Tuổi thơ là tuổi trong sáng nhất về mọi phương diện. Tuổi
càng nhỏ, trong lòng càng cảm thấy tràn lan vui vẻ, một cách tự nhiên, không vướng
bận, không ưu lo, không xung đột. Tuổi càng nhỏ, tâm hồn càng trong sáng, càng
gần gũi với chân lý, với chính đạo, với cảnh giới giác ngộ. Khi lớn lên, càng lớn
lên, tính trong sáng trong tâm hồn con người càng bị lu mờ dần vì chồng chất bụi
trần đeo bám.
Bụi trần gian ấy đến từ muôn hướng, từ chính nội tạng của cơ thể mình và từ hàng loạt tác động xa gần, từ quá khứ cho tới hiện tại, trực tiếp và gián tiếp, hữu hình và vô hình, của sinh hoạt cộng đồng xã hội chung quanh mà con người phải tiếp xúc trên suốt quãng đường mà mình đi qua trong đời: gia đình, láng giềng, trường học, bạn bè, sách vở, sân khấu, báo chí, và rất nhiều tổ chức xã hội khác, tại địa phương và trên khắp thế giới. Đó là chưa kể đến những tác động từ thiên nhiên: nắng mưa mỗi vùng mỗi khác, làm cho bụi trần gian càng thêm dày đặc và khó nhận dạng.
Vì tâm hồn càng ngày càng mất dần tính trong sáng, mất dần tính cách hồn nhiên của chính mình, xa lạ dần với bản lai diện mục của mình, nên cảm giác hạnh phúc theo đó cũng phai nhạt dần. Chính vì con người thường xuyên tất bật đeo đuổi theo sinh hoạt giữa đời, thường xuyên bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy chung của xã hội, nên không dễ nhận ra rằng, cái mà mình bị mất dần mỗi ngày chính là niềm vui, cái mà mình đang nhận thêm vào mỗi ngày đó là nỗi buồn.
Cho tới một hôm, niềm vui cạn kiệt, nỗi buồn chồng chất ngất ngưỡng. Cảm giác cô đơn dâng lên cao, nhịp đập vui tươi hồn nhiên ngày xưa hình như không còn nữa. Bất giác thấy mình bơ vơ như một thân cây trụi lá tinh anh trong sáng, và được thay vào đó bằng những cành nhánh mê muội mù lòa:
Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế
(Trịnh Công Sơn, Cỏ Xót Xa Đưa)
Vô số “cành lá mù” - cành lá vô minh - đã mọc ra trên đường đi của từng đời người, và chồng chéo ngổn ngang hỗn tạp trong thế giới loài người. Vì vô minh mà tôi làm khổ người, vì vô minh mà người làm khổ tôi. Vì vô minh mà chúng ta đã làm khổ nhau. Vì vô minh mà không ý thức là chúng ta đã làm khổ nhau.
Sở dĩ chúng ta vướng vào mạng nhện vô minh, là vì chúng ta không “nhìn thấy” mạng nhện. Vì không “thấy”, nên mũi chúng ta hằng ngày cứ thản nhiên hít thở bầu không khí vô minh, tai chúng ta hằng ngày thản nhiên tiếp nhận những lời nói vô minh từ người khác, miệng chúng ta hằng ngày cứ phổ biến những lời nói vô minh tới chung quanh,…, các giác quan của chúng ta liên tục tiếp nhận và phát tán bầu không khí vô minh. Kết quả là, tim chúng ta thản nhiên đập những nhịp đập vô minh cho đồng điệu với thế giới của chằng chịt mạng nhện vô minh.
Chúng ta sợ mình bị lạc điệu, sợ mình bị cô đơn, chúng ta không dám làm điều gì khác hơn những điều chung quanh đang làm. Chúng ta vì quá bận rộn, không có thì giờ để kịp nhận ra rằng, “đồng điệu” trong mạng nhện vô minh nghĩa là “lạc điệu” với chính đạo.
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
Trái tim hồn nhiên vui tươi rộn ràng ngày nào của thời thơ ấu, nay dường như mất hết sinh khí vui tươi. Trái tim xuân sắc ấy, nay đã uể oải giữa đời, cảm thấy xa lạ với những nguồn hy vọng, lê lếch đu đưa lấy lệ, như có thể ngừng đập bất cứ lúc nào. Tự nhìn lại mình, một con tim không sức sống. Rồi nhìn ra thế giới, loài người vẫn lạnh lùng đối xử tàn bạo với nhau, như thể thù hận là một loại thực phẩm cần yếu để cho máu huyết lưu thông. Bức tranh nhân gian thật ảm đạm, buồn như những buổi hoàng hôn trên nghĩa trang - nghĩa trang dành cho những người còn sống. Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê. Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ. Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
Đó là bi kịch giữa biển khổ cuộc đời. Bi kịch mà đã khiến cho những ai còn mang trái tim con người bình thường đều phải xót xa xé lòng. Trong số những con người còn mang nặng con tim nhân ái ấy, có những đạo sĩ, những thi sĩ, những nhạc sĩ, những người mà tự nguyện gánh lấy trách nhiệm, họ tìm cách chia sẻ nỗi đau bi kịch, và giúp con người khả dĩ có cơ hội tự giải thoát khỏi bi kịch cuộc đời đau đớn ấy. Họ, họ không thể im lặng nữa, họ đã lên tiếng. Những đạo sĩ đã lên tiếng.
Người đã đến và người sẽ về bên kia núi
Từng câu nói là từng cánh buồm giăng cuối trời
Còn lại tiếng cười khóc giữa đời
Bụi trần gian ấy đến từ muôn hướng, từ chính nội tạng của cơ thể mình và từ hàng loạt tác động xa gần, từ quá khứ cho tới hiện tại, trực tiếp và gián tiếp, hữu hình và vô hình, của sinh hoạt cộng đồng xã hội chung quanh mà con người phải tiếp xúc trên suốt quãng đường mà mình đi qua trong đời: gia đình, láng giềng, trường học, bạn bè, sách vở, sân khấu, báo chí, và rất nhiều tổ chức xã hội khác, tại địa phương và trên khắp thế giới. Đó là chưa kể đến những tác động từ thiên nhiên: nắng mưa mỗi vùng mỗi khác, làm cho bụi trần gian càng thêm dày đặc và khó nhận dạng.
Vì tâm hồn càng ngày càng mất dần tính trong sáng, mất dần tính cách hồn nhiên của chính mình, xa lạ dần với bản lai diện mục của mình, nên cảm giác hạnh phúc theo đó cũng phai nhạt dần. Chính vì con người thường xuyên tất bật đeo đuổi theo sinh hoạt giữa đời, thường xuyên bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy chung của xã hội, nên không dễ nhận ra rằng, cái mà mình bị mất dần mỗi ngày chính là niềm vui, cái mà mình đang nhận thêm vào mỗi ngày đó là nỗi buồn.
Cho tới một hôm, niềm vui cạn kiệt, nỗi buồn chồng chất ngất ngưỡng. Cảm giác cô đơn dâng lên cao, nhịp đập vui tươi hồn nhiên ngày xưa hình như không còn nữa. Bất giác thấy mình bơ vơ như một thân cây trụi lá tinh anh trong sáng, và được thay vào đó bằng những cành nhánh mê muội mù lòa:
Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế
(Trịnh Công Sơn, Cỏ Xót Xa Đưa)
Vô số “cành lá mù” - cành lá vô minh - đã mọc ra trên đường đi của từng đời người, và chồng chéo ngổn ngang hỗn tạp trong thế giới loài người. Vì vô minh mà tôi làm khổ người, vì vô minh mà người làm khổ tôi. Vì vô minh mà chúng ta đã làm khổ nhau. Vì vô minh mà không ý thức là chúng ta đã làm khổ nhau.
Sở dĩ chúng ta vướng vào mạng nhện vô minh, là vì chúng ta không “nhìn thấy” mạng nhện. Vì không “thấy”, nên mũi chúng ta hằng ngày cứ thản nhiên hít thở bầu không khí vô minh, tai chúng ta hằng ngày thản nhiên tiếp nhận những lời nói vô minh từ người khác, miệng chúng ta hằng ngày cứ phổ biến những lời nói vô minh tới chung quanh,…, các giác quan của chúng ta liên tục tiếp nhận và phát tán bầu không khí vô minh. Kết quả là, tim chúng ta thản nhiên đập những nhịp đập vô minh cho đồng điệu với thế giới của chằng chịt mạng nhện vô minh.
Chúng ta sợ mình bị lạc điệu, sợ mình bị cô đơn, chúng ta không dám làm điều gì khác hơn những điều chung quanh đang làm. Chúng ta vì quá bận rộn, không có thì giờ để kịp nhận ra rằng, “đồng điệu” trong mạng nhện vô minh nghĩa là “lạc điệu” với chính đạo.
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
Trái tim hồn nhiên vui tươi rộn ràng ngày nào của thời thơ ấu, nay dường như mất hết sinh khí vui tươi. Trái tim xuân sắc ấy, nay đã uể oải giữa đời, cảm thấy xa lạ với những nguồn hy vọng, lê lếch đu đưa lấy lệ, như có thể ngừng đập bất cứ lúc nào. Tự nhìn lại mình, một con tim không sức sống. Rồi nhìn ra thế giới, loài người vẫn lạnh lùng đối xử tàn bạo với nhau, như thể thù hận là một loại thực phẩm cần yếu để cho máu huyết lưu thông. Bức tranh nhân gian thật ảm đạm, buồn như những buổi hoàng hôn trên nghĩa trang - nghĩa trang dành cho những người còn sống. Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê. Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ. Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
Đó là bi kịch giữa biển khổ cuộc đời. Bi kịch mà đã khiến cho những ai còn mang trái tim con người bình thường đều phải xót xa xé lòng. Trong số những con người còn mang nặng con tim nhân ái ấy, có những đạo sĩ, những thi sĩ, những nhạc sĩ, những người mà tự nguyện gánh lấy trách nhiệm, họ tìm cách chia sẻ nỗi đau bi kịch, và giúp con người khả dĩ có cơ hội tự giải thoát khỏi bi kịch cuộc đời đau đớn ấy. Họ, họ không thể im lặng nữa, họ đã lên tiếng. Những đạo sĩ đã lên tiếng.
Người đã đến và người sẽ về bên kia núi
Từng câu nói là từng cánh buồm giăng cuối trời
Còn lại tiếng cười khóc giữa đời
Người sẽ về bên kia núi. Bên kia chứ không phải bên này. Bên
này là cõi mê, bên kia là xứ tỉnh. Người đã đến, đã về, đã giăng buồm sẵn để chở
những ai muốn vượt qua bể khổ để đến bến bờ bên kia. Người đã đến, đã về, đã
đưa ngón tay chỉ hướng, đã mở bàn tay nhân từ để dìu dắt, để giúp chính những kẻ
mê phải sực tỉnh, phải giác ngộ, phải tự mình lên đường, phải khởi sự lần lượt
lau chùi bụi bặm trần gian trong tâm hồn mình, lần lượt giải trừ kiến chấp
trong quan niệm hủ lậu lâu nay đeo bám khô cứng trong đầu óc mình, để tự nâng
tâm hồn mình hướng dần về phía đỉnh cao, và cuối cùng, đoàn tụ với người đã chờ
sẵn bên kia núi, hội ngộ ở một cảnh giới viên mãn: vô phân biệt xứ.
Tại đó, vô phân biệt xứ, bằng một con tim mới, sẽ có dịp nghe những âm thanh cười khóc vui buồn tròn vẹn của cả hai bên, bên này và bên kia núi, bên mê này và bên ngộ nọ. Đôi bên tạm thời phân biệt đôi bên, mà thật ra đôi bên chẳng còn ranh giới đôi bên để mà phân biệt. Cười khóc khác nhau là gì, vui buồn phân biệt là chi, tất cả đều nằm chung trong một vòng nôi thân phận làm người.
Khi tâm đã toàn tịnh, mắt đã đủ sáng suốt để “trông suốt sáu cõi”, tấm lòng đã đủ nhân từ để “nghĩ thấu nghìn đời”, thì nhìn lại cảnh đời với một rung cảm mới. Một cách an nhiên tự tại, có thể nhìn lại một lần nữa cái sự thật muôn đời, rằng:
Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
Giữa đường đi một người đứng gọi
Có biết gì về ngày chưa tới
Đó là sự thật không vui không buồn. Tự nhiên nhìn nhận sự thật ấy. Sự thật của đời người phù du như bóng chim thoáng qua một bóng đèn. Sự thật rằng phù du này cũng không biết sẽ còn phù du bao nhiêu nữa mới hết phù du. Bởi lẽ, phù du là đây mà thiên thu lại cũng là đây. Phù du nối tiếp phù du mà thành thiên thu sự đời.
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào bóng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu
Những ngày ngồi rủ tóc âm u, bóp trán suy tư. Nghĩ ngợi chuyện trần gian, chuyện đời người, chuyện đói no, chuyện sướng khổ, chuyện tình yêu, chuyện thù hận… Không nghĩ cho riêng mình không thôi, mà còn nghĩ về biết bao số phận chung quanh. Buồn lắm. Xót xa lắm.
Nghe xót xa hằn lên tuổi trời
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người
(Trịnh Công Sơn, Gọi Tên Bốn Mùa)
Ngày tháng nặng nề trôi qua. Nghe thật xót xa, nghe thật buồn tủi phận người. Vùi đầu suy tư, hoang mang nối tiếp hoang mang. Cho tới một sớm mai hồng bất chợt, tôi thức giấc, sực tỉnh, hoàn hồn, nghe những hình bóng tuổi thơ ngày ấy hiện về, ca hát vui tươi, nhảy múa sinh động trước mắt mình, trong đầu mình và trong tim mình. Vùng đứng dậy, chạy thoát ra khỏi vùng u tối hiện tại, và hướng thẳng về phía con đường có ánh rạng đông trước mặt. Tôi đã hóa thân thành chính tôi tuổi thơ. Tôi tự giải thoát.
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào bóng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu
Tôi đã trở về quê nhà, tôi đã hóa thành chính tôi tuổi thơ. Tôi sống hồn nhiên trở lại như tuổi thơ tôi đã sống. Tôi đọc thuộc lòng những bài học của suối nguồn kim cổ chung quanh: học ngạc nhiên với mọi điều khi vui chơi giữa đời như một Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry (Bùi Giáng dịch), hoặc điềm nhiên tham dự lễ hội hồng trần mà không vướng bận bụi bặm hồng trần như Tất Đạt trong Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse (Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch), hoặc học hóa thân thành hài nhi sau ba cuộc hóa thân như cách thể hiện của Friedrich Nietzche trong Zarathustra Đã Nói Như Thế (Trần Xuân Kiêm dịch).
Mình nay không còn là mình mê muội vô minh bữa trước. Mình đã hóa thân thành hài nhi, thành hoàng tử bé, thành cô em mọi nhỏ ở trên rừng. Mình đã hóa thành một người mới, một bóng lạ. Mình ngồi nhớ lại chuyện đời ngàn năm vào mỗi sớm mai hồng thắm. Mình thanh thản mỉm cười
Tại đó, vô phân biệt xứ, bằng một con tim mới, sẽ có dịp nghe những âm thanh cười khóc vui buồn tròn vẹn của cả hai bên, bên này và bên kia núi, bên mê này và bên ngộ nọ. Đôi bên tạm thời phân biệt đôi bên, mà thật ra đôi bên chẳng còn ranh giới đôi bên để mà phân biệt. Cười khóc khác nhau là gì, vui buồn phân biệt là chi, tất cả đều nằm chung trong một vòng nôi thân phận làm người.
Khi tâm đã toàn tịnh, mắt đã đủ sáng suốt để “trông suốt sáu cõi”, tấm lòng đã đủ nhân từ để “nghĩ thấu nghìn đời”, thì nhìn lại cảnh đời với một rung cảm mới. Một cách an nhiên tự tại, có thể nhìn lại một lần nữa cái sự thật muôn đời, rằng:
Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
Giữa đường đi một người đứng gọi
Có biết gì về ngày chưa tới
Đó là sự thật không vui không buồn. Tự nhiên nhìn nhận sự thật ấy. Sự thật của đời người phù du như bóng chim thoáng qua một bóng đèn. Sự thật rằng phù du này cũng không biết sẽ còn phù du bao nhiêu nữa mới hết phù du. Bởi lẽ, phù du là đây mà thiên thu lại cũng là đây. Phù du nối tiếp phù du mà thành thiên thu sự đời.
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào bóng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu
Những ngày ngồi rủ tóc âm u, bóp trán suy tư. Nghĩ ngợi chuyện trần gian, chuyện đời người, chuyện đói no, chuyện sướng khổ, chuyện tình yêu, chuyện thù hận… Không nghĩ cho riêng mình không thôi, mà còn nghĩ về biết bao số phận chung quanh. Buồn lắm. Xót xa lắm.
Nghe xót xa hằn lên tuổi trời
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người
(Trịnh Công Sơn, Gọi Tên Bốn Mùa)
Ngày tháng nặng nề trôi qua. Nghe thật xót xa, nghe thật buồn tủi phận người. Vùi đầu suy tư, hoang mang nối tiếp hoang mang. Cho tới một sớm mai hồng bất chợt, tôi thức giấc, sực tỉnh, hoàn hồn, nghe những hình bóng tuổi thơ ngày ấy hiện về, ca hát vui tươi, nhảy múa sinh động trước mắt mình, trong đầu mình và trong tim mình. Vùng đứng dậy, chạy thoát ra khỏi vùng u tối hiện tại, và hướng thẳng về phía con đường có ánh rạng đông trước mặt. Tôi đã hóa thân thành chính tôi tuổi thơ. Tôi tự giải thoát.
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào bóng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu
Tôi đã trở về quê nhà, tôi đã hóa thành chính tôi tuổi thơ. Tôi sống hồn nhiên trở lại như tuổi thơ tôi đã sống. Tôi đọc thuộc lòng những bài học của suối nguồn kim cổ chung quanh: học ngạc nhiên với mọi điều khi vui chơi giữa đời như một Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry (Bùi Giáng dịch), hoặc điềm nhiên tham dự lễ hội hồng trần mà không vướng bận bụi bặm hồng trần như Tất Đạt trong Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse (Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch), hoặc học hóa thân thành hài nhi sau ba cuộc hóa thân như cách thể hiện của Friedrich Nietzche trong Zarathustra Đã Nói Như Thế (Trần Xuân Kiêm dịch).
Mình nay không còn là mình mê muội vô minh bữa trước. Mình đã hóa thân thành hài nhi, thành hoàng tử bé, thành cô em mọi nhỏ ở trên rừng. Mình đã hóa thành một người mới, một bóng lạ. Mình ngồi nhớ lại chuyện đời ngàn năm vào mỗi sớm mai hồng thắm. Mình thanh thản mỉm cười
Nguyễn Quang Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét