Tiếng vọng của dòng sông
Quê hương và những người thân yêu, ở nơi nào đó dù đủ đầy
cũng không thể lấp đầy được khoảng trống ký ức. Dù hành trình kiếm tìm có muôn
vàn khó khăn thì bất kì ai đó vẫn muốn được trở về. Chiến tranh tàn khốc và đau
thương. Dù ở đất nước nào thì nỗi đau mất người thân của con người cũng đều đau
đớn như nhau. Được trở về là khát khao cháy bỏng và vẫn sẽ còn những cuộc kiếm
tìm, những cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc.
1. Tôi đang đi trên đại lộ thênh thang. Những hàng cây
lá xanh đang vươn mình trong nắng hạ. Rồi chẳng mấy chốc hàng cây vào thu sẽ
sang mùa lá đỏ. Tôi vẫn hình dung vẫn hình dung mình sẽ được trở về dòng sông
quê hương, được nắm tay mẹ đi trên con đường mùa thu ngập lá vàng rơi trong những
trang văn tôi tìm đọc. Ngày rời xa quê hương, tuột khỏi vòng tay mẹ tự khi nào
tôi không rõ. Tôi được cha nhận nuôi ở một nơi cách xa quê hương nửa vòng trái
đất. Cha mẹ nuôi rất tâm lí và yêu quý tôi. Cuộc sống của tôi được bao bọc bởi
tình yêu thương thực sự nhưng khao khát cháy bỏng thôi thúc tôi được trở về,
tìm lại nguồn cội. Chính ba cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh, ba bị nhiễm
chất độc màu da cam khi đến Việt Nam. Và hành trình kiếm tìm nguồn cội,
tìm về vùng đất thân yêu và đầy tàn khốc của cuộc chiến tranh của tôi như mạch
ngầm cứ âm thầm tuôn chảy. Hơn 40 năm trước, vào những ngày đầu của tháng 4 năm
1975, một đất nước đang có chiến tranh đầy ác liệt, đầy biến cố. Tiếng súng nổ
dồn, những dòng người hố hả, dáo dác đầy lo lắng. Theo lời kể của vị giáo sư
tôi được chính cha mình mang theo trong chuyến bay trong chiến dịch Babylift (không vận trẻ em). Hạnh phúc có thể là con đường dài tiếp theo nhưng được
đoàn tụ, trở về vòng tay của mẹ và gặp được những người thân yêu nơi chôn nhau
cắt rốn của mình đối với tôi thật khó khăn. Trong đầu tôi luôn lơ lửng một câu
hỏi, ba mẹ tôi là ai, mình được sinh ra như thế nào? Tôi đã được ba mẹ nhận
nuôi trong điều kiên phải tiến hành các thủ tục nhanh chóng. Tình hình chính trị
ở Việt Nam lúc đó rất rối ren. Thành phố cạnh dòng sông êm đềm đã vỗ về tôi suốt
hành trình thơ ấu. Tôi được ba kể cho nghe đất nước mà tôi sinh ra. Ba là một
nhà nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á nên ông hiểu khá rõ về quê hương của tôi. Dù
nơi ấy còn nghèo nàn nhưng mỗi khi nghĩ tới tôi đều cảm thấy thật ấm
áp.
Thuở nhỏ, dù được gia đình cha mẹ
nuôi yêu thương, nhưng tôi vẫn thấy lạc lõng giữa các bạn. Tôi muốn đánh đổi tất
cả để thay đổi. Và câu hỏi cứ luôn ám ảnh. Tại sao tôi lại khác mọi người? Dòng
sông thơ ấu đã nuôi lớn tâm hồn tôi nhưng vẫn không thể xóa đi nỗi khao khát được
trở về. Mỗi khi màn đêm xuống tôi luôn mường tượng ra hình ảnh quê hương, nơi
cũng có những dòng sông êm đềm chằng chịt mà tôi đã xem trên bản đồ. Sông về
đêm trầm mặc và lạnh lùng. Bầu trời sao lấp lánh rơi đầy trên mặt sông làm cho
thêm huyền ảo. Dù không có trăng bầu trời cũng không tối hẳn. Những hàng cây
bên dòng sông như bức tường thành đen sẫm dựng đứng. Không biết đầu nguồn từ
đâu dòng sông chảy về nơi đây để rồi dòng sông lại tìm về với biển cả mênh
mông, được hòa tan để làm con sóng nhỏ vỗ về. Ngắm dòng sông tôi luôn cảm thấy
sự tuôn chảy và hi vọng rất đỗi diệu kỳ. Trong thanh âm sâu thẩm mênh mông có
cánh chim vỗ cánh và tiếng hót cô lẻ ném vào bầu trời đầy bí ẩn. Tôi như nghe
thấy tiếng vọng của dòng sông kí ức, một khoảng trống vô hình mong mỏi được lấp
đầy.
Cứ như vậy, tôi cùng dòng sông hiện tại và dòng sông ký ức. Giàn hoa thơm ngát bên mái hiên vẫn với tay vào khung cửa. Sức khỏe của cha
nuôi tôi đã yếu hơn nhiều. Ông nói sức khỏe không cho phép ông đi xa. Ông nói
khi nào học xong trung học ông sẽ thu xếp cho tôi về thăm quê. Những âm thanh ấm
áp đó làm tôi phấn chấn vô cùng. Lửa trong lò sưởi hồng rực, tưng bừng hơn bình
thường thì phải.
2. Mùa xuân về, hàng cây xanh hơn, những thảm cỏ thấp
xanh mượt cũng nghiêng mình vươn ra bờ nước. Hoa cỏ đua nhau trổ hoa, tỏa hương
thanh khiết, ngọt ngào. Dòng nước dâng cao yên bình, trong trẻo cùng tiếng côn
trùng reo vui trong các bụi cây. Sáng hôm ấy ba gọi tôi vào căn phòng ấm áp
quen thuộc. Gương mặt cha u sầu khác lạ, mẹ lặng lẽ bên chậu hoa đang ngập mùi
hương. Con đường trước mặt xa hun hút trải đầy ánh nắng. Nắng trèo qua khung cửa
nhỏ đậu lên mái tóc nhiều sợi bạc của ba. Đôi mắt xanh dương vẫn đầy thình yêu
thương, tôi như nhìn thấy cả đại dương sâu thẳm trong đôi mắt nhân hậu ấy. Nắng
ấm áp hòa vào tiếng chim hót trong veo như thác nước và vút cao bay vào bầu
trời xa xanh. Đột nhiên tiếng hót ngừng lại làm cho không gian ngưng lại. Muốn
nói gì đó vào buổi sớm hôm ấy. Tôi chạy đến bên ba như ngày thơ bé. Cha nói:
– Con hãy nghe rõ con yêu nhé. Câu chuyện của ba nói hôm nay có liên quan đến con.
– Con hãy nghe rõ con yêu nhé. Câu chuyện của ba nói hôm nay có liên quan đến con.
Con là con nuôi của ba mẹ, chắc con
cũng biết điều này từ lâu nhưng chưa bao giờ ba mẹ nói rõ với con điều này. Ba
mẹ yêu thương con hơn tất thảy, con rất đáng yêu, thông minh và mạnh mẽ. Ba bị
nhiễm chất độc da cam và sau hai lần mẹ con sinh đều sinh ra đều không lành lặn
và mất ngay sau đó. Cảm ơn chúa đã mang con đến với ba mẹ. Đó là sự bù đắp thật
thiêng liêng của chúa. Ba mẹ vẫn âm thầm tìm nguồn gốc cha mẹ cho con, nhưng
bao năm qua không có thông tin gì cả. Một người bạn của ba mới cho ba biết địa
chỉ của một người, người này có thể sẽ biết và có thông tin về cha ruột của
con. Đến New York con hãy tìm theo địa chỉ này, nhà vị giáo sư gần
nơi con học. Tháng sau con đi học Đại học sẽ phải tạm xa chúng ta, sẽ rất nhớ
con.
3. New York là một trung tâm thương mại, tài chính, văn
hóa lớn của thế giới. Không khí ồn ào náo nhiệt khác hẳn nơi vùng quê tôi
sinh sống. Vừa nhập học xong theo địa chỉ tôi đi tìm gia đình vị giáo sư. Ông
có thể có manh mối về cội nguồn, cha mẹ tôi. Nhớ lại ánh mắt của ba, nét mặt mẹ
tôi biết chắc ba mẹ cũng buồn và suy nghĩ lắm. Chắc ba mẹ sợ cái ranh giới mong
manh vì tôi là con nuôi, lo sợ dù ba mẹ có yêu thương tôi thì tôi vẫn có thể bỏ
ba mẹ nếu tôi tìm được cha mẹ ruột của mình, nhưng ba mẹ vẫn quyết định tạo điều
kiện cho tôi đi tìm. Thì ra bao năm qua ba vẫn lưu tâm, canh cánh trong lòng muốn
tìm nguồn cội cho tôi. Tôi thầm cảm ơn ba mẹ và thấy mình thật may mắn. Nhưng
khao khát được trở về vẫn không nguôi trong lòng tôi. Và ba mẹ đã hiểu được điều
tôi muốn. Đúng là ba mẹ thực hiểu tôi rất sâu sắc dù tôi không nói ra. Trong
thư ba viết, ba nói ba hiểu tôi nghĩ gì mỗi khi thấy tôi ngồi bên dòng sông, ba
hiểu được phần nào suy nghĩ và khát khao được trở về của tôi. Có thể tôi tìm được
hay rồi lại thất vọng như bao đứa trẻ trong chiến dịch Babylift (không vận trẻ
em) năm nào. Tôi đọc báo thấy có bao đứa trẻ mồ côi như tôi cũng đã cố gắng tìm
về nhưng kết quả là thất vọng. Ba mẹ đã thấu hiểu được bao dằn vặt của tôi. Trở
về trong căn phòng ngập tràn ánh sáng diệu kỳ của trăng và muôn ngàn vì sao lấp
lánh. Tôi mơ về dòng sông xa xôi vẫn hắt lên hơi sương phòng ngủ từng đêm. Những
hàng cây cũng sáng lên rực rỡ. Tôi cảm thấy sự chấn động đầy hi vọng. Nhưng thật
không may cho tôi gia đình vị giáo sư đã chuyển đi nơi khác từ hai năm trước.
4. Mùa thu năm học cuối cùng của đại học tôi về nghỉ về
thăm ba mẹ. Ba bị ốm nặng. Đang rảo bước trên lối về quen thuộc tôi ngắm nhìn
dòng nước trong veo đang xuôi dòng tôi tự hỏi: Không biết khi nào những con
sóng này dừng lại? Vớt tay bên bờ nước trong nỗi cô đơn buồn bã. Tôi lo cho sức
khỏe của ba khi mùa lạnh về. Không có tiếng chim gù như những ngày xuân thơ ấu
ba vẫn dắt tay tôi. Hơi thu lạnh lùng, sóng nước vẫn ì oạp vỗ bờ đang an ủi
lòng tôi. Ba đã khỏe dần, tôi cũng sắp hết kì nghỉ. Đang mơ màng, chưa rời khỏi
giường trong buổi sớm bỗng có tiếng gõ cửa dồn khiến tôi tỉnh hẳn. Ba hào hứng
gọi tôi.
– Ngày mai vị giáo sư sẽ đến thăm nhà chúng ta. Khi trở
về ngôi nhà cũ ông đã nhận được lời nhắn của tôi. Thật là người hàng xóm tốt bụng
vẫn nhớ và chuyển lời nhắn của tôi năm xưa khi tôi đi tìm ông. Ba nói:
– Chắc ông sẽ mang đến tin tốt lành.
Ngoài đường, những hàng cây đang mùa thay lá đang rực lên màu
vàng và đỏ ối. Một mai thôi, khi mùa đông qua, tuyết sẽ tan, những lộc non xanh
sẽ lại trở về với sức sống mãnh liệt của mùa xuân gọi về ánh sáng.
Có tiếng gõ cửa, một người cao lớn, gương mặt vuông vức. Ánh
mắt vẫn sáng và ánh nhìn hiền từ. Cuộc gặp gỡ đầy thú vị. Ông đã sẻ chia và kí ức
cả một thời đang sống dậy. Một thời đạn bom khói lửa đầy đau thương. Chiến
tranh thật thảm khốc. Những câu chuyện cứ nối dài và dù có tàn khốc thì vẫn có
những câu chuyện cổ tích được viết nên giữa đạn bom, khói lửa. Chính ông đã gặp
và biết cha mẹ ruột của tôi. Cha mẹ tôi đã vượt qua ranh giới của những
con người của hai dân tộc, hai chiến tuyến. Họ đem lòng yêu nhau thật đặc biệt.
Đó là chuyện không được phép xảy ra trong thời điểm đó. Mọi người cho rằng mẹ
đã chết sau khi sinh tôi. Nhưng ba vẫn không tin là mẹ đã chết. Vì lí do nào đó
tôi đã được đem gửi vào trại trẻ mồ côi bên bờ biển xanh đầy sóng vỗ. Mẹ
tôi cũng mất tích không ai biết tin tức gì nữa. Nhờ người quen biết và đưa tin
ba đã tìm thấy tôi trong trại trẻ và quyết định đưa tôi sang Mỹ, thật không may
khi trên đường đưa tôi ba bị thương nặng. Sài Gòn những giờ phút cuối của
cuộc chiến tranh bao trùm một không khí bình yên và sợ hãi, khi hàng nghìn người
tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống bình yên đầy tình yêu
thương vẫn đang vẫy gọi. Ba phải nhờ người chăm sóc tôi vì lúc đó tôi chưa
đầy hai tuổi. Mọi sự tính toán, sắp đặt đều không theo dự kiến. Tôi được vội
vàng đưa đi trong chiến dịch di tản trẻ em có quy mô lớn của nước Mỹ. Chính vị
giáo sư nhờ người đã phải nhanh chóng làm thủ tục cho nhận con nuôi và hi
vọng cha ruột của tôi sẽ sớm trở lại tìm tôi. Khi vết thương đỡ ba quay lại tìm
mẹ nhưng vẫn không có kết quả. Ở thời điểm đó cha không được phép ở lại. Ông
quay trở lại Mỹ không lâu thì bị bệnh nặng, ông ra đi rất nhanh khi chưa kịp
tìm thấy tôi. Vị giáo sư đã tìm gia đình tôi mấy lần nhưng ba mẹ tôi cũng chuyển
nhà do công việc của ba. Ông đã tìm theo địa chỉ của cha ruột tôi thì gia đình
không còn ai cả. Ông đưa địa chỉ của mẹ tôi. Nút thắt dần được hé mở.
5. Phải đến chuyến công tác từ thiện mổ miễn phí cho trẻ
em bị ảnh hưởng chiến tranh tôi đã lưu lại và tìm mẹ. Trở về quê hương và được
tận mắt chứng kiến cảnh vật và con người trong những câu chuyện ba kể.
Chiến tranh qua đi, đất nước đã hòa bình nhưng cuộc chiến đã không kết
thúc vào lúc ngừng tiếng súng. Nó vẫn còn tiếp diễn với nhiều người khi đang mỗi
ngày chiến đấu với khó khăn, bệnh tật, vật lộn với cuộc mưu sinh bằng cơ thể
không lành lặn. Tâm hồn của những người trở về từ chiến trường bị vò xé, nỗi
đau mất đi người thân, đồng đội, nỗi ám ảnh về những nghịch cảnh bạo tàn của
quá khứ, sự khốc liệt đến tàn nhẫn của chiến tranh. Trước khi trở về tôi đã
tìm hiểu khá kĩ vậy mà khi tới nơi tôi vẫn không khỏi hồi hộp. Quê ngoại tôi chằng
chịt những dòng sông như đường chỉ tay. Mong muốn tìm được mẹ càng thôi thúc.
Trở lại trại trẻ mồ côi tôi nhìn thấy hình ảnh của mình khi xưa, cho dù điều kiện
hôm nay có tốt hơn. Những đứa bé không có cha mẹ thật tội nghiệp. Dù thời chiến
hay thời bình không có ba mẹ thật thiệt thòi biết bao. Chỉ bên kia hàng rào, những
đứa bé tung tăng trong vòng tay ba mẹ, được ấp ủ yêu thương. Qua câu chuyện
của vị giáo sư mong muốn tìm mẹ ngày càng thôi thúc. Đó cũng là ý nguyện của
ba. Qua câu chuyện của người trong coi cô nhi viện thì sau khi tôi được cha đón
đi bà ngoại có đến để đón tôi ra thì đã không thấy tôi đâu nữa. Tôi lần tìm địa
chỉ của ông bà ngoại thì ông bà ngoại đã mất. Nỗi thất vọng bao trùm. Đi
qua cuộc chiến đầy khốc liệt, số phận của những con người ở cả hai chiến
tuyến đều mất mát, đau đớn như nhau. Sau khi đề tài nghiên cứu về đề tài “Ảnh
hưởng chất độc màu da cam” của tôi hoàn thành xuất sắc khao khát trở về lại
thôi thúc. Sức khỏe của ba tốt hơn, tôi cùng ba trở về quê và tôi đã tìm được
manh mối. Do định kiến và tình hình xã hội lúc đó sau khi sinh bị mẹ bị
tách khỏi tôi và nhận nhiệm vụ mới. Hoàn thành nhiệm vụ trở về thì hay tin cha
mất, tôi mất tích. Mẹ không thể tìm được manh mối về tôi. Mãi sau mẹ mới
kết hôn với một anh bộ đội giải phóng và chuyển ra ngoài Bắc. Tôi được gặp gỡ
những người thân, họ hàng bên ngoại.
Theo địa chỉ tôi tìm tới nơi mẹ sống. Tôi được gặp mẹ trong một ngày thu rực nắng. Dù mẹ đã lên chức bà nhưng mẹ vẫn còn những nét mặn mà thuở nào. Niềm hạnh phúc vỡ òa! Dù không được gần gũi mẹ nhưng chỉ những suy nghĩ luôn hướng về nhau nên khi gặp nhau tôi và mẹ đã thấy thật gần gũi gắn bó biết bao. Mẹ dẫn tôi đi trên con đường mùa thu ngập nắng và lá vàng rơi ngập lối tôi đi. Tôi giờ đây có tới hai người mẹ, có người cha luôn ân cần luôn dõi theo từng bước đường đời của tôi. Hành trình tìm về cội nguồn, tìm về với người thân yêu chính là con đường kiếm tìm niềm hạnh phúc trong tôi. Tôi đã là người may mắn trong cuộc hành trình của mình, hành trình kiếm tìm và được trở về trong vòng tay những người thân yêu và quê hương yêu dấu. Tôi cùng mẹ trở về thăm quê ngoại, nơi dòng sông bình yên hiền hòa đang hướng ra biển cả mênh mông.
Theo địa chỉ tôi tìm tới nơi mẹ sống. Tôi được gặp mẹ trong một ngày thu rực nắng. Dù mẹ đã lên chức bà nhưng mẹ vẫn còn những nét mặn mà thuở nào. Niềm hạnh phúc vỡ òa! Dù không được gần gũi mẹ nhưng chỉ những suy nghĩ luôn hướng về nhau nên khi gặp nhau tôi và mẹ đã thấy thật gần gũi gắn bó biết bao. Mẹ dẫn tôi đi trên con đường mùa thu ngập nắng và lá vàng rơi ngập lối tôi đi. Tôi giờ đây có tới hai người mẹ, có người cha luôn ân cần luôn dõi theo từng bước đường đời của tôi. Hành trình tìm về cội nguồn, tìm về với người thân yêu chính là con đường kiếm tìm niềm hạnh phúc trong tôi. Tôi đã là người may mắn trong cuộc hành trình của mình, hành trình kiếm tìm và được trở về trong vòng tay những người thân yêu và quê hương yêu dấu. Tôi cùng mẹ trở về thăm quê ngoại, nơi dòng sông bình yên hiền hòa đang hướng ra biển cả mênh mông.
*Truyện được ghi theo lời kể của một người bạn có cô bạn
gái trong hành trình tìm cha mẹ và những người thân yêu của mình. Dù cô chưa
tìm thấy mẹ. Đoạn cuối câu chuyện là phần mà chúng tôi mong muốn sẽ đến với cô
gái. Hy vọng với điều kiện thông tin như hiện nay và sự phát triển của mạng xã
hội cô sẽ sớm được đoàn tụ với người thân của mình. Phần đầu câu chuyện là câu
chuyện mà cô đã chia sẻ với chúng tôi.
Vũ Lệ Hương
Theo http://hanhtrinhhanhphuc.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét