Dămảy bài thơ, một ngòi bút không
sở trường về thể loại trữ tình ấy chợt đi vào tâm thức chúng ta như dòng chảy xuôi của một con người – Đoàn Phú Tứ và dòng chảy ngược của mọi con người – chúng ta. Giống như Vũ Đình Liên, Ông đồ vẫn hiện hữu với nỗi buồn sâu thẳm, với bi kịch của một thời tàn tạ. Còn Đoàn Phú Tứ, ông cũng có làm
thơ nhiều đâu, mà đọc thơ ông rồi, dẫu không hiểu vẫn biết rằng ông đang đứng đâu đó, lặng lẽ và kín đáo. Một Màu thời gian thâm
trầm, sâu lắng đủ để ông trụ vững trong vô số những nhà thơ nổi tiếng.
Sớm
nay tiếng chim thanh
…
Hương
thời gian thanh thanh
Màu
thời gian tím ngát.
Mở đầu bài thơ bằng một làn hương nhè nhẹ, Đoàn Phú Tứ khiến tôi bất giác thấy băn khoăn. Băn
khoăn không phải vì đoạn thơ khó hiểu, mà băn khoăn bởi cái mở đầu thanh thoát như thế lại khiến chúng ta phải suy tư. Đó là bởi vì một tâm tư đang đè nặng lên trang thơ, mà người viết nên nó lại là một con người kín đáo. Tất cả cũng chỉ vì ông rất kín đáo.
Sớm
nay tiếng chim thanh
Trong
gió xanh
Dìu
vương hương ấm thoảng xuân tình
Vỏn vẹn ba câu thơ vậy mà cảm xúc như biến chuyển trong ông. Câu
đầu năm tiếng, câu sau chỉ còn lại ba tiếng, đến câu cuối chợt dài ra bảy tiếng. Nó tựa như những sóng âm lúc
nào cũng thay đổi mỗi khi bản nhạc vang lên. Nhưng ở đây lại là “sóng tâm tư”. Sự trong sáng, nhẹ nhàng của một buổi sớm mai, cái lặng lẽ, kín đáo quanh
quất đâu đó trong tiếng hát của chim. Năm chữ dài như tiếng chim vang vọng chợt phải ngưng đọng lại bởi làn gió xanh. Một câu thơ quá ngắn Trong gió xanh khiến ta nghĩ rằng: có một khoảng lặng. Tựa hồ như Đoàn Phú Tứ đang nghe bản hòa tấu của tiếng chim thanh thì
bỗng dưng chợt lắng lại trong một miền suy tư xa xăm nào. Tiếng thanh, tiếng xanh thoang
thoảng mùi hương của một cuộc đời bình yên, chấm phá một bức tranh thiên nhiên còn thiếu quá nhiều để gợi trong ta cái gì
trống trải. Nhưng tại sao câu thơ lại có phần đột ngột, lại vương vấn một cái gì. Riêng tư.
Dìu
vương hương ấm thoảng xuân tình
Ông dùng tới bảy chữ để phá vỡ cấu trúc ngắn gọn trên kia, dùng
tới bảy chữ để mở đầu cho những sóng tâm tư đang trào dâng.
Một sự biến chuyển bất ngờ hé mở một chữ tình. Chữ tình lắng đọng, gần mà xa. Âm điệu vương vấn, dìu dặt bởi những từ dìu, vương,thoảng. Chữ xuân, chữ ấm kéo vẻ xa xăm, dàn trải của câu thơ lại gần nhau hơn.Vì vậy câu thơ mang một tâm trạng nhớ nhung, bật lên một tiếng cười lặng lẽ.
Đoàn Phú Tứ không cố làm cái điều nối kết đoạn thơ này với đoạn thơ kia. Nhưng chính điều đó đã tạo nên một cấu tứ riêng biệt cho bài thơ của ông, một điều tưởng như không thể.
Ngàn
xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta
lặng dâng nàng
Trời
mây phảng phất nhuốm thời gian
Trở về với những điều xa xăm. Nhìn
vào bài thơ, có phải ta đang nhìn chính đôi mắt Đoàn Phú Tứ, một đôi mắt vẫn còn đầy ắp những ngày xưa. Có lẽ trong ông ngàn xưa kia
nhiều quá chăng.
Câu thơ vẫn dìu dặt như cái âm điệu mà nhà thơ đã tạo nên. Chữ tình trong ông
đang chuyển động và lắng lại một cách cô đọng trong hai chữ Tần phi. Mựơn chuyện xưa để nói lòng mình,
hay ông đang cố dùng lời nói để không nói gì cả. Dùng lời nói để làm cho tâm tư ông vẫn cứ còn mãi trong những nốt nhạc không vượt xa cung bậc của mình. Dù ở bất cứ đâu ông cũng
đang thể hiện lòng mình với cái cách mà
chúng ta nghĩ rằng chắc hẳn ông chẳng cần phải đắn đo. Chính lúc ấy hình như ông đắn đo hơn bất cứ khi nào. Chữ ngàn, chữ lạnh phủ lên câu thơ một cái gì đắng cay. Nó kéo
ông về với một quá khứ rất xa, cái quá khứ mà ông thấy được màu thời gian. Nói về người yêu, mà hình như ông chỉ dùng những gam lạnh và cô đơn. Và có chăng chính chúng ta tìm thấy những tia sáng ấm áp nào đó của chữ tình le lói
trong một bức tranh có chiều sâu triết lý.
Ta
lặng dâng nàng
Trời
mây phảng phất nhuốm thời gian
Một âm hưởng dìu dặt nào đó khiến chúng ta có cái
cảm tưởng dường như không thể tìm được một giọng đọc phù hợp với thơ của ông. Cũng phải, hình như chữ tâm và chữ thần trong ông hòa
quyện một cách tự nhiên đến độ hơi thơ kia có chăng là
hơi thở của thời gian. Có chăng chỉ với một chữ lặng trong Ta lặng dâng nàng cũng khiến tôi thấy tâm ông đã thật sự đi vào một cõi bình yên.
Chữ lặng nối tiếp chữ dâng hiện lên một vẻ đẹp nặng trĩu, sang trọng và kín đáo. Một Đoàn Phú Tứ chợt ẩn hiện đâu đó trong
tâm thức, một con người chợt trỗi dậy đâu đó giữa những màu sắc vô hình. Tôi
dùng chữ vô hình cho danh từ màu sắc bởi câu thơ bảy chữ của khổ này lại kéo tôi về với cái vẻ gì đó dài dằng dặc. Và hàng loạt những từ phảng phất, nhuốm, thời gian lại lẳng lặng đi vào những ngăn kéo của sự triền miên một cách khó hiểu. Từ phảng phất vẫn còn đứng đấy, nhưng, nó không làm
đúng vai trò của một sự nhẹ nhàng vốn có. Nó trở nên bí ẩn, và lại càng bí ẩn hơn khi theo sau nó
lại là nhuốm thời gian. Tôi chợt nhận ra câu thơ có quá nhiều tầng nghĩa, còn tác
giả lại là một sự hòa trộn của nhiều cảm xúc. Chính điều đó đã làm nên
những bậc thang thăng trầm của những triết lí vẫn còn bỏ ngỏ theo thời gian. Chữ tình yêu trong
ông có còn đơn thuần là tình yêu hay không. Không, có
lẽ ông đã đặt nó vào một phạm trù khác. Ở một thế giới khác. Nơi mà người ta có thể định nghĩa được thời gian, và nhìn
thấy màu của thời gian, và ngửi thấy hương của thời gian.
Màu
thời gian không xanh
Màu
thời gian tím ngát
Hương
thời gian không nồng
Nếu như thơ ông được viết trên một tờ giấy trắng, người ta sẽ dễ dàng nhận ra cái thăm thẳm, hun hút, xa
xăm của những điều khiến ta phải trầm tư nhiều. Đơn giản là vì thơ ông được khắc lên đó bởi những màu sắc có thần. Một vẻ đẹp rất mới của những câu ngũ ngôn nối tiếp nằm trên cái nền hòa quyện giữa kim lẫn cổ, trên một tờ giấy trắng tinh chỉ khiến chúng ta đi vào
một cõi hư ảo. Sự láy lại Màu thời gian …– Màu thời gian…, Hương thời gian…- Hương thời gian…là những triết lí sâu sắc nào đấy mà ông đã giải ra. Và cũng có
thể ông chưa giải đáp được. Cuộc sống chúng ta trôi
theo bước đi của thời gian. Nếu như có một cái ngoái nhìn,
nghĩa là sẽ có sự bắt gặp bước đi của thời gian. Cũng giống như Vũ Đình Liên,
ông cũng nhìn thấy những bước đi nặng trĩu của thời gian mà bao
trùm lên nó là ánh hoa đào le lói sắp phải lụi tàn, sắp phải trôi trong hư ảo của cái gọi là quy luật. Mà khi đã là
quy luật thì nó giống như một bi kịch. Đoàn Phú Tứ khiến tôi bất giác nghĩ đến những giấc mơ, vì có lẽ ở đó dù chỉ một lần hình như tôi đã trông thấy màu thời gian. Nhưng màu thời gian có xanh
hay không thì đó còn là một bí mật mà nhà thơ không muốn chúng ta hiểu quá nhiều. Và những giấc mơ cũng không giải đáp nổi. Triết lí về thời gian là
triết lí mà một con người bình thường, thậm chí nếu họ là những con người nghèo khổ cũng nhận ra. Nhưng triết lí của họ không nhuốm một màu sắc huyền ảo như vậy. Một đoạn thơ toàn nhắc đến màu và hương nhưng dường như tôi vẫn chưa thể nhìn thấy màu, và cũng chưa thể ngửi thấy hương. Có phải vì một Đoàn Phú Tứ quá sâu sắc, có phải vì thời gian không đủ, có phải vì không hề có màu thời gian?
Màu
thời gian không xanh
Màu
thời gian tím ngát
Cái lặng lẽ ngẫm nghĩ rất dài cho những suy tư của nhà thơ. Những nét chấm phá rất ấm áp và khéo léo của Đoàn Phú Tứ. Một sự kết hợp tài tình giữa cái không của gam lạnh không xanh và
cái có của gam nóng tím ngát khiến màu thời gian trở nên gần gũi. Tôi thấy có một khoảng không trống vắng để nơi ấy màu thời gian có thể tồn tại và hiện lên vẻ đẹp tinh khôi có phần rực rỡ nhưng trầm buồn. Bản thân trong chữ tím, nhuốm những nỗi buồn ưu tư. Bản thân trong chữ ngát, vốn có một hơi thơ trong sáng, nhẹ nhàng như một chiếc lá rơi xuống sân thềm giữa trưa hè có ánh nắng gay gắt đang mỉm cười. Hai chữ ấy hòa quyện chính là màu thời gian. Là một buổi trưa có ánh nắng đang mỉm cười? hay là một buổi chiều hoàng hôn có
bóng người nặng trĩu những màu tím. Có
khi nào màu tím của thời gian là màu của buổi hoàng hôn? Hình
như Đoàn Phú Tứ chỉ chợt để ánh mắt hướng về một chân trời xa xăm nào đó để thấy màu thời gian đang chờ mình. Chính lúc ấy ông phát hiện ra:
Hương
thời gian không nồng
Cái phi thực tại kia dường như chỉ mình ông nhận ra. Ông bắt gặp và trân trọng đặt nó vào cái dìu
dặt tươi sáng của từ láy thanh thanh.
Lòng ông đang thanh thản bởi cái vẻ nhẹ nhàng đến điềm nhiên của nhịp thời gian, của hương thời gian. Một cấu tứ quá lạ khiến tôi nghĩ hình
như Đoàn Phú Tứ giữ trong lòng nhiều điều trăn trở và ưu tư. Lòng ông, tâm
ông, cái thần của ông hình như buồn quá. Có lẽ ông không buồn vì thời gian đang trôi
đi nữa mà buồn vì màu thời gian và hương thời gian quá mong manh. Buồn vì lòng ông nhuộm một sắc tím trầm mặc, vì làn gió tâm
tư ông phảng phất một mùi hương thanh thanh.
Những câu thơ ngũ ngôn thường khiến chúng ta cảm thấy nó quá ngắn nhưng chính điều đó đã tạo thành bi kịch. Màu thời gian không xanh và Hương thời gian không nồng là những nốt trầm lặng lẽ, chỉ hơi buồn. Còn Màu thời gian tím ngát và Hương thời gian thanh thanh tưởng như những nốt nhạc tinh khiết nhưng niềm vui do những chữ này tạo nên lại ngắn đến nỗi chúng ta thấy có một sự hụt hẫng. Vì cái mà ông muốn nói không đơn thuần là màu và hương thời gian mà là màu
của cuộc sống và hương của những nét vẽ kì diệu hiện lên giữa cuộc sống bộn bề. Trong ông sự lạc quan và bi quan
không có ranh giới. Triết lí mà ông gửi gắm mấy ai hiểu được. Nó chỉ càng làm cho vẻ đẹp tuyệt diệu của tình yêu trong
ông ngày càng xa vời vợi, để nhường chỗ cho một tình yêu lấp lánh hương sắc của thời gian. Đấy là một buổi chiều hoàng hôn màu
thời gian tím ngát trải lên dòng sông lặng lờ của con người Đoàn Phú Tứ, là hương thơm thanh thoát của tia nắng rọi xuống vẻ bình thản của những cành cây vô
tri ngả mình trong tiếng thời gian vang vọng.
Tóc
mây một món chiếc dao vàng
Nghìn
trùng e lệ phụng quân vương
Trăm
năm tình cũ lìa không hận
Thà
nép mày hoa thiếp phụ chàng
Mỗi lần có bóng dáng của hình ảnh người yêu là mỗi lần nhịp thơ chuyển sang một màu sắc thâm trầm, một vẻ đẹp cổ xưa. Có phải tình yêu trong
ông là một quá khứ còn xa hơn cả cái quá khứ để phân biệt với hiện tại hay không. Có
phải Hoài Thanh đã nắm bắt được cái thần của Đoàn Phú Tứ chăng? Đoạn thơ được nối dài bởi những câu bảy chữ khiến cho tình yêu
trong nhà thơ chảy trong một chiều sâu liên hồi. Lấy ý từ câu thơ trong Kiều Tóc mây một món dao vàng chia hai và hòa trộn giữa những chuyện xưa tích cũ, Đoàn Phú Tứ đang cố thể hiện tình yêu của mình bởi hương sắc tím trong tình
yêu ông đang ẩn nấp đâu đó trong những câu chữ kia, bởi màu thời gian là màu
yêu, bởi hương thời gian là hương yêu, giống như Hoài Thanh đã từng nói. Một đóa hoa tím chỉ chực hiện lên đâu đấy trong những khoảnh khắc cuộc đời ông rồi đột nhiên trôi
trong một nỗi nhớ nhung, chỉ còn lại hương thời gian. Từ Trăm năm là
để ông nói chuyện xa xưa trong quá khứ hay là một chuyện ông không còn
biết đặt vào đâu. Ông chỉ còn biết đặt vào lòng mình. Còn nỗi nhớ nhung xao xuyến chỉ ẩn hiện đâu đó trong sự tối tăm khó hiểu của một tình yêu không
nhẹ nhàng, một tình yêu luôn đi kèm bởi những câu hỏi màu thời gian là gì, hương thời gian như thế nào.
Đoàn Phú Tứ có nói đến bi kịch hay không. Tôi
không biết. Nếu có chắc ông đã cố thể hiện nó một cách có thần như thế để chúng ta chỉ nhận ra những chi tiết lắng đọng lại trong phạm trù triết học, và để tình yêu cũng
bay theo hương thời gian.
Duyên
trăm năm dứt đoạn
Tình
một thủa còn hương
Hương
thời gian thanh thanh
Màu
thời gian tím ngát
Sóng tâm tư trong ông đã thật sự đi vào một cõi sâu thẳm của tâm hồn. Tình yêu mà
ông gửi gắm quá kín đáo. Đoạn thơ cuối cùng khiến tôi có cái cảm tưởng cảm xúc của ông được lắng lại bởi khổ thứ ba và thứ tư. Lại bắt gặp hương thời gian và màu thời gian, lại bắt gặp hai chữ tình duyên. Rồi chợt nhận ra rằng ông muốn nói tình yêu và
nỗi nhớ nhung của mình bằng những điều khó hiểu. Một tình yêu không biết có còn đó hay
không khi nó đã trở thành hương thời gian mãi đi vào
những cõi xa xăm vốn không thuộc cuộc sống này. Hai chữ dứt đoạn nếu đứng một mình thì xót
xa, bi kịch nhưng đặt vào hoàn cảnh bài thơ, tôi thấy nó đã hòa tan
trong một tình yêu đẹp mà hiện tại không còn nữa. Có chăng nó chỉ còn trong hiện tại của tâm thức nhà thơ. Một hiện tại mà ông đủ bình tĩnh, đủ trở thành một cành cây vô tri
trong buổi chiều sắc tím để mà thổ lộ những điều sâu kín nhất trong một tâm hồn không có kim chỉ thời gian. Chỉ còn lại một thủa. Một thời gian không còn
xác định nữa. Bài thơ kết lại thì một thủa cũng chỉ còn lại hương. Một mùi hương thanh thanh
tròng trành len qua khe mũi, và cái nháy mắt còn đó để cảm nhận những điều phi thực tại.
Hương
thời gian thanh thanh
Màu
thời gian tím ngát
Khác với đoạn thơ trên, câu thơ Hương thời gian thanh thanh đứng trước câu Màu thời gian tím ngát khiến cho đoạn thơ có một sức dội ngược. Một sự dội ngược không quay đầu, không đổi chiều nữa. Toàn bài tơ bị kéo hẳn về cái quá khứ nào đấy và chìm dần đi mãi mãi.
Vang vọng đâu đấy chỉ còn là những câu hỏi mơ hồ Màu thời gian tím ngát?Không biết vì điều gì khi bài thơ kết thúc, trong tôi
chỉ chợt vang lên ba chữ Đoàn Phú Tứ…
Đấy là vài dòng tản mạn mà tôi muốn nhường chỗ cho nhà phê bình
Hoài Thanh. Một Đoàn Phú Tứ sẽ thật sự hiện lên giữa những câu chữ thanh sạch, nhẹ nhàng: “Thành ra
ý thơ, lời thơ, điệu thơ cùng với hồn thi nhân đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa, rồi lại dần dần trở về hiện tại. Hiện tại chỉ mờ mờ nhạt nhạt, nhưng càng đi xa về quá khứ, câu thơ càng thiết tha, càng rực rỡ. Nhất là chỗ từ ngũ ngôn chuyển sang thất ngôn câu thơ đẹp vô cùng. Tôi tưởng dầu không hiểu ý nghĩa bài thơ người ta cũng không
thể nhận thấy cái vẻ huy hoàng, trang
trọng của câu thơ.
Trong thơ ta có lẽ không có bài nào
khác tinh tế như thế.”
Lúc đầu đọc bài thơ, tôi cứ ngỡ hình như bài thơ nói gì đó về thiên nhiên. Lúc
bắt gặp màu thời gian, tôi lại ngỡ bài thơ muốn giấu một ẩn ý khác lạ gì đó liên quan
đến triết học. Và lúc bắt gặp cái vẻ đìu hiu, cổ cổ của những câu bảy chữ, tôi chợt nhìn ra một tình yêu. Chìa
khóa bài thơ không nằm trong sự tò mò, mà nằm trong sự cảm nhận và liên tưởng vô hồi. Tất cả đọng lại: Đoàn Phú Tứ – MÀU THỜI GIAN – Tình yêu
kín đáo.
Cái đọng lại sâu sắc trong tôi có lẽ là một giọng điệu thơ hoàn toàn mới. Hình như cũng chưa hẳn là vậy. Bởi Đoàn Phú Tứ đâu có làm thơ lạ, nhưng sự kết hợp tài tình của ông đã phủ trùm lên bài thơ một điều gì huyền hoặc, khó hiểu. Mà chỉ cần một chút suy tư, một chút tĩnh trong
tâm hồn là có thể nhìn thấy một tình yêu mang
tên Đoàn Phú Tứ. Đoàn Phú Tứ – Một buổi chiề
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét