LTS: ”Mỹ cảm trong ca từ Trịnh
Công Sơn” là tiểu luận chuyên ngành Ngữ Văn của sinh viên Phan Thị Diệu Thảo
(Khóa 2009-2013) nghiên cứu ba phương diện biểu hiện cái đẹp trong ca từ Trịnh
Công Sơn. Đó là cái bi, cái đẹp, và ngôn từ.
Được sự đồng ý của tác giả, GĐX xin trích giới thiệu lần lượt 3 chương chính trong nội dung tiểu luận: (1) Cái Bi trong ca từ Trịnh Công Sơn; (2) Cái Đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn ; (3) Trò chơi ngôn từ.
Được sự đồng ý của tác giả, GĐX xin trích giới thiệu lần lượt 3 chương chính trong nội dung tiểu luận: (1) Cái Bi trong ca từ Trịnh Công Sơn; (2) Cái Đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn ; (3) Trò chơi ngôn từ.
Chương 1
CÁI BI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Nhớ thương ai
Khi trăng vừa mọc
Giữa trời không mây
Trái tim ứa lệ
Nên rồi trăng phai.
(Saigyo)
Nhật Bản là mảnh đất của niềm bi cảm. Có khó hiểu không khi cũng chính đó là thiên đường của cái đẹp. Phải chăng, ở đâu có nỗi buồn thì ở đó có cái đẹp? Hay là chính cái đẹp đã khai sinh ra niềm bi cảm? Bi cảm ẩn tàng trong một ánh trăng phai, trong những cánh đào buông mình hay những đóa triêu nhan cánh mỏng. Nhạc Trịnh ôm trọn nỗi buồn diễm lệ ấy.
Với Trịnh Công Sơn, mọi nỗi buồn đều chảy ra từ suối nguồn vô thường. Ngay trong phút yêu nhau đã có phút rời xa. Ngay trong hội ngộ đã có chia ly. Sự vật phai phôi trong từng sát na của cõi người. Chiếc lá thu úa vàng còn được người phủ lên lớp “phai” mỏng manh của sự tàn tạ. Vì mùa thu chưa đủ buồn, hay vì người muốn khai hoang thêm một mùa sương khói ảo ảnh giữa thu và đông thường tình của đất trời? Mùa ấy xanh xao hơn mùa thu và chưa ôm đủ lá vào mình để đau buồn như mùa đông…
Nỗi buồn của người Nhật phôi thai từ thân phận hoa đào. Người ta kể rằng, anh đào rơi rụng ngay trong mùa hồng tươi phơi phới thì con gái. Còn cái đẹp nào bi ai hơn thế, và còn niềm bi cảm nào đẹp hơn thế? Đường thi thì lại chất ngất những áng thơ đẹp nhất, hay nhất về đề tài biệt ly. Còn Trịnh Công Sơn, ông khai sinh cho nỗi buồn bằng những cuộc tình xanh xao, những nhan sắc gầy guộc, bằng những đóa vô thường mỏng manh cuối trời…
Hoa đào đẹp, phải chăng vì có một ngày, gió sẽ mang hoa ra đi trong tan tác đau thương? Phút chia ly đẹp, phải chăng vì nó sắp vuột khỏi tầm tay?
“Nếu con người không bao giờ tan biến như những giọt sương trên cánh đồng Adashi; không bao giờ mất hút như làn khói trên ngọi núi Toribe, mà lại đeo đẳng vĩnh viễn trên thế giới này, thì còn gì làm cho ta xúc động nữa! Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.”
(Kenko)
“Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.” Chính nhân sinh quan ấy đã cứu rỗi tâm hồn Trịnh Công Sơn. Ông thương yêu nỗi vô thường bằng nỗi buồn tàn phai của một bông hoa. Ông kiếm tìm hạnh phúc ngay trong cõi vô thường. “Tôi đã yêu đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Nếu phải tóm tắt bi cảm trong ca từ Trịnh Công Sơn, tôi sẽ dùng duy nhất câu nói ấy mà thôi.
Thế đấy, cậu Hoàng tử nhỏ ấy đã cùng cây đàn lya của mình đi qua miền đất này bằng những lời ca như thế, bằng những nỗi bi cảm như thế. “Tìm lại trên sông những dấu hài.” . Xin được ướm vào những “dấu hài” đã cùng Hoàng tử bé da du qua những muộn phiền nơi trần thế, như Trịnh Công Sơn đã từng “đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa”.
1.1. Vô thường
Dấu hài đầu tiên chúng tôi tìm về là “Vô thường”. Vô thường nằm đó trong nhạc Trịnh. Với những hình ảnh đã trở thành nỗi ám ảnh: “chuyến xe”, “quán không”, “phù du”, “chiếc lá thu phai”, “đóa hoa vô thường”, “vết lăn trầm”… Như thể an nhiên giữa ngàn năm trước và ngàn ngàn năm sau. Từ Phôi pha, Đóa hoa vô thường, đến Chiếc lá thu phai, Rơi lệ ru người, Như một lời chia tay… đều là cõi thế của vô thường. Đều là cái vô sắc của nghệ thuật.
Nếu phải gắn cho “Vô thường” một dấu mốc, có lẽ người ta chọn ngày nó được đánh thức bởi Đức Phật. Từ đó trở đi, người ta nghĩ về “vô thường” như một tư tưởng của Phật Giáo. Nhưng thật ra, “vô thường” tồn tại giữa thế gian này như cỏ cây, hoa lá, như tình yêu, như con người. Có lẽ bắt đầu từ ngày Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình, “vô thường” bàng bạc khắp cõi người. “Vô thường”, là không thường hằng, không vĩnh cửu. Ngay cả trăng cũng tàn, thu cũng phai kia mà! Vậy thì làm gì có mãi mãi, làm gì có bất biến. Sự vật không ngừng biến đổi trong từng khoảnh, từng khắc. Và vì thế cuộc đời không ngưng tiếng thở than. Nhưng thở than để rồi biết “yêu thêm yêu cho nồng nàn” , biết “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” … Từ nỗi bi thiết, vô thường hóa kiếp thành một kinh nghiệm thẩm mỹ, một phạm trù của cái đẹp. Chẳng phải từ lỗi lầm của Adam và Eva, người ta mới biết có thiên đường hay sao! Trước đó, sự thường hằng đã cướp mất vẻ đẹp của trần gian. Adam mãi mãi là Adam và Eva mãi mãi là Eva. “Làm sao biết từng nỗi đời riêng. Để yêu thêm yêu cho nồng nàn.”?
1.1.1. Cõi này là Hoa
Để bắt đầu phiêu du trong dấu hài của vô thường, chúng tôi mượn đoản thơ sau của Thiền sư Hakuin:
Niết Bàn ngay trước mặt ta
Thân này là Phật
Cõi này là Hoa.
Một tư tưởng Phật giáo. Một cảm hứng nghệ thuật. Mang cùng một tên gọi “Vô thường”, nhưng chúng chảy về hai hướng khác nhau.
Như đã nói ở trên, cái gốc của “vô thường” là nỗi phù du của cuộc đời. Bởi nỗi phù du đó, mà cả Đức Phật và người nghệ sỹ đều nhận thức được rằng, trên đời này, chẳng có gì đáng bám víu. (Mà cũng có bám víu được đâu!) Để rồi từ đó, cả hai đấng linh thiêng ấy kiếm tìm con đường giải thoát.
Trên con đường Diệt đế, Thích-ca Mâu-ni rũ bỏ trần thế, đi vào cõi Niết Bàn thường hằng. Vĩnh viễn nơi đó không có khổ đau. Như thuở hồng hoang loài người, khi Adam chưa ăn trái cấm và Eva chưa phạm sai lầm.
Trong cõi vô thường, “người hát rong” ấy lãng du trong cõi tạm. An nhiên giữa vô thường. Người ấy biết buồn, biết đau. “Làm sao em biết bia đá không đau.” Một con người, một người nghệ sỹ, một “loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau”, làm sao thoát được nỗi đau vô thường. Nhưng nếu từ bỏ, mãi mãi con người cũng không biết đến hạnh phúc thế trần. Mãi mãi không chạm đến được cái đẹp. Ươm mầm trong trái tim nghệ sỹ, nỗi buồn thoát thai thành cái đẹp. Và quả thật với Trịnh Công Sơn, Phật giáo chỉ là đôi cánh đưa ông thăng hoa trong nghệ thuật, trong cuộc nhân sinh lớn lao của nhân loại. Với ông, giải thoát là dấn thân, là yêu, là nồng nàn với cuộc đời: Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm, yêu cho nồng nàn.
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi.
(Như một lời chia tay)
Bởi lẽ, mỗi người chỉ sống được một lần, yêu thương một lần. Bởi lẽ hôm nay còn đó, mai đã xa rồi. Bởi lẽ cõi vô thường lắm chia ly. Dường như với ông, một cuộc đời quá nhỏ nhoi để có thể yêu hết tình yêu đang mỗi ngày một sinh sôi nảy nở trong trái tim con người.
Tôi yêu mọi người, cỏ cây muôn loài
Làm sao yêu hết cuộc đời.
(Tự tình khúc)
“Với tôi, Phật giáo là thứ triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên cuộc sống.”
(Trịnh Công Sơn)
Từ một tôn giáo dạy con người ta từ bỏ cõi đời để bước vào miền vĩnh hằng, Trịnh Công Sơn đã biến thành thứ tôn giáo của riêng mình, thứ triết học của “cõi Hoa”, của cái đẹp. Nếu như Đức Phật từ bỏ thì ông dấn thân, nếu như Phật Giáo tìm đường đến Niết Bàn thì ông ở ngay trong cõi vô thường để xây cho riêng mình một Niết Bàn. Một cõi đầy hoa và yêu dấu.
Hãy yêu ngày tới
Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời
Ta cứ vui.
(Để gió cuốn đi)
Đó là điểm khác nhau giữa tôn giáo và nghệ thuật. Khi mà tôn giáo hướng đến sự giải thoát, thì nghệ thuật lại trên đường kiếm tìm lý lẽ của cái đẹp. Cho nên, vô thường trong nghệ thuật không dạy người ta trút bỏ hết những gánh nặng trên vai để hoàn nguyên về thuở ban sơ. Chưa từng biết đau khổ và cũng chưa từng nếm mùi hạnh phúc. Học lẽ vô thường, nghệ thuật thấm thêm máu vào tim, để biết tha thiết. Vô thường nêm thêm muối cho nước mắt, để biết ngọt ngào của hạnh phúc. Vô thường níu con người lại với từng khoảnh khắc, để biết quý từng sát na. Vô thường là gió để con diều nghệ thuật được thăng hoa.
“Tôi không quan niệm tìm đến Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật”
(Trịnh Công Sơn)
“Thân này là Phật
Cõi này là Hoa.”
Thân Phật, cõi Hoa- còn gì an nhiên hơn thế. Còn gì giải thoát hơn thế. “Người hát rong” ấy đã đứng giữa vô thường mà bước ra khỏi mọi hệ lụy của cõi vô thường. Để chu du. Để thiết tha. Và để tạo ra cái đẹp.
Hãy nghiêng đời xuống
Nhìn suốt một mối tình
Chỉ lặng nhìn
Không nói năng
Để buốt trái tim…
(Để gió cuốn đi)
Trong cõi Vô thường, Phật dạy ta từ bỏ. Còn Trịnh Công Sơn dạy ta yêu. Yêu từng nỗi vô thường. Dù cho chỉ để “buốt trái tim”, dù cho “tôi đã yêu đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Yêu từng “lần môi cười” đến từng “lần tay rời” . Dù cho đã có lúc ông thấm thía nỗi vô thường:
Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.
(Phôi pha)
Thì người viết tình ca vẫn yêu thương cuộc đời bằng cả “tiếng cười khóc giữa đời”.
Như một định mệnh, người nhạc sỹ ấy “không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư.”
1.1.2. Trầm tư trên cỏ Là tên một tập tùy bút xa xưa. Của Yoshida Kenko. Tập tùy bút của nỗi vô thường. Của cái đẹp kiếp phù du. Của một niềm bi diễm đã trở thành nghệ thuật.
Là một thái độ, một nhân sinh quan, một cách dấn thân. Trên cỏ, “trầm tư” để lắng mình tan vào hương cỏ chỉ một thời thơm tho ấy. Hay để lùa hết hương đời vào tim mình? Bởi cỏ rồi một ngày sẽ úa tàn. Bởi đời rồi một ngày sẽ “xay mòn thành cát bụi”. Nên:
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy,
Chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
Đó cũng là lý do tôi về với nhạc Trịnh Công Sơn như đứa con trong gia đình và đến với thơ Xuân Diệu như một vị khách.
Xuân Diệu ồn ã. Trịnh Công Sơn trầm lắng. Xuân Diệu cuồng nhiệt. Trịnh Công Sơn điềm đạm. Xuân Diệu gấp gáp. Trịnh Công Sơn chậm rãi. Xuân Diệu trẻ trung. Trịnh Công Sơn không có tuổi. Xuân Diệu “tắt nắng”, “buộc gió”. Trịnh Công Sơn “gọi mưa”, “thắp nắng”. Xuân Diệu ném màu vẽ lên cuộc đời, làm thành những mảng màu đậm nét và bấn loạn. Còn Trịnh Công Sơn, ông nhẹ nhàng thả lên bức tranh ấy từng nét vẽ mỏng và nhạt. Cũng là tình yêu cuộc sống, nhưng tình yêu của Xuân Diệu là thứ tình yêu đam mê cháy bỏng của một loài phù du không chấp nhận sự thật về mình. Trái lại, tình yêu của Trịnh Công Sơn là thứ tình yêu đã được lọc qua Phật giáo và Thiền vị. Thứ tình yêu nhẹ như mây và thanh thản như trẻ thơ. Nếu Xuân Diệu vội vàng cuồng si tranh thủ từng phút giây sống với đời, thì Trịnh Công Sơn hồn nhiên nhấm nháp từng sát na. Nếu thơ Xuân Diệu là biển cuồn cuộn sóng, thì nhạc Trịnh Công Sơn là dòng sông an nhiên. Thử đọc lại thơ Xuân Diệu:
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng)
Và nhạc Trịnh:
Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa, từng cơn mưa, từng cơn mưa
Mưa thì thầm dưới chân ngà
Em đứng lên mùa thu tàn ta
Hàng cây khô cành bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô.
(Gọi tên bốn mùa)
Tôi nghĩ Trịnh Công Sơn gần với các thi sỹ xứ hoa đào hơn.
“Nếu con người không bao giờ tan biến như những giọt sương trên cánh đồng Adashi; không bao giờ mất hút như làn khói trên ngọn núi Taribe, mà lại đeo đẳng vĩnh viễn trên thế giới này, thì còn gì làm cho ta xúc động nữa! Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.”
(Trầm tư trên cỏ)
Gần bảy trăm năm cho một hội ngộ. Hãy nghe “Kenko của thế kỷ hai mươi” kể về nỗi tha thiết vô thường:
“Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn lầm lỗi.”
Và hát về vô thường:
Đời ta có khi là lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do.
(Đêm thấy ta là thác đổ)
Đó là cuộc hội ngộ của những nhánh sông cùng phôi thai từ lòng mẹ Viễn Đông, hay là sự giao cảm kỳ lạ giữa hai con người tài hoa, hai trái tim nhạy cảm?
Học lẽ Vô thường, con người lang thang ấy tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống ngay giữa lòng vô thường. “Theo Kenko, có thể nói rằng giọt sương là quý báu bởi vì nó vô thường, vẻ đẹp của phụ nữ là quý báu bởi vì nó vô thường, hoa phù dung quý báu bởi vì nó vô thường. Vậy hãy biến vô thường thành sở hữu của ta, và tận hưởng cho đầy, nâng niu cho trọn, ôm ấp cho thỏa thuê.”
Còn Trịnh Công Sơn, ông sống trong từng sát na - một đơn vị thời gian nhỏ nhất, là một niệm, một ý, được tính bằng thời gian một ý nghĩ chớp qua trong đầu.
“Không hiểu sao, dạo gần đây tôi thường nghĩ về Phật giáo như một thứ tôn giáo mang nhiều tính chất hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác.”
Loài chim nhỏ ấy không ngại lao mình vào gai nhọn của cõi vô thường để cất lên tiếng hót bi diễm cho đời.
Ông yêu quý cả nỗi đau, ông hạnh phúc cả trong “những cuộc tình bất hạnh”:
Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào mãi ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi, những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.
(Tình xa)
Và dẫu cho, lời hẹn thề chỉ là những cơn mưa. Mưa đẹp, nhưng mưa buồn. Mưa vây phủ mọi bề, nhưng rồi mưa cũng tan vào hư không. Chẳng còn dấu tích nào để xác tín cho một lời hẹn thề. Để rồi ông vẫn yêu, vẫn nồng nàn và da diết:
Tình ngỡ chết trong nhau
Nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
Nhưng người vẫn bâng khuâng
Những ngón tay ngại ngùng
Đã ru lại tình gần…
(Tình nhớ)
Để rồi trong trái tim trẻ thơ ấy, khoảnh khắc chia ly, nỗi buồn xa cách từ những con sâu u sầu nằm trong lòng đất, một ngày nọ, hóa thành chú ve con hát mãi khúc hoan ca cho đời. Với Trịnh Công Sơn, vô thường là “một đóa thơm tho”: “Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa.”
Tình yêu như nỗi chết
Cơn đau thật dài
Tình khâu môi cười
Hình hài xưa đã thay
Măn nồng kia cũng phai
Tình chia nhau gian dối
Tình đày tình đôi nơi.
(Tình sầu)
“Bông hoa” ấy khai hương cả trong cái chết, trong niềm đau. Để rồi lành lặn những vết thương. Để rồi khâu vá lại những môi cười tơi tả trong những cuộc đời tưởng đã rách nát. Chỉ để một ngày, hình hài dấu yêu kia thay đổi. Chỉ để một ngày, mặn nồng xưa phai màu. “Ôi áo xưa em là một chút mây phù du, đã thoáng qua đời ta.”
“Có lẽ thế, bởi em sinh ra là để nuôi nấng nỗi buồn của đời tôi. Cũng bởi em là loài-phù-du-tóc-dài để hiểu tôi trong mọi nỗi phù du…”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Và cứ thế, “tôi” cứ bé dại như mới yêu lần đầu:
Tôi đã yêu em trong mùa gió
Khi lá cây khô bay đầy ngõ
Yêu em không cần vội vã
Tôi đã yêu em như trẻ thơ
Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ.
(Trong nỗi đau tình cờ)
Và nỗi đau của chia lìa, dường như cũng là “tình cờ”. Bởi chẳng có người bỏ rơi và người bị bỏ rơi. Ta cứ đến và cứ đi, như một cuộc tình cờ. Tình cờ, ta có nhau, và cũng tình cờ, ta xa nhau. Cõi vô thường lắm lúc thảnh thơi hai chữ “tình cờ”.
Người tình ấy bao dung, yêu những đắm say và yêu cả những phụ rẫy:
Yêu em, yêu thêm tình phụ
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.
(Ru em)
Người tình ấy độ lượng:
Hai mươi năm xin trả nợ người
Trả nợ một thời em đã bỏ ai
Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi.
(Xin trả nợ người)
“Món nợ” hai mươi năm mỏi rã đôi vai được hóa giải bằng từ “thơ dại” đáng yêu! “Tôi” đáng yêu đã đành, “em”, từ một “phạm nhân” cũng trở thành một người đáng được bảo bọc, chở che. Đáng được nâng niu, trìu mến. Ngày xưa, hai mươi năm trước, và cả bây giờ, với “tôi”, “em” vẫn “thơ dại”, vẫn bé bỏng, vẫn cái vô tâm đáng được tha thứ. Mãi mãi, “kẻ du ca” ấy là “người ở lại”. Mãi mãi, người đàn ông ấy là chú Hoàng tử bé mang nỗi ưu phiền trong veo của một người tình luôn hạnh phúc trong những-cuộc-tình-bất-hạnh.
Mang tình yêu của một tên tuyệt vọng da du qua khắp miền đồng thảo. Để học về nỗi Vô thường. Để say đắm từng ngọn cỏ, từng làn hương.
Và để chúng ta có những bản tình ca cứu chuộc những phận người nhỏ bé. Để biết ấp ôm một nhan sắc.
Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới.
(Đóa hoa vô thường)
Ấp ôm cõi Vô thường. “Tôi là ai mà yêu quá đời này.”
1.1.3. Chút phấn hương bay Nếu được đặt tên cho nỗi bi cảm trong nhạc Trịnh, có lẽ, tôi sẽ chọn cái tên ấy. “Chút-phấn-hương-bay”. Phấn thì dễ phai, hương thì chóng bay. Mà chỉ là một chút thôi. Thì ngày sau có còn lại gì? Là Vô thường. Để ngửi thấy làn hương mỏng manh ấy, phải về giữa vô thường, nói như Kenko là “tận hưởng cho đầy, nâng niu cho trọn, ôm ấp cho thỏa thuê.” Và, phải bằng sự nhạy cảm của một người yêu đời đến đau nỗi đau của đá, buồn vệt buồn của từng “dấu chim di”. Của một người tình nhắn nhủ trong “yêu dấu tan theo”:
Sau lưng thời con gái
Môi son đừng biếng lười
Cho ta còn mãi mãi
Chút mùi phấn hương bay.
(Yêu dấu tan theo)
“Vết buồn khắc trên da” ấy vĩnh viễn là nỗi buồn diễm ảo in dấu lên ca từ Trịnh Công Sơn. Là sự hòa điệu giữa cảm thức về sự phai phôi của văn học phương Đông và cái ảo ảnh khói sương đặc trưng của nhạc Trịnh. Khác với cái bi trong văn học phương Tây, niềm bi cảm ấy không tìm đến một giá trị vĩnh cửu, một hình ảnh bất tử để nương nhờ chút ý nghĩa cuộc sống. Mà nó tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống ngay trong lòng vô thường. Nỗi buồn mãi mãi chỉ là nỗi buồn, niềm đau của đá ở lại với niềm đau của đá, và những cuộc tình qua đi như một giấc mơ đẹp, như một lần chuyển mùa:
Ngày ra đi với gió
Ta nghe tình đổi mùa
Rừng đông rơi chiếc lá
Ta cười với âm u…
(Những con mắt trần gian)
Chú Hoàng tử bé thản nhiên tin vào cuộc sống, thản nhiên yêu qua “bao lần tay rời”, và đắm say như một lần duy nhất trong đời còn được yêu. Với chú, “khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.” Cứ thế yêu, cứ thế tái sinh qua mỗi cuộc tình. Chỉ một lời cuối cho tình yêu:
Ngày nào mình thôi có nhau
Xin người biết đau.
(Chiều một mình qua phố)
Dường như ta không chạm được vào nỗi buồn mong manh ấy, dù nó lãng đãng vây quanh ta. Dường như có lại dường như không. Dường như rất thật lại dường như ảo ảnh. Và hẳn nhiên, phải tinh tế lắm, phải nhạy cảm lắm để đảnh lễ với niềm bi cảm ấy.
Đảnh lễ với cái đẹp của một “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, của một “chiếc lá thu phai”. Hay dấn bước vào thế giới đầy máu và nước mắt của bi kịch phương Tây? Của nàng Mê-đê vừa đáng thương vừa đáng sợ. Của thứ phức cảm ghim sâu trong tâm khảm người đọc mang tên Ơ-đíp? Sợ hãi, thương xót, để rồi như một lần thanh lọc, cuộc đời đáng sống hơn vạn lần.
Máu và nước mắt hay nỗi buồn xanh xao của một buổi chiều:
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu.
(Lời buồn thánh)
Tôi cho rằng việc đó tùy vào cảm thức thẩm mỹ của mỗi người. Tựa như việc thưởng thức một tách trà. Có người chỉ cần ngửi hương trà là đã cảm nhận được biết bao mùa lá đã qua, hoa vẫn thơm và suối vẫn chảy. Lại có người muốn thấu trọn mùi vị thiên nhiên bằng vị giác, bằng xúc giác… Riêng mình, tôi bị mê hoặc bởi cái buồn vừa bi thiết vừa diễm ảo của thế giới văn chương phương Đông, nơi mà chỉ một ánh trăng phai cũng làm cho người ta nhỏ lệ:
Đêm xuống lạnh
Gối đầu lên cánh tay
Hương hoa mơ đầy
Lệ ứa màu trăng phai.
(Thiền sư Sogi)
Nơi mà con người hiền hòa giữa thiên nhiên:
Tôi đi hái
Những bông hoa tím
Trên cánh đồng
Và tôi ở lại
Ngủ giữa mùa xuân.
(Akahito)
Ở đây phố xá hiền như cỏ
Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
Bởi dưới chân em có mặt trời.
(Trịnh Công Sơn, Phố) Nơi có những bản tình ca hát bằng nỗi yêu đời của “tên tuyệt vọng”, bằng lòng thơ dại của “Hoàng tử bé”, bằng sự mỏng manh của một “loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau”… Và bằng trái tim vô thường của một nhạc sỹ tài hoa.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá, gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời.
(Tuổi đá buồn)
1.2. Mộng Tàn phai và hư ảo. Đẹp và điêu linh. Đó là mộng.
Nhớ nhung người
Nên trong giấc ngủ
Đã tìm thấy nhau
Nếu biết là mộng
Không thức nữa đâu.
(Komachi)
Mộng tàn và mộng ảo. Nhưng cuộc đời sẽ hoang phế và già nua nếu một ngày mộng ra đi. Bước vào mộng là bước vào một cuộc chơi vô thủy vô chung. Trong mộng ai ai cũng thành trẻ thơ. Vì vậy mà người ta hoài say mê?
Cả thế giới chìm trong mộng. Phương Tây, Borges đắm mình trong ảo ảnh của ảo ảnh, trong “phế tích vòng tròn” của mình. Phương Đông, huyền thoại Komachi kể rằng: “như một cái cây xinh đẹp, và thay vì trút lá, nàng trút mộng xuống mặt đất dưới chân mình” . Dường như người phương Đông mộng nhiều hơn, sâu hơn. Có biết bao giấc mộng đã chảy trôi trong tâm thức họ. Hồng lâu mộng của Trung Quốc. Mộng phù kiều của Nhật Bản. Cửu vân mộng của Triều Tiên. Yogavasistha của Ấn Độ. Truyện Kiều của Việt Nam.
Và Trịnh Công Sơn, ông cũng mộng. Ông đi-về giữa hai bờ thực-ảo. Ông mặc áo cho chữ. Ông đưa nôi ru đời vào mộng. Ông pha người vào vật, pha mộng vào đời thành thứ rượu ngất ngây để thăng hoa thành men say nghệ thuật.
Và mảnh đất thơm tho ấy, hãy một lần ghé thăm.
1.2.1. Cái bóng và lời ru
Phương Đông có cả một kho tàng những từ chỉ giấc mộng như giấc Nam Kha, giấc Vu Sơn, giấc mộng Trang Chu… Dường như ngôn ngữ đã cạn kiệt với mộng.
Nhưng với Hoàng tử bé, chàng có luật chơi của riêng mình. Đôi mắt trẻ thơ có bao giờ thôi mới mẻ. “Đứa bé” tài hoa ấy chơi với mộng bằng cái bóng và lời ru.
Cái bóng của chữ. Và lời ru của miền ảo ảnh. Nói như tác giả Bích Hạnh thì: Lời ru là khoảng mơ giúp con người nguôi quên thực tại.
Trước tiên, thử chơi với “cái bóng của chữ”. “Sinh vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng.”
Chào nắng, ta phát hiện ra Trịnh Công Sơn có cả một “bộ sưu tập” nắng: nắng thủy tinh, nắng vàng, nắng lạ, nắng khuya, nắng mềm, nắng vô thường… “Nắng vàng” thì ai cũng biết, vì từng nghe tự cố chí kim, người ta nói nhiều rồi. (Nhưng thật ra có chắc ai cũng từng thấy màu vàng của nắng?). Nhưng nắng thủy tinh, nắng khuya, nắng mềm, nắng lạ, nắng vô thường… thì có lẽ, Trịnh Công Sơn là người nhặt chúng về và giấu trong ca khúc của mình. Nhặt ở đâu? Trong đời không thấy thì hẳn là chúng nằm trong mộng?
Mưa, cũng một chiếc lọ chứa đầy mưa. Mưa hồng, mưa xanh, mưa trong, mưa đêm, mưa hẹn thề, mưa bụi nhỏ, những chuyến mưa… Mưa của mộng.
Và gió: gió vô thường, gió hư vô, gió hoang vu…
Và hoa: “đóa hoa hồng tàn hôn lên môi”, “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, “có nụ hồng ngày xưa rớt lại”, “đóa hoa vô thường”…
Và hạ trắng, hạ khói mây, trăng vô vi, lá hư không, vai lụa mát, ngón xuân nồng…
Cái bóng ấy đổ dài lên chữ, biến ảo những chữ vốn rất quen thuộc thành lạ lẫm: “phơi cuộc tình”, “sương khoác mềm vai phố”, “vết buồn khắc trên da”, “con đò chở nắng mưa đi”, “tim lăn trên đường mòn”…
Biến những chữ rất cụ thể thành mơ hồ: “yêu em từ độ”, “hoa vàng mấy độ” hay “tình xót xa vừa”, “giấc ngủ vừa”, “môi em hồng vừa”… “Độ” là độ nào? “Vừa” là vừa ra sao? Tôi ngờ rằng con người ấy cũng biến đời thành mộng mất rồi!
Hay là chữ đổ dài trên chính cái bóng của mình? Hay là có một thứ ngôn ngữ khác phía bên kia tấm gương mộng?
Ngôn ngữ của nghệ thuật. Của mộng. Của cái đẹp.
Những khi không soi chữ vào mộng, Trịnh Công Sơn mượn tiếng ru để đi vào mộng. Trong ca từ của ông, lời ru là biểu tượng của mộng. , Ru tình, Ru em, Ru ta ngậm ngùi, Ru đời đã mất, Ru đời đi nhé, Ru em từng ngón xuân nồng, Rơi lệ ru người… Bởi “lời ru là khoảng mơ giúp con người nguôi quên thực tại”. Để bước vào trò chơi với mộng. Mộng, có thể hiểu là giấc mơ, là chiêm bao: Lời mẹ ru con đến những khu vườn
Ru con trưa nắng, í a
Trong mộng cười ngon
Ru mộng con thơm…
(Lời mẹ ru)
Mà mộng cũng có thể là một trạng thái vượt ra ngoài cái thực tại. Để hoàn tất những giấc mơ dở dang trong đời thực. Và rồi nhân một lần gặp loài chim nhỏ ấy, mộng thoát thai thành nghệ thuật.
Ru đời đi nhé ôi môi ngon này giữa trần gian
Ru từng chiếc bóng lênh đênh vào giấc ngủ ngon
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon.
(Ru đời đi nhé)
Ở đó tình yêu được thăng hoa. Ở đó tôi sẽ gối đầu lên mong manh. Là tay em hay tay ta? Là mong manh đời hay mong manh mộng? Cái mong manh đầy diễm ảo của một cuộc tình. “Cho tôi tay gối mong manh”. Tôi tin đó chỉ có thể là thế giới của mộng mà thôi.
Có phải vì cuộc đời ngoài kia không đủ tình, không đủ em cho trái tim tôi? Không đủ nắng, không đủ mưa cho nghệ thuật tôi. Nên:
Em gầy ngón dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng.
(Tuổi đá buồn)
Người nhạc sỹ ấy một đời hát ru. Cho lời ru nhiệm màu. Cho giận hờn vào quên lãng.
Nên, con người miệt mài ấy phải bước vào mộng để “lùa nắng”, để “chăn gió mưa” mà đem về chăm bón cho nghệ thuật.
Vậy mà đôi lần, chuyến xe mộng để quên vị khách của mình lại bên đời. Tàn phai và hư ảo. Xót xa.
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
(Cỏ xót xa đưa)
Mộng hóa nỗi đau chưa bao giờ dứt. Bởi đó là định mệnh của nghệ thuật. Mộng, trong ca từ Trịnh Công Sơn, là những cái bóng của chữ. Là lời ru. Cũng buồn, cũng đau, cũng ở trong cái vòng tròn định mệnh ấy. Nhưng để đổi lấy cái đẹp, thì một ngàn lần nỗi buồn như thế, một ngàn lần định mệnh như thế, tôi cũng an lòng.
CÁI BI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Nhớ thương ai
Khi trăng vừa mọc
Giữa trời không mây
Trái tim ứa lệ
Nên rồi trăng phai.
(Saigyo)
Nhật Bản là mảnh đất của niềm bi cảm. Có khó hiểu không khi cũng chính đó là thiên đường của cái đẹp. Phải chăng, ở đâu có nỗi buồn thì ở đó có cái đẹp? Hay là chính cái đẹp đã khai sinh ra niềm bi cảm? Bi cảm ẩn tàng trong một ánh trăng phai, trong những cánh đào buông mình hay những đóa triêu nhan cánh mỏng. Nhạc Trịnh ôm trọn nỗi buồn diễm lệ ấy.
Với Trịnh Công Sơn, mọi nỗi buồn đều chảy ra từ suối nguồn vô thường. Ngay trong phút yêu nhau đã có phút rời xa. Ngay trong hội ngộ đã có chia ly. Sự vật phai phôi trong từng sát na của cõi người. Chiếc lá thu úa vàng còn được người phủ lên lớp “phai” mỏng manh của sự tàn tạ. Vì mùa thu chưa đủ buồn, hay vì người muốn khai hoang thêm một mùa sương khói ảo ảnh giữa thu và đông thường tình của đất trời? Mùa ấy xanh xao hơn mùa thu và chưa ôm đủ lá vào mình để đau buồn như mùa đông…
Nỗi buồn của người Nhật phôi thai từ thân phận hoa đào. Người ta kể rằng, anh đào rơi rụng ngay trong mùa hồng tươi phơi phới thì con gái. Còn cái đẹp nào bi ai hơn thế, và còn niềm bi cảm nào đẹp hơn thế? Đường thi thì lại chất ngất những áng thơ đẹp nhất, hay nhất về đề tài biệt ly. Còn Trịnh Công Sơn, ông khai sinh cho nỗi buồn bằng những cuộc tình xanh xao, những nhan sắc gầy guộc, bằng những đóa vô thường mỏng manh cuối trời…
Hoa đào đẹp, phải chăng vì có một ngày, gió sẽ mang hoa ra đi trong tan tác đau thương? Phút chia ly đẹp, phải chăng vì nó sắp vuột khỏi tầm tay?
“Nếu con người không bao giờ tan biến như những giọt sương trên cánh đồng Adashi; không bao giờ mất hút như làn khói trên ngọi núi Toribe, mà lại đeo đẳng vĩnh viễn trên thế giới này, thì còn gì làm cho ta xúc động nữa! Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.”
(Kenko)
“Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.” Chính nhân sinh quan ấy đã cứu rỗi tâm hồn Trịnh Công Sơn. Ông thương yêu nỗi vô thường bằng nỗi buồn tàn phai của một bông hoa. Ông kiếm tìm hạnh phúc ngay trong cõi vô thường. “Tôi đã yêu đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Nếu phải tóm tắt bi cảm trong ca từ Trịnh Công Sơn, tôi sẽ dùng duy nhất câu nói ấy mà thôi.
Thế đấy, cậu Hoàng tử nhỏ ấy đã cùng cây đàn lya của mình đi qua miền đất này bằng những lời ca như thế, bằng những nỗi bi cảm như thế. “Tìm lại trên sông những dấu hài.” . Xin được ướm vào những “dấu hài” đã cùng Hoàng tử bé da du qua những muộn phiền nơi trần thế, như Trịnh Công Sơn đã từng “đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa”.
1.1. Vô thường
Dấu hài đầu tiên chúng tôi tìm về là “Vô thường”. Vô thường nằm đó trong nhạc Trịnh. Với những hình ảnh đã trở thành nỗi ám ảnh: “chuyến xe”, “quán không”, “phù du”, “chiếc lá thu phai”, “đóa hoa vô thường”, “vết lăn trầm”… Như thể an nhiên giữa ngàn năm trước và ngàn ngàn năm sau. Từ Phôi pha, Đóa hoa vô thường, đến Chiếc lá thu phai, Rơi lệ ru người, Như một lời chia tay… đều là cõi thế của vô thường. Đều là cái vô sắc của nghệ thuật.
Nếu phải gắn cho “Vô thường” một dấu mốc, có lẽ người ta chọn ngày nó được đánh thức bởi Đức Phật. Từ đó trở đi, người ta nghĩ về “vô thường” như một tư tưởng của Phật Giáo. Nhưng thật ra, “vô thường” tồn tại giữa thế gian này như cỏ cây, hoa lá, như tình yêu, như con người. Có lẽ bắt đầu từ ngày Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình, “vô thường” bàng bạc khắp cõi người. “Vô thường”, là không thường hằng, không vĩnh cửu. Ngay cả trăng cũng tàn, thu cũng phai kia mà! Vậy thì làm gì có mãi mãi, làm gì có bất biến. Sự vật không ngừng biến đổi trong từng khoảnh, từng khắc. Và vì thế cuộc đời không ngưng tiếng thở than. Nhưng thở than để rồi biết “yêu thêm yêu cho nồng nàn” , biết “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” … Từ nỗi bi thiết, vô thường hóa kiếp thành một kinh nghiệm thẩm mỹ, một phạm trù của cái đẹp. Chẳng phải từ lỗi lầm của Adam và Eva, người ta mới biết có thiên đường hay sao! Trước đó, sự thường hằng đã cướp mất vẻ đẹp của trần gian. Adam mãi mãi là Adam và Eva mãi mãi là Eva. “Làm sao biết từng nỗi đời riêng. Để yêu thêm yêu cho nồng nàn.”?
1.1.1. Cõi này là Hoa
Để bắt đầu phiêu du trong dấu hài của vô thường, chúng tôi mượn đoản thơ sau của Thiền sư Hakuin:
Niết Bàn ngay trước mặt ta
Thân này là Phật
Cõi này là Hoa.
Một tư tưởng Phật giáo. Một cảm hứng nghệ thuật. Mang cùng một tên gọi “Vô thường”, nhưng chúng chảy về hai hướng khác nhau.
Như đã nói ở trên, cái gốc của “vô thường” là nỗi phù du của cuộc đời. Bởi nỗi phù du đó, mà cả Đức Phật và người nghệ sỹ đều nhận thức được rằng, trên đời này, chẳng có gì đáng bám víu. (Mà cũng có bám víu được đâu!) Để rồi từ đó, cả hai đấng linh thiêng ấy kiếm tìm con đường giải thoát.
Trên con đường Diệt đế, Thích-ca Mâu-ni rũ bỏ trần thế, đi vào cõi Niết Bàn thường hằng. Vĩnh viễn nơi đó không có khổ đau. Như thuở hồng hoang loài người, khi Adam chưa ăn trái cấm và Eva chưa phạm sai lầm.
Trong cõi vô thường, “người hát rong” ấy lãng du trong cõi tạm. An nhiên giữa vô thường. Người ấy biết buồn, biết đau. “Làm sao em biết bia đá không đau.” Một con người, một người nghệ sỹ, một “loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau”, làm sao thoát được nỗi đau vô thường. Nhưng nếu từ bỏ, mãi mãi con người cũng không biết đến hạnh phúc thế trần. Mãi mãi không chạm đến được cái đẹp. Ươm mầm trong trái tim nghệ sỹ, nỗi buồn thoát thai thành cái đẹp. Và quả thật với Trịnh Công Sơn, Phật giáo chỉ là đôi cánh đưa ông thăng hoa trong nghệ thuật, trong cuộc nhân sinh lớn lao của nhân loại. Với ông, giải thoát là dấn thân, là yêu, là nồng nàn với cuộc đời: Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm, yêu cho nồng nàn.
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi.
(Như một lời chia tay)
Bởi lẽ, mỗi người chỉ sống được một lần, yêu thương một lần. Bởi lẽ hôm nay còn đó, mai đã xa rồi. Bởi lẽ cõi vô thường lắm chia ly. Dường như với ông, một cuộc đời quá nhỏ nhoi để có thể yêu hết tình yêu đang mỗi ngày một sinh sôi nảy nở trong trái tim con người.
Tôi yêu mọi người, cỏ cây muôn loài
Làm sao yêu hết cuộc đời.
(Tự tình khúc)
“Với tôi, Phật giáo là thứ triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên cuộc sống.”
(Trịnh Công Sơn)
Từ một tôn giáo dạy con người ta từ bỏ cõi đời để bước vào miền vĩnh hằng, Trịnh Công Sơn đã biến thành thứ tôn giáo của riêng mình, thứ triết học của “cõi Hoa”, của cái đẹp. Nếu như Đức Phật từ bỏ thì ông dấn thân, nếu như Phật Giáo tìm đường đến Niết Bàn thì ông ở ngay trong cõi vô thường để xây cho riêng mình một Niết Bàn. Một cõi đầy hoa và yêu dấu.
Hãy yêu ngày tới
Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời
Ta cứ vui.
(Để gió cuốn đi)
Đó là điểm khác nhau giữa tôn giáo và nghệ thuật. Khi mà tôn giáo hướng đến sự giải thoát, thì nghệ thuật lại trên đường kiếm tìm lý lẽ của cái đẹp. Cho nên, vô thường trong nghệ thuật không dạy người ta trút bỏ hết những gánh nặng trên vai để hoàn nguyên về thuở ban sơ. Chưa từng biết đau khổ và cũng chưa từng nếm mùi hạnh phúc. Học lẽ vô thường, nghệ thuật thấm thêm máu vào tim, để biết tha thiết. Vô thường nêm thêm muối cho nước mắt, để biết ngọt ngào của hạnh phúc. Vô thường níu con người lại với từng khoảnh khắc, để biết quý từng sát na. Vô thường là gió để con diều nghệ thuật được thăng hoa.
“Tôi không quan niệm tìm đến Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật”
(Trịnh Công Sơn)
“Thân này là Phật
Cõi này là Hoa.”
Thân Phật, cõi Hoa- còn gì an nhiên hơn thế. Còn gì giải thoát hơn thế. “Người hát rong” ấy đã đứng giữa vô thường mà bước ra khỏi mọi hệ lụy của cõi vô thường. Để chu du. Để thiết tha. Và để tạo ra cái đẹp.
Hãy nghiêng đời xuống
Nhìn suốt một mối tình
Chỉ lặng nhìn
Không nói năng
Để buốt trái tim…
(Để gió cuốn đi)
Trong cõi Vô thường, Phật dạy ta từ bỏ. Còn Trịnh Công Sơn dạy ta yêu. Yêu từng nỗi vô thường. Dù cho chỉ để “buốt trái tim”, dù cho “tôi đã yêu đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Yêu từng “lần môi cười” đến từng “lần tay rời” . Dù cho đã có lúc ông thấm thía nỗi vô thường:
Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.
(Phôi pha)
Thì người viết tình ca vẫn yêu thương cuộc đời bằng cả “tiếng cười khóc giữa đời”.
Như một định mệnh, người nhạc sỹ ấy “không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư.”
1.1.2. Trầm tư trên cỏ Là tên một tập tùy bút xa xưa. Của Yoshida Kenko. Tập tùy bút của nỗi vô thường. Của cái đẹp kiếp phù du. Của một niềm bi diễm đã trở thành nghệ thuật.
Là một thái độ, một nhân sinh quan, một cách dấn thân. Trên cỏ, “trầm tư” để lắng mình tan vào hương cỏ chỉ một thời thơm tho ấy. Hay để lùa hết hương đời vào tim mình? Bởi cỏ rồi một ngày sẽ úa tàn. Bởi đời rồi một ngày sẽ “xay mòn thành cát bụi”. Nên:
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy,
Chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
Đó cũng là lý do tôi về với nhạc Trịnh Công Sơn như đứa con trong gia đình và đến với thơ Xuân Diệu như một vị khách.
Xuân Diệu ồn ã. Trịnh Công Sơn trầm lắng. Xuân Diệu cuồng nhiệt. Trịnh Công Sơn điềm đạm. Xuân Diệu gấp gáp. Trịnh Công Sơn chậm rãi. Xuân Diệu trẻ trung. Trịnh Công Sơn không có tuổi. Xuân Diệu “tắt nắng”, “buộc gió”. Trịnh Công Sơn “gọi mưa”, “thắp nắng”. Xuân Diệu ném màu vẽ lên cuộc đời, làm thành những mảng màu đậm nét và bấn loạn. Còn Trịnh Công Sơn, ông nhẹ nhàng thả lên bức tranh ấy từng nét vẽ mỏng và nhạt. Cũng là tình yêu cuộc sống, nhưng tình yêu của Xuân Diệu là thứ tình yêu đam mê cháy bỏng của một loài phù du không chấp nhận sự thật về mình. Trái lại, tình yêu của Trịnh Công Sơn là thứ tình yêu đã được lọc qua Phật giáo và Thiền vị. Thứ tình yêu nhẹ như mây và thanh thản như trẻ thơ. Nếu Xuân Diệu vội vàng cuồng si tranh thủ từng phút giây sống với đời, thì Trịnh Công Sơn hồn nhiên nhấm nháp từng sát na. Nếu thơ Xuân Diệu là biển cuồn cuộn sóng, thì nhạc Trịnh Công Sơn là dòng sông an nhiên. Thử đọc lại thơ Xuân Diệu:
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng)
Và nhạc Trịnh:
Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa, từng cơn mưa, từng cơn mưa
Mưa thì thầm dưới chân ngà
Em đứng lên mùa thu tàn ta
Hàng cây khô cành bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô.
(Gọi tên bốn mùa)
Tôi nghĩ Trịnh Công Sơn gần với các thi sỹ xứ hoa đào hơn.
“Nếu con người không bao giờ tan biến như những giọt sương trên cánh đồng Adashi; không bao giờ mất hút như làn khói trên ngọn núi Taribe, mà lại đeo đẳng vĩnh viễn trên thế giới này, thì còn gì làm cho ta xúc động nữa! Điều quý báu nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.”
(Trầm tư trên cỏ)
Gần bảy trăm năm cho một hội ngộ. Hãy nghe “Kenko của thế kỷ hai mươi” kể về nỗi tha thiết vô thường:
“Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn lầm lỗi.”
Và hát về vô thường:
Đời ta có khi là lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do.
(Đêm thấy ta là thác đổ)
Đó là cuộc hội ngộ của những nhánh sông cùng phôi thai từ lòng mẹ Viễn Đông, hay là sự giao cảm kỳ lạ giữa hai con người tài hoa, hai trái tim nhạy cảm?
Học lẽ Vô thường, con người lang thang ấy tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống ngay giữa lòng vô thường. “Theo Kenko, có thể nói rằng giọt sương là quý báu bởi vì nó vô thường, vẻ đẹp của phụ nữ là quý báu bởi vì nó vô thường, hoa phù dung quý báu bởi vì nó vô thường. Vậy hãy biến vô thường thành sở hữu của ta, và tận hưởng cho đầy, nâng niu cho trọn, ôm ấp cho thỏa thuê.”
Còn Trịnh Công Sơn, ông sống trong từng sát na - một đơn vị thời gian nhỏ nhất, là một niệm, một ý, được tính bằng thời gian một ý nghĩ chớp qua trong đầu.
“Không hiểu sao, dạo gần đây tôi thường nghĩ về Phật giáo như một thứ tôn giáo mang nhiều tính chất hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác.”
Loài chim nhỏ ấy không ngại lao mình vào gai nhọn của cõi vô thường để cất lên tiếng hót bi diễm cho đời.
Ông yêu quý cả nỗi đau, ông hạnh phúc cả trong “những cuộc tình bất hạnh”:
Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào mãi ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi, những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.
(Tình xa)
Và dẫu cho, lời hẹn thề chỉ là những cơn mưa. Mưa đẹp, nhưng mưa buồn. Mưa vây phủ mọi bề, nhưng rồi mưa cũng tan vào hư không. Chẳng còn dấu tích nào để xác tín cho một lời hẹn thề. Để rồi ông vẫn yêu, vẫn nồng nàn và da diết:
Tình ngỡ chết trong nhau
Nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
Nhưng người vẫn bâng khuâng
Những ngón tay ngại ngùng
Đã ru lại tình gần…
(Tình nhớ)
Để rồi trong trái tim trẻ thơ ấy, khoảnh khắc chia ly, nỗi buồn xa cách từ những con sâu u sầu nằm trong lòng đất, một ngày nọ, hóa thành chú ve con hát mãi khúc hoan ca cho đời. Với Trịnh Công Sơn, vô thường là “một đóa thơm tho”: “Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa.”
Tình yêu như nỗi chết
Cơn đau thật dài
Tình khâu môi cười
Hình hài xưa đã thay
Măn nồng kia cũng phai
Tình chia nhau gian dối
Tình đày tình đôi nơi.
(Tình sầu)
“Bông hoa” ấy khai hương cả trong cái chết, trong niềm đau. Để rồi lành lặn những vết thương. Để rồi khâu vá lại những môi cười tơi tả trong những cuộc đời tưởng đã rách nát. Chỉ để một ngày, hình hài dấu yêu kia thay đổi. Chỉ để một ngày, mặn nồng xưa phai màu. “Ôi áo xưa em là một chút mây phù du, đã thoáng qua đời ta.”
“Có lẽ thế, bởi em sinh ra là để nuôi nấng nỗi buồn của đời tôi. Cũng bởi em là loài-phù-du-tóc-dài để hiểu tôi trong mọi nỗi phù du…”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Và cứ thế, “tôi” cứ bé dại như mới yêu lần đầu:
Tôi đã yêu em trong mùa gió
Khi lá cây khô bay đầy ngõ
Yêu em không cần vội vã
Tôi đã yêu em như trẻ thơ
Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ.
(Trong nỗi đau tình cờ)
Và nỗi đau của chia lìa, dường như cũng là “tình cờ”. Bởi chẳng có người bỏ rơi và người bị bỏ rơi. Ta cứ đến và cứ đi, như một cuộc tình cờ. Tình cờ, ta có nhau, và cũng tình cờ, ta xa nhau. Cõi vô thường lắm lúc thảnh thơi hai chữ “tình cờ”.
Người tình ấy bao dung, yêu những đắm say và yêu cả những phụ rẫy:
Yêu em, yêu thêm tình phụ
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.
(Ru em)
Người tình ấy độ lượng:
Hai mươi năm xin trả nợ người
Trả nợ một thời em đã bỏ ai
Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi.
(Xin trả nợ người)
“Món nợ” hai mươi năm mỏi rã đôi vai được hóa giải bằng từ “thơ dại” đáng yêu! “Tôi” đáng yêu đã đành, “em”, từ một “phạm nhân” cũng trở thành một người đáng được bảo bọc, chở che. Đáng được nâng niu, trìu mến. Ngày xưa, hai mươi năm trước, và cả bây giờ, với “tôi”, “em” vẫn “thơ dại”, vẫn bé bỏng, vẫn cái vô tâm đáng được tha thứ. Mãi mãi, “kẻ du ca” ấy là “người ở lại”. Mãi mãi, người đàn ông ấy là chú Hoàng tử bé mang nỗi ưu phiền trong veo của một người tình luôn hạnh phúc trong những-cuộc-tình-bất-hạnh.
Mang tình yêu của một tên tuyệt vọng da du qua khắp miền đồng thảo. Để học về nỗi Vô thường. Để say đắm từng ngọn cỏ, từng làn hương.
Và để chúng ta có những bản tình ca cứu chuộc những phận người nhỏ bé. Để biết ấp ôm một nhan sắc.
Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới.
(Đóa hoa vô thường)
Ấp ôm cõi Vô thường. “Tôi là ai mà yêu quá đời này.”
1.1.3. Chút phấn hương bay Nếu được đặt tên cho nỗi bi cảm trong nhạc Trịnh, có lẽ, tôi sẽ chọn cái tên ấy. “Chút-phấn-hương-bay”. Phấn thì dễ phai, hương thì chóng bay. Mà chỉ là một chút thôi. Thì ngày sau có còn lại gì? Là Vô thường. Để ngửi thấy làn hương mỏng manh ấy, phải về giữa vô thường, nói như Kenko là “tận hưởng cho đầy, nâng niu cho trọn, ôm ấp cho thỏa thuê.” Và, phải bằng sự nhạy cảm của một người yêu đời đến đau nỗi đau của đá, buồn vệt buồn của từng “dấu chim di”. Của một người tình nhắn nhủ trong “yêu dấu tan theo”:
Sau lưng thời con gái
Môi son đừng biếng lười
Cho ta còn mãi mãi
Chút mùi phấn hương bay.
(Yêu dấu tan theo)
“Vết buồn khắc trên da” ấy vĩnh viễn là nỗi buồn diễm ảo in dấu lên ca từ Trịnh Công Sơn. Là sự hòa điệu giữa cảm thức về sự phai phôi của văn học phương Đông và cái ảo ảnh khói sương đặc trưng của nhạc Trịnh. Khác với cái bi trong văn học phương Tây, niềm bi cảm ấy không tìm đến một giá trị vĩnh cửu, một hình ảnh bất tử để nương nhờ chút ý nghĩa cuộc sống. Mà nó tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống ngay trong lòng vô thường. Nỗi buồn mãi mãi chỉ là nỗi buồn, niềm đau của đá ở lại với niềm đau của đá, và những cuộc tình qua đi như một giấc mơ đẹp, như một lần chuyển mùa:
Ngày ra đi với gió
Ta nghe tình đổi mùa
Rừng đông rơi chiếc lá
Ta cười với âm u…
(Những con mắt trần gian)
Chú Hoàng tử bé thản nhiên tin vào cuộc sống, thản nhiên yêu qua “bao lần tay rời”, và đắm say như một lần duy nhất trong đời còn được yêu. Với chú, “khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.” Cứ thế yêu, cứ thế tái sinh qua mỗi cuộc tình. Chỉ một lời cuối cho tình yêu:
Ngày nào mình thôi có nhau
Xin người biết đau.
(Chiều một mình qua phố)
Dường như ta không chạm được vào nỗi buồn mong manh ấy, dù nó lãng đãng vây quanh ta. Dường như có lại dường như không. Dường như rất thật lại dường như ảo ảnh. Và hẳn nhiên, phải tinh tế lắm, phải nhạy cảm lắm để đảnh lễ với niềm bi cảm ấy.
Đảnh lễ với cái đẹp của một “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, của một “chiếc lá thu phai”. Hay dấn bước vào thế giới đầy máu và nước mắt của bi kịch phương Tây? Của nàng Mê-đê vừa đáng thương vừa đáng sợ. Của thứ phức cảm ghim sâu trong tâm khảm người đọc mang tên Ơ-đíp? Sợ hãi, thương xót, để rồi như một lần thanh lọc, cuộc đời đáng sống hơn vạn lần.
Máu và nước mắt hay nỗi buồn xanh xao của một buổi chiều:
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu.
(Lời buồn thánh)
Tôi cho rằng việc đó tùy vào cảm thức thẩm mỹ của mỗi người. Tựa như việc thưởng thức một tách trà. Có người chỉ cần ngửi hương trà là đã cảm nhận được biết bao mùa lá đã qua, hoa vẫn thơm và suối vẫn chảy. Lại có người muốn thấu trọn mùi vị thiên nhiên bằng vị giác, bằng xúc giác… Riêng mình, tôi bị mê hoặc bởi cái buồn vừa bi thiết vừa diễm ảo của thế giới văn chương phương Đông, nơi mà chỉ một ánh trăng phai cũng làm cho người ta nhỏ lệ:
Đêm xuống lạnh
Gối đầu lên cánh tay
Hương hoa mơ đầy
Lệ ứa màu trăng phai.
(Thiền sư Sogi)
Nơi mà con người hiền hòa giữa thiên nhiên:
Tôi đi hái
Những bông hoa tím
Trên cánh đồng
Và tôi ở lại
Ngủ giữa mùa xuân.
(Akahito)
Ở đây phố xá hiền như cỏ
Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
Bởi dưới chân em có mặt trời.
(Trịnh Công Sơn, Phố) Nơi có những bản tình ca hát bằng nỗi yêu đời của “tên tuyệt vọng”, bằng lòng thơ dại của “Hoàng tử bé”, bằng sự mỏng manh của một “loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau”… Và bằng trái tim vô thường của một nhạc sỹ tài hoa.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá, gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời.
(Tuổi đá buồn)
1.2. Mộng Tàn phai và hư ảo. Đẹp và điêu linh. Đó là mộng.
Nhớ nhung người
Nên trong giấc ngủ
Đã tìm thấy nhau
Nếu biết là mộng
Không thức nữa đâu.
(Komachi)
Mộng tàn và mộng ảo. Nhưng cuộc đời sẽ hoang phế và già nua nếu một ngày mộng ra đi. Bước vào mộng là bước vào một cuộc chơi vô thủy vô chung. Trong mộng ai ai cũng thành trẻ thơ. Vì vậy mà người ta hoài say mê?
Cả thế giới chìm trong mộng. Phương Tây, Borges đắm mình trong ảo ảnh của ảo ảnh, trong “phế tích vòng tròn” của mình. Phương Đông, huyền thoại Komachi kể rằng: “như một cái cây xinh đẹp, và thay vì trút lá, nàng trút mộng xuống mặt đất dưới chân mình” . Dường như người phương Đông mộng nhiều hơn, sâu hơn. Có biết bao giấc mộng đã chảy trôi trong tâm thức họ. Hồng lâu mộng của Trung Quốc. Mộng phù kiều của Nhật Bản. Cửu vân mộng của Triều Tiên. Yogavasistha của Ấn Độ. Truyện Kiều của Việt Nam.
Và Trịnh Công Sơn, ông cũng mộng. Ông đi-về giữa hai bờ thực-ảo. Ông mặc áo cho chữ. Ông đưa nôi ru đời vào mộng. Ông pha người vào vật, pha mộng vào đời thành thứ rượu ngất ngây để thăng hoa thành men say nghệ thuật.
Và mảnh đất thơm tho ấy, hãy một lần ghé thăm.
1.2.1. Cái bóng và lời ru
Phương Đông có cả một kho tàng những từ chỉ giấc mộng như giấc Nam Kha, giấc Vu Sơn, giấc mộng Trang Chu… Dường như ngôn ngữ đã cạn kiệt với mộng.
Nhưng với Hoàng tử bé, chàng có luật chơi của riêng mình. Đôi mắt trẻ thơ có bao giờ thôi mới mẻ. “Đứa bé” tài hoa ấy chơi với mộng bằng cái bóng và lời ru.
Cái bóng của chữ. Và lời ru của miền ảo ảnh. Nói như tác giả Bích Hạnh thì: Lời ru là khoảng mơ giúp con người nguôi quên thực tại.
Trước tiên, thử chơi với “cái bóng của chữ”. “Sinh vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng.”
Chào nắng, ta phát hiện ra Trịnh Công Sơn có cả một “bộ sưu tập” nắng: nắng thủy tinh, nắng vàng, nắng lạ, nắng khuya, nắng mềm, nắng vô thường… “Nắng vàng” thì ai cũng biết, vì từng nghe tự cố chí kim, người ta nói nhiều rồi. (Nhưng thật ra có chắc ai cũng từng thấy màu vàng của nắng?). Nhưng nắng thủy tinh, nắng khuya, nắng mềm, nắng lạ, nắng vô thường… thì có lẽ, Trịnh Công Sơn là người nhặt chúng về và giấu trong ca khúc của mình. Nhặt ở đâu? Trong đời không thấy thì hẳn là chúng nằm trong mộng?
Mưa, cũng một chiếc lọ chứa đầy mưa. Mưa hồng, mưa xanh, mưa trong, mưa đêm, mưa hẹn thề, mưa bụi nhỏ, những chuyến mưa… Mưa của mộng.
Và gió: gió vô thường, gió hư vô, gió hoang vu…
Và hoa: “đóa hoa hồng tàn hôn lên môi”, “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, “có nụ hồng ngày xưa rớt lại”, “đóa hoa vô thường”…
Và hạ trắng, hạ khói mây, trăng vô vi, lá hư không, vai lụa mát, ngón xuân nồng…
Cái bóng ấy đổ dài lên chữ, biến ảo những chữ vốn rất quen thuộc thành lạ lẫm: “phơi cuộc tình”, “sương khoác mềm vai phố”, “vết buồn khắc trên da”, “con đò chở nắng mưa đi”, “tim lăn trên đường mòn”…
Biến những chữ rất cụ thể thành mơ hồ: “yêu em từ độ”, “hoa vàng mấy độ” hay “tình xót xa vừa”, “giấc ngủ vừa”, “môi em hồng vừa”… “Độ” là độ nào? “Vừa” là vừa ra sao? Tôi ngờ rằng con người ấy cũng biến đời thành mộng mất rồi!
Hay là chữ đổ dài trên chính cái bóng của mình? Hay là có một thứ ngôn ngữ khác phía bên kia tấm gương mộng?
Ngôn ngữ của nghệ thuật. Của mộng. Của cái đẹp.
Những khi không soi chữ vào mộng, Trịnh Công Sơn mượn tiếng ru để đi vào mộng. Trong ca từ của ông, lời ru là biểu tượng của mộng. , Ru tình, Ru em, Ru ta ngậm ngùi, Ru đời đã mất, Ru đời đi nhé, Ru em từng ngón xuân nồng, Rơi lệ ru người… Bởi “lời ru là khoảng mơ giúp con người nguôi quên thực tại”. Để bước vào trò chơi với mộng. Mộng, có thể hiểu là giấc mơ, là chiêm bao: Lời mẹ ru con đến những khu vườn
Ru con trưa nắng, í a
Trong mộng cười ngon
Ru mộng con thơm…
(Lời mẹ ru)
Mà mộng cũng có thể là một trạng thái vượt ra ngoài cái thực tại. Để hoàn tất những giấc mơ dở dang trong đời thực. Và rồi nhân một lần gặp loài chim nhỏ ấy, mộng thoát thai thành nghệ thuật.
Ru đời đi nhé ôi môi ngon này giữa trần gian
Ru từng chiếc bóng lênh đênh vào giấc ngủ ngon
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon.
(Ru đời đi nhé)
Ở đó tình yêu được thăng hoa. Ở đó tôi sẽ gối đầu lên mong manh. Là tay em hay tay ta? Là mong manh đời hay mong manh mộng? Cái mong manh đầy diễm ảo của một cuộc tình. “Cho tôi tay gối mong manh”. Tôi tin đó chỉ có thể là thế giới của mộng mà thôi.
Có phải vì cuộc đời ngoài kia không đủ tình, không đủ em cho trái tim tôi? Không đủ nắng, không đủ mưa cho nghệ thuật tôi. Nên:
Em gầy ngón dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng.
(Tuổi đá buồn)
Người nhạc sỹ ấy một đời hát ru. Cho lời ru nhiệm màu. Cho giận hờn vào quên lãng.
Nên, con người miệt mài ấy phải bước vào mộng để “lùa nắng”, để “chăn gió mưa” mà đem về chăm bón cho nghệ thuật.
Vậy mà đôi lần, chuyến xe mộng để quên vị khách của mình lại bên đời. Tàn phai và hư ảo. Xót xa.
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
(Cỏ xót xa đưa)
Mộng hóa nỗi đau chưa bao giờ dứt. Bởi đó là định mệnh của nghệ thuật. Mộng, trong ca từ Trịnh Công Sơn, là những cái bóng của chữ. Là lời ru. Cũng buồn, cũng đau, cũng ở trong cái vòng tròn định mệnh ấy. Nhưng để đổi lấy cái đẹp, thì một ngàn lần nỗi buồn như thế, một ngàn lần định mệnh như thế, tôi cũng an lòng.
Cái Bi trong ca từ Trịnh Công
Sơn
1.2.2. Ta và giấc mộng…
…Làm bằng chất liệu như nhau,
Và cuộc đời ta nhỏ bé
Hoàn tất bằng một giấc ngủ thôi.
(Shakespeare, Bão tố)
Nói về giấc mộng, tôi nhớ về Trang Chu, về Bashô.
Em là bướm ư
Ta là giấc mộng
Trong hồn Trang Chu.
(Bashô)
Và giấc mơ hóa bướm của Trang Chu:
Có một lần kia
Trang Chu mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm!
Không còn biết gì Chu
Bỗng nhiên rồi thức giấc
Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm
Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Chu và bướm ắt phải khác phận
Đấy gọi là vật hoá.
Từ đây, từ Tề vật luận của Trang Chu, từ giấc haiku kỳ ảo của Bashô, mộng không còn yên vị là những giấc mơ nữa mà hóa chuyển thành bản chất của cuộc sống. “Ta là giấc mộng”. Trang Chu mơ thấy mình hóa bướm, nhưng tỉnh dậy thì không biết mình đang mơ giấc mơ của bướm hay bướm đang mơ giấc mơ của mình. Chu và bướm tuy khác phận nhưng dường như trong Chu có bướm và trong bướm có Chu. Mà bướm là mộng, thì Chu cũng là mộng rồi. Có ta trong vật, và có vật trong ta. Ranh giới nào cũng mỏng manh. Như mộng. Cũng lắm lúc tôi bước qua ranh giới, và em cũng bước qua ranh giới. Ta đi vào nhau và đi vào ranh giới đó. Còn gì là tôi. Là em, là ranh giới. Ta đang chìm trong chiều sâu của ranh giới mất rồi.
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Vật hóa giúp ta phát hiện ra bản chất mộng ảo của sự vật. “Em” và “tôi”, mái tóc khác nhau, đôi môi khác nhau, hình hài khác nhau, nhưng phải chăng được làm ra từ một thứ chất liệu mà thôi. Là đất sét của một người thợ gốm tài hoa, là ảo ảnh của giấc mơ, hay phôi thai từ một hài nhi trong lòng mẹ? Vậy nên em mới có thể là tôi, và tôi mới có thể là em. Chúng ta mới có thể là nhau. Có một vùng mộng ảo đầy huyền hoặc giữa tôi và em, trong tôi và trong em, để rồi giờ đây, chúng ta cùng bồng bềnh trong ấy, phải không? Vậy thì nào có ai biết là “em là tôi” hay “tôi là em”? Tựa như không biết Chu là bướm hay bướm là Chu. Không biết đời là mộng hay mộng là đời? Bởi thế nên mới có:
Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
Anh gối lên và ngủ một giấc dài
Em có biết đời cho em là mộng
Để anh về cứ tưởng một là hai.
“Tưởng một là hai” để rồi từ đó anh pha đời và mộng thành thứ ma túy dịu ngọt cho sáng tạo. Anh ngây ngất, đê mê đi trong vùng khói sương ảo ảnh ấy mà không còn biết là thực hay là ảo, là “anh” hay là người. Dường như tất cả đã mờ nhòe những đường nét vốn có.
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân.
(Đóa hoa vô thường)
Không chỉ là sự chuyển hóa giữa người với người, giữa “em” và “tôi”, Trịnh Công Sơn, giữa cuộc đời lắm nhiễu nhương, không ít lần đã tự đồng hóa mình với vạn vật. Có khi ông thấy mình là “lá cỏ”, là “thác đổ”, “đá cuội”, “cánh chim cô đơn”, là “tên mục đồng”, là “đêm”, là “mưa tan giữa trời”… Để chạy trốn cuộc đời rách nát tả tơi ngoài kia? Hay là để vượt thoát thực tại mà tìm đường đến với nghệ thuật? Mà cũng có thể chỉ để an nhiên ngồi hát giữa đời, để rong chơi hoài giữa tháng ngày mênh mông, để lăn theo một gót hồng. Để tan chảy trong vạn vật. Để phiêu du giữa cõi mộng. Hay là, chính mộng đang ghé ngang khu vườn siêu thực ấy để tìm kiếm bản thể trong một “bờ cỏ non mộng mị”, trong “tiếng hát lênh đênh”, trong “đêm thần thoại”? Để rồi hóa thành “tiếng hát ru mình trong giấc ngủ vừa”? Chưa đủ sâu để mộng mị, và không đủ thao thức để ưu phiền? Vừa vặn cho một giấc mộng đẹp.
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say
Lối em đi về trời không có mây
Gọi em cho nắng chết trên sông dài.
(Hạ trắng)
Hạ trắng là hương thơm của “giấc ngủ vừa” ấy. Một giấc mơ ngập đầy hoa trắng giữa cơn sốt chuyển mùa trong một trưa hè nóng bức của Huế. Ừ thì có nắng, có em, có sông, có đường. Nhưng dường như chúng đang soi mình trong gương mộng. Để “gọi nắng” về trên đôi vai gầy, để tà áo lụa trắng ngần tinh khôi biến mùa hạ thành một ám ảnh ngát hương. Thành một vẻ đẹp siêu thực: “tóc em cài loài hoa nắng rơi”. Hình ảnh ấy thoát thai từ giấc mộng, hay, trong mắt chú Hoàng tử trong veo ấy, mọi thứ đều hóa thành mộng ảo? Thành tiếng gọi thảng thốt thơm hương loài hoa trắng: “gọi em cho nắng chết trên sông dài”! Hay tất cả chúng đều là mộng? Nắng mộng, sông mộng, đường mộng, và em mộng! Ta cũng hóa giấc mộng để gọi nắng cho em mất rồi, nhan sắc ơi! Hay là giấc mộng hóa ta để gọi em trên lối về ngày ấy? Giấc mộng tan biến, em thành hư vô, chỉ còn ta, và nhành dạ lý hương tỏa ngát bản tình ca mùa hạ.
Ta và giấc mộng, phải chăng, chỉ là một mà thôi?
1.2.3. Đường lên ngân hà
“Cuộc đời ai cũng có mộng và như thế đều có đường lên ngân hà.”
Trịnh Công Sơn cũng vậy. Ông sáng tạo nghệ thuật, ông tạo ra cái đẹp, ông “lên ngân hà” bằng mộng. Mộng thăng hoa tâm hồn ông, tạo ra một thế giới thẩm mỹ vừa quen vừa lạ, vừa gần vừa xa, vừa thật vừa ảo… Nghệ thuật là gì? Là mộng! Mộng vừa là bản chất, vừa là phương thức sáng tạo, vừa là nơi trú chân của nghệ thuật.
Có khi nắng khuya chưa lên
Mà một loài hoa chợt tím.
(Chiều một mình qua phố)
“Nắng khuya” là nắng trong mộng, nắng ảo ảnh. Một vòng tay ấm. Một bờ môi ngoan. Một ánh mắt tha thiết. Một trái tim yêu. Là nắng, “nắng khuya”. Nắng của cõi lòng. Mà cũng có thể lắm, nắng khuya là ánh trăng kia chiếu rọi! “Một loài hoa chợt tím” là hoa gì? Và tại sao lại “chợt tím”? Cũng có thể là nỗi nhớ nhuộm tím màu hoa. Mà cũng có thể là chẳng tại sao cả! Như bản chất vốn có của ca từ Trịnh Công Sơn. Đó là thơ. Mà thơ là vẻ đẹp của ngôn từ. Ý nghĩa chỉ là cái đến sau, và trong nhạc Trịnh, nó mãi mãi là kẻ đến sau. Mà cũng có khi đó là sự minh triết của mộng, của thế giới trẻ thơ, của nghệ thuật. Cứ hư hư, thực thực. Cứ mờ mờ, ảo ảo. Như những lời thơ sau đây, đố ai cắt nghĩa được:
Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên
Mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm
Gọi buồn cho mình nhớ tên.
(Chiều một mình qua phố)
Đó là cái khó hiểu của mộng ảo, hay là cái rỗng không của những bước chân âm thầm qua phố? Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể, và cũng không cần cắt nghĩa chúng. Bởi, đã là mộng thì cần gì lý giải. Không có trật tự nào vừa với một giấc mơ. Không khó để tìm ra những ca từ như thế trong nhạc Trịnh:
Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau.
(Mưa hồng) “Chiều mưa đỉnh cao” là chiều gì? Tại sao “cầu mưa ướt áo”? Tại sao “đường phượng bay mù không lối vào”? Ta có thể hiểu, có thể không hiểu. Nhưng điều đó dường như không còn quan trọng nữa. Vì nó đẹp, đẹp từ giọt nước mắt em rơi trong một chiều mưa dâng đầy, đến con đường đỏ phượng mù lấp lối vào… Đó là nghệ thuật.
Xin lặng yên không lý giải. Chỉ đơn giản, đó là mộng. Mà mộng thì có lý lẽ của riêng mình. Chỉ cần biết, mộng đã nuôi dưỡng những ca từ đẹp. Mộng đã dẫn lối người nghệ sỹ hát rong ấy bước vào khung trời nhung gấm của nghệ thuật.
Phải chăng, người nhạc sỹ tài hoa đó cũng là mộng giữa cuộc vô thường? Ông tạo ra mộng nhưng biết đâu, cũng chính mộng đã tạo ra ông. Như một “phế tích vòng tròn” để con người mãi dấn mình rong chơi. Cuộc chơi lớn nhất của đời người. Mộng.
1.3. Hoài niệm
Cõi vô thường là cõi của hoài niệm. Có lẽ bởi vậy mà Hoàng tử bé mãi mãi mang vẻ mặt của “một chàng trai mới lớn ưu phiền” nơi trần thế. Trịnh Công Sơn cũng vậy. Chiếc chìa khóa ký ức bị đánh rơi đâu đó trong “những giấc mơ đời hư ảo”. Nên ông cứ mãi kiếm tìm. Mãi ngơ ngác bước lạc vào vùng hoài niệm.
Mà vùng ảo ảnh đó thì khi nào cũng lung linh. Vì nó được ủ trong nắng của hôm qua và ướp trong mưa của hôm nay. Nắng ấm mưa mềm. Nắng vàng mưa trong. Làm sao không đẹp. Làm sao không nhớ. Làm sao không da diết. Cho được?
Nhưng tìm đâu cho thấy quá khứ ảo diệu đó? Ca từ Trịnh Công Sơn là cả một hành trình “đi tìm thời gian đã mất” . Mà cũng có khi “thời gian đã mất” tự tìm đến với “trái tim trẻ thơ” ấy. Qua thính giác, qua thị giác…, họ tìm thấy nhau.
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ.
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
1.3.1. Quê quán tôi xưa
Là nơi nao?
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.
(Một cõi đi về) Trịnh Công Sơn sinh ở Buôn Mê Thuột, lớn lên ở Huế và chủ yếu sống ở Sài Gòn. Trong những năm tuổi trẻ, có giai đoạn ông học ở Quy Nhơn, có giai đoạn lên Bảo Lộc dạy học. Và Hà Nội cũng là nơi ông hằng ôm ấp. Da du qua bao miền đất nước, hãy thử hỏi về hình ảnh quê hương trong nhạc Trịnh. “ Quê quán tôi xưa”, đó là đâu?
Huế ư? Hẳn nhiên rồi. Nhưng dường như chưa đủ. Chốn cố đô của hạ trắng, của mưa hồng ấy hình như chưa phải là tất cả trong ca từ Trịnh Công Sơn? Hay là Sài Gòn “mưa rồi chợt nắng”? Nơi “có hai mùa, vẫn đi về, có con đường nằm nghe nắng mưa”. Hay Hà Nội thu vàng? Quy Nhơn biển gọi? Hay xứ Blao buồn thiu màu chiều?
Hay: “Tim mỗi người là quên nhà nhỏ.”?
Chắc ở đó có một chút Huế, một chút Sài Gòn, một chút Hà Nội, cộng với Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Blao… và một chút Trịnh Công Sơn. Hay là, như một lần Trịnh Công Sơn đã nói: “quê nhà của ông chính là cái bào thai trong bụng mẹ” Chúng kết lại thành một vùng sương khói của hoài niệm. Bởi thế nên tôi hỏi em, cũng là tôi đang nhớ:
Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đương từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh…
(Em còn nhớ hay em đã quên)
Bài hát là nỗi nhớ Sài Gòn. Nhưng thật ra, nơi đâu chẳng là “chốn quê nhà”! Sài Gòn có lá xanh trên con đường nhỏ, có tiếng mẹ ru, tiếng em thơ, “có chút nắng trong tiếng gà trưa”… Nhưng Hà Nội cũng có “nắng vàng lạc trên lối đi”, cũng có “những chiều lộng gió” … Với nghệ thuật, chẳng có gì còn là cụ thể. Kể cả một nơi chốn. Bước chân da du đã qua bao chốn, sao cất giữ riêng được một bóng hình nào?
Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
[…]
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi xa
Đường về tình tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ.
(Bên đời hiu quạnh)
Cho nên với Trịnh Công Sơn, tất cả đều là “quê quán tôi xưa”. Vùng đất ấy có tên là “nỗi nhớ”. Quê hương là những miền đất ông đã sống, đang sống và sẽ sống. Vậy thì “quê quán tôi xưa” cớ gì phải cắt nghĩa?
Chỉ biết là nhớ. Là đi lạc về ngày xưa. “Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì”. Qua cái giọng nhu mì ấy, qua tiếng gọi ấy, tôi nghe được quê quán mình. “Quê quán” hóa thành “giọng nhu mì” để tôi “nghe”, để qua thính giác tôi được trở về. Tôi nhặt được tấm vé lên chuyến tàu thời gian. Tôi trở về với ngày ấy, cái ngày mà “đường về tình tôi có nắng rất la đà”, cái ngày mà tôi ở giữa quê nhà. Nghe một bài hát ta có thể sống lại trong một khoảnh khắc đã qua. Một mùi hương, một cảm giác, một hương vị… đều có thể làm được điều ấy, nếu chúng có những sợi tơ nối về quá khứ. Nếu như “tiếng nhu mì” đánh thức “quê quán tôi xưa” trong nhạc Trịnh. Thì qua tiếng “keng” của chiếc thìa bạc, Marcel Pruost kể cho tôi nghe câu chuyện về tiếng búa gõ lên bánh xe lửa trong những lần tàu dừng. Qua thính giác, tất cả đã sống dậy. Tiếng búa gõ “keng” của ngày xa xưa ấy đã đột ngột tỉnh giấc qua tiếng rơi của chiếc muỗng bạc. Ký ức về một tuổi thơ sống cạnh sân ga phủ bóng lên hiện tại.
Và thông qua tri giác, con đường quạnh hiu của hiện tại đã đưa người nhạc sỹ ấy về với con đường ngày xưa, con đường tình có nắng la đà. Chắc chắn phải có những sợi tơ ảo diệu ở đây, giữa “quạnh hiu” và “nắng la đà”. Có lẽ chỉ có người đang lạc giữa ký ức và hiện tại như Trịnh Công Sơn mới đủ sức tìm ra mối liên hệ đó. La đà giữa hai miền thời gian, trong ca từ Trịnh Công Sơn, quá khứ và hiện tại nhòa lẫn vào nhau. Để rồi lúc dường như tìm được về nới quê quán ấy, thì ông mang một tâm trạng lạ lẫm: “Lòng thật bình yên mà sao buồn thế”. Bình yên, có phải vì đang trên đường về với “quê quán tôi xưa”? Nhưng sao lại buồn, lại khóc? Thảng thốt! Thì ra “quê quán tôi xưa” ấy chính là lòng đất mẹ bao la. Và bao ngày qua, đứa con ấy mơ về quê nhà, cũng chính là giấc mơ: “Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời”. Để rồi ngẩn ngơ ngồi khóc:
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ.
Cũng có lúc “quê nhà” trong nhạc Trịnh trở về lại với cái nghĩa vốn có của nhân loại:
Đêm từng đêm bay về
Quê hương là nỗi nhớ
Đời nhẹ như lá thu
Yêu càng yêu quê nhà
Yêu những đời bão tố.
(Cánh chim cô đơn)
Hoài niệm về quê hương không chỉ là khoảnh khắc một “quê quán tôi xưa” được đánh thức, mà trong nhạc Trịnh, quê hương phủ bóng ở khắp nơi. Trong một đóa hoa, một mùa thu, một cánh vac, một bóng hình… Bởi với ông, quê hương được định nghĩa đơn giản bằng thứ triết lý của trẻ thơ:
Cây có rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa.
(Em là bông hồng nhỏ)
Và Trịnh Công Sơn mãi mãi là một “đứa trẻ nhớ nhà”, như cậu Hoàng tử nhỏ nhớ về hành tinh bé nhỏ có những chiếc rễ bao báp hung tợn và nàng hoa hồng đỏng đảnh.
Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt nhớ đóa hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi là lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về.
(Đêm thấy ta là thác đổ) Có người nói đùa rằng đây là bài thơ tình hay nhất thế kỷ. Tôi lại thấy bóng dáng quê hương hiện diện rõ hơn trong bài hát này. Trịnh Công Sơn nhớ “đóa hoa tường vi” ư? Đó chỉ là vì hoa được ngắt từ “phố nọ”, mà “phố nọ” ấy, hóa ra, trong câu sau, lại là “vườn xưa”, và đóa tường vi kia là hiện thân của “vườn xưa” ấy. Ông đi qua những thành phố lạ, chỉ để rồi, “nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà, từ những phố kia tôi về”. Để rồi từ những bước chân ấy, Trịnh Công Sơn đi - về giữa quá khứ và hiện tại, ông vui niềm vui thơ trẻ của một đứa bé “bước chân về giữa chợ”, nhưng có lúc lại nhận ra mình: “đời ta hết mang điều mới lạ, tôi đã sống rất ơ hờ”. Cuộc đời cạn kiệt. Nụ cười mòn rỗng. Ngày là trang giấy cũ rích chi chít nỗi đau. “Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế” . “Tôi đã sống rất ơ hờ”. Bên đời kia, tôi mãi là kẻ đứng ngóng về quê hương.
Với Trịnh Công Sơn, nỗi ám ảnh về thời gian cũng được chuyển hóa thành hoài niệm. Đó là bốn mùa của hoài niệm.
Rồi mùa xuân không về
Mùa thu cũng ra đi
Mùa đông vời vợi
Mùa hạ khói mây.
(Gọi tên bốn mùa)
Bởi:
Không hẹn mà đến, không chờ mà đi
Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta.
(Bốn mùa thay lá)
Nên khi nhìn những mùa thu đi, em buồn thương nhớ tiếc. Thu đi như một lần tuổi mình mãi mãi ở lại phía sau. Thu đi, nghĩa là một quãng đời nữa em lại bước qua. Và có lẽ, em sẽ là người đãng trí không nhớ ra mình đã để lại chiếc chìa khóa trở về nơi đâu.
Nhìn những lần thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng.
(Nhìn những mùa thu đi)
Như mưa, những nỗi buồn như thế thấm ướt ca từ Trịnh Công Sơn, tạo ra cả một miền hoài niệm đầy nhớ thương, tiếc nuối. Nơi đó, quê hương hiện lên qua hình bóng những vùng đất mang tên ký ức, qua một mùa thu, một giọng nói. Để rồi, người hát rong ấy mãi là kẻ “đi tìm thời gian đã mất”.
1.3.2. Tình nhớ
“Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”
(Marcel Proust)
Có phải vì vậy mà với Trịnh Công Sơn, những cuộc tình trong hoài niệm bao giờ cũng in lên hiện tại những dấu hài nhung gấm? Vàng son và khắc khoải.
Hãy nghe Trịnh nói rất thầm về nỗi nhớ:
Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
Trả nợ một thời môi vắng vòng môi.
(Xin trả nợ người)
“Trả nợ người” là trả lại đau thương, nhung nhớ người đã để lại cho tôi ngày ấy, để nhẹ lòng; hay là tôi trả nợ cho người cái tình yêu cháy bỏng của hai mươi năm qua, để yêu cho bằng hết tình yêu ấy? Để nhớ cho bằng hết nỗi nhớ ấy? Tình yêu kết nụ vào những buổi chiều xanh xao xưa cũ:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Để rồi mãi mãi mối tình ấy không được khai hương. Để rồi một ngày cuộc tình hóa chiêm bao, đó là ngày:
Chiều nay còn mưa
Sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau.
(Diễm xưa) Hóa ra “mưa” ấy, “tầng tháp cổ” ấy, “mắt xanh xao” ấy chỉ là một ký ức đang được nuôi nấng để con người ru dỗ chính mình. Vậy mà sao cứ như Trịnh Công Sơn đang kể chuyện hiện tại. Những mảnh chiều xa xưa cứ thi nhau cứa đứt hôm nay. Để rồi xa xăm và gần gụi tan vào nhau. Chẳng còn quá khứ, chẳng còn hiện tại, chẳng còn tương lai. Chỉ còn lại nỗi nhớ.
Từ đó có người ôm kỷ niệm mong tìm lại vết tích cuộc tình:
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.
(Diễm xưa)
Tìm trong nắng, trong gió, trong mưa, trong lá cây:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
Và rồi biển, biển cũng nhớ, cũng bâng khuâng khi xa em:
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê
Gọi bờ cát trắng đêm khuya…
(Biển nhớ)
Hay vì nhớ em mà biển hóa thành một vùng hoài niệm trong tôi – biển của hoài niệm? Có phải nỗi nhớ đã hiện diện từ khi em còn đó, tôi còn đó, ngày cũ còn đó? “Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới” , tôi đọc được sự giao cảm kỳ lạ giữa hai con người tài hoa ấy. Trịnh Công Sơn viết Biển nhớ năm 1962, Thanh Tâm Tuyền viết Dạ khúc năm 1967, và đứng ở vị thế đối lập nhau, tôi muốn nói đến không khí nghệ thuật ở miền Nam trong những năm 60. Có thể là họ không đi chung một con đường, dù sống chung một thành phố. Có thể là quan điểm nghệ thuật của họ không giống nhau, dù cùng đi qua tuổi trẻ bằng những bước đi đầy biến động của lịch sử. Có thể là họ chưa bao giờ muốn gặp nhau bởi những xa cách mà thời đại đã tạo ra. Nhưng tôi tin, nghệ thuật an nhiên bước qua mọi ranh giới. Từ gai góc, quằn quại đến mượt mà, bay bổng dường như là những bước đi rất êm, rất nhẹ của những điệu đàng thơ ca.
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về.
(Trịnh Công Sơn)
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.
(Thanh Tâm Tuyền)
Để rồi một người đưa tình đi trốn những “giày vò mai sau”:
Thôi em hãy đứng dậy
Người bán hàng đã ngủ sau quầy
Anh đưa em đi trốn
Những dày vò mai sau.
(Thanh Tâm Tuyền, Dạ Khúc)
Còn một người mãi mãi ở lại với nỗi nhớ của “ngày mai” ấy, ông chờ đợi điều gì từ nắng mưa, từ cây trái?
“Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ.”
“Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói.”
“Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi.”
“Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối.”
“Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho.”
Có phải là chuyến tàu thời gian? Chú Hoàng tử bé ấy đã hồn nhiên ngồi đong đếm thời gian bằng nỗi nhớ, để rồi xếp quá khứ, hiện tại, và tương lai lên nhau. Thời gian hiện lên ngộ nghĩnh trong hình hài một chiếc hamburger, một ly cocktail: tất cả trộn lẫn vào nhau, tạo nên những thứ thức ăn ngon miệng cho cuộc sống. Và đứa trẻ thơ dại ấy thảnh thơi ngồi nếm từng chút một. Dẫu cho đã đôi lần, “vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xăm”, thì Trịnh Công Sơn vẫn tìm thấy cách vạc ấy trong “ly cocktail thời gian”, để ký ức trở thành sức mạnh sáng tạo. Tôi tin vào điều đó, như tin vào câu nói của Proust:
“Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”
1.3.3. Một mùa thơ dại “Cuộc sống tiến lên phía trước nhưng đồng thời cũng quay về theo mùa. Ngày mới chứa trong nó những ánh sáng cũ.”
(Nhật Chiêu)
Mùa ra đi chẳng dòng từ biệt. Cả một vùng nhớ thương hoang hoải cứ trải dài típ tắp. Đó là tuổi xuân, là bè bạn, là cả một mùa rong chơi đầy hoa bướm. Mùa thơ dại. Như chiếc phù kiều thoát thai từ mưa và nắng, ký ức về thời thơ ấu vắt mình giữa quá khứ và hiện tại. Để rồi từ đó có người cứ mải mê đi gom nắng nhặt mưa. Và một ngày nọ, mùa rước người về. Hay người đã lướt trên dải sắc màu lấp lóa ấy mà quay về? Sống giữa ngày cũ ngay trong lòng ngày mới.
Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.
(Phôi pha)
Có phải, “vầng trăng” là chiếc cầu vồng cho người tìm về mùa? Là “chân giang hồ”, là “từng tuổi xuân”. Để rồi cho thỏa nhớ thương, mùa quay về, thả mình vào hiện tại:
“Về ngồi trong những ngày, nhìn từng hôm nắng ngời, nhìn từng khi mưa bay.” Hoài niệm dường như là khung trời mơ ước mà Trịnh Công Sơn luôn dõi mắt kiếm tìm. Bởi đó là tuổi trẻ, là thời thanh xuân, là báu vật của loài người. Bởi tóc còn xanh được mấy mùa, bởi bước vào đường trần là bước vào cuộc trần ai đầy hư hao:
Thôi về đi, đường trần đâu có gì
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.
(Phôi pha)
“Hồn những năm xưa” là hồn mình ngày cũ, hay hồn của chính ngày cũ? Sao mà hư ảo, sao mà tàn phai. “Về đi”, là về đâu? Phải chăng là về với mùa, với thơ dại, với “tóc xanh”? Và trong bước chân rất nhẹ từ vườn khuya trở về ấy, Trịnh Công Sơn và ngày xưa tìm thấy nhau. “Bàn chân ai rất nhẹ” là “hồn những năm xưa”. Ánh sáng của hôm qua ẩn tàng trong mặt trời của hôm nay. Để rồi một ngày được bàn chân ai đó đánh thức. Rất nhẹ, rất êm. Quá khứ tỉnh giấc sau cơn ngủ vùi. Ngủ từ tinh mơ đến tối mịt, từ ngày ấy đến bây giờ. Cái ngày mà: “Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè.” Tuổi thơ khép lại, bè bạn ra đi. “Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu.” Phải, ca từ Trịnh Công Sơn phủ kín một màu. Xanh rêu. Bởi thực tại có khi nào thôi phũ phàng:
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô, từ mưa gió, từ vào trong đá xưa
Đến bây giờ, mắt đã mù, tóc xanh đen vầng trán thơ
Dòng sông đó, loài rong yên ngủ sâu.
(Dấu chân địa đàng)
Nên đành thế, đành hóa xanh rêu như loài rong kia yên giấc ngủ sâu. Để nghe “tiếng hát xanh xao của một buổi chiều”, để soi vào đời mình niềm cô liêu vô biên, khi mà “bạn bè rời xa chăn chiếu, bơ vơ còn đến bao giờ.” Rồi một ngày chợt tỉnh, thấy tràn về. Một mùa thơ dại. Mùa của “trời xanh trong mắt em sâu”, của “mây xuống vây quanh giọt sầu”. Mùa của tuổi mình. Mắt sầu mà môi cười vô ưu. Tuổi của những nỗi buồn mỏng như một làn hương, của “tóc dài” “tay măng”, của hát ca bềnh bồng, của những cơn mơ nhẹ như mây và thơm như tóc em trong chiều.
Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may
Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai…
(Còn tuổi nào cho em)
Đẹp như một bài thơ và trong mưa đầu mùa. Cớ gì mà không thiết tha, không hoài niệm, không kiếm tìm?
Ca từ Trịnh Công Sơn, vì thế, là vùng sáng ảo diệu giữa hai thứ ánh sáng: quá khứ và hiện tại.
Tiểu kết
Trầm mình trong những dấu hài ngày ấy, chúng tôi đã lần lượt cảm nhận và khám phá Cái bi trong ca từ Trịnh Công Sơn qua Vô thường, Mộng, và Hoài niệm. Để rồi cùng Trịnh Công Sơn đi qua miền đất này bằng những bước chân đầy bi diễm.
Tôi mượn một thuật ngữ của Phật giáo để nói rằng, Trịnh Công Sơn đã đến bờ giác ngộ. Ngộ, nên thanh thản, an nhiên. Niềm bi cảm thoát thai thành cái đẹp trong điệu đàng sự tĩnh tâm. Tĩnh tâm để bi cảm không vướng chân thành bi lụy. “Lụy” trói buộc con người trong vòng vô thường, còn cái bi trong nhạc Trịnh sống giữa vô thường nhưng chấp nhận vô thường như một lẽ tất yếu. Cái bi ấy là nỗi buồn đã được lọc qua những nguyên lý cơ bản của Phật giáo, là cái đẹp được kết tinh trong Thiền vị. Vì vậy, bi lụy mãi mãi ở lại với thân phận tù đày trong địa ngục của vô thường. Mà bi cảm, trái lại, ung dung tự tại trong thiên đường của vô thường.
Để rồi từ đó, trong nghệ thuật, có một cái đẹp mang tên Niềm bi cảm.
Để rồi từ đó, ca từ Trịnh Công Sơn lấp lánh vẻ đẹp của cái bi.
“Mưa vẫn mưa bay trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.”
(Diễm xưa)
Còn nỗi xót xa nào đẹp hơn thế?
1.2.2. Ta và giấc mộng…
…Làm bằng chất liệu như nhau,
Và cuộc đời ta nhỏ bé
Hoàn tất bằng một giấc ngủ thôi.
(Shakespeare, Bão tố)
Nói về giấc mộng, tôi nhớ về Trang Chu, về Bashô.
Em là bướm ư
Ta là giấc mộng
Trong hồn Trang Chu.
(Bashô)
Và giấc mơ hóa bướm của Trang Chu:
Có một lần kia
Trang Chu mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm!
Không còn biết gì Chu
Bỗng nhiên rồi thức giấc
Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm
Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Chu và bướm ắt phải khác phận
Đấy gọi là vật hoá.
Từ đây, từ Tề vật luận của Trang Chu, từ giấc haiku kỳ ảo của Bashô, mộng không còn yên vị là những giấc mơ nữa mà hóa chuyển thành bản chất của cuộc sống. “Ta là giấc mộng”. Trang Chu mơ thấy mình hóa bướm, nhưng tỉnh dậy thì không biết mình đang mơ giấc mơ của bướm hay bướm đang mơ giấc mơ của mình. Chu và bướm tuy khác phận nhưng dường như trong Chu có bướm và trong bướm có Chu. Mà bướm là mộng, thì Chu cũng là mộng rồi. Có ta trong vật, và có vật trong ta. Ranh giới nào cũng mỏng manh. Như mộng. Cũng lắm lúc tôi bước qua ranh giới, và em cũng bước qua ranh giới. Ta đi vào nhau và đi vào ranh giới đó. Còn gì là tôi. Là em, là ranh giới. Ta đang chìm trong chiều sâu của ranh giới mất rồi.
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Vật hóa giúp ta phát hiện ra bản chất mộng ảo của sự vật. “Em” và “tôi”, mái tóc khác nhau, đôi môi khác nhau, hình hài khác nhau, nhưng phải chăng được làm ra từ một thứ chất liệu mà thôi. Là đất sét của một người thợ gốm tài hoa, là ảo ảnh của giấc mơ, hay phôi thai từ một hài nhi trong lòng mẹ? Vậy nên em mới có thể là tôi, và tôi mới có thể là em. Chúng ta mới có thể là nhau. Có một vùng mộng ảo đầy huyền hoặc giữa tôi và em, trong tôi và trong em, để rồi giờ đây, chúng ta cùng bồng bềnh trong ấy, phải không? Vậy thì nào có ai biết là “em là tôi” hay “tôi là em”? Tựa như không biết Chu là bướm hay bướm là Chu. Không biết đời là mộng hay mộng là đời? Bởi thế nên mới có:
Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
Anh gối lên và ngủ một giấc dài
Em có biết đời cho em là mộng
Để anh về cứ tưởng một là hai.
“Tưởng một là hai” để rồi từ đó anh pha đời và mộng thành thứ ma túy dịu ngọt cho sáng tạo. Anh ngây ngất, đê mê đi trong vùng khói sương ảo ảnh ấy mà không còn biết là thực hay là ảo, là “anh” hay là người. Dường như tất cả đã mờ nhòe những đường nét vốn có.
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân.
(Đóa hoa vô thường)
Không chỉ là sự chuyển hóa giữa người với người, giữa “em” và “tôi”, Trịnh Công Sơn, giữa cuộc đời lắm nhiễu nhương, không ít lần đã tự đồng hóa mình với vạn vật. Có khi ông thấy mình là “lá cỏ”, là “thác đổ”, “đá cuội”, “cánh chim cô đơn”, là “tên mục đồng”, là “đêm”, là “mưa tan giữa trời”… Để chạy trốn cuộc đời rách nát tả tơi ngoài kia? Hay là để vượt thoát thực tại mà tìm đường đến với nghệ thuật? Mà cũng có thể chỉ để an nhiên ngồi hát giữa đời, để rong chơi hoài giữa tháng ngày mênh mông, để lăn theo một gót hồng. Để tan chảy trong vạn vật. Để phiêu du giữa cõi mộng. Hay là, chính mộng đang ghé ngang khu vườn siêu thực ấy để tìm kiếm bản thể trong một “bờ cỏ non mộng mị”, trong “tiếng hát lênh đênh”, trong “đêm thần thoại”? Để rồi hóa thành “tiếng hát ru mình trong giấc ngủ vừa”? Chưa đủ sâu để mộng mị, và không đủ thao thức để ưu phiền? Vừa vặn cho một giấc mộng đẹp.
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say
Lối em đi về trời không có mây
Gọi em cho nắng chết trên sông dài.
(Hạ trắng)
Hạ trắng là hương thơm của “giấc ngủ vừa” ấy. Một giấc mơ ngập đầy hoa trắng giữa cơn sốt chuyển mùa trong một trưa hè nóng bức của Huế. Ừ thì có nắng, có em, có sông, có đường. Nhưng dường như chúng đang soi mình trong gương mộng. Để “gọi nắng” về trên đôi vai gầy, để tà áo lụa trắng ngần tinh khôi biến mùa hạ thành một ám ảnh ngát hương. Thành một vẻ đẹp siêu thực: “tóc em cài loài hoa nắng rơi”. Hình ảnh ấy thoát thai từ giấc mộng, hay, trong mắt chú Hoàng tử trong veo ấy, mọi thứ đều hóa thành mộng ảo? Thành tiếng gọi thảng thốt thơm hương loài hoa trắng: “gọi em cho nắng chết trên sông dài”! Hay tất cả chúng đều là mộng? Nắng mộng, sông mộng, đường mộng, và em mộng! Ta cũng hóa giấc mộng để gọi nắng cho em mất rồi, nhan sắc ơi! Hay là giấc mộng hóa ta để gọi em trên lối về ngày ấy? Giấc mộng tan biến, em thành hư vô, chỉ còn ta, và nhành dạ lý hương tỏa ngát bản tình ca mùa hạ.
Ta và giấc mộng, phải chăng, chỉ là một mà thôi?
1.2.3. Đường lên ngân hà
“Cuộc đời ai cũng có mộng và như thế đều có đường lên ngân hà.”
Trịnh Công Sơn cũng vậy. Ông sáng tạo nghệ thuật, ông tạo ra cái đẹp, ông “lên ngân hà” bằng mộng. Mộng thăng hoa tâm hồn ông, tạo ra một thế giới thẩm mỹ vừa quen vừa lạ, vừa gần vừa xa, vừa thật vừa ảo… Nghệ thuật là gì? Là mộng! Mộng vừa là bản chất, vừa là phương thức sáng tạo, vừa là nơi trú chân của nghệ thuật.
Có khi nắng khuya chưa lên
Mà một loài hoa chợt tím.
(Chiều một mình qua phố)
“Nắng khuya” là nắng trong mộng, nắng ảo ảnh. Một vòng tay ấm. Một bờ môi ngoan. Một ánh mắt tha thiết. Một trái tim yêu. Là nắng, “nắng khuya”. Nắng của cõi lòng. Mà cũng có thể lắm, nắng khuya là ánh trăng kia chiếu rọi! “Một loài hoa chợt tím” là hoa gì? Và tại sao lại “chợt tím”? Cũng có thể là nỗi nhớ nhuộm tím màu hoa. Mà cũng có thể là chẳng tại sao cả! Như bản chất vốn có của ca từ Trịnh Công Sơn. Đó là thơ. Mà thơ là vẻ đẹp của ngôn từ. Ý nghĩa chỉ là cái đến sau, và trong nhạc Trịnh, nó mãi mãi là kẻ đến sau. Mà cũng có khi đó là sự minh triết của mộng, của thế giới trẻ thơ, của nghệ thuật. Cứ hư hư, thực thực. Cứ mờ mờ, ảo ảo. Như những lời thơ sau đây, đố ai cắt nghĩa được:
Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên
Mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm
Gọi buồn cho mình nhớ tên.
(Chiều một mình qua phố)
Đó là cái khó hiểu của mộng ảo, hay là cái rỗng không của những bước chân âm thầm qua phố? Có lẽ đã đến lúc chúng ta không thể, và cũng không cần cắt nghĩa chúng. Bởi, đã là mộng thì cần gì lý giải. Không có trật tự nào vừa với một giấc mơ. Không khó để tìm ra những ca từ như thế trong nhạc Trịnh:
Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau.
(Mưa hồng) “Chiều mưa đỉnh cao” là chiều gì? Tại sao “cầu mưa ướt áo”? Tại sao “đường phượng bay mù không lối vào”? Ta có thể hiểu, có thể không hiểu. Nhưng điều đó dường như không còn quan trọng nữa. Vì nó đẹp, đẹp từ giọt nước mắt em rơi trong một chiều mưa dâng đầy, đến con đường đỏ phượng mù lấp lối vào… Đó là nghệ thuật.
Xin lặng yên không lý giải. Chỉ đơn giản, đó là mộng. Mà mộng thì có lý lẽ của riêng mình. Chỉ cần biết, mộng đã nuôi dưỡng những ca từ đẹp. Mộng đã dẫn lối người nghệ sỹ hát rong ấy bước vào khung trời nhung gấm của nghệ thuật.
Phải chăng, người nhạc sỹ tài hoa đó cũng là mộng giữa cuộc vô thường? Ông tạo ra mộng nhưng biết đâu, cũng chính mộng đã tạo ra ông. Như một “phế tích vòng tròn” để con người mãi dấn mình rong chơi. Cuộc chơi lớn nhất của đời người. Mộng.
1.3. Hoài niệm
Cõi vô thường là cõi của hoài niệm. Có lẽ bởi vậy mà Hoàng tử bé mãi mãi mang vẻ mặt của “một chàng trai mới lớn ưu phiền” nơi trần thế. Trịnh Công Sơn cũng vậy. Chiếc chìa khóa ký ức bị đánh rơi đâu đó trong “những giấc mơ đời hư ảo”. Nên ông cứ mãi kiếm tìm. Mãi ngơ ngác bước lạc vào vùng hoài niệm.
Mà vùng ảo ảnh đó thì khi nào cũng lung linh. Vì nó được ủ trong nắng của hôm qua và ướp trong mưa của hôm nay. Nắng ấm mưa mềm. Nắng vàng mưa trong. Làm sao không đẹp. Làm sao không nhớ. Làm sao không da diết. Cho được?
Nhưng tìm đâu cho thấy quá khứ ảo diệu đó? Ca từ Trịnh Công Sơn là cả một hành trình “đi tìm thời gian đã mất” . Mà cũng có khi “thời gian đã mất” tự tìm đến với “trái tim trẻ thơ” ấy. Qua thính giác, qua thị giác…, họ tìm thấy nhau.
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ.
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
1.3.1. Quê quán tôi xưa
Là nơi nao?
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.
(Một cõi đi về) Trịnh Công Sơn sinh ở Buôn Mê Thuột, lớn lên ở Huế và chủ yếu sống ở Sài Gòn. Trong những năm tuổi trẻ, có giai đoạn ông học ở Quy Nhơn, có giai đoạn lên Bảo Lộc dạy học. Và Hà Nội cũng là nơi ông hằng ôm ấp. Da du qua bao miền đất nước, hãy thử hỏi về hình ảnh quê hương trong nhạc Trịnh. “ Quê quán tôi xưa”, đó là đâu?
Huế ư? Hẳn nhiên rồi. Nhưng dường như chưa đủ. Chốn cố đô của hạ trắng, của mưa hồng ấy hình như chưa phải là tất cả trong ca từ Trịnh Công Sơn? Hay là Sài Gòn “mưa rồi chợt nắng”? Nơi “có hai mùa, vẫn đi về, có con đường nằm nghe nắng mưa”. Hay Hà Nội thu vàng? Quy Nhơn biển gọi? Hay xứ Blao buồn thiu màu chiều?
Hay: “Tim mỗi người là quên nhà nhỏ.”?
Chắc ở đó có một chút Huế, một chút Sài Gòn, một chút Hà Nội, cộng với Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Blao… và một chút Trịnh Công Sơn. Hay là, như một lần Trịnh Công Sơn đã nói: “quê nhà của ông chính là cái bào thai trong bụng mẹ” Chúng kết lại thành một vùng sương khói của hoài niệm. Bởi thế nên tôi hỏi em, cũng là tôi đang nhớ:
Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đương từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh…
(Em còn nhớ hay em đã quên)
Bài hát là nỗi nhớ Sài Gòn. Nhưng thật ra, nơi đâu chẳng là “chốn quê nhà”! Sài Gòn có lá xanh trên con đường nhỏ, có tiếng mẹ ru, tiếng em thơ, “có chút nắng trong tiếng gà trưa”… Nhưng Hà Nội cũng có “nắng vàng lạc trên lối đi”, cũng có “những chiều lộng gió” … Với nghệ thuật, chẳng có gì còn là cụ thể. Kể cả một nơi chốn. Bước chân da du đã qua bao chốn, sao cất giữ riêng được một bóng hình nào?
Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
[…]
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi xa
Đường về tình tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ.
(Bên đời hiu quạnh)
Cho nên với Trịnh Công Sơn, tất cả đều là “quê quán tôi xưa”. Vùng đất ấy có tên là “nỗi nhớ”. Quê hương là những miền đất ông đã sống, đang sống và sẽ sống. Vậy thì “quê quán tôi xưa” cớ gì phải cắt nghĩa?
Chỉ biết là nhớ. Là đi lạc về ngày xưa. “Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì”. Qua cái giọng nhu mì ấy, qua tiếng gọi ấy, tôi nghe được quê quán mình. “Quê quán” hóa thành “giọng nhu mì” để tôi “nghe”, để qua thính giác tôi được trở về. Tôi nhặt được tấm vé lên chuyến tàu thời gian. Tôi trở về với ngày ấy, cái ngày mà “đường về tình tôi có nắng rất la đà”, cái ngày mà tôi ở giữa quê nhà. Nghe một bài hát ta có thể sống lại trong một khoảnh khắc đã qua. Một mùi hương, một cảm giác, một hương vị… đều có thể làm được điều ấy, nếu chúng có những sợi tơ nối về quá khứ. Nếu như “tiếng nhu mì” đánh thức “quê quán tôi xưa” trong nhạc Trịnh. Thì qua tiếng “keng” của chiếc thìa bạc, Marcel Pruost kể cho tôi nghe câu chuyện về tiếng búa gõ lên bánh xe lửa trong những lần tàu dừng. Qua thính giác, tất cả đã sống dậy. Tiếng búa gõ “keng” của ngày xa xưa ấy đã đột ngột tỉnh giấc qua tiếng rơi của chiếc muỗng bạc. Ký ức về một tuổi thơ sống cạnh sân ga phủ bóng lên hiện tại.
Và thông qua tri giác, con đường quạnh hiu của hiện tại đã đưa người nhạc sỹ ấy về với con đường ngày xưa, con đường tình có nắng la đà. Chắc chắn phải có những sợi tơ ảo diệu ở đây, giữa “quạnh hiu” và “nắng la đà”. Có lẽ chỉ có người đang lạc giữa ký ức và hiện tại như Trịnh Công Sơn mới đủ sức tìm ra mối liên hệ đó. La đà giữa hai miền thời gian, trong ca từ Trịnh Công Sơn, quá khứ và hiện tại nhòa lẫn vào nhau. Để rồi lúc dường như tìm được về nới quê quán ấy, thì ông mang một tâm trạng lạ lẫm: “Lòng thật bình yên mà sao buồn thế”. Bình yên, có phải vì đang trên đường về với “quê quán tôi xưa”? Nhưng sao lại buồn, lại khóc? Thảng thốt! Thì ra “quê quán tôi xưa” ấy chính là lòng đất mẹ bao la. Và bao ngày qua, đứa con ấy mơ về quê nhà, cũng chính là giấc mơ: “Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời”. Để rồi ngẩn ngơ ngồi khóc:
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ.
Cũng có lúc “quê nhà” trong nhạc Trịnh trở về lại với cái nghĩa vốn có của nhân loại:
Đêm từng đêm bay về
Quê hương là nỗi nhớ
Đời nhẹ như lá thu
Yêu càng yêu quê nhà
Yêu những đời bão tố.
(Cánh chim cô đơn)
Hoài niệm về quê hương không chỉ là khoảnh khắc một “quê quán tôi xưa” được đánh thức, mà trong nhạc Trịnh, quê hương phủ bóng ở khắp nơi. Trong một đóa hoa, một mùa thu, một cánh vac, một bóng hình… Bởi với ông, quê hương được định nghĩa đơn giản bằng thứ triết lý của trẻ thơ:
Cây có rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa.
(Em là bông hồng nhỏ)
Và Trịnh Công Sơn mãi mãi là một “đứa trẻ nhớ nhà”, như cậu Hoàng tử nhỏ nhớ về hành tinh bé nhỏ có những chiếc rễ bao báp hung tợn và nàng hoa hồng đỏng đảnh.
Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt nhớ đóa hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi là lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về.
(Đêm thấy ta là thác đổ) Có người nói đùa rằng đây là bài thơ tình hay nhất thế kỷ. Tôi lại thấy bóng dáng quê hương hiện diện rõ hơn trong bài hát này. Trịnh Công Sơn nhớ “đóa hoa tường vi” ư? Đó chỉ là vì hoa được ngắt từ “phố nọ”, mà “phố nọ” ấy, hóa ra, trong câu sau, lại là “vườn xưa”, và đóa tường vi kia là hiện thân của “vườn xưa” ấy. Ông đi qua những thành phố lạ, chỉ để rồi, “nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà, từ những phố kia tôi về”. Để rồi từ những bước chân ấy, Trịnh Công Sơn đi - về giữa quá khứ và hiện tại, ông vui niềm vui thơ trẻ của một đứa bé “bước chân về giữa chợ”, nhưng có lúc lại nhận ra mình: “đời ta hết mang điều mới lạ, tôi đã sống rất ơ hờ”. Cuộc đời cạn kiệt. Nụ cười mòn rỗng. Ngày là trang giấy cũ rích chi chít nỗi đau. “Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế” . “Tôi đã sống rất ơ hờ”. Bên đời kia, tôi mãi là kẻ đứng ngóng về quê hương.
Với Trịnh Công Sơn, nỗi ám ảnh về thời gian cũng được chuyển hóa thành hoài niệm. Đó là bốn mùa của hoài niệm.
Rồi mùa xuân không về
Mùa thu cũng ra đi
Mùa đông vời vợi
Mùa hạ khói mây.
(Gọi tên bốn mùa)
Bởi:
Không hẹn mà đến, không chờ mà đi
Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta.
(Bốn mùa thay lá)
Nên khi nhìn những mùa thu đi, em buồn thương nhớ tiếc. Thu đi như một lần tuổi mình mãi mãi ở lại phía sau. Thu đi, nghĩa là một quãng đời nữa em lại bước qua. Và có lẽ, em sẽ là người đãng trí không nhớ ra mình đã để lại chiếc chìa khóa trở về nơi đâu.
Nhìn những lần thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng.
(Nhìn những mùa thu đi)
Như mưa, những nỗi buồn như thế thấm ướt ca từ Trịnh Công Sơn, tạo ra cả một miền hoài niệm đầy nhớ thương, tiếc nuối. Nơi đó, quê hương hiện lên qua hình bóng những vùng đất mang tên ký ức, qua một mùa thu, một giọng nói. Để rồi, người hát rong ấy mãi là kẻ “đi tìm thời gian đã mất”.
1.3.2. Tình nhớ
“Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”
(Marcel Proust)
Có phải vì vậy mà với Trịnh Công Sơn, những cuộc tình trong hoài niệm bao giờ cũng in lên hiện tại những dấu hài nhung gấm? Vàng son và khắc khoải.
Hãy nghe Trịnh nói rất thầm về nỗi nhớ:
Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
Trả nợ một thời môi vắng vòng môi.
(Xin trả nợ người)
“Trả nợ người” là trả lại đau thương, nhung nhớ người đã để lại cho tôi ngày ấy, để nhẹ lòng; hay là tôi trả nợ cho người cái tình yêu cháy bỏng của hai mươi năm qua, để yêu cho bằng hết tình yêu ấy? Để nhớ cho bằng hết nỗi nhớ ấy? Tình yêu kết nụ vào những buổi chiều xanh xao xưa cũ:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Để rồi mãi mãi mối tình ấy không được khai hương. Để rồi một ngày cuộc tình hóa chiêm bao, đó là ngày:
Chiều nay còn mưa
Sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau.
(Diễm xưa) Hóa ra “mưa” ấy, “tầng tháp cổ” ấy, “mắt xanh xao” ấy chỉ là một ký ức đang được nuôi nấng để con người ru dỗ chính mình. Vậy mà sao cứ như Trịnh Công Sơn đang kể chuyện hiện tại. Những mảnh chiều xa xưa cứ thi nhau cứa đứt hôm nay. Để rồi xa xăm và gần gụi tan vào nhau. Chẳng còn quá khứ, chẳng còn hiện tại, chẳng còn tương lai. Chỉ còn lại nỗi nhớ.
Từ đó có người ôm kỷ niệm mong tìm lại vết tích cuộc tình:
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.
(Diễm xưa)
Tìm trong nắng, trong gió, trong mưa, trong lá cây:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
Và rồi biển, biển cũng nhớ, cũng bâng khuâng khi xa em:
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê
Gọi bờ cát trắng đêm khuya…
(Biển nhớ)
Hay vì nhớ em mà biển hóa thành một vùng hoài niệm trong tôi – biển của hoài niệm? Có phải nỗi nhớ đã hiện diện từ khi em còn đó, tôi còn đó, ngày cũ còn đó? “Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới” , tôi đọc được sự giao cảm kỳ lạ giữa hai con người tài hoa ấy. Trịnh Công Sơn viết Biển nhớ năm 1962, Thanh Tâm Tuyền viết Dạ khúc năm 1967, và đứng ở vị thế đối lập nhau, tôi muốn nói đến không khí nghệ thuật ở miền Nam trong những năm 60. Có thể là họ không đi chung một con đường, dù sống chung một thành phố. Có thể là quan điểm nghệ thuật của họ không giống nhau, dù cùng đi qua tuổi trẻ bằng những bước đi đầy biến động của lịch sử. Có thể là họ chưa bao giờ muốn gặp nhau bởi những xa cách mà thời đại đã tạo ra. Nhưng tôi tin, nghệ thuật an nhiên bước qua mọi ranh giới. Từ gai góc, quằn quại đến mượt mà, bay bổng dường như là những bước đi rất êm, rất nhẹ của những điệu đàng thơ ca.
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về.
(Trịnh Công Sơn)
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.
(Thanh Tâm Tuyền)
Để rồi một người đưa tình đi trốn những “giày vò mai sau”:
Thôi em hãy đứng dậy
Người bán hàng đã ngủ sau quầy
Anh đưa em đi trốn
Những dày vò mai sau.
(Thanh Tâm Tuyền, Dạ Khúc)
Còn một người mãi mãi ở lại với nỗi nhớ của “ngày mai” ấy, ông chờ đợi điều gì từ nắng mưa, từ cây trái?
“Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ.”
“Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói.”
“Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi.”
“Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối.”
“Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho.”
Có phải là chuyến tàu thời gian? Chú Hoàng tử bé ấy đã hồn nhiên ngồi đong đếm thời gian bằng nỗi nhớ, để rồi xếp quá khứ, hiện tại, và tương lai lên nhau. Thời gian hiện lên ngộ nghĩnh trong hình hài một chiếc hamburger, một ly cocktail: tất cả trộn lẫn vào nhau, tạo nên những thứ thức ăn ngon miệng cho cuộc sống. Và đứa trẻ thơ dại ấy thảnh thơi ngồi nếm từng chút một. Dẫu cho đã đôi lần, “vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xăm”, thì Trịnh Công Sơn vẫn tìm thấy cách vạc ấy trong “ly cocktail thời gian”, để ký ức trở thành sức mạnh sáng tạo. Tôi tin vào điều đó, như tin vào câu nói của Proust:
“Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”
1.3.3. Một mùa thơ dại “Cuộc sống tiến lên phía trước nhưng đồng thời cũng quay về theo mùa. Ngày mới chứa trong nó những ánh sáng cũ.”
(Nhật Chiêu)
Mùa ra đi chẳng dòng từ biệt. Cả một vùng nhớ thương hoang hoải cứ trải dài típ tắp. Đó là tuổi xuân, là bè bạn, là cả một mùa rong chơi đầy hoa bướm. Mùa thơ dại. Như chiếc phù kiều thoát thai từ mưa và nắng, ký ức về thời thơ ấu vắt mình giữa quá khứ và hiện tại. Để rồi từ đó có người cứ mải mê đi gom nắng nhặt mưa. Và một ngày nọ, mùa rước người về. Hay người đã lướt trên dải sắc màu lấp lóa ấy mà quay về? Sống giữa ngày cũ ngay trong lòng ngày mới.
Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.
(Phôi pha)
Có phải, “vầng trăng” là chiếc cầu vồng cho người tìm về mùa? Là “chân giang hồ”, là “từng tuổi xuân”. Để rồi cho thỏa nhớ thương, mùa quay về, thả mình vào hiện tại:
“Về ngồi trong những ngày, nhìn từng hôm nắng ngời, nhìn từng khi mưa bay.” Hoài niệm dường như là khung trời mơ ước mà Trịnh Công Sơn luôn dõi mắt kiếm tìm. Bởi đó là tuổi trẻ, là thời thanh xuân, là báu vật của loài người. Bởi tóc còn xanh được mấy mùa, bởi bước vào đường trần là bước vào cuộc trần ai đầy hư hao:
Thôi về đi, đường trần đâu có gì
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.
(Phôi pha)
“Hồn những năm xưa” là hồn mình ngày cũ, hay hồn của chính ngày cũ? Sao mà hư ảo, sao mà tàn phai. “Về đi”, là về đâu? Phải chăng là về với mùa, với thơ dại, với “tóc xanh”? Và trong bước chân rất nhẹ từ vườn khuya trở về ấy, Trịnh Công Sơn và ngày xưa tìm thấy nhau. “Bàn chân ai rất nhẹ” là “hồn những năm xưa”. Ánh sáng của hôm qua ẩn tàng trong mặt trời của hôm nay. Để rồi một ngày được bàn chân ai đó đánh thức. Rất nhẹ, rất êm. Quá khứ tỉnh giấc sau cơn ngủ vùi. Ngủ từ tinh mơ đến tối mịt, từ ngày ấy đến bây giờ. Cái ngày mà: “Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè.” Tuổi thơ khép lại, bè bạn ra đi. “Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu.” Phải, ca từ Trịnh Công Sơn phủ kín một màu. Xanh rêu. Bởi thực tại có khi nào thôi phũ phàng:
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô, từ mưa gió, từ vào trong đá xưa
Đến bây giờ, mắt đã mù, tóc xanh đen vầng trán thơ
Dòng sông đó, loài rong yên ngủ sâu.
(Dấu chân địa đàng)
Nên đành thế, đành hóa xanh rêu như loài rong kia yên giấc ngủ sâu. Để nghe “tiếng hát xanh xao của một buổi chiều”, để soi vào đời mình niềm cô liêu vô biên, khi mà “bạn bè rời xa chăn chiếu, bơ vơ còn đến bao giờ.” Rồi một ngày chợt tỉnh, thấy tràn về. Một mùa thơ dại. Mùa của “trời xanh trong mắt em sâu”, của “mây xuống vây quanh giọt sầu”. Mùa của tuổi mình. Mắt sầu mà môi cười vô ưu. Tuổi của những nỗi buồn mỏng như một làn hương, của “tóc dài” “tay măng”, của hát ca bềnh bồng, của những cơn mơ nhẹ như mây và thơm như tóc em trong chiều.
Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may
Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai…
(Còn tuổi nào cho em)
Đẹp như một bài thơ và trong mưa đầu mùa. Cớ gì mà không thiết tha, không hoài niệm, không kiếm tìm?
Ca từ Trịnh Công Sơn, vì thế, là vùng sáng ảo diệu giữa hai thứ ánh sáng: quá khứ và hiện tại.
Tiểu kết
Trầm mình trong những dấu hài ngày ấy, chúng tôi đã lần lượt cảm nhận và khám phá Cái bi trong ca từ Trịnh Công Sơn qua Vô thường, Mộng, và Hoài niệm. Để rồi cùng Trịnh Công Sơn đi qua miền đất này bằng những bước chân đầy bi diễm.
Tôi mượn một thuật ngữ của Phật giáo để nói rằng, Trịnh Công Sơn đã đến bờ giác ngộ. Ngộ, nên thanh thản, an nhiên. Niềm bi cảm thoát thai thành cái đẹp trong điệu đàng sự tĩnh tâm. Tĩnh tâm để bi cảm không vướng chân thành bi lụy. “Lụy” trói buộc con người trong vòng vô thường, còn cái bi trong nhạc Trịnh sống giữa vô thường nhưng chấp nhận vô thường như một lẽ tất yếu. Cái bi ấy là nỗi buồn đã được lọc qua những nguyên lý cơ bản của Phật giáo, là cái đẹp được kết tinh trong Thiền vị. Vì vậy, bi lụy mãi mãi ở lại với thân phận tù đày trong địa ngục của vô thường. Mà bi cảm, trái lại, ung dung tự tại trong thiên đường của vô thường.
Để rồi từ đó, trong nghệ thuật, có một cái đẹp mang tên Niềm bi cảm.
Để rồi từ đó, ca từ Trịnh Công Sơn lấp lánh vẻ đẹp của cái bi.
“Mưa vẫn mưa bay trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.”
(Diễm xưa)
Còn nỗi xót xa nào đẹp hơn thế?
Chương 2
CÁI ĐẸP TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Như hai mặt của một chiếc lá, cái bi và cái đẹp là hai phạm trù thẩm mỹ không thể tách rời trong ca từ Trịnh Công Sơn. Một mặt lá nhạt màu hơn và đường gân lá cô độc hơn. Một mặt lá xanh hơn và đường gân lá gầy guộc hơn. Cái bi và cái đẹp trong nhạc Trịnh cũng vậy. Cái bi, đẹp nhưng buồn. Cái đẹp, buồn nhưng diễm lệ. Cái bi, xanh nhạt hơn và cô độc hơn, bởi những đường gân lá gồng lên hẳn cái sinh thể chứa đựng mình, gần như đứng đơn lẻ trong một không gian khác. Cái đẹp, màu xanh tỏa sáng vì đường gân mỏng mảnh chẳng đủ vươn mình. Nhưng dẫu sao, chúng là tất cả sinh khí để tạo nên một chiếc lá. Đẹp từ thuở hồn nhiên đến lúc bình minh. Đẹp như một chiếc lá. Đó là cái đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Rồi đây chúng tôi sẽ đảnh lễ với từng chiếc lá. Chiếc lá Thiên nhiên, chiếc lá Tình yêu, và chiếc lá Thiền vị. Hãy lần lượt chiêm ngưỡng từng hạt diệp lục để thấy được vẻ đẹp đầy tinh tế, dịu dàng và không kém phần ảo diệu của lá.
1.2. Thiên nhiên
Hãy nghe Trịnh Công Sơn kể về tình yêu thiên nhiên:
“Có tuổi nào mang lá vàng ướp vào sách. Có tuổi nào nhặt lá vào đếm cho đủ tuổi mình. Có tuổi nào nhặt lá vàng rồi ngồi khóc. Có tuổi nào giữ lá vàng trong tay mà bâng khuâng. Còn có tuổi nhìn đá sỏi, nhìn tường quách rêu phong, nhìn dã tràng, sò, ốc. Ôi có bao nhiêu tuổi trên cuộc đời này để nhìn cho hết thiên nhiên.”
Và người nhạc sỹ ấy cũng từng nói: “Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên.” Chừng ấy đủ để hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên qua dòng suối ngôn ngữ Trịnh Công Sơn. Trên dòng suối ấy, thiên nhiên không chỉ mang ý nghĩa bản thể mà còn là một phương tiện nghệ thuật để Trịnh Công Sơn chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình. Thiên nhiên trút lá xuống ca từ Trịnh Công Sơn. Xinh đẹp và mỹ miều. Mây, mưa, nắng, biển, sông, trăng, gió, mặt trời, suối nguồn, biển xa, dòng sông, con đường… đều là những hình ảnh Trịnh Công Sơn hay sử dụng trong âm nhạc của mình. Nhưng qua thống kê và phân tích, chúng tôi xin chọn một vài hình tượng thể hiện đậm nét nhất ý đồ nghệ thuật của nhạc sỹ, cũng như vẽ lên được một thiên nhiên mang vẻ đẹp đặc trưng nhất trong thế giới mỹ cảm của Trịnh Công Sơn. Cụ thể, đó là: mưa và nắng. Bốn mùa phập phồng hơi thở qua mưa, nắng, cỏ hoa. Và cũng chính cỏ hoa, mưa, nắng sinh thành ra bốn mùa. Thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn, vì thế, mang nhịp đập của vũ trụ, của đất trời. Và của cả trái tim con người.
2.1.1. Mưa
Từ thuở ban sơ của loài người, mưa đã gắn với tình yêu. Thần thoại Hy Lạp kể rằng, trong sự mê đắm tột cùng trước sắc đẹp của công chúa Danaé, thần Zeus đã hóa thành mưa để đến với nàng.
Từ bản tình ca đầu tiên, như một định mệnh, Trịnh Công Sơn cũng bắt đầu bằng mưa.
Ngoài hiên mưa rơi rơi
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa
Đừng than trong câu ca.
(Ướt mi)
Từ đó trở đi, mưa rơi trắng xóa các ca khúc của ông, nhất là những bản tình ca. 64, đó là số ca khúc đắm mình trong mưa. Phải chăng, những cơn mưa xứ Huế đã ám ảnh tâm hồn nhạy cảm ấy, và hóa thân thành một hình tượng nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn? Mưa Huế dai dẳng. Mưa Huế mù lấp đường về. Âm thầm lặng lẽ trong niềm tịch lặng muôn đời của đất cố đô. Buồn đến nao lòng. Và cũng đẹp đến nao lòng. Bởi thế, một trong những biểu tượng của cái đẹp đặc trưng trong nhạc Trịnh, không gì khác, là mưa.
Mưa, tấm phông nền cho những cuộc tình. Từ Ướt mi, Diễm xưa, đến Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh…, tất cả đều là những mối tình ướt mưa. Với con người đa sầu đa cảm ấy, có lẽ chỉ có mưa mới đủ trọn vẹn để sẻ chia với ông những cuộc tình chưa tròn. Mưa buồn, nhưng mưa đẹp. Tình cũng vậy. Buồn, và đẹp! Mà với chú Hoàng tử bé ấy, một cuộc tình, trước hết, phải đẹp! Buồn cũng được, dở dang cũng đành, nhưng tuyệt nhiên, không thể là những mảnh tình nhầy nhụa, rách nát. Bởi vậy, mưa cần cho âm nhạc ông, như cần cho cuộc sống này. Mưa tưới tắm, gội rửa thế gian thành một đóa tinh khôi. Mưa nuôi sống cỏ cây, hoa lá. Và mưa là một “nhân vật” trong những cuộc tình. Vắng mưa, tình yêu cũng hóa khô cằn!
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Nếu Diễm xưa không thoát thai từ những sợi mưa mỏng mảnh, xanh xao ấy, liệu đó có còn là Diễm xưa? Và như một dự báo, Diễm xưa là một cuộc tình buồn. Người con gái thướt tha lụa là ấy đã lãng quên con “đường dài hun hút cho mắt thêm sâu”. Để rồi có người ngồi “ngóng những chuyến mưa qua”, đếm lá đổ trên mỗi bước em đi. Để rồi từ đó mưa trở thành nỗi ám ảnh. Từ “nhân vật” phông nền, mưa hóa nỗi đau.
Chiều này còn mưa
Sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau
Hằn lên nỗi đau.
Bước chân em xin về mau.
(Diễm xưa)
Và cũng từ đó, mưa phủ lên thân phận người nhạc sỹ không tuổi ấy một cái tên của tuổi. Tuổi đá buồn. Tảng đá mà chàng Sysiphe ngày ấy lăn lên núi rồi thả xuống núi, nay, được tắm gội dưới mưa. Để trinh khiết. Để cuộc đời còn đáng sống. Vì có những cơn mưa như thế. Để đá còn biết buồn.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Đi về giáo đường ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây.
(Tuổi đá buồn)
Có phải tại mưa? Tại mưa mà ngón tay em buồn, mà ngày chủ nhật cũng buồn? Mà ta xa nhau. Đó chưa bao giờ là cái phông nền tươi sáng của một cuộc tình trọn vẹn. Trong mưa, thắm lên một đóa hoa hồng trên mái tóc mây. Tôi chưa tìm thấy một hình ảnh nào đẹp hơn thế. Và chính mưa đã làm cho hình ảnh ấy thêm lung linh. Mưa là thứ trang sức dịu dàng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Vắng mưa, tình yêu sẽ như một cô gái tẻ nhạt. Và từ niềm đau của hiện tại, mưa ngưng kết thành chiếc cầu vồng nối về ngày hôm qua. Để hoài niệm. Để nhớ thương.
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa rơi trong ta rơi từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.
(Một cõi đi về)
Ngày tôi đọc được trong những lời ca buồn ấy sự nguôi ngoai cũng là lúc những mảnh vỡ kết thành nỗi cô đơn trong suốt. Đẹp não nề:
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiểu
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu.
(Lời buồn thánh)
Mưa ru tình, ru em, ru đời vào miền mộng tưởng:
Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời
Nuôi một đời người,
Mùa xuân vừa đến, xin mãi ăn năn mà thôi.
(Ru em từng ngón xuân nồng)
Nơi đó, tất cả mọi mối tình đều là những hạnh ngộ. Và người tình, là “loài chim hồng thần thoại bay trên vùng – ăn – năn của anh”. Để rồi mưa òa xuống như một lần trút hết buồn đau vào hư không:
Người ngồi xuống, xin mưa đầy
Trên hai tay, cơn đau dài
Người nằm xuống, nghe tiếng ru
Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ.
(Mưa hồng)
Mưa rơi giữa đời, an nhiên như một hiện thân của nỗi buồn, của cái đẹp:
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
[…]
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt trong.
(Mưa hồng)
Dẫu cho em có là “cánh vạc về chốn xa xôi”, thì mưa cũng hồng lên từ đó. Mưa tô hồng những bàn tay xanh xao. Mưa đổ xuống những cuộc tình chưa đầy. Mưa khoác cho em lớp xiêm áo trong suốt mà lộng lẫy của mùa.
Vậy là đủ để mưa làm thiên sứ của cái đẹp, phải không em, phải không tôi?
2.1.2. Nắng
Nắng vàng, em đi đâu mà vội
Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi.
(Bống bồng ơi)
Tiếng gọi ấy đủ để nói lên tất cả những vầng sáng của nắng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Đẹp, nắng vàng, em, dĩ nhiên là những biểu tượng của cái đẹp rồi! Vui, nắng nhảy nhót thế kia, không vui sao được. Tôi gọi như reo lên tên em-nắng vàng như vậy, sao không vui cho được! Nhưng mà em đi đâu, đi đâu, “đi đâu mà vội, mà vội, mà vội, nắng vàng, nắng vàng ơi”? Tiếng reo vui không có lời đáp, trả về hư không tiếng thở dài. Buồn. Em là nắng vàng, em tươi tắn trẻ trung thoắt ẩn thoắt hiện. Bỏ tôi bơ vơ. Nắng được soi chiếu trong mối liên hệ với con người, với vạn vật, với em, với tôi.
Nắng thắp sáng 52 bài ca. 52/288 ca khúc không phải là một tần số nhỏ. Ngoài ý nghĩa bản thể, với Trịnh Công Sơn, nắng còn là hóa thân của con người, cho nên, nắng lấp lóa một khung trời hội ngộ. Nắng chứa tất cả mọi mâu thuẫn trong tính nhị nguyên vốn dĩ của vạn vật. Vui – buồn, tàn phai – rạng ngời, thất vọng – hi vọng… Đó là nắng.
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng, tựa vẫy tay.
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
“Nắng đầy” sánh bước bên những cánh tay reo mừng của lúa. Còn nắng nào đẹp hơn, vui hơn, tươi sáng hơn? Tôi nhìn thấy trước mắt mình ngút ngàn một đồng lúa. Lúa bơi dập dềnh trong nắng. Nắng vàng lúa xanh. Bình yên như chưa từng hò hẹn với cuộc đời. Để mùa hạ thắp lên tình mới:
Em vào mùa hạ, nắng thắp trên cao
Và mùa xuân nào, ngẩn ngơ tình mới.
(Tôi ru em ngủ)
Để gót chân em hồng những yêu thương:
Nghe bên ngày nắng mới
Em đi bằng bước chân vui.
(Yêu dấu tan theo)
“Nắng mới” hầu bước em vui, hay chính em đã thay màu cho nắng? Để nắng tạ ơn em, xua tan mây cho nụ cười em phủ đầy nắng:
Thương ai cười trong nắng
Ngại ngùng áng mây tan.
(Thương một người)
Cho em vùi thẹn thùng vào bờ vai của nắng. Nhưng rồi nắng như một người tình đa sầu đa cảm, nắng chạm vào những mảnh hoài niệm về một thời xa xăm:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
Cứa vào cuộc tình một định mệnh đau nhói. Nắng thủy tinh. Nắng mang dự báo về một cuộc tình không tròn:
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền.
(Nắng thủy tinh)
Và lời tiên đoán ấy linh nghiệm. Nắng đã vào trong mắt em. Trong cuộc tình:
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm.
(Nắng thủy tinh)
Đẹp nhưng thấu buốt, em biết không, Nắng thủy tinh của ta? Nắng trưa của ta? Giữa ngọ xuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn là một vệt nắng buồn. Buồn trong cái u huyền tĩnh mịch của thời khắc vạn vật trượt dần về chân dốc.
Tìm tình trong nắng em gặp cơn mưa
Tìm tình giữa ngọ buồn lưa thưa về.
(Bống không là bống)
Để rồi từ vực thẳm ấy có một con đường dẫn đến bình minh. Con đường ấy được kết từ nắng.
Đời gọi em về giữa đau thương
Để trả em ngày tháng êm đềm
Trả lại nắng trong tim, trả lại thoáng hương thơm.
(Đời gọi em biết bao lần)
Trái tim em theo nắng mà về với đời, với yêu thương, với những tháng ngày êm đềm của ngày xa. Và từ đó bắt đầu những ngày rong chơi:
Hãy cứ vui chơi cuộc đời
Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng
Lá trời còn xanh
Phố còn người đông…
(Hãy cứ vui như mọi ngày)
Nắng gọi về hi vọng giữa tim người. “Bên trời còn nắng”, thì cớ gì, không vui chơi?
Và cớ gì, đời lại thôi muộn phiền? Phải có nỗi thất vọng mới cảm nhận ý nghĩa của niềm hi vọng. Tôi thất vọng. Tôi hóa thành giọt nắng. Bởi “trăng thôi là nguyệt”, bởi em không phải là vầng trăng tôi hằng kiếm tìm:
Từ trăng thôi là nguyệt
Tôi như giọt nắng ngoài kia
Từ em thôi là nguyệt
Coi như phút đó tình cờ.
(Nguyệt ca)
Nắng đi qua buồn - vui, thất vọng - hi vọng của cuộc đời, để rồi bắt đầu một mùa tàn phai. Trịnh Công Sơn hiểu nắng còn hơn hiểu chính mình.
“Trước kia mình tưởng mưa buồn, nhưng giờ mình thấy nắng thật sự buồn. Bởi dung nhan của nắng luôn thay đổi và màu sắc của nó mới thật gần với đời sống của con người. Nó có sớm mai, có trưa, có tàn phai, có một buổi chiều của một đời người. Còn mưa ào xuống rồi thôi, và mưa chỉ có một màu.”
Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng.
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Với Trịnh Công Sơn, vạn vật rồi cũng đến ngày tàn úa. Chiếc lá thu phai, “Chiều phai”… Và bây giờ, là “nắng vàng phai”. Là nắng vàng/phai, hay là nắng/vàng phai? Nắng phai hay màu vàng phai, có lẽ đều là nỗi buồn của nắng. Và khi nỗi buồn ấy thoát thai, cũng là lúc một cuộc tình chìm vào lãng quên. Nắng đã đến hồi khép cửa:
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đêm vui.
(Như một lời chia tay)
Để từ đó học cách an nhiên giữa cõi vô thường. Để từ đó trở về với bản thể. Nắng rạng ngời tô hồng những nhan sắc:
Tôi tìm thấy tôi như giọt nắng kia
Làm hồng chút môi cho em nhờ
Ôi thiên đường, hót chim khuyên
Ôi tóc trầm ướp vai thơm.
(Cho đời chút ơn)
Nắng cũng trở thành một nhan sắc, trong những bản tình ca của Trịnh Công Sơn. Mang tên Cái đẹp.
Như một kẻ say tình, thiên nhiên chưa bao giờ thôi mới mẻ trong ca từ Trịnh Công Sơn. Giới hạn của ngôn từ ư? Với chú Hoàng tử bé ấy có lẽ, giới hạn duy nhất là không có giới hạn. Nếu như chú đã từng ngắm 43 hoàng hôn trên hành tinh bé bỏng của mình, thì tôi tin, chú cũng có cách riêng để làm tươi lại những lớp ngôn ngữ tưởng đã khô cằn. Và những cụm từ mới nở hoa trên hành tinh ấy, hành tinh của nghệ thuật, hành tinh của riêng Trịnh Công Sơn: “cọng buồn cỏ khô”, “mùa xanh lá vội”, “vết lăn trầm”, “tay rong rêu”, “ngón xuân nồng”, “phiến môi mềm”, “cụm chiều”, “nụ đời”… Đó là hơi thở huyền hoặc của thiên nhiên, là nhịp đập kỳ diệu của vũ trụ. Trong ánh mắt minh triết của thế giới trẻ thơ, Trịnh Công Sơn tin vào vạn vật như tin vào con người. Rằng, sâu trong bản thể của mình, đá có nỗi buồn riêng mang, cỏ có cuộc đời riêng của cỏ, và mùa thì gầy guộc xanh xao theo tháng năm trần ai. “Đá lăn vết lăn buồn” – là đá lăn bằng những vết lăn buồn, hay là đá lăn đi rồi bỏ lại đơn côi một vết lăn? Nên buồn, thương, nhớ tiếc. Nên đá mãi đau đời đá và vết lăn mãi trầm mặc mảnh ngày hóa xanh xao của mình, từ độ đó hóa ngây ngô. Cỏ hóa “cọng buồn” và mùa quá ưu phiền nên hóa thành “mùa xanh lá vội”…
Và mây, và núi, và con đường, và mặt trời, trăng, gió, cỏ cây hoa lá…
Trịnh Công Sơn rước thiên nhiên về với thế giới nghệ thuật của mình, mặc cho thiên nhiên lớp áo dệt từ chính những sợi tơ trong lòng cát đá, cỏ hoa... Và trái tim đa cảm kia lỗi nhịp, đắm đuối nhìn ngắm, đắm đuối yêu thương. Người tình ấy, không ai khác, là thiên nhiên.
2.2. Tình yêu Trịnh Công Sơn yêu trong hơi thở Phật giáo. Có lẽ vì thế mà tình yêu trong âm nhạc ông trong suốt một màu. Huyền linh và ảo diệu. Đó là thứ tình yêu chỉ để chiêm ngắm. Và vì thế, luôn đẹp. Tôi có cảm giác, khoảng cách giữa Trịnh và tình yêu gần hơn khoảng cách giữa ông và người yêu. Chỉ cần một tà áo để vẽ nên một nhan sắc. Chỉ cần một mùi hương để thoát thai thành cuộc tình. Rồi hương phai, áo bay, người ra đi. Chỉ còn lại bên ông, những mối tình.Trịnh Công Sơn làm tôi nghĩ đến “mối tình” của Hoàng tử bé và nàng hoa hồng đỏng đảnh nơi tinh cầu xưa. Mãi mãi, những tình yêu ấy là thứ tình yêu không có thật nơi trần thế. Mãi mãi, những cuộc tình trở thành huyền thoại, bỏ lại sau lớp bụi thời gian những bóng hình-chỉ-của-một-thời. Đừng đặt niềm tin vào Trịnh Công Sơn như đặt niềm tin vào một người tình. Mà hãy đặt vào tay ông một “nụ hồng ngày xưa rớt lại”, đậu vào môi ông hương thơm của đóa môi ngoan, chạm vào ông bằng phút lụa là của một tà áo, bằng những “bàn tay xanh xao đón ưu phiền”… Tất cả sẽ hóa tình yêu, hóa nghệ thuật. Tình yêu ấy không giống tình yêu mà cả nhân loại đang quay cuồng, đang si mê, đang chiếm hữu. Tất cả những cung bậc cảm xúc của một cuộc yêu, qua trái tim nhạy cảm khác thường ấy, trở thành biểu tượng của cái đẹp. Giận hờn sẽ đi vào lãng quên. Nồng nàn sẽ gởi qua lời ru. Thất vọng sẽ “coi như phút đó tình cờ”. Phụ bạc sẽ trả nợ bằng nhớ thương. Cứ thế, trong nhạc Trịnh, tình yêu nối tiếp tình yêu. Vô thủy vô chung. Trịnh Công Sơn đi trên con đường tình như chú Hoàng tử bé mãi hồn nhiên tin rằng Hoa hồng là duy nhất. Và mãi mãi, trên con đường dài rộng ấy, Hoàng tử bé là kẻ đảnh lễ với tình yêu trong cái ngoái nhìn từ hiện tại. Mãi mãi trong ông, “em” và “tôi” là “đỉnh cao” và “vực sâu”, là “một hai ba bốn năm” và “sáu bảy tám chín mười” , là ánh mắt thăm thẳm nhìn theo cánh vạc bay về chốn xa xôi…
Phải chăng vì thế mà tình đẹp? Phải chăng vì thế mà có người gọi Trịnh Công Sơn là “người viết tình ca hay nhất thế kỷ”? Phải chăng, phải chăng, phải chăng…? Chỉ duy nhất một điều tôi tin, tôi tin rằng, ông viết đã viết tình ca cho cả loài người.
Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau đi cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Ngày mãi mong chờ ngày sẽ thiên thu.
(Hãy yêu nhau đi)
Trịnh Công Sơn đã viết nên những câu kinh như thế cho tôn giáo của mình. Tôn-giáo-tình yêu.
2.2.1. Tình yêu – mùa rêu phong cỏ dại
…Bởi nó mang vẻ đẹp của ngày hôm qua. Mà quá khứ nào không vàng son? Dẫu qua bao mùa mưa nắng, rêu phong cỏ dại đã phủ kín lối về. Thì tình yêu vẫn đẹp. Như một “nụ hồng ngày xưa rớt lại”. Tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn mang vẻ đẹp hư ảo và u huyền của một thứ thực tại trong suốt không thể chạm đến. Như nắng, như mây. Như không khí, như hư vô.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho măt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Và dẫu cho Diễm, cho Dao Ánh, cho Nguyệt, cho Quỳnh, Bích Khê, Thanh Thúy… là những mối tình rất thực của hiện tại, thì nó cũng chỉ đẹp trong ánh mắt xa xăm nhìn về. Dường như chỉ đến khi chia xa, nó mới thực sự vươn vai lớn dậy thành một mối tình trưởng thành. Diễm chỉ khi đã thành Diễm xưa mới thành một cuộc tình. Nguyệt chỉ khi đã “thôi là trăng” mới thành Nguyệt ca… Và biết bao bóng hình khác đã ghé qua cuộc đời bình thường của con người “khác thường” ấy, chỉ bởi, ông là nghệ sỹ. Chỉ bởi, ông là Trịnh Công Sơn. Những vết chim di vừa là nỗi đau, vừa là niềm an ủi; vừa là bất hạnh vừa là hạnh phúc trong cuộc đời và trong nghệ thuật chàng thi sỹ hát tình ca:
Từ trăng thôi là nguyệt, tôi như đường phố nhiều tên
Từ em thôi là nguyệt, tôi xin đứng đó một mình.
(Nguyệt ca)
Đời trải dài những nghịch lý. Đời xâu chuỗi những mâu thuẫn thành một chuỗi hạt đẹp đẽ mà độc ác quàng trên cổ người tình của quá khứ ấy. Vĩnh viễn, ông phải nương nhờ vào ngày hôm qua để nuôi dưỡng tình yêu trong mình. Bởi, cả đời ông là người ở lại: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.” Bởi, tình yêu trong hiện tại là một con đường bất khả. Bởi, chỉ có quá khứ mới cứu rỗi được thứ tình yêu trong suốt ấy. Những-tình-yêu-trong-suốt mãi mãi ru mình trong khúc hoan ca của ảo ảnh. Diễm xưa, Hạ trắng, Biển nhớ, Tình nhớ, Tình xa, Tình sầu…đều là tình yêu trong hoài niệm. Thứ tình yêu đầy rêu phong cỏ dại. Có phải đúng như M.Proust nói: “Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”? Và tôi xin nhại lại lời kẻ đi tìm thời gian đã mất để nói về một kẻ-đi-tìm-tình-yêu-đã-mất: “Những tình yêu có thật là những tình yêu đã mất.”. Với Proust, tôi đọc được ở đó niềm tin về sự hóa chuyển giữa quá khứ và sự sáng tạo nghệ thuật. Với Trịnh, ngoài điều ấy ra, tôi còn linh cảm rằng, trong cuộc đời con người tài hoa ấy có một mảnh vỡ nào đó không không thể hàn gắn trong hiện tại, tình yêu của hôm nay sẽ mãi mãi là một giấc mơ trong ông. Nên, ông tìm về quá khứ, nơi mảnh vỡ ấy không còn đủ sắc lạnh để cứa vào đời ông. Như Tình xa:
Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào mãi ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi, những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.
(Tình xa)
Chỉ khi ngồi lại sau lưng ngày tháng, sau lưng cuộc tình thì tình yêu, thì nghệ thuật, thì sức sáng tạo trong Trịnh Công Sơn mới phát tiết. Và chính lúc này, ông mới vượt qua được con đường bất khả của hiện tại để đến với tình yêu. Mất mát nhưng đủ đầy. Hư hao nhưng hạnh phúc. Thật khác với thực tại đổ vỡ kia. Đủ, nhưng thiếu. Gần gụi, nhưng xa xôi. Có lẽ Trịnh đã bất lực với cuộc sống chia ở thì hiện tại, nên ông phải tự cứu vớt mình “trên cây thập giá đời”. Bằng quá khứ. Mười năm xưa đứng bên bờ giậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người, lòng như khăn mới thêu.
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo.
(Có một dòng sông đã qua đời)
Mười năm trước, ngày xưa ấy, trên con đường tình yêu có một thiên đường: “Đường xanh hoa muối bay rì rào.” Và lòng người: tươi nguyên, hạnh phúc, thơm tho. “Như khăn mới thêu.” Sợi chỉ tình được thêu trên trái tim người đang yêu. Tinh khôi, lấp lánh. Cũng đường ấy, người ấy, tình ấy. Nhưng, “có một dòng sông đã qua đời”. Hiện tại là ngọn lửa độc đốt cháy “chiếc khăn” ngày ấy. Từ đấy,hóa thành nắng mãi lưng chừng khắc khoải. Với Trịnh Công Sơn, phải chăng tình yêu nào của hiện tại cũng ngầm ẩn một dòng sông chết? Có lẽ, ngoài con đường bất khả của hiện tại, Trịnh Công Sơn còn là một sứ giả của quá khứ, chỉ bởi đơn giản, ông là tín đồ của cái đẹp. Mà, quá khứ lại diễm ảo quá, lung linh quá. Đành vậy, ông mang thân phận của một kẻ-ngoái-nhìn. Mãi mãi, Trịnh là người tình của quá khứ.
Thôi em, đừng bối rối
Trong ta chiều đã tàn
Thôi em đừng khóc nuối
Cho môi còn chút thanh tân.
Tóc em gầy trong gió
Trong ta giọt máu mù
Khô theo ngày thương nhớ
Vết buồn khắc trên da.
(Yêu dấu tan theo)
Và như thế, con người ấy đã là, chỉ là người tình của tình yêu mà thôi. Ông yêu một bờ môi, một sợi tóc, chứ nào có yêu cụ thể một ai! “Tóc em gầy trong gió” chứ nào phải “em gầy trong gió”. “Môi còn chút thanh tân” chứ nào phải “em còn chút thanh tân”. Dường như chẳng hiện diện ở đây một người tình nào, ngoài Trịnh Công Sơn, và tình yêu!
Tình yêu, đó là một nhan sắc của những dở dang, đổ vỡ. Là vẻ đẹp trầm mặc của quá khứ u huyền. Là người tình của Trịnh Công Sơn.
CÁI ĐẸP TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Như hai mặt của một chiếc lá, cái bi và cái đẹp là hai phạm trù thẩm mỹ không thể tách rời trong ca từ Trịnh Công Sơn. Một mặt lá nhạt màu hơn và đường gân lá cô độc hơn. Một mặt lá xanh hơn và đường gân lá gầy guộc hơn. Cái bi và cái đẹp trong nhạc Trịnh cũng vậy. Cái bi, đẹp nhưng buồn. Cái đẹp, buồn nhưng diễm lệ. Cái bi, xanh nhạt hơn và cô độc hơn, bởi những đường gân lá gồng lên hẳn cái sinh thể chứa đựng mình, gần như đứng đơn lẻ trong một không gian khác. Cái đẹp, màu xanh tỏa sáng vì đường gân mỏng mảnh chẳng đủ vươn mình. Nhưng dẫu sao, chúng là tất cả sinh khí để tạo nên một chiếc lá. Đẹp từ thuở hồn nhiên đến lúc bình minh. Đẹp như một chiếc lá. Đó là cái đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Rồi đây chúng tôi sẽ đảnh lễ với từng chiếc lá. Chiếc lá Thiên nhiên, chiếc lá Tình yêu, và chiếc lá Thiền vị. Hãy lần lượt chiêm ngưỡng từng hạt diệp lục để thấy được vẻ đẹp đầy tinh tế, dịu dàng và không kém phần ảo diệu của lá.
1.2. Thiên nhiên
Hãy nghe Trịnh Công Sơn kể về tình yêu thiên nhiên:
“Có tuổi nào mang lá vàng ướp vào sách. Có tuổi nào nhặt lá vào đếm cho đủ tuổi mình. Có tuổi nào nhặt lá vàng rồi ngồi khóc. Có tuổi nào giữ lá vàng trong tay mà bâng khuâng. Còn có tuổi nhìn đá sỏi, nhìn tường quách rêu phong, nhìn dã tràng, sò, ốc. Ôi có bao nhiêu tuổi trên cuộc đời này để nhìn cho hết thiên nhiên.”
Và người nhạc sỹ ấy cũng từng nói: “Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên.” Chừng ấy đủ để hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên qua dòng suối ngôn ngữ Trịnh Công Sơn. Trên dòng suối ấy, thiên nhiên không chỉ mang ý nghĩa bản thể mà còn là một phương tiện nghệ thuật để Trịnh Công Sơn chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình. Thiên nhiên trút lá xuống ca từ Trịnh Công Sơn. Xinh đẹp và mỹ miều. Mây, mưa, nắng, biển, sông, trăng, gió, mặt trời, suối nguồn, biển xa, dòng sông, con đường… đều là những hình ảnh Trịnh Công Sơn hay sử dụng trong âm nhạc của mình. Nhưng qua thống kê và phân tích, chúng tôi xin chọn một vài hình tượng thể hiện đậm nét nhất ý đồ nghệ thuật của nhạc sỹ, cũng như vẽ lên được một thiên nhiên mang vẻ đẹp đặc trưng nhất trong thế giới mỹ cảm của Trịnh Công Sơn. Cụ thể, đó là: mưa và nắng. Bốn mùa phập phồng hơi thở qua mưa, nắng, cỏ hoa. Và cũng chính cỏ hoa, mưa, nắng sinh thành ra bốn mùa. Thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn, vì thế, mang nhịp đập của vũ trụ, của đất trời. Và của cả trái tim con người.
2.1.1. Mưa
Từ thuở ban sơ của loài người, mưa đã gắn với tình yêu. Thần thoại Hy Lạp kể rằng, trong sự mê đắm tột cùng trước sắc đẹp của công chúa Danaé, thần Zeus đã hóa thành mưa để đến với nàng.
Từ bản tình ca đầu tiên, như một định mệnh, Trịnh Công Sơn cũng bắt đầu bằng mưa.
Ngoài hiên mưa rơi rơi
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa
Đừng than trong câu ca.
(Ướt mi)
Từ đó trở đi, mưa rơi trắng xóa các ca khúc của ông, nhất là những bản tình ca. 64, đó là số ca khúc đắm mình trong mưa. Phải chăng, những cơn mưa xứ Huế đã ám ảnh tâm hồn nhạy cảm ấy, và hóa thân thành một hình tượng nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn? Mưa Huế dai dẳng. Mưa Huế mù lấp đường về. Âm thầm lặng lẽ trong niềm tịch lặng muôn đời của đất cố đô. Buồn đến nao lòng. Và cũng đẹp đến nao lòng. Bởi thế, một trong những biểu tượng của cái đẹp đặc trưng trong nhạc Trịnh, không gì khác, là mưa.
Mưa, tấm phông nền cho những cuộc tình. Từ Ướt mi, Diễm xưa, đến Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh…, tất cả đều là những mối tình ướt mưa. Với con người đa sầu đa cảm ấy, có lẽ chỉ có mưa mới đủ trọn vẹn để sẻ chia với ông những cuộc tình chưa tròn. Mưa buồn, nhưng mưa đẹp. Tình cũng vậy. Buồn, và đẹp! Mà với chú Hoàng tử bé ấy, một cuộc tình, trước hết, phải đẹp! Buồn cũng được, dở dang cũng đành, nhưng tuyệt nhiên, không thể là những mảnh tình nhầy nhụa, rách nát. Bởi vậy, mưa cần cho âm nhạc ông, như cần cho cuộc sống này. Mưa tưới tắm, gội rửa thế gian thành một đóa tinh khôi. Mưa nuôi sống cỏ cây, hoa lá. Và mưa là một “nhân vật” trong những cuộc tình. Vắng mưa, tình yêu cũng hóa khô cằn!
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Nếu Diễm xưa không thoát thai từ những sợi mưa mỏng mảnh, xanh xao ấy, liệu đó có còn là Diễm xưa? Và như một dự báo, Diễm xưa là một cuộc tình buồn. Người con gái thướt tha lụa là ấy đã lãng quên con “đường dài hun hút cho mắt thêm sâu”. Để rồi có người ngồi “ngóng những chuyến mưa qua”, đếm lá đổ trên mỗi bước em đi. Để rồi từ đó mưa trở thành nỗi ám ảnh. Từ “nhân vật” phông nền, mưa hóa nỗi đau.
Chiều này còn mưa
Sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau
Hằn lên nỗi đau.
Bước chân em xin về mau.
(Diễm xưa)
Và cũng từ đó, mưa phủ lên thân phận người nhạc sỹ không tuổi ấy một cái tên của tuổi. Tuổi đá buồn. Tảng đá mà chàng Sysiphe ngày ấy lăn lên núi rồi thả xuống núi, nay, được tắm gội dưới mưa. Để trinh khiết. Để cuộc đời còn đáng sống. Vì có những cơn mưa như thế. Để đá còn biết buồn.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Đi về giáo đường ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây.
(Tuổi đá buồn)
Có phải tại mưa? Tại mưa mà ngón tay em buồn, mà ngày chủ nhật cũng buồn? Mà ta xa nhau. Đó chưa bao giờ là cái phông nền tươi sáng của một cuộc tình trọn vẹn. Trong mưa, thắm lên một đóa hoa hồng trên mái tóc mây. Tôi chưa tìm thấy một hình ảnh nào đẹp hơn thế. Và chính mưa đã làm cho hình ảnh ấy thêm lung linh. Mưa là thứ trang sức dịu dàng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Vắng mưa, tình yêu sẽ như một cô gái tẻ nhạt. Và từ niềm đau của hiện tại, mưa ngưng kết thành chiếc cầu vồng nối về ngày hôm qua. Để hoài niệm. Để nhớ thương.
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa rơi trong ta rơi từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.
(Một cõi đi về)
Ngày tôi đọc được trong những lời ca buồn ấy sự nguôi ngoai cũng là lúc những mảnh vỡ kết thành nỗi cô đơn trong suốt. Đẹp não nề:
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiểu
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu.
(Lời buồn thánh)
Mưa ru tình, ru em, ru đời vào miền mộng tưởng:
Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời
Nuôi một đời người,
Mùa xuân vừa đến, xin mãi ăn năn mà thôi.
(Ru em từng ngón xuân nồng)
Nơi đó, tất cả mọi mối tình đều là những hạnh ngộ. Và người tình, là “loài chim hồng thần thoại bay trên vùng – ăn – năn của anh”. Để rồi mưa òa xuống như một lần trút hết buồn đau vào hư không:
Người ngồi xuống, xin mưa đầy
Trên hai tay, cơn đau dài
Người nằm xuống, nghe tiếng ru
Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ.
(Mưa hồng)
Mưa rơi giữa đời, an nhiên như một hiện thân của nỗi buồn, của cái đẹp:
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
[…]
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt trong.
(Mưa hồng)
Dẫu cho em có là “cánh vạc về chốn xa xôi”, thì mưa cũng hồng lên từ đó. Mưa tô hồng những bàn tay xanh xao. Mưa đổ xuống những cuộc tình chưa đầy. Mưa khoác cho em lớp xiêm áo trong suốt mà lộng lẫy của mùa.
Vậy là đủ để mưa làm thiên sứ của cái đẹp, phải không em, phải không tôi?
2.1.2. Nắng
Nắng vàng, em đi đâu mà vội
Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi.
(Bống bồng ơi)
Tiếng gọi ấy đủ để nói lên tất cả những vầng sáng của nắng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Đẹp, nắng vàng, em, dĩ nhiên là những biểu tượng của cái đẹp rồi! Vui, nắng nhảy nhót thế kia, không vui sao được. Tôi gọi như reo lên tên em-nắng vàng như vậy, sao không vui cho được! Nhưng mà em đi đâu, đi đâu, “đi đâu mà vội, mà vội, mà vội, nắng vàng, nắng vàng ơi”? Tiếng reo vui không có lời đáp, trả về hư không tiếng thở dài. Buồn. Em là nắng vàng, em tươi tắn trẻ trung thoắt ẩn thoắt hiện. Bỏ tôi bơ vơ. Nắng được soi chiếu trong mối liên hệ với con người, với vạn vật, với em, với tôi.
Nắng thắp sáng 52 bài ca. 52/288 ca khúc không phải là một tần số nhỏ. Ngoài ý nghĩa bản thể, với Trịnh Công Sơn, nắng còn là hóa thân của con người, cho nên, nắng lấp lóa một khung trời hội ngộ. Nắng chứa tất cả mọi mâu thuẫn trong tính nhị nguyên vốn dĩ của vạn vật. Vui – buồn, tàn phai – rạng ngời, thất vọng – hi vọng… Đó là nắng.
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng, tựa vẫy tay.
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
“Nắng đầy” sánh bước bên những cánh tay reo mừng của lúa. Còn nắng nào đẹp hơn, vui hơn, tươi sáng hơn? Tôi nhìn thấy trước mắt mình ngút ngàn một đồng lúa. Lúa bơi dập dềnh trong nắng. Nắng vàng lúa xanh. Bình yên như chưa từng hò hẹn với cuộc đời. Để mùa hạ thắp lên tình mới:
Em vào mùa hạ, nắng thắp trên cao
Và mùa xuân nào, ngẩn ngơ tình mới.
(Tôi ru em ngủ)
Để gót chân em hồng những yêu thương:
Nghe bên ngày nắng mới
Em đi bằng bước chân vui.
(Yêu dấu tan theo)
“Nắng mới” hầu bước em vui, hay chính em đã thay màu cho nắng? Để nắng tạ ơn em, xua tan mây cho nụ cười em phủ đầy nắng:
Thương ai cười trong nắng
Ngại ngùng áng mây tan.
(Thương một người)
Cho em vùi thẹn thùng vào bờ vai của nắng. Nhưng rồi nắng như một người tình đa sầu đa cảm, nắng chạm vào những mảnh hoài niệm về một thời xa xăm:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em.
(Rồi như đá ngây ngô)
Cứa vào cuộc tình một định mệnh đau nhói. Nắng thủy tinh. Nắng mang dự báo về một cuộc tình không tròn:
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền.
(Nắng thủy tinh)
Và lời tiên đoán ấy linh nghiệm. Nắng đã vào trong mắt em. Trong cuộc tình:
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm.
(Nắng thủy tinh)
Đẹp nhưng thấu buốt, em biết không, Nắng thủy tinh của ta? Nắng trưa của ta? Giữa ngọ xuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn là một vệt nắng buồn. Buồn trong cái u huyền tĩnh mịch của thời khắc vạn vật trượt dần về chân dốc.
Tìm tình trong nắng em gặp cơn mưa
Tìm tình giữa ngọ buồn lưa thưa về.
(Bống không là bống)
Để rồi từ vực thẳm ấy có một con đường dẫn đến bình minh. Con đường ấy được kết từ nắng.
Đời gọi em về giữa đau thương
Để trả em ngày tháng êm đềm
Trả lại nắng trong tim, trả lại thoáng hương thơm.
(Đời gọi em biết bao lần)
Trái tim em theo nắng mà về với đời, với yêu thương, với những tháng ngày êm đềm của ngày xa. Và từ đó bắt đầu những ngày rong chơi:
Hãy cứ vui chơi cuộc đời
Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng
Lá trời còn xanh
Phố còn người đông…
(Hãy cứ vui như mọi ngày)
Nắng gọi về hi vọng giữa tim người. “Bên trời còn nắng”, thì cớ gì, không vui chơi?
Và cớ gì, đời lại thôi muộn phiền? Phải có nỗi thất vọng mới cảm nhận ý nghĩa của niềm hi vọng. Tôi thất vọng. Tôi hóa thành giọt nắng. Bởi “trăng thôi là nguyệt”, bởi em không phải là vầng trăng tôi hằng kiếm tìm:
Từ trăng thôi là nguyệt
Tôi như giọt nắng ngoài kia
Từ em thôi là nguyệt
Coi như phút đó tình cờ.
(Nguyệt ca)
Nắng đi qua buồn - vui, thất vọng - hi vọng của cuộc đời, để rồi bắt đầu một mùa tàn phai. Trịnh Công Sơn hiểu nắng còn hơn hiểu chính mình.
“Trước kia mình tưởng mưa buồn, nhưng giờ mình thấy nắng thật sự buồn. Bởi dung nhan của nắng luôn thay đổi và màu sắc của nó mới thật gần với đời sống của con người. Nó có sớm mai, có trưa, có tàn phai, có một buổi chiều của một đời người. Còn mưa ào xuống rồi thôi, và mưa chỉ có một màu.”
Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng.
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Với Trịnh Công Sơn, vạn vật rồi cũng đến ngày tàn úa. Chiếc lá thu phai, “Chiều phai”… Và bây giờ, là “nắng vàng phai”. Là nắng vàng/phai, hay là nắng/vàng phai? Nắng phai hay màu vàng phai, có lẽ đều là nỗi buồn của nắng. Và khi nỗi buồn ấy thoát thai, cũng là lúc một cuộc tình chìm vào lãng quên. Nắng đã đến hồi khép cửa:
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đêm vui.
(Như một lời chia tay)
Để từ đó học cách an nhiên giữa cõi vô thường. Để từ đó trở về với bản thể. Nắng rạng ngời tô hồng những nhan sắc:
Tôi tìm thấy tôi như giọt nắng kia
Làm hồng chút môi cho em nhờ
Ôi thiên đường, hót chim khuyên
Ôi tóc trầm ướp vai thơm.
(Cho đời chút ơn)
Nắng cũng trở thành một nhan sắc, trong những bản tình ca của Trịnh Công Sơn. Mang tên Cái đẹp.
Như một kẻ say tình, thiên nhiên chưa bao giờ thôi mới mẻ trong ca từ Trịnh Công Sơn. Giới hạn của ngôn từ ư? Với chú Hoàng tử bé ấy có lẽ, giới hạn duy nhất là không có giới hạn. Nếu như chú đã từng ngắm 43 hoàng hôn trên hành tinh bé bỏng của mình, thì tôi tin, chú cũng có cách riêng để làm tươi lại những lớp ngôn ngữ tưởng đã khô cằn. Và những cụm từ mới nở hoa trên hành tinh ấy, hành tinh của nghệ thuật, hành tinh của riêng Trịnh Công Sơn: “cọng buồn cỏ khô”, “mùa xanh lá vội”, “vết lăn trầm”, “tay rong rêu”, “ngón xuân nồng”, “phiến môi mềm”, “cụm chiều”, “nụ đời”… Đó là hơi thở huyền hoặc của thiên nhiên, là nhịp đập kỳ diệu của vũ trụ. Trong ánh mắt minh triết của thế giới trẻ thơ, Trịnh Công Sơn tin vào vạn vật như tin vào con người. Rằng, sâu trong bản thể của mình, đá có nỗi buồn riêng mang, cỏ có cuộc đời riêng của cỏ, và mùa thì gầy guộc xanh xao theo tháng năm trần ai. “Đá lăn vết lăn buồn” – là đá lăn bằng những vết lăn buồn, hay là đá lăn đi rồi bỏ lại đơn côi một vết lăn? Nên buồn, thương, nhớ tiếc. Nên đá mãi đau đời đá và vết lăn mãi trầm mặc mảnh ngày hóa xanh xao của mình, từ độ đó hóa ngây ngô. Cỏ hóa “cọng buồn” và mùa quá ưu phiền nên hóa thành “mùa xanh lá vội”…
Và mây, và núi, và con đường, và mặt trời, trăng, gió, cỏ cây hoa lá…
Trịnh Công Sơn rước thiên nhiên về với thế giới nghệ thuật của mình, mặc cho thiên nhiên lớp áo dệt từ chính những sợi tơ trong lòng cát đá, cỏ hoa... Và trái tim đa cảm kia lỗi nhịp, đắm đuối nhìn ngắm, đắm đuối yêu thương. Người tình ấy, không ai khác, là thiên nhiên.
2.2. Tình yêu Trịnh Công Sơn yêu trong hơi thở Phật giáo. Có lẽ vì thế mà tình yêu trong âm nhạc ông trong suốt một màu. Huyền linh và ảo diệu. Đó là thứ tình yêu chỉ để chiêm ngắm. Và vì thế, luôn đẹp. Tôi có cảm giác, khoảng cách giữa Trịnh và tình yêu gần hơn khoảng cách giữa ông và người yêu. Chỉ cần một tà áo để vẽ nên một nhan sắc. Chỉ cần một mùi hương để thoát thai thành cuộc tình. Rồi hương phai, áo bay, người ra đi. Chỉ còn lại bên ông, những mối tình.Trịnh Công Sơn làm tôi nghĩ đến “mối tình” của Hoàng tử bé và nàng hoa hồng đỏng đảnh nơi tinh cầu xưa. Mãi mãi, những tình yêu ấy là thứ tình yêu không có thật nơi trần thế. Mãi mãi, những cuộc tình trở thành huyền thoại, bỏ lại sau lớp bụi thời gian những bóng hình-chỉ-của-một-thời. Đừng đặt niềm tin vào Trịnh Công Sơn như đặt niềm tin vào một người tình. Mà hãy đặt vào tay ông một “nụ hồng ngày xưa rớt lại”, đậu vào môi ông hương thơm của đóa môi ngoan, chạm vào ông bằng phút lụa là của một tà áo, bằng những “bàn tay xanh xao đón ưu phiền”… Tất cả sẽ hóa tình yêu, hóa nghệ thuật. Tình yêu ấy không giống tình yêu mà cả nhân loại đang quay cuồng, đang si mê, đang chiếm hữu. Tất cả những cung bậc cảm xúc của một cuộc yêu, qua trái tim nhạy cảm khác thường ấy, trở thành biểu tượng của cái đẹp. Giận hờn sẽ đi vào lãng quên. Nồng nàn sẽ gởi qua lời ru. Thất vọng sẽ “coi như phút đó tình cờ”. Phụ bạc sẽ trả nợ bằng nhớ thương. Cứ thế, trong nhạc Trịnh, tình yêu nối tiếp tình yêu. Vô thủy vô chung. Trịnh Công Sơn đi trên con đường tình như chú Hoàng tử bé mãi hồn nhiên tin rằng Hoa hồng là duy nhất. Và mãi mãi, trên con đường dài rộng ấy, Hoàng tử bé là kẻ đảnh lễ với tình yêu trong cái ngoái nhìn từ hiện tại. Mãi mãi trong ông, “em” và “tôi” là “đỉnh cao” và “vực sâu”, là “một hai ba bốn năm” và “sáu bảy tám chín mười” , là ánh mắt thăm thẳm nhìn theo cánh vạc bay về chốn xa xôi…
Phải chăng vì thế mà tình đẹp? Phải chăng vì thế mà có người gọi Trịnh Công Sơn là “người viết tình ca hay nhất thế kỷ”? Phải chăng, phải chăng, phải chăng…? Chỉ duy nhất một điều tôi tin, tôi tin rằng, ông viết đã viết tình ca cho cả loài người.
Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau đi cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Ngày mãi mong chờ ngày sẽ thiên thu.
(Hãy yêu nhau đi)
Trịnh Công Sơn đã viết nên những câu kinh như thế cho tôn giáo của mình. Tôn-giáo-tình yêu.
2.2.1. Tình yêu – mùa rêu phong cỏ dại
…Bởi nó mang vẻ đẹp của ngày hôm qua. Mà quá khứ nào không vàng son? Dẫu qua bao mùa mưa nắng, rêu phong cỏ dại đã phủ kín lối về. Thì tình yêu vẫn đẹp. Như một “nụ hồng ngày xưa rớt lại”. Tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn mang vẻ đẹp hư ảo và u huyền của một thứ thực tại trong suốt không thể chạm đến. Như nắng, như mây. Như không khí, như hư vô.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho măt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Và dẫu cho Diễm, cho Dao Ánh, cho Nguyệt, cho Quỳnh, Bích Khê, Thanh Thúy… là những mối tình rất thực của hiện tại, thì nó cũng chỉ đẹp trong ánh mắt xa xăm nhìn về. Dường như chỉ đến khi chia xa, nó mới thực sự vươn vai lớn dậy thành một mối tình trưởng thành. Diễm chỉ khi đã thành Diễm xưa mới thành một cuộc tình. Nguyệt chỉ khi đã “thôi là trăng” mới thành Nguyệt ca… Và biết bao bóng hình khác đã ghé qua cuộc đời bình thường của con người “khác thường” ấy, chỉ bởi, ông là nghệ sỹ. Chỉ bởi, ông là Trịnh Công Sơn. Những vết chim di vừa là nỗi đau, vừa là niềm an ủi; vừa là bất hạnh vừa là hạnh phúc trong cuộc đời và trong nghệ thuật chàng thi sỹ hát tình ca:
Từ trăng thôi là nguyệt, tôi như đường phố nhiều tên
Từ em thôi là nguyệt, tôi xin đứng đó một mình.
(Nguyệt ca)
Đời trải dài những nghịch lý. Đời xâu chuỗi những mâu thuẫn thành một chuỗi hạt đẹp đẽ mà độc ác quàng trên cổ người tình của quá khứ ấy. Vĩnh viễn, ông phải nương nhờ vào ngày hôm qua để nuôi dưỡng tình yêu trong mình. Bởi, cả đời ông là người ở lại: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.” Bởi, tình yêu trong hiện tại là một con đường bất khả. Bởi, chỉ có quá khứ mới cứu rỗi được thứ tình yêu trong suốt ấy. Những-tình-yêu-trong-suốt mãi mãi ru mình trong khúc hoan ca của ảo ảnh. Diễm xưa, Hạ trắng, Biển nhớ, Tình nhớ, Tình xa, Tình sầu…đều là tình yêu trong hoài niệm. Thứ tình yêu đầy rêu phong cỏ dại. Có phải đúng như M.Proust nói: “Những thiên đường có thật là những thiên đường đã mất.”? Và tôi xin nhại lại lời kẻ đi tìm thời gian đã mất để nói về một kẻ-đi-tìm-tình-yêu-đã-mất: “Những tình yêu có thật là những tình yêu đã mất.”. Với Proust, tôi đọc được ở đó niềm tin về sự hóa chuyển giữa quá khứ và sự sáng tạo nghệ thuật. Với Trịnh, ngoài điều ấy ra, tôi còn linh cảm rằng, trong cuộc đời con người tài hoa ấy có một mảnh vỡ nào đó không không thể hàn gắn trong hiện tại, tình yêu của hôm nay sẽ mãi mãi là một giấc mơ trong ông. Nên, ông tìm về quá khứ, nơi mảnh vỡ ấy không còn đủ sắc lạnh để cứa vào đời ông. Như Tình xa:
Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào mãi ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi, những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.
(Tình xa)
Chỉ khi ngồi lại sau lưng ngày tháng, sau lưng cuộc tình thì tình yêu, thì nghệ thuật, thì sức sáng tạo trong Trịnh Công Sơn mới phát tiết. Và chính lúc này, ông mới vượt qua được con đường bất khả của hiện tại để đến với tình yêu. Mất mát nhưng đủ đầy. Hư hao nhưng hạnh phúc. Thật khác với thực tại đổ vỡ kia. Đủ, nhưng thiếu. Gần gụi, nhưng xa xôi. Có lẽ Trịnh đã bất lực với cuộc sống chia ở thì hiện tại, nên ông phải tự cứu vớt mình “trên cây thập giá đời”. Bằng quá khứ. Mười năm xưa đứng bên bờ giậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người, lòng như khăn mới thêu.
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo.
(Có một dòng sông đã qua đời)
Mười năm trước, ngày xưa ấy, trên con đường tình yêu có một thiên đường: “Đường xanh hoa muối bay rì rào.” Và lòng người: tươi nguyên, hạnh phúc, thơm tho. “Như khăn mới thêu.” Sợi chỉ tình được thêu trên trái tim người đang yêu. Tinh khôi, lấp lánh. Cũng đường ấy, người ấy, tình ấy. Nhưng, “có một dòng sông đã qua đời”. Hiện tại là ngọn lửa độc đốt cháy “chiếc khăn” ngày ấy. Từ đấy,hóa thành nắng mãi lưng chừng khắc khoải. Với Trịnh Công Sơn, phải chăng tình yêu nào của hiện tại cũng ngầm ẩn một dòng sông chết? Có lẽ, ngoài con đường bất khả của hiện tại, Trịnh Công Sơn còn là một sứ giả của quá khứ, chỉ bởi đơn giản, ông là tín đồ của cái đẹp. Mà, quá khứ lại diễm ảo quá, lung linh quá. Đành vậy, ông mang thân phận của một kẻ-ngoái-nhìn. Mãi mãi, Trịnh là người tình của quá khứ.
Thôi em, đừng bối rối
Trong ta chiều đã tàn
Thôi em đừng khóc nuối
Cho môi còn chút thanh tân.
Tóc em gầy trong gió
Trong ta giọt máu mù
Khô theo ngày thương nhớ
Vết buồn khắc trên da.
(Yêu dấu tan theo)
Và như thế, con người ấy đã là, chỉ là người tình của tình yêu mà thôi. Ông yêu một bờ môi, một sợi tóc, chứ nào có yêu cụ thể một ai! “Tóc em gầy trong gió” chứ nào phải “em gầy trong gió”. “Môi còn chút thanh tân” chứ nào phải “em còn chút thanh tân”. Dường như chẳng hiện diện ở đây một người tình nào, ngoài Trịnh Công Sơn, và tình yêu!
Tình yêu, đó là một nhan sắc của những dở dang, đổ vỡ. Là vẻ đẹp trầm mặc của quá khứ u huyền. Là người tình của Trịnh Công Sơn.
2.2.2. Tình yêu – thứ tôn giáo phiếm thần
Và đấng tối cao của tôn giáo này, mang tên chính tôn giáo của mình: Tình yêu! Không vị thần nào khác, ngoài tình yêu, trong ca từ Trịnh Công Sơn. Có lẽ vì yêu tình yêu quá, mà người tình ấy nhìn đâu cũng thấy tình yêu. Vạn vật ngoài kia đều là em, là tôi, là tình yêu.
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợ nhỏ
Rớt xuống đời thành sóng lênh đênh.
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi.
(Như cánh vạc bay)
Trong nắng có môi em hồng, trong mưa có mắt em buồn, trong sóng có từng sợi nhỏ tóc em, và, “cánh vạc về chốn xa xôi” ấy là đôi vai gầy guộc nhỏ, của em. Tình yêu như thế, em như thế, làm sao chiếm hữu cho được. Bởi nếu chạm vào, nắng sẽ vỡ, mưa sẽ tan, sóng sẽ thôi hiền hòa, và cánh vạc hóa hư vô. Thánh thiện và tinh khôi, tình yêu trong Trịnh Công Sơn là những bông hoa như vậy. Nó phải an hòa giữa thiên nhiên hiền lành, phải nở giữa sớm mai, phải gội mưa trời, phải tắm suối thơm. Nếu phá vỡ khung trời hạnh ngộ đó, hoa sẽ tàn và tình yêu sẽ vỡ. Em và tôi trong tình ca Trịnh Công Sơn chưa bao giờ là mối giao hòa quấn quýt lứa đôi riêng lẻ:
Từ khi trăng là nguyệt, tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời.
(Nguyệt ca)
Trăng là nguyệt thì tôi như cánh diều vui, em là nguyệt thì tôi là mặt trời. Thiên nhiên luôn hóa thân thành con người để yêu thương, để giận hờn, để trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu. Dường như ở đó, trong ca từ Trịnh Công Sơn, người và cảnh là một, tình yêu và thiên nhiên là một. Tất cả hòa lẫn vào nhau, thoát thai thành những cuộc tình chưa bao giờ thay màu áo. Duy nhất một màu trong suốt của thanh tân, của cơn mơ, của giấc mộng!
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào mắt em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em.
(Nắng thủy tinh)
Với Trịnh Công Sơn, ở đâu có cái đẹp, ở đó có tình yêu. Vì vậy, ông tìm tình trong một nhan sắc. Tình yêu trong nhạc Trịnh phải diễm tình. Phải thơm tho, phải trinh nguyên. Thế nên, cần có một nhan sắc tô điểm cho tình yêu. Ngoài lòng thủy chung của một tín đồ ngoan đạo, là tôi, còn cần có em để tôi nồng nàn, tôi nâng niu, tôi nhìn ngắm. Thế mới thành tình yêu.
Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới.
(Đóa hoa vô thường)
“Em” là sự hòa điệu những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Em là cái đẹp. Em là nghệ thuật. Em là ảo ảnh tôi vẽ ra trong mỗi giấc mơ. Và, em là duyên cớ để những bản tình ca, nhân vào đó mà cất lời. Phải chăng vì vậy, mà rất nhiều những bóng hông đã vuột bay qua trong đời người nhạc sỹ tài hoa ấy, như một cánh vạc bay. Chỉ còn lại đó những bản tình ca đẹp như mộng ảo.
Người ta hay kể về những giai thoại tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn như kể về một câu chuyện có nhân vật, có cốt truyện, có bối cảnh ra đời. Ừ thì có. Có Diễm thướt tha lụa là đi dưới hàng cây long não li ti lá nhỏ. Có Dao Ánh thơ dại thuở mưa hồng hạ trắng. Có Ph.Th gọi tên bốn mùa. Có Quỳnh, có Bích Khê, có Hồng Nhung, có Nguyệt, có Thanh Thúy. Và những Vân Phi, những Lộc, những cô gái không tên… Nhưng chẳng có ai là cụ thể để đủ sức làm “nhân vật chính” trong câu chuyện tình yêu của nhạc Trịnh. Tất cả đều chỉ là hóa thân của cái đẹp, và nhân vật chính, không gì khác, là Tình yêu. Ngay trong những bức thư tình gởi cho Dao Ánh, tôi cũng cảm nhận được, Trịnh Công Sơn yêu bằng một tình yêu trong suốt của tâm hồn, và tâm hồn ấy đã lỡ là người quá nặng tình với thiên nhiên, với cái đẹp. Nên, dường như em-người tình-Hướng dương cũng chỉ là cái cớ để Trịnh Công Sơn bộc bạch nỗi lòng của mình với tình yêu mà thôi.
“Bình hoa hồng trước mặt anh có những cánh hoa đều đặn thật đẹp. Anh vẫn thường nghĩ đến hình ảnh một người con gái cầm nhánh hoa hồng buổi chiều đi trên hè phố một mình. Hè phố thì vắng. Hè phố dẫn về một giáo đường. Buổi chiều người con gái ấy cầm nhánh hoa hồng, đầu cúi gập trên những hang ghê gỗ nhà thờ, áo lục trắng trải dài trên thân thể như một linh-thiêng. Anh ca tụng hình ảnh đó trong anh. Đôi lúc hình ảnh đó mang gương mặt của Ánh.”
Đó cũng là cái cớ để Tuổi đá buồn ra đời.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Đi về giáo đường ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây.
(Tuổi đá buồn)
Ở đó, mười ngón tay giá buốt của em là những “phiến băng dài”. Và Trịnh Công Sơn, người tình ấy, không muốn gì hơn là “Ánh cố giữ giá buốt trên mười phiến-băng-bàn-tay-dài đó cho anh. Anh không mong gì hơn.” Cái khoảng cách vời vợi giữa tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn với tình yêu mà nhân loại đang yêu, tôi gọi tên là Nghệ thuật. Bởi, với nghệ thuật, không còn gì là cụ thể. Chỉ có cái đẹp là hiện hữu, còn tất cả đều mờ nhòe, và dường như, chúng chỉ làm nền cho cái đẹp xuất hiện, cho những bản tình ca được cất lời. Ngay trong một bản tình ca viết cho Dao Ánh, cùng những giải mã nhặt được trong thư, ta cũng nhận thấy điều đó. Rằng, Trịnh Công Sơn yêu Dao Ánh là yêu “phiến băng dài” ấy, yêu cái bóng dáng thiếu nữ cầm hoa hồng đi về giáo đường trong tưởng tượng ấy. Không có một thực-tại-Dao-Ánh nào ở bản tình ca buồn ngày đó. Và cả những bản tình ca khác nữa. Tất cả đã hóa thành cái đẹp huyễn ảo của nghệ thuật. Tôi tin chỉ có điều đó mới là mãi mãi. Còn Dao Ánh, còn Diễm, Nguyệt… chỉ là một cơ duyên để nghệ thuật thăng hoa.
Hiện thực sẽ giết chết nghệ thuật. Bởi thế đừng dại dột hát tình ca Trịnh bằng những nhân vật chính, những bối cảnh cụ thể, những con người cụ thể. Biển nhớ ư? Trịnh sáng tác ở Quy Nhơn, Trịnh viết nhân nỗi nhớ Bích Khê. Thì đúng, nhưng đó chỉ là cái cớ của nghệ thuật. Trịnh Công Sơn đâu có tìm đến biển Quy Nhơn và cuộc tình Bích Khê để viết ca khúc ấy, như một lập trình. Và ai dám chắc rằng, trong biển ấy không có biển của nơi khác, trong Bích Khê ấy, không nhòa lẫn một bóng hình khác? Chính sự mơ hồ và trừu tượng làm nên vẻ đẹp của nghệ thuật. Gắn một bài hát vào một sự thật cụ thể, khác nào giữ con diều mãi mãi ở lại với mặt đất?
… Em chỉ là một biểu tượng của cái đẹp. Cho cuộc tình tôi hiện hữu.
Hãy để Dao Ánh, Diễm, Quỳnh… lại với huyền thoại của riêng họ. Và mang những bản tình ca huyễn ảo vào hiện tại với đầy đủ sự u huyền của nó. Tôi tin, đó mới là cái đẹp thật sự của tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Cái đẹp ấy kết từ mây trên đôi mắt em:
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu.
(Còn tuổi nào cho em)
Vĩnh viễn, với Trịnh Công Sơn, người tình chỉ là một đôi mắt kết mây, một cơn mưa giận hờn, một “loài chim hồng thần thoại bay trên vùng-ăn-năn-của-anh”
Tình yêu, vì thế, hóa thân thành cái đẹp, thành nghệ thuật.
2.3. Thiền vị
Một trong những món quà kỳ diệu nhất mà thượng đế ban tặng cho con người là “vị”. Chiếc hộp thắt nơ xinh xắn ấy dường như trống không mà lại chứa đựng cả thế giới. Để rồi cả thế giới ấy có thể “bừng dậy hương thơm vì một chút nhụy hoa mơ”.
Khám phá món quà ấy cũng là một khả năng kỳ diệu. Con người, qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mới đủ tinh tế để lần mở chiếc hộp đẹp đẽ đó ra. Nhưng thượng đế như một cô gái đỏng đảnh. Cô gái ấy trao cho người này vị ngọt của yêu thương nhưng lại trao cho người kia vị đắng của ruồng rẫy. Người này thơm tho, người kia mục rữa. Người này khổ đau, người kia hạnh phúc. Cứ như thế là vô số những bất công. Mật ngọt và mật đắng. Tinh khôi và nhớp nháp. An nhiên và bi lụy… Tất cả cùng ở trong một chiếc hộp. Và, ngạc nhiên thay, tất cả chúng là một. Chỉ tại loài người nên chúng vụn vỡ thành từng mảnh.
Thiền, là đi nhặt lại những mảnh vỡ ấy. Và bằng sự mầu nhiệm linh thiêng nào đó, món quà cũ bừng sáng tinh khôi trên những tháng ngày thiếu nữ. Ta như gặp lại một người tình mới.
“Trên cây thập giá đời”, Trịnh Công Sơn tình nguyện là người đi nhặt những mảnh vỡ của thế gian.
Để rồi từ đó, những vết cứa trên da thịt trở thành những nét vẽ đẹp nhất. Mỗi mẩu vụn của tháng ngày được kết thành chuỗi ngọc lấp lánh nhất. Đó là vẻ đẹp của thiền vị trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Như sự bừng sáng của tình yêu trong phút mạc khải linh thiêng:
Từ đó hoa là em, một sớm kia rất hồng,
Nở hết trong hoàng hôn, đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương, rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm, nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Bởi chính sự mất mát đã hóa thân thành cái đẹp. Bởi từ đó, vạn vật tan lẫn vào nhau, an lành như vốn phải thế.
Đó là thiền vị.
2.3.1. Vị của vô thường
Có một giai thoại Thiền kinh điển, rằng, nhà sư đang chăm hoa ở vườn chùa thì một vị khách đến và hỏi: “Phật nói mọi thứ đều vô thường, sư cần gì phải chăm sóc những bông hoa ấy? Rồi một ngày chúng cũng héo úa mà thôi.” Và nhà sư mỉm cười trả lời: “Chính vì chúng sẽ héo úa nên mới phải chăm sóc.”
Chính vì vô thường nên cuộc sống quý giá. Chính vì không trở lại nên mỗi sát na là báu vật. Chính vì đau khổ nên đời đẹp. Chính vì biết buồn nên con người là một sinh vật kỳ diệu nhất, một nắm đất sét huyền linh nhất.
Thiền vị là vẻ đẹp của nỗi buồn không vướng vòng bi lụy. Cuộc sống là bể đời trầm luân, thiền không giúp ta lãng quên điều đó để đi về một miền đất không khổ đau. Mà thiền mang ta về giữa bể trầm luân trong ánh sáng của sự minh triết. Và bừng lên trong vầng sáng ấy là “hạnh phúc giữa bất hạnh”, là “vĩnh cửu trong từng khoảnh khắc”. Đóa hoa vô thường, mượn tên một đóa hoa đẹp của Trịnh Công Sơn, là cuộc đảnh lễ với vầng sáng ảo diệu đó.
Trịnh Công Sơn từng nói: “Tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Con người tuyệt vọng ấy hiểu thấu mọi nỗi trần ai trên miền trú chân này. Nhưng vẫn nồng nàn, vẫn mê đắm cái cõi tạm của mình đến thế, phải chăng, vì đã gội lòng bằng suối nguồi mưa trong? Bằng con mắt Hoa Nghiêm. Bằng thiền.
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn.
(Con mắt còn lại)
Con mắt Hoa Nghiêm. Đó là “con mắt còn lại” – ngoài hai con mắt trần gian. Con mắt của tuệ nhãn. Phật giáo phảng phất trong hơi thở những bài hát của Trịnh. Từ những mạch ngầm trong vẻ đẹp của vô thường, đến những từ ngữ, hình ảnh cụ thể của Phật giáo như: vô thường, biển, sóng, bờ, sóng xô, ở trọ…hay những hình ảnh mang tính âm đặc trưng trong Thiền tông như: nước, trăng, thuyền…
Và qua hành thiền, Trịnh Công Sơn đã khai vị cho cuộc sống. Đó không phải là cuộc sống của cõi Niết bàn vô sắc. Mà đó là cuộc trần tục với tất cả mọi hỉ, nộ, ái, ố. Khổ đau và mất mát. Vì vậy, vị cuộc sống trong nhạc Trịnh được nếm trải qua sự mong manh, phù du. Trịnh Công Sơn thiền trước rượu, trước một nhan sắc. Ông trải nghiệm đầy đủ cuộc hành trình của một con người bình thường. Nhưng, thiền đã lọc hết mọi khổ đau, vướng bận trong đôi mắt người nghệ sỹ tài hoa ấy. Để rồi, cuộc sống như giọt tinh khiết của đất trời, của bao la, của hư không ngoài kia. Để rồi, trên đời này có những ca từ thật đẹp, thật trong:
Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là em
Nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Lấp lánh ở đây là vẻ đẹp của thiền vị.
Khi em là một nhan sắc tinh khôi giữa đời, là “mình hạc xương mai”, là “nụ cười mong manh”, là tâm hồn yếu đuối, là “bờ môi thơm”, là “hồn giấy mới”; hẳn là em đáng mơ ước, đáng kiếm tìm. Trịnh Công Sơn cũng là một trong những hòn đá cuội lăn theo gót hồng ấy. Có yêu thương, có nói cười, có mọi thứ từ cuộc hạnh ngộ trần gian ấy. Nhưng trần gian mà. Hoa nở thì hoa phải tàn. Tình khai nhụy thì tình cũng tới hồi khép cánh. “Một thời yêu dấu đã qua, gót hồng em muốn quay về. Dù trần gian có xót xa, cũng đành về với quê nhà.” Em đến từ vô thường rồi em trở về với vô thường. Như một quy luật tất yếu. Dẫu cho xót xa. Dẫu cho mất mát. Và trong nỗi bất hạnh ấy, diệu kỳ thay, bừng sáng một vẻ đẹp trong trẻo và khôi nguyên! Thiền vị nằm ở đó. Chiếc hộp năm xưa nằm ở đó. Những mảnh vụn của cuộc sống tưởng đã vỡ nát, giờ, là tấm gương phẳng lặng nhất soi chiếu trọn vẹn nhan sắc của cuộc sống. Hoa là em, bung mình nở hết một thời xuân sắc, và sẵn sàng đón đợi ngọn gió vô thường mang mình trở về. Em là sương, hân hoan trong phút lụi tàn. Ta là đêm, nở đóa vô thường. Như sự chuyển hóa huyền hoặc. Như sự hồi sinh kỳ diệu. Như một vòng tròn kỳ diệu của kiếp người. Đóa vô thường ấy lại bắt đầu khai nhụy. Để rồi có kẻ đi tìm. Có kẻ hạnh phúc. Có kẻ bất hạnh. Có kẻ an nhiên. Cứ như thế, cuộc sống, sau mỗi mất mát, lại hồn nhiên tái sinh. Lấp đầy mọi khoảng trống. Có phải chính vì vậy mà con người ấy yêu sự mong manh của đóa hoa, yêu cuộc đời ngắn ngủi của phận phù du. Yêu cuộc đời này? Bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng. Bởi câu kinh đã bước vào đời, rằng: “Vượt qua, vượt qua, tất cả chúng ta đều vượt qua, và đến bờ giác ngộ.”
Vượt qua những giới hạn trong cõi hữu hạn trần gian. Hạnh phúc và khổ đau. Yêu thương và thù ghét. Buồn và vui. Sống và chết. Để an nhiên làm lá cỏ mà ngồi hát ca tự do. Để học cách “yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”. Yêu cho bằng hết tình yêu trong trái tim này. Như Trịnh Công Sơn.
Để rồi: “Người về soi bóng mình giữa tường trắng lạnh căm.” (Ru ta ngậm ngùi)
2.3.3. Vị của từng sát na
Điều mà Thiền hướng đến là sự cảm nhận cuộc sống qua tường sát na. Và chính từng sát na chuyển động và từng sát na hiện hữu ấy đã mang đến cho ca từ Trịnh Công Sơn vẻ đẹp của sự trống không, giản dị. Trống không mà vô tận. Giản dị mà đủ đầy.
Sự giản dị ấy mang hương vào đời ngay từ những lời ca mở đầu. Thầm thì, dịu dàng. Nhẹ nhàng, đằm thắm. Hồn nhiên, nhỏ nhẹ.
“Không có đâu em này…” (Ngẫu nhiên)
“Con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn…” (Ở trọ)
“Tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm…” (Tình khúc Ơ-bai)
“Từ khi em là nguyệt…” (Nguyệt ca)
“Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ…” (Biết đâu nguồn cội)
Cứ thế câu chuyện được tuôn chảy. Tự nhiên như mưa nguồn suối mát. Không có thứ nghệ thuật bác học hay bình dân gì ở đây. Tất cả đều là một. Những triết lý tưởng chừng khô cứng, khó hiểu được Trịnh Công Sơn biến ảo thành cái đẹp. Và cái đẹp ấy lả lướt trên những câu chuyện kể đầy bé dại trong ánh mắt trẻ thơ. Như cổ tích, như ca dao. Mà cũng như thơ siêu thực, tranh trừu tượng. Vì thế, nó vừa dễ hiểu vừa khó hiểu. Vừa gần gũi lại vừa cao siêu. Ai cũng có thể hiểu mà ai cũng có thể không hiểu. Có có không không giữa hai bờ cuộc sống. Vẻ đẹp này hình như tôi cũng bắt gặp muôn lần trong “Hoàng tử bé” của Saint-Exupéry. Có lẽ đây là một trong vô số lý do mà người ta hay gọi Trịnh Công Sơn là Hoàng tử bé.
Qua lời kể ấy, vạn vật hiện lên như-chúng-vẫn-vậy. Trịnh Công Sơn không hóa kiếp những vụn vặn đời thường để chúng khoác lên mình tà áo đẹp. Ông tìm thấy vẻ đẹp bản thể được giấu sâu bên trong chúng. Ông cảm nhận từng hơi thở, từng nhịp tim của chúng. Này là sỏi đá, này là con chim con cá, này là cành tre. Là sương, là mây, là gió. Là chuyến đò, là “Ơ-bai”… Chúng đẹp-như-chúng.
“Ơ-bai” là một tình khúc. Và thực sự, đó có phải là một cuộc tình không? “Ơ-bai” là một câu nói của người miền núi, nghĩa là: “Không được đâu”. “Ơ-bai, ơ-bai!” là lời từ chối Trịnh Công Sơn nhận được khi chạy đến cầm tay cô sơn nữ. Mẩu vụn của ngày ấy, qua đôi mắt nghệ sỹ, trở thành một bản tình ca:
Tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu, sáu bảy tám chín mười
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu sao khác màu.
(Tình khúc ơ-bai)
Với chú Hoàng tử bé trong veo ấy, vạn vật đều mang trong mình một nhịp đập của sự sống. Chúng cũng biết buồn, biết đau như con người. Chúng cũng biết thức, biết ngủ. Biết giận hờn, biết vui mừng. Trong thế giới nhỏ bé ấy, cỏ biết xót xa, chim biết đau, đá biết buồn, gạch đá có tin vui, dòng sông cũng qua đời… Trịnh Công Sơn như người thư ký miệt mài ngồi ghi chép từng hơi thở của muôn loài. Trong từng sát na hiện hữu và từng sát na chuyển động dường như chứa đựng cả thế giới.
Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe
Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe
Im lặng của đời tôi đã lắng nghe
[…]
Tôi đã lắng nghe im lặng của tôi.
(Tôi đang lắng nghe)
Và Trịnh Công Sơn là người đi tìm cái thế giới ẩn tàng ấy trong muôn loài. “Im lặng” vừa là một khoảnh khắc linh thiêng, vừa là một sinh thể diệu ảo, mà bằng tất cả tinh tế, nhạy cảm của mình, Trịnh Công Sơn đã “lắng nghe”. Để đọc được từ đó ý nghĩa từng sát na. Để học cách quay về với bản thể.
Đó là cái tâm an nhiên. Không cuống cuồng, vội vã mà bình thản ngắm nhìn, trau chuốt từng sát na. Có lẽ vì vậy mà trong nhạc Trịnh, con người thường xuất hiện với những việc làm tưởng như vô nghĩa: nghiêng sầu, ngồi xuống, đứng lên gọi tên bốn mùa, ngồi ngóng những chuyến mưa qua, đi về bên kia phố, cười khúc khích trên lưng... Nhưng hãy đọc ca từ Trịnh Công Sơn như xem một thước phim nghệ thuật, người quay cố tình quay chậm, thật chậm. Để thấy bước đi của thời gian. Để tận hưởng từng sát na. Để níu dòng chảy ấy lại, cho yêu thương đủ đầy, dù chỉ một khắc, một giây. Trước Trịnh Công Sơn, trong quá khứ, người phụ nữ thường xuất hiện với một việc làm cụ thể:đan áo, hái mơ, bán cà phê… trong nhạc Văn Cao, Phạm Duy.. Nhưng với Trịnh Công Sơn, dường như một nhan sắc sinh ra chỉ để nhìn ngắm, để tôn thờ. Người đẹp trong nhạc Trịnh là những người đẹp được ghi hình trong từng khoảnh khắc. Đi, đứng, ngồi, nghiêng, nằm. Nói, cười, khóc, hờn giận. Và dường như họ chuyển động thật khẽ, thật chậm để không đánh thức bước chân thời gian. Từng sát na cứ thế được cảm nhận từng chút, từng chút một. Con người chìm sâu vào chính mình.
“Em đứng lên gọi mưa vào hạ.” (Gọi tên bốn mùa)
“Mây qua mau, em nghiêng sầu.” (Mưa hồng)
“Em mang cho ta một chút tình, miệng cười khúc khích trên lưng.” (Quỳnh hương)
“Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua.” (Diễm xưa)
“Người ngồi xuống, xin mưa đầy…” (Mưa hồng)
Và ý nghĩa duy nhất của những việc làm ấy, là sự vô nghĩa. Bởi, vô nghĩa cũng là một sát na. Bởi, không có gì là có tất cả. Như chiếc vỏ ốc của biển khơi, như khoảng trống của một trang giấy. Như một bài thơ. Vị của một sát na nằm ở cái rỗng không ấy.
Cái rỗng không chứa cả biển khơi, cả bầu trời. Cả cái u mặc và vẻ huyền diệu. Cả đau đớn và hạnh phúc. Cả đắng cay và ngọt ngào.
Tiểu kết Ba chiếc lá lần lượt được mở ra. Từng hạt diệp lục lần lượt được ngắm nhìn. Với chiếc lá thiên nhiên, lấp lánh vẻ đẹp của mưa, của nắng, và một số hình ảnh kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên. Chiếc lá của tình yêu là một chiếc lá mang màu sắc huyền thoại của một quá khứ trầm mặc và một hiện tại phiếm tình. Và cuối cùng là chiếc lá trong suốt của thiền vị. Một vẻ đẹp minh triết bừng sáng trong những điều bình dị nhất của cuộc sống. Khổ đau và hạnh phúc hòa lẫn vào nhau. Cái đẹp đến bờ giác ngộ.
Ba chiếc lá ấy, tuy được phân chia rõ ràng như chúng tôi đã làm. Nhưng, có lúc dường như những ranh giới mong manh không ngăn được chúng tìm đến với nhau. Bởi, thật ra, trong nghệ thuật, làm gì có ranh giới.
Ở đó chỉ trải dài một niềm hoan ca bất tận trong vũ khúc của cái đẹp, của lòng người.
Và đấng tối cao của tôn giáo này, mang tên chính tôn giáo của mình: Tình yêu! Không vị thần nào khác, ngoài tình yêu, trong ca từ Trịnh Công Sơn. Có lẽ vì yêu tình yêu quá, mà người tình ấy nhìn đâu cũng thấy tình yêu. Vạn vật ngoài kia đều là em, là tôi, là tình yêu.
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợ nhỏ
Rớt xuống đời thành sóng lênh đênh.
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi.
(Như cánh vạc bay)
Trong nắng có môi em hồng, trong mưa có mắt em buồn, trong sóng có từng sợi nhỏ tóc em, và, “cánh vạc về chốn xa xôi” ấy là đôi vai gầy guộc nhỏ, của em. Tình yêu như thế, em như thế, làm sao chiếm hữu cho được. Bởi nếu chạm vào, nắng sẽ vỡ, mưa sẽ tan, sóng sẽ thôi hiền hòa, và cánh vạc hóa hư vô. Thánh thiện và tinh khôi, tình yêu trong Trịnh Công Sơn là những bông hoa như vậy. Nó phải an hòa giữa thiên nhiên hiền lành, phải nở giữa sớm mai, phải gội mưa trời, phải tắm suối thơm. Nếu phá vỡ khung trời hạnh ngộ đó, hoa sẽ tàn và tình yêu sẽ vỡ. Em và tôi trong tình ca Trịnh Công Sơn chưa bao giờ là mối giao hòa quấn quýt lứa đôi riêng lẻ:
Từ khi trăng là nguyệt, tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời.
(Nguyệt ca)
Trăng là nguyệt thì tôi như cánh diều vui, em là nguyệt thì tôi là mặt trời. Thiên nhiên luôn hóa thân thành con người để yêu thương, để giận hờn, để trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu. Dường như ở đó, trong ca từ Trịnh Công Sơn, người và cảnh là một, tình yêu và thiên nhiên là một. Tất cả hòa lẫn vào nhau, thoát thai thành những cuộc tình chưa bao giờ thay màu áo. Duy nhất một màu trong suốt của thanh tân, của cơn mơ, của giấc mộng!
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào mắt em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em.
(Nắng thủy tinh)
Với Trịnh Công Sơn, ở đâu có cái đẹp, ở đó có tình yêu. Vì vậy, ông tìm tình trong một nhan sắc. Tình yêu trong nhạc Trịnh phải diễm tình. Phải thơm tho, phải trinh nguyên. Thế nên, cần có một nhan sắc tô điểm cho tình yêu. Ngoài lòng thủy chung của một tín đồ ngoan đạo, là tôi, còn cần có em để tôi nồng nàn, tôi nâng niu, tôi nhìn ngắm. Thế mới thành tình yêu.
Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới.
(Đóa hoa vô thường)
“Em” là sự hòa điệu những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Em là cái đẹp. Em là nghệ thuật. Em là ảo ảnh tôi vẽ ra trong mỗi giấc mơ. Và, em là duyên cớ để những bản tình ca, nhân vào đó mà cất lời. Phải chăng vì vậy, mà rất nhiều những bóng hông đã vuột bay qua trong đời người nhạc sỹ tài hoa ấy, như một cánh vạc bay. Chỉ còn lại đó những bản tình ca đẹp như mộng ảo.
Người ta hay kể về những giai thoại tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn như kể về một câu chuyện có nhân vật, có cốt truyện, có bối cảnh ra đời. Ừ thì có. Có Diễm thướt tha lụa là đi dưới hàng cây long não li ti lá nhỏ. Có Dao Ánh thơ dại thuở mưa hồng hạ trắng. Có Ph.Th gọi tên bốn mùa. Có Quỳnh, có Bích Khê, có Hồng Nhung, có Nguyệt, có Thanh Thúy. Và những Vân Phi, những Lộc, những cô gái không tên… Nhưng chẳng có ai là cụ thể để đủ sức làm “nhân vật chính” trong câu chuyện tình yêu của nhạc Trịnh. Tất cả đều chỉ là hóa thân của cái đẹp, và nhân vật chính, không gì khác, là Tình yêu. Ngay trong những bức thư tình gởi cho Dao Ánh, tôi cũng cảm nhận được, Trịnh Công Sơn yêu bằng một tình yêu trong suốt của tâm hồn, và tâm hồn ấy đã lỡ là người quá nặng tình với thiên nhiên, với cái đẹp. Nên, dường như em-người tình-Hướng dương cũng chỉ là cái cớ để Trịnh Công Sơn bộc bạch nỗi lòng của mình với tình yêu mà thôi.
“Bình hoa hồng trước mặt anh có những cánh hoa đều đặn thật đẹp. Anh vẫn thường nghĩ đến hình ảnh một người con gái cầm nhánh hoa hồng buổi chiều đi trên hè phố một mình. Hè phố thì vắng. Hè phố dẫn về một giáo đường. Buổi chiều người con gái ấy cầm nhánh hoa hồng, đầu cúi gập trên những hang ghê gỗ nhà thờ, áo lục trắng trải dài trên thân thể như một linh-thiêng. Anh ca tụng hình ảnh đó trong anh. Đôi lúc hình ảnh đó mang gương mặt của Ánh.”
Đó cũng là cái cớ để Tuổi đá buồn ra đời.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Đi về giáo đường ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây.
(Tuổi đá buồn)
Ở đó, mười ngón tay giá buốt của em là những “phiến băng dài”. Và Trịnh Công Sơn, người tình ấy, không muốn gì hơn là “Ánh cố giữ giá buốt trên mười phiến-băng-bàn-tay-dài đó cho anh. Anh không mong gì hơn.” Cái khoảng cách vời vợi giữa tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn với tình yêu mà nhân loại đang yêu, tôi gọi tên là Nghệ thuật. Bởi, với nghệ thuật, không còn gì là cụ thể. Chỉ có cái đẹp là hiện hữu, còn tất cả đều mờ nhòe, và dường như, chúng chỉ làm nền cho cái đẹp xuất hiện, cho những bản tình ca được cất lời. Ngay trong một bản tình ca viết cho Dao Ánh, cùng những giải mã nhặt được trong thư, ta cũng nhận thấy điều đó. Rằng, Trịnh Công Sơn yêu Dao Ánh là yêu “phiến băng dài” ấy, yêu cái bóng dáng thiếu nữ cầm hoa hồng đi về giáo đường trong tưởng tượng ấy. Không có một thực-tại-Dao-Ánh nào ở bản tình ca buồn ngày đó. Và cả những bản tình ca khác nữa. Tất cả đã hóa thành cái đẹp huyễn ảo của nghệ thuật. Tôi tin chỉ có điều đó mới là mãi mãi. Còn Dao Ánh, còn Diễm, Nguyệt… chỉ là một cơ duyên để nghệ thuật thăng hoa.
Hiện thực sẽ giết chết nghệ thuật. Bởi thế đừng dại dột hát tình ca Trịnh bằng những nhân vật chính, những bối cảnh cụ thể, những con người cụ thể. Biển nhớ ư? Trịnh sáng tác ở Quy Nhơn, Trịnh viết nhân nỗi nhớ Bích Khê. Thì đúng, nhưng đó chỉ là cái cớ của nghệ thuật. Trịnh Công Sơn đâu có tìm đến biển Quy Nhơn và cuộc tình Bích Khê để viết ca khúc ấy, như một lập trình. Và ai dám chắc rằng, trong biển ấy không có biển của nơi khác, trong Bích Khê ấy, không nhòa lẫn một bóng hình khác? Chính sự mơ hồ và trừu tượng làm nên vẻ đẹp của nghệ thuật. Gắn một bài hát vào một sự thật cụ thể, khác nào giữ con diều mãi mãi ở lại với mặt đất?
… Em chỉ là một biểu tượng của cái đẹp. Cho cuộc tình tôi hiện hữu.
Hãy để Dao Ánh, Diễm, Quỳnh… lại với huyền thoại của riêng họ. Và mang những bản tình ca huyễn ảo vào hiện tại với đầy đủ sự u huyền của nó. Tôi tin, đó mới là cái đẹp thật sự của tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Cái đẹp ấy kết từ mây trên đôi mắt em:
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu.
(Còn tuổi nào cho em)
Vĩnh viễn, với Trịnh Công Sơn, người tình chỉ là một đôi mắt kết mây, một cơn mưa giận hờn, một “loài chim hồng thần thoại bay trên vùng-ăn-năn-của-anh”
Tình yêu, vì thế, hóa thân thành cái đẹp, thành nghệ thuật.
2.3. Thiền vị
Một trong những món quà kỳ diệu nhất mà thượng đế ban tặng cho con người là “vị”. Chiếc hộp thắt nơ xinh xắn ấy dường như trống không mà lại chứa đựng cả thế giới. Để rồi cả thế giới ấy có thể “bừng dậy hương thơm vì một chút nhụy hoa mơ”.
Khám phá món quà ấy cũng là một khả năng kỳ diệu. Con người, qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mới đủ tinh tế để lần mở chiếc hộp đẹp đẽ đó ra. Nhưng thượng đế như một cô gái đỏng đảnh. Cô gái ấy trao cho người này vị ngọt của yêu thương nhưng lại trao cho người kia vị đắng của ruồng rẫy. Người này thơm tho, người kia mục rữa. Người này khổ đau, người kia hạnh phúc. Cứ như thế là vô số những bất công. Mật ngọt và mật đắng. Tinh khôi và nhớp nháp. An nhiên và bi lụy… Tất cả cùng ở trong một chiếc hộp. Và, ngạc nhiên thay, tất cả chúng là một. Chỉ tại loài người nên chúng vụn vỡ thành từng mảnh.
Thiền, là đi nhặt lại những mảnh vỡ ấy. Và bằng sự mầu nhiệm linh thiêng nào đó, món quà cũ bừng sáng tinh khôi trên những tháng ngày thiếu nữ. Ta như gặp lại một người tình mới.
“Trên cây thập giá đời”, Trịnh Công Sơn tình nguyện là người đi nhặt những mảnh vỡ của thế gian.
Để rồi từ đó, những vết cứa trên da thịt trở thành những nét vẽ đẹp nhất. Mỗi mẩu vụn của tháng ngày được kết thành chuỗi ngọc lấp lánh nhất. Đó là vẻ đẹp của thiền vị trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Như sự bừng sáng của tình yêu trong phút mạc khải linh thiêng:
Từ đó hoa là em, một sớm kia rất hồng,
Nở hết trong hoàng hôn, đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương, rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm, nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Bởi chính sự mất mát đã hóa thân thành cái đẹp. Bởi từ đó, vạn vật tan lẫn vào nhau, an lành như vốn phải thế.
Đó là thiền vị.
2.3.1. Vị của vô thường
Có một giai thoại Thiền kinh điển, rằng, nhà sư đang chăm hoa ở vườn chùa thì một vị khách đến và hỏi: “Phật nói mọi thứ đều vô thường, sư cần gì phải chăm sóc những bông hoa ấy? Rồi một ngày chúng cũng héo úa mà thôi.” Và nhà sư mỉm cười trả lời: “Chính vì chúng sẽ héo úa nên mới phải chăm sóc.”
Chính vì vô thường nên cuộc sống quý giá. Chính vì không trở lại nên mỗi sát na là báu vật. Chính vì đau khổ nên đời đẹp. Chính vì biết buồn nên con người là một sinh vật kỳ diệu nhất, một nắm đất sét huyền linh nhất.
Thiền vị là vẻ đẹp của nỗi buồn không vướng vòng bi lụy. Cuộc sống là bể đời trầm luân, thiền không giúp ta lãng quên điều đó để đi về một miền đất không khổ đau. Mà thiền mang ta về giữa bể trầm luân trong ánh sáng của sự minh triết. Và bừng lên trong vầng sáng ấy là “hạnh phúc giữa bất hạnh”, là “vĩnh cửu trong từng khoảnh khắc”. Đóa hoa vô thường, mượn tên một đóa hoa đẹp của Trịnh Công Sơn, là cuộc đảnh lễ với vầng sáng ảo diệu đó.
Trịnh Công Sơn từng nói: “Tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.” Con người tuyệt vọng ấy hiểu thấu mọi nỗi trần ai trên miền trú chân này. Nhưng vẫn nồng nàn, vẫn mê đắm cái cõi tạm của mình đến thế, phải chăng, vì đã gội lòng bằng suối nguồi mưa trong? Bằng con mắt Hoa Nghiêm. Bằng thiền.
Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn.
(Con mắt còn lại)
Con mắt Hoa Nghiêm. Đó là “con mắt còn lại” – ngoài hai con mắt trần gian. Con mắt của tuệ nhãn. Phật giáo phảng phất trong hơi thở những bài hát của Trịnh. Từ những mạch ngầm trong vẻ đẹp của vô thường, đến những từ ngữ, hình ảnh cụ thể của Phật giáo như: vô thường, biển, sóng, bờ, sóng xô, ở trọ…hay những hình ảnh mang tính âm đặc trưng trong Thiền tông như: nước, trăng, thuyền…
Và qua hành thiền, Trịnh Công Sơn đã khai vị cho cuộc sống. Đó không phải là cuộc sống của cõi Niết bàn vô sắc. Mà đó là cuộc trần tục với tất cả mọi hỉ, nộ, ái, ố. Khổ đau và mất mát. Vì vậy, vị cuộc sống trong nhạc Trịnh được nếm trải qua sự mong manh, phù du. Trịnh Công Sơn thiền trước rượu, trước một nhan sắc. Ông trải nghiệm đầy đủ cuộc hành trình của một con người bình thường. Nhưng, thiền đã lọc hết mọi khổ đau, vướng bận trong đôi mắt người nghệ sỹ tài hoa ấy. Để rồi, cuộc sống như giọt tinh khiết của đất trời, của bao la, của hư không ngoài kia. Để rồi, trên đời này có những ca từ thật đẹp, thật trong:
Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là em
Nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Lấp lánh ở đây là vẻ đẹp của thiền vị.
Khi em là một nhan sắc tinh khôi giữa đời, là “mình hạc xương mai”, là “nụ cười mong manh”, là tâm hồn yếu đuối, là “bờ môi thơm”, là “hồn giấy mới”; hẳn là em đáng mơ ước, đáng kiếm tìm. Trịnh Công Sơn cũng là một trong những hòn đá cuội lăn theo gót hồng ấy. Có yêu thương, có nói cười, có mọi thứ từ cuộc hạnh ngộ trần gian ấy. Nhưng trần gian mà. Hoa nở thì hoa phải tàn. Tình khai nhụy thì tình cũng tới hồi khép cánh. “Một thời yêu dấu đã qua, gót hồng em muốn quay về. Dù trần gian có xót xa, cũng đành về với quê nhà.” Em đến từ vô thường rồi em trở về với vô thường. Như một quy luật tất yếu. Dẫu cho xót xa. Dẫu cho mất mát. Và trong nỗi bất hạnh ấy, diệu kỳ thay, bừng sáng một vẻ đẹp trong trẻo và khôi nguyên! Thiền vị nằm ở đó. Chiếc hộp năm xưa nằm ở đó. Những mảnh vụn của cuộc sống tưởng đã vỡ nát, giờ, là tấm gương phẳng lặng nhất soi chiếu trọn vẹn nhan sắc của cuộc sống. Hoa là em, bung mình nở hết một thời xuân sắc, và sẵn sàng đón đợi ngọn gió vô thường mang mình trở về. Em là sương, hân hoan trong phút lụi tàn. Ta là đêm, nở đóa vô thường. Như sự chuyển hóa huyền hoặc. Như sự hồi sinh kỳ diệu. Như một vòng tròn kỳ diệu của kiếp người. Đóa vô thường ấy lại bắt đầu khai nhụy. Để rồi có kẻ đi tìm. Có kẻ hạnh phúc. Có kẻ bất hạnh. Có kẻ an nhiên. Cứ như thế, cuộc sống, sau mỗi mất mát, lại hồn nhiên tái sinh. Lấp đầy mọi khoảng trống. Có phải chính vì vậy mà con người ấy yêu sự mong manh của đóa hoa, yêu cuộc đời ngắn ngủi của phận phù du. Yêu cuộc đời này? Bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng. Bởi câu kinh đã bước vào đời, rằng: “Vượt qua, vượt qua, tất cả chúng ta đều vượt qua, và đến bờ giác ngộ.”
Vượt qua những giới hạn trong cõi hữu hạn trần gian. Hạnh phúc và khổ đau. Yêu thương và thù ghét. Buồn và vui. Sống và chết. Để an nhiên làm lá cỏ mà ngồi hát ca tự do. Để học cách “yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”. Yêu cho bằng hết tình yêu trong trái tim này. Như Trịnh Công Sơn.
Để rồi: “Người về soi bóng mình giữa tường trắng lạnh căm.” (Ru ta ngậm ngùi)
2.3.3. Vị của từng sát na
Điều mà Thiền hướng đến là sự cảm nhận cuộc sống qua tường sát na. Và chính từng sát na chuyển động và từng sát na hiện hữu ấy đã mang đến cho ca từ Trịnh Công Sơn vẻ đẹp của sự trống không, giản dị. Trống không mà vô tận. Giản dị mà đủ đầy.
Sự giản dị ấy mang hương vào đời ngay từ những lời ca mở đầu. Thầm thì, dịu dàng. Nhẹ nhàng, đằm thắm. Hồn nhiên, nhỏ nhẹ.
“Không có đâu em này…” (Ngẫu nhiên)
“Con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn…” (Ở trọ)
“Tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm…” (Tình khúc Ơ-bai)
“Từ khi em là nguyệt…” (Nguyệt ca)
“Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ…” (Biết đâu nguồn cội)
Cứ thế câu chuyện được tuôn chảy. Tự nhiên như mưa nguồn suối mát. Không có thứ nghệ thuật bác học hay bình dân gì ở đây. Tất cả đều là một. Những triết lý tưởng chừng khô cứng, khó hiểu được Trịnh Công Sơn biến ảo thành cái đẹp. Và cái đẹp ấy lả lướt trên những câu chuyện kể đầy bé dại trong ánh mắt trẻ thơ. Như cổ tích, như ca dao. Mà cũng như thơ siêu thực, tranh trừu tượng. Vì thế, nó vừa dễ hiểu vừa khó hiểu. Vừa gần gũi lại vừa cao siêu. Ai cũng có thể hiểu mà ai cũng có thể không hiểu. Có có không không giữa hai bờ cuộc sống. Vẻ đẹp này hình như tôi cũng bắt gặp muôn lần trong “Hoàng tử bé” của Saint-Exupéry. Có lẽ đây là một trong vô số lý do mà người ta hay gọi Trịnh Công Sơn là Hoàng tử bé.
Qua lời kể ấy, vạn vật hiện lên như-chúng-vẫn-vậy. Trịnh Công Sơn không hóa kiếp những vụn vặn đời thường để chúng khoác lên mình tà áo đẹp. Ông tìm thấy vẻ đẹp bản thể được giấu sâu bên trong chúng. Ông cảm nhận từng hơi thở, từng nhịp tim của chúng. Này là sỏi đá, này là con chim con cá, này là cành tre. Là sương, là mây, là gió. Là chuyến đò, là “Ơ-bai”… Chúng đẹp-như-chúng.
“Ơ-bai” là một tình khúc. Và thực sự, đó có phải là một cuộc tình không? “Ơ-bai” là một câu nói của người miền núi, nghĩa là: “Không được đâu”. “Ơ-bai, ơ-bai!” là lời từ chối Trịnh Công Sơn nhận được khi chạy đến cầm tay cô sơn nữ. Mẩu vụn của ngày ấy, qua đôi mắt nghệ sỹ, trở thành một bản tình ca:
Tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu, sáu bảy tám chín mười
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau
Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu sao khác màu.
(Tình khúc ơ-bai)
Với chú Hoàng tử bé trong veo ấy, vạn vật đều mang trong mình một nhịp đập của sự sống. Chúng cũng biết buồn, biết đau như con người. Chúng cũng biết thức, biết ngủ. Biết giận hờn, biết vui mừng. Trong thế giới nhỏ bé ấy, cỏ biết xót xa, chim biết đau, đá biết buồn, gạch đá có tin vui, dòng sông cũng qua đời… Trịnh Công Sơn như người thư ký miệt mài ngồi ghi chép từng hơi thở của muôn loài. Trong từng sát na hiện hữu và từng sát na chuyển động dường như chứa đựng cả thế giới.
Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe
Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe
Im lặng của đời tôi đã lắng nghe
[…]
Tôi đã lắng nghe im lặng của tôi.
(Tôi đang lắng nghe)
Và Trịnh Công Sơn là người đi tìm cái thế giới ẩn tàng ấy trong muôn loài. “Im lặng” vừa là một khoảnh khắc linh thiêng, vừa là một sinh thể diệu ảo, mà bằng tất cả tinh tế, nhạy cảm của mình, Trịnh Công Sơn đã “lắng nghe”. Để đọc được từ đó ý nghĩa từng sát na. Để học cách quay về với bản thể.
Đó là cái tâm an nhiên. Không cuống cuồng, vội vã mà bình thản ngắm nhìn, trau chuốt từng sát na. Có lẽ vì vậy mà trong nhạc Trịnh, con người thường xuất hiện với những việc làm tưởng như vô nghĩa: nghiêng sầu, ngồi xuống, đứng lên gọi tên bốn mùa, ngồi ngóng những chuyến mưa qua, đi về bên kia phố, cười khúc khích trên lưng... Nhưng hãy đọc ca từ Trịnh Công Sơn như xem một thước phim nghệ thuật, người quay cố tình quay chậm, thật chậm. Để thấy bước đi của thời gian. Để tận hưởng từng sát na. Để níu dòng chảy ấy lại, cho yêu thương đủ đầy, dù chỉ một khắc, một giây. Trước Trịnh Công Sơn, trong quá khứ, người phụ nữ thường xuất hiện với một việc làm cụ thể:đan áo, hái mơ, bán cà phê… trong nhạc Văn Cao, Phạm Duy.. Nhưng với Trịnh Công Sơn, dường như một nhan sắc sinh ra chỉ để nhìn ngắm, để tôn thờ. Người đẹp trong nhạc Trịnh là những người đẹp được ghi hình trong từng khoảnh khắc. Đi, đứng, ngồi, nghiêng, nằm. Nói, cười, khóc, hờn giận. Và dường như họ chuyển động thật khẽ, thật chậm để không đánh thức bước chân thời gian. Từng sát na cứ thế được cảm nhận từng chút, từng chút một. Con người chìm sâu vào chính mình.
“Em đứng lên gọi mưa vào hạ.” (Gọi tên bốn mùa)
“Mây qua mau, em nghiêng sầu.” (Mưa hồng)
“Em mang cho ta một chút tình, miệng cười khúc khích trên lưng.” (Quỳnh hương)
“Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua.” (Diễm xưa)
“Người ngồi xuống, xin mưa đầy…” (Mưa hồng)
Và ý nghĩa duy nhất của những việc làm ấy, là sự vô nghĩa. Bởi, vô nghĩa cũng là một sát na. Bởi, không có gì là có tất cả. Như chiếc vỏ ốc của biển khơi, như khoảng trống của một trang giấy. Như một bài thơ. Vị của một sát na nằm ở cái rỗng không ấy.
Cái rỗng không chứa cả biển khơi, cả bầu trời. Cả cái u mặc và vẻ huyền diệu. Cả đau đớn và hạnh phúc. Cả đắng cay và ngọt ngào.
Tiểu kết Ba chiếc lá lần lượt được mở ra. Từng hạt diệp lục lần lượt được ngắm nhìn. Với chiếc lá thiên nhiên, lấp lánh vẻ đẹp của mưa, của nắng, và một số hình ảnh kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên. Chiếc lá của tình yêu là một chiếc lá mang màu sắc huyền thoại của một quá khứ trầm mặc và một hiện tại phiếm tình. Và cuối cùng là chiếc lá trong suốt của thiền vị. Một vẻ đẹp minh triết bừng sáng trong những điều bình dị nhất của cuộc sống. Khổ đau và hạnh phúc hòa lẫn vào nhau. Cái đẹp đến bờ giác ngộ.
Ba chiếc lá ấy, tuy được phân chia rõ ràng như chúng tôi đã làm. Nhưng, có lúc dường như những ranh giới mong manh không ngăn được chúng tìm đến với nhau. Bởi, thật ra, trong nghệ thuật, làm gì có ranh giới.
Ở đó chỉ trải dài một niềm hoan ca bất tận trong vũ khúc của cái đẹp, của lòng người.
Chương 3
TRÒ CHƠI NGÔN TỪ
Nếu ví ngôn từ là chiếc thuyền lá chở cái bi và cái đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn đến bến bờ của nghệ thuật, thì dưới ánh nhìn của chúng tôi, chính chiếc thuyền lá ấy cũng là nghệ thuật. Một thứ nghệ thuật vừa giản dị vừa cao siêu, vừa ngẫu nhiên vừa tinh tế.
Đó là ngôn-ngữ-Trịnh.
Đó là cái đẹp.
“Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Một trật tự ngữ pháp mờ ảo.
“Có khi nắng khuya chưa lên…”. Một sự kết hợp đầy nghịch lý.
“Đóa hoa vô thường”. Một ẩn dụ diễm ảo.
Diễm xưa, Nguyệt ca… Những danh từ riêng được hóa thân thành biểu tượng của nghệ thuật.
Hoàng tử bé mải mê với trò chơi của mình. Như Trang Tử với Tiêu dao du. Như Heidegger:
“Chơi là chơi, không có tại sao”
Trịnh Công Sơn với trò chơi ngôn từ. Có ngờ đâu một ngày nọ, mình hóa thành phù thủy. “Phù thủy ngôn từ”.
Hãy cùng người phù thủy tài hoa ấy bước vào mê cung của ngôn ngữ. Như bước vào lâu đài của cái đẹp.
3.1. Những kết hợp phi ngữ pháp
Như những mảnh ghép được đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên, ca từ Trịnh Công Sơn là một trò chơi thú vị với người đọc, người nghe. Trên con đường kiếm tìm trật tự đúng của những mảnh ghép, ông tạo cho người chơi niềm tin về trật tự của cái đẹp. Có thể người chơi tìm được một trật tự chưa đúng, nhưng đồng thời, họ cũng tin rằng, mình không sai. Bởi trong nghệ thuật, làm gì có đúng sai, làm gì có trật tự. Cứ thế, cứ nhập nhòe mông lung, cả người quản trò và người chơi đều không còn nhận ra ranh giới giữa những trật tự bình thường và những trật tự bất bình thường nữa! Dường như với con người tài hoa đó, chưa bao giờ có điểm mở đầu và điểm kết thúc trên đời này. “Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ, không có cái chết sau cùng.” Có lẽ, trật tự duy nhất trong nhạc Trịnh là không trật tự. Trịnh Công Sơn không tìm đến sự mạch lạc của trật tự ngôn ngữ thông thường. Ông tìm đến cái đẹp. Vì thế, nếu phải đặt tên cho thứ lô-gic giữa các mảnh ghép ngôn từ Trịnh Công Sơn, tôi sẽ đặt tên là Lô-gic của cái đẹp. Mọi sự sắp xếp, mọi sự kiếm tìm, với Trịnh, đều vô nghĩa. Người chơi tự tìm thấy cho mình lý lẽ riêng của cái đẹp. Vậy là đủ trọn vẹn cho trò chơi nghệ thuật.
Hãy cùng đọc Trịnh, hát Trịnh với một tâm thế an nhiên. Thảnh thơi như trẻ thơ. Nhẹ nhàng như rồi gió sẽ cuốn đi tất cả. Không nghĩ suy, không cố tìm ý nghĩa. Ta sẽ thấy ở đó một vẻ đẹp trong suốt. Đẹp như cái đẹp bản thể của ngôn ngữ. Trịnh, có lẽ, không muốn chiếc thuyền của mình phải chở nặng quá nhiều thứ, để rồi quên đi vẻ đẹp của chính mình. Ông đã đưa ngôn từ về với cội nguồn. Chúng đẹp như-chúng-vẫn-vậy. Không cần ý nghĩa. Không cần trật tự. Tự chúng, ngôn ngữ, đã là ý nghĩa, là trật tự.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao.
(Diễm xưa)
Chỉ biết là đẹp. Có ai đã từng ngồi cắt nghĩa những câu như thế trong nhạc Trịnh? Nếu phải vẽ một bức tranh từ hai câu thơ ấy, tôi chắc rằng, sẽ có rất nhiều bức tranh đẹp. Mưa, tầng tháp cổ, tay dài, mắt xanh xao… Chừng đó hình ảnh đủ để có một bức tranh lãng đãng sương khói ảo ảnh, hoặc nhập nhòe ướt mưa với tông màu lạnh của rêu phong cổ kính. Phải không? Hay ít nhất, có lẽ khi đọc, khi hát bài hát ấy, mỗi người cũng đã tự vẽ ra trong đầu mình một bức tranh. Bức tranh mưa bay những dòng mảnh mai làm nền cho khung cửa sổ trên tầng tháp cổ. Nơi đó hiện lên một bóng hình mỏng manh, gầy guộc với tay dài, mắt xanh xao. Nhưng thử cắt nghĩa câu thơ ấy? “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”.
Là “dài tay em mấy/thuở mắt xanh xao”, hay “dài tay em mấy thuở/mắt xanh xao”? Ngay cả trong từng tổ hợp : “dài tay em mấy”, “dài tay em mấy thuở”, ta cũng khó mà xác định được một ý nghĩa rõ ràng.
Cái đẹp lấp lánh ở đó. Nơi kết tinh vẻ đẹp của vô thường, mộng, hoài niệm và thiền vị. Bởi, vô thường thì làm gì có chân lý. Bởi, mộng thì làm gì có ranh giới. Bởi, hoài niệm chỉ là con đường ảo ảnh. Và thiền vị, là cái đẹp rỗng không. Nghệ thuật không mượn đến ý nghĩa để khoác lên vẻ đẹp khác mình. Trịnh Công Sơn cũng vậy, ngôn từ của ông mang vẻ đẹp như như vốn có của chúng.
Hay, chính sự mờ nhòe là đường nét của cái đẹp trong nhạc Trịnh? Như Biển nhớ, là nơi dung chứa nỗi nhớ, là biển của hoài niệm? Hay Biển nhớ là một cấu trúc chủ vị với “biển” là chủ ngữ, và “nhớ” là vị ngữ? Vì biển là chứng nhân của tình yêu, nên biển biết nhớ. Vì tôi nhớ em nên vạn vật cũng đắp bồi nỗi nhớ. Vì sao?
“Người nằm xuống xin mưa đầy…” (Mưa hồng)
Chủ ngữ là “người”, hay chủ ngữ là một “nhân vật” vắng mặt? “Tôi” chẳng hạn. Người nằm xuống và người xin mưa đầy, hay, người đã nằm xuống và tôi xin mưa hãy đầy?
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào.
(Mưa hồng)
“Cầu” là động từ hay danh từ? “Đường” là chủ ngữ hay có con đường mang tên “đường phượng bay” làm chủ ngữ cho “mù không lối vào”? Chiếc cầu kết bằng mưa làm ướt áo em trên con đường về, hay em nguyện cầu cho mưa ướt vai áo, ướt đẫm một thời thiếu nữ? Ướt đẫm tình anh.
“Sen hồng một nụ em ngồi một thuở xuân xanh.”
(Đóa hoa vô thường)
Nên ngắt câu thế nào cho đúng? “Sen hồng một nụ/em ngồi một thuở xuân xanh”? “Hồng” và “ngồi” là hai động từ. “Sen” và “em” được so sánh với nhau. “Một nụ” và “một thuở xuân xanh” tuy hai mà một, là giai đoạn đẹp nhất của vạn vật. Với em, là “thuở xuân xanh”. Với sen, là “nụ”! “Nụ” là một giai đoạn, một lứa tuổi của sen. Như em, thì con gái. Hay là, “sen hồng một nụ em ngồi/ một thuở xuân xanh”? Cái thuở ấy, cái thuở mà em ngồi lên một nụ sen hồng, tinh khôi, trong trắng. Là “một thuở xuân xanh” của em. Em và sen là một đóa thơm tho hòa lẫn hương sắc vào nhau. Là cái thuở xuân sắc của cả em và sen. Là cái đẹp đến từ vô thường!
Hay, trong Cỏ xót xa đưa, chàng phù thủy ấy viết:
“Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu.”? “Mai hồng” đang là trạng ngữ và chủ ngữ đi vắng? Rằng, những sớm mai hồng tôi/anh/em ngồi nhớ thiên thu? Hay, chính “mai hồng” ấy là chủ ngữ? Để cân xứng với “thiên thu”? “Mai hồng” là điểm khởi đầu. Là tinh khiết, là rạo rực tuổi xuân. “Thiên thu” là điểm tận cùng vĩnh viễn. Là kết cuộc của cả một giai đoạn thâm trầm, để rồi an nhiên nhìn cuộc ta bà ngoài kia. Như một vòng tròn, “mai hồng” qua bao nhiêu lần nhập cuộc, bao nhiêu cuộc dấn thân, trở về yên lặng làm “thiên thu”. Và rồi, “thiên thu” khi đã đủ chiêm nghiệm, lại hóa thân thành “mai hồng” để rong chơi cuộc đời. Và như một người thủy chung, “mai hồng” hoài niệm về “thiên thu”. Như hoài niệm về một quãng đời, một người bạn, một tình nhân. Là gì? Trạng ngữ hay chủ ngữ dường như là hai khái niệm bị loại khỏi cuộc chơi ngay từ những vòng đầu tiên. Chỉ còn lại cái đẹp được cảm nhận từ sâu trong bản thể của ngôn từ. Ở đó không có chỗ cho trật tự của ngữ pháp.
Không cần ý nghĩa, những lời ca ấy, bằng vẻ đẹp của chính mình, đã tạo nên những văn bản bằng nét màu vẽ trong suốt trong lòng người nghe. Trò chơi kéo dài bất tận. Ngôn từ hóa những nét cọ mảnh mai xiên vào tâm trí người chơi. Mà những bức tranh thì làm gì có trật tự ngữ pháp?
Cũng như vô thường. tranh không là duy nhất. Một ca từ có thể là nhiều bức tranh. Một người chơi có thể vẽ nhiều nét vẽ bất định.
Cũng như mộng. Những nét vẽ mờ nhòe như ảo ảnh. Bước qua mọi ranh giới. Sẽ là cái đẹp.
Cũng như thiền vị. Bức tranh rỗng không. Nét vẽ trong suốt. Vẻ đẹp thoát thai từ đó.
3.2. Trò chơi siêu thực
Bước vào thế giới của Trịnh Công Sơn là bước vào mộng. Trong trò chơi với mộng, ngôn từ dường như rất thật mà dường như ảo ảnh. Những từ tưởng đã cũ kỹ, qua ánh mắt của Hoàng tử bé, chợt mới mẻ như lần đầu!
Mộng mà!
Ranh giới của mộng là không có ranh giới.
Mảnh đất ấy là thiên đường của những cánh diều.
Thỏa thuê tưởng tượng. Mặc sức tung bay. Những cánh diều nhiều màu chao liệng giữa biếc xanh nền trời.
Chẳng còn thật-ảo. Chỉ còn lại thế giới của những cánh diều. Của cái đẹp.
Nắng thủy tinh, đời cơm áo, tay rong rêu… Danh từ đi với danh từ tạo thành một tổ hợp danh từ lạ lẫm. Lạ mà quen. Cũ mà mới. Nắng ấy, đời ấy, tay ấy, chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng là nắng gì, đời gì, tay gì. Chỉ hình thành trong đầu người chơi một hình ảnh của riêng mình. Với tôi, có thể đó là nắng lóng lánh tinh khiết của sớm mai, là cuộc đời bộn bề lo toan, là bàn tay gầy guộc mà tươi mát, xanh xao mà mềm mại… Bàn tay của hoài niệm, của dấu xưa… Đó là những “văn bản” được xác lập trong đầu người đọc từ “tác phẩm” của người sáng tạo.
Nhờ những “văn bản” ấy mà nghệ sỹ là người giàu có nhất. Và nghệ thuật là trò chơi công bằng nhất. Ai cũng có quyền tạo ra cái đẹp của riêng mình. Nhạc Trịnh cũng là trò chơi như thế.
Hạ trắng, mưa hồng, mắt xanh xao, vai gầy guộc, đá ngây ngô… Danh từ kết hợp tính từ. Là những từ quen thuộc tưởng đã mòn rỗng. Vậy mà vẫn mới! Cái đẹp của hạ trắng mưa hồng là cái đẹp không thật. Tựa như bạn đang nhìn chúng từ một chiếc gương thần. Dường như chiếc gương ấy soi chiếu vào sâu bản thể của sự vật, cũng là sâu trong tâm tưởng người sáng tạo. Để hiểu rằng, vì hạ có loài hoa trắng ngát hương trong cơn mộng mị ban trưa. Nên thành Hạ trắng. Vì mưa có gót hồng của em, nên Mưa hồng. Và mắt xanh xao, vai gầy guộc, đá ngây ngô… Và tay xanh ngà ngọc, và đôi vai lụa mát, và mi cong cỏ mượt… Trịnh Công Sơn mải mê trộn lẫn vạn vật vào với nhau. Không còn vật, không còn ta. Tất cả đi vào trong nhau để khai sinh ra cái đẹp cho nhân loại. Cái đẹp ấy được vẽ lên trong trí tưởng tượng của người chơi.
Rồi như đá ngây ngô. Có phải loài người cần học cách “ngây ngô” để nhẹ lòng cảm thấu cái đẹp mà không cần đến thứ lý lẽ thường tình nào.
Trịnh Công Sơn đã “ngây ngô” như thế để sáng tạo cái đẹp. Đặt ngẫu nhiên những mảnh ghép từ loại cạnh nhau, Trịnh khai sinh ra những hình ảnh vừa gần gũi vừa siêu thực. Ghép một từ ngữ cụ thể bên cạnh một từ ngữ trừu tượng, nối hai hình ảnh cụ thể bằng một hình ảnh trừu tượng, như một sự “nhầm lẫn” thú vị, Trịnh trao cho chúng ta những “văn bản” khác lạ.
“Có sợ tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi…” (Ru ta ngậm ngùi)
“Phơi tình cho nắng khô mau.” (Tình xót xa vừa)
“Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.” (Ru ta ngậm ngùi)
“Nắng phơi trên màu ngói non tươi.” (Chiều trên quê hương tôi)
“Sương khoác mềm vai phố” (Hôm nay tôi nghe)
“Lùa nắng cho buồn vào tóc em.” (Nắng thủy tinh)
“Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy.” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
“Trời ươm nắng cho mây hồng.” (Mưa hồng)
“Ngàn cây thắp nến lên hai hàng” (Nắng thủy tinh)
“Tôi xin làm nụ cười chờ em giữa đôi môi” (Vì tôi cần thấy em yêu đời)
“Có con đường nằm nghe nắng mưa” (Em còn nhớ hay em đã quên)
… “cho ta phơi cuộc tình”? “Phơi” là một động từ quen thuộc, được dùng với những vật cụ thể trong đời sống hàng ngày. Còn “cuộc tình”? Là trừu tượng, là trong suốt, là vô hình, không cầm nắm được, không chạm vào được. Vậy thì làm sao để “phơi cuộc tình”? Dường như chỉ có Trịnh Công Sơn làm được điều ấy. Và người chơi là người tạo ra cái đẹp. Bằng cách tưởng tượng, bằng cách hư cấu cho mình một hình ảnh, một hành động. “Cuộc tình” ấy như thế nào? “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình”. Môi thơm – để phơi cuộc tình? Hẳn cuộc tình ấy phải đẹp đẽ, thơm tho lắm. Phải mong manh, ảo ảnh lắm, thì mới phơi được trên đôi môi thơm ấy chứ! “Phơi cuộc tình” cho khô? “Phơi cuộc tình” – như một cách bày biện? Một cách biểu hiện tình yêu? Môi thơm cho ta “phơi cuộc tình”, bằng nụ hôn, bằng ánh mắt, bằng cách nuốt trọn làn hương tình? “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình”? Môi thành một đóa thơm tho và tình yêu đơm hương ở đó.
Sẽ còn nhiều đóa môi thơm, sẽ còn nhiều cuộc tình đẹp. Chừng nào còn có nghệ thuật. Còn có Trịnh Công Sơn. Để lùa nắng, để nhặt gió, để chăn gió mưa. Để “sương khoác mềm vai phố”.
“Lùa nắng” là hình ảnh của tưởng tượng, của mộng ảo. Và “lùa nắng” để làm gì? “Cho buồn vào tóc em”, nỗi buồn hóa một sinh thể diệu ảo bước vào mái tóc em. Như bước vào vùng trời nuôi nấng cái đẹp. “Ươm nắng” như ươm một mầm non xanh, để nở thành những đóa mây hồng. Để mây hồng lớn lên thành mưa. Để bàn tay ai “chăn gió mưa”, làm chú mục đồng chăm sóc thiên nhiên, gìn giữa gió mưa. Như một kho báu thần tiên của cõi người.
Nơi đó có loài nắng sưởi ấm đêm thâu. Loài nắng tỏa ra từ trái tim. Từ tình yêu. Từ lòng người. Nắng khuya.
Nơi đó có con đường lặng lẽ bên đời. Tưởng đã ngủ quên từ ngày em đi. “Em đi bỏ lại con đường.” Vậy mà vẫn thấu trọn từng cơn nắng, từng giọt mưa. “Có con đường nằm nghe nắng mưa.” Người tình của cuộc sống ấy lắng nghe từng hơi thở linh diệu của vạn vật.
Để “ươm nắng” cho mây.
Để “thắp nến” cho cây.
Để “lùa nắng” vào mắt em.
Để “nhặt gió” mời em giữ.
Như nhặt cái đẹp trong suốt gom vào chiếc thuyền ngôn ngữ. Con người tài hoa ấy hồn nhiên nhìn nắng, nhìn gió, nhìn hoa cỏ, con đường, dòng sông… như nhìn một sinh thể diệu ảo. Để rồi dường như khoác cho chúng lớp áo trừu tượng: nắng mềm, nắng khuya, nắng hững hờ, nắng la đà, nắng chiều quạnh quẽ, gió vô thường, gió vô tình, ngọn gió hư vô, ngọn gió hư hao…
Và sông: “có một dòng sông đã qua đời”. Và con đường: “em đi bỏ lại con đường”.
Và cỏ hoa: “đóa hoa hồng vùi quên trong tay”. “đóa hoa hồng tàn hôn lên môi”, “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, “có nụ hồng ngày xưa rớt lại”, “từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường”…
Vạn vật, qua ánh mắt vị phù thủy điêu luyện ấy, dường như đều trở nên huyền diệu. Bởi với Trịnh Công Sơn, mỗi vật đều có hơi thở riêng, có tiếng nói riêng, và ông cố gắng cảm nhận, lắng nghe từng nhịp đập bí ẩn của vũ trụ. Theo cách giản dị đó, cái đẹp thoát thai. Trừu tượng hay cụ thể? Siêu thực hay không? Hãy thấu suốt bằng trái tim, hãy tìm lý lẽ của cái đẹp. Tôi có một “văn bản” của riêng tôi. Bạn có bức vẽ của riêng bạn. Trịnh Công Sơn thả ta vào một miền chơi vơi của “giấc ngủ vừa”, của “tình xót xa vừa”, “môi em hồng vừa”, “yêu em từ độ”… “Vừa” thế nào? “Độ” nào? Ta chênh vênh ở cõi siêu thực.
Cõi Đẹp.
3.3. Ẩn dụ
Như cuộc tắm gội của người con gái, ẩn dụ là một nghi lễ của ca từ Trịnh Công Sơn. Và nếu vậy, ca từ Trịnh Công Sơn quả là một cô gái biết cách thanh tẩy và điểm trang. Cô gái ấy vừa diễm lệ, vừa giản đơn. Vừa cao sang, vừa gần gụi. Cô gái ấy biết cách làm thu hút ánh nhìn của mọi người.
Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du.
(Biết đâu nguồn cội)
Trăng đến rồi đi, lúc ẩn lúc hiện, như vị khách trọ lãng du không chốn hẹn hò. Con sông chung thủy một nơi đợi chờ. Cũng như tôi, “là quán trọ, buồn chân em ghé chơi”. Hai hình ảnh so sánh của lời mở đầu dường như chỉ là cái cớ để hình ảnh ẩn dụ về hai nhân vật chính được xuất hiện. Tôi là quán trọ cũng như con sông kia, tôi là con sông. Em là trăng lãng du kia. Em đến rồi đi, tôi cứ chờ cứ đợi. Còn gì đẹp đẽ hơn trăng? Còn gì yên vị hơn “quán đợi”? Đó là em và tôi. Là điểm duyên hội ngộ của một cuộc tình. Ẩn hiện đâu đó sau con sông, sau vầng trăng, là một lời trách hiền từ, bao dung. Và tôi, người tình ấy tình nguyện chấp nhận. Tình nguyện làm người đợi trăng về sau chuyến da du bất tận:
Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.
(Biết đâu nguồn cội)
Để rồi trăng hồn nhiên vội vàng ra đi sau ngày hội chốn này. Để rồi tôi hóa thành đá cuội lăn theo gót hài em. Ẩn dụ liên tiếp ẩn dụ. Dường như trăng và em, tôi và vật tan lẫn vào nhau. Em hay là trăng? Tôi hay là “đá cuội”? Là “quán đợi”? Trịnh Công Sơn sử dụng phép tu từ hồn nhiên như trẻ thơ. Ông xóa nhòa mọi ranh giới. Ông để cho mọi vật đi vào nhau, tự nhiên như vốn phải thế.
Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ.
(Tuổi đá buồn)
Người hát tình ca ấy cảm nhận cái buốt giá trên từng ngón tay người mình yêu. Để rồi những ngón tay ấy, trong suy tưởng của Trịnh Công Sơn, là những “phiến băng dài”. Còn hình ảnh nào đẹp hơn thế để so với những ngón tay người tình? Tôi tin rằng, chỉ có Trịnh Công Sơn mới tạo ra được những “phiến băng” trắng trong, giá lạnh ấy. Ảo ảnh như sương khói. Mơ hồ như hư không. Hình như Trịnh đã kết tinh tất cả hơi lạnh của mùa đông để đặt lên đôi tay ấy. Ẩn dụ, có phải, đã nhường chỗ cho cái đẹp? Chỉ còn “từng phiến băng dài trên hai tay xuôi”. Bàn tay đã khuất lấp đâu đó trong hơi sương rét buốt của mùa đông mất rồi!
“Phiến băng dài”. “Tháp cổ”. “Thuở mắt”… Có phải Trịnh Công Sơn đã xâu thêm vào chuỗi hạt tiếng Việt những viên ngọc lấp lánh?
Tiếng Anh duy nhất mạo từ “the” đứng trước sự vật để xác định sự có mặt của sự vật ấy. “The” chỉ đơn giản là “cái”. The table: cái bàn, the chair: cái ghế, the eyes: con mắt…
Tiếng Pháp có “le” và “la”. Cẩn thận hơn, phân biệt giống đực và giống cái của sự vật.
Và tiếng Việt! Một mảnh đất của nghệ thuật ngôn từ. Biết bao sự hóa thân kỳ diệu của ngôn từ để người Việt nói đến một vùng cơ thể. Nhất là những vùng cơ thể trên da thơm quả ngọt người con gái. Thiên nhiên ẩn tàng ở đó. Cái đẹp ở trọ nơi đó.
Vầng trán. Gò má. Mái tóc. Bờ môi. Sóng mũi… Đó hoàn toàn là thứ tiếng Việt mộc mạc, chân phương chưa hề điểm trang. Ai cũng có một vầng trán, một bờ môi, một mái tóc. Ai cũng đẹp. Vì tiếng Việt đẹp.
Nguyễn Du là một trong những người nhặt những viên ngọc đẹp đẽ của tiếng Việt. Trong dòng suối từ xa xưa, trong cái đẹp thiếu nữ: “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”, “khuôn trăng”, “nét ngài”… Kiều và Vân như thoát thai từ tinh túy của thiên nhiên, của đất trời. Vẻ đẹp nhòa lẫn giữa thiên nhiên và con người. Tiếng Việt, qua bao nhiêu lâu, đã gìn giữ và phát tiết vẻ đẹp ngôn từ.
Và Trịnh Công Sơn. Là “thuở mắt”, là “tháp cổ”, là “cánh vai”, là “phiến băng dài”… Tiếng Việt có “bờ mi”, Trịnh Công Sơn có “thuở mắt”. “Thuở mắt” là gì? Không ai cắt nghĩa được. Chỉ biết “thuở” đứng trước “mắt” như một mạo từ xác định. Như “bờ” đứng trước “mi”. Như “the” đứng trước “eyes” trong tiếng Anh. “Thuở” cho ta một trường liên tưởng về thời xa xưa: thuở xưa, thuở ấy… Nơi cái đẹp của hoài niệm lên ngôi. Nơi rêu phong phủ kín lối về. Đôi mắt ấy, phải chăng, phủ đầy bóng thời gian, in sâu từng chiều mưa bay, nên thành “thuở mắt”? “Thuở mắt” dường như là một dự báo về những buổi chiều:
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.” Còn “tháp cổ”? Ngày chưa gọi tên được “thuở mắt”, “cánh vai”… trong nhạc Trịnh, tôi chỉ biết rằng, đó là tháp xưa, nơi nuôi nấng vẻ đẹp cổ kính của Diễm xưa. Ngờ đâu, “tháp cổ” còn nằm trong trường liên tưởng của một vùng cơ thể - địa phận của cái đẹp: bờ vai, khuôn mặt, làn da… “Tháp” cao, và “cổ” em cao. Nên thành “tháp cổ”. Một hình ảnh ẩn dụ cho ta nhiều hơn một biện pháp tu từ. Đó là sự sáng tạo. Đó là hạt ngọc kết tinh từ bao đời hoa trái của tiếng Việt. “Tháp cổ”.
“Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi.”
(Như cánh vạc bay) “Vai em” được so sánh với “cánh vạc”, chẳng phải, lại thoát thai một “cánh vai” thần tiên cho ngôn từ? Cho tiếng Việt. Cho nhạc Trịnh.
Và “lời buồn thánh”, “vết lăn trầm”, “giọt hư không”, “cọng buồn cỏ khô”…
Những ẩn dụ không dễ để lý giải theo một trật tự thông thường của ngôn từ. Nhưng chúng cho ta hình ảnh. Những bức vẽ đủ sức cảm thấu trái tim người đọc.
“Cọng buồn cỏ khô”, trước Trịnh Công Sơn, có ai đã so sánh nỗi buồn với cỏ khô? Có ai từng cụ thể hóa nỗi buồn thành “cọng buồn”? Nỗi buồn như hiện lên trước mắt ta với tất cả sự xơ xác, hao gầy. Và cọng cỏ khô ấy là hóa thân của nỗi buồn.
“Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô”.
(Rừng xưa đã khép)
Trong tiền kiếp, em đang ngồi với cỏ, hay đang cầm trên tay cọng buồn úa tàn màu cỏ khô? Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn không đưa ta đến một miền đích cụ thể nào. Ta chơi vơi ngay trong miền đích mà ẩn dụ đưa đến. Điều đó tạo ra cái đẹp. Với nghệ thuật, không còn gì là cụ thể, không một nơi chốn nào là xác định.
Là “cọng cỏ”, “cọng buồn”, hay “cọng khô”? Ba tầng nghĩa đủ là hiện thân của cái chơi vơi, bất định. Của sự mờ nhòe. Của cái đẹp ngôn từ trong ngôn ngữ Trịnh. Như Nguyễn du xưa kia từng viết:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều)
“Tơ liễu” thướt tha? “Bóng chiều” thướt tha? Mà “tơ liễu” còn là ẩn dụ chỉ người con gái, người con gái ấy là Kiều. Vậy chủ nhân của dáng vẻ thướt tha ấy, là ai? Là “tơ liễu”, là “bóng chiều”, là Thúy Kiều, hay, là tất cả? Nguyễn Du không cho ta cái nhìn cụ thể. Trịnh Công Sơn thả ta vào biển trời chênh chao những cánh diều ngôn từ. Như Tuổi đá buồn. Là “tuổi buồn”, “đá buồn”, hay “tuổi đá buồn”… Có ít nhất ba cánh diều chao nghiêng trước mắt ta.
Vậy là ta có tất cả. Vậy là ta chạm đến nghệ thuật. Nghệ thuật của ngôn từ.
Và kiếp người là hạt bụi, và cuộc đời là một cõi đi về:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi.”
(Cát bụi)
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.”
(Một cõi đi về)
Có gì đâu, tôi là một hạt bụi, rồi tôi sẽ trở về làm cát bụi, như một vòng tròn định mệnh. Cái chết là sự trở về chứ không phải sự ra đi. Chỉ một ẩn dụ, Trịnh Công Sơn đã giản dị hóa một triết lý tưởng chừng cao siêu, xa vời. Và đó là hiện thân của cái đẹp.
Từ khi em là nguyệt
Trong tôi có những mặt trời
[…]
Từ em thôi là nguyệt
Tôi xin đứng đó một mình.
(Nguyệt ca)
Đi hết từ ẩn dụ này đến những ẩn dụ khác. Ca từ Trịnh Công Sơn trở thành thế giới trong vắt của trẻ thơ. Khi em là nguyệt thì tôi là mặt trời. Để sánh đôi với em? Hay để nhận ra sự bất cân xứng giữa hai ta? Để rồi một ngày nọ, trong mắt tôi, em không còn là nguyệt. Phút đó thành phút tình cờ. Và tôi đứng đó một mình. Phải là cái nhìn minh triết của ánh mắt trẻ thơ, thì sự vật mới đủ tinh khôi để khoác lên mình lớp áo trong suốt toát ra từ sâu trong bản thể. Như trăng, như mặt trời. Như thác đổ, như vô thường.
Và như vậy, ẩn dụ điểm trang lên ca từ Trịnh Công Sơn vẻ đẹp như như vốn có của vạn vật.
Từ đó hoa là em
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Vạn vật tan vào nhau. Trang sức ẩn dụ chìm lẫn trong vẻ đẹp ngôn từ. Đâu là ẩn dụ? Đâu là vẻ đẹp của ca từ Trịnh Công Sơn? Tôi e là mình không còn đủ sáng suốt để phân định rõ ràng hai điều ấy.
3.4. Vẻ đẹp những cái tên
Biết bao những bóng hồng đã đi qua đời Trịnh. Biết bao cái tên riêng đã trở thành huyền thoại.
Dao Ánh rồi sẽ tàn phai theo thời gian. Nhưng mặt trời mãi mãi còn đó trong những bài tình ca của Trịnh Công Sơn.
Nguyệt rồi sẽ thôi là trăng. Nhưng Nguyệt ca vẫn được hát mỗi ngày, một nơi nào đó trên trái đât này.
Diễm rồi sẽ chìm vào quên lãng. Nhưng Diễm xưa là là hàng ngàn vẻ đẹp trong bức tranh về tầng tháp cổ của mỗi người nghe.
Bích Khê rồi sẽ về với quê nhà yêu dấu. Nhưng dòng suối nhỏ ấy vẫn xanh ngời trong Biển nhớ. Như một di tích của tình yêu, của nghệ thuật.
Những cái tên một thời trở thành biểu tượng của cái đẹp. Bởi, nó đã được phóng chiếu trong nghĩa rộng. Bởi nó đã trở thành cái cớ để ươm mầm những bản tình ca.
Ôi nhân loại mặt trời
Và em thôi này đôi môi xin thương người
Ôi nhân loại mặt trời trong tôi.
(Xin mặt trời ngủ yên)
Dao Ánh, là mặt trời. Và từ mối tình với Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã biến cái tên ấy thành của cải chung của nhân loại. Thành mặt trời của thế gian. Thành cảm hứng sáng tác của chính mình. Mặt trời ấy sáng trong tim “người tình trẻ”. Nhưng đồng thời, cũng tỏa ánh khắp nơi nơi. Và trong tim mỗi người, dường như cũng có một mặt trời của riêng mình. Mặt trời, từ đó, là biểu tượng của đấng cứu rỗi. Cuộc tình ấy hóa thần thoại.
Như Nguyệt. Quãng thời gian “từ khi trăng là nguyệt”, đến “từ em thôi là nguyệt”, là con đường sáng tạo nghệ thuật. Nguyệt, từ đó, là trăng, là phút tình cờ, là nguyệt ca… Là một biểu tượng riêng trong mỗi người. Là một bản tình ca tuyệt đẹp.
Từ khi trăng là nguyệt
Đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt
Em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt
Tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt
Trong tôi có những mặt trời.
(Nguyệt ca)
Người ta đâu cần nhớ Nguyệt là ai, trăng là mối tình nào. Chỉ biết hát Nguyệt ca. Chỉ biết vẽ ra những vầng trăng của riêng mình. Đó là cái đẹp của nghệ thuật.
Vẻ đẹp xưa đâu cần đến một Diễm cụ thể nào của trần thế. Mãi mãi, Diễm chỉ là cái cớ. Cái cớ để Trịnh viết Diễm xưa. Cái cớ để trao cho Diễm sứ mệnh của rong rêu xưa cũ. Cái cớ để cái đẹp được được hóa thân thành những sợi mưa trên tầng tháp cổ ngày xa xưa ấy.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Diễm là em, là tà áo lụa trắng thướt tha lướt trên cây cầu mỗi ngày. Mà diễm cũng là cái đẹp. Cho tôi hát tình ca. Cho cái đẹp lên ngôi.
Để khai hội một đóa hoa quỳnh. Quỳnh là em hay là hoa? Em thơm tho ngát hương là sợi tơ cho nỗi nhớ tôi chạm vào loài hoa ấy.
Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng.
(Quỳnh hương)
Tôi chẳng còn biết được đâu là hoa và đâu là em. Hay, đó chính là nghệ thuật? Và chẳng cần phải phân biệt giữa hoa và em. Tôi yêu hoa hay tôi yêu em, điều đó có còn quan trọng nữa đâu. Đơn giản, tôi yêu cái đẹp. Hoa hay em thì cũng cái đẹp ấy mà thôi. Em là Quỳnh, và hoa cũng là Quỳnh. Con chi ngại ngần. Cứ hồn nhiên như em, như hoa mà “cười khúc khích trên lưng”, nghe em!
Và Hồng Nhung, và Bống… Một đóa hoa và một loài cá bé nhỏ cần che chở. (Bống bồng ơi, Bống không là bống)
Và Vân Phi… Một áng mây quên lãng thù hận xót xa của đời mà nhẹ trôi cuối trời. (Phôi pha)
Và Lộc…
Và Bích Khê:
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê.
(Biển nhớ)
Dòng suối nhỏ vẫn chảy trôi giữa hai bờ cỏ lá, mà người nay đâu? Mà tình nay đâu? Còn đó, trong biển hoài niệm. An nhiên một khe suối. Lung linh một cuộc tình.
Cám ơn những cái tên. Cám ơn khởi nguyên của những bản tình ca Trịnh. Cám ơn những hạt mầm để khai sinh ra cái đẹp.
Tiểu kết
Trịnh Công Sơn đã đem cả cái hư không thả vào ca từ của mình. Ngôn từ trong nhạc Trịnh, vì thế, mang trọn vẹn cái hư không diễm ảo đó. Chiếc thuyền lá xinh đẹp ấy, thay vì chở cái đẹp trong ca từ đến bến bờ nghệ thuật, lại hóa thân thành cái đẹp! Cái đẹp chở cái đẹp!
Bằng những kết cấu phi ngữ pháp, bằng trò chơi siêu thực, bằng ẩn dụ, bằng vẻ đẹp những cái tên riêng, Trịnh Công Sơn đã đẩy chiếc thuyền ngôn từ lướt sóng ra khơi.
Bên kia bờ là mảnh đất nghệ thuật.
Mà cũng có thể, chẳng có bờ nào cả, chẳng có mảnh đất nào cả.
Bởi, chính chiếc thuyền lá xanh tơ ấy, là nghệ thuật. Nghệ thuật ngôn từ.
TRÒ CHƠI NGÔN TỪ
Nếu ví ngôn từ là chiếc thuyền lá chở cái bi và cái đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn đến bến bờ của nghệ thuật, thì dưới ánh nhìn của chúng tôi, chính chiếc thuyền lá ấy cũng là nghệ thuật. Một thứ nghệ thuật vừa giản dị vừa cao siêu, vừa ngẫu nhiên vừa tinh tế.
Đó là ngôn-ngữ-Trịnh.
Đó là cái đẹp.
“Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Một trật tự ngữ pháp mờ ảo.
“Có khi nắng khuya chưa lên…”. Một sự kết hợp đầy nghịch lý.
“Đóa hoa vô thường”. Một ẩn dụ diễm ảo.
Diễm xưa, Nguyệt ca… Những danh từ riêng được hóa thân thành biểu tượng của nghệ thuật.
Hoàng tử bé mải mê với trò chơi của mình. Như Trang Tử với Tiêu dao du. Như Heidegger:
“Chơi là chơi, không có tại sao”
Trịnh Công Sơn với trò chơi ngôn từ. Có ngờ đâu một ngày nọ, mình hóa thành phù thủy. “Phù thủy ngôn từ”.
Hãy cùng người phù thủy tài hoa ấy bước vào mê cung của ngôn ngữ. Như bước vào lâu đài của cái đẹp.
3.1. Những kết hợp phi ngữ pháp
Như những mảnh ghép được đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên, ca từ Trịnh Công Sơn là một trò chơi thú vị với người đọc, người nghe. Trên con đường kiếm tìm trật tự đúng của những mảnh ghép, ông tạo cho người chơi niềm tin về trật tự của cái đẹp. Có thể người chơi tìm được một trật tự chưa đúng, nhưng đồng thời, họ cũng tin rằng, mình không sai. Bởi trong nghệ thuật, làm gì có đúng sai, làm gì có trật tự. Cứ thế, cứ nhập nhòe mông lung, cả người quản trò và người chơi đều không còn nhận ra ranh giới giữa những trật tự bình thường và những trật tự bất bình thường nữa! Dường như với con người tài hoa đó, chưa bao giờ có điểm mở đầu và điểm kết thúc trên đời này. “Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ, không có cái chết sau cùng.” Có lẽ, trật tự duy nhất trong nhạc Trịnh là không trật tự. Trịnh Công Sơn không tìm đến sự mạch lạc của trật tự ngôn ngữ thông thường. Ông tìm đến cái đẹp. Vì thế, nếu phải đặt tên cho thứ lô-gic giữa các mảnh ghép ngôn từ Trịnh Công Sơn, tôi sẽ đặt tên là Lô-gic của cái đẹp. Mọi sự sắp xếp, mọi sự kiếm tìm, với Trịnh, đều vô nghĩa. Người chơi tự tìm thấy cho mình lý lẽ riêng của cái đẹp. Vậy là đủ trọn vẹn cho trò chơi nghệ thuật.
Hãy cùng đọc Trịnh, hát Trịnh với một tâm thế an nhiên. Thảnh thơi như trẻ thơ. Nhẹ nhàng như rồi gió sẽ cuốn đi tất cả. Không nghĩ suy, không cố tìm ý nghĩa. Ta sẽ thấy ở đó một vẻ đẹp trong suốt. Đẹp như cái đẹp bản thể của ngôn ngữ. Trịnh, có lẽ, không muốn chiếc thuyền của mình phải chở nặng quá nhiều thứ, để rồi quên đi vẻ đẹp của chính mình. Ông đã đưa ngôn từ về với cội nguồn. Chúng đẹp như-chúng-vẫn-vậy. Không cần ý nghĩa. Không cần trật tự. Tự chúng, ngôn ngữ, đã là ý nghĩa, là trật tự.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao.
(Diễm xưa)
Chỉ biết là đẹp. Có ai đã từng ngồi cắt nghĩa những câu như thế trong nhạc Trịnh? Nếu phải vẽ một bức tranh từ hai câu thơ ấy, tôi chắc rằng, sẽ có rất nhiều bức tranh đẹp. Mưa, tầng tháp cổ, tay dài, mắt xanh xao… Chừng đó hình ảnh đủ để có một bức tranh lãng đãng sương khói ảo ảnh, hoặc nhập nhòe ướt mưa với tông màu lạnh của rêu phong cổ kính. Phải không? Hay ít nhất, có lẽ khi đọc, khi hát bài hát ấy, mỗi người cũng đã tự vẽ ra trong đầu mình một bức tranh. Bức tranh mưa bay những dòng mảnh mai làm nền cho khung cửa sổ trên tầng tháp cổ. Nơi đó hiện lên một bóng hình mỏng manh, gầy guộc với tay dài, mắt xanh xao. Nhưng thử cắt nghĩa câu thơ ấy? “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”.
Là “dài tay em mấy/thuở mắt xanh xao”, hay “dài tay em mấy thuở/mắt xanh xao”? Ngay cả trong từng tổ hợp : “dài tay em mấy”, “dài tay em mấy thuở”, ta cũng khó mà xác định được một ý nghĩa rõ ràng.
Cái đẹp lấp lánh ở đó. Nơi kết tinh vẻ đẹp của vô thường, mộng, hoài niệm và thiền vị. Bởi, vô thường thì làm gì có chân lý. Bởi, mộng thì làm gì có ranh giới. Bởi, hoài niệm chỉ là con đường ảo ảnh. Và thiền vị, là cái đẹp rỗng không. Nghệ thuật không mượn đến ý nghĩa để khoác lên vẻ đẹp khác mình. Trịnh Công Sơn cũng vậy, ngôn từ của ông mang vẻ đẹp như như vốn có của chúng.
Hay, chính sự mờ nhòe là đường nét của cái đẹp trong nhạc Trịnh? Như Biển nhớ, là nơi dung chứa nỗi nhớ, là biển của hoài niệm? Hay Biển nhớ là một cấu trúc chủ vị với “biển” là chủ ngữ, và “nhớ” là vị ngữ? Vì biển là chứng nhân của tình yêu, nên biển biết nhớ. Vì tôi nhớ em nên vạn vật cũng đắp bồi nỗi nhớ. Vì sao?
“Người nằm xuống xin mưa đầy…” (Mưa hồng)
Chủ ngữ là “người”, hay chủ ngữ là một “nhân vật” vắng mặt? “Tôi” chẳng hạn. Người nằm xuống và người xin mưa đầy, hay, người đã nằm xuống và tôi xin mưa hãy đầy?
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào.
(Mưa hồng)
“Cầu” là động từ hay danh từ? “Đường” là chủ ngữ hay có con đường mang tên “đường phượng bay” làm chủ ngữ cho “mù không lối vào”? Chiếc cầu kết bằng mưa làm ướt áo em trên con đường về, hay em nguyện cầu cho mưa ướt vai áo, ướt đẫm một thời thiếu nữ? Ướt đẫm tình anh.
“Sen hồng một nụ em ngồi một thuở xuân xanh.”
(Đóa hoa vô thường)
Nên ngắt câu thế nào cho đúng? “Sen hồng một nụ/em ngồi một thuở xuân xanh”? “Hồng” và “ngồi” là hai động từ. “Sen” và “em” được so sánh với nhau. “Một nụ” và “một thuở xuân xanh” tuy hai mà một, là giai đoạn đẹp nhất của vạn vật. Với em, là “thuở xuân xanh”. Với sen, là “nụ”! “Nụ” là một giai đoạn, một lứa tuổi của sen. Như em, thì con gái. Hay là, “sen hồng một nụ em ngồi/ một thuở xuân xanh”? Cái thuở ấy, cái thuở mà em ngồi lên một nụ sen hồng, tinh khôi, trong trắng. Là “một thuở xuân xanh” của em. Em và sen là một đóa thơm tho hòa lẫn hương sắc vào nhau. Là cái thuở xuân sắc của cả em và sen. Là cái đẹp đến từ vô thường!
Hay, trong Cỏ xót xa đưa, chàng phù thủy ấy viết:
“Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu.”? “Mai hồng” đang là trạng ngữ và chủ ngữ đi vắng? Rằng, những sớm mai hồng tôi/anh/em ngồi nhớ thiên thu? Hay, chính “mai hồng” ấy là chủ ngữ? Để cân xứng với “thiên thu”? “Mai hồng” là điểm khởi đầu. Là tinh khiết, là rạo rực tuổi xuân. “Thiên thu” là điểm tận cùng vĩnh viễn. Là kết cuộc của cả một giai đoạn thâm trầm, để rồi an nhiên nhìn cuộc ta bà ngoài kia. Như một vòng tròn, “mai hồng” qua bao nhiêu lần nhập cuộc, bao nhiêu cuộc dấn thân, trở về yên lặng làm “thiên thu”. Và rồi, “thiên thu” khi đã đủ chiêm nghiệm, lại hóa thân thành “mai hồng” để rong chơi cuộc đời. Và như một người thủy chung, “mai hồng” hoài niệm về “thiên thu”. Như hoài niệm về một quãng đời, một người bạn, một tình nhân. Là gì? Trạng ngữ hay chủ ngữ dường như là hai khái niệm bị loại khỏi cuộc chơi ngay từ những vòng đầu tiên. Chỉ còn lại cái đẹp được cảm nhận từ sâu trong bản thể của ngôn từ. Ở đó không có chỗ cho trật tự của ngữ pháp.
Không cần ý nghĩa, những lời ca ấy, bằng vẻ đẹp của chính mình, đã tạo nên những văn bản bằng nét màu vẽ trong suốt trong lòng người nghe. Trò chơi kéo dài bất tận. Ngôn từ hóa những nét cọ mảnh mai xiên vào tâm trí người chơi. Mà những bức tranh thì làm gì có trật tự ngữ pháp?
Cũng như vô thường. tranh không là duy nhất. Một ca từ có thể là nhiều bức tranh. Một người chơi có thể vẽ nhiều nét vẽ bất định.
Cũng như mộng. Những nét vẽ mờ nhòe như ảo ảnh. Bước qua mọi ranh giới. Sẽ là cái đẹp.
Cũng như thiền vị. Bức tranh rỗng không. Nét vẽ trong suốt. Vẻ đẹp thoát thai từ đó.
3.2. Trò chơi siêu thực
Bước vào thế giới của Trịnh Công Sơn là bước vào mộng. Trong trò chơi với mộng, ngôn từ dường như rất thật mà dường như ảo ảnh. Những từ tưởng đã cũ kỹ, qua ánh mắt của Hoàng tử bé, chợt mới mẻ như lần đầu!
Mộng mà!
Ranh giới của mộng là không có ranh giới.
Mảnh đất ấy là thiên đường của những cánh diều.
Thỏa thuê tưởng tượng. Mặc sức tung bay. Những cánh diều nhiều màu chao liệng giữa biếc xanh nền trời.
Chẳng còn thật-ảo. Chỉ còn lại thế giới của những cánh diều. Của cái đẹp.
Nắng thủy tinh, đời cơm áo, tay rong rêu… Danh từ đi với danh từ tạo thành một tổ hợp danh từ lạ lẫm. Lạ mà quen. Cũ mà mới. Nắng ấy, đời ấy, tay ấy, chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng là nắng gì, đời gì, tay gì. Chỉ hình thành trong đầu người chơi một hình ảnh của riêng mình. Với tôi, có thể đó là nắng lóng lánh tinh khiết của sớm mai, là cuộc đời bộn bề lo toan, là bàn tay gầy guộc mà tươi mát, xanh xao mà mềm mại… Bàn tay của hoài niệm, của dấu xưa… Đó là những “văn bản” được xác lập trong đầu người đọc từ “tác phẩm” của người sáng tạo.
Nhờ những “văn bản” ấy mà nghệ sỹ là người giàu có nhất. Và nghệ thuật là trò chơi công bằng nhất. Ai cũng có quyền tạo ra cái đẹp của riêng mình. Nhạc Trịnh cũng là trò chơi như thế.
Hạ trắng, mưa hồng, mắt xanh xao, vai gầy guộc, đá ngây ngô… Danh từ kết hợp tính từ. Là những từ quen thuộc tưởng đã mòn rỗng. Vậy mà vẫn mới! Cái đẹp của hạ trắng mưa hồng là cái đẹp không thật. Tựa như bạn đang nhìn chúng từ một chiếc gương thần. Dường như chiếc gương ấy soi chiếu vào sâu bản thể của sự vật, cũng là sâu trong tâm tưởng người sáng tạo. Để hiểu rằng, vì hạ có loài hoa trắng ngát hương trong cơn mộng mị ban trưa. Nên thành Hạ trắng. Vì mưa có gót hồng của em, nên Mưa hồng. Và mắt xanh xao, vai gầy guộc, đá ngây ngô… Và tay xanh ngà ngọc, và đôi vai lụa mát, và mi cong cỏ mượt… Trịnh Công Sơn mải mê trộn lẫn vạn vật vào với nhau. Không còn vật, không còn ta. Tất cả đi vào trong nhau để khai sinh ra cái đẹp cho nhân loại. Cái đẹp ấy được vẽ lên trong trí tưởng tượng của người chơi.
Rồi như đá ngây ngô. Có phải loài người cần học cách “ngây ngô” để nhẹ lòng cảm thấu cái đẹp mà không cần đến thứ lý lẽ thường tình nào.
Trịnh Công Sơn đã “ngây ngô” như thế để sáng tạo cái đẹp. Đặt ngẫu nhiên những mảnh ghép từ loại cạnh nhau, Trịnh khai sinh ra những hình ảnh vừa gần gũi vừa siêu thực. Ghép một từ ngữ cụ thể bên cạnh một từ ngữ trừu tượng, nối hai hình ảnh cụ thể bằng một hình ảnh trừu tượng, như một sự “nhầm lẫn” thú vị, Trịnh trao cho chúng ta những “văn bản” khác lạ.
“Có sợ tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi…” (Ru ta ngậm ngùi)
“Phơi tình cho nắng khô mau.” (Tình xót xa vừa)
“Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.” (Ru ta ngậm ngùi)
“Nắng phơi trên màu ngói non tươi.” (Chiều trên quê hương tôi)
“Sương khoác mềm vai phố” (Hôm nay tôi nghe)
“Lùa nắng cho buồn vào tóc em.” (Nắng thủy tinh)
“Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy.” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
“Trời ươm nắng cho mây hồng.” (Mưa hồng)
“Ngàn cây thắp nến lên hai hàng” (Nắng thủy tinh)
“Tôi xin làm nụ cười chờ em giữa đôi môi” (Vì tôi cần thấy em yêu đời)
“Có con đường nằm nghe nắng mưa” (Em còn nhớ hay em đã quên)
… “cho ta phơi cuộc tình”? “Phơi” là một động từ quen thuộc, được dùng với những vật cụ thể trong đời sống hàng ngày. Còn “cuộc tình”? Là trừu tượng, là trong suốt, là vô hình, không cầm nắm được, không chạm vào được. Vậy thì làm sao để “phơi cuộc tình”? Dường như chỉ có Trịnh Công Sơn làm được điều ấy. Và người chơi là người tạo ra cái đẹp. Bằng cách tưởng tượng, bằng cách hư cấu cho mình một hình ảnh, một hành động. “Cuộc tình” ấy như thế nào? “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình”. Môi thơm – để phơi cuộc tình? Hẳn cuộc tình ấy phải đẹp đẽ, thơm tho lắm. Phải mong manh, ảo ảnh lắm, thì mới phơi được trên đôi môi thơm ấy chứ! “Phơi cuộc tình” cho khô? “Phơi cuộc tình” – như một cách bày biện? Một cách biểu hiện tình yêu? Môi thơm cho ta “phơi cuộc tình”, bằng nụ hôn, bằng ánh mắt, bằng cách nuốt trọn làn hương tình? “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình”? Môi thành một đóa thơm tho và tình yêu đơm hương ở đó.
Sẽ còn nhiều đóa môi thơm, sẽ còn nhiều cuộc tình đẹp. Chừng nào còn có nghệ thuật. Còn có Trịnh Công Sơn. Để lùa nắng, để nhặt gió, để chăn gió mưa. Để “sương khoác mềm vai phố”.
“Lùa nắng” là hình ảnh của tưởng tượng, của mộng ảo. Và “lùa nắng” để làm gì? “Cho buồn vào tóc em”, nỗi buồn hóa một sinh thể diệu ảo bước vào mái tóc em. Như bước vào vùng trời nuôi nấng cái đẹp. “Ươm nắng” như ươm một mầm non xanh, để nở thành những đóa mây hồng. Để mây hồng lớn lên thành mưa. Để bàn tay ai “chăn gió mưa”, làm chú mục đồng chăm sóc thiên nhiên, gìn giữa gió mưa. Như một kho báu thần tiên của cõi người.
Nơi đó có loài nắng sưởi ấm đêm thâu. Loài nắng tỏa ra từ trái tim. Từ tình yêu. Từ lòng người. Nắng khuya.
Nơi đó có con đường lặng lẽ bên đời. Tưởng đã ngủ quên từ ngày em đi. “Em đi bỏ lại con đường.” Vậy mà vẫn thấu trọn từng cơn nắng, từng giọt mưa. “Có con đường nằm nghe nắng mưa.” Người tình của cuộc sống ấy lắng nghe từng hơi thở linh diệu của vạn vật.
Để “ươm nắng” cho mây.
Để “thắp nến” cho cây.
Để “lùa nắng” vào mắt em.
Để “nhặt gió” mời em giữ.
Như nhặt cái đẹp trong suốt gom vào chiếc thuyền ngôn ngữ. Con người tài hoa ấy hồn nhiên nhìn nắng, nhìn gió, nhìn hoa cỏ, con đường, dòng sông… như nhìn một sinh thể diệu ảo. Để rồi dường như khoác cho chúng lớp áo trừu tượng: nắng mềm, nắng khuya, nắng hững hờ, nắng la đà, nắng chiều quạnh quẽ, gió vô thường, gió vô tình, ngọn gió hư vô, ngọn gió hư hao…
Và sông: “có một dòng sông đã qua đời”. Và con đường: “em đi bỏ lại con đường”.
Và cỏ hoa: “đóa hoa hồng vùi quên trong tay”. “đóa hoa hồng tàn hôn lên môi”, “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, “có nụ hồng ngày xưa rớt lại”, “từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường”…
Vạn vật, qua ánh mắt vị phù thủy điêu luyện ấy, dường như đều trở nên huyền diệu. Bởi với Trịnh Công Sơn, mỗi vật đều có hơi thở riêng, có tiếng nói riêng, và ông cố gắng cảm nhận, lắng nghe từng nhịp đập bí ẩn của vũ trụ. Theo cách giản dị đó, cái đẹp thoát thai. Trừu tượng hay cụ thể? Siêu thực hay không? Hãy thấu suốt bằng trái tim, hãy tìm lý lẽ của cái đẹp. Tôi có một “văn bản” của riêng tôi. Bạn có bức vẽ của riêng bạn. Trịnh Công Sơn thả ta vào một miền chơi vơi của “giấc ngủ vừa”, của “tình xót xa vừa”, “môi em hồng vừa”, “yêu em từ độ”… “Vừa” thế nào? “Độ” nào? Ta chênh vênh ở cõi siêu thực.
Cõi Đẹp.
3.3. Ẩn dụ
Như cuộc tắm gội của người con gái, ẩn dụ là một nghi lễ của ca từ Trịnh Công Sơn. Và nếu vậy, ca từ Trịnh Công Sơn quả là một cô gái biết cách thanh tẩy và điểm trang. Cô gái ấy vừa diễm lệ, vừa giản đơn. Vừa cao sang, vừa gần gụi. Cô gái ấy biết cách làm thu hút ánh nhìn của mọi người.
Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du.
(Biết đâu nguồn cội)
Trăng đến rồi đi, lúc ẩn lúc hiện, như vị khách trọ lãng du không chốn hẹn hò. Con sông chung thủy một nơi đợi chờ. Cũng như tôi, “là quán trọ, buồn chân em ghé chơi”. Hai hình ảnh so sánh của lời mở đầu dường như chỉ là cái cớ để hình ảnh ẩn dụ về hai nhân vật chính được xuất hiện. Tôi là quán trọ cũng như con sông kia, tôi là con sông. Em là trăng lãng du kia. Em đến rồi đi, tôi cứ chờ cứ đợi. Còn gì đẹp đẽ hơn trăng? Còn gì yên vị hơn “quán đợi”? Đó là em và tôi. Là điểm duyên hội ngộ của một cuộc tình. Ẩn hiện đâu đó sau con sông, sau vầng trăng, là một lời trách hiền từ, bao dung. Và tôi, người tình ấy tình nguyện chấp nhận. Tình nguyện làm người đợi trăng về sau chuyến da du bất tận:
Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.
(Biết đâu nguồn cội)
Để rồi trăng hồn nhiên vội vàng ra đi sau ngày hội chốn này. Để rồi tôi hóa thành đá cuội lăn theo gót hài em. Ẩn dụ liên tiếp ẩn dụ. Dường như trăng và em, tôi và vật tan lẫn vào nhau. Em hay là trăng? Tôi hay là “đá cuội”? Là “quán đợi”? Trịnh Công Sơn sử dụng phép tu từ hồn nhiên như trẻ thơ. Ông xóa nhòa mọi ranh giới. Ông để cho mọi vật đi vào nhau, tự nhiên như vốn phải thế.
Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ.
(Tuổi đá buồn)
Người hát tình ca ấy cảm nhận cái buốt giá trên từng ngón tay người mình yêu. Để rồi những ngón tay ấy, trong suy tưởng của Trịnh Công Sơn, là những “phiến băng dài”. Còn hình ảnh nào đẹp hơn thế để so với những ngón tay người tình? Tôi tin rằng, chỉ có Trịnh Công Sơn mới tạo ra được những “phiến băng” trắng trong, giá lạnh ấy. Ảo ảnh như sương khói. Mơ hồ như hư không. Hình như Trịnh đã kết tinh tất cả hơi lạnh của mùa đông để đặt lên đôi tay ấy. Ẩn dụ, có phải, đã nhường chỗ cho cái đẹp? Chỉ còn “từng phiến băng dài trên hai tay xuôi”. Bàn tay đã khuất lấp đâu đó trong hơi sương rét buốt của mùa đông mất rồi!
“Phiến băng dài”. “Tháp cổ”. “Thuở mắt”… Có phải Trịnh Công Sơn đã xâu thêm vào chuỗi hạt tiếng Việt những viên ngọc lấp lánh?
Tiếng Anh duy nhất mạo từ “the” đứng trước sự vật để xác định sự có mặt của sự vật ấy. “The” chỉ đơn giản là “cái”. The table: cái bàn, the chair: cái ghế, the eyes: con mắt…
Tiếng Pháp có “le” và “la”. Cẩn thận hơn, phân biệt giống đực và giống cái của sự vật.
Và tiếng Việt! Một mảnh đất của nghệ thuật ngôn từ. Biết bao sự hóa thân kỳ diệu của ngôn từ để người Việt nói đến một vùng cơ thể. Nhất là những vùng cơ thể trên da thơm quả ngọt người con gái. Thiên nhiên ẩn tàng ở đó. Cái đẹp ở trọ nơi đó.
Vầng trán. Gò má. Mái tóc. Bờ môi. Sóng mũi… Đó hoàn toàn là thứ tiếng Việt mộc mạc, chân phương chưa hề điểm trang. Ai cũng có một vầng trán, một bờ môi, một mái tóc. Ai cũng đẹp. Vì tiếng Việt đẹp.
Nguyễn Du là một trong những người nhặt những viên ngọc đẹp đẽ của tiếng Việt. Trong dòng suối từ xa xưa, trong cái đẹp thiếu nữ: “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”, “khuôn trăng”, “nét ngài”… Kiều và Vân như thoát thai từ tinh túy của thiên nhiên, của đất trời. Vẻ đẹp nhòa lẫn giữa thiên nhiên và con người. Tiếng Việt, qua bao nhiêu lâu, đã gìn giữ và phát tiết vẻ đẹp ngôn từ.
Và Trịnh Công Sơn. Là “thuở mắt”, là “tháp cổ”, là “cánh vai”, là “phiến băng dài”… Tiếng Việt có “bờ mi”, Trịnh Công Sơn có “thuở mắt”. “Thuở mắt” là gì? Không ai cắt nghĩa được. Chỉ biết “thuở” đứng trước “mắt” như một mạo từ xác định. Như “bờ” đứng trước “mi”. Như “the” đứng trước “eyes” trong tiếng Anh. “Thuở” cho ta một trường liên tưởng về thời xa xưa: thuở xưa, thuở ấy… Nơi cái đẹp của hoài niệm lên ngôi. Nơi rêu phong phủ kín lối về. Đôi mắt ấy, phải chăng, phủ đầy bóng thời gian, in sâu từng chiều mưa bay, nên thành “thuở mắt”? “Thuở mắt” dường như là một dự báo về những buổi chiều:
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.” Còn “tháp cổ”? Ngày chưa gọi tên được “thuở mắt”, “cánh vai”… trong nhạc Trịnh, tôi chỉ biết rằng, đó là tháp xưa, nơi nuôi nấng vẻ đẹp cổ kính của Diễm xưa. Ngờ đâu, “tháp cổ” còn nằm trong trường liên tưởng của một vùng cơ thể - địa phận của cái đẹp: bờ vai, khuôn mặt, làn da… “Tháp” cao, và “cổ” em cao. Nên thành “tháp cổ”. Một hình ảnh ẩn dụ cho ta nhiều hơn một biện pháp tu từ. Đó là sự sáng tạo. Đó là hạt ngọc kết tinh từ bao đời hoa trái của tiếng Việt. “Tháp cổ”.
“Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi.”
(Như cánh vạc bay) “Vai em” được so sánh với “cánh vạc”, chẳng phải, lại thoát thai một “cánh vai” thần tiên cho ngôn từ? Cho tiếng Việt. Cho nhạc Trịnh.
Và “lời buồn thánh”, “vết lăn trầm”, “giọt hư không”, “cọng buồn cỏ khô”…
Những ẩn dụ không dễ để lý giải theo một trật tự thông thường của ngôn từ. Nhưng chúng cho ta hình ảnh. Những bức vẽ đủ sức cảm thấu trái tim người đọc.
“Cọng buồn cỏ khô”, trước Trịnh Công Sơn, có ai đã so sánh nỗi buồn với cỏ khô? Có ai từng cụ thể hóa nỗi buồn thành “cọng buồn”? Nỗi buồn như hiện lên trước mắt ta với tất cả sự xơ xác, hao gầy. Và cọng cỏ khô ấy là hóa thân của nỗi buồn.
“Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô”.
(Rừng xưa đã khép)
Trong tiền kiếp, em đang ngồi với cỏ, hay đang cầm trên tay cọng buồn úa tàn màu cỏ khô? Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn không đưa ta đến một miền đích cụ thể nào. Ta chơi vơi ngay trong miền đích mà ẩn dụ đưa đến. Điều đó tạo ra cái đẹp. Với nghệ thuật, không còn gì là cụ thể, không một nơi chốn nào là xác định.
Là “cọng cỏ”, “cọng buồn”, hay “cọng khô”? Ba tầng nghĩa đủ là hiện thân của cái chơi vơi, bất định. Của sự mờ nhòe. Của cái đẹp ngôn từ trong ngôn ngữ Trịnh. Như Nguyễn du xưa kia từng viết:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều)
“Tơ liễu” thướt tha? “Bóng chiều” thướt tha? Mà “tơ liễu” còn là ẩn dụ chỉ người con gái, người con gái ấy là Kiều. Vậy chủ nhân của dáng vẻ thướt tha ấy, là ai? Là “tơ liễu”, là “bóng chiều”, là Thúy Kiều, hay, là tất cả? Nguyễn Du không cho ta cái nhìn cụ thể. Trịnh Công Sơn thả ta vào biển trời chênh chao những cánh diều ngôn từ. Như Tuổi đá buồn. Là “tuổi buồn”, “đá buồn”, hay “tuổi đá buồn”… Có ít nhất ba cánh diều chao nghiêng trước mắt ta.
Vậy là ta có tất cả. Vậy là ta chạm đến nghệ thuật. Nghệ thuật của ngôn từ.
Và kiếp người là hạt bụi, và cuộc đời là một cõi đi về:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi.”
(Cát bụi)
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.”
(Một cõi đi về)
Có gì đâu, tôi là một hạt bụi, rồi tôi sẽ trở về làm cát bụi, như một vòng tròn định mệnh. Cái chết là sự trở về chứ không phải sự ra đi. Chỉ một ẩn dụ, Trịnh Công Sơn đã giản dị hóa một triết lý tưởng chừng cao siêu, xa vời. Và đó là hiện thân của cái đẹp.
Từ khi em là nguyệt
Trong tôi có những mặt trời
[…]
Từ em thôi là nguyệt
Tôi xin đứng đó một mình.
(Nguyệt ca)
Đi hết từ ẩn dụ này đến những ẩn dụ khác. Ca từ Trịnh Công Sơn trở thành thế giới trong vắt của trẻ thơ. Khi em là nguyệt thì tôi là mặt trời. Để sánh đôi với em? Hay để nhận ra sự bất cân xứng giữa hai ta? Để rồi một ngày nọ, trong mắt tôi, em không còn là nguyệt. Phút đó thành phút tình cờ. Và tôi đứng đó một mình. Phải là cái nhìn minh triết của ánh mắt trẻ thơ, thì sự vật mới đủ tinh khôi để khoác lên mình lớp áo trong suốt toát ra từ sâu trong bản thể. Như trăng, như mặt trời. Như thác đổ, như vô thường.
Và như vậy, ẩn dụ điểm trang lên ca từ Trịnh Công Sơn vẻ đẹp như như vốn có của vạn vật.
Từ đó hoa là em
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường.
(Đóa hoa vô thường)
Vạn vật tan vào nhau. Trang sức ẩn dụ chìm lẫn trong vẻ đẹp ngôn từ. Đâu là ẩn dụ? Đâu là vẻ đẹp của ca từ Trịnh Công Sơn? Tôi e là mình không còn đủ sáng suốt để phân định rõ ràng hai điều ấy.
3.4. Vẻ đẹp những cái tên
Biết bao những bóng hồng đã đi qua đời Trịnh. Biết bao cái tên riêng đã trở thành huyền thoại.
Dao Ánh rồi sẽ tàn phai theo thời gian. Nhưng mặt trời mãi mãi còn đó trong những bài tình ca của Trịnh Công Sơn.
Nguyệt rồi sẽ thôi là trăng. Nhưng Nguyệt ca vẫn được hát mỗi ngày, một nơi nào đó trên trái đât này.
Diễm rồi sẽ chìm vào quên lãng. Nhưng Diễm xưa là là hàng ngàn vẻ đẹp trong bức tranh về tầng tháp cổ của mỗi người nghe.
Bích Khê rồi sẽ về với quê nhà yêu dấu. Nhưng dòng suối nhỏ ấy vẫn xanh ngời trong Biển nhớ. Như một di tích của tình yêu, của nghệ thuật.
Những cái tên một thời trở thành biểu tượng của cái đẹp. Bởi, nó đã được phóng chiếu trong nghĩa rộng. Bởi nó đã trở thành cái cớ để ươm mầm những bản tình ca.
Ôi nhân loại mặt trời
Và em thôi này đôi môi xin thương người
Ôi nhân loại mặt trời trong tôi.
(Xin mặt trời ngủ yên)
Dao Ánh, là mặt trời. Và từ mối tình với Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã biến cái tên ấy thành của cải chung của nhân loại. Thành mặt trời của thế gian. Thành cảm hứng sáng tác của chính mình. Mặt trời ấy sáng trong tim “người tình trẻ”. Nhưng đồng thời, cũng tỏa ánh khắp nơi nơi. Và trong tim mỗi người, dường như cũng có một mặt trời của riêng mình. Mặt trời, từ đó, là biểu tượng của đấng cứu rỗi. Cuộc tình ấy hóa thần thoại.
Như Nguyệt. Quãng thời gian “từ khi trăng là nguyệt”, đến “từ em thôi là nguyệt”, là con đường sáng tạo nghệ thuật. Nguyệt, từ đó, là trăng, là phút tình cờ, là nguyệt ca… Là một biểu tượng riêng trong mỗi người. Là một bản tình ca tuyệt đẹp.
Từ khi trăng là nguyệt
Đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt
Em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt
Tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt
Trong tôi có những mặt trời.
(Nguyệt ca)
Người ta đâu cần nhớ Nguyệt là ai, trăng là mối tình nào. Chỉ biết hát Nguyệt ca. Chỉ biết vẽ ra những vầng trăng của riêng mình. Đó là cái đẹp của nghệ thuật.
Vẻ đẹp xưa đâu cần đến một Diễm cụ thể nào của trần thế. Mãi mãi, Diễm chỉ là cái cớ. Cái cớ để Trịnh viết Diễm xưa. Cái cớ để trao cho Diễm sứ mệnh của rong rêu xưa cũ. Cái cớ để cái đẹp được được hóa thân thành những sợi mưa trên tầng tháp cổ ngày xa xưa ấy.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm xưa)
Diễm là em, là tà áo lụa trắng thướt tha lướt trên cây cầu mỗi ngày. Mà diễm cũng là cái đẹp. Cho tôi hát tình ca. Cho cái đẹp lên ngôi.
Để khai hội một đóa hoa quỳnh. Quỳnh là em hay là hoa? Em thơm tho ngát hương là sợi tơ cho nỗi nhớ tôi chạm vào loài hoa ấy.
Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng.
(Quỳnh hương)
Tôi chẳng còn biết được đâu là hoa và đâu là em. Hay, đó chính là nghệ thuật? Và chẳng cần phải phân biệt giữa hoa và em. Tôi yêu hoa hay tôi yêu em, điều đó có còn quan trọng nữa đâu. Đơn giản, tôi yêu cái đẹp. Hoa hay em thì cũng cái đẹp ấy mà thôi. Em là Quỳnh, và hoa cũng là Quỳnh. Con chi ngại ngần. Cứ hồn nhiên như em, như hoa mà “cười khúc khích trên lưng”, nghe em!
Và Hồng Nhung, và Bống… Một đóa hoa và một loài cá bé nhỏ cần che chở. (Bống bồng ơi, Bống không là bống)
Và Vân Phi… Một áng mây quên lãng thù hận xót xa của đời mà nhẹ trôi cuối trời. (Phôi pha)
Và Lộc…
Và Bích Khê:
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê.
(Biển nhớ)
Dòng suối nhỏ vẫn chảy trôi giữa hai bờ cỏ lá, mà người nay đâu? Mà tình nay đâu? Còn đó, trong biển hoài niệm. An nhiên một khe suối. Lung linh một cuộc tình.
Cám ơn những cái tên. Cám ơn khởi nguyên của những bản tình ca Trịnh. Cám ơn những hạt mầm để khai sinh ra cái đẹp.
Tiểu kết
Trịnh Công Sơn đã đem cả cái hư không thả vào ca từ của mình. Ngôn từ trong nhạc Trịnh, vì thế, mang trọn vẹn cái hư không diễm ảo đó. Chiếc thuyền lá xinh đẹp ấy, thay vì chở cái đẹp trong ca từ đến bến bờ nghệ thuật, lại hóa thân thành cái đẹp! Cái đẹp chở cái đẹp!
Bằng những kết cấu phi ngữ pháp, bằng trò chơi siêu thực, bằng ẩn dụ, bằng vẻ đẹp những cái tên riêng, Trịnh Công Sơn đã đẩy chiếc thuyền ngôn từ lướt sóng ra khơi.
Bên kia bờ là mảnh đất nghệ thuật.
Mà cũng có thể, chẳng có bờ nào cả, chẳng có mảnh đất nào cả.
Bởi, chính chiếc thuyền lá xanh tơ ấy, là nghệ thuật. Nghệ thuật ngôn từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét