Khát vọng của Trần Hồng Châu (1) nằm trong một
quỹ đạo tròn xoay quanh Sông - Biển - Thành phố - Hồi tưởng - Kỷ niệm. Rồi lại
Sông - Biển. Xin gọi là khát vọng luân hồi Biển cả tự do.
Trần Hồng Châu mở đầu tùy bút Thành Phố Trong Hồi Tưởng bằng những hàng:
Trần Hồng Châu mở đầu tùy bút Thành Phố Trong Hồi Tưởng bằng những hàng:
Khách vẫn lặng lẽ đi,
mang vầng trán ưu tư và mái tóc bềnh bồng lẫn vào đám lá me non hai bên đường
Tự Do, dòng sông đêm không bao giờ tắt lửa của Sài gòn. (Buổi chiều hằng cửu,
trích trong tập Thành Phố Trong Hồi Tưởng, An Tiêm 1991, trang 175)
Con sông phố phường nào cũng đổ ra biển, đi từ những vùng đất chật hẹp, quanh
co, bóng cây và tường thành, ra tận ngoài khơi lồng lộng, gió bốn phương. Bến
Bạch Ðằng ở cuối đường Tự Do chỉ là một bến sông, nhưng cũng là tiền thân của
biển cả, mang vào thành phố những chân trời xa, những vùng đất lạ.
(Buổi chiều hằng cửu, trang 169)
Thành Phố Trong Hồi
Tưởng là tập hồi ức viễn du vào những vùng kỷ niệm mà tưởng tượng là
chính nhân, tưởng tượng trước tác và cảm tác.
Từ thực tế xương thịt của thiên nhiên như một dòng sông, một con đường, một thành phố... tưởng tượng dẫn ta vào những địa hạt xa vời khác như những tiếng hát, những ánh đèn màu, những mây, những sóng, những lục địa, Âu Châu, Paris, New York, Sài Gòn, những Tagore, Prévert, Supervielle, Boris Vian... những quán gió, những đêm hồng, chiều tím.
Ở Trần Hồng Châu, khát vọng nước, khát vọng biển đã trở thành khát vọng tung bay, hóa thân thành nghệ thuật như lời ông viết:
Từ thực tế xương thịt của thiên nhiên như một dòng sông, một con đường, một thành phố... tưởng tượng dẫn ta vào những địa hạt xa vời khác như những tiếng hát, những ánh đèn màu, những mây, những sóng, những lục địa, Âu Châu, Paris, New York, Sài Gòn, những Tagore, Prévert, Supervielle, Boris Vian... những quán gió, những đêm hồng, chiều tím.
Ở Trần Hồng Châu, khát vọng nước, khát vọng biển đã trở thành khát vọng tung bay, hóa thân thành nghệ thuật như lời ông viết:
Hoàng hôn trên
đảo Guam [...] Biển vẫn rì rào vỗ sóng. Một giải xanh lợt viền sóng bạc. Xa và
trên nữa vẫn là tấm lụa muôn màu của hoàng hôn. Ðây là đại dương, cánh cửa mở
tung, trời nước không giới tuyến. Không một cánh hải âu, không một vết ngọc
bích lờ mờ của đất liền ngoài khơi. Ở nơi mênh mông bát ngát này hình như mây
cuối ngày cũng dàn trải rộng hơn, rực r" hơn [...] Có phải người tín đồ
họa sĩ, ở vào thời đạo giáo và nghệ thuật còn pha trộn, đã tìm thấy nguồn cảm ở
bình minh và hoàng hôn trên mặt biển, để thể hiện cảnh khai thiên lập địa trong
những pho kinh thánh huyền bí và thiêng liêng?
[...]
Vẫn vàng cam, kim diệp, hoàng yến, hoa hòe, da đồng, hoàng thổ... Vẫn lựu chen lửa đỏ và son đậm bên thành, rồi hồng đào, cánh sen, hồng phấn, vỏ đậu, hồng ngọc, đỏ tía, yên chi, huyết dụ... [...]
Mây và mây, đủ màu sắc, đủ vóc dáng. Lúc đó mới thấy lời nói con người, tù túng, giới hạn, ngăn sông cách núi, lúc đó mới thấy khoảng cách giữa ý và lời. [...]
Hãy cho tôi mượn cây bút sơn của họa sĩ! Lúc pha màu mới thấy những khám phá kỳ ảo, những gặp gỡ bất ngờ nhất. Muôn ngàn sắc tố, nhưng không sắc nào giống nhau, luôn luôn biến chuyển và không thể tái tạo được. [...]
Hôm nay tôi ý thức được rõ ràng mối thâm tình ràng buộc Thơ, Họa, Nhạc và mơ màng vươn tới một nghệ thuật toàn diện, bao trùm, điều hợp...
[...]
Vẫn vàng cam, kim diệp, hoàng yến, hoa hòe, da đồng, hoàng thổ... Vẫn lựu chen lửa đỏ và son đậm bên thành, rồi hồng đào, cánh sen, hồng phấn, vỏ đậu, hồng ngọc, đỏ tía, yên chi, huyết dụ... [...]
Mây và mây, đủ màu sắc, đủ vóc dáng. Lúc đó mới thấy lời nói con người, tù túng, giới hạn, ngăn sông cách núi, lúc đó mới thấy khoảng cách giữa ý và lời. [...]
Hãy cho tôi mượn cây bút sơn của họa sĩ! Lúc pha màu mới thấy những khám phá kỳ ảo, những gặp gỡ bất ngờ nhất. Muôn ngàn sắc tố, nhưng không sắc nào giống nhau, luôn luôn biến chuyển và không thể tái tạo được. [...]
Hôm nay tôi ý thức được rõ ràng mối thâm tình ràng buộc Thơ, Họa, Nhạc và mơ màng vươn tới một nghệ thuật toàn diện, bao trùm, điều hợp...
(Guam, trang 27, 29 và 30)
Những liên tưởng của Trần
Hồng Châu đưa người đọc từ những thực thể hữu hình như mây, đất, đá, sóng, sang
những cảm nhận trừu tượng như sự tù túng của chữ nghĩa, khoảng cách giữa ý và
lời, hay sự giao lưu giữa các ngành nghệ thuật. Phong cách trừu tượng hóa một
thể chất cụ thể, hoặc cụ thể hóa những suy tư trừu tượng, ở Trần Hồng Châu, là
sự chuyển thể giữa Văn và Triết, hai đại lộ văn hóa song song nhưng có khả năng
đồng quy ở một điểm: Giao điểm nghệ thuật. Dường như có một mảng tâm hồn
Bachelard phảng phất đâu đây, trong hệ quy chiếu ảnh hưởng vật chất vào tâm
linh nghệ thuật của con người. Lại có một chút cartésien trong những suy tư
hiện hữu... Và có rất nhiều thơ nằm trong mỗi chữ của Trần Hồng Châu:
Cho nên tôi cũng không
còn vương vương buồn trước dòng sông. Tôi không đứng im. Tôi vẫn chảy trôi
không ngừng. Tôi là dòng sông. Ðạm đạm trường giang thủy. Trong tôi có biết bao
nhiêu dòng chảy. Dòng máu luân lưu. Dòng điện thần kinh bén nhậy. Dòng sinh khí
từng luồng âm ba lùa vào từng kinh, từng mạch. Cuối cùng là dòng sông tư duy,
dòng thời gian tâm lý, bản thể và chứng nhân cho sự hiện hữu của tôi.
(Guam, trang 18)
(Guam, trang 18)
Tùy bút Thành Phố
Trong Hồi Tưởng đa tình, đa ý, đa cảm xúc... Bản chất hồi tưởng có khả
năng cất cánh từ bất cứ vùng đất nào: từ một đợt sóng, từ một lương tâm, từ tác
giả, từ tác phẩm, từ một chữ, một lời, từ tuổi trẻ, khung trường, từ một màu
vôi vữa... Dù cất cánh ở đâu chăng nữa, mối cảm xúc cũng nhẹ nhàng, cao khiết,
cả đến những tàn hại của chiến tranh:
Ai đã đánh cờ người
bằng tuổi trẻ? [...]
Có ai thấy lũ phù thủy học đường và lái buôn tuổi trẻ, vội vã, hoảng hốt, theo gót đàn dơi ma quái, chập chờn, vỗ cánh hoàng hôn cùng với màn đêm tan biến?
(Văn khoa Sài gòn, trang 75)
Có ai thấy lũ phù thủy học đường và lái buôn tuổi trẻ, vội vã, hoảng hốt, theo gót đàn dơi ma quái, chập chờn, vỗ cánh hoàng hôn cùng với màn đêm tan biến?
(Văn khoa Sài gòn, trang 75)
Người đọc hoài cảm tấm lòng
xót xa của một người thầy, của một người cha, tấm lòng tương ái, thương vọng
của một chứng nhân thời đại, chứng nhân chiến tranh, chứng nhân bất lực những
phong ba phi lý của tuổi trẻ.
Thời gian cô đọng lại
trong những mùa bạo động [...] Khung cảnh tang thương rách nát của mẹ Việt, u
buồn, chỗ nào cũng chỉ thấy hàng hàng lớp lớp những chứng tích đau thương của
gió bay nhà bạc cát lầm cửa thưa.
(Nhật ký, trang 115-116)
(Nhật ký, trang 115-116)
Thành Phố Trong Hồi
Tưởng còn là tập du ký những suy nghiệm của con người về thân phận
mình qua tác dụng của thiên nhiên. Thiên nhiên mở ra một thực tại mộng ảo, một
thực tại nghệ thuật và suy tư. Thiên nhiên bắc cầu giữa thơ và nhạc, giữa lời
và ý, giữa văn và triết. Thiên nhiên bao trùm sự vật và con người:
Chạy đi đâu cũng không
qua khỏi nỗi ám ảnh của thảo mộc, của thiên nhiên, của nguồn suối không cùng
tạo vật ...
Làm sao để lúc nào cũng vẫn nằm trong vòng tay thiên nhiên. [...} Cố gắng nâng nhịp tâm hồn cho phù hợp với cung bậc của bản nhạc ngàn khơi, bản nhạc thiên nhiên ngàn đời. Nhập vũ trụ. Tan biến trong vũ trụ. Ðồng hóa với vũ trụ, không hề đi ngược lại, đối kháng hay lỡ nhịp.
Ðó là bí quyết tư tưởng và nghệ thuật Ðông phương. Ðó là thông điệp của Biển.
(Guam, trang 28)
Làm sao để lúc nào cũng vẫn nằm trong vòng tay thiên nhiên. [...} Cố gắng nâng nhịp tâm hồn cho phù hợp với cung bậc của bản nhạc ngàn khơi, bản nhạc thiên nhiên ngàn đời. Nhập vũ trụ. Tan biến trong vũ trụ. Ðồng hóa với vũ trụ, không hề đi ngược lại, đối kháng hay lỡ nhịp.
Ðó là bí quyết tư tưởng và nghệ thuật Ðông phương. Ðó là thông điệp của Biển.
(Guam, trang 28)
Ở Trần Hồng Châu, những cuộc
viễn mơ, giao du với dĩ vãng, kỷ niệm, chẳng qua chỉ là một thoáng đi
tìm thời gian đã mất của con người. Biển là thượng nguồn của những bể
dâu, tang thương, biến đổi, và biển là mẹ của tự do. Biển là nôi của sáng tạo.
Ở nhà thơ không
tuổi này, kỷ niệm vào sâu những sân trường, từ Sorbonne thời còn đi học đến Văn
Khoa thời dạy học, ông đã luyến lưu Paris, say mê New York và thương nhớ Sài
gòn. Kỷ niệm trên Ðịa Trung Hải. Kỷ niệm sà xuống Hawai. Kỷ niệm nằm trong con
ốc đảo Guam, lúc hoàng hôn đợi sóng. Và ông đã sáng tác như lời ông viết, theo
một cẩm nang tạo hình rất giáo khoa nhưng độc đáo:
Trừu tượng hóa, tách lẻ, giữ lại những gì mang
tính cách nguyên lý và tổng quát nhất, là một thao tác triết lý. Biểu tượng hóa
từ cái phức tạp, máu thịt của sự vật, vươn lên cái huyền diệu thầm kín nhất ở
trung tâm, ở thượng tầng, nếu không muốn nói ở thế giới ý niệm, để dựng xây nên
một hình tượng đẹp, lý tưởng, đó là một thao tác nghệ thuật.
(Guam, trang 27)
(Guam, trang 27)
Thành Phố Trong Hồi Tưởng chính là
một thử nghiệm của thao tác nghệ thuật này, và nhà thơ đã phiêu lưu trong hồng
tâm của đất trời, trong trái tim của văn hóa, để tạo nên một thế giới lạ mà hồi
tưởng là những âm vang gọi về cõi mịt mùng biển nước, thế giới vô bờ của có và
không. Ở đó nhấp nhô những ngọn sóng bạc màu, không tuổi, lúc nào cũng sẵn sàng
khởi hành vào cuộc viễn du nghệ thuật.
Trong chuyến hải
trình biền biệt hai mươi năm, Ulysse đã phải nghe tiếng hát ngư tiên trong tư
thế trói mình vào cột thuyền, để giữ khoảng cách bất biến giữa bản thân và ngư
nữ.
Khoảng cách ấy, phải chăng là khoảng cách cốt tử giữa nghệ sĩ và nghệ thuật mà Circé đã truyền cho Ulysse như một bảo bối giữ mình. Khoảng cách cần phải có để con người vươn lên, vươn mãi... mà không bao giờ đạt tới đích nghệ thuật. Thảng hoặc nếu cứ quyết tâm muốn nhận diện cái đỉnh tuyệt đối, thì nghệ thuật sẽ tan đi như cái ngoái lại của Orphée làm tuyệt hình Eurydice.
Hành trình Ulysse ấy, mấy ai thoát khỏi trong đời làm nghệ thuật của mình. Và như Trần Hồng Châu, đã đem tư duy người thơ đi suốt chiều sâu ý tưởng vào thịt xương và tình người (2) thì cũng vẫn chỉ thấy mù khơi... biển cả.
Trần Hồng Châu, trong thơ, muốn kể lại cuộc phiêu lưu nan kỳ và huyền nhiệm của người dân nhược tiểu, tản di, một "cỏ vong ưu" trên đường hành hương tìm Tình yêu, Tự do và Biển cả.
Khoảng cách ấy, phải chăng là khoảng cách cốt tử giữa nghệ sĩ và nghệ thuật mà Circé đã truyền cho Ulysse như một bảo bối giữ mình. Khoảng cách cần phải có để con người vươn lên, vươn mãi... mà không bao giờ đạt tới đích nghệ thuật. Thảng hoặc nếu cứ quyết tâm muốn nhận diện cái đỉnh tuyệt đối, thì nghệ thuật sẽ tan đi như cái ngoái lại của Orphée làm tuyệt hình Eurydice.
Hành trình Ulysse ấy, mấy ai thoát khỏi trong đời làm nghệ thuật của mình. Và như Trần Hồng Châu, đã đem tư duy người thơ đi suốt chiều sâu ý tưởng vào thịt xương và tình người (2) thì cũng vẫn chỉ thấy mù khơi... biển cả.
Trần Hồng Châu, trong thơ, muốn kể lại cuộc phiêu lưu nan kỳ và huyền nhiệm của người dân nhược tiểu, tản di, một "cỏ vong ưu" trên đường hành hương tìm Tình yêu, Tự do và Biển cả.
Nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau?
(Biển oan khiên)
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau?
(Biển oan khiên)
Hành trình này là một câu hỏi
không lời giải đáp, một chuyến đi không định hướng như chuyến lạc du của con
người từ phút khởi sinh đến giờ tận tuyệt.
Ra đi từ lòng biển trong một hạt nhân
tiền sử
Rồi lại bâng khuâng trở về vòng tay biển ân tình
(Buổi chiều đi vào lòng biển)
Rồi lại bâng khuâng trở về vòng tay biển ân tình
(Buổi chiều đi vào lòng biển)
Chuyến đi đầy bất trắc, phong ba, như Ulysse
trói chặt mạn thuyền, vọng hồ ly tiếng hát.
nhân ngư, ngư nhân
điệu hò khoan, ơ hờ...
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! Cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường
(Biển oan khiên)
điệu hò khoan, ơ hờ...
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! Cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường
(Biển oan khiên)
và nhà thơ đã "vượt biên",
Vượt qua những hoang mạc tiềm thức,
Những trùng dương thăm thẳm bóng thời gian
Những trùng dương thăm thẳm bóng thời gian
để đến với tiếng hát ngư n" của muôn đời
Tôi đam mê đi vào từ trường tiếng em
Nhạc ngàn đời ...
(Tôi đi vào từ trường tiếng em)
Nhạc ngàn đời ...
(Tôi đi vào từ trường tiếng em)
Những ai đã từng tần ngần với
nhạt mầu ngọc thạch buổi sáng, đậm mầu lam điềm buổi chiều trên vịnh Mễ Tây Cơ,
với bích biếc Hạ Long, xanh lưu ly Ðịa Trung Hải... sẽ cảm thông nỗi khát vọng
biển cả của một người thơ tìm đến biển như một vẫy vùng sáng tạo.
Từ lâu, sirène đã trở thành tiếng gọi của cuộc đời
Từ lâu, sirène đã trở thành tiếng gọi của cuộc đời
Em gần gũi mà cũng vạn dặm xa khơi
Em là biển.
Em là biển.
Ðối với Trần Hồng Châu, biển
là khởi điểm của những hành trình cát luân hồi. Biển là cái nôi của tình yêu,
phát sinh sự sống và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng sau cõi sống. Câu chuyện
tình bắt đầu giữa biển và cát:
Biển đa tình
Nằm hôn bờ cát trắng ...
Ta nhặt từng sợi rong biển
Tóc thề trong chất lỏng xanh
Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
Quá khứ đến rồi đi
Luân hồi
Trên bạc đầu sóng vỗ
Tản mạn về chân trời
Mù khơi...
(Xuân và biển thiếu quê hương)
Nằm hôn bờ cát trắng ...
Ta nhặt từng sợi rong biển
Tóc thề trong chất lỏng xanh
Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
Quá khứ đến rồi đi
Luân hồi
Trên bạc đầu sóng vỗ
Tản mạn về chân trời
Mù khơi...
(Xuân và biển thiếu quê hương)
Và cứ như thế, thân phận con
người nhược tiểu, di hay không di, tản hay không tản, muôn đời vẫn là kiếp
thuyền nhân đi vào lòng biển
Lênh đênh một thuở luân hồi
Vòng tròn nhân thế đổi đời cố nhân
(Không sắc không hình)
Vòng tròn nhân thế đổi đời cố nhân
(Không sắc không hình)
Tình ta hạt cát biển đông
Cuốn theo chiều gió một vòng hư vô
(Hạt cát biển đông)
Cuốn theo chiều gió một vòng hư vô
(Hạt cát biển đông)
Cứ thế luân cuồng vũ điệu hồi
sinh và tuyệt tận của tư duy, của ngỡ ngôn sáng tạo. Người nghệ sĩ vùng vẫy lạc
loài trong biển mù sáng tạo như kiếp thuyền nhân lênh đênh trên biển bạo, biển
tặc, biển đời
Ta đã đốt bao nhiêu bản thảo
Vì sơ cứng tâm hồn?
Vì tuyệt đối chẳng ở trong vòng tay?
(Ta lấy gì đây đắp dáng thơ)
Vì sơ cứng tâm hồn?
Vì tuyệt đối chẳng ở trong vòng tay?
(Ta lấy gì đây đắp dáng thơ)
Bởi nghệ thuật hay tuyệt đối chẳng qua chỉ là bóng ngư tiên, quyến rũ con người
vào biển cả tâm tư, trên sóng gió tiềm thức và trong những mộng mơ ngàn đời
không bến đỗ.
Chú thích
(1). Trần Hồng Châu là bút hiệu của Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư Ðại Học và Khoa Trưởng Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975. Ông còn là chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ 20 những năm 60. Di tản sang Hoa Kỳ năm 1990.
Thành Phố Trong Hồi Tưởng do An Tiêm xuất bản năm 1991. Sau đó là hai tập thơ: Nửa Khuya Giấy Trắng(Thanh Văn, 1992) và Nhớ Ðất Thương Trời (Thế Kỷ, 1995).
(1). Trần Hồng Châu là bút hiệu của Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư Ðại Học và Khoa Trưởng Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975. Ông còn là chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ 20 những năm 60. Di tản sang Hoa Kỳ năm 1990.
Thành Phố Trong Hồi Tưởng do An Tiêm xuất bản năm 1991. Sau đó là hai tập thơ: Nửa Khuya Giấy Trắng(Thanh Văn, 1992) và Nhớ Ðất Thương Trời (Thế Kỷ, 1995).
(2). trích bài Thơ Và Sự Thực.
Những bài thơ (trích
trong bài viết này) của Trần Hồng Châu, đã in trên tạp chí Văn Học
(California), trong các tập thơ Nửa Khuya Giấy Trắng (Thanh
Văn, 1992) và Nhớ Ðất Thương Trời (Thế Kỷ, 1995)
Tháng 11/1997
Thụy Khuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét