Bần thần
hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không
có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò...
sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho
tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy
ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ
ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê
mẹ xa xăm
Lòng ta-chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Lòng ta-chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
NGUYỄN DUY
Ngồi buồn nhớ
mẹ ta xưa có bảy khổ, hai mươi tám câu và 196 âm tiết nhưng đã có 11 cặp
từ láy: bần thần, lấm láp, xăm xăm, rối ren, đánh đu, nghêu ngao, đom đóm, chập
chờn, leo lẻo, xa xôi, xa xăm - đây cũng là một trong những cách biểu đạt thành
công nhất của Nguyễn Duy trong thể thơ “6 và 8” (như cách nhà thơ gọi) góp phần
cho bài thơ thăng hoa và tạo mạch đồng cảm từ tác giả đến người đọc.
Hình ảnh
người mẹ của Nguyễn Duy được viết bằng một cảm xúc chân thành, sâu lắng khi mẹ
nhà thơ đã vào cõi vĩnh hằng:
Bần thần
hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mạch cảm xúc
ở khổ thơ thứ ba khiến ta xao xuyến lạ thường, khi nó thâm trầm bởi lời nhắn
gởi:
Ta đi trọn
kiếp con người
Cũng không đi
hết mấy lời mẹ ru
Và những lời
ru ấy đã “tiếp nối” trong tâm hồn nhà thơ bằng trải nghiệm dân gian mà đúc kết
thành:
Mẹ ru cái lẽ
ở đời
Sữa nuôi phần
xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ… Mẹ
ru con
Liệu mai sau
các con còn nhớ chăng
Ở bài
thơ Tre VN, Nguyễn Duy cũng đã nói đến quy luật tự nhiên rằng: “Tre già
măng mọc có gì lạ đâu!”. Nhưng nhà thơ “sợ” những nét đẹp truyền thống của dân
tộc mai một dần, nỗi lo, cái “sợ” ấy có nguyên do của nó vì ngày nay đã có bao
nhiêu người mẹ trẻ ở thành thị không biết hát ru con...
Với cảm nhận
của riêng tôi, tôi tin bài thơ sẽ còn sống mãi trong lòng người yêu thơ - vì
chính nhà thơ đã “nói hộ” thay cho bao người về một nỗi niềm:
Ta đi trọn
kiếp con người
Cũng không đi
hết mấy lời mẹ ru
Đọc lên từ
trong cõi lòng, ai lại không rơm rớm nước mắt?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét