Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024
Nguồn gốc các loài 2
CHƯƠNG IV
Mặc dù tôi không nghi ngờ là là tình trạng cô lập đóng vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành loài mới, nhưng trên tổng thể tôi vẫn
nghiêng về là sự rộng lớn có tầm quan trọng nhiều hơn, nhất là đối với sự hình
thành loài mới, mà cho thấy có khả năng tồn tại trong thời gian dài, và nhân rộng
ra. Trên khắp một khu vực rộng lớn, nó không chỉ sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho sự
biến đổi có ích từ số lượng lớn các cá thể cùng loài có thể sống trên đó, mà
còn cả điều kiện sống cực kỳ phức tạp do quá nhiều cá thể đang tồn tại trên đó;
và nếu một số loài này biến đổi và cải thiện, các loài khác buộc phải biến đổi
và phát triển tương ứng, nếu không muốn bị tuyệt chủng. Mỗi loài mới, ngay khi
chúng được cải thiện lớn, sẽ có khả năng lan rộng khắp khu vực liên tục và rộng
lớn, do đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh với nhiều loài khác. Nhiều nơi mới sẽ được
hình thành, và sự cạnh tranh để chiếm những chỗ đó ngày một ác liệt hơn trên
khu vực rộng lớn so với khu vực nhỏ. Hơn nữa, những khu vực rộng lớn, dù hiện tại
vẫn liên tục, nhưng do chịu dao động, thường sẽ tồn tại trong điều kiện đứt
gãy, khiến cho các ảnh hưởng tốt của sự cô lập trùng lặp ở mức độ lớn. Cuối
cùng, tôi kết luận rằng, mặc dù các khu vực nhỏ bé, xét trên mặt này mặt nọ, có
điều kiện rất thuận lợi để sản sinh ra loài mới, song quá trình của sự biến đổi
thông thường diễn ra nhanh hơn trên các khu vực rộng lớn; và điều quan trọng
hơn nữa là những dạng sống mới phát sinh trên khu vực rộng lớn, mà đã chiếm ưu
thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh, sẽ là những dạng sống lan rộng nhất, sẽ tạo
ra nhiều biến thể mới và loài nhiều nhất, và nhờ đó đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc thay đổi lịch sử của thế giới hữu cơ.
Một bộ phận, trong bất kỳ loài nào, phát triển một cách hay ở
một mức độ đặc biệt, so với bộ phận đó ở trong các loài họ hàng, cỏ xu hướng biến
đỗi lớn - Vài năm trước đây, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên trước một lời nhận xét
gần giống như trên, đưa ra bởi ông Waterhouse. Tôi cũng suy luận ra từ sự quan
sát của giáo sư Owen về chiều dài cánh tay của con ourang-outan, dựa vào thực tế
này ông cũng đi tới kết luận tương tự. Chúng ta hầu như không có hy vọng thuyết
phục được bất cứ ai tin vào tính đúng đắn của kết luận trên nếu không đưa ra một
danh sách dài các bằng chứng mà tôi đã thu thập được. Đáng tiếc là những bằng
chứng này không có chỗ để có thể đưa ra ở đây. Tôi chỉ có thể nói lên sự đồng
tình của tôi: nó là quy luật có tính tổng quát cao. Tôi nhận thức được những
nguyên nhân gây ra lỗi lầm, nhưng tôi hy vọng đã tính toán kỹ càng những lỗi lầm
đó. Chúng ta nên hiểu là quy luật này không phải có thể áp dụng cho mọi bộ phận
mà thường chỉ áp dụng cho bộ phận đã phát triển khi đem so sánh với bộ phận
tưomg tự của loài họ hàng. Do đó, cánh của con dơi là một cấu trúc khác thường
nhất trong lớp các loài động vật có vú; nhưng quy luật ở đây không áp dụng được;
bởi vì có toàn bộ một nhóm doi có cánh. Quy luật chi đúng khi mà một loài dơi
nào đó có cánh phát triển theo cách đặc biệt nếu đem so sánh với các loài khác
cùng chi. Quy luật này rất đúng với trường hợp của các đặc điểm về giới thứ cấp,
khi thể hiện ra trong bất cứ cách bất bình thường nào. Thuật ngữ, các đặc điểm
về giới thứ cấp, được sử dụng bởi ông Hunter, áp dụng cho các đặc điểm gắn với
một giới tính, nhưng không liên quan trực tiếp tới ảnh hưởng của sự sinh sản.
Quy luật áp dụng được cho con đực và con cái; nhưng do con cái hiếm khi cho ra
các đặc điểm về giới thứ cấp đáng chú ý, nên nó ít được áp dụng đối với chúng.
Việc quy luật rất dễ dàng áp dụng được trong một số trường hợp về các đặc điểm
về giới thứ cấp có lẽ là do tính biến đổi lớn của các đặc điểm này, dù có hay
không thể hiện ra trong cách khác thường mà tôi ít nghi ngờ. Nhưng việc quy luật
của chúng ta không bị giới hạn chỉ với các đặc điểm về giới thứ cấp được thể hiện
rõ ràng trong trường hợp của loài chân tơ lưỡng tính; và nói thêm là tôi rất
chú ý tới lời nhận xét của ông Waterhouse trong khi nghiên cứu nhóm này. Tôi đã
đi đến kết luận chắc chắn rằng quy luật hoàn toàn đúng với loài chân tơ. Trong
các tác phẩm tới, tôi sẽ đưa ra một bản danh sách các trường hợp đáng chú ý; ở
đây xin đưa sơ qua một ví dụ minh họa bởi vì nó cho thấy tầm áp dụng rộng nhất
có thể được của quy luật. Van tim có nắp của loài lông tơ không cuống (các con
hàu đá), trong mọi nghĩa của từ, là cấu trúc rất quan trọng; và chúng cực kỳ ít
khác nhau thậm chí trong các chi khác nhau; nhưng trong vài loài cùng một chi,
Pyrgoma, những van này thể hiện sự đa dạng vô cùng: những van tương đồng trong
các loài khác nhau đôi khi hoàn toàn có hình dạng khác biệt; và khối lượng biến
đổi trong các cá thể của vài loài lớn tới mức mà không hề quá khi nói rằng các
biến thể khác nhau nhiều trong các đặc điểm của những van tim quan trọng này
hơn là các loài khác của các chi riêng rẽ.
Mặc dù trong rất nhiều trường hợp điều khó khăn nhất là hình dung được các bước chuyển đổi mà qua đó một bộ phận hình thành như ngày nay; nhưng do số lượng loài đang sống và đã được biết đến ít hơn nhiều so với loài bị tuyệt chủng và chưa được biết tới, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên là rất hiếm khi một bộ phận có thể được đặt tên mà người ta không biết bất cứ cấp chuyển đổi nào dẫn tới nó. Tính xác thực của nhận xét này được chứng minh bởi tư tưởng cô trong lịch sừ tự nhiên của Natura non facỉt saỉtum. Chúng ta thấy sự chấp nhận này trong hầu hết các tác phẩm của các nhà tự nhiên học nhiều kinh nghiệm; hay như ông Milne Edwards đã diễn đạt rõ ràng nó, tự nhiên là rất phong phú trong tỉnh biến đổi nhưng lại rất nghèo nàn trong đổi mới. Tại sao nó lại là như vậy nếu xét trên quan điểm Đấng sáng tạo? Tại sao tất cả các phần và bộ phận của nhiều cá thể độc lập, mỗi cá thể coi là được tạo ra độc lập thích hợp với riêng nơi ở của chúng, lại có liên kết chặt chẽ với nhau như vậy thông qua các bước chuyển đổi? Tại sao tự nhiên không có bước nhảy từ cấu trúc này sang cấu trúc khác? Nếu dựa vào lý thuyết của sự lựa chọn tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu tại sao tự nhiên lại không như thế; bởi vì sự lựa chọn của tự nhiên chỉ gây tác động có lợi thông qua những biến đổi nhỏ kế tiếp nhau; Tự nhiên không bao giờ có thể tạo ra bước nhảy vọt, mà chỉ tiến với các bước ngắn nhất và chậm nhất.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét