Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024
Có một mầm hoa đã nhú dưới tro tàn
Có một mầm hoa
LỜI TỰA
Khủng khiếp nhất của sự chờ đợi là lúc giây phút phải đón nhận
thông tin xấu nhất, thông tin mà trong đầu họ dù có thoáng nghĩ đến cũng cố gắng
xua đuổi, không dám nghĩ có thật trong đời. Vậy mà, điều đó đã đến. Không bàn
cãi, không tranh luận nhằm trả lời câu hỏi tại sao, họ nuốt ngược nước mắt vào
lòng; hoặc trào ngược ra khỏi mí để gào lên những tiếng kêu thương và chấp nhận
điều bi thảm nhất đã xảy ra. Cả một bầu trời tăm tối đã ập xuống ngay trước mắt.
Cảm giác mất mát của bất cứ ai cũng buồn thảm, cũng nặng như đá tảng đè nặng
trong tâm trí lẫn thể xác, tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi.
Nguyễn Công Trứ - ông thi sĩ “chịu chơi” nhất trong các bậc
túc Nho cuối thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX đã nói đúng quá. Cứ nghĩ lại mà
xem, lúc nhàn rỗi ngồi bấm đốt ngón tay nhẩm lại năm tháng đã đi qua, hầu như
ai cũng cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Những cay đắng, những âu lo, những nghi ngại
hằn vết sâu trong tâm tưởng nhiều hơn niềm vui, tiếng cười. Nghĩ xong, tặc lưỡi
não nùng với câu nói xưa như trái đất: “Đời là bể khổ”!
Trước khi đi, ông gọt tóc, mặc áo vải. Đến nơi, ông ung dung
đi thẳng vào trong phòng. Thung bật người ngồi dậy vì tưởng ông là nhà sư đến từ
phương Bắc. Ông điềm đạm ngồi xuống pha trà, cùng đàm đạo. Sau đó, một người hầu
của Thung nhận ra ông, liền cầm mũi tên nhọn hoắt đâm vào đầu, máu chảy ra lênh
láng. Nhưng lạ thay! Mặt của ông không biến sắc, thái độ vẫn ung dung, tự tại.
Thung kinh ngạc. Khi ông ra về, Thung phải ra tận cửa để tiễn”.
Khi con người biết sử dụng tiếng nói, chắc chắn từ đó, các tộc
người không chỉ tìm được sự thỏa thuận, có thể thu xếp được những mối hiềm
khích, bất hòa mà còn hạn chế được các cuộc giao tranh, đâm chém, chết chóc. Rồi
trong mưu sinh hằng ngày, có những ngôn từ được sử dụng nhiều lần cũng không
ngoài mục đích đem lại sự thân thiện, hiếu hòa và tạo niềm cảm thông cho nhau.
Tuy nhiên, những ngôn từ cực kỳ quan trọng ấy, hiện nay con người ta người ít sử
dụng.
Biết chậm lại một giây, dễ hay khó? Vừa rồi, qua báo chí,
chúng ta giật mình khi biết đến con số tai nạn giao thông hiện nay, không ngờ lại
“khủng” đến thế. Có nhiều nguyên nhân được mổ xẻ, phân tích, trong đó sự nguy
hiểm được cảnh báo nhiều nhất vẫn là “phóng nhanh vượt ẩu”. Ôi, nếu mỗi chúng
ta đều tự nhắc nhở: “thà chậm một giây”, cuộc đời đã tốt đẹp hơn, phải không?
Không phải ngẫu nhiên, danh ngôn Nga có câu: “Người có sức khỏe
có một trăm ước muốn. Người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất, đó
là sức khỏe”. Thế nhưng khi đang khỏe, nghịch lý thay, ít ai quan tâm, lắng
nghe đến sự thay đổi bên trong cơ thể chính mình. Phải nói thật rằng, trong cuộc
sống, chúng ta chỉ thay đổi quan niệm sống khi có được một nhận thức mới. Nhận
thức ấy là gì? Tôi đã từng gặp nhiều người dù không giàu có hơn ai nhưng lúc
nào cũng thanh thản, vô ưu trong nếp sinh hoạt hằng ngày.
Sáng bảnh mắt ra, đã vội vội vàng vàng với công việc của mỗi
ngày đang ùn ùn lao tới. Này phải đưa con đến trường, rồi ba chân bốn cẳng chạy
vào cơ quan, mở máy tính vùi đầu vào các mẫu biểu, con số, kế hoạch... Nhức cả
mắt. Mệt cả đầu. Mà nào có yên đâu, thỉnh thoảng sếp lại nhắc nhở, cằn nhằn, gắt
gỏng: “Việc này đã làm đến đâu? Việc kia đã thế nào?”. Chiều về đến nhà, mệt bở
hơi tai lại nghe vợ/ chồng “chửi chó mắng mèo” bởi sự bực dọc vô cớ nào đó. Ấy
là chưa nói đến lúc bệnh hoạn, thiếu thốn, thu nhập quá bèo không đủ tiền mua sữa
cho con, thiếu tiền nhà trọ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cuộc tình đẹp nhất là cuộc tình cuối cùng Một cuộc tình đẹp là hai người có thể cùng nhau đi tới cuối cuộc đời, dẫu hành trình hôn nhân ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét