Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Tô Hoài - Chuyện về văn hóa Việt

Tô Hoài - Chuyện về văn hóa Việt
Người Việt chơi hoa 
Chào và hỏi 
Văn hóa quanh mâm cơm 
Vừa quen vừa lạ 
Lố lăng quen mắt 
Không ra mẽ gì 
Trò đú nhảy lắc 
Biết người để hiểu mình
Tô Hoài viết nhiều và để lại được không ít tác phẩm giá trị.
Nhân nhà văn vừa qua đời, chúng tôi tự hỏi: nhớ cái viết của ông, nhớ nhất những gì?
Hỏi đi hỏi lại, thấy ngoài một số truyện và ký, lòng mình còn không sao quên được độ chục phát biểu rải rác đó đây nói lên cảm nghĩ của Tô Hoài về văn hóa Việt Nam truyền thống.
Cái văn hóa cũ của dân tộc ta, nhà văn rất hiểu nó nên không hề rẻ nó, có khi còn nhẹ nhàng đặt nó lên trên những nền văn hóa nổi tiếng ầm ĩ. Ông yêu nền nếp Việt nghìn năm tha thiết, nên dĩ nhiên đã không khỏi "đau lòng" trước "cuộc bể dâu" tinh thần cực kỳ dâu bể đang diễn ra hết sức gấp rút trên khắp quê hương bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ 20.(1). Ông ít lời nhưng bày tỏ minh bạch đánh giá về một số "điều trông thấy". Đọc ông, hẳn có những người Việt Nam... hả dạ.
Sau đây chúng tôi tập hợp những phát biểu nói trên của Tô Hoài cùng chút cảm nghĩ của mình về chúng thành tạm gọi nén tâm hương đưa tiễn.
Người Việt chơi hoa
Đọc Tô Hoài viết về lối chơi hoa xưa kia của người Việt mà bắt thèm... ngửi.
Liệu những mùi "thơm ngan ngát, thơm nồng nàn, thơm thoảng" có bao giờ trở lại với vườn hoa Việt Nam nữa không?
Mùi hoa, mà như chính mùi của cái văn hóa tinh thần một thời...
Hương là đặc điểm vườn hoa Việt Nam (...) Vườn hoa ta có mùi hoa, "vườn hoa Tây" chỉ chuộng màu, màu sắc không (...) kém ý nhị (...)
Cánh hồng rụng xuống (...) như tơ hương bay (...) Hoa ngâu hoa lan tới độ chín đứng gần chỉ thoang thoảng thế mà đằng cuối gió (...) sực nức mùi hoa mát cả ánh trãng đêm hè (...) Hoa sói thơm ngọt, hoa nhài thơm gời gợi (...)
Vườn hoa Việt Nam (...) bốn mùa thơm (...) sáng sớm đêm khuya đưa thơm dậy một vùng (...)
Vừa rồi, vãng cảnh chùa Tây Phương, thấy bể nước sân chùa, bờ tường, trồng những khóm cây lá đuôi lươn, lá đốm. Hỏi nhà chùa có biết những cây ấy không? Sư bà cười, trả lời: chỉ biết những cây này khỏe, dễ trồng. Chùa chiền - những am thanh cảnh vắng vốn xưa thơm nhẹ nhàng mùi hoa mộc, hoa ngâu, hoa móng rồng... -, nay người ở chỉ nghĩ qua loa thế về hoa và cây, thì còn ra thế nào (...)
Trong các công viên hiện nay mùi hoa chưa được chú trọng xứng đáng (...) Công viên Việt Nam (nên) là kiểu vườn (truyền thống) đã có màu đẹp hợp mắt, lại có mùi thơm ngan ngát, thơm nồng nàn, thơm thoảng, khác với công viên kiểu Pháp, kiểu Anh chỉ chú trọng có màu.
(Trong Bút ký và Chuyện cũ Hà Nội)
Chào và hỏi
Nền nếp Việt Nam nghìn năm đấy, cao kém gì ai.
Cái nền mới của ta, nó sẽ ra sao nhỉ?
Một khối liền lạc, chặt chẽ, chứa chủ yếu là chất Việt với một số yếu tố ngoại nhập đã được Việt hóa đến nơi đến chốn?
Hay một đống lổn nhổn những cục, những mảnh, những vụn nền Tàu nền Tây?!
Câu tục ngữ "tay bắt mặt mừng" ý rằng lâu không gặp nhau, vẫn nhớ nhau nên mừng rỡ nhìn mặt nhau nắm tay nhau (...) không giống "bắt tay" theo phép chào hỏi của người châu Âu (...) Tuy nhiên, việc bắt tay như một thói quen ngoại nhập đã được Việt Nam hóa và phổ biến hợp với "tay bắt mặt mừng" của ta (...)
Phong tục chắp tay chào hỏi của ta đã có từ lâu (...) đón khách hay tiễn khách, chủ nhà bước ra, hai bàn tay úp chắp nhẹ nhàng vào nhau, hơi cúi đầu (...) Hai chữ chào và hỏi nghĩa là: chào người trên, người ngang vai, và hỏi người dưới. Không chào người dưới, nhưng thường ngỏ lời: Thế nào, hồi này con (chú, cháu) có khỏe không, vẫn đi học chứ? (...) Chào hỏi là bước giao tiếp đầu tiên và quan trọng vì người gặp sẽ nhớ mãi, cho nên đã có câu "lời chào cao hơn mâm cỗ" (...) Ngoài đường, trong làng hay trong phố cũng thế (...) họ hàng, láng giềng và quen biết (...) đều chào hỏi nhau. Với các cụ ông cụ bà, các vị cao tuổi (...) miễn là biết mặt, biết tiếng, đều lễ phép chào. đương đi nhanh, bước chậm lại, dừng lại, chắp tay (trẻ con, học sinh thì khoanh tay) cất tiếng chào (...) Khi chào, khi hỏi, không nói cộc lốc, trống không. Nói như thế, thà không nói (...)
Ở trong nhà thì "đi hỏi về thưa" với các bậc trên, ông bà, bố mẹ, các anh chị (...)
Bây giờ chểnh mảng nhiều (...) 
(Trong Chuyện cũ Hà Nội)
Văn hóa quanh mâm cơm
Bữa cơm là một dịp cả nhà sinh hoạt với nhau, tất nhiên đầy nền nếp.
Bấy nhiêu nền nếp thể hiện cái tinh thần "hòa nhã". Mọi người "hòa" với nhau, từng người thì "nhã".
Ngồi ãn thế, dù không miếng ngon lòng cũng thấy vui.
Mâm cơm (...) mỗi thứ bày ra đều có chỗ nhất định. Bát nước chấm đặt giữa. Không để bát cà, bát dưa, những thức ãn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không đặt liền nhau (...)
Ông bà, cha mẹ ngồi trên, anh chị em ngồi giữa, lẫn với trẻ con, cũng có khi ông bà hay cha mẹ chiều chuộng, cho con bé cho cháu ngồi cạnh, vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, nàng dâu và con gái giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Trẻ con lấy đũa so cho mọi người, đặt đầu đũa to ra ngoài (...)
Vào mâm thì ai cũng mời ăn. Ông bà bề trên nhất thường nói một câu vui: "Cả nhà ăn cơm nào". Mọi người lần lượt mời bậc cao tuổi trước. Không phải mời người dưới thứ bậc mình (...)
đưa bát cơm vừa xới cho người vai trên, đưa hai tay. Gắp thức ãn thì tránh gắp chen đũa (...) Không chãm chắm chỉ gắp liền một món - nhất đấy lại là đĩa thịt gà nhất mâm (...) Gắp thức ãn chấm nước mắm không đưa thẳng lên miệng, mà đặt thức ãn vào bát đã, rồi mới và (...)
đừng tưởng chỉ người châu Âu mới chú ý nhai kín miệng, nhai không thành tiếng. Người Việt Nam nhã nhặn không nhai nhồm nhoàm, nhai tóp tép và không vừa miệng lúng búng nhai vừa nói chuyện (...) Cũng không gõ đũa cả, đũa con canh cách, không cắm đũa vào giữa bát cơm mới xới, không vét nồi cơm cồn cột, không cầm thìa húp canh xùm xụp (...)
Ãn xong, đặt bát đã sạch xuống, để ngang đôi đũa, nói: "Cháu (con) xin phép ạ" rồi mới đứng dậy. Ra rửa miệng (hoặc lau miệng) và lấy tãm, uống nước. Không hếch môi xỉa quèn quẹt như chải răng.
(Trong Chuyện cũ Hà Nội)
Vừa quen vừa lạ
Ấy, bây giờ cái bánh tẻ Sơn Tây thỉnh thoảng "về", còn có "người ăn đông tíu tít", chứ độ mươi nãm nữa dịp nào đấy nó lại về, e quang cảnh sẽ... tẻ hơn nhiều.
Cái bánh cái kẹo thế, cái thơ cái nhạc v.v. cũng y như thế. Cũng "tràn lan các nơi" những thứ từ nước nọ nước kia, trong khi những thứ "vốn quen thuộc quanh ta thì mất hút chẳng thấy đâu".
Món ngoại thì món Tây được người Việt Nam quý nhất, bất kể mới hay cũ. Ta đang hết sức nhanh chóng lạ quá khứ của mình và hết sức nhanh chóng quen cả hiện tại lẫn quá khứ của Tây!
Thua vật chất, mất tinh thần (khiếp), bỏ tinh thần (của mình đi), rước tinh thần (của người về)!
Bây giờ tràn lan các nơi những kẹo và bánh. Bánh Trung Quốc, bánh Thái-lan, bánh Ma-lai-xi-a, lại có cả bánh quy bơ Hy-lạp nữa. Những cái bánh cái kẹo vốn quen thuộc quanh ta thì mất hút chẳng thấy đâu.
Trong hội ẩm thực Hà Nội ở Bách Thảo tháng trước nhà hàng bày bán các bánh tẻ Sơn Tây gạo ngon (...) người ãn đông tíu tít, vừa quen vừa lạ miệng.
Cái quen và cái lạ ấy, các nhà giỏi về cái ăn cái uống nên nghiên cứu, nó là cái ngon quen thuộc lâu năm của ta, nó khác với cái kẹo, cái bánh xanh đỏ bọc giấy bóng ở đâu mang về.
(Trong Giấc mộng ông thợ dìu)
Lố lăng quen mắt
Tô Hoài viết mấy dòng này muộn nhất là vào năm 2000. Lúc ấy "mọi cung cách" còn "đương lan dần đến các làng xóm xa".
Bây giờ, nãm 2011, coi như đã lan xong đâu đấy cả rồi, các làng xóm xa nhất cũng đã thấm thực kỹ rồi.
Người Việt Nam vốn có trang phục đẹp đẽ kém gì ai, thế mà cởi hết, tụt hết, để rước hết của người về!
Tiếc, nhục, buồn quá, ta ơi!
Váy năm tầng trắng toát, mặt trùm chàng mạng (...) (Trang phục cưới) như thế là bắt chước phim ảnh nước ngoài, đầu tiên bị xì xào là lố lăng, thế mà rồi cũng quen mắt (...)
Hiện nay mọi cung cách quần áo tân thời ở thành thị đáng chê cười đương lan dần đến các làng xóm xa.
(Trong Chuyện cũ Hà Nội)
Không ra mẽ gì
Người Việt Nam bắt đầu mặc Tây đã được hàng trăm năm, đàn ông đi tiên phong... Nhưng mãi đến gần cuối thế kỷ 20, không kể trong thời chiến ở ngoài Bắc, vào ngày cưới đông đảo phụ nữ Việt Nam còn chọn mặc trang phục truyền thống. Hết rồi, bây giờ cô dâu ở ta trông y hệt như cô dâu bên Tây.
Chỉ thua súng, mà rồi mất khăn mất áo mất quần, mất tận yếm, khố, mất trong ngày thường, mất luôn trong cái ngày nói chung đặc biệt nhất của một đời người!
Tất nhiên "không ra mẽ gì" là cả... nút Á Đông, chứ chẳng riêng ta.
Người Việt Nam mặc Tây không ra mẽ gì.
(Trong Chiều chiều)
Trò đú nhảy lắc
Trước kia người Tây phương khiêu vũ trông văn minh (và "vệ sinh"). Thế rồi họ "tiến" từ van xờ v.v. qua đú nhảy lắc. Người Việt Nam không có truyền thống khiêu vũ. Khi ta mới gặp Tây, Tây còn van xờ, ta bắt chước van xờ, sau đó Tây "tiến" đến đâu ta "tiến" theo sát sạt đến đấy...
Trông "đú nhảy lắc", rồi xem lại hát quan họ, khó tin là vẫn cùng một giống người!
(Cái từ ấy gợi ghê. Không biết có phải sáng tạo của Tô Hoài?)
Vẫn có nhảy đấy. Nhưng cái đó là trò đú nhảy lắc mất vệ sinh và thiếu văn minh.
(Trong Giấc mộng ông thợ dìu)
Biết người Để và Để...
đọc hay đi là để gặp cái có thể gợi ý cho mình làm ra cái mới của mình.
đọc hay đi cũng là để có cái mà so cho dễ biết mình hơn.
đáng ra thì thế. Nhưng luôn sẵn những người hễ đọc vãn thơ Tây xong thì bắt đầu viết vãn thơ Tây... giả cầy, mà hễ đi Tây về thì bắt đầu kêu ở quê hương có lắm chuyện khó hiểu!
đọc ngàn vạn đông Tây cũng chỉ để tham khảo. Những ý lớn có thấm vào ta cũng chỉ để phát triển ý của ta. Một người từng đi nhiều nơi, khi trở về quê hương, chỉ càng thấy sâu sắc được nhiều mặt quê hương mình hơn.
(Trong Sổ tay viết văn)
(1) - Xem bài Thôi Một Nước Quê của TT.
Thu Tứ
Theo http://chimviet.free.fr/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị Đèo Prenn ngun ngút sắc trời// Hờ hững ngang chiều dải lụa nàng tiên rơi mùa hội trẩy/ Lả lướt theo ...