Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Nụ cười qua thi văn và âm nhạc

Nụ cười qua thi văn và âm nhạc 
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hằng trăm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãì mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười của ai đó. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang. Nụ cười với sự vỗ về bao dung, tha thứ cùng khuyến khích sẽ giúp vực được người vươn lên sau khi đã ngã quỵ trước cuộc đời đen bạc với bao nỗi truân chuyên!
Trong dân gian, người ta còn ví: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Vì thế John Lennon đã đánh giá nụ cười như sau:”Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn, chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười, chứ không phải bằng nước mắt. (Count your age by friends, not years. Count your life by the smiles, not tears that roll.)”.
Cười là một cách để biểu lộ tình ý và nhân cách. Người từng trải có thể nhìn nụ cười hay nghe tiếng cười mà đoán được tâm tính con người: nụ cười hồn hậu thì tâm trong sạch; nụ cười trí trá thì tâm nhơ bẩn. Tâm có tu thì nụ cười mới đẹp.
Thuở xưa, xã hội Việt còn khép kín, người ta thường giữ nét mặt nghiêm trang nên vẻ mặt ít tươi cười. Ngày nay, cuộc sống cởi mở nên không thể thiếu nụ cười vui tươi. Châm ngôn Mỹ có câu: “Live well, Love much, Laugh often” nghĩa là “Hãy Sống tốt, Yêu nhiều, Cười thường”.
Vâng, Trời ban cho con người ai cũng biết cười, nhưng mỗi người cười một kiểu. Dân tộc ta vốn được thiên nhiên ưu đãi có sông núi gợi cảm nên tâm hồn con người cũng chứa chan tình ý. Vì thế, người Việt có khá nhiều cách cười: cười tủm tỉm, cười đon đả, cười nhếch mép, cười toe toét, cười mỉm, cười kiêu ngạo, cười khinh khỉnh, cười hô hố, cười khan, cười góp, cười ruồi, cười nhe răng, cười nửa miệng, cười dê, cười giòn, cười ngạo nghễ, cười xỏ lá, cười trăng hoa, cười lả lơi, hóm hỉnh, cười khúc khích, cười nịnh, cười mũi, cười ngất, cười Sở Khanh, v.v...
Nhưng, cười để làm gì? Trước hết, cười để gây thiện cảm. Trong các buổi tiếp tân, nếu MC tạo được nhiều chuỗi cười là MC đó thành công.
Ðặc biệt nơi phái yếu, cười để làm tăng phần duyên dáng làm mê mẩn những trái tim sắt đá nhất. Người ta thường nói nụ cười có thể làm nghiêng thành, đổ nước như nụ cười của nàng Bao Tự làm cho Trụ Vương phải mất ngai vàng.
Ca dao có câu:
Trăm quan mua lấy nụ cười
Nghìn quan mua lấy tiếng cười ngây thơ.
Cười để thư giãn thần kinh có lợi cho sức khỏe. Những người cười nhiều thường sống lâu hơn những người ít cười. Người Nhật khám phá ra cười làm giảm đường trong máu sau bữa ăn. Cười rất có lợi cho người bị tiểu đường. Ðại học Maryland cho biết xem hài kịch giúp máu huyết lưu thông tốt. Các cuộc khảo cứu cho biết hài hước có thể giúp gia tăng chất kháng sinh trong cơ thể và gia tăng các tế bào miễn nhiễm. Như vậy, mỗi ngày nên tập luyện cười thành tiếng lâu chừng 15 phút, để cuộc sống được hài hoà và có thêm ý nghĩa.
Có câu chuyện kể rằng, Saint Exupery đã từng là phi công tham gia chống phát xit trong Đệ nhị Thế chiến. Sau đó ông bị bắt làm tù binh.. Chính từ những năm tháng này mà về sau ông đã viết nên tác phẩm “Nụ Cười”. Trong thời gian ông là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể ông bị xử bắn như nhiều người khácÔng viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?... Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân vói ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giũa hai trái tim con người. Tôi biết anh không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lai. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giò đây trước mắt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ”. Tôi đáp: “Có” và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình của nhũng đứa con và bắt đầu kể lể về nhũng kỳ vọng của anh đối vói chúng. Đôi mắt tôi nhòa lê. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giò gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lòi, anh ta mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vục thị trấn chiếm đóng, thả tôi tụ do rồi quay trỏ về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười”.
Tù khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng trên đời này, bên ngoài mọi thứ vỏ bọc, chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng, nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay căm thù oán ghét nhau làm gì. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó vói đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý vói tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Một nữ tu ỏ Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống và bà đưa ra lòi khuyên rất chân thành: ”Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con, với các bạn bè và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau .. .”
Triết gia Hy Lạp Aristotle (384 - 322 Trước Tây Lịch) nhận định “chỉ có loài người biết cười”. Tuy nhiên, qua nhiều cuộc khảo sát, người ta đã biết thêm không riêng chỉ loài người biết cười mà loài chó, khỉ (khỉ đười ươi – đười ươi giữ ống), chuột, cá, v.v... cũng biết cười, tất nhiên cái cười của chúng rất đơn thuần. Trên thân thể chúng cũng có những chỗ như nách hay bụng có thể làm chúng nhột và phát ra tiếng cười. Trẻ sơ sinh chừng 17 ngày đã biết cười, một nụ cười vô nhiễm của thiên thần.
Nụ cười quả đã điểm tô cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Cho nên:
Thế gian mà thiếu nụ cười
Người ơi, cuộc sống trên đời vui chi?
Charlie Chaplin đã quan niệm rằng: “Một ngày không có nụ cười là một ngày lãng phí. (A day without laughter is a day wasted.)”. Cuộc đời là vô thường, cái gì đem đến đau buồn rồi sẽ bỏ lại sau. Hãy can đảm lên để vui sống giúp đời giúp người và niềm vui sẽ đến. Một triết nhân đã biểu lộ: “Hãy đếm khu vườn bằng những đóa hoa, đừng bới những chiếc lá đã rơi. Hãy đếm cuộc sống bằng những nụ cười, đừng bới lệ lăn trên má. (Count the garden by the flowers, never by the leaves that fall. Count your life with smiles and not the tears that roll)”. Hãy trân trọng mọingười, luôn mở lòng từ tâm để nâng đỡ những người vươn lên qua nghịch cảnh: “Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày sinh lực với bạn - và với người khác - nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười ...để thốt lên một lời tử tế...để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ... để viết một lời cám ơn . . . để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối ...để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh. (Today can be a healthy unusual day for you – and for other – if you take time to give someone a smile... to express a word of kindness. . . to lend a helping hand to someone in need... to write a note of gratitude... to give a word of encouragement to someone who is temporarily overcome with problems... to share a portion of your material possessions with others.)
Đại thi hào Nguyễn Du mô tả nụ cười của Thúy Vân để độc giả tưởng tượng ra một cô gái đẹp thuỳ mị đoan trang đến mực nào:
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhưng nếu cười để mà chế nhạo hay tự cao, thì người ta khuyên:
Cười người chớ vội cười lâu,
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Cười quá nhiều có thể thành trơ trẽn và gọi là cười toe toét. Ðó là những người:
Vô duyên chửa nói đã cười.
Có khi cười để che giấu âm mưu nham hiểm bên trong. Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã mô tả:
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi,
Ra ngoài một mực nói cười như không.
Nói về cái ghen của đàn bà, đặc biệt là Hoạn Thư, Nguyễn Du đã viết; “Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Bề trong nham hiểm giết người không dao.”
quả là ghê gớm, yêu và ghen như sư tử Hà Đông.
Nói chung, nụ cười vui tươi không thể nào thiếu trong cuộc sống chung để tạo hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.
Các văn nghệ sĩ được mến chuộng vẫn là những người có khả năng tạo những chuỗi cười vô cùng thoải mái cho mọi người như vua khôi hài Fernadel của Pháp, Charlie Chaplin của Anh, và Dan Ahdoof  (1979 - ) của Mỹ.
Nụ cười thật sự là món quà quý báu mà Thượng Ðế ban cho con người để tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nếu biết sử dụng. Trong ý đó, nhà thơ Hải Bằng Hoàng có bài thơ:
Nụ Cười
Hãy cho nhau một nụ cười
Cuộc đời thêm đẹp, vẻ người thêm tươi
Uổng thay sống chẳng biết cười!
Hay chi giữ mãi mẽ người tự cao?
Trời cười, trời nở trăng sao
Ðất cười, đất mở núi cao, sông dài
Mây cười, gió đuổi theo hoài
Nắng cười, gió hát cho ai mơ màng.
Em về có nhớ anh chăng?
Anh về nhớ mãi hàm răng em cười.
Nụ cười tươi thật là tươi,
Cho tình ấm áp, cho đời lên hương.
Nụ cười thương thật là thương,
Một giây gặp gỡ, tình vương suốt đời.
Buồn vui, xin giữ nụ cười,
Cho lòng ấm áp, cho người đáng yêu.

Nói đến nụ cười cay đắng ta phải nói đến Nguyễn Công Trứ (1778-1859) là người mà cuộc đời đã mấy phen thăng trầm; khi còn là một học sinh nghèo đã phải làm người ở gánh đồ cho phường hát, khi làm quan có lúc phải giáng xuống làm lính. Nguyễn Công Trứ là người có tài kinh bang tế thề; đánh giặc giỏi, làm kinh tế giỏi, chính ông đã đắp đê ngăn biển mở rộng đất đai canh tác thêm hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải. Ông cũng là người phong độ phóng khoáng hào sảng ít ai sánh kịp. Một người lỗi lạc như vậy mà phải thừa nhận:
Ăn ở sao cho trải sự đời
 Vừa lòng cũng khó há rằng chơi.”
thì đủ hiểu vấn đề đối nhân xử thế không phải dễ dàng xem thường. Ông đã từng cay đắng và đã từng than thở:
Đau như chọc ruột, tai làm điếc,
Giận dẫu căm gan, miệng mỉm cười
Nụ cười và nước mắt trong đoạn trích “Trong Lòng Mẹ” của Nguyên Hồng đã cho độc giả thấy nỗi lên hai thái cực. Chỉ qua miêu tả nụ cười của các nhân vật, Nguyên Hồng đã dựng lên hai thế giới tương phản. Một bên, là cái cườivới “rấp tâm tanh bẩn” đắc ý của bà cô. Một bên, là cái cười lảng tránh để tự vệ và “cười dài trong tiếng khóc” đau đớn uất ức của bé Hồng. Một cái cười của lòng ích kỷ, nhân tính cằn khô. Một cái cười xuất phát từ tình thương yêu, kính mến vô bờ...
Nụ cười và nước mắt là hai hình ảnh quen thuộc biểu lộ cảm xúc của con người. Hiểu theo chiều thuận, nếu không có gì bất thường, thì cười và khóc chính là hình ảnh của niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và bất hạnh, sung sướng và đau đớn, hân hoan và tủi nhục. Vì thế trong hoàn cảnh dở khóc dở cười, người ta biểu lộ “cười ra nước mắt, khóc ra giọng cười”
Vâng trong cuộc sống đôi khi phải mượn tiếng cười thay cho mước mắt vì e có thể bị cho là yếu hèn. Ðó chính là trường hợp tiềng cười thay nước mắt của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (1809- 1865) người đã chứng kiến cảnh cốt nhục tương tàn trong cuộc nội chiến đẫm máu giữa những người Miền Nam và Miền Bắc vốn từng đã là những chiến hữu sát cánh bên nhau trong cuộc chiến cho nền độc lập và tự do của Mỹ Châu. Tổng thống Lincoln đã nói: “I laugh because I must not cry” (Tôi cười bởi vì tôi không được khóc.)
Trong thi văn đã bàng bạc nhũng nụ cười nhiều thể loại, những nụ cười vẫn còn phảng phất trong âm nhạc vói muôn hình vạn trạng, tuỳ theo mỗi hoàn cảnh.
Khi người yêu buồn đã phải khóc vì có lẽ chàng còn thờ ơ lạnh nhạc, hai hàng lệ tuôn trào, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân động lòng thương và chính thiếu những nụ cười mà chàng càng say mê đắm đuối:
Khi anh nhìn em khóc nhè, anh thương ơi là thương
Thiếu vắng những nụ cười đã làm anh si mê
Vầng trán đẵm mồ hôi, đôi mắt nhìn xa xôi
Từng tiếng nấc nghẹn ngào, đôi bờ môi run run.
Và biết rằng người yêu đã phải khóc thầm để mong tình yêu được gắn bó, chàng lại càng nhớ mong:
Khi anh nhìn em khóc thầm, anh thương lắm biết không
Thiếu vắng những nụ cười đêm ngày anh nhớ anh mong
Vầng trán đẫm suy tư, mắt vô hồn nhìn anh
Từng tiếng nất nghẹn ngào, mím chặt môi chẳng nói thành câu
Và cuối cùng chàng mới thấu rõ ngọn ngành, và đành phải “xuống nước” van lơn, xin lỗi. Đấy ta thấy “sức mạnh” của nước mắt mỹ nhân đã làm nhụt khí nam nhi là thế đấy!
Hởi thiên thần của anh ơi
Nào cho anh xin, lỗi là lỗi ở anh
Vì dã chưa yêu em, chưa thương em nhiều hơn
Nào hãy nở một nụ cười cho anh và cho em.
Trong giữa thập niên 1950 và 1970, đời sống nhân dân miền Nam Việt Nam đượm hoa nở nhụy, mọi người vui hưởng thanh bình, nhạc sĩ Lam Phương đã vẽ nên bức tranh một miền Nam Việt Nam an bình, nhân dân no ấm trong ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam:
“Đây trời bao la ánh nắng mai ghé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người vui hoà
Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi!
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chin lả lơi
 mình nhắm nhau cười.”
Tình quân dân cùng góp sức dựng xây cuộc sống hòa bình để nụ cười rạng rỡ như ánh bình minh, tiếng ca tiếng hát vang lừng trời xanh. Chẳng những người mà chim muôn cũng tung bay mọi nơi đồng xanh hiền hòa:
“Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu
mang tin rằng giờ đây ta sống với binh minh
Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh
đẹp biết bao tâm tình. . .
Tình là tình nồng thấm
buộc lòng mình vào núi sông
tình mến quê hương... 
Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp Cà Mau
Ta người nông thôn quên sương gió góp gian lao lo được mùa mong cầu.
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương ấm cúng non sông đón bình minh,
gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh
rồi sống no lành.
Đây quê hương thân yêu miền Nam
nắng lên huy hoàng mùa vui sang. . .
Trong đoạn sau của nhạc khúc Nắng Đẹp Miền Nam, ta không thấy người nghệ sĩ đa tài nhắc đến nụ cười, nhưng với cảnh sống thanh bình no ấm của miền Nam Việt Nam, nụ cười ẩn hiện đâu đó trong cuộc sống, trong công ăn việc làm, trong niềm vui hằng ngày của mọi người. Chính cảnh đất nước thanh bình, cuộc sống yên vui thời đó (!955-1974), một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng cũng với người nghệ sĩ Lam Phương đã sáng tác Khúc Ca Ngày Mùa để tỏ bày tâm tư cùng sự vui sống của vùng nông thôn trong những ngày thu hoạch sau thời gian đã đem hết sức cần lao để có ngày được mùa rực rỡ với những lời ca như sau:
 “Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời.
Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát
Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời. . . .”
Đúng là trong hoạt cảnh của cuộc sống tuy “nghèo mà vui” đã thể hiện qua những giọng hát câu hò dưới những đêm “trăng vàng bát ngát” và không khỏi chất chứa bao nụ cười. Nhưng rồi những lời ca đã bộc lộ hẳn:
Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà
tiếng tiêu buồn êm quá
Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng
tiếng cười thơ ngây.
Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng
khuất sau rặng tre
Tiếng ai hò chập chùng xa đưa
Hò là hò lơ hó lơ hò lơ
Này anh em ơi! Giã cho thật đều, giã cho thật nhanh
Giã cho khéo kẻo trăng phai rồi
Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài . . .”
Giữa đêm khuya dưới trăng tà xế bóng, những nam nữ trẻ nông thôn đã cùng hối thúc nhau giã gạo cho thật nhanh kẻo trăng sắp tàn rồi. Công việc làm có phần nặng nhọc mà còn rán cố gắng làm nhanh thi đua với trăng sắp tàn, những tiếng cười, những lời hát hò đã làm anh em quên cả nhọc nhằn, vất vả trong công việc:
Cười lên đi trăng sắp tàn bóng xế
Hát lên đi để nung lòng nhân thế
để đồng xanh vui khúc ca ngày mùa
để đồng xanh vui khúc ca ngày mùa. . . .”
Cuộc sống nông thôn vào những ngày mùa trong thời bình là vậy đó. Đèn đuốc không đủ dùng, chỉ nhờ vào bóng trăng để làm việc về đêm và làm việc hối hả chạy theo bóng trăng. Cả vùng nông thôn trong những đêm trăng ngày mùa, những “tiếng ai hò chập chùng xa đưa” vang lên trong cảnh thanh bình đầy sống động giữa “đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng khuất sau rặng tre” ở đầu làng.
Ôi cảnh ấy nay còn đâu!
Rồi chiến tranh lại bùng nổ, người trai phải lên đường làm nghĩa vụ thiêng liêng cho tổ quốc. Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân đã viết nên những lời ca lúc chia phôi với tiếng cười héo hắt xa xôi vô vọng:
“Trăm nhớ nghìn thương khi nhìn ảnh treo trên tường
Ngoài biên giới xa nghe tình sưởi ắm giây phút suy tư
Môi hồng hé cười dáng xa xôi mịt mùng. . . .”
Nhưng cũng có ngày người trai mang tin chiến thắng trở về nơi quê cũ dấu yêu có người em nhỏ hậu phương đang ngóng trông chờ:
“Chiều này thắng trận liên hoan
Vui trong đơn vị bao nhiêu nụ cười
Rượu đổ trên tay rượu chảy trên môi
Ngất ngây là vui.”...
“Rượu say nét mi hoen rồi
Từng hạt long lanh chảy dài theo khung ảnh
Anh ngỡ em cười mi rớt rưng rưng
Cho người núi rừng thương nhớ người yêu.”...
“Vì anh suy tư tương lai với cuộc đời
Ngày mai đất nước vui mừng câu chiến thắng
Anh sẽ đến bên em
Anh kể chuyện nghe khi còn ở trong đơn vị
Ngày vui chiến công mơ nhìn đôi mắt em thắm hơi men
Môi hồng hé cười mắt rưng rưng lệ mừng”
Đó là nỗi vui mừng của anh chiến sĩ mang chiến thắng về bên em gái hậu phương với bao nụ cười đến rơi lệ. Cũng như đại văn hào và nhà tư tưởng Victor Hugo đã từng biểu lộ: “Nụ cười của sự vui mừng gần nước mắt hơn là tiếng cười” (Joy’s smile is much closer to tears than laughter).
Tháng 11/2016
Lê Ánh
Theo http://www.ninh-hoa.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...