Tôi cầm Tầng Trệt Thiên Ðường. Chủ nhật
13. Tháng tám trời nóng. Sách dày 63 trang, cả thảy 6 truyện - hình như không
đâu nhận đăng - may mà in được, giấy vàng xỉn, loại giấy bản, màu rác, in có 500
cuốn.
Một tuần sau, thứ bẩy 18. Tháng tám, Paris trời vẫn nóng. Vẫn chưa hiểu sách nói gì. Ðiều chắc: Tay này hóm. Hóm lắm. Chúng ta thử đọc mấy dòng:
Một tuần sau, thứ bẩy 18. Tháng tám, Paris trời vẫn nóng. Vẫn chưa hiểu sách nói gì. Ðiều chắc: Tay này hóm. Hóm lắm. Chúng ta thử đọc mấy dòng:
Hai hữu thể có cánh, rã rượi, ố bẩn, như
chưa một lần bay lượn: Một có cặp mông lớn lao và hung hãn, đang đứng kiễng
chân lên đầu bàn, ghé tai vào cái đài bán dẫn made in Hell giấu trên nóc tủ, vẻ
lắng nghe, thỉnh thoảng quay lại bộ mặt xanh xao, mắt quầng thâm, thở dài...
Một kia, đang ngồi ở ghế cạnh bàn, đầu cúi, viết không ngưng nghỉ... Những dòng
chữ chẩy lênh láng, ngập một tấc trên sàn, tràn cả ra cống rãnh ngoài cửa. Bầu
khí thì oi, thoang thoảng mùi chuột, và gián, và rác...
(Tầng Trệt Thiên Ðường, tr. 5)
(Tầng Trệt Thiên Ðường, tr. 5)
Ðọc cách nào, tùy ý. Hiểu thế
nào, tùy người. Cũng có thể là không hiểu gì hết. Nhưng tất thẩy khó tránh cú
sốc: Văn đấy à? Thế là rơi vào bẫy của Bùi. Bạn có thể tiếp tục đọc hay vứt
sách đi. Nhưng lại tiếc rẻ: Những dòng chữ chẩy lênh láng, ngập một tấc
trên sàn, tràn cả ra cống rãnh... Hoài của, tại sao ta không hốt? Mất
gì? Thế là lại cầm sách lên, lại đọc và lại bị sốc, lại không hiểu, lại muốn
tìm hiểu, và lại thất bại... Thế là chúng mỉm cười, cái cười ngạo mạn của những
con chữ trước những dốt nát của người đọc: Có gì đâu mà hiểu! Và đó là mục đích
của cuốn sách, là thủ pháp, là phù phép lôi cuốn của phi lý, là lối sáng tạo
độc đáo dựa trên tính cách vô nghĩa và hài hướctrong
chất sống, trong ngôn ngữ, trong sự không có gì để hiểu và không có gì để tìm
hiểu trong đời sống. Samuel Beckett nói toẹt ra cái khổ ải ấy: "Không
có gì để diễn tả, không biết diễn tả với cái gì, từ cái gì, không có ý muốn
diễn tả, thế mà bắt buộc phải diễn tả với những thứ đó" (Il n'y a
rien à exprimer, rien avec quoi exprimer, rien de quoi exprimer, aucun désir
exprimer, tout cela avec l'obligation d'exprimer).
Hình như họ Bùi
có xài chút hiện sinh, ở những chỗ lằng nhằng, đại loại như: Ý thức thuần túy
thuộc về bản thân. Sống là thể nghiệm bằng trực cảm. Chính cái trực cảm ấy
quyết định mọi hành vi của con người. Tính chất tự do là tuyệt đối, không có lý
tính nào kiểm soát hoặc giải thích được. Ðó là nguyên tắc. Thực tế không hẳn
thế: Mấy ai đặt vấn đề tự do? Con người tồn tại bất chấp hoàn cảnh, và như thế, tồn
tại để làm gì? Tác phẩm đặt vấn đề Tồn tại.
Ở Tầng
Trệt Thiên Ðường hay balcon địa ngục ấy, Bùi phung phí, xả láng
cái gọi là "tự do tuyệt đối" của mình để "giao lưu" giữa
mộng và thực để "đi", "bay", biến những nhân vật của mình
thành hữu thể có cánh, tạo ra những thực chất hỗn tạp,
"phức âm", đa nghĩa, đại loại như Nấm mồ Thượng Ðế, hữu thể
chói lóa, hội cầm bút, hội cầm phấn, tiếng thét vượt thời gian v...v...
Tất cả đều dựa trên nguyên tắc trượt nghĩa.
Ở Tầng
Trệt Thiên Ðường, cụ Kiều hồi sinh kể cho con cháu nghe
đoạn đời phong trần của mình, cái nghề già như trái đất, già như nhân loại,
trong đó các cụ Kim, cụ Thúc, cụ Từ, cụ Mã, cụ Sở, cụ Hồ... cứ
thần tình sống lại, vượt thời gian, với những sở trường, sở đoản của mỗi người
trong thủ pháp chiếm hữu cái nguồn đời -Courbet gọi là Origine
du monde-: Một thể hồi ký xuyên thế hệ, viết từ "luyện ngục bà",
phong cách Bùi Hoằng Vị.
Về phần kỹ thuật,
Bùi sử dụng kỹ thuật thời trang của thế kỷ này: Bút pháp điện ảnh Dos Passos.
Chỉ thuần dữ kiện, không có "nhời bàn". Những dữ kiện khác nhau,
không cùng thời gian, không cùng địa điểm, không phát xuất từ một con người,
xen kẽ vào nhau: thứ bút pháp đầu Ngô mình Sở. Ðang kể chuyện thiên đàng, chớp
xoẹt một cái, mắt caméra chuyển sang kênh địa ngục, bắt quả tang những kẻ dại
dột dám lẩn "thiên đường", dùng thuyền mò về "chín suối": "thảy
đều bơ phờ, liệt nhược". Rồi nhoáng một cái, mắt caméra chĩa ngay vào
ruột tác giả, kẻ đang cầm bút viết lia lịa kia "nghe nói, ở tầng trệt thiên
đường, từ một nỗi đau giả, một hữu thể có cánh đã để chảy lênh láng những giòng
thơ, làm ngập lụt mọi cống rãnh" (tr. 8). Thoắt cái, mắt caméra hệt như mắt
công an, lại vừa quay vừa "nhận định" luôn bối cảnh, thần trí của kẻ
ấy, kẻ đang viết, đang tư duy, đang làm thơ: "Tự tử bằng thơ.
Thơ dâng lên từng milimét, chắc chắn sẽ ngập đến cằm, đến miệng, đến mũi, và
thế là hết, chỉ còn hai con mắt, thao láo, dần dần bất động, ngưng thần. Ðồng
thời, mức thơ không dâng lên nữa. Phải mất lâu lắm, thơ mới rút hết đi, qua ngả
cống rãnh, và trên nền nhà chỉ còn lại sõng sượt một mình thi nhân, với đôi
cánh tan nát" (tr. 10).
Ðây không
"siêu thực", đây là thực tại của các nhà thơ xung phong, của những
nhà thơ bội thực chữ, của những nhà thơ chết về chữ.
Vẫn ở Tầng Trệt Thiên Ðường, mới tháng ba (chưa phải tháng tư), chúng sinh đã cập rập đợi chờ những nhân chủng E.T. đến "giải phóng" họ.
Nhờ sức mạnh của truyền thông. Thiên đường có khả năng tiếp cận với chín suối bằng các kênh sóng trên đài bán dẫn. Sự tiếp cận này vừa nói lên tính cách hiện đại xa lộ thông tin, xuyên suốt của thế kỷ này, vừa phô ra tính công an rất hiện thực trong đời sống độc lập, thống nhất: thảy đều "mở cửa", đều "được biết", cho đến "khúc ruột" của con người; vừa nói lên khả năng tác hợp những thực thể vô cùng khác nhau: Thiên đường và địa ngục có thể giao thông, giao thoa, có khi đi đến cả giao hợp, để tác thành các thứ bào thai, mắc chứng nan y của hai dòng họ: Bệnh thần kinh, bệnh dạ dày, bệnh cao huyết áp... và ngay cả cái mớ kiến thức "ngoại lai ở vùng tạm chiếm" cũng có thể kết hợp với cái khẩu khí hào hùng của sĩ phu Bắc Hà để tạo thành những quái thai dị hợm, dị mộng.
Vẫn ở Tầng Trệt Thiên Ðường, mới tháng ba (chưa phải tháng tư), chúng sinh đã cập rập đợi chờ những nhân chủng E.T. đến "giải phóng" họ.
Nhờ sức mạnh của truyền thông. Thiên đường có khả năng tiếp cận với chín suối bằng các kênh sóng trên đài bán dẫn. Sự tiếp cận này vừa nói lên tính cách hiện đại xa lộ thông tin, xuyên suốt của thế kỷ này, vừa phô ra tính công an rất hiện thực trong đời sống độc lập, thống nhất: thảy đều "mở cửa", đều "được biết", cho đến "khúc ruột" của con người; vừa nói lên khả năng tác hợp những thực thể vô cùng khác nhau: Thiên đường và địa ngục có thể giao thông, giao thoa, có khi đi đến cả giao hợp, để tác thành các thứ bào thai, mắc chứng nan y của hai dòng họ: Bệnh thần kinh, bệnh dạ dày, bệnh cao huyết áp... và ngay cả cái mớ kiến thức "ngoại lai ở vùng tạm chiếm" cũng có thể kết hợp với cái khẩu khí hào hùng của sĩ phu Bắc Hà để tạo thành những quái thai dị hợm, dị mộng.
Ðến đây người đọc
bắt đầu lờ mờ cảm thấy rằng: Ngồi ở Tầng Trệt Thiên Ðường, Bùi
Hoằng Vị đã tà tà hóa kiếp cho các giá trị ưu việt. Các vị anh hùng kiệt xuất,
qua tay Bùi, đều có khả năng trở thành xác chết: Nắng lên thành tử thi
chết héo, mưa xuống thành tử thi chết sình. Và chỉ có một sự thực hiện hữu:
"Ào ào siêu việt, lên trên tất cả là lũ ruồi. Lũ ruồi không đếm được. Lũ
ruồi không ra thường trú, không ra tạm trú, song hiển nhiên là có thật" (tr.13).
Có khinh miệt nào
táo tợn về "sự sống" đến thế? Và dường như tất cả những gì liên quan
đến địa hạt sùng bái, đều có thể bị hóa kiếp, đổi màu: "Ðúng lúc ấy, bà
cụ đẹp lão lại thều thào: Vàng! Một cái sao nữa vừa lặng lẽ băng qua bầu
trời đêm ngoài cửa sổ. Một cái sao màu hổ phách".
Sau 20 năm
"giải phóng", phương Nam chỉ được quyền tự do câm nín, đây là những
cơn mơ "mưa rơi sao"(1), cơn mộng nhặt ánh sao
rơi(2) đầu tiên, đến từ phía Nam, có khả năng bắn sao, băng sao, đổi xếch
sao, xua tan những "cơn hỏa mộng"(3) đến từ phía Bắc, xưa
nay vẫn làm chủ bầu trời.
Ngọn bút trẻ,
thừa thắng xông lên biến những "việc thật, người thật" thành
những sự vật và sự việc không có khả năng tồn tại đến năm 2000. Cả
đến những sự nghiệp vĩ đại nhất về văn học, Bùi cũng phê: "Ở ông ấy chỉ có hai
cái vĩ đại: khổ hạnh và kiêu căng, đấy là đặc trưng của những người chỉ đọc một
quyển sách" (tr.42).
Về sự dốt nát,
Bùi nhận định: "Sự dốt nát đã từng là một mode phổ quát ngay từ những thế kỷ đầu
tiên, và bây giờ, cuối thế kỷ XX liệt vào hàng quốc bửu" (tr.18).
Và đây là tình
huống của trăm họ Hồng Bàng: "Họ Mã, thì một bọn đàn em bán
đứng. Họ Sở, ngã trầm trọng trong lúc đang quất ngựa truy phong. Họ Kim, vì
thấp khớp sau hơn nửa đời quỳ mãi bái lễ chốn quan trường. Họ Thúc, do tổn thương
hệ miễn nhiễm, bất chấp Hoạn Cô Nương đã bỏ hàng nghìn lượng vàng, van vái tứ
phương (cố nhiên bà lại suýt phải ra cửa quan, bị tình nghi chính phạm). Họ Từ,
như ai nấy đều biết, đã kịp chết đứng trước đợt cải huấn đầu tiên. Còn họ Hồ,
cuối cùng cũng đã nhanh chóng tìm được một kiểu nghỉ ngơi xứng đáng với sự
nghiệp oai hùng của mình" (Cổ tích từ luyện ngục bà, tr. 58).
Ở cái chợ người
truyền kiếp buôn nhau, chuyện hôm nay với chuyện ngày xưa, đâu là thực, đâu là
ảo? "Luyện ngục bà" là hình thức thành công nhất của Bùi Hoằng Vị
trong cách pha trộn Quỷ với Người, Thiên Ðàng với Ðịa Ngục, hôm qua với hôm
nay. Ở cái sổ đoạn trường vạn kiếp của Bùi, mọi nhu cầu đều quy về một đỉnh
cao trí tuệ: Sự tọa lạc của sếch. Ðiều này không mới. Freud đã bảo trước cả
trăm năm. Nhưng ta nói vậy là nhảm. Là phạm thượng.
Bây giờ đến Cái
Bồn. Không biết nó là cái gì. Bồn nước chăng? Bồn rửa chân hay là bồn rác?
Lại trượt nghĩa. Nhưng chắc chắn "nó là một nhu cầu nghiêm túc, một
đặc sản của văn minh, đồng thời, một biểu tượng thâm trầm, độc quyền cho những
đô thị nhiều sao" (Nghiệp, tr.14). Cái bồn là nguồn sống,
là cửa sinh, là mục tiêu của các cuộc xâm lăng chiếm hữu, và cũng là lãnh địa
sa thải, rưởi rác, là sự tự sinh, tự tạo, tự diệt của con người. Ở đó, sống là
tranh phân, chiếm đoạt những nàng Kiều. Chiến tranh để lại những tử thi rữa
nát, biến chất thành nước "kiềm toan", tự kiềm tỏa, tự diệt mình,
diệt người đồng loại, bằng chính xương thịt thối rữa của mình, trong môi trường
ẩm ướt, béo bổ cho những gã ruồi, thường trú hoặc tạm
trú.
Bên cạnh
cái bồn, có một cá thể độc nhất "muốn ói", đó là một đứa bé: một lương
tri tí hon. Còn tất thẩy đều mũ ni che tai, đều là bọn quần thần câm điếc
chuyên xả rác, bán thịt, buôn người, kích thích môi trường ruồi nhặng sinh xôi
nẩy nở. Chúng tồn tại như con người tồn tại.
Tồn tại như
thế để làm gì? Câu hỏi của Bùi đặt ra, lạc trong tác phẩm, lạc trong cái Bồn,
lạc trong đống rác, lạc trong đám kẻ sĩ hung hăng, lạc trong hội hè cầm bút,
lạc trong các sứ mệnh, lạc trong các đỉnh cao trí tuệ... Câu hỏi đặt ra bên
giường bệnh của bốn kẻ hấp hối, bốn cá thể hiếm hoi đã cưỡng lại luật chơi chung:
dám có lương tri, dám mở cửa báo trước ngày tận thế.
Tầng Trệt
Thiên Ðường là nụ cười thê thảm phát xuất từ nỗi đau không gột được.
Tác giả bắt người đọc tự cười mình, tự khinh mình, tự ghét mình bằng những hình
ảnh vô trật tự, bí hiểm, có tính cách tâm thần, lạc loạn. Những đứt đoạn, những
bệnh hoạn, những điều không hiểu được trong tập truyện ấy là chính chúng ta:
Không hiểu được những việc mình làm. Sự ngu dốt của con người sẽ triệt hạ con
người. Bùi Hoằng Vị đã đẩy đến cùng, tính cách phi lý của đời sống ở những
thiên đường mà ảo tưởng ánh sáng đã làm mù tối lương tri, biến dạng sự sống. Và
như thế,
Tồn tại để làm gì?.
Tồn tại để làm gì?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét