Những suy tưởng về sáng tạo, về sự hình thành một tác phẩm nghệ
thuật, về khái niệm thẩm mỹ học... ít thấy xuất hiện trong văn học Việt Nam. Có
lẽ đó là lý do khiến Nguyên Sa viết Một
Bông Hồng Cho Văn Nghệ năm
1967. Ðây là một trong những tác phẩm hiếm hoi có tính cách triết học thực dụng
trong đời sống tư tưởng và văn nghệ.
Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ đối với Nguyên Sa tương tự như Viết Và Ðọc Tiểu Thuyết đối với Nhất Linh. Cả hai đều tóm lược
những kinh nghiệm và suy tưởng của người cầm bút, sau một thời kỳ sống và sáng
tác.
Nhất Linh
chủ yếu nghiêng về kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết mà Thạch Lam đã có lần đề cập
đến trong Xuôi Dòng;
Nguyên Sa mổ xẻ vấn đề suy tưởng trong sáng tác nghệ thuật. Nguyên Sa đi từ: 1- tình cảnh nhà văn Việt Nam những năm năm
mươi, sáu mươi, để 2- tìm chỗ đứng của văn học nghệ thuật Việt
Nam trong tình thế hiện đại, để 3- bầy tỏ về sự giàu có và nghèo nàn của văn
học nghệ thuật ta, để 4- đào sâu nỗi cần thiết suy tưởng về nghệ
thuật, ngõ hầu 5- nhìn kỹ về ý thức và nghệ thuật, và 6- sự sáng tạo đề tài về 7- khái niệm thẩm mỹ học.
Những
suy nghiệm đó bắt nguồn từ nhận thức về sự
cô đơn. Sự cô đơn của thế hệ năm mươi, sáu mươi, thế hệ Nguyên Sa, mà ông
gọi là "sự cô đơn của thế hệ không có đàn anh". Ðây không phải là sự
cô đơn trừu tượng, nhập tâm nhập tủy của người cầm bút trước trang giấy trắng
mà các triết gia chuyên nghiệp hay bàn đến. Ðây là cái cô đơn hiện thực, sờ mó
được, những thiếu vắng, mất mát, ly tán, kiệt quệ của thế hệ làm văn nghệ sau
ngày chia đôi đất nước. Nguyên Sa viết:
"Chúng ta bước vào một
ngôi nhà trống rỗng, một khu vườn bỏ hoang, một vũ trụ không người, chẳng có ai
trước mặt thật. [...] Bọn họ đâu cả rồi? [...] Chiến tranh đã trổ ra trăm cánh
tay móng nhọn trăm đầu miệng rộng răng to để cướp mất người này bằng cánh tay vũ
khí, xóa mất người kia bằng hàm răng chính trị. Người bị thủ tiêu, Khái Hưng đấy.
Người phiêu bạt rừng núi, ở quê người chẳng về, đứng lại tê liệt ở bên kia vĩ
tuyến, lặng lẽ rút khỏi thế giới văn nghệ hoặc khoác lên vai chiếc áo chính ủy
như những tác giả Lửa Thiêng, Vang Bóng Một Thời, Gửi Hương Cho Gió. Mất cả, mất
cả. [...]
Các anh hãy tưởng tượng tác giả Ðoạn Tuyệt đứng giữa bìa báo bao bọc bởi những Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Ðạo, Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Nguyễn Tuân thì khuôn mặt văn nghệ những năm Năm Mươi, Sáu Mươi sẽ khác đi không biết thế nào. Các anh thử nghĩ đi."
(Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ, NXB Ðời, California in lại, không đề năm, trang 18-19-20)
Các anh hãy tưởng tượng tác giả Ðoạn Tuyệt đứng giữa bìa báo bao bọc bởi những Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Ðạo, Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Nguyễn Tuân thì khuôn mặt văn nghệ những năm Năm Mươi, Sáu Mươi sẽ khác đi không biết thế nào. Các anh thử nghĩ đi."
(Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ, NXB Ðời, California in lại, không đề năm, trang 18-19-20)
Người đi sau, không có người đi trước để cản đường. Nguyên
Sa đã nhận thấy sự trống rỗng ấy rất sớm. Trước những bài báo đả kích Tự
Lực Văn Ðoàn, Nhất Linh không nói gì. Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương im lặng. Lớp
đàn anh còn lại, đây một người, kia một người, đã "không
hợp thành một lớp người" để đòi hỏi
"chúng tôi" phải tận lực chống, phải vượt qua hay xin gia nhập họ.
"Chúng tôi" đã phải "múa gậy trong
khoảng không", đã phải "đối thoại với chính mình",
phản kháng chính mình, không biết là mình đã tìm ra được "những
miếng võ ghê gớm" hay là chỉ "múa
may hỗn loạn".
Thế hệ năm mươi,
sáu mươi, ngoài cái cô đơn siêu hình của người cầm bút còn thêm cái cô đơn hiện
thực của một dân tộc nghèo đói, ly tán chiến tranh. "Nhà văn, nhà thơ
chỉ có số phận mà dân tộc nó có".
Những trống rỗng
mà Nguyên Sa nhận thấy ở thế hệ ông vẫn còn kéo dài cho đến bây giờ. Nỗi cô đơn
này, người cầm bút hiện nay ở trong cũng như ngoài nước, đều gặp phải, như một
cái rớp. Thế hệ nhà văn hôm nay vẫn đứng trước một trống vắng, một thực tại
không có đàn anh hoặc đàn anh còn sống mà kể như không có, họ không còn là một
lực lượng văn học đáng kể, không còn là những lực cản đường để kẻ đi sau có thể
phản kháng, đạp đổ mà xông tới những cái khác, hoặc cổ võ họ để xin gia nhập
họ. Ðàn anh của thế hệ hôm nay cũng bị dập vùi trong trận chiến rồi trong hòa
bình di tản, trong những chiến dịch luân lưu trói, cởi, cởi, trói văn nghệ.
Sự cô đơn của thế hệ hôm nay vẫn còn dai dẳng, vẫn còn "nhập cuộc". Sự cô đơn này nằm trong khối cô đơn khổng lồ, bao trùm toàn diện những người cầm bút nhược tiểu.
Ðã biết bao lần những người làm văn nghệ Việt Nam tự hỏi: Tại sao văn nghệ chúng ta khựng lại? Chúng ta không thật sự bằng lòng với nền văn học hiện đại của mình, nền văn nghệ này phải tự kiểm và tìm ra những cần thiết để tiến bộ. Nguyên Sa cũng như những người làm văn nghệ thông thạo tình hình văn học thế giới, biết rõ hơn ai hết, là dù nền văn nghệ Việt Nam còn có những chỗ chưa hoàn hảo, chưa thật sự đáp ứng lòng mong muốn của mọi người, nhưng với những kết quả đã thu lượm được của những người đi trước, với những tác phẩm văn học của thế kỷ XVIII, XIX, XX, văn học Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Ðặng Trần Côn, Tản Ðà, Nguyễn Khuyến... đến văn học tiền chiến, văn học trong thời kỳ chia đôi đất nước và cả hiện tại bây giờ, với những thành tựu tác phẩm đã đạt được, văn học Việt Nam có thể ngẩng đầu. Chúng ta không có gì hổ thẹn cả. Nhưng tại sao văn học ta vẫn phải đứng hàng ghế chót của đại sảnh, đứng chỗ chầu rìa trong khung cảnh văn học thế giới? Tại sao? Tại sao?
Sự cô đơn của thế hệ hôm nay vẫn còn dai dẳng, vẫn còn "nhập cuộc". Sự cô đơn này nằm trong khối cô đơn khổng lồ, bao trùm toàn diện những người cầm bút nhược tiểu.
Ðã biết bao lần những người làm văn nghệ Việt Nam tự hỏi: Tại sao văn nghệ chúng ta khựng lại? Chúng ta không thật sự bằng lòng với nền văn học hiện đại của mình, nền văn nghệ này phải tự kiểm và tìm ra những cần thiết để tiến bộ. Nguyên Sa cũng như những người làm văn nghệ thông thạo tình hình văn học thế giới, biết rõ hơn ai hết, là dù nền văn nghệ Việt Nam còn có những chỗ chưa hoàn hảo, chưa thật sự đáp ứng lòng mong muốn của mọi người, nhưng với những kết quả đã thu lượm được của những người đi trước, với những tác phẩm văn học của thế kỷ XVIII, XIX, XX, văn học Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Ðặng Trần Côn, Tản Ðà, Nguyễn Khuyến... đến văn học tiền chiến, văn học trong thời kỳ chia đôi đất nước và cả hiện tại bây giờ, với những thành tựu tác phẩm đã đạt được, văn học Việt Nam có thể ngẩng đầu. Chúng ta không có gì hổ thẹn cả. Nhưng tại sao văn học ta vẫn phải đứng hàng ghế chót của đại sảnh, đứng chỗ chầu rìa trong khung cảnh văn học thế giới? Tại sao? Tại sao?
Bởi đúng như lời
Nguyên Sa viết, nhà văn, nhà thơ chỉ có chỗ đứng mà dân tộc nó có (trang
37), chỗ đứng của một dân tộc nhược tiểu, nghèo đói, chiến tranh, tan rã.
Ở thời Nguyên Sa
viết Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ mọi người xôn xao hỏi nhau:
Sách của ai sắp được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp? Nghe nói người này sắp
được dịch, người kia sắp được dịch? Nhưng rồi cuối cùng vẫn trơ ra một vài tên
sách, một vài địa chỉ xuất bản. Nghe nói Nhất Linh, nghe nói Vũ Hoàng Chương...
sắp được dịch nhưng không thấy, không chắc gì cả. Kiều và Chinh Phụ Ngâm có
được dịch ra Pháp ngữ với tư cách tài liệu sưu tầm. Nguyên Sa viết:
"Giới văn học nghệ thuật
Pháp Anh không bàn đến Nguyễn Du như ta bàn đến Victor Hugo hay Lamartine, Byron
hay Keats. Nghĩa là ngay khi được phiên dịch, tác phẩm của văn học nghệ thuật
ta vẫn đứng ở cái chỗ khốn nạn ấy: hàng ghế chót của đại sảnh, chỗ chầu rìa
trong thiên đường của anh thánh đàn em mà cả các thánh đàn anh, cả Thượng Ðế, nếu
có, đều không biết tên, không biết mặt. [...]
Sartre có thể hoặc đã làm, hoặc muốn làm cái việc đọc Dos Passos bằng Anh ngữ. Evtouchenko có thể đã thử đọc Eluard nguyên tác, nhưng có nhiều hy vọng họ không biết đến Nguyễn Du và cũng chẳng bao giờ nẩy ra ý muốn, dù chỉ là ý muốn, đọc các nhà văn nhà thơ ta qua nguyên tác.
Các người làm văn học nghệ thuật Tây phương này chắc chắn không có một quan niệm kỳ thị. Vả lại họ có thể biện bạch: Không thể học hết mọi thứ tiếng để đọc văn của mỗi nước. Tôi cũng chẳng nghĩ như thế bao giờ. Nhưng đấy, tôi chỉ muốn nói đến một sự thực đơn giản này: Chỗ đứng sáng chói của Tây phương trên thế giới ngày nay, Tây phương Mỹ cũng như Nga, Anh cũng như Pháp, đã mang lại cho văn học nghệ thuật của họ cái chỗ đứng sáng chói. Và trong vùng sáng chói lòa đó, dù không chủ trương ý thức và hữu ý, các nhà văn học nghệ thuật Tây phương vẫn bị lóa mắt, không còn nhìn thấy trong vùng bóng tối, do đó chỗ đứng của văn học nghệ thuật các nước nhỏ, đã hoặc đang bị trị, nghèo đói, trong đó có ta, đã bị lệch lạc vì chỗ đứng của quốc gia, lại càng bị lu mờ hơn nữa vì khuynh hướng kỳ thị vô thức."
(Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ, trang 51, 64 và 65)
Sartre có thể hoặc đã làm, hoặc muốn làm cái việc đọc Dos Passos bằng Anh ngữ. Evtouchenko có thể đã thử đọc Eluard nguyên tác, nhưng có nhiều hy vọng họ không biết đến Nguyễn Du và cũng chẳng bao giờ nẩy ra ý muốn, dù chỉ là ý muốn, đọc các nhà văn nhà thơ ta qua nguyên tác.
Các người làm văn học nghệ thuật Tây phương này chắc chắn không có một quan niệm kỳ thị. Vả lại họ có thể biện bạch: Không thể học hết mọi thứ tiếng để đọc văn của mỗi nước. Tôi cũng chẳng nghĩ như thế bao giờ. Nhưng đấy, tôi chỉ muốn nói đến một sự thực đơn giản này: Chỗ đứng sáng chói của Tây phương trên thế giới ngày nay, Tây phương Mỹ cũng như Nga, Anh cũng như Pháp, đã mang lại cho văn học nghệ thuật của họ cái chỗ đứng sáng chói. Và trong vùng sáng chói lòa đó, dù không chủ trương ý thức và hữu ý, các nhà văn học nghệ thuật Tây phương vẫn bị lóa mắt, không còn nhìn thấy trong vùng bóng tối, do đó chỗ đứng của văn học nghệ thuật các nước nhỏ, đã hoặc đang bị trị, nghèo đói, trong đó có ta, đã bị lệch lạc vì chỗ đứng của quốc gia, lại càng bị lu mờ hơn nữa vì khuynh hướng kỳ thị vô thức."
(Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ, trang 51, 64 và 65)
Tất cả những điều Nguyên Sa nói trên đây vẫn còn đúng, vẫn còn
đang xẩy ra bây giờ.
Có thể bây giờ người ta tìm dịch các tác phẩm Việt Nam nhiều hơn năm 67, nhưng chúng ta đừng vội mừng. Tìm dịch để thỏa mãn nhu cầu exotisme, để chứng tỏ sự mở cửa của văn minh Tây phương, để thỏa mãn niềm tự tôn dân chủ, nâng đỡ những tác giả dissident, hơn là tìm dịch vì muốn thật sự tìm hiểu văn hóa Việt Nam, tìm hiểu văn hóa của một nước "nhược tiểu".
Bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn Chiến Tranh, nghe đâu bán rất chạy, nhưng nếu so với nguyên tác, nghe đâu cũng lại rất đáng buồn. Hiện nay ở Pháp có những nhà xuất bản chạy về Việt Nam, tìm cách ký những giao kèo rất rẻ với các tác giả, và tìm người dịch vội vàng, cũng rất rẻ, để về Pháp, họ nhờ người Pháp viết lại bằng thứ tiếng Pháp gẫy gọn. Sách bán được. Sống được. Nghề buôn bán văn nghệ nhược tiểu này khá thịnh hành. Khởi sắc. Sống được. Niềm cay đắng là chính các nạn nhân "được dịch" vẫn tin tưởng ở cái hào quang "được dịch" mà không có phương tiện để kiểm chứng cái sự dịch kia nó đã xẩy ra như thế nào. Khuynh hướng kỳ thị vô thức của những người làm văn nghệ Tây phương mà Nguyên Sa đề cập đến năm 67, nay trở thành một khuynh hướng trao đổi, thành sự cởi mở, giao lưu mang lại rất nhiều lợi điểm xã hội, chính trị, tiếc rằng những lợi điểm này không dành cho văn học.
Có thể bây giờ người ta tìm dịch các tác phẩm Việt Nam nhiều hơn năm 67, nhưng chúng ta đừng vội mừng. Tìm dịch để thỏa mãn nhu cầu exotisme, để chứng tỏ sự mở cửa của văn minh Tây phương, để thỏa mãn niềm tự tôn dân chủ, nâng đỡ những tác giả dissident, hơn là tìm dịch vì muốn thật sự tìm hiểu văn hóa Việt Nam, tìm hiểu văn hóa của một nước "nhược tiểu".
Bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn Chiến Tranh, nghe đâu bán rất chạy, nhưng nếu so với nguyên tác, nghe đâu cũng lại rất đáng buồn. Hiện nay ở Pháp có những nhà xuất bản chạy về Việt Nam, tìm cách ký những giao kèo rất rẻ với các tác giả, và tìm người dịch vội vàng, cũng rất rẻ, để về Pháp, họ nhờ người Pháp viết lại bằng thứ tiếng Pháp gẫy gọn. Sách bán được. Sống được. Nghề buôn bán văn nghệ nhược tiểu này khá thịnh hành. Khởi sắc. Sống được. Niềm cay đắng là chính các nạn nhân "được dịch" vẫn tin tưởng ở cái hào quang "được dịch" mà không có phương tiện để kiểm chứng cái sự dịch kia nó đã xẩy ra như thế nào. Khuynh hướng kỳ thị vô thức của những người làm văn nghệ Tây phương mà Nguyên Sa đề cập đến năm 67, nay trở thành một khuynh hướng trao đổi, thành sự cởi mở, giao lưu mang lại rất nhiều lợi điểm xã hội, chính trị, tiếc rằng những lợi điểm này không dành cho văn học.
Nếu
chúng ta nhìn rộng ra đến những cuộc hội thảo quốc tế Việt học, chúng vẫn xảy
ra bằng tiếng Pháp, tiếng Anh một cách tự nhiên mà người được mời cũng
như người tổ chức không thấy một trở ngại gì. Người duy nhất phản đối
việc tiếng Việt không được sử dụng ở các hội nghị quốc tế Việt học hiện nay là
giáo sư Nguyễn Văn Trung, còn tất thảy giới trí thức Việt Nam, trong cũng như
ngoài nước, tham dự hội nghị đều mũ ni che tai, hồ hởi chấp nhận mà không thấy
có ý kiến phản đối nào cụ thể (1).
Từ
nhận thức Nguyễn Du phải có chỗ đứng bên cạnh Shakespeare, Dante, Hugo, Nguyên
Sa nói đến "ý thức tìm hiểu sự thất bại" và ông phân tích những cái
nghèo nàn trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Theo ông, cái nghèo khổ thứ nhất
của văn học Việt Nam là sự thiếu suy
tưởng quy mô về nghệ thuật,
thiếu quan điểm về nghệ thuật, về bản chất nghệ thuật, bản chất sáng tác.
Một thái độ chấp nhận quá dễ dãi, sự biến chế vội
vàng, đôi khi vụng về những quan điểm văn học nghệ thuật thế giới, hay ngược
lại, không biết đến những quan điểm này, hoặc biết rồi mô phỏng, bắt chước một
cách thô thiển, hoặc không biết gì cả, cả ba thái độ đều nguy hiểm. Do đó, suy
tưởng về nghệ thuật, về sự sáng tạo đề tài, về khái niệm thẩm mỹ học là những
yếu tố cần thiết để đánh bại cái nghèo nàn trong văn học nghệ thuật của ta.
Nguyễn
Du đã nghĩ đến sự tương phản gay go giữa Tự Do và Ðịnh Mệnh, đến ba trăm năm
sau, đến tính chất "mua vui" của nghệ thuật. Tản Ðà đã nghĩ đến đời đáng chán hay không đáng chán.
Nguyễn Công Trứ đã nghĩ đến chí
nam nhi. Nguyễn Gia Thiều, Xuân Hương đã nghĩ đến thân phận của người phụ
nữ, Ðặng Trần Côn đến hậu quả của chiến tranh. Khái Hưng, Nhất Linh về xã hội
Việt Nam đầu thế kỷ XX... Tất cả những tác giả lớn của ta đều đã có những suy
tưởng về nghệ thuật, về nhân sinh nhưng chưa có ai hệ thống hóa những ý thức đó thành những lý thuyết
cơ bản về nghệ thuật để những người đi sau có thể dùng được như ta dùng Sartre,
Camus, Blanchot hay Breton, để những người đi sau biết được yếu tính của cái đã có, biết cái mình đã có, rõ hơn, là một
cách để đừng đi lại lối mòn, để vượt qua hay để làm một cái gì khác họ.
Chẳng
hạn nếu chúng ta nắm rõ bản chất cái gọi là thơ mới, thì có lẽ bây giờ chúng ta
đã vượt xa nó từ lâu, để lập ra những cái khác nó, chưa chắc là đã hay hơn nó,
nhưng chắc chắn phải khác nó.
Nếu nói đến một chúc thư
văn học của người mới ra đi, thì chúc thư của Nguyên Sa nằm ở những dòng sau
đây:
"Văn học nghệ thuật và
dân tộc ta không dừng mãi ở chỗ này. Và sự di chuyển, sự đổi thay đã bắt đầu
ngay từ ý thức tàn nhẫn về thất bại. Sự đổi thay của dân tộc sẽ mang lại sự di
chuyển của văn học nghệ thuật. Ngược lại, làm cho văn học nghệ thuật di chuyển,
đổi mới, thoát xác trong thực chất và sáng rõ trong chỗ đứng, chắc chắn sẽ là động
lực có sức mạnh khỏe hơn cả kinh tế, quân sự, chính trị, làm cho đất nước hồi
sinh, dân tộc vạm vỡ, tổ quốc bình phục."
Chú thích:
(1) Ðây là tình hình tháng 5/98. Về sau có thay đổi. Có thể vì ý kiến của giáo sư Nguyễn Văn Trung đã được nghe chăng?. Cho nên trong các cuộc hội thảo quốc tế về Việt học người ta đã lẻ tẻ dùng tiếng Việt.
(1) Ðây là tình hình tháng 5/98. Về sau có thay đổi. Có thể vì ý kiến của giáo sư Nguyễn Văn Trung đã được nghe chăng?. Cho nên trong các cuộc hội thảo quốc tế về Việt học người ta đã lẻ tẻ dùng tiếng Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét