Tập nói, bé Hon chỉ biết một câu duy nhất, "thơm
nào". Nó chìa đôi môi bé xíu, hồng hồng, thỏ thẻ "thơm nào".
Nhưng mọi người còn nhiều việc cần hơn những cái hôn. Mẹ gắt lên: "Ra
chỗ khác, thơm với tho gì, không kịp mở mắt ra đây này."
Bố cáu: "Thôi, thôi, đủ rồi, ướt nhèm cả mặt người ta."
Anh cả quát: "Cút!"
Bé Hon lẫm chẫm, lủi thủi bước đi, bé Hon đi ngủ, rồi bé Hon ngủ luôn một giấc thiên thu, không bao giờ dậy nữa. Nó đã vĩnh viễn ra đi, vì ở đây người ta không thích hôn, người ta không thiết hôn, người ta không thèm hôn.
Thiên Sứ là sự chết yểu của tình yêu trong bối cảnh xã hội vội vã chạy theo đồng tiền, với những ngụy trang của con người trong cử chỉ, trong ngôn ngữ, đến lợm giọng.
Bố cáu: "Thôi, thôi, đủ rồi, ướt nhèm cả mặt người ta."
Anh cả quát: "Cút!"
Bé Hon lẫm chẫm, lủi thủi bước đi, bé Hon đi ngủ, rồi bé Hon ngủ luôn một giấc thiên thu, không bao giờ dậy nữa. Nó đã vĩnh viễn ra đi, vì ở đây người ta không thích hôn, người ta không thiết hôn, người ta không thèm hôn.
Thiên Sứ là sự chết yểu của tình yêu trong bối cảnh xã hội vội vã chạy theo đồng tiền, với những ngụy trang của con người trong cử chỉ, trong ngôn ngữ, đến lợm giọng.
Phạm Thị Hoài vừa tàn nhẫn vừa dịu dàng,
vừa ngỗ ngược vừa dễ yêu, vừa táo bạo vừa kín đáo, sống sượng, cụt ngủn mà ngây
thơ trong sạch như một Thiên Sứ lỡ sa xuống trần, rơi vào mảnh đất Việt
Nam, lạc vào thế giới người lớn chỉ biết "uy tín và danh dự", những
danh từ quá trừu tượng mà bé Hon không thể hiểu, không cần hiểu, chỉ cần hôn.
Ba mươi hay mười bốn, ba hay bẩy
tuổi, bé Hon, bé Hoài, Phạm Thị Hoài hay Phạm Thị Hoài Nam chỉ là một, một kẻ cần
yêu, đòi quyền được yêu, được thông cảm, đối chất với những kẻ không biết yêu,
không có khả năng yêu.
Bé Hon là hương thơm, là trìu mến, đối chọi với sắt và thép.
Hoài chia loài người ra làm hai loại: Homo A và Homo Z. Homo A là những kẻ biết yêu và Homo Z là những kẻ không biết yêu. Chỉ đơn giản có thế.
Hoài là cơn sốt của tuổi vị thành niên thèm đập phá, khao khát tự do, chống lại xã hội hẹp hòi, tù túng, chống lại giả tạo, hủ lậu và đàn áp tư tưởng.
Bé Hon là mầm sống tự do bị giam trong cũi, trong lồng.
Bé Hon là hương thơm, là trìu mến, đối chọi với sắt và thép.
Hoài chia loài người ra làm hai loại: Homo A và Homo Z. Homo A là những kẻ biết yêu và Homo Z là những kẻ không biết yêu. Chỉ đơn giản có thế.
Hoài là cơn sốt của tuổi vị thành niên thèm đập phá, khao khát tự do, chống lại xã hội hẹp hòi, tù túng, chống lại giả tạo, hủ lậu và đàn áp tư tưởng.
Bé Hon là mầm sống tự do bị giam trong cũi, trong lồng.
Hoài, vai chính trong Thiên Sứ,
nhân vật không chịu lớn, hao hao giống chú lùn trong truyện Cái Trống (Le
Tambour) (1959) của Günter Grass, một tác phẩm pha trộn thực tại với hoang tưởng
trong bức tranh châm biếm độc địa xã hội Dantzig, dưới chế độ Hitler.
Sự từ chối không chịu lớn của Hoài tương tự như sự không muốn lớn của chú lùn, từ chối những giả trá của người lớn, bằng một thái độ lạnh lùng, bằng sự châm biếm cay độc, bằng cái nhìn hoài nghi, xoi mói vào những nhân vật xung quanh.
Hoài lột trần cuộc sống gia đình, lột trần bộ mặt cha, mẹ, anh, chị và chính mình để tìm ở họ một khía cạnh thực nào đó, ngoài những cử chỉ và ngôn ngữ mà họ đã sử dụng như một cái máy.
Sự từ chối không chịu lớn của Hoài tương tự như sự không muốn lớn của chú lùn, từ chối những giả trá của người lớn, bằng một thái độ lạnh lùng, bằng sự châm biếm cay độc, bằng cái nhìn hoài nghi, xoi mói vào những nhân vật xung quanh.
Hoài lột trần cuộc sống gia đình, lột trần bộ mặt cha, mẹ, anh, chị và chính mình để tìm ở họ một khía cạnh thực nào đó, ngoài những cử chỉ và ngôn ngữ mà họ đã sử dụng như một cái máy.
Thiên Sứ viết theo lối tiểu
thuyết mới, từng đoạn cắt rời, đổi phông, như những khúc đứt của một bức tranh
lập thể, khó hiểu, chắp nối những mẩu tư tưởng, những mảnh gương vỡ của cuộc đời,
lộn xộn, chất chồng trong đầu. Bối cảnh rời rạc, không có trật tự nhất quán,
tác giả không thuật chuyện mà trình bày những ý thức con người trước một thực
trạng.
Phạm Thị Hoài là sự thức tỉnh của lương tâm trước những rạn vỡ của xã hội, của tâm linh con người mà chủ yếu là sự triệt tiêu thông cảm.
Phạm Thị Hoài là sự thức tỉnh của lương tâm trước những rạn vỡ của xã hội, của tâm linh con người mà chủ yếu là sự triệt tiêu thông cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét