống biệt” một vẻ đẹp “toàn bích”.
Nhưng “Tống biệt” vẫn còn một cái Tôi tình tứ, một ước mong sum họp nồng cháy
khao khát hạnh phúc tình yêu. Một nhà nho đã từng “dám để cho trái tim và linh
hồn sống cái đời riêng của nó” sẽ không thể nào, chỉ ấp ủ một cái Tôi mộng mà
thôi:
“Nửa
năm tiên cảnh
Một
bước trần ai”
Cảnh
êm đềm hạnh phúc “hương lửa đương nồng” chỉ được “nửa năm”. Khoảng thời gian
ngắn ngủi ấy luôn khiến những con người khát khao yêu đương (như Tản Đà!) lại
tiếp tục khao khát một cuộc sống lứa đôi lâu bền hạnh phúc. Nhưng tất cả đã là
cách biệt. “Nửa năm” hạnh phúc cũng chỉ “một bước” đã lại về cõi trần ai. Tiên
cảnh – trần ai phải chăng đã “từ đây xa cách mãi”. Câu thơ ngắn, lại bị ngắt
đôi, chia ly sao đầy nuối tiếc: “Một bước/ trần ai”. Lại đâu đây, như có lời
“trách móc”: “Ước cũ duyên thừa có thế thôi”. Những lời ước hẹn đã cũ rồi,
duyên cũng là mối “duyên thừa”. Khi hai chàng Lưu Nguyễn ra đi, tiên nữ cũng
chỉ đành thốt một lời trách móc. Trách hai chàng còn lưu luyến “trần ai”, nhưng
cũng chỉ là lời nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng ấy không là hời hợt mà lại là sự nuối tiếc
khôn cùng nén ở trong lòng, đành rằng mối duyên “có thế thôi”. Hiểu lòng người
“Tống biệt” như vậy, ta càng thấy Tản Đà có cái Tôi tình thật mãnh liệt xốn
xang.
Một
thi nhân đứng làm “cây cầu” cho “hai thế kỷ” văn học như Tản Đà, vừa mang trong
máu thịt cái cốt cách của nhà Nho, lại vừa có trong tim những tình cảm mới, suy
nghĩ mới của cái Tôi. Cái Tôi ấy ấp ủ và báo hiệu cho sự phá vỡ lề lối chật hẹp
của luật thơ cũ. Nếu không có nhà nho tài tử Tản Đà, văn học nước nhà dường như
sẽ chịu một sự đứt đoạn mà “những Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ sẽ
trở thành những hiện tượng ngẫu nhiên cá biệt” (Trần Đình Hượu) và những Xuân
Diệu, Hàn Mặc Tử… sẽ trở thành “những đứa con thất cước không có liên lạc gì
với quá khứ của giống nòi” (Hòai Thanh).
Vẻ
đẹp của “ Tống biệt” chính cũng xuất phát từ “con người của hai thế kỷ” ấy.
Tâm, tình, cái Tôi lãng mạn tư sản đã thổi cho “lá đào, suối, oanh, cái hạc”
một linh hồn khiến cho những ước lệ kia, dù đẹp cũng không trở nên những cái vỏ
sáo rỗng, vô hồn. “Tống biệt” là một cuộc chia tay không hẹn ngày gặp lại, chỉ
thi tài ấy đã mang bao tâm sự luyến lưu. Tản Đà đã sử dụng triệt để thể từ
trường đoản cú, để cái Tôi Tản Đà không bị bó buộc trong những niêm luật của
nhà nho Tản Đà, để cái tài tử của Tản Đà không phải chật chội trong những giáo
điều hàng thế kỷ. “Tống biệt” toàn bích bởi một nội dung đẹp chứa trong những
con chữ điêu luyện, được thi tài trác việt của Tản Đà kết liên lại một cách
nhuần nhuyễn. Vẻ đẹp của “Tống biệt” là vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ và sẽ chỉ
được cảm nhận bởi tâm hồn.
Một
bài thơ “toàn bích” như “Tống biệt” quả thực chỉ được viết nên dưới bàn tay Tản
Đà. Một con người “nối hai bờ kim cổ” như Tản Đà, đã sinh ra “Tống biệt” với vẻ
thần tiên cùng cái Tôi lãng mạn thiết tha đã để cho muôn đời sau vẻ đẹp không
phai mờ, vẻ đẹp của một áng thơ “toàn bích”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét