|
Hàn Mặc Tử - Lệ Quyên
Những dòng về thi nhân Hàn Mặc Tử
Dựa
vào các bài viết khảo luận của các tác giả Vĩnh Hồ, Thinh Quang, Hoài Thanh
Hoài Chân, Huy Phong Yến Anh và Trần Tuấn Kiệt mà tôi gom góp cho bài viết
thì Hàn Mạc Tử có tên thật Nguyễn Trọng Trí (NTT), sinh ngày 22 tháng 9, năm
1912. Quê Mỹ Lệ, Đồng Hới, thuộc địa phận Quảng Bình. Tổ tiên NTT có họ Phạm,
ông cố Phạm Nhương, ông nội Phạm Bồi, vì liên can quốc sự trốn vào Thừa Thiên
đổi ra họ Nguyễn. Do đó tên cha là Nguyễn văn Toản, và tên mẹ là Nguyễn Thị
Duy. Trong gia đình NTT có người anh cả là Nguyễn Bá Nhân, hai gái chị Như
Nghĩa, Như Lễ, cùng hai em trai Nguyễn Bá Tín và Nguyễn Bá Hiếu.
NTT theo học bậc tiểu học ở Quảng Ngãi, khi cha mất, mẹ dọn về Qui Nhơn, ở đây ông tập làm thơ Đường luật lúc 16 tuổi lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị. Học trường Qui Nhơn đến năm thứ ba, gia đình NTT gởi ông ra Huế học tại trường nhà dòng Pellerin, chính đất Thần Kinh với non nước hữu tình có truyền thống thơ phú dạt dào này, nơi quy tụ nhiều nhân tài đã ảnh hưởng nhiều, khai mở hồn thơ và óc sáng tác để sau này NTT trở thành một thi nhân tài hoa. NTT đăng thơ trên báo Phụ Nữ Tân Văn, Sài Gòn với bút hiệu Phong Trần. Thời gian này tình trạng Đông Dương bị khủng hoảng kinh tế, khi gia đình NTT sa sút không còn điều kiện cho NTT tiếp tục học, NTT phải nghỉ học đi làm cho Sở Đạc Điền, sau đó ông bị đau rồi mất việc. Vào Sài Gòn làm báo ít lâu lại trở về Qui Nhơn, rồi mắc bệnh phong cùi. Ông vào Nhà thương Qui Hòa và mất tại đó vào ngày 11 tháng 11, năm 1940, khi ông mới 28 tuổi.
Khi
vào Sài Gòn làm báo NTT lấy bút hiệu Lệ Thanh (tên làng Mỹ Lệ, chánh quán Tân
Thanh ghép lại). Ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của một câu lạc bộ thơ, bút
hiệu Lệ Thanh nổi tiếng từ đó. NTT cộng tác với báo Trong Khuê Phòng, Đông
Dương Tuần Báo, Người Mới. Năm 1936 khi chủ trương tờ phụ trương văn chương
báo Sài Gòn, đến đây thì NTT mới đổi bút hiệu là Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc theo Hán
tự có nghĩa là "Rèm Lạnh". Người bạn thân cận nhất của ông là thi
sĩ Quách Tấn góp ý:
"Tránh kiếp "Phong Trần" làm khách "Hồng Nhan" (Lệ Thanh) mà lại núp sau "Rèm Lạnh" (Hàn Mạc)... Đã có "Rèm Lạnh" thì nên có thêm một bóng nguyệt nữa mới thật nên thơ." Thế là NTT đồng ý ngay, cầm bút vạch thêm một vành trăng non trên chữ Mạc, từ đó có bút hiệu Hàn Mặc Tử. Mặc Tử không còn nghĩa "Rèm Lạnh" nữa, mà có nghĩa là "Bút Mực" (Hàn: Bút, Mặc: Mực) hiểu theo nghĩa bóng là "Văn Chương". Như vậy, ba chữ bút hiệu Hàn Mặc Tử có nghĩa là người "Khách Văn Chương". Do đó, dù là Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử vẫn là ông. |
Ai là người trong thơ Hàn Mạc Tử ?
Khi
HMT mới lớn lên tại đất Qui Nhơn, thi nhân đem lòng thương yêu một giai nhân
tên Hoàng Thị Cúc, và đây là mối tình đầu tiên, đẹp đẽ vì là tình yêu một
chiều, hơn nữa Hoàng Thị Cúc lại không yêu HMT. Đó là mối tình đầu cho HMT
nhiều mộng mơ cho ông sự sáng tác thơ lãng mạn và để lại trong thi ca HMT
những giòng thơ nhiều nhung nhớ khi đêm về, nhiều khổ lụy tình si chỉ trong
bóng gió:
"Trước
sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê" (bài "Tình Quê")
Hay:
"Em
ơi ngờ đâu trong những đêm
Trăng ngà giãi bóng mặt hồ êm Anh đi thơ thẩn như ngây dại ! Hứng lấy hương nồng trong áo em" (bài "Âm Thầm")
HMT
là một trong năm thi nhân nổi bật nhất thời bấy giờ tại đất Qui Nhơn gồm:
Quách Tấn, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên và Yến Lan. Trong tình bạn thân
thắm thiết với Bích Khê, Bích Khê giới thiệu HMT cô cháu kêu mình bằng cậu là
Phạm Thị Nghệ, Thị Nghệ là một thiếu nữ có nhan sắc xinh đẹp mà sau này hai
người thân thiện và yêu thương nhau. HMT thi vị hóa đặt tên người yêu thành
"Mộng Cầm". Mộng Cầm (MC) rất ái mộ thơ của HMT. Chính MC là hình
ảnh đem HMT vào nguồn cảm xúc, cho hồn thơ say sưa khi yêu đương say đắm, rồi
buồn khổ, sầu vơi, vì MC bỏ đi lấy chồng khi được tin HMT bị chứng bệnh phong
cùi. Chúng ta hãy nghe nỗi lòng nghe bao xót xa, ngậm ngùi của HMT qua thơ
được tin em đi lấy chồng:
"Ngày
mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng Ngồi lên để thả cái hồn thơ." (bài "Lấy Chồng")
Tình
đắng cay, đau thương được diễn tả qua bài thơ trăng thật éo le, trắc trở dưới
đây:
"Hôm
nay có một nửa trăng thôi,
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi ! Ta nhớ mình xa thương đứt ruột! Gió làm nên tội buổi chia phôi !" (bài "Một Nửa Trăng")
Những
nhung nhớ người yêu làm cho thi nhân khổ sở, thiểu não lời thơ than thân
trách phận khi chàng rơi nước mắt qua bài "Những Giọt Lệ":
"Trời
hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì, Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ sỉ"
Chuyện
tình tan thương đó được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cho vào khung nhạc nói ở
đoạn đầu, một nỗi buồn ai oán và thương tâm vì đoạn cuối của cuộc tình buồn:
"Hàn
Mạc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi"
Người
thiếu nữ đáng tội nhất là Mai Đình (MĐ), con gia đình quyền quý, khá giả. MĐ
cãi lời cha mẹ đem lòng yêu HMT, từ những bài thơ tình HMT, yêu tâm hồn thi
nhân rồi quyết một lòng yêu người thi sĩ mắc bệnh nan y phong cùi. Thực vậy,
Mai Đình là người con gái nhân hậu đã xin được làm vợ để săn sóc, dù HMT từ
chối, nàng vẫn ở bên cạnh lo thuốc thang... Mãi lâu sau khi HMT mất, gia đình
hết lời khuyên nhủ, thuyết phục nàng, nàng mới chịu đi lấy chồng, nhưng vẫn
xin chồng cho nàng được lập bàn thờ, treo ảnh HMT mãi cho đến khi nàng mất
vào năm 1999 tại Sài Gòn.
Vì cũng là một thi nhân, trong tình yêu với HMT, hai người có trao đổi thơ, chúng ta hãy nghe lời nồng nàn MĐ thủ thỉ cùng HMT, bài thơ cho thấy những yêu thương quyến luyến, những lời ngọt ngào dâng tấm lòng cho người tình muôn thuở. Những nước mắt yêu thương của MĐ xuất phát từ tim yêu, từ những chân tình thành thật nhất, đắm say nhất, vượt qua những ngăn cách của bệnh tật, vượt qua khỏi sự ngăn cản, cấm kỵ của gia đình. Bài thơ vô cùng thắm thiết này mang tên "Anh Hứa Đi Anh". Nó là những nhịp đập của con tim, nó là những tiếng vọng từ cõi lòng của MĐ dành cho HMT, như những vỗ về, những cảm thông với người thi nhân tài hoa nhưng gặt mang chứng nan y khắc nghiệt:
"Em
đã yêu anh đến dại người
Lòng em ngày tháng dễ nào nguôi Yêu anh trên hết tình yêu mến Và sẽ yêu anh suốt một đời"
Nàng
không hề gớm chứng bệnh nan y của chàng, mà con tình nguyện chăm sóc người
yêu. Trên đời dễ mấy ai bao dung như vậy nhỉ ?:
"Yêu
anh trong lúc anh lâm chung
Mới thấy tình em yêu lạ lùng Rải khắp bầu trời kia chưa lấp Mong anh lành mạnh mới đáng công"
Nàng
sẵn lòng dâng trọn thân xác và tâm hồn của mình cho người yêu đáng tội
nghiệp:
"Anh
lành, anh sẽ tặng em chi
Tặng cả dời anh, cả hồn thi Với cả những gì anh ước vọng Cả hồn, cả xác, cả tình si"
MĐ
chứng tỏ sự trung hậu và sự vị tha vô bờ bến với HMT, ngay cả sau khi lấy
chồng, nàng xin chồng cho thờ phượng HMT. Phải chăng là "cho trọn cuộc
tình" ?:
"Anh
hứa đi anh, hứa thế nghe
Cho em tưởng tượng, em say mê Em quên ngày tháng đời đau khổ Để đón hồn anh lúc tái tê".
Khi
bị cơn ác mộng của căn bệnh nan y bám trên người mình, HMT từ chối không gặp
MĐ, vì tủi cho thân phận ghê gớm của mình, HMT sáng tác bài "Tôi không
muốn gặp". Hãy nghe lời thơ tội nghiệp đến độ thương tâm này:
"Tôi
thích nép người bên cánh cửa
Hé nhìn dáng điệu của người yêu Bước đi ngượng nghịu trên đường cái Mỗi lúc ngang qua trước mặt lều"
Trong
khi người yêu bé nhỏ đang trong tuổi thanh xuân phơi phới. Nàng xinh đẹp chỉ
làm cho HMT hổ thẹn và ngượng ngùng cho mối tình không cân xứng:
"Tôi
không muốn gặp người tôi yêu
Có lẽ vì tôi mắc cỡ nhiều Sắc đẹp nõn nà hay quyến luyến Làm tôi hoa mắt nói không đều"
HMT
tỏ ra yêu Mai Đình trong thơ văn của ông, ông gọi MĐ bằng tên Mai:
"Mai
của anh, chiều phong vận xinh xinh.
Say một nửa và thơm một nửa. ... Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu Sơn Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt, Nàng! Ôm nàng ! Hai tay ta ghì chặt Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay! Ta là người uống muôn hận sầu cay Nàng là mật của muôn tuần trăng mật"
Ở
trạng thái yêu thương, HMT yêu MĐ trong nỗi khát khao gần gũi và của nhục dục
được ôm nàng để biểu lộ bằng những ham muốn yêu đương nặng phần thể xác:
"Mai!
Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế.
Tình rất nặng và nghĩa đầy lượng bể, Tôi ôm nàng, muốn cắn chết nàng đi! Bao não nùng sầu hận trong mê ly Anh thấy rõ rằng anh đang trơ trọi. Em xa quá, biết làm sao nhắn với ? Anh đưa lòng cho tới huyệt lòng em! Mai! Ôi Mai, là em vẫn còn nguyên, Hay đã chết như tình anh đã chết ?"
Một
giai nhân khả ái khác mà HMT đem lòng yêu thương mang tên ngộ nghĩnh, tên
thật dễ mến là "Thương Thương". Thương Thương chỉ là cái bóng bé
nhỏ dịu dàng từ xa xôi mà HMT chưa dịp diện kiến, họ trao đổi thơ liên lạc
qua thơ từ, nhưng đã cho HMT nhiều ý thơ rất đẹp trong Cẩm Châu Duyên. Năm
1938 trước khi ông mất, sự tình cờ đưa đến trong đời Hàn Mạc Tử hình ảnh của
nàng Thương Thương. Nàng Thương Thương có lẽ chỉ yêu thơ Hàn Mạc Tử và Hàn
Mạc Tử có lẽ cũng không biết gì hơn ngoài hai chữ Thương Thương, rồi chàng
đem lòng yêu thương. Chỉ có thế cũng đủ để thi nhân đưa nàng vào tháp ngà của
hồn thơ yêu thương đậm đà. Nàng là đóa hồng diễm ảo xuất hiện trong những
giấc mơ nồng thắm, nhớ nhung của chàng. Chàng mơ mộng thấy mình là Tư Mã
Tương Như lắng nghe lời Trác Văn Quân khi khẩn cầu, nài nỉ:
"Đã
mê rồí! Tư Mã chàng ôi!
Người thiếp lao đao sượng cả người. Ôi! ôi! hãm bớt cung cầm lại, Lòng say đôi má cũng say thôi"
Song
vậy những giây phút mơ huyền hoan lạc vốn phù vân trong giấc mộng cuồng si.
Đến khi tỉnh giấc thì cả một sự thực tế ê chề, bẽ bàng của HMT:
"Sao
trìu mến thân yêu đâu vắng cả?
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai! Bức thư kia sao chẳng viết cho dài, Cho khăng khít nồng nàn thêm chút nữa"
Do
mối tình ảo mộng với nàng Thương Thương đã khiến cho HMT sáng tác ra hai vở
kịch bằng thơ này nữa. Đó là "Duyên Kỳ Ngộ" và "Quần Tiên
Hội". "Duyên Kỳ Ngộ" nói về là một thiên đường tình ái trong
mơ, HMT vẽ một bức tranh thuỷ mạc tuyệt mỹ yêu thương với nàng Thương Thương
chỉ có trong ước mơ của chàng. Riêng về tác phẩm "Quần Tiên Hội"
viết dang dở, chưa xong thì chàng lìa bỏ cõi đời.
|
Những
năm HMT theo học và sống ở Huế khiến cho thơ HMT gắn liền với kỷ niệm cố đô
trong tiềm thức. Bài nổi bật là "Đây Thôn Vỹ Dạ":
"Sao
anh không về chơi thôn Vỹ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Thấu
nét đẹp của thôn Vỹ Dạ như người ở đất thần kinh, thơ thi nhân ấp ủ vẽ mỹ
miều khi ngồi ở Cồn Bắp ngắm ánh trăng tà soi chiếu trên dòng nước Hương
Giang để gợi nhớ người yêu, một chút buồn thiu khi nhìn hoa bắp bay bay:
"Gió
theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp bay Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay"
Trong
bài "Một Miệng Trăng" thi nhân nhìn trăng soi đáy nước, vô số bóng
hồng xuất hiện, nhưng thi nhân chỉ chọn cho mình một bóng hình:
"Cả
miệng ta trăng là trăng
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan Ta nhả ra đây một nàng Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây" (bài "Một Miệng Trăng")
Bài
"Ngủ Với Trăng" cho thấy nỗi say sưa không do rươu nhưng sự đắm say
vì yêu bóng dáng một kiều nguyệt nga nào đó:
"Ta
không nhấp rượu
Mà lòng ta say Vì lòng nao nức muốn Ghì lấy đám mây bay Té ra ta vốn làm thi sĩ Khát khao trăng gió mà không hay ... Tiếng vàng rơi xuống giếng Trăng vàng ôm bờ ao..." (bài "Ngủ Với Trăng")
"Nhớ
Nhung" là bài thơ có trăng cô đơn ẩn mình trong đám mây, tựa như người
yêu ẩn mình bên cầy liễu đợi chờ thi nhân:
"Từ
ấy anh ra đi
Bóng trăng vàng giải cát Cánh cô nhạn bơ vơ Liệng dưới trời xanh ngát. ... Từ ấy anh ra đi Em gầy hơn vóc liễu Em buồn như đám mây Những đêm vầng trăng thiếu" (bài "Nhớ Nhung")
Bài
"Sáng Trăng" cho thấy người yêu tuổi đã chín mùi như sự kiện trăng
tròn yêu đương:
"Vui
thay cảnh sáng trăng
Ái tình bắt đầu căng ... Đêm nay trăng đúng tuổi Năm nay em dậy thì Làm sao không quyến luyến Hoa gió đã tình si Em tôi còn ngẫm nghĩ Chưa thấy nói năng chi..." (bài "Sáng Trăng")
Bài
"Rượt Trăng" cho thấy hồn thơ xao xuyến bên ánh trăng để mong gặp
một tiên nữ, để khi gió khua động làn nước chỉ là giấc mơ huyền ảo từ ánh
trăng soi:
"Ha
ha! Ta đuổi theo trăng
Ta đuổi theo trăng Trăng bay lả tả ngã lên cành vàng Tới đây là nơi tôi được gặp nàng ... Chao ôi! Chúng tôi rú lên vì kinh động Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tôi"
HMT
uống trăng say sưa trong bài "Say Chết Đêm Nay", cũng một mối tình
đoàn viên trong ảo vọng:
"Trời
Hàn Giang đêm nay không sóng
Lòng cô liêu đồng vọng làm chi Gió đông đoài gặp tình si Ôi chao quấn quít nói gì nhớ thương Trăng cổ độ hết vương cành trúc Hẹn đoàn viên tình thực chiêm bao Đêm nay lại giống đêm nào Nhấp xong chung rượu buồn vào tận gan"
HMT
lại uống trăng, say trăng bao mộng mị. Thi nhân nhìn dòng nước Ngân Giang mà
ngỡ gặp nàng vu qui dưới anh trăng vàng:
"Ngồi
bên sông Ngân giặt lụa chơi
Nước hóa thành trăng trăng ra nước Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm Người trăng ăn vận toàn trăng cả Gò má riêng thôi lại đỏ hườm Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi Trăng vướng lên cành lên mái tóc cô ơi, Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi Thong thả cô đi Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương Tối nay trăng ở khắp phương Thảy đều nao nức khóc nường vu qui" (bài "Say Trăng")
HMT
là nhà thơ có nhiều bài ca ngợi ánh trăng. Ông có đủ loại trăng ẩn hiện trong
thơ. Hết trăng say, trăng ngủ, rượt đuổi bắt trăng, rồi trăng tự vẫn:
"Lòng
giếng lạnh! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này ... Miệng giếng há ra Nuốt ực bao la Nuốt vì sao rơi rụng Loạn rồi! loạn rồi, ôi giếng loạn Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên" (bài "Trăng Tự Tử")
Bài
"Tối Tân Hôn" của HMT có ánh trăng se chỉ đường tơ ám chỉ những ham
muốn về nhục dục ái ân che dấu qua ánh trăng tân hôn của sự trinh nguyên, mới
mẻ:
"Là
sợi đường tơ dịu quá trăng
Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng Cả và thế giới như không có Một vẻ yêu là một vẻ tân" (bài "Tối Tân Hôn")
Rồi
ánh trăng tràn đầy khi mùa lễ rằm của sự trọn vẹn, không ngăn cách hay ánh
trăng hội tụ, ánh trăng đoàn viên:
"Nói
trăng rằm là nói cuộc đoàn viên,
Nói trăng khuyết là nói lời chia biệt. Chưa thấy mộng là tình chưa thắm thiết, Mê hương hồn e gió bớt say sưa. Giọng hôm nay còn luyến giọng năm xưa, Son phấn cũ thơm bằng son phấn mới" (bài "Tràn Đầy")
Trăng
yêu quý, trăng vàng ngọc thi nhân nhất định giữ riêng cho mình, mà chàng
nguyện lòng sẽ chẳng bán:
"Trăng!
Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho Không bán đoàn viên, ước hẹn hò... Bao giờ đậu trạng vinh qui đã Anh lại đây tôi thối chữ thơ"
Trăng
vàng ngọc soi sáng mọi nơi cho tia hy vọng, trăng đem sự rạng ngời của cuộc
sống cho thi nhân:
"Trăng!
Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi Trăng mới là trăng của Rạng Ngời" (bài "Trăng Vàng Trăng Ngọc")
Uống
ánh trăng vàng lã lơi có bóng hình của một nàng kiều nguyệt nga để lòng thêm
duyên gợi tình, để lòng bớt khát khao nỗi sầu cô quạnh miên man:
"Bóng
hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Gió đùa mặt nước rung rinh Lòng ta khát tiếng chung tình từ lâu Uống đi cho đỡ khô hầu Uống đi cho bớt cái sầu miên man Có ai nuốt ánh trăng vàng Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga" (bài "Uống Trăng")
Vốn
là người công giáo, HMT đem hình ảnh mẹ Maria hay đức Chúa vào thơ của mình,
trong bài "Vầng Trăng" cho thấy trên vầng trăng cao đó có niềm tin
tôn giáo che chở nhà thơ khi người cô đơn trong đời sống lấy tâm linh an ủi
cho thể xác:
"Lạy
Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm
Xin ban ơn bằng cách sáng thêm lên Ánh thêm lên cho không gian rất đẫm Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyên." (bài "Vầng Trăng") |
Phần Kết:
Tiếng lòng bi ai, thổn thức của thi sĩ Hàn Mạc Tử được dân gian
lắng nghe qua thơ, văn hay nhạc. Do vậy văn học Việt Nam dành chổ đứng trang
trọng cho ông. Sinh ra dưới vì sao xấu dù ông là một nhà thơ tài hoa, cuộc đời
ông trên nhân thế không dài, chỉ có vỏn vẹn 28 năm ngắn gủi, nhưng những mối
tình của ông, những lời thơ chất chứa nỗi cay đắng, cô đơn hay nỗi đắm say yêu
thương, mà phần lớn thơ ông đượm nét ngậm ngùi hay xót xa khi diễn tả về tình
yêu và thân phận cho thấy đó chính là yếu tố làm thăng hoa thơ lãng mạn của
ông. Mà điều chúng ta không phủ nhận là những hình ảnh của các giai nhân từ
Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình đến Thương Thương đóng một vai trò không nhỏ cho
sự lãng mạn vô biên của nguồn thơ Hàn Mạc Tử hình thành do chuỗi ngày bi thương
và sầu khổ của nhà thơ kém may mắn của chúng ta:
Một Hàn Mạc Tử của tiếng lòng cô liêu.
Một Hàn Mạc Tử của tiếng lòng cô liêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét