Tương lai ngữ pháp tiếng Việt
Trước khi bàn về tương lai của bất cứ cái gì, cần tìm hiểu nó
đã!
Tinh thần, hay bản chất, của ngữ pháp tiếng Việt là như thế nào?
Sau đây chúng tôi dùng phương pháp so sánh tiếng Việt với tiếng Anh (là thứ tiếng điển hình cho các ngôn ngữ Tây phương) để thử trả lời câu hỏi ấy.
Tinh thần, hay bản chất, của ngữ pháp tiếng Việt là như thế nào?
Sau đây chúng tôi dùng phương pháp so sánh tiếng Việt với tiếng Anh (là thứ tiếng điển hình cho các ngôn ngữ Tây phương) để thử trả lời câu hỏi ấy.
Tùy quan hệ giữa đôi bên, người Việt có thể xưng cháu gọi
ông, xưng ông gọi cháu, xưng con gọi bố, xưng bố gọi con, xưng em gọi anh, xưng
anh gọi em, xưng tôi gọi mình, xưng mình gọi cậu, xưng tôi gọi cậu, xưng tớ gọi
cậu, xưng tao gọi mày, xưng tên gọi tên v.v. Vì quan hệ có thể thay đổi, cách
xưng hô cũng có thể thay đổi. Trai gái mới gặp nhau xưng tôi gọi chị, dần thân
mật, xưng anh gọi em, thân nữa, thành vợ chồng, xưng tôi gọi mình; ngay cả sau
khi đã lấy nhau, cách xưng hô vẫn tiếp tục thay đổi: lúc còn trẻ là tôi với
mình, về già là tôi với bà, tôi với ông v.v., và hễ “cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt”, là gì đó với gì đó, lại khác nữa!
Người Việt xưng hô mềm dẻo chừng nào, thì người Anh xưng hô cứng nhắc chừng ấy: gần như bất cứ giữa ai với ai, gần như bất cứ lúc nào, cũng chỉ “I” với “you”!
Tại sao cùng là “người”, mà Việt với Tây ăn nói khác nhau thế?
Thiết nghĩ do ta nhìn mọi người quanh mình thấy đủ thứ quan hệ sinh động, trong khi họ nhìn mọi người quanh họ không thấy quan hệ nào cả mà chỉ thấy những khái niệm “ngôi”, khái niệm “giống”, khái niệm “số” cứng ngắc!
Người Việt xưng hô mềm dẻo chừng nào, thì người Anh xưng hô cứng nhắc chừng ấy: gần như bất cứ giữa ai với ai, gần như bất cứ lúc nào, cũng chỉ “I” với “you”!
Tại sao cùng là “người”, mà Việt với Tây ăn nói khác nhau thế?
Thiết nghĩ do ta nhìn mọi người quanh mình thấy đủ thứ quan hệ sinh động, trong khi họ nhìn mọi người quanh họ không thấy quan hệ nào cả mà chỉ thấy những khái niệm “ngôi”, khái niệm “giống”, khái niệm “số” cứng ngắc!
Cái cách xưng hô nó tiết lộ nhiều về cái cách nhìn thực tại đấy.
Không phải chỉ khi nhìn đồng loại người Việt mới thấy quan hệ, mà bất cứ nhìn cái gì ta cũng thấy quan hệ. Thực tại với ta là một toàn thể chứa đầy quan hệ chồng chéo.
Không phải chỉ khi nhìn đồng loại người Tây phương mới “lọc” ra khái niệm, mà bất cứ nhìn cái gì họ cũng lọc ra khái niệm. Thực tại với họ là một tập hợp những khái niệm biệt lập.
Hai cách nhìn thực tại khác hẳn nhau này dẫn tới những dị biệt rất rõ ràng giữa ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Anh.
Không phải chỉ khi nhìn đồng loại người Việt mới thấy quan hệ, mà bất cứ nhìn cái gì ta cũng thấy quan hệ. Thực tại với ta là một toàn thể chứa đầy quan hệ chồng chéo.
Không phải chỉ khi nhìn đồng loại người Tây phương mới “lọc” ra khái niệm, mà bất cứ nhìn cái gì họ cũng lọc ra khái niệm. Thực tại với họ là một tập hợp những khái niệm biệt lập.
Hai cách nhìn thực tại khác hẳn nhau này dẫn tới những dị biệt rất rõ ràng giữa ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Anh.
Người Việt nói: “Một quả chuối, hai quả chuối...”. Người Anh
nói: “One banana, two bananas...”. Chuối một hay hai vẫn là “chuối”. Banana hễ
hơn một phải là bananas. Tại sao họ biến chữ đi, mà ta thì không? Vì họ bị
biệt lập ám ảnh! Họ không muốn để cho chữ banana nó phải tùy thuộc
vào chữ two, họ gắn s cho nó để nó biệt lập! Ám ảnh giúp chữ biệt
lập còn làm người Anh biến chữ đi vì nhiều cớ khác nữa. Như thêm ly để
trạng hóa tính từ, thêm ing để danh hóa động từ v.v. Ðối với ta, chữ
là một phần gắn bó của từ của câu. Chữ cứ hễ dùng là có nghĩa rõ ràng, có vai
trò không nhầm lẫn được. Nên chữ không cần phải biến.
Người Việt nói “Tôi về hôm qua”. Người Anh nói “I returned yesterday”. Về hôm qua thì dĩ nhiên là “đã”, làm sao phải thêm “ed” cho mệt?! Chia thì trông lạ, nhưng thực ra cũng chỉ là một trường hợp biến thể chữ, một ví dụ khác của cái ám ảnh giúp chữ biệt lập. Ðể giúp return khỏi tùy thuộc vào yesterday, họ gắn thêm cho nó một cái đuôi! Ta chỉ thêm “đã”, “đang”, “sẽ”, “mới”, “vừa”, “từng” v.v... khi nào muốn nhấn mạnh.
Người Việt nói “Tôi về hôm qua”. Người Anh nói “I returned yesterday”. Về hôm qua thì dĩ nhiên là “đã”, làm sao phải thêm “ed” cho mệt?! Chia thì trông lạ, nhưng thực ra cũng chỉ là một trường hợp biến thể chữ, một ví dụ khác của cái ám ảnh giúp chữ biệt lập. Ðể giúp return khỏi tùy thuộc vào yesterday, họ gắn thêm cho nó một cái đuôi! Ta chỉ thêm “đã”, “đang”, “sẽ”, “mới”, “vừa”, “từng” v.v... khi nào muốn nhấn mạnh.
Trong tiếng Việt, chữ của từ rất điển hình đứng sát bên nhau.
Trong tiếng Anh, chữ của từ phải hoặc nối vào nhau bằng một cái “đinh ốc” hoặc
biến thể hoặc vừa nối bằng ốc vừa biến thể. Ta nói “chén trà”, “hộp sữa”, “cân
đường”, họ nói “cup of tea”, “can of milk”, “pound of sugar”. Ta
nói “bạn tôi”, họ nói “my friend” hoặc “friend of mine”. Ta nói
“chị em”, họ nói hoặc “my sister” (“sister of mine”) hoặc “sister
and brother” hoặc “sister or brother”.
Cái ám ảnh biệt lập nó bắt người Anh phải nói cho rõ ra cái quan hệ giữa chữ và chữ. Vì quan hệ ấy có minh bạch thì họ mới hiểu được từ, thì từ mới biệt lập được. Họ không thể chấp nhận những “cup tea”, “can milk”, “pound sugar”, “friend I”, “sister brother”!
Người Việt không thấy cần làm thế. Ta nói “Bạn tôi tên Sơn”, vì dù không có “của” thì cũng không ai hiểu lầm thành “Bạn và tôi tên Sơn” hay “Bạn hoặc tôi tên Sơn”! Ta nói “Em ở nhà, chị em đi chợ” mà không nói “Em ở nhà, chị của em đi chợ”, nói “Chị em ôm nhau ngủ” mà không nói “Chị và em ôm nhau ngủ”, nói “Chị em đứa nào rảnh qua bà nhờ” mà không nói “Chị hay em đứa nào rảnh qua bà nhờ”, vì không thể xảy ra sự hiểu lầm nào cả! Ta cũng có đinh ốc để nối chữ như họ, nhưng ta chỉ bắt ốc khi nào muốn nhấn mạnh.
Cái ám ảnh biệt lập nó bắt người Anh phải nói cho rõ ra cái quan hệ giữa chữ và chữ. Vì quan hệ ấy có minh bạch thì họ mới hiểu được từ, thì từ mới biệt lập được. Họ không thể chấp nhận những “cup tea”, “can milk”, “pound sugar”, “friend I”, “sister brother”!
Người Việt không thấy cần làm thế. Ta nói “Bạn tôi tên Sơn”, vì dù không có “của” thì cũng không ai hiểu lầm thành “Bạn và tôi tên Sơn” hay “Bạn hoặc tôi tên Sơn”! Ta nói “Em ở nhà, chị em đi chợ” mà không nói “Em ở nhà, chị của em đi chợ”, nói “Chị em ôm nhau ngủ” mà không nói “Chị và em ôm nhau ngủ”, nói “Chị em đứa nào rảnh qua bà nhờ” mà không nói “Chị hay em đứa nào rảnh qua bà nhờ”, vì không thể xảy ra sự hiểu lầm nào cả! Ta cũng có đinh ốc để nối chữ như họ, nhưng ta chỉ bắt ốc khi nào muốn nhấn mạnh.
Khuynh hướng cứ dùng trong câu rồi sẽ hiểu làm cho tiếng Việt
có vô số những từ kép mà tiếng Anh không có: xanh lè, đỏ hỏn, vàng vọt, trắng
tinh, đen xì, xám xịt, tím rịm, bẽ bàng, chống chếnh, dằn vặt, e ấp, hằn học, hững
hờ, mê mẩn, ngại ngùng, rạo rực, thổn thức, xao xuyến, xốn xang v.v...
Sở dĩ tiếng Anh không thể có được những từ như vừa kể, là vì cái ám ảnh biệt lập nó khiến người Anh luôn luôn đòi biết nghĩa chính xác của từng chữ trong từ, trong khi chỉ có trời biết những lè, hỏn, vọt, tinh, xì, xịt, rịm, bàng, chống, chếnh, dằn, vặt, e, ấp, hằn, học, hững, hờ, mẩn, ngùng, rạo, rực, thổn, thức, xao, xuyến, xang v.v. nghĩa chính xác thế nào.
Hơn nữa, dù trời có bảo cho biết nghĩa chính xác của từng chữ ấy, người Anh sẽ còn đòi biết thêm cái quan hệ chính xác giữa chữ và chữ, để hoặc hì hục bắt một con ốc, hoặc bắt chữ phải biến thể, hoặc cả hai!
Sở dĩ tiếng Anh không thể có được những từ như vừa kể, là vì cái ám ảnh biệt lập nó khiến người Anh luôn luôn đòi biết nghĩa chính xác của từng chữ trong từ, trong khi chỉ có trời biết những lè, hỏn, vọt, tinh, xì, xịt, rịm, bàng, chống, chếnh, dằn, vặt, e, ấp, hằn, học, hững, hờ, mẩn, ngùng, rạo, rực, thổn, thức, xao, xuyến, xang v.v. nghĩa chính xác thế nào.
Hơn nữa, dù trời có bảo cho biết nghĩa chính xác của từng chữ ấy, người Anh sẽ còn đòi biết thêm cái quan hệ chính xác giữa chữ và chữ, để hoặc hì hục bắt một con ốc, hoặc bắt chữ phải biến thể, hoặc cả hai!
Cách nhìn thực tại ảnh hưởng đến cách đặt câu như thế nào?
Người Việt nói “Tôi vui”. Người Anh nói “I am happy”. Sở dĩ câu tiếng Anh có “am”, lại là do cái ám ảnh biệt lập của người Anh! Nếu câu sẵn có một động từ (như câu “I like playing soccer”) thì thôi, còn hễ không có thì họ sẽ chêm động từ to be vào để giúp hai phần của câu được biệt lập với nhau! Người Việt thấy “Tôi” và “vui” gắn bó tự nhiên, nên không nỡ chen “là” vào.
Người Việt nói: “Mẹ đi chợ về.” Người Anh nói: “Mother has just returned from a trip to the market.” Mẹ đi chợ, rồi mẹ mới về. Nói như ta là nói xuôi dòng thời gian. Nói như họ là nói ngược dòng thời gian. Họ nói năng “ngược ngạo” chi cho vất vả? Vì có ngược như thế thì mới dễ giúp hai cái phần “Mother has just returned” và “a trip to the market” trở nên biệt lập với nhau. Họ chặt cái chuỗi biến cố tự nhiên ấy ra thành hai đoạn, xong họ xáo trộn thứ tự, xong họ dùng cái đinh ốc “from” nối chúng lại với nhau! Một việc xảy ra là một vật trong thời gian! Người Việt cứ để nó nguyên tươi thế mà diễn thành lời, chứ không đem chặt ra, tùy tiện sắp xếp, rồi nối lại.
Người Việt nói: “Mọi người đang chờ anh tới”. Người Anh nói: “Everybody is awaiting your arrival.” “Mọi người đang chờ sự tới của anh”! Tại sao lại đi nói năng khổ sở thế nhỉ? Vì cái thói quen khái niệm hóa tất cả mọi thứ đấy mà. Cứ để nguyên cái thực tại “anh tới” thì không chịu được, phải thay bằng cái khái niệm “sự tới của anh” mới thấy ổn! Người Việt không đem thực tại ra phơi khô như vậy.
Người Việt nói “Tôi vui”. Người Anh nói “I am happy”. Sở dĩ câu tiếng Anh có “am”, lại là do cái ám ảnh biệt lập của người Anh! Nếu câu sẵn có một động từ (như câu “I like playing soccer”) thì thôi, còn hễ không có thì họ sẽ chêm động từ to be vào để giúp hai phần của câu được biệt lập với nhau! Người Việt thấy “Tôi” và “vui” gắn bó tự nhiên, nên không nỡ chen “là” vào.
Người Việt nói: “Mẹ đi chợ về.” Người Anh nói: “Mother has just returned from a trip to the market.” Mẹ đi chợ, rồi mẹ mới về. Nói như ta là nói xuôi dòng thời gian. Nói như họ là nói ngược dòng thời gian. Họ nói năng “ngược ngạo” chi cho vất vả? Vì có ngược như thế thì mới dễ giúp hai cái phần “Mother has just returned” và “a trip to the market” trở nên biệt lập với nhau. Họ chặt cái chuỗi biến cố tự nhiên ấy ra thành hai đoạn, xong họ xáo trộn thứ tự, xong họ dùng cái đinh ốc “from” nối chúng lại với nhau! Một việc xảy ra là một vật trong thời gian! Người Việt cứ để nó nguyên tươi thế mà diễn thành lời, chứ không đem chặt ra, tùy tiện sắp xếp, rồi nối lại.
Người Việt nói: “Mọi người đang chờ anh tới”. Người Anh nói: “Everybody is awaiting your arrival.” “Mọi người đang chờ sự tới của anh”! Tại sao lại đi nói năng khổ sở thế nhỉ? Vì cái thói quen khái niệm hóa tất cả mọi thứ đấy mà. Cứ để nguyên cái thực tại “anh tới” thì không chịu được, phải thay bằng cái khái niệm “sự tới của anh” mới thấy ổn! Người Việt không đem thực tại ra phơi khô như vậy.
Câu tiếng Việt liền lạc, hữu cơ, sống động như một sinh vật!
Bản chất của ngữ pháp tiếng Việt là tính toàn thể.
Câu tiếng Tây lủng củng đinh ốc, trơ trơ như một cái máy!
Bản chất của ngữ pháp tiếng Tây là tính biệt lập.
Bản chất của ngữ pháp tiếng Việt là tính toàn thể.
Câu tiếng Tây lủng củng đinh ốc, trơ trơ như một cái máy!
Bản chất của ngữ pháp tiếng Tây là tính biệt lập.
Bảo câu tiếng Việt giống sinh vật, câu tiếng Tây giống máy
móc, rồi chợt nhớ: xưa kia đã có máy móc đâu để câu tiếng Tây nó “bắt chước”?!
Thì hẳn thuở ban đầu, nó cũng giống sinh vật như câu tiếng Việt chứ sao.
Nhưng sau khi chào đời, tiếng Việt và tiếng Tây bắt đầu “lớn” theo hai hướng ngược nhau. Tiếng Việt vẫn tiếp tục toàn thể, tiến từ những câu thô sơ, xấu xí của người dã man đến những lời tinh tế, đẹp đẽ của người văn hóa. Lúc đầu nó chỉ là phương tiện để diễn cảm nghĩ, nhưng rồi nó trở nên một biểu hiện của Ðẹp, ngang hàng với tranh với tượng với nhạc... Lúc đầu nó chỉ là thuyền chở ta sang bến ý, về sau nó nhiều khi chính là một loại bến! Tiếng Tây cũng tiến nhưng mỗi ngày mỗi bớt tính toàn thể mà thêm tính biệt lập, tiến từ những câu vụng về lúc người Tây phương mới tập khái niệm hóa, “chặt, nối” thực tại, đến những lời lắp ráp khéo léo sau khi họ đã thành thạo. Nó cơ bản vẫn chỉ là phương tiện để diễn cảm nghĩ chứ không có bao nhiêu giá trị tự thân, tuy đã trở nên một thứ phương tiện mạnh mẽ hơn hẳn xưa kia.
Cái thời kỳ lịch sử rất dài trong đó tiếng Việt được để yên cho phát triển theo hướng riêng của nó đã chấm dứt rồi! Bây giờ, do nước Việt Nam phải “hội nhập quốc tế” để sinh tồn, tiếng Việt đang bị đe dọa mất bản sắc.
Vẫn chưa nghe ai nói “một trái chuối, hai trái chuối-xờ (!)” hay “tháng bảy sang năm tôi sẽ đã tốt nghiệp”. Cũng vẫn chưa thấy xuất hiện những quái thai như “chén của trà”, “hộp của sữa”, “cân của đường”. Còn cái lối xưng hô truyền thống của người Việt Nam thì bất chấp một thiểu số phàn nàn là không hợp với thời đại mới, nó cứ tiếp tục sống khỏe. Tuy nhiên, trong lời viết thì tình hình diễn tiến xấu. Như một kết quả của việc đọc sách tiếng Pháp tiếng Anh và việc được dạy viết tiếng Việt theo ngữ pháp Tây phương, bây giờ nhiều người Việt Nam viết ra những câu đầy “sự”, “là”, “bởi” v.v... Bây giờ giở những luận văn, bài nghiên cứu, biên khảo, tham luận ra xem, thấy trí thức ta đang hì hục ráp tiếng Việt y như Tây ráp tiếng Tây!
Vẫn hay tiếng nói cũng phải đổi. Nhưng có quá đáng chăng khi ước ao rằng tiếng Việt tương lai sẽ là một thứ tiếng có gốc gác, tức có liên hệ với cái “tiếng muôn năm cũ”? (1).
Nhưng sau khi chào đời, tiếng Việt và tiếng Tây bắt đầu “lớn” theo hai hướng ngược nhau. Tiếng Việt vẫn tiếp tục toàn thể, tiến từ những câu thô sơ, xấu xí của người dã man đến những lời tinh tế, đẹp đẽ của người văn hóa. Lúc đầu nó chỉ là phương tiện để diễn cảm nghĩ, nhưng rồi nó trở nên một biểu hiện của Ðẹp, ngang hàng với tranh với tượng với nhạc... Lúc đầu nó chỉ là thuyền chở ta sang bến ý, về sau nó nhiều khi chính là một loại bến! Tiếng Tây cũng tiến nhưng mỗi ngày mỗi bớt tính toàn thể mà thêm tính biệt lập, tiến từ những câu vụng về lúc người Tây phương mới tập khái niệm hóa, “chặt, nối” thực tại, đến những lời lắp ráp khéo léo sau khi họ đã thành thạo. Nó cơ bản vẫn chỉ là phương tiện để diễn cảm nghĩ chứ không có bao nhiêu giá trị tự thân, tuy đã trở nên một thứ phương tiện mạnh mẽ hơn hẳn xưa kia.
Cái thời kỳ lịch sử rất dài trong đó tiếng Việt được để yên cho phát triển theo hướng riêng của nó đã chấm dứt rồi! Bây giờ, do nước Việt Nam phải “hội nhập quốc tế” để sinh tồn, tiếng Việt đang bị đe dọa mất bản sắc.
Vẫn chưa nghe ai nói “một trái chuối, hai trái chuối-xờ (!)” hay “tháng bảy sang năm tôi sẽ đã tốt nghiệp”. Cũng vẫn chưa thấy xuất hiện những quái thai như “chén của trà”, “hộp của sữa”, “cân của đường”. Còn cái lối xưng hô truyền thống của người Việt Nam thì bất chấp một thiểu số phàn nàn là không hợp với thời đại mới, nó cứ tiếp tục sống khỏe. Tuy nhiên, trong lời viết thì tình hình diễn tiến xấu. Như một kết quả của việc đọc sách tiếng Pháp tiếng Anh và việc được dạy viết tiếng Việt theo ngữ pháp Tây phương, bây giờ nhiều người Việt Nam viết ra những câu đầy “sự”, “là”, “bởi” v.v... Bây giờ giở những luận văn, bài nghiên cứu, biên khảo, tham luận ra xem, thấy trí thức ta đang hì hục ráp tiếng Việt y như Tây ráp tiếng Tây!
Vẫn hay tiếng nói cũng phải đổi. Nhưng có quá đáng chăng khi ước ao rằng tiếng Việt tương lai sẽ là một thứ tiếng có gốc gác, tức có liên hệ với cái “tiếng muôn năm cũ”? (1).
(1) Thơ Vũ Ðình Liên:
“... Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu
bây giờ”.
Viết năm 2005, sửa năm 2015
In lần đầu trong Tìm tòi và suy nghĩ (2005)
In lần thứ hai trong Cảm nghĩ miên man (2015)
In lần đầu trong Tìm tòi và suy nghĩ (2005)
In lần thứ hai trong Cảm nghĩ miên man (2015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét