Cổ dao Cung Trầm Tưởng
Cung Trầm Tưởng gắn bó với giai đoạn đầu của thời chia
đôi đất nước, qua thi tập Tình Ca, mười ba bài mà Phạm Duy đã phổ
nhạc năm bài, đó là Mùa Thu Paris, Kiếp
Sau, Về Ðây, Khoác
Kín (Phạm Duy đổi là Chiều
Ðông) và Chưa Bao Giờ Buồn Thế (Phạm
Duy đổi thành Tiễn Em). Tất cả năm bài đều
thuộc vào những bài thơ phổ nhạc tiêu biểu cho sự gặp gỡ giữa thi ca và âm nhạc
ở cung cao sáng tạo.
Trong năm bản
nhạc thơ ấy, có Kiếp Sau ít nổi tiếng hơn cả, nhưng lại là bài hay nhất. Thơ Cung Trầm Tưởng,
nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh kết hưởng thành một thể toàn bích, gói
trọn thiên thu trong khoảnh khắc. Nhạc Phạm Duy và giọng hát Thái Thanh, không
lạ gì với thính giả, duy có chất Thơ trong bài Kiếp Sau, riêng nó đã đạt tới
đỉnh nghệ thuật nhưng ít ai đề cập.
Bài thơ rất ngắn,
sau này Cung Trầm Tưởng có viết lại hai version khác, nhưng có lẽ vẫn không
vượt được bản đầu in năm 1959 ở Sài gòn:
Bù em một thoáng trời gần,
đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi!
Bù em góp núi chung đồi
thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Bù em xuôi có ngàn thơ,
vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương
Quên thôi, bông sẽ phai hường,
mà xưa tiếng gọi nghe dường thiên thu.
Non sông bóng mẹ sầu u,
mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu
Thôi em xanh mắt bồ câu,
vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau...
đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi!
Bù em góp núi chung đồi
thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Bù em xuôi có ngàn thơ,
vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương
Quên thôi, bông sẽ phai hường,
mà xưa tiếng gọi nghe dường thiên thu.
Non sông bóng mẹ sầu u,
mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu
Thôi em xanh mắt bồ câu,
vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau...
Kiếp
Sau làm năm 1956. Hơn bốn
mươi năm. Không một vết nhăn.
Trước hết là chữ bù. Bù
em. Phạm Duy có lẽ vì nhu cầu âm nhạc đã đổi ra đền. Ðền
em, nũng nịu, Tây hơn, hợp thời hơn, nhưng Bù em, mới hiếm, mới Việt.
Chữ đền có nghĩa đổi trao, lấy đi rồi đền lại. Chữ bù chỉ thấy cho, chỉ "lấp đầy". Nguyên lý lấp
đầy lại rất phụ nữ, rất nhục cảm, rất Sartrien, rất Cung Trầm Tưởng.
Bù lại gần với âm bu. Bu là gọi mẹ theo
tiếng quê ta. Một người "Tây con" như Cung Trầm Tưởng thời ấy, làm
thơ tặng những em "tóc vàng sợi nhỏ" mà lại viết Bù em
thật tuyệt.
Nhưng Phạm Duy có
lý khi ông đổi lại là đền em. Ai cũng hiểu. Ở Phạm Duy là ý thức cộng
đồng, ý thức dân ca, ở Cung Trầm Tưởng là ý thức biệt dã, ý thức thi ca. Bù em là ngôn ngữ thứ
nhất, ngôn ngữ bùa chú khác lạ, không giống ai: Ngôn ngữ vừa
được nhà thơ tác tạo. Cả bài thơ có hơi cổ điển, có hồn ca dao. Nhưng không
phải ca dao thuần túy mà là ca dao đã hóa thân, cổ điển đã tục lụy.
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Các cụ xưa đâu viết thế. Các
cụ môn đăng hộ đối, đâu có thẩy bình dân "cũng rồi" ngồi
chung chiếu với quý tộc"thiêu nương". Rồi
lại:
Thôi em xanh mắt bồ câu
Ca dao đâu viết thế. Ca dao
thường trực tiếp, dễ hiểu: Em thôi, mắt xanh, hay mắt em, thôi xanh
v.v... Nên khi gặp thôi em xanh mắt người
đọc lạc vào mê đạo.
Mà xưa tiếng gọi nghe dường thiên thu
Toàn thể câu thơ là một bể
hoang đường, lạc đất.
Tất cả những "cũng
rồi", "mà xưa", "nghe dường" gieo vào câu thơ
ở những chỗ bất ngờ nhất, làm lỗi nhịp, làm đảo thần lục bát, phát sinh một hồi
âm mới: Wagner hay Mozart? Phạm Duy hay Văn Cao? Có hết. Tất cả đồng quy ở
tiếng gọi thiên thu hay tất cả đều đã hoang sơ?
Cung Trầm Tưởng
đã xướng lên một thứ cổ dao hiện đại:
Non sông bóng mẹ sầu u
Mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu
Mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu
Những tiết tố âm nhạc, quá
khứ, hiện tại, không gian, thời gian, ẩn hiện, giao tỏa với nhau. Những hình
ảnh sáo mòn như "đơm hoa kết mộng", "sông
Thương trắc trở" được hồi sinh trong một kiếp mới, nhờ cách xếp
câu, đảo tứ:
Bù em một thoáng trời gần,
đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi!
Bù em góp núi chung đồi
thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Bù em xuôi có ngàn thơ,
vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương
đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi!
Bù em góp núi chung đồi
thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Bù em xuôi có ngàn thơ,
vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương
Những cách treo chữ: cũng
rồi, cũng ngần..., buông chữ: bù em, thôi em...,
đảo chữ: mòn trông..., hoặc tạo cảnh: chiều
lu mái sầu... đều có tính cách phá tán âm thanh lục bát, phá tan
nội dung ca dao để tạo ra, về mặt thời gian, một tiếng gọi từ ngàn xưa vọng
lại, về mặt âm thanh và tư tưởng, một khúc điệu mới, phong liệm nỗi
buồn nguyên thủy, rồi nghiền tán nó ra, rắc vào không gian, gieo vào
vũ trụ, tạo ra một môi trường buồn ẩm nhạc:
Ngày đi, chiều tới không nghiêm,
khoan thai gió cởi phong niêm rũ buồn
Bờ nghiêng nắng giốc đường thuôn,
thiết tha tiếng cũ nghe luồn không trung.
(Về Ðây)
khoan thai gió cởi phong niêm rũ buồn
Bờ nghiêng nắng giốc đường thuôn,
thiết tha tiếng cũ nghe luồn không trung.
(Về Ðây)
Trong bài Bémol, Buồn lại
rơi theo nhịp khác, như nốt nhạc bị giam cầm:
Chiều buồn lạc thanh âm
Hoang sơ vào khuya tối
Linh hồn tôi dương cầm
Hoang sơ vào khuya tối
Linh hồn tôi dương cầm
Bài Khoác
Kín cũng là một trong những giá trị độc đáo của thi
ca Cung Trầm Tưởng mà Phạm Duy đã phổ nhạc và đổi tên thành Chiều
Ðông (Phạm Duy có tài lựa những tuyệt tác của mỗi tác
giả để đưa vào cung bậc âm thanh). Khoác Kín
cũng là một bài thơ ngắn, nhưng mỗi câu, mỗi chữ đều là những giọt tuyết lệ của
thời gian, nhỏ trong không gian tàn tạ:
Chiều đông tuyết lũng âm u
bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Nhớ ngày tầu cũng đi luôn,
ga thôn trơ nỗi, băng nguồn héo hon.
Phường xa nhịp sắt bon bon,
tàu như dưới tỉnh, núi còn vọng âm.
Sân ga mái giọt âm thầm:
Máu đi có nhớ hồi tâm đêm nào?
Mình tôi với tuyết non cao;
với cồn phố tịnh buốt vào xương da;
với mây trên nhợt ánh tà;
với đèn xóm hạ cũng là tịch liêu.
Tôi về bước bước đăm chiêu,
tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm.
bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Nhớ ngày tầu cũng đi luôn,
ga thôn trơ nỗi, băng nguồn héo hon.
Phường xa nhịp sắt bon bon,
tàu như dưới tỉnh, núi còn vọng âm.
Sân ga mái giọt âm thầm:
Máu đi có nhớ hồi tâm đêm nào?
Mình tôi với tuyết non cao;
với cồn phố tịnh buốt vào xương da;
với mây trên nhợt ánh tà;
với đèn xóm hạ cũng là tịch liêu.
Tôi về bước bước đăm chiêu,
tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm.
Giọng buồn Cung Trầm Tưởng,
thời 55-60, đã khác hẳn giọng sầu Huy Cận trong thời thơ mới. Cung Trầm Tưởng
đem lại một cô đơn mới: Cô đơn hiện sinh. Cô đơn của con người trong sự
nhận thức lại chính mình. Cô đơn của một Roquentin trực diện với
"bản lai chân diện mục" của mình trước gương soi mói, soát lục. Cô đơn
của gã tử tù Meurseult, xa lạ với loài người:
Hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ guốc người xa vắng người
(Tương Phản)
Tiếng chân gõ guốc người xa vắng người
(Tương Phản)
Và chắc hẳn Wagner dưới suối
vàng cũng đã có phần nào trách nhiệm trong cách biến tấu nhịp điệu thể xác và
linh hồn lục bát Cung Trầm Tưởng.
Cung Trầm Tưởng
những năm cải tạo đã thay đổi quan niệm sáng tác, trữ tình chuyển sang dấn
thân:
"Người thơ xưa nói lên tâm thức bộ lạc. Người thơ tù "cải
tạo" bây giờ, một nạn nhân kiêm chứng nhân, nói lên tâm thức cộng đồng của
những người tù cải tạo. Cái tâm thức sâu thẳm, lên men từ khổ đau, thúc trướng
bởi bản năng tập quần, xúc tác ra một nhân gian thuần nhất, nền cộng hòa của
những người anh em đồng cảnh, những người tù cùng khổ." (Ainsi parlait le
poète)
Từ một quan niệm thơ như thế,
lục bát Cung Trầm Tưởng, bài Nguyện Cầu Mùa Thu, làm ở
Hoàng Liên Sơn, thu 77, có những câu:
Áo tù thẫm máu đôi vai
Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa
Ngó tay bỗng thấy già nua
Cứa êm thân xác mấy mùa thu qua
Môi cằn, má hóp thịt da
Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn
Ðêm nằm ruột rỗng vai run
Ðầu kề tiếng suối, chân đùn bóng đêm
Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa
Ngó tay bỗng thấy già nua
Cứa êm thân xác mấy mùa thu qua
Môi cằn, má hóp thịt da
Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn
Ðêm nằm ruột rỗng vai run
Ðầu kề tiếng suối, chân đùn bóng đêm
Cung Trầm Tưởng thơ tù trở
thành hiện thực. Rất hiện thực, nhưng không phải lúc nào cũng hiện thực. Những
mộng, mơ, những trữ tình bị kìm hãm trong lao lý nhưng khó thoát khỏi bản năng.
Cung Trầm Tưởng thơ tù, có mộng, có mơ, nhưng lại là những cơn ác mộng mà vẫn
có cái ngất ngư, cao đạo của tâm hồn:
Sớm đi đội gió đỉnh đầu
Tưởng như hồn chết giữa vầu nứa khô
Ðường lên dang nứa nhấp nhô
Ngả nghiêng mây núi, lệch xô đất trời
(Ðường lên dang nứa)
Tưởng như hồn chết giữa vầu nứa khô
Ðường lên dang nứa nhấp nhô
Ngả nghiêng mây núi, lệch xô đất trời
(Ðường lên dang nứa)
Mười năm lao cải luyện thép
cho thơ. Thơ ông đanh hơn. Như thể muốn thổi bễ thời gian, luyện quánh nỗi đau
trong tiếng hò địa phủ:
Mồ dẹt thời gian xe hủ lô
Sương tang sô xóa bặt sông hồ
Niềm đau sờ thấy hồn vong tộc
Nham nháp trời và sần đất thô
Sương tang sô xóa bặt sông hồ
Niềm đau sờ thấy hồn vong tộc
Nham nháp trời và sần đất thô
Con đường mười năm đã vùi
chôn những ngây thơ, những tin yêu, những nhẹ dạ xưa, và đưa thi ca vào một lộ
trình gai góc, lộ trình heo hắt, lộ trình tang trắng mà thơ là sự cô đọng những
tang thương, khấp liệm trong lòng người tù cải tạo:
Và đi cho tới cùng đường
Của heo hút xứ khôn lường khổ đau
Thoắt đi tóc đã phai màu
Như nghìn tang trắng quấn đầu vi lô
Chiều tê sương sập nấm mồ
Vùi chôn chú bé hồ đồ năm xưa.
Của heo hút xứ khôn lường khổ đau
Thoắt đi tóc đã phai màu
Như nghìn tang trắng quấn đầu vi lô
Chiều tê sương sập nấm mồ
Vùi chôn chú bé hồ đồ năm xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét