“... Bên Cầu Biên Giới là một trong những bài hát nổi tiếng,
đậm chất giang hồ và lãng tử nhất của Phạm Duy. Trong một hồi ức nào đó, nhạc
sĩ kể, năm 1947 ông đến Lào Cai và gia nhập phòng trà Quán Biên Thùy do Văn Cao
làm chủ, cốt mở chỉ để phục vụ cho công tác tình báo ở biên giới. Và cũng chính
tại nơi đây, trong những ngày thư thả, Phạm Duy đã viết ca khúc Bên Cầu Biên Giới
để tỏ tình với một cựu vũ nữ....”
Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được
người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ
năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn
như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn
sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần
thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may
mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ
in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng
chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.
Chuyên mục “Dòng nhạc kỷ niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ
giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa trước, Bìa sau, hai trang
ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc
được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ
miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó,
với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngoại sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản
nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời
cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc
cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu
hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc
hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại
v.v... (T.Vấn: Dòng nhạc kỷ niệm
với Nhạc cũ miền Nam ).
“... Bên Cầu Biên Giới là một trong những bài hát nổi tiếng,
đậm chất giang hồ và lãng tử nhất của Phạm Duy. Trong một hồi ức nào đó, nhạc
sĩ kể, năm 1947 ông đến Lào Cai và gia nhập phòng trà Quán Biên Thùy do Văn Cao
làm chủ, cốt mở chỉ để phục vụ cho công tác tình báo ở biên giới. Và cũng chính
tại nơi đây, trong những ngày thư thả, Phạm Duy đã viết ca khúc Bên Cầu Biên Giới
để tỏ tình với một cựu vũ nữ.
Bài hát với ca từ cực kì lãng mạn này đã nhanh chóng lan truyền
khắp vùng Việt Bắc và cả về miền xuôi. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát- một trong những
người đứng đầu hội Văn nghệ kháng chiến thời ấy - đã chân thành khuyên Phạm Duy
nên từ bỏ tư tưởng “tiểu tư sản” và xóa vĩnh viễn bài hát, thậm chí sẽ được kết
nạp vào Đảng. Nhưng Phạm Duy đã tảng lơ lời nhắn nhủ ấy. Và rồi, với lý do ca
khúc mang không khí sầu não, ủy mị, chán chường… không thích hợp và sẽ làm nản
lòng chiến sĩ, một lệnh cấm phổ biến Bên Cầu Biên Giới đã lập tức được ban
hành. Sau sự kiện đó, Phạm Duy bỏ vào miền Nam.
Cố nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự trong hồi ký của mình: “Một bài
hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kỳ nào đó thì đời
của nó cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng
hóa đến độ phải treo cổ nó lên…”
Mặc dù Bên Cầu Biên Giới bị cấm lưu hành tại miền Bắc, nhưng
bài hát đã thịnh hành từ trước đó và khi về miền Nam lại càng được đón nhận. Đến
tận cuối 2012, thì ca khúc này mới được phép phổ biến ở Việt Nam cùng với Mùa
Đông Chiến Sĩ, Mẹ Ta, Tiếng Hát Sông Lô, Nỗi Nhớ Vô Thường, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ,
Em Hiền Như Masoeur, Thà Như Giọt Mưa… Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày nhạc sĩ Phạm
Duy ra đi, chương trình Tình Khúc Vượt Thời Gian hôm 27/4/2013 tại nhà hát Bến
Thành, Sài Gòn đã dành riêng để tưởng nhớ Phạm Duy và ca khúc Bên Cầu Biên Giới
lần đầu tiên mới tái ngộ khán giả...”.
TV và BH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét