Phải thưa ngay với bạn đọc lạc quan hải ngoại rằng:
Nếu ai bắt được Marie Sến, chớ vội hồ hỡi, chào mừng rằng đây "đích
thực" là "văn chương hải ngoại", là tác phẩm chống cộng,
"lột trần" đời sống xã hội cộng sản không thương tiếc, còn
"chúng ta" (tại ngoại) vô can.
Và đối với bạn đọc bi quan trong nước, chưa có dịp đọc Marie Sến, mặc dù sách đã do Thanh Văn xuất bản tại Mỹ từ năm 1996, cũng không nên buồn, rồi các bạn sẽ được đọc và biết đâu các bạn sẽ chẳng hết mình lên án Marie Sến "bôi nhọ tổ tiên", "phỉ báng thánh hiền", "mạ lỵ dân tộc".
Và đối với bạn đọc bi quan trong nước, chưa có dịp đọc Marie Sến, mặc dù sách đã do Thanh Văn xuất bản tại Mỹ từ năm 1996, cũng không nên buồn, rồi các bạn sẽ được đọc và biết đâu các bạn sẽ chẳng hết mình lên án Marie Sến "bôi nhọ tổ tiên", "phỉ báng thánh hiền", "mạ lỵ dân tộc".
Xin mách rằng:
Marie Sến trật rầy quốc cộng, Marie Sến chừng như cũng "không có tham
vọng" nói xấu lèm bèm vụng về thô thiển bất cứ ai, bất cứ cá nhân hay
thành phần xã hội nào. Sến chỉ quên không viết mào đầu: Nếu có giống một
"mẫu hình thời đại" nào đó là "ngoài ý muốn của tác giả"
như người ta vẫn có lệ ghi như vậy ở trang đầu những tiểu thuyết thời danh.
Marie Sến là một tác phẩm quậy. Nó khuấy đục những môi trường giả đò trong, lập nghiêm đạo đức, bằng ngôn ngữ "cách tân" rất mốt, thứ ngôn ngữ sống động, lai căng; với chủ đích điều tra sự thực về những cơn sốt Sến thời đại, trong lòng những hữu thể Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, quốc cũng như cộng ở thời này.
Marie Sến là một tác phẩm quậy. Nó khuấy đục những môi trường giả đò trong, lập nghiêm đạo đức, bằng ngôn ngữ "cách tân" rất mốt, thứ ngôn ngữ sống động, lai căng; với chủ đích điều tra sự thực về những cơn sốt Sến thời đại, trong lòng những hữu thể Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, quốc cũng như cộng ở thời này.
Sến là
"phăng-tát" dân tộc (nói một cách bác học, Sến mang tính ảo đăng)
không phân biệt tả khuynh, hữu khuynh, mới cũ, hiện đại hay truyền thống. Sến
là Sến tú cua.
Marie Sến là một ẩn số, một ẩn ức, một sếch-áp-pin, một thực tại "phi lịch sử", cải lương, rởm, lai căng, một Tôn Ngộ Không Việt, hiện đại hóa, nữ hóa, ảo hóa, rất quậy.
Sến (có vẻ) gốc gác đến từ phương Nam, muốn phá bĩnh sự ổn định môi trường phía Bắc. Sến là một thực thể đồi trụy, là nhọt ung thư và nó cũng là tình yêu, là tự do với bản chất mơ hồ và không tưởng: Sến là một tác phẩm văn học.
Cơn sốt Sến bốc lên trong không khí giao lưu tưng bừng giữa cái đổi mới và cái phải đạo, cái tích cực và cái tiêu cực, cái kinh tế thị trường và cái xã hội chủ nghĩa, cái phản kháng và cái chính thống, cái Mỹ và cái Việt đề huề. Tóm lại, Sến, hầm bà làng như ngôn ngữ Việt Nam "hiện đại": Nó rổn rang, lổn nhổn, nó lai căng, nó nhăng nhít, nó lưỡi gỗ, nó siêu cường, nó a dua, nó bẻm, nó lém, nó tôm tép rẩy những: prô-tít, manh-xờ-lam, si đa, em xi-rô, đét xe, phó mát, mác, mác xờ (nghĩa là mác bằng tiếng Tây), ghế Việt Bắc, túi phong lưu, bản sắc dân tộc, hông đa 67, bây bi, gút bai, bách gia chi tử, hen nô, ai lớp iu, uy ét xì a, kit mi, đờ rim, giấc mộng mê ny...
Marie Sến là một ẩn số, một ẩn ức, một sếch-áp-pin, một thực tại "phi lịch sử", cải lương, rởm, lai căng, một Tôn Ngộ Không Việt, hiện đại hóa, nữ hóa, ảo hóa, rất quậy.
Sến (có vẻ) gốc gác đến từ phương Nam, muốn phá bĩnh sự ổn định môi trường phía Bắc. Sến là một thực thể đồi trụy, là nhọt ung thư và nó cũng là tình yêu, là tự do với bản chất mơ hồ và không tưởng: Sến là một tác phẩm văn học.
Cơn sốt Sến bốc lên trong không khí giao lưu tưng bừng giữa cái đổi mới và cái phải đạo, cái tích cực và cái tiêu cực, cái kinh tế thị trường và cái xã hội chủ nghĩa, cái phản kháng và cái chính thống, cái Mỹ và cái Việt đề huề. Tóm lại, Sến, hầm bà làng như ngôn ngữ Việt Nam "hiện đại": Nó rổn rang, lổn nhổn, nó lai căng, nó nhăng nhít, nó lưỡi gỗ, nó siêu cường, nó a dua, nó bẻm, nó lém, nó tôm tép rẩy những: prô-tít, manh-xờ-lam, si đa, em xi-rô, đét xe, phó mát, mác, mác xờ (nghĩa là mác bằng tiếng Tây), ghế Việt Bắc, túi phong lưu, bản sắc dân tộc, hông đa 67, bây bi, gút bai, bách gia chi tử, hen nô, ai lớp iu, uy ét xì a, kit mi, đờ rim, giấc mộng mê ny...
Marie Sến có một
nhan sắc tròn trĩnh Thúy Vân. Ðặc điểm: Sến ăn hết mình, Sến chẳng sợ béo, Sến
không sĩ diện hão. Sến có tâm hồn khêu gợi kiểu Emmanuelle (hay Linda mặt
ngang?), được giải phóng tình dục sau cơn cách mạng toàn cầu me-xoát-xăng-tuýt
(Mai 68). Sến có sự chất phác rất Thị Nở và một tính người rất
Ngộ Không. Cả ngần ấy thứ "vận" vào Nguyễn Thị Sến, me (tây, ta) thời
mở cửa, rất mốt, một thực thể yêu tự do, thích ái tình cải lương mùi mẫn, vào
ra xuất quỷ nhập thần, đằng vân giá vũ như khỉ đá.
Marie Sến có quan hệ "ninh tinh" với ít nhất ba thế hệ: Nằm trong sáu phạm trù cá nhân mà năm là viện sĩ chính cống và một suýt thành viện sĩ.
Marie Sến có quan hệ "ninh tinh" với ít nhất ba thế hệ: Nằm trong sáu phạm trù cá nhân mà năm là viện sĩ chính cống và một suýt thành viện sĩ.
Thế hệ già: Một
viện sĩ trí thức, cách mạng Việt Bắc, rồi Nhân Văn, ba mươi năm đọa đầy.
Thế hệ trung niên: Một viện sĩ nhà quê, ngày đánh răng ba bận, sản phẩm nông thôn trăm phần trăm. Một viện sĩ bác học, đi Tây (Tây Liên Xô) nghiện phó mát, lấy tiếng Mẽo làm chuẩn. Một viện sĩ nhà văn, đang ngồi viết truyện Marie Sến -có lẽ là tác giả trá hình- bạc nhược, lười biếng, dân Hà Thành chính hiệu.
Và thế hệ thứ ba, choai choai, gồm hai cậu ấm, thằng Tân hoang tưởng, khinh bỉ tổ tiên, trầm mình trong những cuộc độc thoại hun hút dài những cô đơn tập thể, và những ký ức uất hận. Thằng Tân "ra đời khi ông Thân đã đi kéo xe bò ở trại cải tạo, nhưng ấm Tân làm như chính nó mới là kẻ lằn vai, chính nó vác trên lưng nỗi đau địa ngục của cả một thế hệ trí thức bị đầy ải"
(Marie Sến, nxb Thanh Văn, California 1996, trang 34)
Thế hệ trung niên: Một viện sĩ nhà quê, ngày đánh răng ba bận, sản phẩm nông thôn trăm phần trăm. Một viện sĩ bác học, đi Tây (Tây Liên Xô) nghiện phó mát, lấy tiếng Mẽo làm chuẩn. Một viện sĩ nhà văn, đang ngồi viết truyện Marie Sến -có lẽ là tác giả trá hình- bạc nhược, lười biếng, dân Hà Thành chính hiệu.
Và thế hệ thứ ba, choai choai, gồm hai cậu ấm, thằng Tân hoang tưởng, khinh bỉ tổ tiên, trầm mình trong những cuộc độc thoại hun hút dài những cô đơn tập thể, và những ký ức uất hận. Thằng Tân "ra đời khi ông Thân đã đi kéo xe bò ở trại cải tạo, nhưng ấm Tân làm như chính nó mới là kẻ lằn vai, chính nó vác trên lưng nỗi đau địa ngục của cả một thế hệ trí thức bị đầy ải"
(Marie Sến, nxb Thanh Văn, California 1996, trang 34)
Cậu ấm thứ hai là
thằng Ðủ. Thằng Ðủ, típ Răm Bô bản xứ, con đẻ của các cuộc luân dân
điên rồ đẩy hàng trăm ngàn người Hà Nội đi nông thôn, miền núi, và cho
dân miền núi, nông thôn về chiếm hộ khẩu Hà Nội. Thằng Ðủ, con của me ta Tứ Kỳ
với Sở Khanh Hà Nội, lớn vụt, ngoại khổ, du côn, hậu Thánh Gióng, là khối
thịnh nộ lừng lững nhất nước Nam. Bao nhiêu uất ức nó quất lên đầu thằng bố
Sở Khanh:
"Tao cưỡi lên đầu chúng mày, quân thành thị lưu manh, quân thành thị
ton hót, quân thành thị hèn ươn thây, lười thối thịt. Ðứa nào đào ngũ? Thằng Hà
Nội! Ðứa nào trốn việc? Thằng Hà Nội! Ðứa nào vào làng ăn trộm gà? Thằng Hà
Nội! Ðứa nào làm hại đời con gái nhà người ta rồi gút bai? Thằng Hà Nội! Ðứa
nào mua thủ trưởng? Thằng Hà Nội! Ðứa nào bán lựu đạn? Thằng Hà Nội! Ðứa nào
say rượu, triết lý thối cả đêm? Thằng Hà Nội!" (trang 31)
Ðấy chỉ mới là "chân dung"
hai nhân vật điển hình cho thế giới trẻ "tương lai của đất nước", và
đây là thế giới thượng lưu trí thức có nhiệm vụ lãnh đạo đời sống tinh thần của
dân tộc: "Ông viện trưởng có thể tiếp khách trong quần
pyjama phía dưới, áo len phía trên, mà không thấy gì bất tiện. Ông là một người
Việt điển hình, nhặt nhạnh khắp nơi trên thế giới và sống chen chúc với những
vật dụng tùy tiện của mình, nhà ông giống một cửa tiệm bán đồ lưu niệm đông tây
kim cổ. (trang 41)
"Trí thức chúng ta không đi ra ngoài để mang về những kiến thức trước sau cũng trở thành vô dụng" (trang 47)
"Trí thức chúng ta không đi ra ngoài để mang về những kiến thức trước sau cũng trở thành vô dụng" (trang 47)
Marie Sến
là cuộc phiêu lưu tìm sự thật trong lòng ngôn ngữ Việt. Một cuộc phiêu lưu
bí mật. Sến là một nhân vật ảo, không thể sờ mó được. Sến, như lời tác giả, là
một câu đố, giải được đoạn này thì đoạn kia càng bí hiểm hơn.
Kẻ nào chiếm đoạt được Sến đều toi mạng. Thằng Tân chết trước, rồi đến thằng Ðủ, v.v... Sến như cái động thiên thai sâu thẳm, huyền bí và nguy hiểm, mà ngàn đời, những kẻ không biết sống không thể chiếm hữu được. Sến là tình yêu.
Kẻ nào chiếm đoạt được Sến đều toi mạng. Thằng Tân chết trước, rồi đến thằng Ðủ, v.v... Sến như cái động thiên thai sâu thẳm, huyền bí và nguy hiểm, mà ngàn đời, những kẻ không biết sống không thể chiếm hữu được. Sến là tình yêu.
Sến còn là Tác
Phẩm mà bạn cầm trên tay, viết bằng thứ ngôn ngữ Sến, của một dân tộc Sến,
trong một nhà nước Sến. Ai dám bảo Sến dở? Ai dám chê Sến quê mùa? Sến là
"tiến trình đổi mới xuyên qua các thời đại từ Hán thuộc đến ngày
nay". Sến lai căng. Sến chính là cái tính dân tộc mà Phạm
Thị Hoài muốn khám phá, muốn khai quật. Sến là sự thật. Và kẻ nào
mon men đến gần sự thật, muốn làm tình với sự thật, tất
phải hóa kiếp, đổi hộ khẩu xuống âm ty.
Marie Sến tung
tăng đi lại trong môi trường viện sĩ chung cư hộp diêm méo mó, bốn hộ chung
nhau một cầu thang, cùng câu cơm ở một viện và cùng yêu một người: Marie
Sến. Sự chung đụng bắn tung ra tất cả mùi vị cá nhân, và mỗi cá nhân lại
gánh cái mùi chung của thế hệ.
"Áp phe Sến" bắt đầu chỉ là fantasme của xã hội trí thức, viện sĩ Hà Nội; rồi từ bốn hộ viện sĩ ấy, Sến xuất hành tứ tung vào xã hội: mỗi chi tiết trên một nhân vật, trong một hành động cá nhân hay tập thể đều có "tính Sến"; từ các hội nghị, di sản, đổi mới, nổi loạn, vợ chồng... đến tình dục, văn chương, dấn thân, phản kháng, dân chủ, đi nước ngoài, tất cả đều xà bần, hổ lốn, làm dối, làm giả, pha trộn nhau như hũ nước mắm mậu dịch Việt Nam thuần túy. Tác phẩm nhại cái tính cóp, "tính Sến" ấy, "tính dân tộc" ấy trong ngôn ngữ giai cấp, ngôn ngữ cá nhân. Và chính cái ngôn ngữ ấy xác định bản chất của cá nhân, của tập đoàn và của dân tộc:
"Áp phe Sến" bắt đầu chỉ là fantasme của xã hội trí thức, viện sĩ Hà Nội; rồi từ bốn hộ viện sĩ ấy, Sến xuất hành tứ tung vào xã hội: mỗi chi tiết trên một nhân vật, trong một hành động cá nhân hay tập thể đều có "tính Sến"; từ các hội nghị, di sản, đổi mới, nổi loạn, vợ chồng... đến tình dục, văn chương, dấn thân, phản kháng, dân chủ, đi nước ngoài, tất cả đều xà bần, hổ lốn, làm dối, làm giả, pha trộn nhau như hũ nước mắm mậu dịch Việt Nam thuần túy. Tác phẩm nhại cái tính cóp, "tính Sến" ấy, "tính dân tộc" ấy trong ngôn ngữ giai cấp, ngôn ngữ cá nhân. Và chính cái ngôn ngữ ấy xác định bản chất của cá nhân, của tập đoàn và của dân tộc:
"Tôi xin mạo muội nhắc bạn đọc rằng trong giới hàn lâm, thỉnh thoảng
lại dậy lên một phong trào dùng từ mới (...) Chẳng hạn tính nữ, khi tai chúng
ta đã điếc dở vì nghe ù ù cạc cạc toàn những tính đảng, tính dân tộc, tính thời
đại, tính chiến đấu, tính công khai, tính khách quan, tính giai cấp, tính phê
bình, tính cảnh giác, tính nhân loại, tính xã hội, tính nhân dân, tính tập thể,
tính kỷ luật, tính khái quát, tính phê phán... thì một từ thường như tính nữ
bỗng vang lên như một cuộc cách mạng nhung, nó mở cửa ra một con đường chưa ai
đi, nó gợi ra một cái gì cá nhân, riêng tư, thuộc về con người, mười năm trước
người ta gọi chung đấy là tiểu tư sản. Bạn đọc có thể chắc chắn rằng học giả
đầu tiên của chúng ta dám dùng tính nữ đã tự coi mình là một đại diện đáng kể
của giới dissident. Ông ta có quyền khoe rằng thư tín của mình bị kiểm tra và
dĩ nhiên vụ tổ chức của cơ quan sẽ phong tỏa mọi lời mời ông đi nước ngoài dự
hội nghị." (trang 29)
Và đây là thằng Ðủ, Răm bô
bản xứ, hậu Thánh Gióng, con lai Hà Nội Tứ Kỳ, diễn thuyết dậy đời ở chợ người,
đầu đường Giảng Võ:
"Các người phải nàm việc nghiêm
túc, nhưng một khi quân Hà Nội giở thói mất dậy, bóc nột người nhà quê chất
phác, thì đái vào nồi nước phở, tương mùn cưa vào vữa xây tường, tung hê xích
nô, bóp vú bọn con đĩ thị thành mắt xanh mỏ đỏ, cứ nhằm những con Ðờ Rim Giấc
Mộng Mê Ny mà chém, nếu cần thì cho tuốt một mồi nửa nà xong. Tội vạ đâu thằng
Ðủ này chịu hết." (trang 33)
Và đây là trường hợp học chữ
của thằng Tân, con nhà trí thức kinh niên phản kháng:
"Thằng Tân đẩy em (tức Marie Sến)
vào thế giới đàn ông cao siêu mà nó khinh bỉ. Nó ngửi ra mùi thất bại của cái
thế giới đó từ chăn tã nhà nó, trước khi biết tởm mùi phân người. Ngồi nghịch
dép dưới gầm bàn, nó thuộc những từ đề mô cờ ra xi, li bẹc tê và cuyn tuya
trước khi phải đánh vần a a a quả na, ơ huyền ờ lá cờ ở trường, sau này hễ nghe
ai tha thiết phát âm mấy từ sang trọng đó, nó chỉ nhếch cười nhớ bạn bố nó tan
cuộc bàn luận chính trị xã hội đứng lên dép ông dép tôi loạn xạ rồi thể nào
cũng có một ông lật đật trở lại xin lỗi không phải dép tôi à cái bài báo hôm nọ
ông nhớ đòi về, đúng thế, sau này nó bảo, vâng, các cụ tài giỏi thật, mỗi tội
xỏ nhầm dép." (trang 54)
Giữa tất cả những hỗn độn bầy
nhầy ấy, Marie Sến là cầu nối, là phương tiện giao thông giữa các quần hùng cá
nhân sâu xa cách biệt, giữa những thằng Tân, thằng Ðủ mất dậy và một ông trí
thức uyên bác, chuyên môn "đặt tên mới cho
những nội dung cũ mèn" (trang 110) cả
đời bị chính thống hắt hủi nhưng suốt đời khao khát chính thống (trang
111) chỉ cần gặp không chính thứcvới lãnh đạo lớn của quốc
gia là toàn bộ những năm tháng đau thương kể như được phục hồi (trang
111). Quả thật cuộc phản kháng của thế hệ ông Thân như thể
khúc cung oán của những nàng cung nữ chết khô trong cuộc đời hạn hán dằng dặc
mỏi mắt chờ trông một trận mưa tinh trùng của mình rồng [...] Nàng nào ngủ được
với vua thì gút bai cung oán với lại phản kháng (trang 138) và thích nghi chắc
chắn là đặc sản Việt góp cho nhân loại . (trang 133)
Là một thực thể
phi lịch sử, phi chính trị; trải bao đời các cụ Khổng, cụ Lão, cụ Hồ, cụ Mác,
cụ Lê, các chủ nghĩa, hệ thống, đổi mới, phản kháng... Sến là cơ chế
Việt, đặc sản Việt, Sến là hậu duệ của Xuân tóc đỏ, với một tinh thần vọng
ngoại sâu sắc, một dân tộc tính phi thời gian. Sến đã vượt qua hết cả các thời
kỳ Hán thuộc, Phật hóa, Khổng hóa, Lão hóa đến thời Pháp thuộc của
Xuân tóc đỏ, quá độ sang thời cách mạng mùa thu của cụ Hồ thuộcMao, thuộc Mác,
rồi thời ngụy thuộc Mẽo bước sang độc lập thống nhất thuộc kinh
tế thị trường. "Mở cửa" trở về thuộc Pháp, yêu hồng mao
Huê Kỳ: Chúng ta rất yêu những kẻ thù bại trận. Chữ thuộc là
tính dân tộc, tính Sến, tính sáo, tính cóp, tính ăn mót, làm giả hàng ngoại.
Vừa đánh trống
vừa ăn cướp, Marie Sến chính là ngôn ngữ. Con người khai sinh ngôn ngữ, nhưng
ngôn ngữ xác định con người. Ngôn ngữ của chúng ta lai căng, vay mượn. Chúng ta
nhập cảnh những Phờ-Rớt, Mác Ðô Nan, Mác Xờ, Răm Bô, Ðờ Rim của các cường quốc,
xuyên tạc chúng đi để làm vốn cho mình và chính các siêu Sến mà chúng ta vay
mượn và cưỡng hiếp ấy lại làm nên bản chất của chúng ta.
Phạm Thị Hoài dùng thứ ngôn ngữ lai căng đó để tạo sinh khí cho tác phẩm, mô tả xã hội nực nồng mùi Sến, gồm những mùi thất bại kinh niên của những trí thức phản kháng xó nhà kiểu ông Thân, mùi hoang tưởng khăm khẳm, giả vờ học lóm của thằng Tân, mùi tiện dân thum thủm ngày đánh răng ba bận ở Ðoài và mùi nổi loạn thối hoắc, pha trộn Rambo Thánh Gióng, hồn Trương Ba da hàng thịt ở thằng Ðủ. Chúng ta du nhập các chủ nghĩa Mác miếc, hiện sinh hiện siếc... của siêu cường. Chúng ta nhai dập dạp, nuốt vội cho nhanh, cho nhiều, cho đầy bụng "hàng ngoại". Rồi bão hòa vốn Sến, chúng ta đòi trở về nguồn. Trở lại chủ nghĩa dân tộc, một mực ta về ta tắm ao ta. Ai nào có biết cái ao của mình nó thế nào? Nó ở đâu? Nó có mùi gì?
Trong một không khí dân tộc chủ nghĩa bốc mùi như thế, Marie Sến, con cháu của Xuân tóc đỏ, xứng đáng là chủ tịch nước, là tổng bí thư của một nhà nước xã hội phồn vinh, xây bằng cái tiếng Việt hiện đại lộn xà bần áp pô ca líp, đề mô cra xi, cuyn tuya, li bẹc tê, tính nữ, đít xi đăng, đô la, Bác... Sến hợp nhất các "gu" thời đại trong ngôn ngữ ăn cắp của cường quốc mà không có khả năng Việt hóa thành sản phẩm của mình. Chúng ta chưa bao giờ có một Bồ Ðề Ðạt Ma.
Phạm Thị Hoài dùng thứ ngôn ngữ lai căng đó để tạo sinh khí cho tác phẩm, mô tả xã hội nực nồng mùi Sến, gồm những mùi thất bại kinh niên của những trí thức phản kháng xó nhà kiểu ông Thân, mùi hoang tưởng khăm khẳm, giả vờ học lóm của thằng Tân, mùi tiện dân thum thủm ngày đánh răng ba bận ở Ðoài và mùi nổi loạn thối hoắc, pha trộn Rambo Thánh Gióng, hồn Trương Ba da hàng thịt ở thằng Ðủ. Chúng ta du nhập các chủ nghĩa Mác miếc, hiện sinh hiện siếc... của siêu cường. Chúng ta nhai dập dạp, nuốt vội cho nhanh, cho nhiều, cho đầy bụng "hàng ngoại". Rồi bão hòa vốn Sến, chúng ta đòi trở về nguồn. Trở lại chủ nghĩa dân tộc, một mực ta về ta tắm ao ta. Ai nào có biết cái ao của mình nó thế nào? Nó ở đâu? Nó có mùi gì?
Trong một không khí dân tộc chủ nghĩa bốc mùi như thế, Marie Sến, con cháu của Xuân tóc đỏ, xứng đáng là chủ tịch nước, là tổng bí thư của một nhà nước xã hội phồn vinh, xây bằng cái tiếng Việt hiện đại lộn xà bần áp pô ca líp, đề mô cra xi, cuyn tuya, li bẹc tê, tính nữ, đít xi đăng, đô la, Bác... Sến hợp nhất các "gu" thời đại trong ngôn ngữ ăn cắp của cường quốc mà không có khả năng Việt hóa thành sản phẩm của mình. Chúng ta chưa bao giờ có một Bồ Ðề Ðạt Ma.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét