Thư pháp và nhạc Trịnh
Vào những ngày
này, nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4/2000
- 1/4/2013), trong không gian thơ mộng của quán cà phê Siena ở số 64 Trần
Quốc Thảo, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, những người yêu nhạc Trịnh được gặp lại
hình ảnh của những ca từ quen thuộc của người nhạc sĩ tài hoa này
trong bóng hình của một triển lãm thư pháp độc đáo mang chủ đề
"Cảm hứng Trịnh".
Triển lãm thư pháp
Việt "Cảm hứng Trịnh” của hai nhà thư pháp Mỹ Lý, Minh Hoàng và những
người bạn: Tuệ Chiếu, Thanh Hằng giới thiệu hơn 40 tác phẩm được thể hiện trên
các chất liệu như: giấy mỹ thuật cao cấp, giấy xuyến chỉ, vải bố và gỗ điêu
khắc… Nội dung các bức thư pháp có khi là những ca từ trong nhạc Trịnh, có khi
là những cảm xúc của người viết về cố nhạc sĩ được thể hiện bằng những
đường nét tinh tế, trữ tình...
Dưới nét bút của 2 nhà thư pháp Mỹ Lý và Minh Hoàng, những câu chữ của nhạc Trịnh hiện lên bay bướm, nhẹ nhàng thể hiện nét biểu cảm và trữ tình của thư pháp Việt. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn mang cảm xúc thân thuộc đến cho những người yêu nhạc, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không chỉ bằng những giai điệu trữ tình sâu lắng mà còn bằng cả những ca từ giàu tính xúc cảm và triết lý nhân sinh.
Dưới nét bút của 2 nhà thư pháp Mỹ Lý và Minh Hoàng, những câu chữ của nhạc Trịnh hiện lên bay bướm, nhẹ nhàng thể hiện nét biểu cảm và trữ tình của thư pháp Việt. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn mang cảm xúc thân thuộc đến cho những người yêu nhạc, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không chỉ bằng những giai điệu trữ tình sâu lắng mà còn bằng cả những ca từ giàu tính xúc cảm và triết lý nhân sinh.
Triển lãm thư pháp “Cảm hứng Trịnh” tại quán cà phê
Siena.
Các nhà thư pháp giao lưu với khán giả.
Tặng chữ cho khách tham quan Triển lãm.
Bốn nhà thư pháp tham gia Triển lãm (từ trái qua): Thanh Hằng, Mỹ Lý, Tuệ Chiếu
và Minh Hoàng.
Một nữ du khách trước bức thư pháp viết đoạn ca từ kết thúc
bài hát "Diễm xưa" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Ngày sau sỏi đá
cũng cần có nhau" .
Những ca từ như "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi trở về
cát bụi" (Cát Bụi), "Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn
đầy/Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây" (Tình nhớ)…
được thể hiện thành những bức thư pháp đã làm cho người xem cảm nhận được
cái hồn rất riêng, rất đặc biệt của nhạc Trịnh, đó là chất phiêu lãng
và chất thơ của nhạc Trịnh.
Đã 13 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về với "đất mẹ" nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi trong lòng công chúng. Và cách thể hiện tình yêu nhạc Trịnh của công chúng cũng ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn, độc đáo hơn. Triển lãm thư pháp "Cảm hứng Trịnh" chính là một điều đặc biệt như thế. Đối với thư pháp Việt, để người xem có thể nhận ra hình hài của nhạc Trịnh qua từng nét bút là điều không phải dễ dàng với người chấp bút. Để truyền tải được cái hồn của nhạc Trịnh qua thư pháp, ngoài kỹ thuật thư pháp điêu luyện, người cầm bút còn phải là những người có tầm hồn giàu cảm xúc với nhạc Trịnh. Chính vì vậy, triển lãm "Cảm hứng Trịnh" đã lột tả được vẻ đẹp sâu kín của những ca từ của Trịnh Công Sơn, đưa người xem đến với một thế giới đầy hư ảo như vốn có của nhạc Trịnh.
Đã 13 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về với "đất mẹ" nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi trong lòng công chúng. Và cách thể hiện tình yêu nhạc Trịnh của công chúng cũng ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn, độc đáo hơn. Triển lãm thư pháp "Cảm hứng Trịnh" chính là một điều đặc biệt như thế. Đối với thư pháp Việt, để người xem có thể nhận ra hình hài của nhạc Trịnh qua từng nét bút là điều không phải dễ dàng với người chấp bút. Để truyền tải được cái hồn của nhạc Trịnh qua thư pháp, ngoài kỹ thuật thư pháp điêu luyện, người cầm bút còn phải là những người có tầm hồn giàu cảm xúc với nhạc Trịnh. Chính vì vậy, triển lãm "Cảm hứng Trịnh" đã lột tả được vẻ đẹp sâu kín của những ca từ của Trịnh Công Sơn, đưa người xem đến với một thế giới đầy hư ảo như vốn có của nhạc Trịnh.
Một số tác phẩm thư
pháp viết về nhạc Trịnh:
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Lê Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét