Đôi bờ ấy chỉ cách nhau một bước đi không ngờ, một phút giây giao
thời mê ngộ. Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian vừa thơ
mộng vừa điên đảo này.
Trịnh Công Sơn đã vẽ rất nhiều tranh về thể loại ấy bằng chất liệu âm nhạc. Những bức tranh ấy vẽ về cuộc đời đôi khi thần tiên và vẽ về cuộc đời lắm khi phàm tục. Tranh của anh có khi vui như chính nó tại cõi thần tiên hân nhiên, có khi buồn như chính nó tại cõi phàm tục đục ngầu.
Vừa sinh ra là vừa ấu thơ. Vừa lớn lên là vừa tuổi trẻ. Tất cả đều trong sáng. Tất cả đều hồn nhiên mời mọc. Tâm hồn một Trịnh Công Sơn quá nhạy cảm với mọi loại màu sắc trùng điệp chung quanh. Anh không đành lòng để lạc mất bất cứ loại dưỡng chất nào của mặt đất, ngay cả những làn sương khói “vu vơ” cũng được anh nâng niu ôm ấp. Anh nói với riêng mình, nói về tâm hồn mình, về những xúc cảm mềm mại như tơ lụa ấy của mình. Rằng, đôi khi nắng qua mái hiên...
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói
Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi
Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ
Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ
(Trịnh Công Sơn, Rồi Như Đá Ngây Ngô)
Một chút nắng gió bên ngoài cũng đủ làm rung lên những xao xuyến thấm thía bên trong. Hình ảnh một chiếc lá khô cũng gợi lên trong lòng Trịnh Công Sơn một nguồn suối mát hồi sinh. Dưới mắt anh, dù xa dù gần, người và người luôn luôn có thể nhìn thấy nhau, nâng đỡ nhau, yêu thương nhau. Cuộc đời xinh đẹp như trong câu chuyện thần tiên. Khắp nơi đều tươi thắm, lúc nào cũng ấm áp, mọi người đều hiền hòa. Mình chỉ việc rong chơi thỏa thích trong cảnh bồng lai thơ mộng ấy.
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ. Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói. Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối. Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối. Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho... vân vân và vân vân...
Nghĩa là, trái tim yêu đời ấy rất giàu thiện cảm với cuộc đời đáng yêu. Ở đâu, cái gì cũng gợi lên trong anh những rung cảm yêu đời. Cuộc đời đẹp bao la. Lòng người đẹp thiết tha. Tiên cảnh là đây, tại chốn trần gian thơ mộng này.
Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối
Đôi khi nhớ trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
Từng ngày tình đến thiết tha ân cần
Từng ngày tình đi một vùng vắng yên
Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ
Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô
Đôi khi... đôi khi ... thấy trăm vết thương ... rồi như đá ngây ngô.
Rất ngập ngừng. Rất hoang mang. Rồi đột ngột ngây ngô như đá. Thấy một vết thương người đời, rồi thấy hai vết thương người đời,, rồi thấy trăm vết thương người đời,, cứ lặp đi lặp lại hình ảnh xót xa dưới mắt người tuổi trẻ như vậy. Tâm hồn xuân sắc ấy, trái tim nhân ái ấy, một ngày kia, bỗng nhiên choáng váng, thấy mình như chai đá, như ngây ngô. Tâm hồn xuân sắc ấy lấy làm kinh ngạc. Cứ e sợ mình cũng bị đồng hóa, như thờ ơ, như lạnh lùng, như dửng dưng, như vô cảm, như vô tâm, như vô đạo, như bất nhân, như mất hồn, như mất trí. Sở dĩ tim người trở thành ngây ngô chai đá như vậy, là từ khi nhìn thấy hằng trăm vết thương giữa đời khốc liệt, là từ khi chứng kiến hằng triệu loại vết thương của đồng loại giữa cuộc đời tàn bạo phi lý triền miên. Cuộc đời tàn bạo, nhưng chẳng phải mọi người đều nhận biết sự thể buồn thảm ấy là điều buồn thảm. Có khi còn thản nhiên xem như đó là điều hiển nhiên. Tục cảnh là đây, tại chốn trần gian điên đảo này.
Phi lý quá, dai dẳng quá, là những vết thương mà do chính con người đáng thương này gây ra cho con người đáng thương này. Tât cả đều là nạn nhân đau đớn của nhau. Những nạn nhân này có thể ý thức hoặc không ý thức mình là nạn nhân của nhau. Trần gian ơi. Trần gian đau đớn hỡi, có thể cứu vãn sự thể đau đớn này được hay không? Trời tuổi trẻ bụi nào về vây hãm
Giữa mịt mờ trăng nước lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hờn núi sông anh lạc xứ xa miền
(Bùi Giáng, Phương Hà)
Khi hát tới câu hát cuối cùng và đột ngột của bài hát Rồi Như Đá Ngây Ngô – “đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô” - người tuổi trẻ bỗng nhiên tỉnh giấc mơ tiên bữa trước, thấy mình đang đối diện với cơn ác mộng lâu đời của cõi đời, và chợt nhân ra rằng mình đang mắc kẹt giữa ranh giới của đôi bờ tiên tục. Ranh giới ấy rất mong manh, vạch ra chỉ bằng một làn sương khói mơ hồ. Hoang mang tự hỏi, tiên cảnh là đâu hả Trịnh, tục cảnh là đâu hả Công Sơn?
Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian điên đảo này. Đôi bờ chỉ cách nhau một phút giây, chỉ cách nhau một đường tơ oan nghiệt. “Nàng rằng vì mấy đường tơ. Lầm người cho đến bây giờ mới thôi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Tiên cảnh sở dĩ có, là có từ tâm hồn thần tiên hồn nhiên mà có. Cuộc đời mà hiện diện càng nhiều những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng mở rộng cơ hội thênh thang giữa đời rộng lượng. Cuộc đời mà càng thiếu vắng những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng thu hẹp cho đời thêm hẹp hoài. Tiên cảnh sở dĩ phai mờ dần, mất dần, là mất từ những tâm hồn kia đã lỡ để hư mất phẩm chất hồn nhiên vốn có từ xưa của chính mình - loại phẩm chất hồn nhiên mà ai ai cũng có từ lúc lọt lòng.
Tục cảnh sở dĩ xuất hiện, là từ khi tiên cảnh bắt đầu hư mất. Tục cảnh sở dĩ lan rộng dần dần, là lan rộng từ khi tiên cảnh bị thu hẹp dần dần. Tâm hồn người càng xa cách hương màu nguyên xuân thanh tịnh, thì tiên cảnh càng phai mờ hương sắc, và tạo điều kiện cho tục cảnh chi phối tràn lan.
Đó đây giữa lòng thế giới loài người, nhiều phen tục cảnh lấn lướt hung bạo, đẩy tiên cảnh vào chốn đoạn trường. Đứng giữa đôi bờ tiên tục ấy, Bùi Giáng ngậm ngùi kể lại cái phút giây đau đớn quặn thắt đứt ruột ấy:
Trịnh Công Sơn đã vẽ rất nhiều tranh về thể loại ấy bằng chất liệu âm nhạc. Những bức tranh ấy vẽ về cuộc đời đôi khi thần tiên và vẽ về cuộc đời lắm khi phàm tục. Tranh của anh có khi vui như chính nó tại cõi thần tiên hân nhiên, có khi buồn như chính nó tại cõi phàm tục đục ngầu.
Vừa sinh ra là vừa ấu thơ. Vừa lớn lên là vừa tuổi trẻ. Tất cả đều trong sáng. Tất cả đều hồn nhiên mời mọc. Tâm hồn một Trịnh Công Sơn quá nhạy cảm với mọi loại màu sắc trùng điệp chung quanh. Anh không đành lòng để lạc mất bất cứ loại dưỡng chất nào của mặt đất, ngay cả những làn sương khói “vu vơ” cũng được anh nâng niu ôm ấp. Anh nói với riêng mình, nói về tâm hồn mình, về những xúc cảm mềm mại như tơ lụa ấy của mình. Rằng, đôi khi nắng qua mái hiên...
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói
Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi
Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ
Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ
(Trịnh Công Sơn, Rồi Như Đá Ngây Ngô)
Một chút nắng gió bên ngoài cũng đủ làm rung lên những xao xuyến thấm thía bên trong. Hình ảnh một chiếc lá khô cũng gợi lên trong lòng Trịnh Công Sơn một nguồn suối mát hồi sinh. Dưới mắt anh, dù xa dù gần, người và người luôn luôn có thể nhìn thấy nhau, nâng đỡ nhau, yêu thương nhau. Cuộc đời xinh đẹp như trong câu chuyện thần tiên. Khắp nơi đều tươi thắm, lúc nào cũng ấm áp, mọi người đều hiền hòa. Mình chỉ việc rong chơi thỏa thích trong cảnh bồng lai thơ mộng ấy.
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ. Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói. Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối. Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối. Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho... vân vân và vân vân...
Nghĩa là, trái tim yêu đời ấy rất giàu thiện cảm với cuộc đời đáng yêu. Ở đâu, cái gì cũng gợi lên trong anh những rung cảm yêu đời. Cuộc đời đẹp bao la. Lòng người đẹp thiết tha. Tiên cảnh là đây, tại chốn trần gian thơ mộng này.
Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối
Đôi khi nhớ trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
Từng ngày tình đến thiết tha ân cần
Từng ngày tình đi một vùng vắng yên
Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ
Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô
Đôi khi... đôi khi ... thấy trăm vết thương ... rồi như đá ngây ngô.
Rất ngập ngừng. Rất hoang mang. Rồi đột ngột ngây ngô như đá. Thấy một vết thương người đời, rồi thấy hai vết thương người đời,, rồi thấy trăm vết thương người đời,, cứ lặp đi lặp lại hình ảnh xót xa dưới mắt người tuổi trẻ như vậy. Tâm hồn xuân sắc ấy, trái tim nhân ái ấy, một ngày kia, bỗng nhiên choáng váng, thấy mình như chai đá, như ngây ngô. Tâm hồn xuân sắc ấy lấy làm kinh ngạc. Cứ e sợ mình cũng bị đồng hóa, như thờ ơ, như lạnh lùng, như dửng dưng, như vô cảm, như vô tâm, như vô đạo, như bất nhân, như mất hồn, như mất trí. Sở dĩ tim người trở thành ngây ngô chai đá như vậy, là từ khi nhìn thấy hằng trăm vết thương giữa đời khốc liệt, là từ khi chứng kiến hằng triệu loại vết thương của đồng loại giữa cuộc đời tàn bạo phi lý triền miên. Cuộc đời tàn bạo, nhưng chẳng phải mọi người đều nhận biết sự thể buồn thảm ấy là điều buồn thảm. Có khi còn thản nhiên xem như đó là điều hiển nhiên. Tục cảnh là đây, tại chốn trần gian điên đảo này.
Phi lý quá, dai dẳng quá, là những vết thương mà do chính con người đáng thương này gây ra cho con người đáng thương này. Tât cả đều là nạn nhân đau đớn của nhau. Những nạn nhân này có thể ý thức hoặc không ý thức mình là nạn nhân của nhau. Trần gian ơi. Trần gian đau đớn hỡi, có thể cứu vãn sự thể đau đớn này được hay không? Trời tuổi trẻ bụi nào về vây hãm
Giữa mịt mờ trăng nước lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hờn núi sông anh lạc xứ xa miền
(Bùi Giáng, Phương Hà)
Khi hát tới câu hát cuối cùng và đột ngột của bài hát Rồi Như Đá Ngây Ngô – “đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô” - người tuổi trẻ bỗng nhiên tỉnh giấc mơ tiên bữa trước, thấy mình đang đối diện với cơn ác mộng lâu đời của cõi đời, và chợt nhân ra rằng mình đang mắc kẹt giữa ranh giới của đôi bờ tiên tục. Ranh giới ấy rất mong manh, vạch ra chỉ bằng một làn sương khói mơ hồ. Hoang mang tự hỏi, tiên cảnh là đâu hả Trịnh, tục cảnh là đâu hả Công Sơn?
Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian điên đảo này. Đôi bờ chỉ cách nhau một phút giây, chỉ cách nhau một đường tơ oan nghiệt. “Nàng rằng vì mấy đường tơ. Lầm người cho đến bây giờ mới thôi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Tiên cảnh sở dĩ có, là có từ tâm hồn thần tiên hồn nhiên mà có. Cuộc đời mà hiện diện càng nhiều những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng mở rộng cơ hội thênh thang giữa đời rộng lượng. Cuộc đời mà càng thiếu vắng những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng thu hẹp cho đời thêm hẹp hoài. Tiên cảnh sở dĩ phai mờ dần, mất dần, là mất từ những tâm hồn kia đã lỡ để hư mất phẩm chất hồn nhiên vốn có từ xưa của chính mình - loại phẩm chất hồn nhiên mà ai ai cũng có từ lúc lọt lòng.
Tục cảnh sở dĩ xuất hiện, là từ khi tiên cảnh bắt đầu hư mất. Tục cảnh sở dĩ lan rộng dần dần, là lan rộng từ khi tiên cảnh bị thu hẹp dần dần. Tâm hồn người càng xa cách hương màu nguyên xuân thanh tịnh, thì tiên cảnh càng phai mờ hương sắc, và tạo điều kiện cho tục cảnh chi phối tràn lan.
Đó đây giữa lòng thế giới loài người, nhiều phen tục cảnh lấn lướt hung bạo, đẩy tiên cảnh vào chốn đoạn trường. Đứng giữa đôi bờ tiên tục ấy, Bùi Giáng ngậm ngùi kể lại cái phút giây đau đớn quặn thắt đứt ruột ấy:
Em ngồi lại nhìn thu trong bóng nước
Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước
Con cá xanh tư lự sóng hôm sau
Lòng miên man em sắp đã gục đầu
(Bùi Giáng, Biểu Tượng Sơ Nguyên)
Cũng từ trạng thái bị mắc kẹt giữa đôi bờ tiên tục ấy, Trịnh Công Sơn cũng đã nhiều phen miên man “sắp gục đầu”, và xót xa tiếp lời Bùi Giáng. Tiếp lời, là lời của con cò trắng ngóng cổ nhớ nhung khung trời thơ ấu thần tiên bữa trước. Tiếp lời, là lời của con cá xanh lim dim tư lự về những đợt sóng phàm tục hôm sau. Xin cho tôi vẫn hồn nhiên tại bên này thế giới tuổi thơ. Xin cho tôi khỏi bước vào bên kia thế giới của người lớn phàm phu tục tử. Xin cho tôi...
Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi
(Trịnh Công Sơn, Xin Cho Tôi)
Đầu óc khôn ngoan của người lớn đã lấn chiếm vùng trời tự nhiên của những tâm hồn tự nhiên như trẻ thơ. Trẻ thơ đành lòng chấp nhận thiệt thòi, chỉ biết khiêm tốn xin lại giây phút hồn nhiên. Xin lại khung trời bữa trước, khung trời thơ ấu tự nhiên mà đáng lẽ không cần phải xin cũng có tự nhiên. Xin cho tôi yên phận này thôi. Yên phận làm con người khiêm tốn trong một góc đời khiêm tốn này thôi. Chỉ để vui chơi với mưa nắng sớm tối như con trẻ vô tư vậy thôi, chỉ để sáng tác tình ca cho đời thêm vui vậy thôi. Chúng tôi không hề có tham vọng tranh giành những điều phức tạp mà người khác đang bận rộn. Chúng tôi rất đơn sơ, và cầu xin những điều rất đơn sơ giữa đời, Xin cho tôi những điều tự nhiên vốn là của tôi mà đã bị lấy mất.
Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em
(Trịnh Công Sơn, Xin Cho Tôi)
Chúng tôi yêu đời như trẻ con thanh thản yêu đời. Chúng tôi muốn ca hát rộn ràng giữa đời như trẻ con rộn ràng. Chúng tôi cần vòng tay người nồng nàn như tay mẹ nồng nàn. Chúng tôi khao khát yêu thương giữa đời chứ không chờ đợi thù hận giữa đời. Chúng tôi sợ bị lôi kéo vào vòng lốc xoáy của liên miên oán hận. Xin cho tôi đứng ngoài cơn lốc điên đảo ấy.
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Để bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời
Cuộc đời yên vui là cuộc đời đẹp biết bao. Ước mơ thanh bình là ước mơ đơn sơ biết bao. Chúng tôi yêu đời như trẻ con yêu đời. Chúng tôi muốn ca hát rộn ràng cho đời rộn ràng. Chúng tôi vốn là những trẻ thơ, là những mục đồng. Tất cả chúng ta vốn là những trẻ thơ, vốn là những mục đồng hồn nhiên mà tạo hóa đã vẽ nên.
Đời vẽ tôi tên mục đồng
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng
Từ đó lên đường phiêu linh
(Trịnh Công Sơn, Chỉ Có Tôi Trong Đời)
Chúng ta vốn là những mục đồng đáng yêu. Tất cả chúng ta đều đã từng ấu thơ, đã từng niên thiếu, chúng ta vốn là những mục đồng hồn nhiên mà tạo hóa đã dựng nên. Mục đồng chúng ta được cởi ngựa hồng rong chơi hồn nhiên giữa đời. Mục đồng chúng ta khiêm tốn vui chơi giữa trần gian thanh bình. Mục đồng chúng ta nhún nhường ca hát giữa trần gian vui nhộn. Tôi vui chơi giữa đời
Ối a biết đâu nguồn cội
Cây trưa thu bóng lại
Mà tôi thu bóng tôi
Tôi vui chơi giữa đời
Ối a biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trờị
(Trịnh Công Sơn, Biết Đâu Nguồn Cội)
Khởi thủy của cõi đời là cõi đời không biết đã đến từ đâu, và để làm gì mà có cõi đời. Chung cuộc của cõi đời là cõi đời không biết lúc nào dừng lại, và dừng lại để kết luận điều gì. Tuổi thơ không thắc mắc và sẽ không cố ý nói khác đi sự thật trống rỗng ấy của cõi đời. Tuổi thơ chỉ hồn nhiên vui chơi giữa cõi đời không mục đích một cách thanh thản như những trò chơi không mục đích của tuổi thơ.
Tâm hồn ấu thơ, tâm hồn niên thiếu, vốn là những cánh én hồn nhiên, đã đem đến chút hương hoa mùa xuân cho đời, đã đem đến chút tình yêu ấm áp cho đời, đã đem đến những vẻ đẹp bất chợt giữa đời.
Em đã đến nơi này tựa như cánh én
Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân
Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng
Thương ai mà sương khuya vội vàng buông
Chiều nay bên trời xao xuyến
Còn em trong từng nhớ thương
(Trịnh Công Sơn, Vẫn Có Em bên Đời)
Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian thơ mộng và điên đảo này.
Tiên cảnh sở dĩ có, là có từ tâm hồn thần tiên hồn nhiên mà có. Cuộc đời mà hiện diện càng nhiều những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng mở rộng cơ hội thênh thang giữa đời rộng lượng. Cuộc đời mà càng thiếu vắng những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng thu hẹp cho đời thêm hẹp hoài. Tiên cảnh sở dĩ phai mờ dần, mất dần, là mất từ những tâm hồn kia đã lỡ để hư mất phẩm chất hồn nhiên vốn có từ xưa của chính mình - loại phẩm chất hồn nhiên mà ai ai cũng có từ lúc lọt lòng. Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian vừa thơ mộng vừa điên đảo này.
Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước
Con cá xanh tư lự sóng hôm sau
Lòng miên man em sắp đã gục đầu
(Bùi Giáng, Biểu Tượng Sơ Nguyên)
Cũng từ trạng thái bị mắc kẹt giữa đôi bờ tiên tục ấy, Trịnh Công Sơn cũng đã nhiều phen miên man “sắp gục đầu”, và xót xa tiếp lời Bùi Giáng. Tiếp lời, là lời của con cò trắng ngóng cổ nhớ nhung khung trời thơ ấu thần tiên bữa trước. Tiếp lời, là lời của con cá xanh lim dim tư lự về những đợt sóng phàm tục hôm sau. Xin cho tôi vẫn hồn nhiên tại bên này thế giới tuổi thơ. Xin cho tôi khỏi bước vào bên kia thế giới của người lớn phàm phu tục tử. Xin cho tôi...
Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi
(Trịnh Công Sơn, Xin Cho Tôi)
Đầu óc khôn ngoan của người lớn đã lấn chiếm vùng trời tự nhiên của những tâm hồn tự nhiên như trẻ thơ. Trẻ thơ đành lòng chấp nhận thiệt thòi, chỉ biết khiêm tốn xin lại giây phút hồn nhiên. Xin lại khung trời bữa trước, khung trời thơ ấu tự nhiên mà đáng lẽ không cần phải xin cũng có tự nhiên. Xin cho tôi yên phận này thôi. Yên phận làm con người khiêm tốn trong một góc đời khiêm tốn này thôi. Chỉ để vui chơi với mưa nắng sớm tối như con trẻ vô tư vậy thôi, chỉ để sáng tác tình ca cho đời thêm vui vậy thôi. Chúng tôi không hề có tham vọng tranh giành những điều phức tạp mà người khác đang bận rộn. Chúng tôi rất đơn sơ, và cầu xin những điều rất đơn sơ giữa đời, Xin cho tôi những điều tự nhiên vốn là của tôi mà đã bị lấy mất.
Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em
(Trịnh Công Sơn, Xin Cho Tôi)
Chúng tôi yêu đời như trẻ con thanh thản yêu đời. Chúng tôi muốn ca hát rộn ràng giữa đời như trẻ con rộn ràng. Chúng tôi cần vòng tay người nồng nàn như tay mẹ nồng nàn. Chúng tôi khao khát yêu thương giữa đời chứ không chờ đợi thù hận giữa đời. Chúng tôi sợ bị lôi kéo vào vòng lốc xoáy của liên miên oán hận. Xin cho tôi đứng ngoài cơn lốc điên đảo ấy.
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Để bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời
Cuộc đời yên vui là cuộc đời đẹp biết bao. Ước mơ thanh bình là ước mơ đơn sơ biết bao. Chúng tôi yêu đời như trẻ con yêu đời. Chúng tôi muốn ca hát rộn ràng cho đời rộn ràng. Chúng tôi vốn là những trẻ thơ, là những mục đồng. Tất cả chúng ta vốn là những trẻ thơ, vốn là những mục đồng hồn nhiên mà tạo hóa đã vẽ nên.
Đời vẽ tôi tên mục đồng
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng
Từ đó lên đường phiêu linh
(Trịnh Công Sơn, Chỉ Có Tôi Trong Đời)
Chúng ta vốn là những mục đồng đáng yêu. Tất cả chúng ta đều đã từng ấu thơ, đã từng niên thiếu, chúng ta vốn là những mục đồng hồn nhiên mà tạo hóa đã dựng nên. Mục đồng chúng ta được cởi ngựa hồng rong chơi hồn nhiên giữa đời. Mục đồng chúng ta khiêm tốn vui chơi giữa trần gian thanh bình. Mục đồng chúng ta nhún nhường ca hát giữa trần gian vui nhộn. Tôi vui chơi giữa đời
Ối a biết đâu nguồn cội
Cây trưa thu bóng lại
Mà tôi thu bóng tôi
Tôi vui chơi giữa đời
Ối a biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trờị
(Trịnh Công Sơn, Biết Đâu Nguồn Cội)
Khởi thủy của cõi đời là cõi đời không biết đã đến từ đâu, và để làm gì mà có cõi đời. Chung cuộc của cõi đời là cõi đời không biết lúc nào dừng lại, và dừng lại để kết luận điều gì. Tuổi thơ không thắc mắc và sẽ không cố ý nói khác đi sự thật trống rỗng ấy của cõi đời. Tuổi thơ chỉ hồn nhiên vui chơi giữa cõi đời không mục đích một cách thanh thản như những trò chơi không mục đích của tuổi thơ.
Tâm hồn ấu thơ, tâm hồn niên thiếu, vốn là những cánh én hồn nhiên, đã đem đến chút hương hoa mùa xuân cho đời, đã đem đến chút tình yêu ấm áp cho đời, đã đem đến những vẻ đẹp bất chợt giữa đời.
Em đã đến nơi này tựa như cánh én
Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân
Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng
Thương ai mà sương khuya vội vàng buông
Chiều nay bên trời xao xuyến
Còn em trong từng nhớ thương
(Trịnh Công Sơn, Vẫn Có Em bên Đời)
Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian thơ mộng và điên đảo này.
Tiên cảnh sở dĩ có, là có từ tâm hồn thần tiên hồn nhiên mà có. Cuộc đời mà hiện diện càng nhiều những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng mở rộng cơ hội thênh thang giữa đời rộng lượng. Cuộc đời mà càng thiếu vắng những tâm hồn thanh tịnh hồn nhiên, thì tiên cảnh càng thu hẹp cho đời thêm hẹp hoài. Tiên cảnh sở dĩ phai mờ dần, mất dần, là mất từ những tâm hồn kia đã lỡ để hư mất phẩm chất hồn nhiên vốn có từ xưa của chính mình - loại phẩm chất hồn nhiên mà ai ai cũng có từ lúc lọt lòng. Tiên cảnh là đây, tục cảnh cũng là đây, tại chốn trần gian vừa thơ mộng vừa điên đảo này.
Nguyễn Tư Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét