Lấp lánh trăng trong thơ Minh Phương
Đã
vướng vào cái nghiệp thi ca, mấy ai không có mảnh trăng nào trong tác phẩm
của mình. Riêng với Minh Phương, tập Trăng soi nghiên bút chan chứa nỗi niềm
trăng. Ánh trăng mãi sáng trong!
Trăng là một thiên thể cách trái đất của chúng
ta mấy trăm ngàn cây số. Vậy mà nó là cảm hứng của biết bao thi nhân.
Bác Hồ của chúng ta cũng có rất nhiều bài thơ
về trăng. Chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm ánh trăng trong bài Đối
trăng của Bác. Trăng nhích bóng và nhòm nhà
thơ:
“Ngoài song, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. Việc quân, việc nước bàn xong, Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Với Lưu Trọng Lư:
“Em nghe chăng mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”
Xuân Diệu thì:
“Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi”
Hay là trăng thương nhớ:
“Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần”
Còn với Hàn Mặc Tử:
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu...
Đợi gió đông về để lã lơi”
Với Minh Phương (tên thật là Nguyễn Thanh
Phương) đã từng xuất bản bốn tập thơ trong đó có Trăng và biển và
em. Hình ảnh ánh trăng trong thơ Minh Phương cũng rất đa dạng. Nhưng
ở đây, chúng ta hãy nhận diện ánh trăng trong tập thơ mới xuất bản gần đây
nhất của Minh Phương -Trăng soi nghiên bút.
Không ít các nhà văn, nhà thơ đã từng sử dụng
hình ảnh trăng gối đầu lên mây, lên vòm cây mà ngủ. Trong bài Bỗng
hóa thành thiên nga, Minh Phương viết:
“Tôi và em kê đầu, gối vào trăng
Thủ thỉ”
Khi yêu nhau, tác giả nhìn ánh trăng rất lãng
mạn, trăng lung linh và đầy đặn. Trong bàiMộng:
“Lung linh ánh trăng đầy”
Chỉ khi yêu người ta mới có những Khoảnh khắc bâng
quơ:
“Tôi về ướp hương trăng trong gió
Không nợ nần chi vẫn nhớ nhau”
Nhớ nhau đến nỗi đi tìm trong cả mơ, trong mơ ánh trăng cũng
theo vào:
“Hỏi thăm cô hàng nước dưới bến trăng”
Có lần mơ
Còn trong những lúc giận dỗi hay khổ đau vì tình yêu thì ánh
trăng bỗng trở nên liêu xiêu, lơ lửng:
“Ánh trăng liêu xiêu rớt xuống tận cùng
Tôi nôn nao chờ đợi câu nói ngọt ngào
Của em”
Chạnh lòng
“Bóng em về treo nửa vầng trăng”
“Không kịp vầng trăng treo lơ lững”
Bóng ngã theo trăng
Khi giận hờn trăng cũng ngả nghiêng:
“Trăng ngủ trong sương vừa tỉnh giấc
Trăng mềm mại ru lời tơ lụa
Vì chút giận hờn nên trăng ngã trăng nghiêng”
Trăng
Yêu nhau mà không đến được với nhau, trăng cũng chan chứa nỗi
niềm.
“Xuống bến trăng đau
Múc vần trăng cũ”
“Đổ xuống bến trăng”
Chia nửa vầng trăng đau
“Về thôi em
Ôm mối tình nham nhở
Ném xuống vùng trũng
Có chứa ánh trăng đầy một trái tim”
Không đề
Tác giả đã mượn ánh trăng để nói về những mất mát, thương đau
của mình. Và khi mất đi người yêu, khi lòng tin bị đánh cắp thì “Chỉ
còn trăng khuya”
Trong Mây và trăng, tác giả mượn
hình ảnh ánh trăng hư hao, gầy guộc để diễn tả chính
lòng mình khi chia tay người yêu:
“Lắc lư trăng hư hao thân gầy
Vén màn đêm mây gọi trăng về tình tự
Xuống trần gian đề thì thời con gái
Theo bóng trăng anh quay trở lại
Mới hay dấu chân em đã mất”
Yêu nhau, khắc khoải chờ nhau đến mòn cả vầng trăng:
“Đêm trông chờ khắc khoải
Mòn vầng trăng”
Nói với một người
Tác giả rất yêu trăng, đi đến nơi nào tác giả cũng “chú ý”
đến trăng. Trăng trong rừng bàng bạc, thì thầm, gợi cảm:
“Khe suối nhỏ bàng bạc ánh trăng đầy
Róc rách chảy thì thầm trong rừng vắng”
“Đêm đong đầy trăng gợi tình hoang dã”
Trăng rừng
Nơi đất khách ánh trăng cũng tròn đầy:
“Đêm nay trăng đầy bên cánh rừng San Tuk”
Khúc tấu nơi đất khách
Ở Nha Trang trăng rất sáng và cao:
“Vầng trăng sáng trên cao”
Về lại Nha Trang
Còn ở quê thì mùa trăng rất đơn giản, rất lặng lẽ và thanh
khiết:
“Con chim nhỏ nhặt thóc
Hạt thóc đồng dao mùa trăng”
Cõi mênh mông lặng lẽ
“Trăng vừa choàng tỉnh nằm ru
Rọi xuống quê hương màu thanh khiết”
Chạnh lòng
Hình ảnh ánh trăng trong “Trăng soi nghiên bút” rất
độc đáo. Tác giả nhìn thấy trăng về mở toang cánh cửa và không biết trăng soi
môi hôn thuở nào.
“Trăng về mở toang cánh cửa
Ghép hình con thuyền dở dang”
“Không biết vầng trăng soi môi hôn thuở nào
Lặng khúc sông buồn trôi chảy mãi về đâu”
Lời cầu về một câu chuyện cũ
Ánh trăng trong thơ Minh Phương đâu chỉ biết
đa sầu đa cảm không thôi mà trăng còn biết bày tỏ tình cảm với người trần
gian bằng những hành động mang nhiều cảm xúc của từng nhân vật. Ví như trong
bài Chiều tím một khúc sông quê, trăng cũng say đến lắc lư
khi nhìn thấy ông lão giữ đền chếnh choáng trong một buổi chiều tà:
“Ông lão giữ đền chếnh choáng men cay
Để trăng lắc lư sầu sẫm bóng”
Hoặc trong bài Khách lữ hành ánh
trăng chênh chếch bên thềm ngắm người thiếu phụ góa
chồng tiễn khách đường xa, ánh trăng buồn rơi
xuống:
“Trăng nghiêng chênh chếch bên thềm
Xóm Mía đang giấc êm đềm đêm đông”
“Ấm lòng tiễn khách đường xa
Trăng non rơi xuống ngân nga nỗi buồn”
Ánh trăng nghiêng ngửa, lật úp để
thể hiện sự sẻ chia cùng tâm trạng tác giả trong bàiLòng nhẹ một buổi
chiều:
“Ánh trăng đôi lần bàng bạc suýt mất nhau”
“Lật úp vầng trăng nghiêng ngửa”
“Lật úp vầng trăng nghiêng ngửa
Thay thời gian từng sợi tóc pha sương”
Ta cũng bắt gặp ánh trăng nghiêng
ngửa trong bài Xoắn gió:
“Ánh trăng rơi hình hài nghiêng ngửa
Chạnh lòng đau tượng đá bỗng ngậm ngùi”
Có phải khi ngắm trăng tác giả thấy lòng mình
thanh thản, nhẹ nhõm, nên tác giả thấy trăng rất gần gũi, rất yêu thương:
“Thời gian định dạng bao lần trăng soi bóng”
“Đêm ánh trăng vàng nhẹ mình nghe lá rơi”
“Lời huyễn hoặc xin vầng mây làm chứng
Ta chỉ yêu trăng và chết vì trăng”
Huyễn hoặc một chút với trăng
Cũng có lần, không nhìn thấy trăng lên, tác
giả rất đau buồn và khóc lên bằng những câu thơ rất hình ảnh:
“Một mình trăng tức tưởi thâu đêm
Lòng giận dỗi trăng ngủ vùi trong sương đêm giá lạnh
Tưởng trăng chết
Bên mồ trăng ta ngồi khóc”
Không đề
Cùng với những hình ảnh mang tính ước lệ như bóng trúc trước
sân, tiếng chuông, tiếng mõ, tác giả miêu tả ánh trăng khuya rất độc đáo:
“Bên hiên bóng trúc quét sân nhà
Gió thổi từng cơn khúc dạo qua
Trăng khuya nương bóng chuông ngân đổ
Tiếng mõ hòa âm vọng mãi xa”
Trăng khuya
Đã vướng vào cái nghiệp thi ca, mấy ai không
có mảnh trăng nào trong tác phẩm của mình. Riêng với Minh Phương, tập Trăng
soi nghiên bút chan chứa nỗi niềm trăng. Ánh trăng mãi sáng trong!
|
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Lấp lánh trăng trong thơ Minh Phương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tôtem sói - Chiếc gương đạo sĩ
Tôtem sói - Chiếc gương đạo sĩ Trong Hồng lâu mộng có chuyện cái gương một vị đạo sĩ tặng cho nhân vật Giả Tường. Anh ta đưa gương lên soi...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét