Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải
Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải (hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ủy
viên BCH Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Long An, Chi hội trưởng Âm nhạc tỉnh
Long An) là một nhạc sĩ sáng tác nhiều đề tài, thể loại.
Đến nay, anh đã cho ra đời nhiều ca khúc, trong đó có
không ít sáng tác đoạt giải thưởng quốc gia và địa phương. Tính cách đậm chất
Nam bộ: hào sảng, thẳng ngay, từ tốn và cần mẫn với mọi công việc, anh đến với
âm nhạc một cách tự nhiên, chân phương, bình dị, định hình, phát triển tài năng
theo sở trường và định hướng thẩm mỹ các giá trị nhân văn, đặc tính dân tộc,
truyền thống, khẳng định tên tuổi của mình trên con đường âm nhạc bằng ý thức
sáng tác chuyên nghiệp, mạnh mẽ, giàu cảm xúc, được sự hâm mộ của đông đảo công
chúng.
Ca sĩ Hồng Thắm và nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải
Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải sinh ra và lớn lên trên quê hương Cần
Đước, Long An. Anh biết chơi đàn guitar từ thuở nhỏ và được học khá bài bản về
âm nhạc từ thời còn mài ghế nhà trường. Bằng sự nhạy cảm, cảm nhận tinh tế, sâu
sắc trong tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, con người, từ khi còn là
sinh viên, Nguyễn Thanh Hải đã lần lượt cho ra đời nhiều ca khúc thể loại âm nhạc:
Cách mạng, âm hưởng dân ca trữ tình, tình ca... tạo được dấu ấn mạnh mẽ, đi vào
lòng giới trẻ yêu thích âm nhạc và được sự chú ý của giới báo chí. Niềm đam mê,
tư duy sáng tạo đã “cháy” theo anh trên con đường âm nhạc bằng nỗi khát khao,
suy tư, trăn trở, bằng sự thử thách, khám phá liên tục, khai thác những khía cạnh
khác nhau bằng trải nghiệm thực tế. Từ các góc nhìn về cuộc sống, anh đã thể hiện
thành công đề tài mang tính xã hội, các đặc tính dân tộc, truyền thống nhưng
mang dáng vẻ, hơi thở hiện đại bằng ý thức trong sáng tác, vượt lên chính mình.
Trong ca khúc của Nguyễn Thanh Hải và cuộc sống ngoài đời không hề có khoảng
cách, vì những tác phẩm của anh được làm nên bằng chất liệu lấy từ thực tế
trong thiên nhiên, con người vốn sinh động, phong phú. Và có cảm giác như anh
đã “bê” tính cách ấy vào trong sáng tác của mình được thể hiện qua từng cung bậc
cảm xúc. Những thành quả lao động nghệ thuật của anh là cả hành trình nỗ lực và
hoàn thiện bản thân sau nhiều năm đi tìm lại chính mình, và không dừng chân ở đề
tài, dòng nhạc nào với mong muốn đem lại cho mình có thêm những tác phẩm tử tế
để mỗi ca khúc như một tặng phẩm đối với người thưởng thức.
Vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải đã cho ra mắt công chúng music video âm hưởng dân ca: Hương tình miền hạ (NSX Mix Taster Tạ Thành Tài) do chính tác giả và ca sĩ Hồng Thắm trình bày. MV này sau đó cũng đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Tiếng hát hò hẹn 9 dòng sông (thuộc khu vực các tỉnh miền Tây Nam bộ) được tổ chức tại TP Cần Thơ. Cùng dòng chảy cảm xúc, mới đây anh đã tiếp tục cho ra đời MV: Hương tình miền hạ 2 với ca khúc Thương hoài vị mặn đời sông (thơ Lê Hoàng Dũng). Ca khúc Thương hoài vị mặn đời sông qua những ca từ bình dị, trong sáng, hiện thực, giàu cảm xúc và chất thơ, chứa đựng hình tượng văn học, nếp sống văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn, tình cảm, hơi thở, sự sống của người dân lao động đời thường, là tiếng tự tình của quê hương len lỏi theo những làn điệu âm hưởng dân ca Nam bộ chắp cánh. Đây là ca khúc mang những nét đặc trưng, diện mạo của quê hương Cần Giuộc - mảnh đất giàu tiềm năng và nghĩa tình, mang dấu ấn di tích - lịch sử quốc gia: Nơi thi hào, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu dưới mái chùa che chở hồn dân tộc (Tôn Thạnh Cổ Tự) ông mở lớp dạy học, hốt thuốc trị bệnh cho dân nghèo, lãnh đạo nghĩa binh Cần Giuộc đánh đuổi giặc Pháp và cho ra đời áng văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng với việc hoàn chỉnh phần cuối tác phẩm Lục Vân Tiên một kiệt tác của văn đàn Việt Nam cuối thể kỷ 19. Nơi đây còn có bóng dáng của chợ Trường Bình (nay là chợ Cần Giuộc) bên cạnh dáng đứng hiên ngang của dòng sông hiền hòa, hào phóng, lãng mạn, trữ tình, chở nặng phù sa, nuôi lớn tình đất, tình người, đong đầy hào khí phương Nam, cùng với hình ảnh của người mẹ quê lam lũ, dãi dầu mưa nắng trên ruộng cạn, đồng sâu, gồng gánh tảo tần để từng giọt mồ hôi thấm đẫm theo vị mặn đời sống.
Để tạo con đường riêng, ca khúc này đã thực hiện thành 3 văn bản qua sự thể nghiệm thành công của 4 ca sĩ với sở trường về dòng nhạc âm hưởng dân ca Nam bộ như: ca sĩ Lâm Trí Tú, một ca sĩ nổi tiếng mà từ nhiều năm nay được đông đảo khán giả đón nhận qua các liveshow diễn tại nhiều địa phương trên cả nước, và đã đoạt 10 giải thưởng về ca nhạc qua các cuộc thi tại TPHCM, Long An và một số tỉnh, thành khác. Lần này, tiếng hát của ca sĩ Hồng Thắm và Nguyễn Thanh Hải cũng đã đi tiếp với Hương tình miền hạ 2 (Thương hoài vị mặn đời sông).
Với chất giọng trầm bổng, ngọt ngào của ca sĩ Hồng Thắm đã đem đến cho người nghe như một cuộc trò chuyện tình cảm, nhẹ nhàng, chân thật qua phong cách diễn rất tự nhiên trong bộ áo dài truyền thống. Ca sĩ Hồng Thắm và Nguyễn Thanh Hải đã tạo được nét duyên dáng, đĩnh đạc và quyến rũ. Đến với ca khúc Hương tình miền hạ 2 bằng chất giọng nội lực, tình cảm, trầm ấm uyển chuyển, biến hóa, với tiếng hát quen thuộc của ca sĩ Thái Bảo “đã tạo hình” chia sẻ thêm với người nghe và được sự đồng cảm, mến mộ của công chúng, đánh dấu một cảm xúc, một ấn tượng khó quên trong đời đối với dòng nhạc quê hương.
Là một nhạc sĩ trẻ, con đường đến với âm nhạc của Nguyễn Thanh Hải đã có những
bước đi vững vàng, tự tin hơn vì anh có điều kiện trong các mối quan hệ, tiếp
xúc, giao lưu... được học hỏi, trau dồi nhiều lĩnh vực từ “kho tự điển” chứa đựng
vô số kiến thức, kinh nghiệm của nhiều văn nghệ sĩ đã trưởng thành từ trước và
sau năm 1975 hiện đang làm việc và sinh sống trên quê hương Long An, là những
nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn như: Lê Phương, Võ Trường Kỳ, Trịnh
Hùng, Nguyễn Minh Tuấn, Ngọc Lộc, Nguyễn Lành, Nguyễn Công Toại, Mặc Tuyền, Diệp
Vàm Cỏ, Hào Vũ, Bửu Thiết, Hoàng Tuyên, Hoàng Đỗ, Đinh Thị Thu Vân, Xuân Trường,
Cao Thoại Châu, Minh Sơn, Xuân Cát, Đỗ Hùng, Nguyễn Ngọc Trải, Lê Ngọc Ẩn, Hữu
Phương, Hạnh Dung, Uyên Phương, Trường Giang... cùng với đông đảo văn nghệ sĩ
khác là những người đã góp phần không nhỏ trên tiến trình lịch sử âm nhạc, bồi
đắp cho cả một nền văn hóa dân tộc cùng với những đóng góp thiết thực vào những
thành tựu to lớn của địa phương qua các công trình nghiên cứu văn hóa, các tác
phẩm có giá trị nghệ thuật cao và đang tiếp tục xây dựng, phát triển văn học
nghệ thuật trong thời kỳ mới của đất nước và của quê hương Long An.
Vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải đã cho ra mắt công chúng music video âm hưởng dân ca: Hương tình miền hạ (NSX Mix Taster Tạ Thành Tài) do chính tác giả và ca sĩ Hồng Thắm trình bày. MV này sau đó cũng đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Tiếng hát hò hẹn 9 dòng sông (thuộc khu vực các tỉnh miền Tây Nam bộ) được tổ chức tại TP Cần Thơ. Cùng dòng chảy cảm xúc, mới đây anh đã tiếp tục cho ra đời MV: Hương tình miền hạ 2 với ca khúc Thương hoài vị mặn đời sông (thơ Lê Hoàng Dũng). Ca khúc Thương hoài vị mặn đời sông qua những ca từ bình dị, trong sáng, hiện thực, giàu cảm xúc và chất thơ, chứa đựng hình tượng văn học, nếp sống văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn, tình cảm, hơi thở, sự sống của người dân lao động đời thường, là tiếng tự tình của quê hương len lỏi theo những làn điệu âm hưởng dân ca Nam bộ chắp cánh. Đây là ca khúc mang những nét đặc trưng, diện mạo của quê hương Cần Giuộc - mảnh đất giàu tiềm năng và nghĩa tình, mang dấu ấn di tích - lịch sử quốc gia: Nơi thi hào, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu dưới mái chùa che chở hồn dân tộc (Tôn Thạnh Cổ Tự) ông mở lớp dạy học, hốt thuốc trị bệnh cho dân nghèo, lãnh đạo nghĩa binh Cần Giuộc đánh đuổi giặc Pháp và cho ra đời áng văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng với việc hoàn chỉnh phần cuối tác phẩm Lục Vân Tiên một kiệt tác của văn đàn Việt Nam cuối thể kỷ 19. Nơi đây còn có bóng dáng của chợ Trường Bình (nay là chợ Cần Giuộc) bên cạnh dáng đứng hiên ngang của dòng sông hiền hòa, hào phóng, lãng mạn, trữ tình, chở nặng phù sa, nuôi lớn tình đất, tình người, đong đầy hào khí phương Nam, cùng với hình ảnh của người mẹ quê lam lũ, dãi dầu mưa nắng trên ruộng cạn, đồng sâu, gồng gánh tảo tần để từng giọt mồ hôi thấm đẫm theo vị mặn đời sống.
Để tạo con đường riêng, ca khúc này đã thực hiện thành 3 văn bản qua sự thể nghiệm thành công của 4 ca sĩ với sở trường về dòng nhạc âm hưởng dân ca Nam bộ như: ca sĩ Lâm Trí Tú, một ca sĩ nổi tiếng mà từ nhiều năm nay được đông đảo khán giả đón nhận qua các liveshow diễn tại nhiều địa phương trên cả nước, và đã đoạt 10 giải thưởng về ca nhạc qua các cuộc thi tại TPHCM, Long An và một số tỉnh, thành khác. Lần này, tiếng hát của ca sĩ Hồng Thắm và Nguyễn Thanh Hải cũng đã đi tiếp với Hương tình miền hạ 2 (Thương hoài vị mặn đời sông).
Với chất giọng trầm bổng, ngọt ngào của ca sĩ Hồng Thắm đã đem đến cho người nghe như một cuộc trò chuyện tình cảm, nhẹ nhàng, chân thật qua phong cách diễn rất tự nhiên trong bộ áo dài truyền thống. Ca sĩ Hồng Thắm và Nguyễn Thanh Hải đã tạo được nét duyên dáng, đĩnh đạc và quyến rũ. Đến với ca khúc Hương tình miền hạ 2 bằng chất giọng nội lực, tình cảm, trầm ấm uyển chuyển, biến hóa, với tiếng hát quen thuộc của ca sĩ Thái Bảo “đã tạo hình” chia sẻ thêm với người nghe và được sự đồng cảm, mến mộ của công chúng, đánh dấu một cảm xúc, một ấn tượng khó quên trong đời đối với dòng nhạc quê hương.
LÊ HOÀNG DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét