Cung đàn xưa - Văn Cao
Huyền Chiêu
Tưởng nhớ cậu Nguyễn Như Đăng
Cậu tôi còn có tên thường gọi là cậu Sáu Đựng. Ở quê tôi nhiều
người biết danh cậu vì cậu đàn hay. Thuở bé tôi gần gũi với cậu hơn ba tôi vì
ba tôi làm việc ở xa còn tôi sống cùng má tôi ở quê ngoại. Tôi vẫn nhớ cậu tôi
có hai bàn tay thật đẹp với mười ngón thon dài như chỉ dành để nhấn trên phím
đàn.
Trong nhà ngoại tôi, trên vách treo đầy những đàn cò, đàn kìm,
đàn tranh, đàn đáy, đàn bầu, đàn violon, đàn mandolin….. Tôi đã lớn lên trong một
không gian đầy tiếng đàn của cậu tôi.
Trong các đứa cháu, cậu Sáu thương tôi nhất vì tôi có thể …. hát
được. Cậu dạy tôi hát từ thuở tôi chưa biết chữ. Thuở ấy không có radio, máy
hát dĩa, TV. Trẻ em chỉ biết đến âm nhạc qua những bài hát thầy ở trường dạy
như:
“Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau”
Hay
“Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia
Đoàn thanh niên ta góp tài ba”
Đoàn thanh niên ta góp tài ba”
Nhưng hình như bọn trẻ chúng tôi ưa thích hơn những bài nhạc chế
với lời lẽ rất “bậy bạ” như:
“Ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần ny-lông.”
“Ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần ny-lông.”
Hay
“Cô Mười cô Chín hai cô anh muốn cô nào
Cô Chín lớn hơn lòng anh muốn hơn”
Cô Chín lớn hơn lòng anh muốn hơn”
Trong tình hình nhạc chính thống thì khô khan, nhạc ngoài đời
thì rất “vô giáo dục” như vậy, có một ông cậu ngồi kiên nhẫn dạy đứa cháu gái
chưa biết đọc lẩm nhẩm hát theo những bài hát rất trữ tình đã làm cho đứa bé
thấy mình rất khác với những đứa trẻ chung quanh.
“Về đây nhìn mây nước bơ vơ
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm bóng người xưa”
(Trở Về – Châu Kỳ)
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm bóng người xưa”
(Trở Về – Châu Kỳ)
Chưa biết đọc biết viết, cậu tôi đã gieo trong lòng tôi cảm giác
rưng rưng của “mây nước bơ vơ” của “cây lá xác xơ” Mái tranh mà cũng biết chờ
ư, còn” người xưa “ là ai mà làm cho bài hát buồn đến như vậy?
Cậu tôi là hiệu trưởng một ngôi trường chỉ có một thầy giáo duy
nhất có tên là trường Tiến Hóa. Học trò lèo tèo mươi đứa lớp năm nhỏ, vài đứa
lớp năm lớn. Học trò lớp tư, lớp ba cũng dồn chung trong lớp học nằm ở hậu liêu
một ngôi chùa. Người thầy giáo duy nhất của trường cũng chính là cậu tôi.
Những lúc cậu tôi đến trường, tôi thường lén vào gian nhà thờ
nhà Ngoại, nơi có bàn giấy của cậu tôi đặt gần cửa sổ. Tôi sung sướng rón rén
mở tập nhạc của cậu. Một thế giới đầy âm thanh và màu sắc hiện ra.
Tôi say mê những bản nhạc này biết bao.
“Cô Hàng Nước” , “Cô Láng
Giềng” “Nụ Cười Sơn Cước”… Các thiếu nữ ngày ấy sao mà đẹp, sao mà quá đỗi dịu
dàng. Những “Làng Tôi”, “Quê Hương” sao mà êm đềm, xiết bao trìu mến.
Thuở ấy không có “nhạc vàng”, “nhạc đỏ”, “nhạc sến”. Tất cả các
bài hát đều có lời ca tao nhã, giai điệu đẹp.
“Ai qua miền quê binh khói
Nhắn giúp rằng nơi xa xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se hẹn sẽ trở về”
(Quê Hương – Hoàng Giác)
Nhắn giúp rằng nơi xa xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se hẹn sẽ trở về”
(Quê Hương – Hoàng Giác)
Ngay từ nhỏ tôi đã biết rằng ai cũng mong có ngày trở về. Giây
phút được trở về với cảnh cũ, người xưa sao mà thiêng liêng, cảm động.
Thuở ấy người ta chưa in hình các cô ca sĩ lên bìa bài hát.
Tôi rất thích những bìa nhạc như tranh lập thể của họa sĩ Duy
Liêm. Những chàng nhạc sĩ hình thoi mang cây đàn trên lưng đi xiêu vẹo đã làm
trí tưởng tượng của tôi bị méo mó một cách thú vị. Hình ảnh những cô gái gầy và
cao lêu nghêu đi vào những “Phố Buồn” có “Giọt mưa, mưa rơi tí tách” trông buồn
thật.
Biết bao lần tôi nhìn ngắm những bài hát của cậu tôi. Tôi nhìn
không chán những khóa sol kỳ diệu, những nốt nhạc nhảy múa như vũ công trên năm
dòng kẻ.
Tôi thuộc lòng tập nhạc của cậu tôi kể cả dòng chữ nhà xuất bản
Tinh Hoa ở bìa sau.
Tôi dành hết tình yêu và trí tưởng tượng cho tập nhạc ấy vì ngoài ra tôi chẳng có sách truyện nào để xem dù là để xem hình.
Tôi dành hết tình yêu và trí tưởng tượng cho tập nhạc ấy vì ngoài ra tôi chẳng có sách truyện nào để xem dù là để xem hình.
“Cô bé” Huyền Chiêu năm 6 tuổi
Tôi được đi biểu diễn trong ban văn nghệ của cậu ở các làng quê
xa. Tôi được khán giả hâm mộ không phải vì hát hay mà vì thời đó hiếm có em bé
biết hát. Những đêm diễn ấy cậu luôn phải cõng tôi về và tôi đã nhiều lần ngủ
mê mệt trên lưng cậu trong khi sương đêm ướt đẫm cả tóc của hai cậu cháu.
Bài hát đầu tiên tôi hát có lẽ là bài Làng Tôi nhưng tôi thích
bài “Tình Nước ” hơn cả vì nó có một câu hát thật cảm động đối với tôi thời đó:
“Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá”. Hát tới câu này thường là tôi muốn
khóc.
Cậu tôi mê nhạc đến nỗi có lần cậu bán một miếng đất lấy tiền
vào Sài Gòn học đàn Guitar với nhạc sĩ Trịnh Hưng. Sau khi ở Sài Gòn về, cậu
tân trang tôi bằng những bài hát mới có pha màu lính của Lam Phương như: “Tình
Anh Lính Chiến”, “Chiều Tàn”…
Ngày ngày tôi ngồi cạnh cậu, thán phục nhìn cậu vỗ bập bùng lên
thùng đàn, búng tay đàn theo điệu bolero, rumba, tango tân kỳ. Thế giới âm nhạc
ngày càng mới mẻ quyến rũ biết bao.
Dầu sao cậu vẫn không bỏ dòng nhạc cổ.
Dầu sao cậu vẫn không bỏ dòng nhạc cổ.
Cậu tôi đã thành công khi truyền được tình yêu âm nhạc cho đứa
cháu bé bỏng.
Chỉ có một điều nơi tôi làm cậu hơi buồn lòng là tôi nhất định không chịu tập hát ….vọng cổ. Tuy vậy mỗi khi cậu đàn những bản nam ai, nam bằng, xàng xê, lý con sáo tôi vẫn thích thú nhìn những ngón tay thon dài của cậu thoăn thoắt trên phím cây đàn nguyệt mà cậu thường gọi là đàn kìm.
Chỉ có một điều nơi tôi làm cậu hơi buồn lòng là tôi nhất định không chịu tập hát ….vọng cổ. Tuy vậy mỗi khi cậu đàn những bản nam ai, nam bằng, xàng xê, lý con sáo tôi vẫn thích thú nhìn những ngón tay thon dài của cậu thoăn thoắt trên phím cây đàn nguyệt mà cậu thường gọi là đàn kìm.
Năm tôi 12 tuổi, tôi rời bỏ quê ngoại đi “du học” lớp đệ lục ở
trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa. Những khó khăn cho một đứa trẻ từ một làng quê nghèo
phải vào học ở một trường lớn, phải sinh sống ở chốn thành thị cùng những thay
đổi của tuổi mới lớn đã làm tôi quên cậu tôi và tuổi thơ ngập tràn âm nhạc.
Mấy mươi năm rồi…
Tôi đã gần bằng tuổi cậu tôi khi cậu lìa đời.
Tim tôi đã nhiều khi se sắt mong được trở về với:
Tôi đã gần bằng tuổi cậu tôi khi cậu lìa đời.
Tim tôi đã nhiều khi se sắt mong được trở về với:
“Ngày nào một giấc mơ
Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
Khi áng mây thành thơ nhẹ gió đưa
Theo tiếng đàn, thuyền mơ tìm bến xưa…”
(Trở Về Bến Mơ – Ngọc Bích)
Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
Khi áng mây thành thơ nhẹ gió đưa
Theo tiếng đàn, thuyền mơ tìm bến xưa…”
(Trở Về Bến Mơ – Ngọc Bích)
Ai cũng mong được trở về nhưng nơi để trở về thì biết đâu tìm
Đêm nay, không ngủ được, tôi lên sân thượng nằm dưới trời khuya không trăng sao, nghe mùa xuân đang trôi đi, lòng chợt nao nao câu hát:
Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn
Lâu nay tôi vẫn rất mê “Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao, càng nghe càng thấm vì ý tứ, hình ảnh trong lời hát thật đẹp và buồn. Có lẽ những ai đã từng yêu và rồi phải chia tay một mối tình thật đẹp và lãng mạn sẽ có thể cảm nhận được sự tinh tế, huyễn hoặc, lộng lẫy và buồn bã của “Cung đàn xưa”. Hình ảnh người thiếu nữ trong “Cung đàn xưa” quá đỗi đẹp và thánh thiện. Người thiếu nữ ấy được nhắc đến bằng những ngôn từ trau chuốt, huyền ảo, không phải do cô là một nàng tiên, mà là do tấm tình của người nhạc sĩ rất trân trọng khi hoài vọng, nhớ thương và xưng tụng người tình.
Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn
Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn
Từ người ra đi chờ vắng tin người
Từ người ra đi là hết mơ rồi
Cây đàn năm xưa như vẫn còn gói ghém giữ lại chút dư hương và hình bóng của một mùa xuân đã tàn tạ. Từ độ xa người, tiếng đàn rất buồn vì chỉ còn nỗi bi thương cho một giấc mộng đã tàn.
Cung thương là tiếng đàn
Cung nam là tiếng người
Ai oán khúc ca cầm châu rơi
Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi
Cung và thương là hai bậc đầu trong 5 bậc âm giai của nhạc Trung Quốc (gọi là ngũ âm hay ngũ cung): cung, thương, dốc, vũ, chủy. Do vậy cung thương trở thành từ để chỉ âm nhạc theo phép hoán dụ. Khi nhắc đến cung thương để chỉ âm điệu cao thấp của tiếng đàn, không rõ Văn Cao muốn nhắc đến một loại nhạc cụ dân tộc nào: đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu... Thế nhưng tôi lại cứ nghĩ tiếng đàn xưa buồn thê thiết mà Văn Cao động vọng là tiếng đàn tranh, có lẽ do câu “Cung nam là tiếng người / Ai oán khúc ca cầm châu rơi / Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm / Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn ” nhắc đến khúc nam ai sầu thảm, ai oán làm người nghe thấy lòng tê tái không sao cầm được nước mắt. Chỉ có tiếng đàn tranh, đàn bầu, hoặc vĩ cầm mới tạo được một hiệu ứng âm thanh như vậy, mà trong số đó, đàn tranh có vẻ phù hợp nhất cho sự xuất hiện của một dáng ngọc rất thanh thoát và diễm lệ:
Chiều năm xưa gót hài khai hoa
Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương
Đó là một giai nhân mà hoa nở theo từng bước chân đi, sắc xuân long lanh trong ánh mắt, hương thơm toả ngát trên thân thể. Tôi vẫn ngẩn ngơ khi hát câu “Chiều năm xưa gót hài khai hoa” - một hình ảnh về cái đẹp đầy ma mị và thoát tục. Đó là điển tích về chuyện nàng Phan Phi được Hậu chúa nhà Trần (Trung Quốc thời ngũ đại) sủng ái nên cho đúc những đoá hoa sen bằng vàng, lát xuống nền cung điện để dưới mỗi bước chân nàng qua như nở ra một đoá sen vàng. Thi hào Nguyễn Du cũng đã mượn điển tích này trong câu thơ “Sen vàng lãng đãng như gần như xa”.
Trong “Khái quát về tân nhạc Việt Nam”, nhạc sĩ Phạm Duy đã có một nhận xét thật tinh ý: “Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô lái đò, cô láng giềng mà ta thấy xuất hiện trong các bản nhạc tình thuở đó, làm sao mà có được gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương... như trong bản Cung đàn xưa của Văn Cao? Chỉ cần 12 chữ và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943-1944 vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm”.
Tôi thích hình ảnh người thiếu nữ trong “Cung đàn xưa” không phải vì vẻ sang trọng, đài các, mà vì đó là một hình ảnh quá đỗi thánh thiện về một người tình đã xa, về một thiên đường đã mất. Dù thật buồn nhưng cũng thật hạnh phúc một khi người ta mất nhau mà vẫn còn có thể trân trọng giữ được trong mắt, trong tim và trong tâm tưởng cái nhìn còn mãi đẹp về nhau.
Cung đàn xưa
Sáng tác: Văn Cao
Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn
Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn
Từ người ra đi chờ vắng tin người
Từ người ra đi là hết mơ rồi
Cung thương là tiếng đàn
Cung nam là tiếng người
Ai oán khúc ca cầm châu rơi
Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi
Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn
Ơi đàn xưa còn vang nhắc chi tới người
Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa
Chiều năm xưa gót hài khai hoa
Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương
Chiều năm nay bóng người khơi thương
Tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương
Giờ còn mong chi người hát theo đàn
Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn
Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng
Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời
Khi hôn hoàng xuống dần
Trăng lên vàng mái lầu
Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa
Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la
Huỳnh Thanh Luận
Cung đàn xưa
Cô Hồng, người ôm đàn, là chủ quán Cung Đàn Xưa, người đứng bên là bạn của tác giả |
Hình như những người
Việt ở Mỹ, một khi đã ổn định về kinh tế, tình hình tài chánh đã có dư chút
chút rồi, thì người ta hay có khuynh hướng đi du lịch bên Âu Châu. Mặc dù
trăm người như một, khi trở về ai nấy đều dài mồm ra chê bai, nào là nước Ý dơ
bẩn, nước Pháp đường xá đầy cứt chó, mèo, Tây Ban Nha thì khó kiếm cầu tiêu
công cộng v...v. Và tất cả đều hân hoan kết thúc câu chuyện bằng cái kết luận
chắc như đinh đóng cột, đó là: “Thật không nơi đâu bằng nước Mỹ hết.”
Thế nhưng thiên hạ vẫn
tiếp tục kéo nhau đi. Người sẵn tiền thì không nói làm gì. Người chưa có tiền
thì ráng sức để dành, bóp hầu bóp cổ, nhịn ăn nhịn mặc, phải cố mà đi một
chuyến cho mở mày mở mặt với người ta.
Thấy thiên hạ như vậy,
hắn cũng nức lòng muốn đi Châu Âu lắm, nhưng hắn biết rõ cái ngữ của hắn là vô
phương, có cố cũng không được, cho nên hắn thôi không dám mơ mộng hão huyền
nữa. Hoàn cảnh của hắn chỉ cho phép hắn gà què ăn quẩn cối xay,
nghĩa là, nếu có muốn đi đâu, thì tốt nhất chỉ nên tìm mấy chỗ rẻ, đẹp, bền mà
đi cho nó chắc ăn.
Cho nên kỳ nghỉ Giáng
Sinh vài ngày vừa rồi, hắn lại thấy mình đang vất vưởng ở Đà Lạt.
Thành phố Đà Lạt thì
không lạ gì đối với hắn. Hắn đi nhiều lần rồi nhưng không hiểu sao hắn
vẫn cứ thích đi Đà Lạt. Có lẽ tại hắn yêu cái thành phố ngoằn nghèo, lên
dốc xuống đồi này, hay tại hắn thích cái mùi kẹo ngọt thoang thoảng khắp các
hang cùng ngỏ hẻm của Đà Lạt về đêm, hay có khi hắn thích chỉ vì lẽ đơn giản là
Đà lạt là thành phố của những người đang yêu.
Mặc dù theo năm tháng,
Đà Lạt đã có rất nhiều đổi thay. Có những thay đổi dễ chịu và những thay đổi
không dễ chịu chút nào, nó cứ như những cái gai nhọn chọc vào lòng yêu Đà Lạt
của hắn. Thí dụ như Hotel Hồng Lộc, đề bảng như vậy được rồi, lại còn cố phiên dịch
ra tiếng Việt ở bên dưới: “Cơ sở lưu trú Hồng Lộc”. Thử hỏi chữ nghĩa như vậy
thì làm sao chịu nổi.
Hay như hôm tình cờ
gặp quán cà phê nằm trong khuôn viên của một biệt thự rất đẹp, thấp thoáng sau
những bụi hoa nhài hai màu, trắng và tím than, người bạn đi cùng hắn thấy mê
quá bèn kéo hắn vào. Vừa ngồi xuống ghế rồi hắn mới phát hiện ra trên cửa chính
của biệt thự có treo cái bảng đề: “Trung Tâm Hổ Trợ Sáng Tác thuộc Bộ Thể
Thao-Văn Hóa-Du Lịch”
Sao lại hổ trợ sáng
tác? Nhà thơ Hữu Loan có cần sự hổ trợ nào đâu mà vẫn sáng tác ra được “Màu Tím
Hoa Sim”, muôn thuở rung động trái tim người. Còn Tố Hữu, ông trùm của
văn học nghệ thuật việt cộng, nhận bao nhiêu là hổ trợ, rốt cuộc sáng tác ra: Thương
biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Xít-Ta-Lin.Sao con nít
mới đẻ ra đã biết nói tiếng Liên Xô rồi vậy hả trời!
Không riêng gì lãnh
vực thơ, các nghành khác cũng thế. Âm nhạc chẳng hạn. Đặng Thế
Phong với “Giọt mưa Thu” làm say đắm lòng người hết thế hệ này tới thế hệ khác,
có cần sự hổ trợ sáng tác nào đâu, còn các ông nhận hổ trợ cho nhiều vào rồi
làm ra bản “Tiếng chày trên sóc bom bo”, bây giờ bố ca sĩ nào còn dám ca, các
cô mà ca bản này thì khán giả phủi đít đứng dậy về ngay thôi.
Về văn hóa đường phố
hắn cũng nhận ra sự thay đổi. Ngày xưa dọc dọc khu Hòa Bình và chợ Đà
lạt, các bạn hàng ai cũng có sạp hay ki-ốt, rất là ngăn nắp trật tự, còn bây
giờ hàng bán bày la liệt hai bên đường, trên những tấm trải ni lông để dể bề
chạy khi công an tới.
Lại còn có màn đưa
những em bé, ăn mặc ấm áp, trông rất dể thương ra níu kéo, mời mọc khách mua
hàng. Người bạn đi cùng với hắn chỉ vì thích cái giọng trong trẻo của một
em bé gái đã vui vẻ mở hầu bao ra mua một cái mũ len trùm đầu, trùm một lần rồi
thôi, không còn thấy nàng trùm lần thứ hai nào nữa.
Riêng hắn thì không dễ
bị dính đạn như vậy. Có lần có một cô bé mặc đồng phục học sinh tiểu học,
trên tay cầm những bó hoa tươi, đon đả mời chào hắn: “Ông mua bó hoa tươi đi
ông”. Hắn vẫn tiếp tục đi: “Không, không mua đâu cháu ạ”. Cô bé vẫn
chưa chịu thôi: “Ông mua bó hoa về tặng cho bà đi ông”. “Không, không mua
đâu, bà chết lâu rồi”. Phải nói tới cỡ đó thì cô bé mới đứng lại buông
tha cho hắn.
Cho nên trong lúc đang
u hoài về những đổi thay trái khoáy như vậy, hắn nhận được email của anh Vương
Đình Ánh gửi từ Úc Châu. Anh Ánh cho biết trong khuôn viên của khách sạn
Duy Tân nằm trên đường Ba tháng Hai có một quán cà phê tên là Cung Đàn Xưa, vẫn
còn giữ được đậm nét phòng trà ngày xưa, rất thích hợp với những người hoài cổ.
Thế là hắn đi ngay,
mặc dù tối hôm đó đúng vào tối Nô-en. Đèn đuốc giăng giăng khắp nơi, Nhạc
Giáng Sinh bao trùm lên cảnh vật. Nghe trên không trung tiếng hát
thiên thần vang lừng. Đàn hát, xướng ca… Đi ngang qua tiệm bánh mì
Liên Hoa, hình nộm ông già Nô-en cao bằng người thật, mặc đồ đỏ chót đang phùng
mang trợn má thổi kèn Tây. Đi qua những góc phố, các cặp nhân tình đang
ngồi xổm, co ro trong giá lạnh, xì xụp uống sữa đậu nành nóng, tỏa mùi thơm
ngát. Đi qua những quán nhậu, khách nhậu chắc đã uống mừng Nô-en từ
sáng sớm, bây giờ chừ đã say. Có hai người lảo đảo bước ra từ trong quán,
tiếng lè nhè lọt vào tai hắn: “Em hút đi,em cứ hút đi” “Em không hút đâu”
“Anh mời em mà, sở dĩ anh mời em điếu thuốc này là vì em là em rể của anh đó”
“Nhưng em không biết hút” “Em sợ hả? Hút thuốc chỉ chết sớm chút xíu thôi chứ
không có gì là hại cả, tin anh đi”.
Bước vào quán nhạc
Cung Đàn Xưa, qua một lớp màn dầy nữa, hắn đã bỏ lại sau lưng tất cả những chộn
rộn ngoài đường phố đó. Một không gian hoàn toàn khác hẳn hiện ra trước mắt
hắn. Trang nhã và đứng đắn. Sân khấu nhỏ thôi, với những nhạc cụ được sắp xếp khéo
léo để còn chỗ đứng cho ca sĩ. Dưới là những bộ xa lông cho khách thưởng
ngoạn, trên mặt kính mỗi bàn là cây đèn cầy mong manh ánh sáng và lọ hoa hồng
tươi thắm. Phía sau cùng, gần chỗ quầy rượu, là những chiếc bàn nhỏ nhưng cao,
ghế cũng cao, loại ghế ngồi bar rượu. Có bàn chỉ có một ghế, có bàn thì hai
ghế, chắc là để đón tiếp cùng lúc một đôi uyên ương nào đó đang cần tìm
môi nhau, cho nhau giã nát, giã nát tim đau. Hay một anh chàng thất tình
nào đó đang giả vờ đau khổ, đang giả vờ đày đọa tâm hồn mình bằng men rượu và
lời ca tiếng nhạc.
Thật ra đâu cần gì
phải giả vờ, bởi vì đứng trước âm nhạc, mọi người đều bình đẳng như nhau.
Bọn hắn đi những bốn
người cho nên ngồi ở xa lông, cũng không xa sân khấu mấy. Số khách hôm đó
ước khoảng ba chục người. Nếu nhạc thính phòng là loại nhạc kén khách
(như lời cô chủ quán tên Hồng thừa nhận), và nếu chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa
là tới giờ khắc Chúa sinh ra đời, thì hắn phải công nhận những vị khách này(
dám bỏ hết những hẹn hò, bận rộn của đêm Nô-en) là những người nghiêm chỉnh mến
mộ giòng nhạc tiền chiến, hay cứ tạm gọi là giòng nhạc xưa cho nó gọn.
Và cô Hồng chủ quán,
giảng viên Viện Đại Học Đà Lạt, khoa ngoại ngữ, cũng là một ca sĩ chính trong
ban nhạc, đã không phụ lòng những khách yêu nhạc khó tánh của mình. Ở đây không
có Bolero đâu. Twist lại càng không. Ở đây chỉ có Tình Hoài Hương, Niệm
Khúc Cuối, Giọt Mưa Thu…
Có một lúc hắn lặng
người đi khi được nghe lại bản Hương Xưa: Người ơi, còn nhớ mãi trưa
nao chiều nào vờn bướm bên ao... Hắn quên luôn ly cà phê sữa trước
mặt. Còn đó bóng tre êm ru, còn đó con diều vật vờ,
còn đó những đêm sao mờ hồn ta nghe gió vi vu... Hắn quên cả người bạn
tóc xỏa dài còn đó đang ngồi ngay bên cạnh hắn.
Rồi có một lúc, một cô
tên là Thúy lên hát bài Vết Lăn Trầm, hay thật là hay, cái giọng ma ma, người
đi phiêu du từ đó chưa thấy về, thiên đường rộng đôi cánh tay chờ mong… cả khán
phòng im lặng, người đàn ông ngồi dạo đàn trên sân khấu thoáng chốc trông như
một bức tượng. Hay đến nỗi hắn thấy thèm đốt lên ngay một điếu thuốc, và trong
tích tắc, đầu hắn lóe lên ý tưởng không dính líu gì tới âm nhạc hết.
Đêm nhạc cứ thế trôi
qua.
Và khi bọn hắn ra về,
âm nhạc phần nào đã ảnh hưởng đến từng người trong bọn hắn. Chẳng ai muốn
đi ngủ. Người bạn hắn thì cảm động quá hay sao, nhất quyết đòi đi kiếm ly
chè ba màu về ăn, còn hắn và người em trai hắn về khách sạn, lôi rượu ra
uống. Trong lúc uống, chủ đề chính của câu chuyện vẫn là quán nhạc Cung
Đàn Xưa, Một địa điểm hiếm hoi còn sót lại cho những người vẫn nặng lòng với
giòng nhạc của những ngày xa cũ.
Ngoài kia, trời đêm Đà
Lạt đang lãng đãng trôi đi….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét