“... Bất cứ chàng trai nào ở độ tuổi mới lớn được nghe Biển
nhớ với giai điệu giản dị và ca từ vô cùng da diết cũng đều dâng lên trong lòng
những cung bậc cảm xúc khó tả. Nó gợi lên niềm thương nỗi nhớ một bóng hình
trong mộng nào đó. Nhưng với những người đã đi qua cái thời học trò đầy mộng mơ
thì lại cảm bài hát theo một ý nghĩa sâu xa hơn đó là những nỗi khắc khoải tâm
linh về sự chia cắt, thương nhớ, vô thường. . .”
Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được
người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ
năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn
như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn
sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần
thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may
mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ
in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng
chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.
Chuyên mục “Dòng nhạc kỷ niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ
giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang
ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc
được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ
miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó,
với phần kỹ thuật, phối âm, phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngoại sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản
nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời
cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc
cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu
hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc
hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại
v.v... (T.Vấn: Dòng nhạc kỷ Niệm
với Nhạc cũ miền Nam ).
Biển Nhớ
Sau Hạ trắng và Diễm xưa, Trịnh Công Sơn sáng tác Biển nhớ.
Khi đó ông mới là chàng trai 23 tuổi đang tràn nhựa yêu đương. Đây cũng là một
trong những ca khúc của Trịnh được công chúng biết đến nhiều nhất và được yêu
thích nhất.
Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia thì “Biển nhớ kể lại
những nỗi lòng của người con trai thương nhớ người yêu đã đi xa. Có giả thuyết
là câu chuyện và nỗi lòng trong bài hát được lấy cảm hứng từ tâm trạng thật của
tác giả Trịnh Công Sơn nhiều đêm ngồi trên bãi biển Quy Nhơn để nhớ về một cô
gái tên là Bích Khê theo đó, cụm từ Sơn Khê (nghĩa chung là núi và sông) cần viết
hoa để tạo nghĩa riêng là Trịnh Công Sơn và Bích Khê”…
“Ngô Quang Cảnh - một đồng môn của Trịnh Công Sơn tại Trường
Sư phạm Quy Nhơn có kể lại câu chuyện về Biển nhớ: “… Sau khi Biển Nhớ xuất bản
mình hay ghẹo anh Sơn và hát: “Ngày mai Khê đi, biển nhớ tên Khê gọi về … Trời
cao níu bước Sơn Khê…” Khi in ấn, có lẽ nhà xuất bản sẽ in hai chữ Sơn Khê bằng
chữ thường vì sơn là núi, khê là con suối nhỏ, hai danh từ chung mà, có gì phải
viết hoa. Nhưng trong thâm tâm của anh Sơn, của Bích Khê của những người trong
cuộc và là chứng nhân, đó phải là hai danh từ riêng và phải được trân trọng viết
hoa để đánh dấu một cuộc tình thánh thiện”…”. Một cuộc tình đã xa xưa, ngày đó
có một đôi nam nữ cứ khi bóng chiều buông xuống thường ngồi bên nhau ngắm biển…
Bất cứ chàng trai nào ở độ tuổi mới lớn được nghe Biển nhớ với
giai điệu giản dị và ca từ vô cùng da diết cũng đều dâng lên trong lòng những
cung bậc cảm xúc khó tả. Nó gợi lên niềm thương nỗi nhớ một bóng hình trong mộng
nào đó. Nhưng với những người đã đi qua cái thời học trò đầy mộng mơ thì lại cảm
bài hát theo một ý nghĩa sâu xa hơn đó là những nỗi khắc khoải tâm linh về sự
chia cắt, thương nhớ, vô thường. Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về…Ngày
mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn… nhạc sĩ đã khiến ta mông lung không còn
biết biển là em hay em là biển, hoặc giả, đó chính là con người ta đang mộng mị.
Thế rồi, trong đó, tất cả: cành liễu, bờ cát, đồi núi, mây giăng, gió ngập, mưa
tủi, đèn phố, sỏi đá, rêu phong, hồn lẻ, mắt đêm…đều bâng khuâng nhịp chân xung
quanh cái cao trào triều sương ướt đẫm cơn mê… Đây cũng chính là cái trạng thái
đạt tới từ một trong những “chức năng” thẩm mỹ được nhiều nghệ sĩ coi là cao nhất,
có thể dìu người thưởng thức cùng mình thăng hoa vào một…chốn khác.
Ngày mai em đi, vậy hôm nay họ vẫn còn cùng nhau ngồi ngắm biển,
từng cơn sóng vẫn đang ào ạt xô bờ cát trắng. Ngày mai là một ngày trong tương
lai, vì chàng trai đã nhận ra rằng cuộc đời cũng như các cuộc tình là vô thường,
không có gì là mãi mãi. Có hợp và có tan. Biển nhớ là một dự cảm, một lời tự sự
hay cũng chính là một lời tâm sự của một người con trai tràn đầy những con sóng
yêu đương nhưng không khỏi khắc khoải một nỗi buồn chia xa.
Biển nhớ cho thấy chất vô thường bàng bạc trong nhạc Trịnh
Công Sơn ngay từ thuở đầu, nhưng ít ai để ý. Cũng bởi lời bài hát quá hay, nghe
đã bâng khuâng rồi, đâu cần hiểu ý nghĩa, chỉ mang máng thấy lời thơ có một chiều
sâu triết lý. Có lẽ chính tác giả cũng chưa ý thức được rõ ràng điều mình cảm
nhận, và chính nhờ thế mà tính cách mông lung của lời ca làm rung động lòng người.
TV và BH
Nguồn: VTV.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét