Hò vè dân gian Nam bộĐờn ca tài tử Nam bộ
LTG - Trong sách vở khảo cứu sưu tầm về sử liệu văn chương đồng dao của ba miền đất nước, chúng ta được biết rằng tâm lý dân gian mình vốn thật là bình dị, hồn nhiên. Và cho dù có mộc mạc, hóm hỉnh đến đâu thì người ta cũng đều nhận thấy nội dung ý nghĩa diễn tả nét trào phúng hò vè của nó đều có chừng mực. Tuy nhiên, chúng ta còn phải kể tới những trường hợp về tinh hoa của các món ăn đặc sản văn chương trào phúng đã bị phá rào vì tính chất độc đáo, phản ảnh tâm tình chơn chất, gần gũi hoa đồng cỏ nội của người dân sinh sống ở địa phương.
Ca dao miền quê rặt
Nghiên cứu
về đề tài ca dao thuần túy dân tộc nước nhà là một công trình hết sức vô cùng
thú vị và tế nhị, vì đó là một thể loại sản phẩm văn chương có giá trị đặc biệt
ảnh hưởng sâu rộng vào khối đại đa số con người dân dã. Hơn thế nữa, nó cũng
còn là một kho tàng lưu trữ biết bao nhiêu là hình ảnh về sinh hoạt tập quán,
màu sắc phong tục xã hội qua nhiều lãnh vực khác nhau. Tất cả, đều được cô đọng
thể hiện lại bằng chỉ có mấy câu thơ hò vè giản dị ngắn ngủi mà súc tích, tượng
trưng, diễn tả ra được biết bao nhiêu là ý nghĩa của màu sắc cuộc đời. Tuy
nhiên, có điều thực tế là hầu hết phần nhiều các thể loại ca dao thì đều được
xuất phát ra từ ở giữa chốn đồng quê, nơi có những con người chân thật thường
có tính khôi hài, châm biếm. Và luôn luôn có tinh thần khao khát với ước mơ tự
do được giải tỏa tâm tư, tình cảm qua sự rung động của nhịp đập con tim hằng
ngày theo ảnh hưởng của đời thường thầm lặng.Trong mấy năm vừa
qua, kể từ khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO chính thức vinh danh
công nhận coi như là một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của thế giới (1),
thì toàn thể dân ta cũng như hầu hết các nghệ sĩ ở miền đất phương Nam đều đã
đồng thanh hết sức lấy làm vui mừng và hãnh diện vô cùng. Riêng đối với thành
phần thuộc hàng đệ tử lưu linh của môn phái "1-2-3-dzô", thì
tín hiệu nầy lại càng là một niềm phấn khởi tinh thần. Và khoái tỉ ra mặt hơn
bao giờ hết, vì tự nhiên lên cơn say rượu cho rằng đây là một
dịp may hiếm có để làm điểm tựa cho tinh hoa vi diệu của loại văn hóa hò
vè tục dao dân gian Nam bộ sẽ có cơ hội cất cánh ăn theo, để
ra mắt trình làng tuốt luốt sang qua cửa sổ bên ngoài trong một tương lai nồng
nặc với men say! Nói nghiêm túc lại, thì từ lâu ai cũng biết là nghệ thuật đờn
ca tài tử Nam bộ cùng với lối hò vè dân gian ở miền đất phương Nam vốn là một
thực thể văn hóa đặc trưng tự nhiên, không thể tách rời.Và lẽ ra, tôi phải
đưa vào một đề tài khác để đóng góp thêm vào trong phần của bài viết báo Xuân
này, nhưng lại nghĩ rằng các sách báo trong nước cũng như hải ngoại hiện nay ngày
càng thiếu vắng đi những bài viết về vùng miền, quê hương cỏ rạ ấm lòng đặc sệt
rặc màu sắc thôn ấp của địa phương. Hơn thế nữa, nếu đã nói là địa phương thì
bài viết phải có cái chất liệu nội dung gì để chuyên chở tình làng xóm thể hiện
ra ngay là hình ảnh của cục đất quê hương ta, ta rành đường mòn đưa lối, ta
biết, ta quen bóng trăng sẽ ngả về ngõ nào khi rụng xuống cầu.Buồn bã nhất bây
giờ là khi ta nhìn thấy cảnh sao băng, tên họ bạn bè trong sổ tay địa chỉ ngày
một biến dần như ngọn đèn dầu lăm le bập bùng tỏa theo ngọn gió. Còn ta vui là
khi tìm thấy được tin tức đồng hương khỏe mạnh sống lâu, con cháu dâu rể đề huề
cho dù có chuyện hôn nhân dị chủng cũng không sao! Ai mà biết trước được quê ta
khi xưa từng có những đứa bé mục đồng quê mùa ngốc ngếch thế mà về sau mài chí
ăn học thành danh, áo gấm về làng làm rạng tiếng thơm cho miền đất đèo heo hút
gió. Một cô nữ sinh trẻ đẹp có khả năng ca hát và đầy triển vọng tương lai, là
sẽ trở nên một nghệ sĩ tài danh, thế mà giờ phút cuối cùng đã dọn mình theo ý
thánh ẩn mình vào tu viện. Một cậu công tử miệt vườn ham mãi ăn chơi, cho đến
khi phá sản kiệt cùng cả gia tài của cha mẹ, ông bà. Và còn có nhiều nghịch
cảnh trái ngang đổi đời như cha làm thầy con bán sách, ông làm quan cháu lầm
than hay như Bụt trong nhà không thiêng, đi xa mới rạng mặt anh hùng v.v... Tuy
nhiên, cái điều thú vị chắc chắn nhất mà đồng hương có thể tìm ra thấy được, là
danh sách nhắn tin tức về tình bạn cố tri thỉnh thoảng được thấy xuất hiện lai
rai ở trong các cuốn báo dù mới hay là cũ.Người đẹp Thẩm Thúy Hằngtrên hình bìa báo Xuân Phụ
Nữ Ngày Mai năm 1967Những tin tức đó
góp nhặt lại được coi như là một trang gia phả đặc biệt, mang
tính chất nghĩa tình đồng hương biểu tượng cho màu sắc hồn thiêng của xóm làng
mà có thể có người vô tình không nghĩ tới. Ôi! Thật là cảm động biết bao khi
nhìn thấy được tên họ của anh chị em mà mình quen biết lại cùng xuất hiện trong
khung giấy huyền diệu, có khả năng truyền cảm lạ lùng. Thí dụ như đọc qua tên
họ của anh X, ông Y, chị Z... thì chúng ta có thể có dịp để hồi tưởng lại cái
hình ảnh của một em học sinh thông minh hay chậm hiểu, một ông giáo làng tận tâm
dạy dỗ chữ nghĩa cho chúng ta từ lúc vỡ lòng. Một cô nữ sinh có mái tóc thề
duyên dáng, mà cũng là hình ảnh của người xưa mà mình trộm nhớ thầm thương v.v... Chúng ta đồng thanh nhớ lại tiếng ve sầu trong những tháng nghĩ hè vui chơi hơn
là thích học. Chúng ta nhớ lại những buổi tắm sông hay bắt dế, những trận đá
banh của lũ trẻ con dưới cơn nắng nóng cháy da người v.v... Và bây giờ thì đường
đời muôn vạn nẻo, kiếp phù sinh thì trôi nổi bốn phương xa, chúng ta ai nấy đều
đã sống hơn quá nửa cuộc đời. Còn nghề nghiệp thì đủ thứ, từ lao động bằng trí
óc đến chân tay, nói chung ai nấy cũng đều vinh quang cả mà, phải ớn không các
bạn!.Ngoài ra, riêng cá
nhân tôi từ ngày được dịp nối lại vòng tay cùng các bạn bè thơ ấu từ ở Tây Ninh
cho tới nhiều thân hữu ở Long An, Bình Dương, thì từ trong trang gia
phả đặc biệt nầy chính quả là một chiếc đầu cầu mang đến cho tôi thật
nhiều dấu ấn kỷ niệm rất là cảm động! Làm sao tôi quên cho được ngọn núi Bà Đen
ở Tây Ninh, mà thuở nhỏ tôi đã từng với các bạn thám hiểm đặt gót chân lên tận
cùng chóp đỉnh. Và khi thì đùa giỡn nghịch ngợm dưới ao hồ ở Trí Huệ Cung v.v..,
những nơi từng là cái nôi xiển dương của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.Tòa Thánh Tây NinhLàm sao tôi quên được hình ảnh của những kỷ vật đơn sơ của vị tiền
quân Nguyễn Huỳnh Đức ở Long An, mà dạo ấy tôi đã cùng các bạn bè có duyên may
được góp phần công sức nhỏ mọn để quét dọn lại lăng Ông. Làm sao tôi quên được
cảnh vật sông nước Bình Dương vốn là miền đất của đặc sản trái cây ngon ngọt.
Và tôi đã từng có dịp viết ra trên báo chí bên ngoài, rằng đó là vùng cứ địa
độc đáo của nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam nổi tiếng trên toàn thế giới.Tranh sơn mài Bình Dương
Thực vậy, do ranh giới địa thế của Tây Ninh, Long An, Bình Dương
chụm lại dính gần nhau mà một dạo ngày trước, tỉnh mới Hậu Nghĩa, ở giữa, (dưới
thời nước nhà chưa thống nhất) được dịp tiếp thu một vùng đất chung
quanh để lập thành. Và người ta có thể ví cục đất Hậu Nghĩa dạo ấy như là tròng
đỏ của quả trứng gà, còn tròng trắng của nó chính là đất đai bao quanh của ba
tỉnh đã nói ở phần trên. Do vậy, xưa nay hình ảnh của núi sông đồng ruộng vốn
là những vật thể vô tình, nhưng nếu thế hệ của những đồng hương nào chính cống
là người sinh ra và lớn lên tại Bàu Trai mảnh đất máu mủ ở Đức Hòa, cạnh địa
hạt Củ Chi thì đã có dịp nhìn thấy rõ ràng ở nơi này, dạo nọ đã có một khu vực
được chọn làm thủ phủ địa lý hành chánh. Làm trung tâm sinh hoạt xã hội, làm
trục giao thông thuận tiện cho toàn tỉnh lỵ, và đồng hương còn có dịp thừa
hưởng cả một kho tàng tinh hoa văn hóa, nhân văn khác nữa. Tóm lại, chúng ta có
thể nói rằng những phần ráp nối, sát nhập tạo thành ra tỉnh Hậu Nghĩa vào lúc
bấy giờ chính là do những hình hài vốn là đất đai "hậu duệ" của
các vùng phong thổ xoay quanh. Do vậy, hễ mà nói tới Bình Dương, thì quê mình
khi ấy có dính líu đến dãy đất đồng ruộng phì nhiêu, vườn tược xinh tươi màu
mỡ. Và cũng giống như khi chúng ta nói về Long An quê mình khi ấy, thì mọi
người dân ở nơi đây đều hãnh diện vì quê hương mình có lăng ông tướng quân
Nguyễn Huỳnh Đức trang nghiêm.Chính điện lăng ông
Nguyễn Huỳnh ĐứcCòn về phần non nước Tây Ninh thì ngoài cảnh trí
hữu tình, địa linh nhân kiệt, thì lại còn có thêm một điều khám phá thật là thú
vị, đặc biệt bất ngờ trong lãnh vực sinh hoạt nghệ thuật văn chương dân gian. Tình tiết nầy, do tôi may mắn vô tình khám
phá ra được nhân cơ hội trong những ngày về quê hương chôn nhau cắt rún để
mừng Xuân, ăn Tết, viếng thăm lại bà con cô bác ruột rà nơi làng xưa phố cũ. Và
cùng nhau đánh chén rượu say thù tạc, kể nhau nghe từng mẩu chuyện hò vè ở miệt
Kà Tum dưới chân núi Bà Đen hằng mấy mươi năm về trước.Núi Bà Đen huyền ảoTrước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với những cụ già tranh luận sôi
nổi về lời lẽ trơ trẽn, thô tục có một không hai về ý nghĩa của câu hò dân gian
nầy. Tuy nhiên, theo tôi chính vì tiếng hát câu hò mộc mạc thể hiện tính chất
đơn sơ bình dị của con người ở tại địa phương, mà người ta có thể đánh giá về
hoàn cảnh làm lụng sinh sống, tầm mức suy tư tạo thành nên những âm điệu đối
đáp trần truồng, chân thật đó. Dẫu sao, bên cạnh đó cũng hãy còn một điều cân
nhắc nữa, là trong quá trình truy nguyên nghệ thuật sáng tạo tiếng hát dân gian
xưa nay, các nhà nghiên cứu đôi khi thường gặp phải những khó khăn trong lãnh
vực sưu tầm về nguồn gốc xuất xứ của đề tài. Lý do là vì hiện tượng văn
học phồn thực của dân gian ta tuy có cách biệt ngoài vòng của đạo lý gia phong
xã hội, nhưng có một thế đứng rất lại là gần gũi với cái hồn chơn chất của con
người qua mọi ảnh hưởng tiếp cận vào cuộc sống thực tế thường xuyên. Do
vậy, nếu xét đoán quả thực là thoát thai của mấy câu hò nầy xuất phát ra ở tại
quanh miền sơn cước Động Lông Công (2) (chớ không phải du nhập từ ở
phương xa khác) thì đúng là quê vùng nầy đã có công điểm tô, đóng góp vào trong
kho tàng văn chương tục dao của nước nhà. Hơn thế nữa, từ lâu ai cũng biết rằng
đất phương Nam là nơi có một bề dày văn hóa đặc trưng với những áng văn chương
sông nước miệt vuờn thể hiện tính dân gian phóng khoáng, hồn nhiên, tô đậm bản
sắc con người đơn sơ, giản dị. Chính vì thế, mà tình yêu từng khúc sông, con
rạch, tấc ruộng, mảnh vườn đối với họ cũng là cả một đề tài cảm hứng để tạo thành
những bài thơ, câu hò thấy sao nghĩ vậy... người ơi!Tuy nhiên, nếu thử xem lại từ những lời thơ phú cho đến âm điệu
của các ca dao dân tộc, thì chắc chắn người ta sẽ không bao giờ có thể tìm thấy
được các câu tục dao hò vè đối đáp nào có ý nghĩa quá độ hơn những câu hò mà
các gã nhậu đã tranh cãi với nhau. Vả lại từ lâu, những lời hát truyền tụng dân
gian được mọi người ưa thích thì hầu hết đều là những thể loại ca dao thâm
thúy, thuần túy, thắm tình hình ảnh quê hương xóm làng dân tộc. Thí dụ như câu:Hỡi cô tát nước bên đàng!Ảnh minh họaĐây là một áng văn chương tuyệt tác, có giá trị tinh thần sáng tạo
nghệ thuật hò hát dân gian đặc biệt vô cùng phong phú và mang ý nghĩa tuyệt vời
đứng đầu trong tất cả câu ca dao nào nằm trong tâm hồn yêu chuộng thơ ca của
người dân Việt. Và, hơn thế nữa, chúng ta có thể lấy làm tự hào nếu đem giá trị
ý nghĩa của câu ca dao nầy ra để đối chiếu, so bì với bất cứ áng văn chương ca
dao nào trên thế giới. Lại còn có những lời tâm sự thật là trang nhã, thanh cao
thắm tình đồng ruộng, thiên nhiên, mang biểu tượng cho sức sống của dân cày bừa
đồng áng, quanh năm vất vả với nghề nghiệp nông tang, và sự an phận thủ thường
của họ đã được gói ghém vào trong niềm suy tư lặng lẽ. Đó là một câu hỏi văn
chương bình dị, nhẹ nhàng mà hóc búa vô song đến nỗi cả vô lượng kiếp của con
người ở khắp năm châu bốn bể cũng không thể tìm ra được bất cứ một ai có đủ
trình độ khả năng trả lời xác định cho hai câu:Đố ai biết lúa mấy cây?Ảnh minh họaTuy nhiên, nếu phải kể ra về những loại hình thức tục dao của tập
quán cả ba miền đất nước, thì quả thực chúng ta không thể tìm thấy có những câu
tục dao, hò vè nào thô tục, và cho dù có nham nhở đến đâu cũng không thể nào
làm cho chúng ta khi nghe qua được phải nổi ớn da gà. Thí dụ như câu hò đố (Ông
mài dao) như sau:Phận em là gái đứng sau hèAnh ra anh ôm tôi anh đè anh nắcÝ nghĩa và hình thức của câu hò đố trên đây tuy có vẻ chất phác,
sống sượng, khó nghe. Nhưng về mặt tâm lý dân gian, thì nó vẫn còn có lý do để
tìm được chỗ đứng trong tâm hồn của những con người mộc mạc tầm thường, bình
dị. Chớ còn mấy câu tục dao độc nhất vô nhị ở đây mà mỗi khi bất cứ ai nghe qua
được, thì không khỏi phải ngả mũ ra chào.Ngày xưa, khi còn đi học cùng lớp ở dưới mái trường Cao Cẳng
Trảng Bàng, Tây Ninh từ trước năm 1954, thì tôi và bạn Thà
(Ngụy văn), về sau này đã trở thành anh hùng chiến sĩ Hoàng Sa) thỉnh thoảng
gặp nhau và còn nhớ tên của cả một anh bạn tí hon học rất hay, mà tiếu lâm thì
cũng chẳng có ai bằng! Hằng ngày, vào những giờ ra chơi anh thường hay cười
ruồi với chúng tôi và lải nhải thì thầm trong miệng bằng những câu thơ tục tĩu,
cố ý trêu chọc cho bạn bè cùng cười ké cho vui. Bốn câu thơ ruột của anh là:Trầu cau chị bán mấy đồngChị ngồi chị để miệng chồng chị raTrầu cau tôi bán quan baAnh ngồi anh để đầu cha anh ra ngoàiĐây cũng là một loại hò vè tục tĩu, không có ý nghĩa nào khác hơn
là chỉ làm trò vui cho ai đó thích đến với tiếu lâm! Nhưng dù sao, qua mấy lời
hò nầy thì người ta cũng không thấy thể hiện ra những hình ảnh có ấn tượng gì
quái đản, rùng rợn để cho mọi người phải lắc đầu. Hay như bày đặt chuyện kiểu
nói trây, pha trộn hũ tương tào dơ dáy của bọn ranh con mất
dạy xưa nay lang thang xó chợ đầu đường ca tụng tài tử đùa dai cùng tuyệt sắc
giai nhân mà ngâm nga câu thơ:Gái quốc sắc mao cu dũ đệTrai anh hùng tứ hải đại du duẢnh minh họaTrở lại mấy câu hò tục dao quanh vùng sơn cước, nếu chúng ta lấy
cái mốc thời gian là khoảng hai thế hệ đời người (60), thì tuổi khai sanh ra
của mấy lời hò đó đã phải đoán có trên một trăm năm, tuy nhiên, có thể là lâu
hơn nữa. Và điều mà tôi muốn ghi đậm nét ở nơi đây là chính tôi hồi tuy còn rất
nhỏ, dù vốn có tinh thần yêu chuộng nghệ sĩ và rất sính thơ ca nhưng cũng chưa
bao giờ có dịp được nghe qua những câu hò đó ở ngay tại cục đất nhỏ xíu quanh
miền chôn nhau cắt rún vùng sơn cước Bà Đen bao giờ! Do vậy, ý nghĩa âm điệu
của mấy câu hò nầy đối với tôi bây giờ là cả một đề tài sinh động, kích thích
để có dịp sưu tầm, nghiên cứu lại sức sống tinh thần sáng tạo nghệ thuật hò vè
của ông bà xa xưa ở tại quê nhà.Kể cả vùng đất Gò Dầu Hạ hay Trảng Bàng, và ngay cả tại Châu Thành
ngày trước nổi tiếng là nơi có nhiều người cao tuổi với nguồn gốc di dân từ
vùng tam giác sắt kéo nhau tụ họp về đây lập nghiệp.
Nhưng trong tâm hồn khai phóng của họ, thì đã có mang theo nhiều kỷ niệm ảnh
hưởng của phong tục, tập quán đa dạng khác nhau. Và các văn nhân, nghệ sĩ về
làng ta sống cuộc đời ẩn danh cũng nhiều. Nhiều mẩu chuyện vui như "cá
rô cây" kho tộ, những bài thơ tình tiết ảo vọng ngụ ý theo kiểu
văn chương của Pháp như "La laitière et le pot au lait" (Con
bán sữa với cái bình sữa) đến những lời thơ ca dân gian đặc sệt của
gốc rễ địa phương cũng được tìm thấy dưới mái học đường, mà các thầy cô giáo
thường hay đem ra kể chuyện lại với học trò. Kể cả những câu chuyện văn hóa
tiếu lâm mà đứa học trò nào muốn có dịp được cười, thì phải bước lại gần cây gõ
mới có thể nghe lén được những cuộc vui đùa đối đáp ở giữa sân trường. Nó không
giống như là hình thức của các đề thi trắc nghiệm kiểu ABC khoanh, vì nó buộc
phải trả lời một tiếng ngay tức khắc. Hơn nữa, phải nói, hỏi bằng tiếng nước
ngoài thì dịch ra mới thật là khoái tỉ làm sao!.Ảnh minh họa cá rô cây
kho tộThí dụ, như kiểu dịch trong Tam Thiên Tự: Thiên Trời,
Địa Đất, Khuyển Chó, Dương Dê, Tử Con, Nữ Gái, Đa Nhiều, HànLông v.v...v.v...
Chưa hết, một hôm có cậu học trò sau những ngày suy nghĩ trắng đêm thì mới nhập
cuộc bằng tiếng Tây làm cho cả đám học trò đứa nào đứa nấy phải ôm bụng lăn ra
mà cười. Hôm đó, nó đứng dõng dạc và yêu cầu đám học trò phải dịch ra trả lời
tập thể, sau đó nó hô lên: Ma sœur. Đám học trò trả lời Chị
tôi. Nó hô tiếp: Long. Đám học trò trả lời Dài. Đến
đây nó cảm thấy như là cá đã bị cắn câu, cho nên nó nhanh miệng hô tiếp theo,
còn Mou là gì? Đám học trò không do dự trả lời Mềm. Vừa
dứt âm thanh nầy, thì tất cả bọn đều chợt hiểu nhau hết rồi, cho nên đồng loạt
nhốn nháo đưa tay bụm miệng không dám cười lớn sợ thầy cô nghe thấy bắt phạt.Cho đến lúc bấy giờ, thì dẫu sao Tây Ninh cũng chỉ là một dải đất
biên thùy, là vùng miền Tân Biên Cương, là kẻ sinh sau nở muộn, thì làm sao mà
lại dám so bì với cả những vùng đất nước ngàn năm văn vật, phong phú tinh hoa.
Nhưng theo tôi, kể từ hôm nay thì người dân ở địa phương nầy có thể giơ tay xin
gia nhập, đóng góp vào cộng đồng ca dao của dân tộc mình qua công trình truyền
khẩu men say sưu tầm mấy câu hò tục dao của những cụ già lớn tuổi. Hoặc như
muốn tìm dịp giới thiệu đề cao tinh thần địa phương chủ nghĩa mà tôn vinh giá
trị nghệ thuật quê mình, thì cứ hãy nộp đơn trình xin ứng thí ngay liền trong
ngày đăng ký lễ hội hò vè tục dao dân tộc ba miền Nam Trung Bắc, lâu lâu mới có
tổ chức một lần. Và mượn thiên đàng Hòn Ngọc Việt (Vinpearl) ở Nha Trang làm
nơi hò hẹn, biết đâu làng ta đoạt giải?Điều nầy, tôi không cường điệu mà cũng không phải bông đùa bao
giờ! Và hẳn bạn còn nhớ hai câu thơ biến thành ca dao:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ XươngChùa Thiên Mụ ở Huếmà bất cứ người Việt nào mỗi khi nghe đến, thì cũng đều có thể
biết được nguồn gốc xuất xứ của nó là ở từ chốn cung đình thơ mộng. Nơi đây có
thành quách, lăng tẩm đường bệ, huy hoàng một thuở từng mang hơi thở của vương
triều bên cạnh dòng sông Hương tỏa mùi thơm dịu.Còn ngược lại quê ta cằn cỗi ruộng rừng, tuy có trúc tre nhưng
cũng không rậm rạp, chỉ nghe lỏm bỏm được tiếng gà gáy cất lên từ xa vọng về ở
từ miệt Động Lông Công. Và tiếng chuông chùa Linh Sơn nhỏ bé, ở tuốt trên núi
Bà Đen của chúng ta nào dám so bì với tiếng ngân vang của Đại Hồng Chung của
chùa Thiên Mụ! Quê hương ta chỉ có ăn theo, nhờ hai câu thơ hiện đang được phổ
biến lưu truyền rộng rãi là:Chiều trà vọng nhớ cố hươngMái trường Cao Cẳng, giáo đường Tha LaGiáo đường Tha LaMà đi thực tế, biết đâu về sau này may mắn trúng số thì nó cũng sẽ
được rộng lượng để chập chững, mon men đi vào huyền thoại văn chương ca dao dân
gian. Do nhờ nó có nội dung hiển hiện ra được hình ảnh quá khứ của mái trường
Cao-Cẳng Trảng Bàng - nguyên là một mái trường làng nổi tiếng - từng
có công đóng góp rất nhiều vào cho quê hương những tay súng đánh đuổi giặc xâm
lăng ra khỏi xóm làng. Và nhà thờ họ đạo Tha La từ lâu cũng đã được nức tiếng
vang, do nhờ có bài thơ kiệt tác là "Tha La" của thi
sĩ Vũ Anh Khanh còn để lại.Hơn thế nữa, nếu thử đem bốn câu thơ trên đây mà gộp lại liên hoàn
thì ý nghĩa chung của nó lại càng lý thú biết bao! Nào là vần thơ âm điệu nhịp
nhàng, nào là lời thơ bình dị, chứa chan, toát ra màu sắc hình ảnh lung linh,
chuyên chở phần hồn lắng đọng tâm tư cảm hoài vào lòng lữ khách. Ngày nay, tuy
dấu ấn âm thanh tình tự quê hương của canh gà Thọ Xương, cũng như vết tích của
mái trường lưu danh Cao Cẳng không còn nữa, nhưng các biểu tượng tâm linh tôn
giáo là ngôi chùa Thiên Mụ và nhà thờ Tha La thì mãi mãi sẽ vẫn còn.Và còn thì giờ (nếu không bị cử tọa ngắt lời) để nói thêm nữa, thì
nhưng mà phải nhớ lại là về hình ảnh của cái nóc nhà (núi Bà
Đen) ở trong địa phương của chúng ta ngày nay tuy thường được cả dải đất phương
Nam lấy làm hãnh diện, tự hào. Nhưng nó cũng vẫn không làm sao có thể cao hơn
được, nếu đem so với hình ảnh của cái cổng trời (ngọn
Fansipan) hùng vĩ trên đất Bắc.Ngọn núi FansipanQuê ta nghèo không có công trình, di sản gì hết, chúng ta chỉ muốn
mượn cớ để đem ra đối chiếu, để nói sàm cho vui vậy thôi!
Nhưng nay chúng ta may mắn đã tìm thấy có báu vật văn chương hò vè tục dao ở
trong làng, tuy chỉ có với chừng ấy áng thơ mà khi nghe qua thì đầy ấn tượng
biết bao! Do vậy, tôi tin chắc rằng, rồi đây, sau này hễ bất cứ ai kia có nghe
qua được những lời thơ ca đó, thì sẽ có dịp biết rằng lịch sử của các món ăn đặc
sản nơi xứ Tây Ninh này không phải chỉ có món bánh canh giò heo, bánh
tráng nướng phơi sương nổi tiếng danh bất hư truyền nơi
đất Trảng Bàng (3) v.v... mà về mặt tinh thần, lại còn có thêm cả áng
văn chương hò vè tục dao, có ý nghĩa đặc trưng vô cùng phong phú nữa.Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại mấy lời tâm sự về những bản tục ca
độc nhất vô nhị của một thiên tài nhạc sĩ họ Phạm (Duy) lừng
danh mà có một dạo, chính ông đã từng cho là trong nghệ thuật diễn tả âm nhạc
bình dị dân gian thì khúc hát tục ca không thể thiếu. Riêng cá nhân tôi thì
cũng có ý nghĩ không khác gì hơn, là trong tiếng hát dân gian nếu chúng ta đã
có văn chương ca dao, đồng dao chiếm lĩnh một vai trò quan trọng trong sinh
hoạt văn hóa xã hội, thì tục dao cũng có công lao tạo ra được những tiếng cười
vui để cho người đời thưởng thức phút giây sau những thì giờ làm việc
nhọc nhằn. Hơn thế nữa, trong khía cạnh về lãnh vực văn hóa thì tục dao quả
là một sắc thái đặc trưng thể hiện tính đời thường hài hước, mộc mạc, bình dân
của con người thôn quê trong xã hội. Do vậy, một nhà làm văn hóa dân tộc có bề
dày kinh nghiệm, thì sẽ không bao giờ quên nhắc tới từ những hình thức tục dao
dân gian chuyên chở tính cá biệt của mỗi vùng miền trong địa bàn địa lý địa
phương. Giá trị đạo đức nếu đem xen vào đây, thì thật không đúng chỗ. Người ta
phải biết tôn trọng luật chơi trong mọi hình thức sinh hoạt cộng đồng, và thiểu
số phải biết phục tùng con số nhiều hơn, vì đó là quy luật bất thành văn trong
sự liên đới, giao lưu trong xã hội.Ngay như trong quá trình lịch sử văn chương tạo thành những áng ca
dao phồn thực từ xưa, thì người dân ta cũng đã không bỏ quên tạo nên những bài
hát, câu hò mang đậm tính nhân văn, phản ảnh trung thực về ý nghĩa bản chất của
con người được lồng vào trong bối cảnh xã hội đương thời. Do vậy, không có lý
do nào để cho người ta phải bắt buộc tránh né một góc phần sống trong tâm hồn
tế nhị hài hước của dân gian trong mọi từng đẳng cấp khi cần biểu lộ thẳng
thừng ra bằng ý nghĩa của tinh thần khát vọng.Ảnh minh họaTuy nhiên, có thể nhiều người không đồng ý khi nghe nói như vậy!
Và đặt lại vấn đề hài hước bằng cách chọn lối kể truyện, thơ ca, đồng dao, hò
vè nào có vẻ trang nhã, lịch sự hơn cho dù có tục một tí mà giảng thanh. Chẳng
hạn như kiểu thơ thiên phú độc đáo của Hồ Xuân Hương có câu:"Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không"Hay:"Xin đừng mân mó nhựa ra tay"Hoặc theo truyện hư cấu:"Đá bèo chơi"trong huyền thoại Trạng Quỳnh. Hoặc là, "thoát cửa
buồng" (4) của Sương Nguyệt Anh. Nghe thoáng qua tưởng vội mà ý
nghĩa như một hồi chuông, nhằm cảnh báo, động viên tinh thần giải phóng chị em
phụ nữ phải vùng lên đòi quyền sống nam nữ bình quyền trong xã hội. Hay là,
thiếu chi nữa những chuyện trái khoáy, nực cười đã làm cho cả trời gầm
không nhả, nhưng vì đời nay ai mà chẳng biết rằng trong một trăm người
tục (vẫn hãy còn) có một chục người thanh...thường không thích
nghe nói đến mọi chuyện gió trăng mây nước, bướm ong...Tuy nhiên, ngược lại những kẻ nầy, đôi khi, họ được xem như là
những con người còn có vẻ bảo thủ khi ca tụng cho những áng
văn chương tinh túy của dân tộc để đứng về phe bảo vệ cho trường phái đề
cao khi "Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn" (5). Vậy
phải chăng chính vì lẽ chính đáng đó, mà cũng đã có nhiều thành phần phái nữ
dân ta vốn có truyền thống gia đình trung thành với cổ học tinh hoa, cưu mang
ảnh hưởng sâu đậm về mặt tinh thần. Hóa cho nên, ngày nay đã có phong trào chấp
nhận làm thân phận con dâu đi lấy chồng ra ở nước ngoài vì chữ hiếunở
rộ để mong kiếm được đồng tiền đem về giúp đỡ cha mẹ già nghèo???Nhưng thôi đi! (tôi tự nhủ mình). Hãy đừng không công
biện hộ chuyện bông lông, vì nếu nói cho nghiêm túc thì người ta còn có thể vay
mượn thêm tên của cả thế giới loài thú vật mênh mông như: ba-ba, cào-cào, chuồn-chuồn, đa-đa, kên-kên, le-le, tê-tê, ba-sa,
bìm bịp, bươm-bướm, cao-các, cắc-kè, châu-chấu, chem-chép, chèo-bẻo,
chích-chòe, điên-điển, đom-đóm, đười-ươi, lăng-quăng, lia-thia, lìm-kìm, liu-điu,
lòng-tong, nòng-nọc, nhền-nhện, thác-lác, thằn-lằn, thò-lò,
thòi-lòi, thuồng-luồng, se-sẻ... ễnh-ương, ốc, ếch, hay như những chuyện của dế than, ngựa ô, mèo mun, chó mực, gà ác, trâu
cò hoặc của dế lửa, ngựa kim, vịt rằn, mèo vằn, chó vện, loài lông cánh đà-điểu hai chân trống mái, loài
bốn chân king-kong, mam-mút
(mammouth) đực cái v.v... để
đem ra làm đề tài tiếu lâm thú vị chọc cười cho thiên hạ. Còn nếu muốn sử dụng
âm thanh kiểu "ảo thuật ngữ" để đùa với hàng trẻ
con, thì cứ hãy hô biến công,
rùa thành cua, rồng; cáo, sóc thành cóc, sáo; cóc sò thành cò
sóc; ếch, nhộng thành ốc, nhện, ếch titicaca v.v...Ếch TiticacaRồi lợi dụng với những âm thanh quen thuộc mà giả bộ cất lên thành
tiếng chó sủa, mèo ngao, heo la, gà gáy, chim hót, vượn hú, ngựa hí, bò rống,
cọp gầm, sư tử hống, côn trùng rên rỉ nỉ non… Lúc ấy, người ta sẽ được bọn chúng
vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt biết bao!Hay cứ kể về những câu chuyện mới nghe qua tưởng là quái đản, nhưng mà có thật
ở trên đời. Đó là trường hợp của những con ác phụ bạc tình, bạc nghĩa, nhẫn tâm
ăn thịt đồng bạn tình của mình sau cơn giao phối tuyệt vời. Và đó chính là hình
ảnh của những loài dế cái, châu chấu cái, bọ cánh cứng cái, bọ cạp cái, nhện
cái, bọ ngựa cái (ngựa trời).
Còn nếu muốn phạm thượng không sợ mắc tội khi quân, thì cứ đem ra
chuyện tổ tông sanh ra chi trăm con cái cho quá nhiều đến nỗi nuôi không xuể,
nên đành phải ly dị chia tay đáy biển đầu non, để mà làm gương cho đàn hậu duệ
sau nầy khởi đi từ Động Đình Hồ phải tung hoành tan tác khắp bốn phương trời
giương cao ngọn cờ dân tộc. Nhưng theo cao kiến của nhiều người, thì kể ra cũng
có nhiều cái hay lắm chứ!Trở lại tinh thần bản sắc tình cảm bình dân của giống nòi, thì xưa
nay lối hò vè đối đáp cung bực ân tình trong cánh đồng cày cấy nông thôn hay
trên sóng nước ghe thuyền miệt vườn phản ảnh tâm lý lãng mạn của những cô gái,
chàng trai nồng mặn trao đổi mộng ảo ái ân. Họ thường muốn thừa dịp để giải tỏa
tính dục, trút bầu tâm sự tột cùng của khát vọng tình yêu, thì cũng chỉ diễn tả
ra bản năng thực chất chứa chan của lòng dạ đến một chừng mực nào đó có giới
hạn mà thôi...Hết cỡ như đòi giao hoan cưới em làm vợ, lấy anh làm
chồng chớ ít có cái vụ nữ kê tác quái, lợn nái dám
bỡn heo đực nọc bao giờ. Còn nếu có muốn đùa dai, mà không sợ
vấp phải lỗ chân trâu theo như bài bản của các đấng hôn quân.
Hay như phương thức của các vị anh hùng hảo hán mày ngài hàm én đường xa phi
ngựa, thì cứ y trang kê toa cải lão hoàn đồng bán dạ tam
bôi tửu... lương y bất đáo gia rồi lục giao nhất dạ mà
tha hồ hài hước với thuốc lắc điệp khúc lăng ba vi bộ ạch è
vác cày qua núi, âm thầm núp gò mối đâm heo, để thà ăn trộm chớ
không thà ăn vụng bao giờ!!!.Gò mối có nhiều công
dụng!Còn muốn tỏ ra như rằng mình là người thường hay theo dõi các câu
chuyện nam nữ ái ân, gay cấn trong đêm muộn hấp dẫn vô cùng. Vì trong đó, nó có
những điển tích lịch sử trường tình cực kỳ lãng mạn của cả các đấng quân
vương (hãy tưởng tượng gán cho kiểu hạng người như Napoléon), tướng
sĩ (hãy tưởng tượng gán cho kiểu hạng người như An Lộc Sơn) nổi
tiếng danh vang trên thế giới say đắm tình yêu nồng nàn. Đến nỗi từ nơi chiến
trường tang thương khốc liệt mà cũng còn bỏ ra chút thì giờ, để viết thư về đòi
hôn lên người yêu ở vào chỗ kín đáo nhất trong cơ thể, thì có
phải, sẽ có sức lôi cuốn hơn không? Hoặc tự lượng sức mình mà e sợ thiên hạ chê
cười cái cảnh thằn lằn ôm cột đá, thì hãy lập tức đánh phủ đầu rao
giảng tin mừng cho ai kia phải chớ khá coi thường rằng như ta đây:Thà rằng nó nhỏ, nó thôngCòn hơn nó lớn, nửa trong nửa ngoàiThà rằng nó nhỏ, nó dàiCòn hơn nó lớn, nửa ngoài nửa trongThà rằng... nhưng nãy giờ mà nếu cứ mãi loay hoay về với những cảm khái tinh
thần sáng tạo nghệ thuật văn chương dân gian phong phú y trang như vậy, thì tôi
e rằng chúng ta đã đi trật ra ngoài mục đích của bài viết nầy rồi. Lộ trình của
tôi là xông pha vào một cánh cửa đã mở sẵn, vì tìm thấy trong đó có thể còn có
nhiều báu vật mà ở những địa phương khác không bao giờ có. Và cái nào mà làng
ta có thì chúng ta cần phải biết trân quý, bảo tồn và phát huy.Tuy nhiên, bên cạnh phút giây đầy phấn khởi, hào hứng và hồ hởi đó
thì tôi đang mang tâm trạng nửa vui, nửa buồn. Tôi vui vì biết rằng làng ta khi
xưa vốn không nghèo, mà nếu có nghèo thì tình người vẫn tốt, lòng người vẫn
đẹp, trái tim con người biết chân thành rung cảm theo ý nghĩa
của cuộc sống hồn nhiên. Nhưng rồi tôi lại buồn, vì khi nghe có người thiển
cận cho rằng cái gọi là báu vật của làng ta vốn chỉ
là phó sản của một thể loại văn chương không lành mạnh, có nội dung chứa đựng
một loài độc tố đáng gườm, lại mang cả tính chất âm thanh kỳ thị
như những loại phim x cấm đoán mọi sự liên hệ, tò mò của lũ
trẻ con chưa tròn mười tám tuổi. Vả lại, đặc biệt hơn thế nữa, vì từ lâu nó đã
được liệt kê và bị niêm yết vào đống hồ sơ bí... mật của một
loại kiện hàng dở hơi thuộc thành phần nặng ký.Hàng quốc cấm bị tịch
thuVậy ý nghĩa hư thực của nó là thế nào, phải tùy theo quan điểm bén
nhạy của người có khả năng hứng thú tiếp cận để đánh giá, phê bình. Bây giờ, để
kết thúc phần trình bày về "hội thoại văn chương hò vè dân gian Nam
bộ", tác giả xin hân hạnh mời quý đồng hương và quý độc giả chịu
khó bỏ ra vài phút suy tư để bỏ phiếu trưng cầu ý kiến, để
đóng vai trò thẩm phán lịch sử và cùng nhau biểu quyết tối
hậu sau khi đọc lại qua mấy lời hò tục dao lên xuống âm thanh
nghe rợn người ở phần dưới cùng. Điều mà chỉ có một không
hai ở trong vườn hoa văn học quanh miền sơn cước Tây Ninh, cũng như trải dài ra
cùng khắp cả miền xuôi, mạn ngược trên đất phương Nam.(Nam)Hò ơ... Đất nầy là của làng taHoa thơm cỏ lạ rất là đẹp xinhMiền quê sơn cước hữu tìnhMấy người học chữ, chỉ mình anh khôn!(Nữ)Hò ơ... Gần xa nghe nức tiếng đồnĐồn ra khắp cả cô thônBiết anh khôn chữ, em thất thần hồnVậy hỏi? Tại sao anh ăn cơm bằng đũa, mà bốc l... bằng tay?(Nam)Hò ơ... Rượu đào ngọt đắng men saySá gì lời nói chua cay!Cơm trời là hạt ngọc, anh quen dùng đũaCòn l... em dai, nên tay anh phải trì!!!(Nữ)Hò ơ... Anh trì mặc sức anh trì!Thuyền quyên nào có mấy khi!Gặp người quân tử cố lì!Mê ly cảm hứng lạ kỳ!Nỡ dan tay kéo, tay trì!Bóp, xoa, soi, móc li bì!Mũi hôn, hít, thở khịt khì!Miệng thò gặm bú hục hì!Mặt mày máu nóng tức thì!Hò ơ... Sao anh còn thèm lè lưỡi, liếm vô chi vô lỗ l... này???(Nam)Hò ơ...! Hò ơ...!! Hò ơ...!!!... Vậy là trên hàng ghế bồi thẩm đoàn, chắc quý vị cùng
các bạn vừa đã phải bị bó tay chịu trải qua những phút giây nặng nề khó thở đầy
kinh ngạc, khiếp đảm! Tuy nhiên, có một điều mà cử tọa không thể nào có thể phủ
nhận, vì đó là những áng tục dao nếu không phải là của mèo khen mèo dài
đuôi, thì ít ra nó vẫn có giá trị tuyệt cú mèo, ngoại hạng
mà bất cứ ai kia khi mới nghe qua đều không khỏi phải rùng mình để nghiêng
người ra phục lăn chiêng. Và xét ra trong ý nghĩa tinh thần
của nó, thì cũng đã quá xá giàu biết bao về tình chơn chất của con người dân
dã? Nhưng nếu chúng ta thử đem màu sắc văn chương nầy ra để góp mặt cùng với
các di sản văn minh của nước nhà từ bấy lâu hãy còn sừng sững trơ gan cùng tuế
nguyệt, thì những đền đài có màu sắc tôn giáo hồn thiêng được tạc tượng trưng
bày lộ thiên kiểu trường phái tôn thờ linh vật sinh thực khí linga (dương...) + yoni (âm...) ở
tại thánh địa Mỹ Sơn ngày xưa. Và đó, thì mới chính lại là những công trình
kiến trúc văn minh, mà bạn đáng cần phải thiết thực được chiêm ngưỡng và dày
công sưu tầm, nghiên cứu gấp bội lần.Linga và Yoni ở Mỹ SơnVà bạn cũng đừng quên nghiên cứu thêm về hình ảnh của những ngày
lễ hội độc đáo rước sinh thực khí Linga, thường được tổ chức long trọng hàng
năm xảy ra vào mùa Xuân trên đất nước văn minh hiện đại Phù-Tang (Nhật Bản), để
hỗ trợ thêm cho ý kiến mớm lời đề nghị của tác giả nêu ra trên đây, không phải
là hoàn toàn vô lý! Tuy nhiên, phong tục Giao Chỉ thì có khác, từ lâu các hướng
dẫn viên du lịch nội địa từng đã thường hay tâm sự cùng với du khách rằng, là
các phụ nữ nước ta rất ngại không muốn chụp hình lưu niệm với sinh thực khí
Linga ở tại Mỹ Sơn.Cảnh quan tôn nghiêm
ngày rước lễ Linga ở Nhật BảnSau cùng, tôi tin rằng với tất cả tâm hồn văn nghệ, yêu chuộng
tinh thần sáng tạo làm đẹp quê hương trên lãnh vực sưu tầm, nghiên cứu ca dao,
hò vè, chúng ta sẽ nghiêm túc cùng có dịp gặp nhau để trở lại đề tài này trong
một ngày không xa ở tại quê nhà hay trên đất khách. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là tôi không quan tâm, lưu ý đến về những hình thức tinh hoa
trong nhiều lãnh vực khác như là về bộ môn thể thao, văn nghệ v.v... của các tỉnh
ở đất phương Nam cũng đã từng có bao nét đẹp đặc trưng của xóm làng, nói riêng.
Và nói chung, là kể cả nét đẹp văn hóa đa dạng vùng miền Việt Nam trên khắp cả mọi
nẻo đường quê hương đất nước.Rất mong có dịp nối lại vòng tay cùng với tất cả quý đồng hương,
và độc giả thân hữu ở khắp bốn phương trời.Chú thích:(1)- Ngày 5/12/2013, nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ
đã được tổ chức UNESCO vinh danh công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.
(2)- Ngày xưa quanh miền sơn cước Bà Đen có rất nhiều khu Động Lông Công. Lông Công là một loài cây lau mà hồi trước dân quê thường dùng để làm chổi quét nhà. Bây giờ cảnh vật đã đổi thay và bị đắm chìm dưới dòng nước của đập Lòng Hồ. Riêng miền đất Bàu Đồn cạnh di tích Sông Đua (Gò Dầu Hạ), thì xưa nay cũng có tên được gọi là Động Lông Công.
(3)- Theo một nhà khảo cứu về đề tài nét cá biệt của văn hóa vùng miền Việt Nam, thì đã từng có ý kiến cho rằng là nghệ thuật chế biến bánh canh, bánh tráng nướng phơi sương, cách pha nước mắm chấm ở Trảng Bàng rất khác lạ. Là không phải do sự ngẫu nhiên, mà là do có bàn tay nhuần nhuyễn với phương pháp bí truyền.
(4)- Vang lừng nữ giới những hồi chuông
Thúc bạn quần thoa thơát cửa buồng (thơ Sương Nguyệt Anh).
(5)- Nhân cơ hội nói về truyện Kiều, tác giả cũng không quên nhắc lại là ngày xưa, có nghĩa là sau khi có sự xuất hiện của tác phẩm này, thì nó đã gây nên một trận địa chấn lớn lao về mặt tinh thần đạo đức trong xã hội. Những nho sĩ có tư tưởng chống đối thì họ lên án cho đó là một loại thể văn chương đồi trụy, làm băng hoại đạo lý thánh hiền. Vào lúc bấy giờ, sự chỉ trích đó cũng đã có rất nhiều ảnh hưởng vào trong xã hội dân gian, đến nỗi không ai dám đặt tên cho con gái của mình là Kiều. Ngoài những lời khuyên đàn ông, đàn bà tránh đọc truyện Phan Trần, Thúy Vân - Thúy Kiều đã có từ trước. Về sau, cũng có những nhà học giả nghiên cứu, phê bình và với kết luận cho rằng, chính tác giả của "Lục Vân Tiên" cũng đã có ngụ ý muốn mô tả, giải quyết duyên nghiệp của thân phận con người qua bối cảnh thuận đạo lý nhân sinh có khác hơn với "Kim Vân Kiều". Và mặc dù văn chương toàn bích trong truyện Kiều luôn luôn bao giờ cũng được coi như là một kiệt tác không có đối thủ, tuy nhiên, không phải vì thế mà từ lâu người ta không thể tìm thấy được có những bài thơ dân gian lưu truyền châm chích thật là tài tình, diễn tả như sau:
Khép cửa phòng thư vẫn đợi chờ
Rằng em mất nết tự bao giờ
Chàng Kim dại gái còn đeo đẳng
Viên ngoại thương con đứng ngẩn ngơ
Kiếp trước mặn nồng con đĩ Đạm
Duyên sau lăn lóc bố cu Từ
Mười lăm năm ấy bao nhiêu sướng
Oán trách làm chi chú bán tơ... (1)
Con đường tơ lụa xuyên quốc gia thời Trung cổ
(1) Theo tài liệu chính xác rất
hiếm hoi được phổ biến, thì tác giả của bài thơ này là của một nhà nho sĩ trí
thức khoa bảng nổi danh cũng mang dòng máu chính thống họ Từ.
Xuân Mậu Tuất 2018
Mai Lý Cang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét