Hiện tượng Trịnh Công Sơn - Con người minh triết trong Âm nhạc
Nhiều người, trong đó có cả những người nước
ngoài như John C.Schafer (Giáo sư Anh ngữ, Đại học Humboldt, Hoa Kỳ) đã định
danh cho sự nổi tiếng của nhạc Trịnh là “hiện tượng Trịnh Công Sơn”. Nhiều bài
viết, tập sách được công bố, xuất bản đã tìm cách giải mã hiện tượng âm nhạc
Trịnh Công Sơn nhằm dò thấu căn nguyên của sức hấp dẫn lạ lùng, đầy “ma lực”
của nhạc Trịnh.
Người ta đã và sẽ còn
tiếp cận căn nguyên quyến rũ kỳ diệu của nhạc Trịnh từ nhiều cách, từ nhiều
giác độ khác nhau. Ở đây, xin đưa ra cách tiếp cận căn nguyên này từ một trong
những phương diện nổi bật nhất của thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, đó là
con người minh triết trong nhạc Trịnh Công Sơn.
Sức hấp dẫn của thế
giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn chính là sức hấp dẫn của con người minh triết
được xưng tụng, nâng niu và “phát sáng” ở trong đó.
Minh triết của con
người ấu thơ, của “nhân chi sơ”
Con người minh triết
trong nhạc Trịnh trước hết là một con người thuần khiết, chưa hề “vướng bụi
trần”, đó là con người thuở ấu thơ, thuở “nhân chi sơ” vui sống hồn nhiên, yêu
thương thật lòng:“Ngày xưa khi còn bé, tôi yêu quá cuộc đời, tôi yêu thương
loài người, ngồi vẽ lấy tương lai” (Ngày nay không còn bé), “Hôm nay tôi nghe
tôi cười như đứa bé, mới lớn lên giữa đời sống kia. Tôi thấy màu xanh hát trong
lời gió và thấy bình minh thắp trên ngọn lá. Tôi thấy ngày thật lạ, xao xuyến
từng nỗi nhớ, cho nên tôi yêu trái tim không nặng nề những con tim bạn bè bao
la” (Hôm nay tôi nghe).
Sự minh triết của con
người thuở ấu thơ, thuở đầu đời trong nhạc Trịnh có gốc rễ từ trong minh triết
phương Đông. Mạnh tử từng đề ra thuyết tính thiện nổi tiếng: “Nhân chi sơ, tính
bổn thiện” (Người ta lúc bắt đầu có sự sống, tính vốn thiện). Mạnh tử bảo: “Bậc
có đức lớn vẫn giữ được lòng mình khi mới sinh ra” (Đại nhân bất thất kỳ xích
tử chi tâm – Li Lâu hạ, bài 12)(1). Các bậc hiền triết thường có những tư tưởng
lớn gặp nhau.
Trong tác phẩm “Đạo đức kinh”, Lão tử khẳng định: “Người nào có đức dày thì như con đỏ” (Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử)(2). Nhưng tại sao người đời khi “lớn lên” không phải ai cũng giữ mãi được sự minh triết của “con đỏ” như các bậc có đức dày? Đó là vì cùng với sự lớn lên về trí năng thì trí xảo, cơ mưu có khi đi kèm là nguy cơ, là tai hoạ mà nhân loại xưa nay không phải bao giờ cũng biết cách phòng tránh, diệt trừ triệt để, hiệu quả. Lão tử trong “Đạo đức kinh” từng phân tích, cảnh báo về điều này: “Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu” (Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa)(3), “Trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy” (Trí tuệ xuất, hữu đại nguỵ)(4). Cùng chung mối ưu tư trĩu nặng tự nghìn xưa của các triết nhân, nhạc Trịnh đã soi chiếu, cảnh tỉnh về những mặt trái, mặt tối của lòng người: “Đời đã cho tôi một ngày, nhìn thấy gian manh loài người, từ đó tôi hằng biếng vui chơi” (Chỉ có ta trong một đời), “Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm… Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên” (Những con mắt trần gian). Bởi vậy, nhạc Trịnh mang nỗi tiếc nuối, ngậm ngùi da diết khi con người đã xa dần với thuở “nhân chi sơ”, thuở ấu thơ: “Ngày nay không còn bé, tôi quên sống thật thà, tôi đã không còn là, là hạnh phúc ngu ngơ. Ngày nay sao buồn thế, những sáng hay đêm về vẫn thấy rất ơ hờ, bình yên như kiếp đá. Ngày nay thôi đành nhé, tôi như đá nặng nề, trong giây phút tình cờ rớt xuống mịt mù” (Ngày nay không còn bé), “Ôi hư vô phong kín, tuổi thơ ngây mong manh” (Lời của dòng sông).
Trong tác phẩm “Đạo đức kinh”, Lão tử khẳng định: “Người nào có đức dày thì như con đỏ” (Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử)(2). Nhưng tại sao người đời khi “lớn lên” không phải ai cũng giữ mãi được sự minh triết của “con đỏ” như các bậc có đức dày? Đó là vì cùng với sự lớn lên về trí năng thì trí xảo, cơ mưu có khi đi kèm là nguy cơ, là tai hoạ mà nhân loại xưa nay không phải bao giờ cũng biết cách phòng tránh, diệt trừ triệt để, hiệu quả. Lão tử trong “Đạo đức kinh” từng phân tích, cảnh báo về điều này: “Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu” (Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa)(3), “Trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy” (Trí tuệ xuất, hữu đại nguỵ)(4). Cùng chung mối ưu tư trĩu nặng tự nghìn xưa của các triết nhân, nhạc Trịnh đã soi chiếu, cảnh tỉnh về những mặt trái, mặt tối của lòng người: “Đời đã cho tôi một ngày, nhìn thấy gian manh loài người, từ đó tôi hằng biếng vui chơi” (Chỉ có ta trong một đời), “Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm… Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên” (Những con mắt trần gian). Bởi vậy, nhạc Trịnh mang nỗi tiếc nuối, ngậm ngùi da diết khi con người đã xa dần với thuở “nhân chi sơ”, thuở ấu thơ: “Ngày nay không còn bé, tôi quên sống thật thà, tôi đã không còn là, là hạnh phúc ngu ngơ. Ngày nay sao buồn thế, những sáng hay đêm về vẫn thấy rất ơ hờ, bình yên như kiếp đá. Ngày nay thôi đành nhé, tôi như đá nặng nề, trong giây phút tình cờ rớt xuống mịt mù” (Ngày nay không còn bé), “Ôi hư vô phong kín, tuổi thơ ngây mong manh” (Lời của dòng sông).
Trước vấn nạn “lớn
lên” về trí xảo, con người phải tìm giải pháp gì, phương thuốc gì để chữa trị
hữu hiệu? Lão tử khuyên nên quay về với đạo, cụ thể là quay về với cái gốc của
đạo. Xuất phát từ khái niệm “đạo” được nêu lên trong “Đạo đức kinh”: “Đạo vĩnh
viễn không có tên, nó chất phác” (Đạo thường vô danh, phác)(5), Lão tử đã đưa
ra phép chữa trị là dùng cái “chất phác” này để ngăn chặn trí xảo: “Trong quá
trình biến hoá, tư dục của vạn vật phát ra thì ta dùng cái mộc mạc vô danh (tức
bản chất của đạo) mà trấn áp hiện tượng đó, khiến cho vạn vật không còn tư dục
nữa” (Hoá nhi dục tác, ngô tương trấn chi dĩ vô danh chi phác. Phù diệc tương
vô dục)(6). Do đó, Lão tử khuyên con người “trở về mộc mạc” (phục quy ư phác),
“trở về trẻ thơ” (phục quy ư anh nhi)(7), tức là trở về với bản tính tự nhiên,
chất phác ban đầu, chưa bị đánh mất. Trong nhạc Trịnh, con người có những lúc
được “trở về trẻ thơ” như vậy, được tìm lại “thời gian đã mất”, được sống trọn
vẹn với bản tính hồn nhiên nguyên sơ: “Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà” (Đêm
thấy ta là thác đổ), “Tôi đã yêu em như trẻ thơ” (Trong nỗi đau tình cờ). Đời
người ai chẳng từng có một tuổi thơ được chắp cánh mộng vút bay theo từng cánh
diều vui: “Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ, thả con diều nhỏ bay giữa mênh
mông. Mênh mông là trời bầu trời mênh mông. Mênh mông lòng người lòng người
mênh mông. Mênh mông nụ cười rạng ngời tim non. Tim non rạng ngời” (Ra đồng
giữa ngọ). Cánh diều trong nhạc Trịnh tan trong cội nguồn hay chính đó là giấc
mơ được tái sinh trở lại của con người với cội nguồn uyên nguyên, cội nguồn minh
triết của vũ trụ, của Đạo Trời: “Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ, ngờ đâu
hội ngộ tan giữa hư không. Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong. Tan trong
cuộc đời làm lời ru trong. Tan trong nụ cười gọi mời yêu thương. Tan trong cội
nguồn” (Ra đồng giữa ngọ). Quả là như thế, vì Trịnh Công Sơn đã từng viết khi
nhớ đến cõi “Thiên Thai” của Văn Cao: “Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa
bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi”(8).
“Trở về trẻ thơ” là
phép màu để diệt trừ trí xảo, dối gian. Còn để diệt trừ phiền não, nhạc Trịnh
có phép màu nào?
Minh triết về giải
thoát phiền não
Vì đứa trẻ trong nhạc
Trịnh có khi là do người lớn hoá thân, nên khi đó, ở đứa trẻ này, sự hồn nhiên
thơ trẻ đã dần nhường chỗ cho những suy tư nặng lòng về nhân thế và phận người:
“Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như trẻ nhỏ
tìm nơi nương tựa, mà sao vẫn cứ lạc loài” (Tự tình khúc). Ngay cả tiếng khóc
ban đầu thuở sơ sinh của đời người cũng được nhạc Trịnh nghiệm ra là tiếng ưu
phiền, là“tin buồn”, la“phúc âm buồn”: “Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi, tin buồn từ
ngày mẹ cho mang nặng kiếp người” (Gọi tên bốn mùa), “Tiếng khóc ban đầu, ban
đầu còn đau, còn đau, còn đau” (Lời mẹ ru). Điều này, thuở trước, ở thế kỷ
XVIII, nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) qua tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
đã từng nghiệm thấy:
“Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!”.
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!”.
Vậy Trịnh Công Sơn
không phải là người đầu tiên suy nghiệm về những phiền não của đời người bắt
nguồn từ tiếng khóc lọt lòng. Nhưng Trịnh Công Sơn với dòng nhạc “hát kinh” về
phận người đã miệt mài tìm cách hoá giải tiếng khóc, hoá giải phiền não. Đây là
đóng góp độc đáo đã làm nên hiệu ứng nghệ thuật mạnh mẽ của nhạc Trịnh.
Trước hết, muốn hoá
giải niềm đau, hoá giải phiền não thì không nên xa lánh nó mà phải sống với nó,
“lắng nghe” nó, chịu đựng nó: “Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây
ngô” (Rồi như đá ngây ngô), “Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào
đời buốt giá, hồn ta gió cát phù du bay về” (Tình xa), “Dưới vòng nôi mọc từng
nấm mộ, dưới chân ngày cỏ xót xa đưa” (Cỏ xót xa đưa), “Với những cuộc tình bão
tố lênh đênh, xin có một lần uống chén muộn phiền” (Vườn xưa), “Cho tôi đi qua
tận gập ghềnh, nhìn dòng máu trong tim anh” (Xin cho tôi). Chịu đựng nỗi buồn,
nỗi cô đơn da diết, chịu đựng cả nỗi chết đang “ăn lan” từng giờ vào đời người:
“Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới, nhưng khi về lại thu mình góc tối, trong
tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười, có nói được gì những tiếng bi ai, có tiếng tù và
hối thúc trong tim, có đếm từng giờ trong khi nằm bệnh, có nhớ vài lần những má
môi xinh” (Bay đi thầm lặng). Con người minh triết trong nhạc Trịnh đã coi sống
là một sự trải nghiệm như vậy, trong đó có trải nghiệm nỗi khổ, điều mà Phật
giáo gọi là “khổ đế” – chân lý về sự khổ, chân lý thứ nhất trong bốn chân lý
giác ngộ của Phật giáo (tứ diệu đế), điều mà triết học hiện sinh gọi là sự
nghiệm sinh. Giá trị của sự trải nghiệm này được Trịnh Công Sơn nói đến trong
bài viết “Hư vô”: “Hãy đau đớn đi. Biết đau nỗi đau của người khác và của chính
mình là dấu hiệu của lòng nhân ái. Cái tín hiệu ấy phát đi và mọi người nhận
được”(9). Và Trịnh Công Sơn khẳng định điều đã “ngộ” được: “Vì có khổ đau nên
có âm nhạc” (Để bắt đầu một hồi ức – Thế giới âm nhạc, tháng 1/1997). Như vậy,
khổ là một “động lực” của cuộc đời, một “động lực” của sáng tạo nghệ thuật, của
thăng hoa, vấn đề là tìm cách chuyển hoá nó thành “động lực”.
Không thể giải thoát
phiền não bằng cách xa lánh phiền não được, vậy làm sao chuyển hoá nó? Phật giáo
Đại thừa khẳng định, phiền não tức bồ đề (bodhi, nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ),
phiền não tức là giác ngộ. Tại sao hai khái niệm đối nghịch nhau là “phiền
não”, “giác ngộ” lại có gốc rễ liên quan với nhau? Theo nhà Phật, mầm của giải
thoát mọc ngay trong sự phiền não. Bồ đề, giải thoát sẵn có nơi mỗi người,
nhưng do phiền não dấy lên che khuất, khi ta làm cho phiền não lắng xuống, bồ
đề, giải thoát sẽ xuất hiện. Như một ly nước đục, khi lọc hết chất bẩn, nước sẽ
trong trở lại. Nhà Phật cho rằng sự giải thoát không phải từ nơi nào khác đến
mà nó nằm ngay trong phiền não, nên mới nói phiền não tức là bồ đề. Tinh thần
sống chung với phiền não, tìm cách chuyển hoá phiền não được Trịnh Công Sơn đề
cập trong bài viết “Tin vào niềm tuyệt vọng”: “Phải chăng thở than cũng là niềm
bí ẩn của con người”, “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng
cũng đẹp như một bông hoa”, “Tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên
tuyệt vọng”. Trong nhạc Trịnh, ta bắt gặp không ít trạng huống sống chung với
phiền não, lắng cặn phiền não để cho tâm hồn được giải thoát, thăng hoa. Này là
cách thể nhập với hồn thiền của núi cao để nỗi buồn lắng xuống: “Một hôm buồn
lên núi nằm xuống” (Tự tình khúc), lời hát gợi nhớ đến câu của triết gia
Nietzsche: “Triết lý, đó là đời sống trong băng lạnh và trong núi cao”. Này là
giọt nước mắt đau thương làm mềm chăn gối, làm lay động cỏ cây, hồn người: “Hãy
khóc hãy khóc đi em, hãy khóc hãy khóc đi em, dòng nước mắt sẽ bay trong trời,
làm cơn mưa rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người” (Hãy khóc đi em).
Này là trái tim biết chữa lành vết thương để tấu nên khúc nhạc dâng đời: “Trong
trái tim con chim đau nằm yên, ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu, một sớm
mai chim bay đi triền miên, và tiếng hót tan trong trời gió lên” (Để gió cuốn
đi). Và như thế, xuất hiện với tần suất dày đặc trong nhạc Trịnh là các trạng
huống giải thoát nằm trong phiền não, niềm vui mọc cánh từ trong nỗi buồn, tình
yêu, tình người nảy nở từ trong đau thương, cuộc chơi vút lên từ hữu hạn và
nghiệt ngã của thời gian, của phận người: “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp
người. Còn cuộc đời ta cứ vui, dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai” (Để gió cuốn
đi), “Hãy cứ vui chơi cuộc đời, dù ngày mai em như chim bay, bỏ quên đây một
người, hát bên trời gian dối, dù ta như con đường dài vắng người. Hãy cứ vui
như mọi ngày, nhìn người đi như mây vô danh, dù chân xưa dặm nghìn, vẫn như còn
thấp thoáng, dù trong ta đêm thì thầm tiếng buồn” (Hãy cứ vui như mọi ngày),
“Đêm ta nằm bóng tối che ngang, đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm gọi thì thầm,
gọi thì thầm, gọi thì thầm. Đêm nghe trời như hú như than, ta nghe đời như có
như không, còn lại mình đời bồng bềnh, đời buồn tênh. Còn đây có bao ngày, còn
ta cứ vui chơi, rồi mai sẽ ra đi, dù nhớ thương con người. Còn đây những đêm này,
còn em hãy yêu tôi, đời đốt nến chia phôi, dù nhớ thương cũng hoài” (Còn có bao
ngày), “Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối, dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới,
mặt đất đã cho ta những ngày vui với, hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong
đời” (Hãy yêu nhau đi), “Ru đời đi nhé, cho ta nương nhờ lúc thở than” (Ru đời
đi nhé), “Dù còn phút cuối, xin em nụ cười” (Vẫn nhớ cuộc đời), “Những con mắt
trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn, những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm
tin” (Những con mắt trần gian).
Nhạc Trịnh thấm đẫm
chất thiền cả trong giai điệu lẫn ca từ. Một trong những sức mạnh nghệ thuật
của nhạc Trịnh là đã tạo nên hình tượng người thiền minh triết.
Người thiền nhìn đời
bằng con mắt thiền. Con mắt thiền không nhìn đời theo lối phân chia“nhị
nguyên”: âm/dương, có/không, được/mất, buồn/vui, yêu thương/thú dữ: “Con mắt
còn lại nhìn một thành hai, nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ. Con mắt còn lại
ngờ vực tình tôi cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ” (Con mắt còn lại).
Con mắt thiền nhìn theo phép“nhất nguyên”, nói theo ngôn ngữ nhà Phật là “pháp
bất nhị” (Atvatya – không hai), nói theo ngôn ngữ triết học là nhìn thấy “hai
mặt của một vấn đề”, nói theo ngôn ngữ đời thường là nhìn thấy “hai trong một”.
Dưới cái nhìn minh triết của thiền cũng như minh triết của phương Đông, trong
âm có dương, trong dương có âm, trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc, trong mùa
đông có chồi lộc tiềm tàng của mùa xuân, trong nỗi buồn có mầm mống của niềm
vui. Vì thế nên Trịnh Công Sơn đã viết: “Buồn vui kia là một” (Nguyệt ca).
Người thiền minh triết
trong nhạc Trịnh vượt lên lối phân chia “nhị nguyên”, sống và trải nghiệm cùng
lúc với các hiện tượng đối nghịch, các trạng huống tâm lý trái ngược nhau:
“Không xa ngậm ngùi và cũng không xa nụ cười
…Không xa đời và cũng không xa mộ người
Không xa rạng ngời và cũng không xa đọa đày
…Không xa người và cũng không xa mặt trời
Không xa tình đầy và cũng không xa lạc loài
…Không xa tình và cũng không xa thù hận
Không xa nồng nàn và cũng không xa lạnh lùng
…Không xa bờ và cũng không xa mịt mù
Không xa cửa nhà và cũng không xa ngục tù
…Không xa trời và cũng không xa phận người
Không xa một ngày và cũng không xa một đời”
(Đời cho ta thế).
…Không xa đời và cũng không xa mộ người
Không xa rạng ngời và cũng không xa đọa đày
…Không xa người và cũng không xa mặt trời
Không xa tình đầy và cũng không xa lạc loài
…Không xa tình và cũng không xa thù hận
Không xa nồng nàn và cũng không xa lạnh lùng
…Không xa bờ và cũng không xa mịt mù
Không xa cửa nhà và cũng không xa ngục tù
…Không xa trời và cũng không xa phận người
Không xa một ngày và cũng không xa một đời”
(Đời cho ta thế).
Con mắt thiền nhìn sâu
vào thế giới hiện hữu: “Con mắt còn lại nhìn đời là không, nhìn em hư vô nhìn
em bóng nắng. Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm” (Con mắt còn lại). “Đời là
không”, chữ “không” ở đây Trịnh Công Sơn mượn từ một khái niệm chính yếu của Phật
giáo, khái niệm “Tính Không”. Chữ “không” (empty) này không có nghĩa là “không”
(no) có, mà nghĩa là“trống rỗng”, chỉ một thể tính vô biên, nằm ngoài lối phân
chia nhị nguyên, lối phân biệt có và không. Theo Phật giáo, mọi sự vật vốn có,
nhưng không có tự tính độc lập, không có bản thể riêng biệt mà do những thứ
khác, tức là do duyên hợp thành, nên gọi là “không”, “không” không có nghĩa là
“không có” mà cái “có” nhìn thấy bằng mắt thường không phản ánh đúng thể tính
của sự vật. Ví dụ thân thể con người được hình thành từ bốn cái lớn (tứ đại)
trong vũ trụ: đất (tạo nên thịt xương), nước (máu, chất lỏng), gió (hơi thở),
lửa (năng lượng), nghĩa là vay mượn của trời đất, không có tự tính độc lập, một
ngày kia sẽ trả lại đất trời. Cái nhìn của Phật giáo ở đây có sự gặp gỡ với cái
nhìn của các nhà khoa học về sau này.
Đó là cái nhìn vào thể tính của sự vật, giống như nhà khoa học nhìn cái bàn, thấy cái bàn“có” đó là “không”, cái bàn đó“không có bản thể riêng” mà đó chính là sự liên kết của các hạt điện tử (electron, proton, neutron) tạo thành. Nhà Phật và nhà khoa học đều nhìn thấy thân thể con người, cái bàn… là“trống rỗng”, là “không”, nhưng là “không mà có, có mà không”, (sắc tức là không, không tức là sắc). Dưới cái nhìn xoáy sâu vào bản thể đó, Phật giáo cho rằng con người dứt được những tri kiến sai lầm, vọng tưởng, đạt đến một tâm thể thanh tịnh, tỉnh thức, giác ngộ, gọi là Phật tính, thấy rằng có với không là một, ta với người là một. Tâm từ bi do đó phát nguyện: “Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm”.
Đó là cái nhìn vào thể tính của sự vật, giống như nhà khoa học nhìn cái bàn, thấy cái bàn“có” đó là “không”, cái bàn đó“không có bản thể riêng” mà đó chính là sự liên kết của các hạt điện tử (electron, proton, neutron) tạo thành. Nhà Phật và nhà khoa học đều nhìn thấy thân thể con người, cái bàn… là“trống rỗng”, là “không”, nhưng là “không mà có, có mà không”, (sắc tức là không, không tức là sắc). Dưới cái nhìn xoáy sâu vào bản thể đó, Phật giáo cho rằng con người dứt được những tri kiến sai lầm, vọng tưởng, đạt đến một tâm thể thanh tịnh, tỉnh thức, giác ngộ, gọi là Phật tính, thấy rằng có với không là một, ta với người là một. Tâm từ bi do đó phát nguyện: “Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm”.
Trải nghiệm đời, hiểu
bản chất của đời: “Đời cho ta thế”, người hành thiền có sự ung dung, tự tại, sự
vững tâm trong bất luận hoàn cảnh nào: “Đời cho ta thế cứ hãy cất bước đi mọi
nơi, gặp nhau trong phố xin yêu khôn nguôi những thân người. Đời cho ta thế hãy
cứ sống tới như mọi ai, mặc dòng sông kia sẽ cuốn đất cát ra biển khơi… Đời cho
ta thế đứng giữa bão tố không buồn vui, tự nghìn năm xưa bao nhiêu chim muông
đã xa bầy” (Đời cho ta thế).
Thiền là trạng thái
sâu lắng của tâm thức, khi tâm thức chỉ tập trung chú ý đến một đối tượng thuộc
tâm hay vật. Người thiền trong nhạc Trịnh có khi “nhìn suốt một mối tình”: “Hãy
nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình, chỉ lặng nhìn không nói năng, để
buốt trái tim, để buốt trái tim” (Để gió cuốn đi). Có khi nhìn sâu vào tâm cảm
của mình và chứng nghiệm được một trạng thái thăng hoa thật lạ lùng, thần diệu:
“Nhiều đêm thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi còn nghe” (Đêm thấy ta là thác
đổ). Hoàng Ngọc Hiến đã viết bài“Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn”, tiến cử
bài “Đêm thấy ta là thác đổ” là bài thơ tình hay của thế kỷ và bình rất sâu về
tiếng thác đổ trong nhạc Trịnh: “Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh
với bão táp (Cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa…, Maiacopxki). Cơn bão nào
rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh
liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ
là “tình yêu vô cùng””(10). Đúng vậy, trái tim yêu đập nhịp bằng mãnh lực của
thác đổ và trái tim-ngọn thác đó đang thiền về chính nó, một cuộc thiền bất tận
“tỉnh ra có khi còn nghe”.
Đó là nghe hữu thanh.
Để rèn tâm tĩnh lặng tuyệt đối, người thiền nghe được cả vô thanh. Có câu
chuyện thiền “Tiếng vỗ của một bàn tay”. Thiền sư Nhật Bản Mokurai trụ trì chùa
Kennin có một đệ tử nhỏ mới 12 tuổi tên là Toyo. Thấy các đệ tử đàn anh vào
phòng thầy để được hướng dẫn về cách dùng công án chặn tâm trí đi lang thang,
Toyo cũng muốn được học. Thầy bảo: “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ”. Nhưng
vì Toyo xin mãi, rốt cuộc thầy cũng đồng ý. Thầy nói: “Con có thể nghe âm thanh
của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau. Bây giờ, con chỉ cho thầy tiếng vỗ của
một bàn tay”. Toyo cúi chào thầy và về phòng suy nghĩ. Có tiếng nhạc của các cô
geishas vọng đến. “A, tôi có rồi!” – Toyo mừng thầm. Sáng hôm sau, khi thầy bảo
Toyo trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo diễn tả lại tiếng nhạc của
geishas. Thầy bảo: “Không, không. Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ
của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả”. Toyo bèn tìm đến một nơi yên lặng hơn
để thiền định. Nghe tiếng nước nhỏ giọt, Toyo thầm nghĩ: “Tôi có rồi”. Khi đến
gặp thầy, Toyo diễn tả tiếng nước nhỏ giọt. Thầy hỏi: “Cái gì vậy? Đó là tiếng
nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Cố thêm đi”. Toyo
lại nghe tiếng thở dài của gió. Thầy cũng gạt đi âm thanh ấy. Tiếng ve kêu ư,
lại cũng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Hơn mười lần vào thăm thầy,
Toyo dẫn thêm những âm thanh khác nhau nhưng thầy đều bác đi. Suốt năm, Toyo
trăn trở tìm câu trả lời. Cuối cùng, Toyo thiền định thật sự và vượt lên trên
tất cả mọi âm thanh. Toyo chứng ngộ: “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa, vì
vậy tôi đạt được âm thanh im lặng”. Toyo đã nghe được tiếng vỗ của một bàn tay.
Sự nghe được âm thanh của vô thanh, nghe được “âm thanh im lặng” này được thể
hiện sâu sắc qua ca khúc đậm chất thiền “Tôi đang lắng nghe” của Trịnh Công
Sơn: “Im lặng dòng sông, tôi đã lắng nghe. Im lặng ngọn đồi, tôi đã lắng nghe.
Im lặng thở dài, tôi đã lắng nghe. Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài. Sau cơn
bão qua im lặng mặt người, nghe bao nỗi đau trên một bàn tay. Tôi đang lắng
nghe im lặng cuộc tình. Sau một cuộc tình tôi đang lắng nghe, khi hoa héo khô
im lặng nụ tàn. Tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe im
lặng đời mình”. Khi lắng nghe được cái vô cùng của vô thanh, lắng nghe được
“tiếng vỗ của một bàn tay” như vậy, người thiền trong nhạc Trịnh đạt đến tâm
tĩnh lặng tuyệt đối. Khoa học ngày nay đã đo được tâm tĩnh lặng bằng điện não
đồ EEG. Khi con người đạt được tâm tĩnh lặng, tần số rung động của não bộ giảm
xuống còn 8 – 10 Hz, gọi là tần số Alpha. Ở tần số này, não bộ hoạt động rất
hữu hiệu, minh mẫn, sáng suốt, có nhiều năng lực lắng nghe và thấu hiểu, thấu
cảm, hoà hợp với mọi người, nói như Trịnh Công Sơn là “lòng chợt từ bi bất
ngờ”.
Minh triết của trái
tim
Bên cạnh trí tuệ duy
lý (với chỉ số đo là IQ), khoa học ngày nay đánh giá cao vai trò của trí tuệ
cảm xúc (với chỉ số đo là EQ). Cùng với sự thông minh của lý trí (trí tuệ duy
lý), con người cần có sự thông minh của tâm hồn (trí tuệ cảm xúc) mới đạt đến sự
phát triển toàn diện, hài hoà về phẩm người. Âm nhạc có khả năng làm cho con
người thông minh thêm, trong đó có sự thông minh của tâm hồn (do đó mà các bà
mẹ mang thai thường nghe nhạc Moda, Betthoven, Traicopxki… để “thai giáo” cho
con, giúp cho đứa con trong bào thai phát triển trí não).
Những cảm xúc mạnh mẽ,
dâng trào của lòng người thường được nghệ thuật biểu đạt thông qua hình ảnh
biển, vì biển thể hiện được cái lớn lao, mênh mông, cái nhân văn vô cùng của
tình người: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” (“Lòng mẹ”, Y Vân),
“Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ” (“Thuyền và biển”, thơ
Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu)… Nhạc Trịnh đã dâng đời ca khúc lừng danh
“Biển nhớ” thể hiện nỗi nhớ tình yêu chứa chan như hồn biển dâng trào: “Ngày
mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn, gọi trùng dương gió ngập hồn”. Tuy nhiên,
hình ảnh biển trong nhạc Trịnh vừa giống, vừa không giống với biển trong các
thi phẩm, nhạc phẩm của các thi sĩ, nhạc sĩ khác. Mối tương quan giữa biển và
bờ thường được dùng để chỉ khát vọng tình yêu dạt dào, mãnh liệt vô cùng như
trong bài thơ “Biển” nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Với nhạc Trịnh thì
khác. Trịnh Công Sơn không chỉ thấy cái“vô cùng” mà còn thấy cả cái “giới hạn”
của biển. Trong ca khúc “Lặng lẽ nơi này”, một ca khúc mà tiết tấu thể hiện
nhịp vỗ dập dồn, đưa đẩy của biển, sau khi hát về“Tình yêu như biển, biển rộng
hai vai”, Trịnh Công Sơn đã hạ một câu nghe sửng sốt, bàng hoàng: “Tình yêu như
biển, biển hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc lối”. Ít ai viết “biển hẹp”.
Vì âu lo biển hẹp nên nhạc Trịnh có nhiều ca khúc nhắn nhủ biển như “Biển nghìn
thu ở lại”: “Biển đánh bờ, xôn xao bờ đánh biển. Đừng đánh nhau… Ơi biển sẽ tàn
phai. Đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát. Biển là em ngọt đắng trùng khơi”, đặc
biệt là ca khúc “Sóng về đâu”: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi
ngã dưới chân người. Biển sóng biển sóng đừng xô nhau. Ta xô biển lại sóng về
đâu”, “Biển sóng biển sóng đừng xô nhau. Ta xô biển lại sóng nằm đau. Biển sóng
biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã giữa tim người”, “Biển sóng biển sóng
đừng xô tôi, đừng cho tôi thấy hết tim người”, “Biển sóng biển sóng đừng âm u,
đừng nuôi trong ấy trái tim thù”. Cả giai điệu và ca từ ca khúc“Sóng về đâu”
đều nhấn mạnh nhiều lần và đẩy lên cao trào lời nhắn nhủ: “Đừng xô nhau”. Cấp
độ của lời nhắn mỗi lúc một gia tăng, riết róng và giá trị cảnh báo, lay động,
thức tỉnh nhân tâm của lời nhắn sau vì thế càng cao hơn, mạnh hơn lời nhắn
trước. Từ câu đầu: “Đừng xô tôi ngã dưới chân người” chuyển sang câu sau đã là:
“Đừng xô tôi ngã giữa tim người”, ngã dưới chân người chắc chắn là không đau
đớn, xót xa, tê tái bằng ngã giữa tim người. Từ câu đầu lời nhắn còn e ấp, tế
nhị: “Đừng cho tôi thấy hết tim người” đến câu sau đã là lời cảnh tỉnh thẳng
thắn và mạnh mẽ: “Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”. Từ câu đầu chỉ mới là câu
hỏi: “Ta xô biển lại sóng về đâu” đến câu sau đã là câu trả lời khẳng định: “Ta
xô biển lại sóng nằm đau”. Ca khúc “Sóng về đâu” mang đậm tính minh triết, đó
là minh triết của trái tim, của trí tuệ cảm xúc (EQ). Trí tuệ cảm xúc thể hiện
ở năng lực làm chủ cảm xúc và năng lực thông cảm với người khác. Năng lực làm
chủ cảm xúc (phân tích cảm xúc, kìm chế những dục vọng xung động…) thể hiện tập
trung qua hàng loạt từ “đừng” trong các ca khúc “Biển nghìn thu ở lại”, “Sóng
về đâu”… Biển đừng đánh bờ, sóng“đừng xô tôi”, sóng đừng xô nhau, đó là lời kêu
gọi đánh thức năng lực thông cảm, thấu cảm với người khác, để cho biển và bờ
giao cảm, để cho lớp lớp sóng biển giao hoà, để cho giữa người với người không
còn hơn, thua, được, mất, nói theo ngôn ngữ hiện đại là để cho các bên cùng
được, cùng thắng – thắng.
Minh triết nào đã khơi
nguồn cho Trịnh Công Sơn viết nên ca khúc tuyệt vời “Sóng về đâu”? Trong bài
“Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của hiện tại” viết cho Nguyệt san
Giác ngộ 4/2001, Trịnh Công Sơn cho biết: “Cuối năm 1995, tôi có viết được một
bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài “Sóng về đâu”. Bài
này lấy cảm hứng từ câu kệ: “Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi svaha””.
Câu kệ mà Trịnh Công Sơn đã dẫn lấy từ “Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm-Kinh” của Phật
giáo Đại thừa: “Yết đế Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà
ha”, nghĩa là: Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác
ngộ rồi đó. Qua bên kia rồi tức là vượt qua bến mê để đến bờ giác. Con người
minh triết là con người biết vượt qua chính mình, vượt qua những mê lầm, phiền
não để giữ được chân tâm của mình, đó là chân tâm của đứa trẻ minh triết, của
người thiền giải thoát phiền não, đó là chân tâm giàu “trí tuệ cảm xúc”.
Nhạc Trịnh đã góp phần
nâng đỡ tâm hồn con người trong những cuộc vượt qua như vậy, chống chọi tuyệt
vọng, chiến thắng chính mình, vì thế, nhạc Trịnh luôn chứa đầy hấp lực cứu rỗi
của “bài kinh cầu bên vực thẳm” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Vì thế, hát nhạc Trịnh
cần một sự thể nhập sâu lắng vào bản nhạc và cần một nội lực thâm hậu của thiền
tâm, hát như người tình trong “Đoá hoa vô thường”: “Chiều em ra đứng hát kinh
đầu sông”.
Nguyễn Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét