* Sinh năm 470 trước
CN tại Athens, Hy Lạp
Tầm quan trọng: xây
dựng phương pháp tranh luận Socratic
Mất năm 399 trước CN
tại Athens, Hy Lạp
Khi
Cicero nói rằng Socrates là “người đầu tiên kéo triết học từ trên trời xuống
với loài người” thì điều đó có nghĩa là: trong thế đối lập với các nhà tư tưởng
sơ khai như Parmenides và Anaximander, những quan tâm triết học của Socrates là
cuộc sống thường ngày, đặc biệt ở những câu hỏi làm sao để có cuộc sống tốt đẹp
nhất. Tiếc rằng việc nắm bắt được tư tưởng Socrates không hề dễ dàng bởi trên
thực tế, ông không hề để lại dòng chữ nào cho chúng ta. Thay vào đó, hầu như
chúng ta phải dựa vào tác phẩm của Xenophon và những lời bình xa xưa của Plato
để có thể hiểu biết về tư tưởng và hành động của Socrates.
Thực ra, chúng ta biết
nhiều về kiểu thức triết học của Socrates qua những cuộc tranh luận của Plato
hơn là những quan điểm đặc biệt của ông. Phương pháp lý luận của Socrates là cố
gắng tiếp cận một người hay một nhóm người, từ đó đặt ra câu hỏi về bản chất
một số khái niệm có sức thu hút như “công chính” hoặc “đức hạnh”. Ông cũng
thách thức sự đối đáp của những người đối thoại cho đến khi chắc chắn rằng họ
đã sai, và kết thúc bằng việc phủ nhận họ. “Kỹ thuật” đối thoại của Socrates
được gọi là “bác bỏ logic”.
Câu hỏi khơi gợi của
Socrates tạo thành vấn đề tranh luận học thuật. Mọi cuộc đối thoại không bao
giờ dẫn đến một định nghĩa ổn thỏa của khái niệm nếu chỉ tranh luận đơn thuần,
vì thế người ta khó mà nắm bắt những quan niệm rất riêng mà Socrates đề xuất.
Phát ngôn nổi tiếng của ông là: “tôi chỉ biết có một điều là tôi không biết gì
cả”. Một huyền thoại kể về ông cho biết, khi nghe Nhà thông thái ở Delphi tuyên
bố không có ai trên đời không ngoan hơn Socrates, ông rất kinh ngạc, và ngay
lập tức chứng minh cho mọi người thấy nhận định của vị thông thái kia là sai
bằng cách tiếp cận những ai tin vào trí tuệ để đặt vấn đề với họ về đức hạnh.
Suốt trong cuộc tranh biện này, ông khám phá rằng cả ông và những người trò
chuyện đều ngớ ngẩn như nhau. Tuy nhiên, điều làm ông khác với mọi người là ít
nhất ông đã nhận thức và hiểu biết về sự dốt nát của mình. Ở một nghĩa nào đó,
Nhà thông thái xứ Delphi vẫn đúng: trí tuệ của Socrates nằm trong sự
tự-nhận-biết của ông; và thật sự Socrates đã thừa nhận một cách phóng khoáng
rằng ông chẳng biết gì.
Có thể nói rằng tư
tưởng của Socrates cho thấy một quan điểm: triết học đơn giản là để triết lý;
hay nói cách khác, có một cái gì đó thực sự có giá trị trong việc dẫn gợi tranh
luận phê bình. Thực ra, ông đã tự mô tả mình như một người hay khiêu khích,
suốt ngày cứ chất vấn và chỉ trích các công dân thành Athens.
Cuối cùng, Socrates
phải trả giá đắt cho phong cách triết học của ông. Hẳn là những người dân
Athens cũng trở nên mệt mỏi với những câu hỏi bất tận của Socrates; bản thân
ông cũng suy kiệt và bị kết án tử hình vì tội “làm đồi bại tuổi trẻ” và “không
tin vào những vị thần của thành Athens”. Vì gia đình và bạn bè ông không thể
bào chữa cho ông trước tòa, Socrates đã phải chết. Ông uống thuốc độc để rồi
lôi cuốn nhẹ nhàng các thân hữu vào một cuộc tranh luận triết học.
* “Tôi là một người
hay châm chọc mà Thượng Đế đã gắn vào đất nước này, suốt cả ngày, và khắp mọi
nơi, tôi luôn nhìn vào bạn, khuấy động, thuyết phục và chỉ trích bạn”(Socrates
trong Apology – Lời xin lỗi của Plato)
Lê Thị Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét