Xuân Diệu và dòng chảy tình yêu
I. Mở:
Cuộc đời muôn màu, muôn
vẻ mà tình yêu là chất liệu gợi nguồn cảm hứng không bao giờ cạn của con người.
Không phải ai cũng làm thơ tình được nhưng không làm thơ tình được thì chẳng
thể nói người đó không biết yêu. Một điều chỉ có thể khẳng định là: Người làm
thơ tình yêu cuồng nhiệt quả phải có một trái tim yêu. Xuân Diệu là một điển
hình trong những trái tim yêu đó.
Người ta biết đến Xuân
Diệu (1916 – 1985) vì những bài thơ tình độc đáo. Thế nhưng Xuân Diệu là một
người tài hoa. Suốt thời gian 1939 đến 1983, chàng tóc quăn này lả lướt ngọn
bút như những nhạc sĩ chơi mười ngón điêu luyện trên phím đàn. Bên cạnh những
tập thơ nổi tiếng như ”Thơ Thơ” (1938), ”Gửi Hương Cho Gió” (1945), những tập truyện ngắn, bút ký,
tiểu luận phê bình của Xuân Diệu xuất hiện như: ”Phấn thông vàng” (1939), ”Trường ca” (1945),
”Việt Nam ngàn dặm” (1946), ”Ba thi
hào dân tộc” (1959), ”Phê bình giới thiệu thơ” (1960), ”Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, các nhà thơ cổ điển Việt
Nam” (1968 -1981), ”Một Khối Hồng” (1964), ”Thanh Ca” (1982), ”Tuyển tập thơ”(1983)… đã lần lượt ra đời trong suốt bốn
mươi bốn năm liền. Bên cạnh đó, Xuân Diệu còn xông vào cả lĩnh vực dịch
thuật: “Thi hào Nadim Hitmet” (1962), ”Những nhà thơ Bungari” (1978-1985)…
Tài hoa như thế nhưng ít
ai gọi chàng trai của Xã Tùng Giản, Tuy Phước, Quy Nhơn gốc Hà Tĩnh này là nhà
văn, nhà phê bình, dịch thuật mà chỉ dùng bốn từ gọn ghẽ: “Nhà thơ Xuân Diệu“. Thân mật hơn nữa, mọi người quen gọi
chàng tóc quăn này là “nhà thơ tình yêu!” Tình yêu muôn màu như
cuộc đời. Không ai yêu ai mà giống nhau. Vì thế, chàng trai xứ Rùa này yêu
đương cũng… khác người.“Cái khác người” này qua hơi thở ca dao
và các “ngã rẽ tâm tình – thơ bè bạn” tiêu biểu bổ
sung vào dòng chảy tình yêu của Trảo Nha – Xuân Diệu với sáu tính cách.
1. Trong tình yêu, chàng tóc quăn này thể hiện rất là
“đàn ông”:
Trước hết, đó là người
đàn ông chịu thương, chịu khó đầy… nịnh bợ:
Anh ta đã xắn tay áo
xông vào… nhà bếp để nấu nướng mà không biết anh ta nấu cái món gì ngoài cái
món mà ca dao “mớn” dùm:
Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già.
Nhưng chàng không thèm
nấu cái món “bình dân học vụ”
này mà nấu món bí mật sau khi “chăm xong cái bếp nhà”:
này mà nấu món bí mật sau khi “chăm xong cái bếp nhà”:
Tâm thành cơm nước dọn bưng ra
Một tuần mong đến, hôm nay tiếp
Vào bát cho em vị đậm đà.
(Đứng chờ em)
Người ta nói: “Vắng đàn ông quạnh nhà. Vắng đàn bà quạnh bếp” nghe ra… trật lất! Căn
nhà Xuân Diệu nghe ấm cúng hẳn lên bởi chính chủ nhân lao vào bếp. Kẻ nào mà
được chàng “chăm chút” đến như vậy? Ta hãy nghe chàng tự hào:
Đời anh, em đã đi qua
Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời.
(Đời anh em đã đi qua)
Vợ? Chắc chắn là không.
Người con gái bí ẩn kia mà chàng “một
tuần mong đến” mới hấp dẫn, mới hồi hộp còn bà vợ ở sẳn trong nhà ngày nào mà chả thấy,
ngán đến tận mang tai, gai muốn chết! Rồi kẻ đợi chưa đến, chàng đợi lâu quá
nhưng đâu có dám cáu. Chàng đầu bếp bất đắc dĩ này rất… dễ thương, cam lòng
nhẫn nại: “Hãy đợi thôi, thương em vất vả, anh quên
hết”. Không biết chàng có bực mình vì chờ một phút hơn nghìn thế kỷ mà làm tình,
làm tội với ông bà Táo chăng? Khi nàng đến, ta hãy thử xem nàng là con cái nhà
ai? Tiên nữ giáng trần hay Hằng Nga tái thế mà khiến chàng trai kia thiệt “tỉ
mỉ” ngắm nàng trong “Em làm bếp”:
Trên trán em như gương
Giọt mồ hôi lấm tấm.
Tóc đôi cọng rơm vương
Anh nhìn em thương lắm.
Tính từ “thương lắm” biểu hiện mức độ tình cảm thân thiết lắm
mới nhìn kỹ như thế chớ không chàng sẽ bị… chấm rớt cái bịch vì:
Đàn ông gì quá sổ sàng
Mới quen ngó dọc, ngó ngang hỡi chàng?
Nhưng cô nàng kia có lẽ…
mệt quá, đói quá nên quên phắt… cặp mắt cú vọ xăm xoi mà ngồi vào bàn ăn ngay:
Bữa ăn thành một hội vui
Có em gắp với rau thôi cũng tình.
Cảnh thường cũng hóa ra xinh
Có em, anh hết ngẫm mình bơ vơ.
(Đời anh em đã đi qua )
Bây giờ, vỡ lẽ, cái “món
bí mật” kia, bật mí ra là… “rau” thôi, chớ có mẹ gì đâu! Chàng dạo bản nhạc mở
màn cho nàng nhớ tục ngữ nhân gian: “Đói
ăn rau, đau uống thuốc“. Thế là nàng hoảng quá, thưởng thức tài nấu nướng
của chàng thật là đậm đà nên cũng xắn tay áo, để nguyên cái đầu “vương rơm” mà nhào vô bếp chứ không dám để chàng
trổ tài đâu. (Ăn làm sao nổi, nuốt làm sao trôi!) Chàng lúc này “chai mặt” nên
đâu biết “quê” lại trở nên ngoan ngoãn, nịnh bợ:
Em có tài nấu nướng
Anh có tài ngợi khen.
Thế này gọi là thế “lật ngược thế cờ” hay thiệt, thấp cơ mà chẳng có hèn. Cả
hai cùng có tài: ”Em có tài nấu nướng. Anh có
tài…ngợi khen”. Huề cả làng. Thế là khán giả… vỗ tay!
Vậy thì cái người đang
cùng chàng quăn làm bếp có phải là Hoàng Cát? Một chàng trai trong muôn ”Tình trai” của Xuân Diệu? Trong bài ”Xuân Diệu và Huy Cận hai nhà thơ đồng tình luyến
ái” (tienve.org) Minh Nguyệt hé mở ”Hoàng
Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài ‘Đời anh em đã đi qua’, còn có
một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:
Từ đây anh lại trong đời
Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
Giường kia một bóng anh nằm
Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều”.
Ta hãy đồng ý với Minh
Nguyệt ”dù người yêu là con trai thì tình cảm của
Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ý đến chuyện đồng
tính luyến ái của nhà thơ”. Ta hãy cứ xem xét thơ Xuân Diệu trong lớp
áo tình yêu đơn thuần Việt Nam.
Nguyên Sa khác Xuân
Diệu, trong “Áo lụa Hà Đông“, chàng Trần Bích Lan
này chân thành hơn: “Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa“. Khỏi bày vẽ ăn uống
mất thời gian quá nhưng nỗi mừng lẹ làng đó chứng tỏ chàng Nguyên chưa thấm cái
câu: “Có thực mới vực được đạo” bằng chàng Xuân!
Thiệt ra, người con gái
mà chàng tóc quăn xứ Rùa thương yêu, săn đón chỉ là con nhà dân giả với “tóc vương rơm“. Đi làm đồng mới vương rơm chớ đi đâu mà
chui vào… đống rạ! Đàn bà, con gái thì cài bông, cài hoa chứ ai lấy rơm giắt
lên tóc mà làm duyên bao giờ! Con gái nhà quê hiền lành, mộc mạc làm chàng quăn
nhớ, đâu như người con gái… hiền như Masoeur của Nguyễn Tất Nhiên đã làm lòng
chàng tan nát:
Em hiền như ma soeur
Vết thương ta bốn mùa.
Trái tim ta làm mủ
Ma soeur này ma soeur.
Có dịu dàng ánh mắt
Có êm đềm cánh môi
Ru ta người bệnh hoạn
Ru ta suốt cuộc đời.
(Ma soeur)
Với mối tình dân giả của
chàng trai tóc quăn, cách hay nhất là khuyên chàng nấu món bình dân này:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Khi chàng và nàng cưới
nhau, chỉ cần tặng cho họ vài ký tôm (không phải râu) vài trái bầu (không phải
ruột) thế là “nhất cử lưỡng thiện” nhưng nhớ kỹ đừng tặng
món quà đặc biệt này cho “nàng masoeur” của Nguyễn Tất Nhiên mà
làm chàng Nguyễn khốn khổ tập hai với vết thương ”tứ thời khúc” đó!
Công nhận phát “nhất cử lưỡng thiện” ấy linh nghiệm. Họ đã
có… con (chẳng biết công chúa vương cọng rơm hay hoàng tử nịnh đầm?). Người đàn
ông tóc quăn xứ Rùa lại càng da diết, cưng chìu, nịnh tiếp:
Con giống em, con cũng giống cha
Giống cái mũi thật thà thẳng sóng.
Nhìn gần giống trông xa cũng giống
Cũng mái đầu dợn sóng Nha Trang.
(Đứa con của tình yêu)
Bài thơ này mà ta nói…
hay thì đúng là “mắt đui”, tâm hồn ”thui chột” nhưng chưa tìm ra cái “mượt mà”
cũng không nói là dở vì cái ý thuộc loại “quỷ quái” lắm. Này nhé, cha ở xứ Rùa
(Quy Nhơn) mà khen mái đầu con “dợn
sóng Nha Trang” chứ không phải dợn sóng Quy Nhơn. Thôi, cho mày giống mẹ mày. Bỏ bốn
từ “con cũng giống cha” ra thì còn “con giống em” (chưa chắc con anh vì anh đâu có… con
được?) và giống thằng cha nó với mái đầu dợn sóng Nha Trang? (đâu phải riêng
anh… quăn!). Trời ơi! Bình thơ như vậy là “đốt nhà” người ta rồi còn gì! Người
cha xứ Rùa này đời nào dám nghĩ vậy vì “khiếp” cái tật của nàng tức “cái nư khi dỗi“. Thông qua hình ảnh đứa con, kẻ mới lên
chức cha này đã “ớn lạnh” gián tiếp khi nựng cục cưng:
Nhưng con ta nó giống em hơn
Giống đi đứng, nghĩ suy, ăn nói.
Duy chẳng giống cái nư khi dỗi
Khi em hờn trời cũng phải thua.
Tục ngữ có câu: “Con gái giống cha, giàu ba họ. Con trai giống mẹ, khó
ba đời“. Chắc chàng cũng biết điều đó nên dù cho “giàu ba họ, khó ba đời” gì cũng lạy trời, con
đừng giống mẹ cái lẫy, cái hờn. Như vậy, chàng Xuân đâu có phải là ”đồng tình
luyến ái”? Chỉ là ước mơ bình thường của một người biết yêu và khát khao hạnh
phúc gia đình. Ta cứ cho, cứ hiểu là như vậy. Trong khi đó, chàng Nguyễn Tất
Nhiên mới lò cò yêu iếc và cũng vẽ rồng, vẽ rắn cho mơ ước của mình:
Ta sẽ là vợ chồng.
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ se sợi chỉ hồng
Sẽ hát câu ân ái .
Sống trong mái nhà tranh.
(Hôn nhau lần cuối)
“Sống trong mái nhà tranh” mà không con thì ôi
thôi:
Có chồng mà chẳng có con
Khác gì hoa nở trên non một mình.
Thơ năm chữ của Nguyễn
Tất Nhiên mộc mạc như cái tên cúng cơm của chàng và cũng họ hàng chú bác gì với
câu thần chú của dân gian: “Một
túp lều tranh, hai trái tim vàng” mà hai ca sĩ Hùng Cường, Mai Lệ Huyền đã
“phát ngôn tình yêu”… nghèo mạt rệp cho bản nhạc “Túp lều lý tưởng!” vang bóng một thời!
Cái gì trước hôn nhân
cũng “sẽ“… đẹp đẽ, sau hôn nhân cũng “sẽ” nhưng cái “sẽ bẽ bàng” chống nạnh đứng
chờ sau cánh cửa Tân hôn! Bởi vậy mới có câu:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề.
Chàng trai tóc quăn với
cái “vẹn câu thề” này ra sao? Chàng
không còn là một chàng trai chịu thương chịu khó, nịnh đầm nữa mà trở thành:
2. Một chàng trai khổ với tình yêu vì mang nghiệp “đa
tình”:
Xét kỹ mà nói: Bao nhiêu
người “còn dang dở” nhưng tình đâu “chỉ đẹp”?. Xuân Diệu trong “Tình thứ nhất” thố lộ:
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em nên anh đã mất rồi.
Đã nói “thứ nhất” là phải có thứ tiếp theo nên chàng này
yêu cũng… ba xạo! Thật ra, trên đời này, mỗi một con người nếu chỉ có một“tình thứ nhất” mà không thứ hai thì kẻ này sẽ… bẻ bút
và không… gọi điện thoại nữa vì “nguồn sinh sự” đã cạn kiệt! Chao! Chuyện ấy
không bao giờ xảy ra thế mới “khổ”! Các nhân vật trong kiếm hiệp của Kim Dung
cũng hùng hùng, hổ hổ để rồi gát kiếm, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Hỡi thế gian, tình là cái chi chi?”. Người thế gian điên cái
đầu. Câu hỏi ấy vẫn nghìn năm treo trước gió!
Bởi vậy, chàng Xuân tóc
quăn (khác ”Xuân tóc đỏ” của Vũ Trọng Phụng) càng
yêu lắm nơi, bồ lắm chỗ chỉ có rước khổ vào thân. Mối tình thứ nhất của chàng
ta đã “không chồng mà có con” sinh sôi nẩy nở, yêu qua hết bài thơ này đến bài
thơ khác; hết tập thơ này đến tập thơ khác. Khiếp! Cho nên, chàng tha hồ rên
trong “Em đọc lại thơ” như một lời trăn trối:
Mai sau dù có bao giờ
Em ngồi đọc lại chùm thơ đắng này.
Câu đầu thấy “quen
quen”. Chúng hình như giông giống hai câu thơ mà Nguyễn Du đã để Kiều trăn trối
với Thúy Vân:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phiếm này.
“E thơ” giống lúc Kiều
năn nỉ Thúy Vân lấy Kim Trọng dùm:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa.
Nhưng không sao, văn học
có khó tính như bà già góa chồng đi chăng nữa cũng không nỡ bắt lỗi “thơ vẫn giống thơ, người giống người!”.
Trở lại chữ “Tình” của
Xuân Diệu, chàng vỗ ngực khẳng định chắc nụi với nàng rằng:
Có ai trên trái đất này
Yêu em sâu thẩm như ngày anh yêu?
Tan đi, nát lại bao hồi
Thằng cha này mới đợi
một chút đã than khổ, mới nấu ăn (luộc rau) có một bữa cũng than khổ “tan đi nát lại“, mới chịu cái “nư” một chút đã rên khổ! Ngón đòn “gậy ông đập lưng ông” là một nét đặc sắc của thơ Xuân Diệu… bị
chửi cho chừa trong mảng thơ tình yêu của chàng quắn này. Mình rên “khổ” trong
khi mình xuống bút, giấy trắng mực đen hẳn hoi:
Người ta khổ vì thương không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhầm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá ai đi mà nhớ ngó
Đến khi hay gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kềm chế dây cương
Người ta khổ vì lui không được nữa.
(Dại khờ)
Toàn bộ thơ tình của
Xuân Diệu nói riêng, thơ Xuân Diệu nói chung, bài thơ “Dại khờ” này coi như bài thơ “kết luận” được đúc
kết từ thực tiễn. Tôi cho đó là bài thơ lý trí hay nhất của Xuân Diệu về cả hai
mặt nội dung và nghệ thuật.
Cái “khổ” của chàng Xuân tóc quăn vì ”thương không phải cách” làm “tan đi, nát lại” là cái khổ ”bụng làm dạ chịu“. Chàng phạm lỗi lầm cho nên bị nàng cho
“de” một bên, bỏ mặc chàng với “lỗi
lầm anh trả bằng đau đớn rồi“. Cho chừa!
Cái yêu “sâu thẩm” của Xuân Diệu khác cái yêu dịu dàng của
Bàng Bá Lân trong “Tình trong mưa”:
Xa nhìn đắm đuối tìm trong gió
Chỉ thấy màn mưa nước ngập đường.
Ta nhìn theo bước đi run len lén
Bỗng cả lòng yêu náo nức liền.
Yêu một bước đi “run” trong “màn mưa nước ngập đường” không rõ mặt thì chắc
chàng yêu đương tột đỉnh với ma men hoặc bậm gan mà yêu đại một… con ma trong
mưa. Yêu “ma” khỏi sợ mất bồ! Tính toán bậc thầy! Còn chàng họ Chế chưa thấy mở
đầu dạo nhạc cho chữ yêu đã… nhào đại vào nàng, quắp nàng cùng bay lên “Ngủ trong sao”:
Đầu gối lên hàng Thất tinh vừa mọc…
Ta hôn nàng trong bóng núi mây cao
Ta ôm nàng trong những nguồn trăng đổ
Ta ghì nàng trong những suối trăng sao.
Với “hôn”, “ôm”, “ghì” liên tục của Chế thì
thiệt tội nghiệp cho nàng nào vô phước nếu không “thất đởm kinh hồn” vì lời tỏ
tình “lý thuyết đi đôi với thực hành” có một không hai này.
Yêu thì yêu, muốn “làm gì thì làm”, sao còn la om sòm lên ngu thế, lại vác cả
người yêu mà bay lên cao quá lỡ xảy tay… ôi xương tan! Yêu như chàng, thiếp
ngán tới trời! Gãy xương cổ bỏ mẹ!
Xuân Diệu vì yêu mà rên.
Bàng Bá Lân vì yêu mà bất chấp. Chế Lan Viên vì yêu mà bạo. Còn Nguyên Sa,
Nguyễn Bính, Hồ Zếnh, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương…?
Vương Duy (Trung Quốc),
Nguyên Sa và Nguyễn Bính có hai bài thơ cùng tựa đề “Tương tư“. Tương tư của Vương Duy gởi vào… trái
đậu:
Hồng đậu sinh Nam Quốc,
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương tư.
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương tư.
Trương Đình Tín dịch:
Đất Nam, hồng đậu sinh này,
Đến xuân lại nảy một vài nhánh cao.
Xin anh hái thật nhiều vào,
Đậu này giữ lấy nhớ nhau suốt đời.
Đất Nam, hồng đậu sinh này,
Đến xuân lại nảy một vài nhánh cao.
Xin anh hái thật nhiều vào,
Đậu này giữ lấy nhớ nhau suốt đời.
Một kiểu tương tư gắn
liền một loại thực vật đầy đủ chất đạm đáng nhớ một đời trong… bao tử! Ui cha!
Còn Lý Bạch trong ”Trường tương tư” (Thơ Đường tập II, Viện
văn học 1962) thì gởi hồn vào tiếng đàn tri âm khúc của nàng một dạo gặp ở
Trường An:
Trường tương tư
Tại Trường An…
Tại Trường An…
Thiên trường lộ viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan sơn nan.
Trường tương tư
Tồi tâm can.
Mộng hồn bất đáo quan sơn nan.
Trường tương tư
Tồi tâm can.
Quỳnh Chi phỏng dịch
trên chimviet.free.fr:
Nhớ nhau mãi, ở Trường An
“Trường Tương tư khúc” tiếng đàn đêm thu.
Bay về tìm gặp người thương
Làm sao về đến bên nàng đêm nay??
Quan san muôn dặm đường
“Trường Tương tư khúc” tiếng đàn đêm thu.
Bay về tìm gặp người thương
Làm sao về đến bên nàng đêm nay??
Quan san muôn dặm đường
Trường tương tư dạ ai hoài canh thâu.
Trong bài thứ hai, Lý
Bạch thay tiếng đàn tương tư bằng dáng hoa u sầu:
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên
Nguyệt minh như tố sầu bất miên
Triệu sắt sơ đình phượng hoàng trụ
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền
Triệu sắt sơ đình phượng hoàng trụ
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền
…Tích thời hoành ba mục
Kim tác lưu lệ tuyền
Bất tín thiếp trường đoạn
Quy lai khán thủ minh kính tiền
Kim tác lưu lệ tuyền
Bất tín thiếp trường đoạn
Quy lai khán thủ minh kính tiền
Quỳnh Chi dịch:
Bóng chiều bảng lảng hoàng hôn
Trăng lên hoa khép ngậm sương đọng sầu
Trăng soi óng ánh lụa đào
Trăng khuya thao thức dạ sầu ngẩn ngơ
Trăng lên hoa khép ngậm sương đọng sầu
Trăng soi óng ánh lụa đào
Trăng khuya thao thức dạ sầu ngẩn ngơ
…Sầu dâng đòi đoạn tơ vò
Xa xôi ai có thấu cho chăng là
Khi về đến trước thềm hoa
Gương trong còn bóng dáng hoa u sầu
Xa xôi ai có thấu cho chăng là
Khi về đến trước thềm hoa
Gương trong còn bóng dáng hoa u sầu
Trong ”Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã để cho Kiều với ”dáng hoa u sầu” tương tư Kim Trọng qua
bóng trăng:
Một mình lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời.
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng?
Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời.
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng?
Đêm khuya ngắt tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
và Kiều nhớ nhung Thúc Sinh cũng qua ánh trăng:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
và Kiều nhớ nhung Thúc Sinh cũng qua ánh trăng:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Toàn là những tương tư
khóc gió than mây gọi hồn tri kỷ cả! Tuyệt vời thay! Thế nhưng khi trăng bị mây
che khuất hay khuyết rồi mất hút bên rèm, lúc ấy, ai có còn tương tư ai qua…
bóng đêm? Sự tương tư của người xưa ẩn nấp vào một điểm tựa và khi điểm tựa đổ
thì trạng thái tinh thần cũng tiêu! Ta hãy coi thử người thời nay tương tư có
khác người xưa không?
Hàn Mặc Tử trong ”Trường tương tư” là một tương tư
huyền hoặc như khói như sương, âm u đầy nhang khói:
Một mối tình nức nở giữa âm u,
Một hồn đau rã lần theo hương khói,
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi,
Một lời run hoi hóp giữa không trung,
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng,
Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn.
Một hồn đau rã lần theo hương khói,
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi,
Một lời run hoi hóp giữa không trung,
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng,
Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn.
Đấy là tất cả người anh tiêu tán,
Cùng trăng sao bàng bạc xứ Say Mơ,
Cùng tình em tha thiết như văn thơ,
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.
Cùng trăng sao bàng bạc xứ Say Mơ,
Cùng tình em tha thiết như văn thơ,
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.
Tương tư trong “hương khói” với “vũng
máu đào” như Hàn thì chắc chắn tình yêu nhang khói “cõi trên” thế kia trước sau gì
cũng tan vào trăng với gió! Buồn thật nhưng chẳng chút gì của cái gọi là… thất
tình trong thơ Hàn!
Nguyên Sa trong “Tương tư” yêu em trong lớp áo mây:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Ðể nắng thu vàng giữa lối đi?
đến nổi… mờ con mắt:
Cho nên đôi mắt mờ hư ảnh
Cả bốn chân trời chỉ có em.
Cái dạng chập chờ, chập
choạng “mờ hư ảnh” này nguy quá lỡ
mà… “nhìn gà hóa cuốc” vợ người tưởng vợ
mình, dễ ăn bợp tai. Trời bao la quá, để chắc ăn nên chàng Sa (Satăng) mới lấy
“đinh ba” hô “biến” thành bốn cái cọc đóng giăng nàng lại cho khỏi lộn. Nàng tự
do bay nhảy nhưng chỉ trong “bốn
chân trời” đó thôi (bốn chân… gường thì nàng “cũng
liều một thác cho xong“!).
Nguyễn Bính yêu khác
Nguyên Sa, khác hết, tình yêu đến với chàng là cái bệnh:
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bệnh hết trơn vì tương tư? Thiệt ra, có “ấm đầu sổ mũi” gì đâu! Chứng “kinh niên” này của Nguyễn Bính, Đông y, Tây y bó tay. Huê Đà tái thế cũng đầu hàng. Thằng cha này khôn ngoan quá, “sỏ lá” quá nhưng ai cũng nhìn vào, nghe mát lỗ tai cho rằng chàng hiền lành nên yêu chơn chất. Lầm! Này nhé: Dám cả gan cho rằng: ”Trời mắc bệnh mưa gió. Tôi mắc bệnh tương tư yêu nàng”. Thế là “nhất trời, nhì… tôi” rồi còn gì! Mưa (mát mẻ, ướt át). Gió (mát mẻ, vỗ về). Tổng hợp lại: Ta đem cái ướt át, mát mẻ vỗ về này để yêu em. Em đồng ý không? Trời bệnh… mát mẻ, ướt át. Tôi yêu ướt át, mát mẻ. Té ra hai… thằng này… khỏe re mà dám nói bệnh hoạn! (Trời ạ! Nếu có sai thiên lôi thì sai Nguyễn Bính này vác cái búa “Tương tư” giáng xuống là con nguyện chết… ướt trên tay của chàng, ngu gì làm con bướm chết khô!). Ai cũng cho Nguyễn Bính “chân quê” từ xưa đến nay, trật hết trơn!
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bệnh hết trơn vì tương tư? Thiệt ra, có “ấm đầu sổ mũi” gì đâu! Chứng “kinh niên” này của Nguyễn Bính, Đông y, Tây y bó tay. Huê Đà tái thế cũng đầu hàng. Thằng cha này khôn ngoan quá, “sỏ lá” quá nhưng ai cũng nhìn vào, nghe mát lỗ tai cho rằng chàng hiền lành nên yêu chơn chất. Lầm! Này nhé: Dám cả gan cho rằng: ”Trời mắc bệnh mưa gió. Tôi mắc bệnh tương tư yêu nàng”. Thế là “nhất trời, nhì… tôi” rồi còn gì! Mưa (mát mẻ, ướt át). Gió (mát mẻ, vỗ về). Tổng hợp lại: Ta đem cái ướt át, mát mẻ vỗ về này để yêu em. Em đồng ý không? Trời bệnh… mát mẻ, ướt át. Tôi yêu ướt át, mát mẻ. Té ra hai… thằng này… khỏe re mà dám nói bệnh hoạn! (Trời ạ! Nếu có sai thiên lôi thì sai Nguyễn Bính này vác cái búa “Tương tư” giáng xuống là con nguyện chết… ướt trên tay của chàng, ngu gì làm con bướm chết khô!). Ai cũng cho Nguyễn Bính “chân quê” từ xưa đến nay, trật hết trơn!
Trên là “trời”, dưới là
“tôi”, vốn dĩ “hai ta” đã hài hòa giữa đất trời và con người. Cô nàng của Hỗ
Dzếnh thật cũng “gan dạ” lắm dù chỉ “be bé” thôi:
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ
Em ạ! Yêu nhau… chết cũng đành.
(Xuân ý)
Chàng Hồ này quả thật
cũng loại “hồ ly tinh”. Ai lại “yêu
nhau” mà… quăng…”trái lựu đạn” vào tình yêu bao giờ? Chết thì chết một mình đi,
sao lại rủ người yêu cùng chết chung! Người ta đẹp như… Thúy Vân… trăng rằm bị
xẻ nửa (bán nguyệt), người ta chuẩn bị
đóng phim “con… cây” (người ai nhỏ) vậy mà rủ đi thăm… ông
nội sớm vậy! Ác!
Nàng của Vũ Hoàng Chương
trong “Say” khác nàng “nư” của Diệu, chẳng phải nàng “masoeur” của Sa, không giống “Cô hàng xóm” của Bính, xa lạ với nàng “cây” của Dzếnh:
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?
Nàng dòng dõi… Lưu linh
chớ còn ai nữa! Khá khen cho họ Vũ, nửa say, nửa tỉnh trong tình yêu làm người
ta không biết đâu là thật, đâu là giả? Hết rượu, hết say. Vắng em, ta lăn quay.
Ta ôm cái bình rượu mà không có linh hồn em trong đó để làm gì? Tử Kỳ đập đàn
vì không có Bán Nha. Nay ta… đập quách cái “bình khô rượu” này vì thiếu nàng! Chậc! Vì sao người ta
yêu mà khổ, mà tương tư mà sầu muộn chớ? Cũng bởi một chữ “đa tình” mà ra
cả. ”Đa tình tự cổ nan di hận” là thế!
Trở lại với Xuân Diệu,
chàng thanh niên trong “đa tình” đã tự viết “sơ yếu lý lịch” trích ngang:
Tôi biết yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa dòng đời
Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi.
Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng.
Cách phóng đại của chàng
quăn nói theo nghĩa giang hồ là… “nói dóc”. “Chưa sinh”, “chưa có tuổi” mà đã “biết yêu” là quỷ quái mà đến khi “hết tuổi rồi” nghĩa là “lợi đi đàng lợi, răng đi đàng
nào?” vẫn còn yêu là ông tổ nội quỷ quái. Thiệt “gừng càng già càng cay“! Thiệt là “càng già càng dẻo càng dai” nói theo giang hồ nữa
là: “Già không nên… nết“! Văn chương lại một
lần nữa mỉm cười, bỏ qua, lại coi đó là “hình ảnh mẫu mực”, một ly nước lạnh
dưới 0oC tạt vào những cái hồn trơ như đá không biết chữ yêu thương là gì!
Quang Dũng trong “Trắc ẩn” đã đứng một bên Xuân Diệu để bổ sung:
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu.
Cái “số mệnh cơ cầu” đã đưa biết bao bao mối
tình trắc trở vào huyền thoại! Dòng ca dao “nhớ ai như điếu thuốc lào” không phải ngẫu nhiên
mà chảy qua dòng sông đa tình. Nó hiện diện từ khi có con người, có những tương
tư khi Ađam và Eve ăn trái cấm. Khi từ “nhớ”bắt đầu xuất hiện trong
dòng ca dao: “Nhớ ai nhớ mãi thế này, nhớ đêm
quên ngủ nhớ ngày quên ăn” thì trần gian đã loạn lên vì nó. Trong ”Tứ tuyệt tương tư”, Xuân Diệu như khóc như than với nỗi nhớ
xanh núi, tím trời này:
Lâu lắm em ơi, tháng rưỡi rồi
Sao nhiều xa cách thế, em ơi!
Sớm trông mặt đất thương xanh núi;
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
Sao nhiều xa cách thế, em ơi!
Sớm trông mặt đất thương xanh núi;
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
Bỗng nhiên trời đất nhớ người yêu
Cây vắng: chim bay, nắng vắng chiều
Nước cũng lơ thơ, bờ líu ríu
Mây chừng ấy đó, gió bao nhiêu…
Cây vắng: chim bay, nắng vắng chiều
Nước cũng lơ thơ, bờ líu ríu
Mây chừng ấy đó, gió bao nhiêu…
Hoa tím tương tư đã nở đầy
Mời em dạo bước tới vườn đây
Em xem: yêu mến em gieo hạt
Hoa tím tương tư đã nở đầy…
Mời em dạo bước tới vườn đây
Em xem: yêu mến em gieo hạt
Hoa tím tương tư đã nở đầy…
“Tương tư, chiều” của Xuân Diệu không thoát khỏi cái “nhớ”
ác nghiệt này:
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em…
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi!
Có tất cả 7 từ “anh nhớ” trong 3 câu thơ tạo thành chùm điệp ngữ
gào thét để được bày tỏ tình yêu! Trời à! Tả cảnh ngụ tình nếu ai làm được
không cần dùng động từ, tỉnh từ trực tiếp tả như trên ắt vượt qua cái
câu: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của Nguyễn Du. Không
nói chữ “buồn” mà người ta đọc cảm giác “buồn” mới là kỹ xảo của thơ. Xuân Diệu
khi làm thơ, viết: “Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm” thì cũng chỉ xuất phát
từ mạch cảm xúc mà ra thôi nhưng không ngờ, nó lại trở thành một trong những
câu đại diện cho một nét nghệ thuật độc đáo: Sự cộng hưởng!
Cái lạnh: Tâm hồn thiếu
vắng, cô đơn khi ”mặt trời đi ngủ sớm”. Trừ lúc buồn ngủ,
ngoài ra là cái tâm bệnh “tương tư, chiều buồn”. Nằm ngủ mới thả hồn qua chữ
“nhớ”. Chữ “nhớ” kéo cả họ cả hàng cả hóc cả hang ra.
Trở lại cái nghệ thuật
trên, từ nghĩa thật: Lạnh có nghĩa thời tiết vào mùa đông rồi nên mặt trời lúc
nào cũng lặn sớm hơn mùa hè để chuyển sang sự “cộng hưởng”: Mặt trời bị mây mù
che khuất gợi con người một xúc cảm cho chữ buồn không buông ra được: Không thể
nói: Mặt trời buồn, ngủ sớm! Một câu trên chưa nói tới cách nhân hóa, cách ẩn
dụ đã đủ ý rồi, thêm nhiều điệp từ “anh nhớ” vào và dẫn ra nhiều cái
nhớ quá làm nỗi buồn nhớ bị kéo dài, trải rộng, không cô động nên rất uổng cho
cái ý “Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm“!
Nhưng điều đáng phục ở
đây là chàng Xuân tóc quăn dám yêu, dám nói khác với những “mày râu nhẵn nhụi”
chỉ mới hé chữ “yêu” là sợ tổn thương danh dự, lu mờ công danh, tan tành sự
nghiệp làm gì có chữ “nhớ” quằn quại như Xuân Diệu! Từ xưa đến nay, người ta
nói “cờ bạc là bác thằng bần” chứ có thấy nói “yêu
đương là con đường bần của… các bác” đâu!
Cho nên nói: Một kẻ chưa
sinh như Diệu đã yêu, một người chưa gặp như Quang Dũng đã thương. Cả hai đồng
cao thủ hết. Nâng lên cấp nữa, chàng quăn làm kẻ nhẹ vía sợ le lưỡi:
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma.
Con người khi vướng vi
rút “đa tình” sao mà dễ sợ, hăng máu quá đến nổi yêu “không cần đủ thịt da” gì cả. Yêu đến nổi chỉ
còn “bộ xương” với cái đầu lâu biết nói? Eo ơi! Yêu như vậy là quá trời, quá
đất! Yêu từ kiếp này qua kiếp khác làm kẻ yêu hoài không biết chán này, giật
mình! Cảnh ma cỏ này sao nghe rờn rợn, giông giống “trên đường về” của Chế Lan Viên:
Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma hời sờ soạng dắt nhau đi.
Thì ra, ma của chàng
Diệu là ma thất tình, ma của chàng Viên là ma mất nước! Ma của Đoàn Phú Tứ chưa
thành hình chỉ vì:
Phấn hương chưa ủ tình yêu lạnh
Em chết! Trời ơi! Anh tủi lòng.
(Tủi )
Đinh Hùng trong “Tiễn em cay đắng” lại “phụ diễn” cho Xuân Diệu:
Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn.
Một ông Xuân tóc quăn
nhớ em đến lóc cả thịt da. Một ông Hùng lại bắt chước Nguyễn Tất Nhiên “bởi vì em mà thiên tài chán sống” để “chết vì em” vì “hôn”. Có lẽ hôn lâu quá, nàng ú ớ, chàng không
nghe nên nàng giở độc chiêu… cắn cho một phát, chàng… tắt thở! Diễn thơ kiểu
này giống bọn học sinh cơm nguội, gà mờ mà báo chí hay “mượn trò chửi thầy” đây! (mượn trò ngu, chửi
thầy dốt!). Tình là cái chi chi? Đàn ông sao mà yếu xìu, yêu đương búa xua, la
lối om sòm không còn oai phong gì ráo! Ca dao có câu chống lưng hay thế này mà
không chàng nào thuộc lòng để phùng man trợn mắt với cái ”tương tư” với cái
“thất tình”:
Có ai ta cũng thế này
Không ai ta cũng như rằng có ai.
Có ai nước cũng đứng bờ
Không ai nước cũng đứng cơ mực này!
Họ chỉ khư khư ôm lấy
cái:
Trường gian, trường lộng, bất cộng chi tình
Ai kia hờ hững, riêng mình tương tư!
Đáng đời!
Người ta nói: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Xuân Diệu với những “ngã
rẽ” là một chứng minh hùng hồn cho câu tục ngữ “có răng” trên khi yêu đến tột
đỉnh!
3. Xuân Diệu với tột đỉnh tình yêu:
Tình yêu bỗng bị gán cho
cái tội “có răng” với cái răng nanh nhọn quắc! “Cắn” thôi cũng đủ làm người bị
cắn… nhiễm trùng, dở sống dở chết rồi mà Xuân Diệu còn chơi trội hơn… giết
quách!
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim
Từ đây, anh không được yêu em ở trong sự thật.
Tại em cố chấp nên anh giết em rồi anh chôn vào trái
tim anh
Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến.
(Anh đã giết em)
Lời thơ chỉ có bốn dòng
trên mà đã sử dụng “giết” tới ba lần nhưng không
thấy nói đến “hung khí” gây án? Giết người đền mạng còn giết tình đền chi? Muốn
“giết”, trước hết, người ra tay phải ghét, thù, căm, hận trước rồi mới đủ sức
mạnh đẩy đến động cơ! Lại đụng cái mụ ca dao:
Ghét nhau câu câu xấu bửa ba
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra.
Kinh khủng mà cũng hú
hồn vì chàng quăn chỉ giỏi “yêu, nhớ” bằng cái mồm thì “giết” cũng chỉ bằng cái
miệng. Không ai giết người mà la làng, báo trước: “Trời ơi tôi muốn giết người tôi đã yêu” như ca sĩ Trường Vũ
gào trên sân khấu? La như thế thì người sắp bị giết… trốn mất bởi đâu có ngu mà
đứng đó cho chúng tới… thịt!
Bài “Anh đã giết em” của chàng quăn này không thể gọi là thơ
được bởi nó như văn xuôi. Bỏ vào trong văn xuôi cũng chưa chắc nó có “chỗ trọ”!
Đọc thơ mà ngứa tay nên làm dùm chàng quăn đoạn này:
Anh giết em rồi chôn ở tim
Tìm đâu em nữa để yêu nhiều.
Vì em cố chấp nên anh giết
Giết mất em rồi, anh vẫn yêu.
Ngó… chưa chuẩn lắm
nhưng đảm bảo… lọt tai, mát mắt.
Kiểu yêu và giết của
chàng quăn thiệt quá lắm. Giết thật không nỡ mà để sống thì ngứa gan. Lỗi
nàng “cố chấp” cũng chỉ là “cái nư” của nàng mà chàng
từng nói “trời cũng phải thua”. Yêu mà nóng nảy, chấp
nhứt thì cũng giết chết tình yêu. Kẻ “cố chấp” chính là Xuân Diệu chớ không
phải nàng. Trước đó, chàng quăn cũng đã từng: “Hỡi
xuân hồng, ta muốn cắn vào mi”, nên giờ tình lên đỉnh điểm, ta không lạ gì
cái tính đa tình và “đánh võ mồm” của chàng. Chế Lan Viên cũng… cắn nhưng không
thèm cắn cái…”xuân hồng” của chàng quăn mà… cắn
cái… sọ người: “Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ”!
Buồn tình đi cắn… sọ
người có… ê càng, ê que một chút nhưng nhân đạo hơn đi giết người yêu dù dưới
bất cứ hình thức nào, phương tiện nào. Người ta cho Chế Lan Viên làm thơ có
chút trí tuệ coi bộ không sai!
Yêu có “trí tuệ” té ra
cũng không chỉ có một Chế mà Bàng Bá Lân trong: “Chưa bao giờ thương thế“, tự xét:
Em cắn răng chịu đựng.
Được thể ta lại càng.
Làm em thêm đau khổ
Ôi thương em, thương em.
Trong “Hối hận”:
Em được gì kia chứ? Mà phải chịu đau buồn
Ta được gì kia chứ? Mà làm em đau thương.
Nếu có ai yêu mà biết
nghĩ vậy cho người mình yêu như chàng Lân thì quả tuyệt cú mèo! Rất tiếc! Với
Xuân Diệu, em “cố chấp” nên ta “giết” quách và nếu nhẹ hơn, ta “đánh em đau” để “bắt đền sầu anh“.
Còn Nguyễn Bính muôn đời
vẫn khôn ngoan trong cái lớp vở “chân” trong “Chân
quê” xuống giọng… năn nỉ khi em quá quắc:
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa.
Giới phụ nữ cũng có
nhiều loại. Loại nghe hù, nghe dọa là sợ toát mồ hôi hột; loại chịu đòn mà vẫn
bám dai như… đĩa; loại “trên đe dưới búa” chẳng nhằm nhò chi ráo
thuộc loại “công phu thượng thừa” nên phải sử dụng chiêu “năn nỉ xuống nước”,
vừa tỏ lòng tôn trọng nàng vừa khẳng định mình. Thế là “nhứt tiễn song điêu” vừa lòng nàng, mát dạ chàng! Ban giám
khảo nhất định trao vương miện “đối nhân xử thế” cho chàng Nguyễn lập tức!
Sau cái màn yêu “độc
đáo” của các chàng, người ta đang chờ đợi một thứ tình mà người đàn ông trong
đó phải thật hiền lành, phải yêu tha thiết, phải chung tình:
Thương anh chín công toại, danh thành
Thương anh ăn ở hiền lành, dễ thương.
Đặc điểm của tột đỉnh
tình yêu là đánh, cắn, giết chỉ là một vế, cái vế thứ hai là sự bộc lộ tình cảm
(chủ yếu) của kẻ làm thơ mà Xuân Diệu đã từng tuyên ngôn:
Có ai trên trái đất này
Yêu em sâu thẩm như ngày anh yêu!
Cái “sâu thẩm” của Xuân Diệu xét kỹ cũng chỉ là của một
kẻ “gởi hương cho gió” không cân đo đong đếm gì
được. Có cái “sâu thẩm” khác không bột phát miền mà âm ỉ, âm ỉ…
Đây, một chàng Nguyễn Bính ốm yếu, hiền lành, dễ thương, đau khổ trong “Cô hàng xóm“:
Đêm qua, nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc quả tôi yêu nàng.
Bài thơ này nổi tiếng từ
lâu với những câu lục bát muôn đời vẫn ngọt ngào nhưng không phải ai sử đụng
6/8 cũng được như thế cả. Chỉ hai câu trên, chàng Nguyễn tình cờ cho ta hai giả
thuyết:
Một, chàng nghe tin nàng
chết từ “đêm qua” mới hôm nay (từ cách ít nhất nửa thời
gian của ngày) nên “khóc“, chứng tỏ chàng “yêu”nàng!
Hai, chàng hay tin nàng
chết “đêm qua” nhưng đến hôm nay mới
có cảm giác từng cấp độ “nghẹn
ngào” (không tin, nín lặng) đến bật ra “khóc” để khẳng định chữ “yêu”.
Giả thuyết một được loại
trừ vì nó không làm nội dung sâu sắc khi diễn tả nội tâm cực điểm.
Phân tích thơ, bình thơ, nói chuyện về thơ, ta vẫn
không bỏ qua phương pháp loại trừ nhằm mục đích mang lại cho người đọc nội dung
tốt nhất của người làm thơ ngay khi người viết không chủ ý và không ngờ đến.
Trở lại giả thuyết thứ
hai của Nguyễn Bính từ hai câu thơ trên: Với một người xa lạ, khi ta nghe một
cái tin dữ hoặc tin vui, ta với tình người, ta sẽ thở dài hoặc vui vui ngay
nhưng với một người thân thiết (thân nhất) khi ta nghe tương tự, phản xạ thứ
nhất… không tin liền. Với những vụ sìcangdan thì càng… nửa vui, nửa ngờ. Một
thông tin bất ngờ từ một tin dữ đó sẽ bị não bộ giữ lại kiểm nghiệm rồi phản
hồi.
Trong “Nghe em vào đại học“, Giang Nam đã để cho nhân vật anh khi
được tin vui: “Nửa tin, nửa ngờ tên lại trùng
tên”. Còn với Nguyễn Bính, “cô hàng xóm” mà chàng thỉnh
thoảng “sang chơi thăm nàng” rồi đến mình “chiêm bao rất nhẹ nhàng” ấy đã từ từ chiếm lấy
trái tim chàng dù lúc nàng còn sống, chàng khó lòng khẳng định. Nói đúng hơn,
chàng chưa có dịp khẳng định tình yêu. Nghe tin nàng chết từ đêm qua, chàng đã
khó tiếp nhận rồi. Lúc này, ta mới thấy thời gian đóng vai trò quyết định là
“phương thuốc tiên” để người ta khẳng định hoặc phủ định một điều gì đó.
Nguyễn Bính qua một đêm
tiếp nhận tin buồn từ lý trí (não bộ) nói rằng: Đó là sự thật thì nội tâm có
phản ứng liền: Nghẹn ngào! Tính từ chỉ mức độ
tình cảm dùng trong câu rất “chuẩn” và không có tính từ nào thế vào câu trên để
diễn đạt khá hơn và theo vần “ngọt” như vậy! (Đau lòng, nát lòng, xé lòng, thét
gào… cộng ghép với “tôi khóc” đưa tới mức độ cảm xúc
giảm hết một nửa.)
Khóc nghẹn ngào là tiếng
khóc như thế nào? Khi ta nghe câu:
Tiếng nghẹn ngào vàng cả hoàng hôn.
Khóc nghẹn ngào là tiếng
khóc như thế nào? Khi ta nghe câu:
Con chim nhạn lạc bầy nhớ bạn
Tiếng nghẹn ngào vàng cả hoàng hôn.
là đã biết rằng con chim
ấy đang nhớ bạn mà khóc, khóc đến nỗi mờ mắt, khóc đến nỗi “vàng cả hoàng hôn”, nghĩa là khóc hết nổi. Từ “vàng” thay từ “khóc” ở đây vì từ tiếng ”con chim” chi phối: Con chim la
khản cả giọng, tiếng gào vọng tràn ngập cả bầu trời, buồn bã vì… nhớ bạn. Khóc
của Nguyễn Bính từ “con người” chi phối. Khóc nghẹn ngào là tiếng khóc không
phát ra âm thanh hù hụ như người ta ví ý ”khóc
như cha chết, mẹ chết“. Khóc của chàng Nguyễn là khóc với tiếng nuốt hết vào trong, ít nhiều
nước mắt. Đúng với tâm sinh lý học: Tuyến nước mắt đàn ông ít nhạy hơn tuyến
nước mắt của đàn bà và trái tim người đàn bà yếu đuối hơn đàn ông. Như vậy, sự
nghẹn ngào của Nguyễn Bính cũng khác hẳn tiếng khóc của Giang Nam khi nghe tin
”em tôi” bị giặc giết, quăng mất xác: ”Đau xé
lòng anh chết nửa con người”. Tiếng khóc của Giang Nam là tiếng khóc
không nước mắt vì “đau xé lòng”, lịm chết nửa người trong đó có một chữ “thù”
bên trong nên câu thơ trở nên cứng cỏi. Giả thuyết được đặt ra:
Một, người làm cách mạng
thì không nên khóc lóc kiểu “nhi nữ thường tình”, kiểu Nguyễn Trãi lẽo đẽo theo
khóc cha Nguyễn Phi Khanh khi bị Trương Phụ bắt giải qua Ải Nam Quan?
Hai, người chết không
phải là “người yêu” thật sự mà chỉ mang một thứ tình “em gái” với quê hương bởi
Giang Nam không khẳng định chữ yêu em mà chỉ ”yêu quê hương” ngay cả hai câu
kết bài thơ “Nghe em vào đại học”:
Nay yêu quê hương vì trong từng nấm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Đi xa hơn chút nữa, bổ
sung cho giả thuyết hai là bài: “Màu
tím hoa sim” của Hữu Loan. Hữu Loan coi người vợ hứa hôn cũng chỉ như người em gái: “Tôi thương nàng như tình yêu em gái“. Nên khi nghe tin nàng
té sông, chết đuối, chàng vệ quốc quân kia không dùng chữ “yêu” mà chỉ buốt
lòng vì:
Giây phút cuối không được nghe em nói
Không được trông nhau một lần.
Tình yêu có nặng “tình
em gái” khó có thể nói là một tình yêu “tột đỉnh” của gào như Xuân Diệu, khóc
như Nguyễn Bính, rên như Vũ Hoàng Chương, đau như Hoàng Trúc Ly, kêu như Đinh
Hùng và xót như Đoàn Phú Tứ. Thơ là
tiếng lòng (nhưng khi “tiếng lòng” có sự “chỉ đạo nghệ thuật” có “đường lối nội
dung” thì tiếng lòng ấy chỉ là “tiếng lòng sân khấu”?). Một hình ảnh, chi tiết
trang trải trên thơ qua từ ngữ chọn lọc đều phản ảnh “tiếng lòng” đó. Có những nội dung không cần nói “hoạch toẹt” vẫn
dễ dàng chấp nhận, thậm chí được coi là nghệ thuật độc đáo.
Đỉnh điểm tình yêu của
Nguyễn Bính là sau tiếng “nghẹn
ngào khóc” mới phát hiện, khẳng định một trăm phần trăm ”quả tôi yêu nàng“. Người đọc chỉ chờ có thế, thở… hắt ra!
Thế là dòng ca dao lên tiếng:
Ai buồn ai khóc thiết tha
Tôi vui tôi cũng chan hòa giọt châu!
Hỡi ơi! Thế gian này còn
bao nhiêu người mượn thời gian, mượn bối cảnh mới khẳng định được chữ yêu? Khi
người ta sống nhăn răng thì không “dốc
hết tình này ta trả nợ… nàng” mà yêu cho đến nơi, đến chốn lại hời hợt
chờ cho đến khi: “Em chết, trời ơi!” mới… đòi vuốt mắt, mới
nghe tủi lòng! Người ta đã bị “tình yêu lừa” rồi “đi lừa tình yêu”. Đảo qua,
đảo lại, tình yêu là con dao bào hai lưỡi, là đồng tiền với hai mặt mà khối
người gieo xuống “úp hay ngửa”, “lúa hay bông”?
Đỉnh cao tình yêu của
Xuân Diệu còn là những lời tự kiểm điểm và lời tự tình ngọt ngào, cay đắng bên
cạnh những ngã rẽ khác tương đồng! Tình yêu sợ nhất cái gì? Bị cắn? Bị giết!
Không! Tình yêu sợ nhất là sự “dối trá” mà chàng quăn ngán ngẩm: “Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy”. Dối trá cũng là tội
ác: “Em ác quá lòng anh như tự xé”. Nàng “ác” vì “nư” quá, “ăn nói vô duyên quá” (Đơn
sơ – Xuân Diệu). Đó cũng chỉ là một cách đổ thừa khi người đàn ông kiếm chuyện
mà thôi để rồi “tự thú trước bình minh”:
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo
Yêu em rồi anh đã vội quên ngay.
Vậy mà mình từng cho là
mình “chỉ có một tình yêu thứ nhất“! Người ta chửi mình
“bạc bẽo” là thường, mình tự cho mình “bạc bẽo” mới đáng cho đi… nhà thương. Kẻ
đa tình như Xuân Diệu, lời thú tội này chỉ là lời tự mãn của kẻ ỷ mình có quá
nhiều tình yêu, có quá nhiều người yêu mà thôi! Nói theo kiếm hiệp của Kim
Dung: ”Nhà ngươi tưởng nhà ngươi là ai
đây?”. Yêu mà quên ngay là kiểu “ăn
nóng, uống lạnh” kiểu “cơm nguội đỡ khi đói lòng“. Bởi vậy, ca dao vẫn
thường truyền tụng:
Lưỡi không xương nhiều điều lắc léo
Miệng không vành méo mó tứ tung.
Xuân Diệu sẽ cười to mà
thoát nạn vì chàng quăn này có cái miệng với vành môi rất có duyên. Nhưng chớ
vội cười lâu hỡi chàng tóc quăn:
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn.
Quăn đi liền “điếm xảo”
đó chàng! Vậy mà cái chàng “dối trá” bạc bẽo này trước khi thành “người bạc
bẽo” là một chàng trai yêu hết ý. Tình yêu tột đỉnh biến chàng trai xứ Rùa
thành… “thầy pháp” hô “biến” tới “biến” lui khi yêu từng cử chỉ của nàng trong “Chén nước“:
Em cho anh chén nước
Anh biến thành rượu nho.
Anh lại nâng chén nước
Mời em nhấp môi cho.
Em ơi đừng uống hết
Kẻo say chết bây giờ!
Người trò chuyện thơ bật
nói:
Nếu được say mà chết bởi vì tình
Em xin nguyện mình… chơi nguyên thùng nữa!
Mô Phật! “Kỳ phùng địch thủ, tửu lượng khó lường!”. Nước thành “rượu nho” y như bà tiên có chiếc đũa thần kỳ gõ
vào ly hô “biến”! Uống nước thì không thể say, chỉ đầy bụnh, không khát thì ai
ngu mà uống cho bụng bể! Rượu mới làm say người. Cái men tình này sao mà đắm
đuối và nàng không phải là rượu cũng làm say chết lòng ta! Thiệt thành giả, giả
như thiệt: “Lộng giả thành chơn” để nói lên lời tình tự
hết sức nồng nàn. Bởi “thương ai, thương cả đường đi lối về” nên chàng quăn “say”
nàng khi nấu bếp, “say nàng” khi đưa chén nước, lại “say” giọng nói rất mến
thương của nàng:
Em như suối mát đến soi gương
Dù ai tốt tiếng như ca hát
Cũng chẳng bằng em giọng nói thường.
Rồi chàng quăn này dùng
phép “phóng đại” cho cố để nịnh đầm:
Và khi không nói, em im lặng
Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn.
Hà! Chàng so sánh giọng
của nàng “êm như suối mát” ngay cả những ngôi sao
ca nhạc cũng nghe tiếng nàng mà… chào thua! Thế nhưng giọng em tốt như suối
thiệt đó (suối chảy róc rách cũng còn ồn) hay hơn ca sĩ (ồn gấp trăm bởi ca sĩ
phải luyện tập mỗi ngày). Nhưng em ơi! Em không nói anh đã nghe… hay như tiếng
đàn rồi. Vậy thì lạy trời cho em “không nói”, em “im lặng” cho anh nhờ. “Im lặng là vàng” đó em! Nhắc nhở khéo quá trời quá đất!
Chàng đưa nàng lên tận đỉnh núi rồi dịu dàng… thả cho nàng rớt bịch xuống chân
núi thật… êm ái! Nịnh nọt là nghề của chàng:
Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Con sông Giang Hà chỗ cạn chỗ sâu.
Nếu Xuân Diệu lạy
cho ”em im lặng” thì Nguyên Sa
trong “tháng sáu trời mưa” cũng lạy quá chừng:
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa.
Té ra hai chàng mong các
nàng “im đi”, “ngủ hết đi” để các nàng khỏi nhiều chuyện mà thôi! Người ta “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi
cày, lấy đầy bát cơm”. Còn Nguyên Sa? Chàng “lạy trời mưa” để
nhìn nàng ngủ:
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Sẽ nâng tay cho ngọc sát vào môi.
(Tháng sáu trời mưa)
Câu thơ với hình ảnh
vuốt tóc thật dễ thương. Con gái ai mà không khoái có người yêu vuốt tóc chứ?
Câu trên như vậy còn câu dưới tối nghĩa quá y như thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt, “Cây Tam cúc” của Hoàng Cầm, hiểu không nổi. Cái gì “ngọc sát vào môi”?
Với chàng Diệu, tình yêu
tột đỉnh có con ma men làm chàng săn đón, thủ thỉ bên nàng với cây quạt không
chán:
Anh nằm khẽ quạt
Cho gió mát về em
Em ngủ ngon không biết
Nhưng vẫn thở êm đềm
Cho gió mát về em
Em ngủ ngon không biết
Nhưng vẫn thở êm đềm
Anh quạt cho đôi tay
Anh hằng ngày yêu mến
Anh quạt đôi lông mày
Sáu nǎm nay quyến luyến.
Anh hằng ngày yêu mến
Anh quạt đôi lông mày
Sáu nǎm nay quyến luyến.
Bài thơ ”Quạt” này không ghi thời gian nên làm sao ta
có thể… tò mò xem thử người mà chàng quăn ”sáu năm nay quyến luyến” đây? Yêu gì đến ngần ấy
thời gian mà không gối mỏi chân chùn!
Anh thương khi em ngủ
Anh thương khi em ngủ
Phong thái rất hồn nhiên.
Em ngủ như trẻ nhỏ
Ngon say một giấc liền.
Chàng sử dụng luôn hàng
loạt động từ của kẻ làm hoàng tử gát đêm nào “canh, thức, lắng nghe” nàng ngủ
và ao ước:
Anh vô cùng sung sướng
Nếu em mơ thấy anh.
Hình ảnh người con gái
ngủ trong “Ngậm ngùi” của Huy Cận (Phạm Duy
phổ nhạc) là đầy chất thơ hơn hết:
Nắng chia nửa bãi chiều rồi…
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơ!! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơ!! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…
Nếu Nguyên Sa “vuốt tóc”, “nâng tay”; Xuân Diệu “canh, thức, lắng nghe” thì Huy Cận lại… phe
phẩy cây quạt mo… ru em! Hình tượng “tựa
đầu” vào tay nghe “trái sầu rụng rơi” là hình tượng đầy chất
suy nghĩ. Ngủ ngon thế sao lại nghe sầu? Tình không đến được mới làm người ta
sầu đau. Cái tên “ngậm ngùi” đã tóm gọn hết cái ý của bài thơ rồi: Huy Cận được
yêu mà đau, mà sầu! Nếu tình không hấp hối, tình không trăn trở, tình không tan
vỡ ai đau mà làm gì! Gỡ không ra cách nên “con nhện” (”nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?”) xuất hiện với cái ý
lòng rối như tơ nhện, rối như bòng bong, rối như canh hẹ! Hỡi thế gian, tình là
cái chi chi? Dân gian nói:
Buồn như tiếng cú ban đêm
Sầu như tiếng nhạn lạc bầy kêu sương.
Nghe ra, ca dao đã thê
thiết mà thơ ca cũng da diết vô cùng! Yêu tha thiết nên xa mới nghe đau thương.
Cũng có loại yêu mãnh liệt mà xa dễ dàng nên mới thêm cái câu:
Càng thắm thì lại càng phai
Thoang thoảng hoa lài, lại được thơm lâu.
Hình ảnh “người đàn ông bạc bẽo” mờ đi khi hình ảnh
chàng trai yêu với ”tột đỉnh nhớ thương” đã tới:
Áo em để lại dáng hình
Treo lên mắc áo cho mình thấy thương.
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười sương anh chờ.
Thành ngữ “một nắng, hai sương” đi vào dòng lục bát của Xuân Diệu đã
thành “chín nắng, mười sương“, tuyệt cú mèo! “Một nắng hai sương” đã quá khổ rồi mà chàng
chơi luôn “chín, mười” nữa nghe ra chàng quả
là người nặng tình với “cây đa bến cũ con đò… khác xưa“! Không gian (thương,
chờ) vô bờ, thời gian (đêm, ngày) vô tận qua cái hoán dụ (áo em là em) như một
kiểu “xếp tàn y tìm chút hương thừa” sao mà da diết! Thôi
đi! Còn không chịu lôi áo xuống ôm mà ngủ, treo làm gì? Nào ai ”trách người quân tử đa tình” mà sợ quê?
Cũng chiếc áo để lại “dáng
hình” ấy mà Nguyên Sa trong “Tuổi mười ba” đã ngơ ngẫn:
Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường.
Khác nào mang bệnh
“tương tư màu sắc”! Hoa cúc thường nở vào mùa thu. Lá xanh chỉ có ở mùa xuân.
Tình yêu của chàng gián tiếp qua bông hoa cúc – lá sân trường – là tình yêu học
trò hồn nhiên có chiều dài theo năm tháng theo mùa mà lớn lên. Tuổi mười ba như
vậy là quỷ lắm. Không có ai chơi khăm, xúi nàng của Nguyên Sa mặc áo màu… đen
chắc dám chàng cũng chơi luôn: “Áo nàng đen, anh về yêu… con quạ!!” hay “anh về
yêu quách chú… ngựa ô”!! Còn nếu nàng không mặc áo thì… trời trời… kẻ trò
chuyện sẽ nhảy vào “gỡ rối tơ lòng thòng” của chàng:
Áo nàng đen, anh về yêu… con quạ
Nàng… không áo, anh về yêu… Eva.
Không biết từ hồi nào
chú em Sa học cách “nịnh đầm” của ông anh Diệu trong “Áo lụa Hà Đông” tương thông, tương cảm:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Bài thơ được phổ nhạc
bởi Ngô Thụy Miên và chiếc áo lụa Hà Đông trở thành biểu tượng cho áo dài của
người phụ nữ Việt Nam làm sây mê cả thế giới. Tài thế!
Với Xuân Diệu, chẳng thơ
mộng như Nguyên Sa yêu sắc màu của áo em mà tình yêu chàng quăn như những cánh
hoa tàn tạ trong sa mạc hoang liêu và chàng si tình này cũng định nghĩa hai chữ
Tình Yêu coi như… mù tịt trong bài ”Yêu”:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trǎng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
Yêu, là chết trong lòng một ít.
Tưởng trǎng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
Yêu, là chết trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu.
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Những người si theo dõi dấu chân yêu.
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Bài thơ ba khổ vậy mà
chỉ điệp ngữ ”yêu là chết ở trong lòng một ít. Vì mấy
khi yêu mà chắc được yêu” làm thiên hạ… nuốt trọn để phát ra khi bị…
thất tình! Xem ra, chàng quăn cũng là… quân sư trên trận chiến tình yêu tốn
nhiều giấy mực mang vào không được, rứt bỏ chẳng xong! Vậy mà trước đó, chàng
còn phơi phới trong ”yêu mến”:
Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo
Mộng bay chơi nhằm một buổi trời chiều
Gặp tóc biếc: tưởng sắc ngày xưa nở!
Mới gặp ”một phút”, mới trông ”vài giây” mà đã như… chết trong trận tình. Người ta dùng phương pháp phóng đại để… nói dóc thiệt không sai khi chàng quăn cũng sử dụng chiêu này tung vào khuấy sóng yêu cho thiên hạ… phục chơi! Nhưng hoa nở, hoa tàn ấy mà. Luật tạo hóa có sinh tất có diệt và cuối cùng, những đắm say trong cung trầm tưởng ấy lại là một dấu hỏi to đùng rớt xuống đời ô trọc, không làm sao lý giải cho kiếp đa tình mà chàng quăn đã đầu hàng vô điều kiện trong ”Vì sao?”:
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo
Mộng bay chơi nhằm một buổi trời chiều
Gặp tóc biếc: tưởng sắc ngày xưa nở!
Mới gặp ”một phút”, mới trông ”vài giây” mà đã như… chết trong trận tình. Người ta dùng phương pháp phóng đại để… nói dóc thiệt không sai khi chàng quăn cũng sử dụng chiêu này tung vào khuấy sóng yêu cho thiên hạ… phục chơi! Nhưng hoa nở, hoa tàn ấy mà. Luật tạo hóa có sinh tất có diệt và cuối cùng, những đắm say trong cung trầm tưởng ấy lại là một dấu hỏi to đùng rớt xuống đời ô trọc, không làm sao lý giải cho kiếp đa tình mà chàng quăn đã đầu hàng vô điều kiện trong ”Vì sao?”:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu …
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu …
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; thế cũng vừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; thế cũng vừa
Rồi một ngày mai, tôi sẽ đi.
Vì sao, ai nỡ hỏi làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.
Vì sao, ai nỡ hỏi làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.
Những “mày thanh, mắt lá liễu” trong thơ Xuân Diệu qua
những từ ám chỉ phái yếu như nàng,
cô thì ta cứ tin rằng ”thái giám Xuân Diệu” thật ra cũng chỉ là tin đồn nhảm
trong muôn vàn tin đồn của ngày ”Cá
tháng tư” Việt Nam mà thôi!
Đa tình, yêu tột đỉnh
của Xuân Diệu kết lại:
Ngươi si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ.
(Gởi hương cho gió).
Cùng với những ngã rẽ
khác, thơ tình Xuân Diệu mở ra cho một tư tưởng mà tình yêu cũng rất sợ sau cái
“dối trá”.
4. Xuân Diệu với những ngã rẽ “ghen”… say đắm!
Tình yêu sợ nhất là dối
trá và ghen.
Ghen của Hoạn Thư trong
Kiều ai cũng biết: “khôn ngoan hết mực, nói năng phải
lời” khiến cho Kiều định đập một trận cho biết tay mà cũng chỉ: “Giơ cao đánh khẽ”. Đàn bà khôn ngoan cỡ
Hoạn Thư hiếm có nên đàn bà “ghen” ác chiến là nhà tan, cửa nát, dao lam, muối
ớt kè kè thấy ghê! Những câu văn nào, hình tượng nào trong văn học xấu nhất, hạ
cấp nhất thậm chí “bịa ra câu chuyện thật đen”, các bà gom hết… thảy cho tình
địch. “Ghen” là chuyện bình thường của đàn bà vậy mà, đàn ông cũng nhào vô…
ghen. Ghen túi bụi có. Ghen ngấm ngầm có. Ghen trực tiếp, gián tiếp đều có hết.
Ghen của đàn ông thường… vô duyên vì không thèm nghe ai giải thích. Đời thường
ghen. Văn thơ lẽ nào không có một khoảng trời cho cái ghen đó chớ?
Nguyên Sa với những dòng
thơ đầy nốt nhạc gắn với những tên tuổi Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Song Ngọc…
cũng không thoát khỏi cái ghen qua sự cáu kỉnh khi để nàng mặc chiếc áo dài
mượt mà cho thiên hạ chiêm ngưỡng rồi nổi cơn giận:
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu.
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại…
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
(Paris có gì lạ không em)
Giận quá… “mất
khôn”. “Chép thơ trên thời gian” là chép làm sao? Thời
gian không mỏi mệt, đi hoài không bến đỗ y như một thách thức một sự liều mạng
đuổi theo thời gian cho tình thơ kết trái… ghen! Ghen kỳ quặc!
Nguyễn Bính với sức vóc
mảnh giẻ như con gái nhà… tàn mà cũng bày đặt ”ghen”:
Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười.
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười.
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi.
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi.
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
…Nghĩa là ghen qúa đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu qúa mất rồi.
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
Thế nghĩa là yêu qúa mất rồi.
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
”Tôi muốn” của Nguyễn Bính là cái tôi ích kỷ nhưng dễ
thương của tình yêu. Nó không giống cái ”tôi
muốn” được hòa mình ”tìm đến thiên nhiên” để được thấy ”tình yêu ban đầu” như của Lê Hựu Hà bao
la, trong sáng đầy nhân bản cho một kiếp người!
Xuân Diệu với cái ”Ghen tuông nhìn chạnh gió chen cây. Chim lẻo không
im. Liễu cứ gầy” trong ”rạo
rực” lại ra chiêu ghen độc đáo hơn trong “Bên ấy
bên này“:
Bởi vì ta có được em đây
Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác.
Môi ấy vì ai sẽ đượm màu
Họ sẽ yêu em với cánh tay
Và em yêu họ đến muôn ngày.
Người ta thường nói: “Chớ lấy bụng tiểu nhân để đo lòng quân tử“. Xuân Diệu đâu có “lấy
bụng” mà lấy… cái đầu đầy đặc yêu đương, yêu cả ma khi chết để lú lẩn nghĩ… tầm
bậy. Suy diễn hay gọi là thước phim tự mình viết kịch bản rồi kiêm luôn đạo
diễn và bức bách người ta làm diễn viên! Suy diễn là một phương cách “động não”
tốt nhưng diễn giải lan man, sang tận miền đất cấm, hủy hoại cái chất xám mà
thiếu nó, con người trở thành thời nguyên thủy. Với chàng quăn, chàng ta
không “được em đâu” vì:
Hai, nàng yêu chàng
nhưng ba cái “lễ giáo” phong kiến hoặc vì nàng quá “tự trọng” mà không chịu
“trao ra” trước hôn nhân!
Thế thôi, đơn giản như
vậy mà làm bộ không hiểu còn nghĩ xấu cho nàng. Đại danh từ “họ” số nhiều, độc địa, phụ trợ cho “nhiều tay khác” hoán dụ, ám chỉ nàng
“tiếp” cả đống thằng đàn ông! Ghen đến nổi ”tầm thường hóa” người yêu! Hoặc giả
“họ yêu em” và “em yêu họ” thì còn “ghen” cái nỗi gì mà không chịu chúc phúc
cho họ! Chung quy lại, ghen bậy chỉ làm người ta đánh mất sự cao thượng cần có
để nuôi dưỡng tình yêu mà thôi!
Xuân Diệu “ghen bậy”
không nói gì, ca dao cũng “ghen hờn” vô duyên nữa:
Đến ta mới biết của ta
Trăm nghìn năm trước biết là của ai?
Ghen hờn, dằn vặt làm
chi cái quá khứ của người ta mà không chịu đồng ý, chấp nhận cái hiện tại. Đó
chính là sự ích kỷ, nhỏ nhen. Ai ghen, ai dằn vặt mình mà mình làm tình làm tội
người khác chớ! Nàng của Xuân Diệu bị quấy nhiễu, bị xúc phạm quá nên, bực
mình, bực thét rồi chút tình còn lại cũng biến mất:
Không tăng âu yếm trong câu nói
Trong mắt còn nguyên vẻ hững hờ.
(Bên ấy bên này)
Trong “muộn màng“, cái ghen trẻ con biến mất nhường chỗ
cho sự năn nỉ:
Anh biết yêu em đã muộn màng
Nhưng mà ai cưỡng được tình thương.
Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
Anh chỉ xin về một chút thương.
Ghen bậy cho đã rồi đi
xin xỏ “một chút thương” là cách nói giảm “rộng
rãi”: Đem tặng nguyên trái tim nặng ít nhất vài trăm grams để xin về “một chút”
không biết nặng bao nhiêu! Không ai đi ban bố tình thương cho một kẻ cầu cạnh
vì yêu là sự đồng hành của hai con tim chư không hề là sự ban phát cho kẻ tiếp,
người nhận. Người đàn bà kiêu ngạo không thích yêu loại đàn ông yếu đuối nhưng
cũng không làm cho người đàn ông kiêu ngạo yêu. Kiêu ngạo quá giết chết tình
yêu ngay khi còn trứng.
Trái tim vô hình nhưng
vẫn biết tự tìm nhau không ai cưỡng ép được. Yêu bao giờ cũng chỉ là mới bắt
đầu nên không thể nói “muộn màng”! Ai biết được chàng quăn này “được yêu” quá
rồi trở nên sinh chuyện tìm cách nói giảm để khiêm tốn nhận cái phần quá nhiều
làm cho người ta nghĩ rằng chàng là một con người dễ mũi lòng, đáng thương biết
chừng nào với “một chút thương” của “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” mà Hồ Xuân Hương mai mỉa
chua chát? Đã yêu lỡ như:
Chuồn chuồn mắc phải nhện vương
Đã trót quấn quít thì thương cho cùng.
Mấy trăm bài thơ của
Xuân Diệu ít có bài với những lời “khiêm tốn” như vậy. Toàn bộ là giọng thơ yêu
dữ dội, thương mãnh liệt và “ác” cũng khét tiếng ghen cũng ác nhơn với những ý
nghĩ quái dị:
Có khi vò một cành hoa
Bỗng lên hương mới như là đậm sâu.
Muốn cho em khổ, em phiền
Đánh em đau để bắt đền sầu anh.
(Đánh em đau)
Người ta quan niệm: “Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa” để nói lên một ý thận
trọng pha chút mỉa mai. Trứng thuộc loại dễ vỡ, hoa dễ bị dập nên mới “cưng” mới
“hứng”. Sự so sánh không có vế so thứ nhất mà chỉ có vế bị so thứ hai. Cưng cái
gì? Hứng cái gì? Ai đi “vò”?
Trở lại nghĩa thật: Với
“hoa”, ta có thể chiêm ngưỡng gần, xa (tùy mắt cận hoặc viễn thị nữa!!). Xuân
Diệu chơi… ngông, nhào tới, bẻ đầu xuống… vò cho khác người ta! Động từ “vò” mắc dịch này đã nặng nề, còn ác hơn “bóp”,
“xé”, “đập”… để làm cho hoa tan tành mà“dậy
hương” cho thi sĩ ác này… ngửi chơi!
Dừng ở đây, ta nói thêm
về cái hoa “lên hương” của Xuân Diệu khi
“vò”. Có loại hoa “hữu xạ tự nhiên hương” như hoa bưởi, hoa trà,
hoa sứ, hoa hồng… thơm tự nhiên còn những hoa khác chỉ để ngắm nhìn hơn để
ngửi. Trên thế gian này người có cái “hữu xạ
tự nhiên hương này” chỉ có một Hương Phi đời nhà Thanh (Càn Long Cao Tông hết lòng sủng ái
còn là huyền thoại) mà thôi! Chính vì nàng phi tần có mùi thơm kia làm cho Kim
Dung vội vã đưa nàng vào tình sử trong ”Thư
Kiếm ân cừu lục”.
Như vậy, Xuân Diệu bắt
người yêu “vò nhàu” để dậy hương mà hưởng thụ sao mà ác mà phi lý quá! Nhưng ta
cũng biết chàng quăn này chỉ “võ mồm”. Hoa nào chàng ta chọn để “vò” đây? Hoa
sứ thì mủ nhiều, hoa lài, trà, bưởi nhỏ xíu mắc công vò cả nắm. Chàng này “ăn
nóng, uống lạnh” chỉ có thể chọn hoa hồng. Hồng nào cũng thơm ngào ngạt, càng
nát càng thơm.
Xuân Diệu không sai
nhưng dùng từ “cành hoa” thì phải coi lại. Cành hồng luôn có gai nhọn đó! Xời
ơi! Có điên như Hàn Mặc Tử lúc cuồng cũng đố mà dám vò cành hoa gai! Có cắn sọ
người như Chế Lan Viên khi ngông cũng không dám nhào vô mà cắn cành hoa gai!
Xuân Diệu quả liều mạng cùi. Chưa nói “cành hoa” chắc gì có hoa trên đó? Không
có hoa thì vò cành hoa làm sao mà “lên hương”? Hà! Chàng quăn đã từng ảo thuật
cho chén nước thành rượu nho thì tại sao không “úm ba la” cho cành hoa có hoa
chứ hả?
Lúc này, ta mới thấy:
Ngôn ngữ thơ cần phải chắt lọc. Người làm thơ làm lúc nổi hứng, cảm hứng hay vì
gì đi nữa thơ với chữ chạy ra ào ào nhưng khi đọc lại mới thấy cái “hớ” trong
bài thì đã “bút sa gà chết”. Mình lơ lễnh, người đọc phát hiện ngay. Lẽ ra, câu
thơ phải là:
Có khi vò một đóa hồng
Bỗng lên hương mới thấy lòng đậm sâu!
Xuân Diệu dùng từ so
sánh “như là” trong “Bỗng lên hương mới như là…” thật vô nghĩa, câu
thơ trên nối từ “hồng” với “bỗng“, nối“hồng” với “lòng” không bị bắt bẻ về ý (cành hoa có hoa và
cành hoa không có hoa) mà thơ được trùng vần. Cái hờn ghen dẫn ra phi lý bao
điều. Xuân Diệu là bậc cổ thụ trong lĩnh vực yêu bạo, ghen ẩu thì Đinh Hùng là
Xuân Diệu thứ hai là cái cây con mọc bên cha cổ thụ. Đi bên người yêu mà cũng
hờn:
Anh giận bình minh, ngờ nắng hồng
Hờn ghen bao nhiêu hoa mùa xuân.
Sánh vai nhưng không là vợ chồng
Kề môi vẫn không là tình nhân.
Chàng Đinh nổi chứng:
Oán cả không gian, thù cả mộng
Ghen cả trời xanh trong mắt nhau.
Cuối cùng kết:
Nụ cười rung cánh hoa hờn giận
Trong mắt em còn bóng dáng ai?
(Hờn giận)
Giận, ngờ, oán, ghen
cả “trời xanh trong mắt nhau” thì ôi thôi, thằng
cha này sắp sửa… vò đóa hoa thứ hai. Cuộc đời này hễ đi bên nhau mà thành
chồng, thành vợ thì biết bao cuộc hôn nhân “đa hệ” xảy ra, kiện thưa tùm lum,
Bao Công tái thế cũng chào thua huống hồ… Người viết bực mình quá, quát:
Đi bên nhau đâu nhất thiết phải thành chồng, thành vợ
Nhưng “kề môi vẫn không là tình nhân” thì coi chừng một nụ
hôn “hời hợt” vì nếu chỉ “tình người” không ai đi “kề môi”? Tất nhiên, gã Đinh
Hùng vẫn còn có lòng nhân đạo hơn sư phụ.
Trở lại bài thơ “Đánh em đau”, chàng sư phụ này không biết mắc cái bệnh
“thích hành hạ người khác” bao giờ mà ra tay “uýnh” người. Đánh đau (bằng cái
gì cũng mặc) thì người bị đánh thấy “đau thí bà nội” thể xác trước rồi mới tính
chuyện… trả thù chứ “khố”, “phiền” cái nỗi gì! Sau khi bị ăn đòn thì người bị
đánh chỉ thấy “thù, ghét, căm, hận, oán” nên coi chừng “dao phay” trên thì bổ
hai, dao lam dưới thì… cắt bỏ thì mình còn mạng trai đâu mà để “bắt đền sầu anh“!
Thơ vẫn là con dao hai
lưỡi. Khi nó sắc, nó cắt ta đau; khi nó cùn, nó làm ta bầm dập. Cho nên, ra đòn
phải tính nước đỡ lỡ bị phản công.Yêu phải phòng hờ… mở đường máu ra cửa sau
mà… tẩu!
Tìm mãi không thấy nhà
thơ, nhà thi sĩ nào “đánh đập”, “vò nhàu” khi yêu như chàng quăn nên phong
quách cho chàng “đăng quang” ở lĩnh vực không đối thư này! Đinh Hùng cũng chỉ
là bậc… đệ tử! Vì sao, chàng hành hạ nàng? Trong bài thơ “Bên ấy, bên này“, chàng quăn đã nêu lý do:
Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp
Như túp nhà không, bốn vách xiêu.
Em chẳng cứu dùm, em bỏ mặc
Mưa đưa ta đến bến đìu hiu.
Dòng thơ nghe “đắng” mà
“ngọt” lắm với hình ảnh căn nhà không gọi là nhà “chỉ cần chút gió đổ cha mất
rồi!” bởi cái tâm trạng hụt hẩng lắm rồi, suy sụp lắm rồi, chi phối!
Đọc thấy mà thấy đáng
đời cho cái gã đa tình, yêu “ác” này qua loạt từ “chẳng cứu, bỏ mặc“. Chàng quăn này thả xuống hình ảnh“mưa”, “bến đìu hiu” thật tuyệt vời! Lẽ ra,
tác nhân gây ra sự suy sụp tâm hồn này là “em” nên chỉ cần xuống
từ ”em”: “Em đưa
ta đến bến đìu hiu” là bao tội lỗi một lần nữa khẳng định sự tàn nhẫn của “Em”. Nhưng không:
“Biết người rồi biết cả ta” nên chàng mượn tác nhân thiên nhiên “mưa“: “Mưa
đưa ta đến bến đìu hiu” để khỏi mích lòng em mà thiệt ra, gã quăn đang… mắng
luôn cả tác nhân thiên nhiên cũng hùa vào mà đưa gã đến vực thẳm. Ta ướt nhẹp.
Ta lê bê, lếch bếch như con mèo mắc mưa đi ngoài đường mà không biết đi đâu! Cô
đơn quá (lòng ta trống lắm), cô đơn tợn (lòng ta sụp)!
Hú vía là chàng không
xách theo chai rượu chứ thường những kẻ “thất tình” hay mượn con ma men chỉ lối
soi đường. Nhẹ thì khập khễnh, ngất ngư bò về nhà; nặng thì “phải gió” nhập vào
gan là tiêu diêu miền cực… khổ (tại ác). Uổng quá, chàng không vớt Hằng Nga
dưới sông nên ta không có một Lý Bạch thứ hai!
Cái ghen say đắm của
Xuân Diệu trở thành tiếng thơ rên xiết vì lòng nghi ngờ tột đỉnh. Thơ viết về
chuyện tình phụ, tình dang dở thì lũ khũ và dòng thơ hay nhất, lãng mạn nhất,
hấp dẫn nhất mà cũng xót xa nhất, “cô hồn” nhất vẫn là dòng thơ “người đã phụ
người, ta phụ ai?”. Trong “hẹn
hò”, chàng Diệu đã gào lên: “Em ác
quá lòng anh như tự xé” và sự “đồng sàn dị mộng” chắc trong ai không nhiều
thì ít kẻ “nhắm mắt đưa chân lòng tiễn đưa
lòng” để rồi:
Cùng giường khác mộng sao em
Tình ta đau đớn hơn đem tử hình.
Trăm năm mơn trớn dục tình
Sao bằng được bóng in hình trong tim.
(Khác mộng)
Lại đụng đến cái “hồn”
và “xác”: Xác nằm đây, hồn ở nơi đâu? Xưa nay, người ta hay nói về “hồn, xác”
kiểu như Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký xuất hồn đi trộm đào tiên của Tây Vương
Mẫu, “xuất hồn” đi đập phá cây nhân sâm ngàn năm của Trương chơn nhơn vì giận
Thanh Phong, Minh Nguyệt. Giới mê tín đồng bóng thì “kẻ khuất mặt” mượn xác
nhập vào nói dăm điều bốn chuyện rồi… thăng! Nếu người phàm thiếu một trong hai
cái đó (có hồn mà không xác, có xác mà không hồn) thì coi như… tắc thở!
Trở lại bốn câu thơ của
Xuân Diệu “cùng giường khác mộng” mới thiệt quái quăm.
Làm sao chàng ta biết được nội tâm của nàng chôn giấu một bóng hình? Có thể
trong mơ, nàng ngu ngốc ú ớ gọi tên ai đó rồi kể lể nên bị gã chồng nằm bên
nghe hết trọi? Hay là nàng “ngay đơ cán cuốc” thế là thằng đàn ông… cụt hứng
mới hầm hầm lên?
Xác định “em” trong bài thơ là người yêu, người bị yêu
hay là vợ hoặc “người tình không bao giờ cưới” của chàng quăn? Người yêu thì “cùng giường” không thể “khác mộng” được rồi vì hai người yêu nhau “hồn,
xác” nhập một, vô tội, tha bỗng. Người “bị” yêu tức không yêu chàng thì “cùng giường” làm sao được? Đây chỉ có “hiền nội” mà
thôi!
Trên thế gian này có
biết bao nhiêu người, bao nhiêu cặp lầm chữ “Yêu” mà lấy, khi lấy rồi mới biết
mình vẫn hụt hẩng cái phần hồn.
Lấy nhau có biết bao
nhiêu lý do mà biện hộ, biện minh cho sự phụ tình và tình phụ! Đâu có gã đàn
ông nào chịu nhận mình là kẻ “bạc bẽo” như Xuân Diệu đâu! Chính cái điểm sáng
“can đảm này”, chàng quăn đã đứng trên bao nhiêu gã đàn ông bạc bẽo! Hiền nội
cùng giường không cùng mộng khiến gã chồng cảm thấy “đau đớn hơn đem tử hình“. Hình phạt tử hình là
mức án cao nhất (chỉ còn tồn tại một vài nước trên thế giới mà thôi) nhưng gã
chồng cảm thấy nhẹ hơn “tội cùng giường”. Có ai trên thế gian này chịu mức phạt
nhẹ tử hình đâu mà toàn bộ chấp nhận hình phạt cao nhất hơn cả tử hình là “tù
chung thân”! Sao mà khôn dữ, khôn dằn! Chữ “đau đớn” của Xuân tóc quăn bỏ vào
đây có chân, chạy mất!
Câu thơ thấy… lạnh da gà
vì gã quăn bê nguyên cái “mơn
trớn dục tình” bỏ vào. Động từ “mạnh” gợi một hình ảnh “bạo”. Ngòi bút mạnh bạo như vậy
mà lại xuất phát từ một con người có trái tim thơ? Uổng quá! Hai từ đó đã giảm
mất cái nghĩa “tào khang”, cái tình chồng vợ mà ít ai chú ý. Dẫu rằng sự “chung
đụng” là sự thường tình nhưng không nên đem những từ ngữ quá bạo gợi một hình
ảnh “không mấy lành mạnh” vào thơ. Chế Lan Viên và Đinh Hùng cũng có viết “mạnh
bạo” như vậy. Gần đây, chủ nghĩa tự nhiên trong thơ đã làm mất nghĩa từ THƠ
khiến cho lời văn hoa, tính hàm xúc của THƠ không còn là THƠ như trước nữa!
Đáng tiếc! Mạch thơ vẫn chảy lúc ri rỉ, lúc ào ạt như suối nhưng thường khi
suối chảy mạnh quá làm cát, bùn, đá sỏi, rong rêu trôi theo một lượt. Thơ cũng
vậy, “chủ nghĩa tự nhiên” quá làm hỏng cái “thơ”
của thơ. Con người mạnh dục tình quá cũng làm chết cảm xúc yêu thương.
Có lẽ người đọc thông
cảm, xót xa cái cảnh “khác mộng” của người con gái trong “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính hơn. Người ấy mới thật
“đau đớn” theo cả hai nghĩa xác và hồn:
Năm xưa đêm ấy giường này
Nghiến răng nhắm mắt… châu mày… cực chưa!
Từ “ba chấm…” sao mà dài
dằng dặc! Có người đến cả một đời không thoát khỏi chữ “cực” với ba chấm… dài như có khóa! Người ta
cũng “thương” cái “dị mộng” của T.T.Kh trong “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn” hơn chữ “đau đớn” của Xuân Diệu:
Rồi từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Ngữ “từng thu chết, từng thu chết” đọc lên như một sự rã
rời, không thấy chữ “đau đớn” mà nghe “đau đớn” quá! Còn Xuân Diệu kêu la “đau
đớn” nhưng ta “dửng dưng” không thấy lòng thương cảm chút nào! Ta bắt gặp cái
chiêu “gậy ông đập lưng ông” này của Xuân Diệu
trong rất nhiều bài thơ phải chăng cũng là nét đặc biệt trong thơ mà Xuân Diệu
là một điển hình?
Chàng quăn rên mà ta
không xót cho hắn lại đi xót cho kẻ bị lên án “giấu trong tim bóng một người“, kẻ coi chồng “không bằng được bóng in hình trong tim”. Ở tâm trạng này, người
phụ nữ dễ được thương tâm hơn và yêu dưới bất cứ hình thức nào, người bị thiệt
cả hai mặt xác và hồn bao giờ cũng là phụ nữ. Mạch cảm xúc này mà người đàn ông
dù có tài ba cỡ nào cũng không lột cả hết cái chiều sâu hun hút đau khổ của cái
cảnh “dị mộng cùng giường” đó đâu! Lĩnh vực này, Xuân Diệu rớt, thử hỏi ai có
công lực thâm hậu hơn nhảy vào?
Làm thơ không có hậu
thuẩn thì cũng như lính ra trận không người tiếp lương mà thôi! Câu này chấp
nhận được:
Buồn vì một trái tim thơ
Phía sau không hậu phương chờ đợi ta.
“Một trái tim thơ” oai lắm nhưng vẫn cần nguồn năng lượng
từ tình yêu, nhưng “nguồn năng lượng” không thể cân, đo, đong, đếm này gặp trắc
trở không phát sinh nhiệt để cho tua binh tình yêu quay. Hai câu thơ này bỗng
“cứu khổ, cứu nạn” cho chàng đa tình, ghen quá quắt: “Tim không tình yêu, tim tan vỡ. Thơ không tình, thơ
cũng bơ vơ“. Một chút tình yêu le lói cũng đủ làm người ta ấm áp suốt một đời nhưng
với chàng quăn thì dù chàng có ”rạo
rực” trong yêu đương như ”mặt trời vừa mới cưới trời xanh” ; có hân hoan reo vui
trong ”thơ duyên”:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
…Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
thì cũng chìm vào trong ”xa cách”:
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
thì cũng chìm vào trong ”xa cách”:
Em vẫn là em; anh vẫn là anh
Có thể nào qua Vạn lý trường thành!
Chẳng ai hay biết rằng
vì sao trong tình yêu đang như thơ, như nhạc hòa mộng trên nhánh duyên xanh như
ngọc, đổ đầy ngập cả trời thu trong nắng trở chiều như vậy thì có cái “Vạn lý trường thành” nào… mắc toi, mắc dịch
lù lù hiện ra, chắn mẹ giữa đường yêu! Tức chết được vì bao nhiêu cái ”rung động nỗi thương yêu” từ một giây gặp
gỡ, tiến tới vội vã thúc giục người yêu: ”Gần
thêm nữa! Thế vẫn còn chưa đủ” hay trong ”giục giã”: ”Mau lên chứ, vội vàng lên đi chứ” để mà hưởng nụ hoa
xuân ”hoa anh ơi, một chiều nở trong lòng”… mất trắng! Môi chàng…
chu ra không có môi nàng… chu lại. Tay chàng dang ra… chỉ ôm lấy bóng vô hình!
Lòng anh cưới lòng em nhưng đêm… động phòng, em… “drọt” mất tiêu! Thế thì lỡ
làng! Thế là phủ phàng! “Vạn lý trường thành” chắc là đây! Tức ói!
Ghen nổi lên là phải rồi!
Than ôi! một chữ ”Tình”
đủ rồi gắn chi một chữ vừa là động từ, vừa là danh từ “Yêu” vào thành ra quỷ
quái khó lường!
Xin mượn bốn câu
trong “Lá thư ngày trước” của Vũ Hoàng Chương để
kết thúc phần “ghen” của Xuân Diệu với đỉnh điểm “ghen say đắm, thắm cái đau,
ghen càng sâu càng đau vì… khác mộng”:
Yêu sai lỡ để mang sầu trọn kiếp
Tình mười năm còn lại chút này thôi.
Lá thư xưa màu mực đã úa rồi
Duyên hẳn thắm ở phương trời đâu đó!
Khép lại cái “ghen” đồng
thời mở ra một phần ngã rẽ khác bên cạnh Xuân Diệu với dòng thơ tuyên ngôn yêu.
5. Xuân Diệu: Tuyên ngôn - phát ngôn viên của tình yêu
ngọt ngào, cay đắng:
Hình ảnh Eva và Adam khi
ăn trái cấm đã khiến nhân loại đi qua con đường ngọt ngào và cay đắng. Không có
tình yêu, thế giới này vô hồn. Chàng trai Xuân Diệu trong “Bài thơ tuổi nhỏ” phán một câu xanh rờn khiến bao nhiêu
dòng họ trên đất nước này thuộc lòng dễ hơn học lịch sử:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!
Có người hay ngứa miệng
sẽ hỏi: Vậy mấy người xuất gia, mấy cha nhà thờ đang sống sờ sờ chắc họ
cũng “đang giấu trong tim bóng một người” để sống mà tu cho…
đáng kiếp vì ”làm sao sống được mà không yêu”?
“Không” loại từ phủ định mà lại để khẳng định
trong đoạn thơ này nặng đô hơn phó từ “chẳng“. Chàng đa tình này
nhất quyết như thế nghĩa là ăn chắc một trăm phần trăm. Tự tin là tính tốt
nhưng tự tin quá hóa… gà mờ! Hai câu đầu phát ra từ “phát thanh viên” Xuân tóc
quăn sao mà nghe dũng mãnh quá, trơn tru, quyến rũ quá! Hai câu sau, chàng năn nỉ
người ta đốt lửa. Lửa gì đây ngoài lửa tình? Bệnh nào thuốc đó, ai đi cạo gió
để chữa bệnh nhức răng? Một thứ lửa còn kêu trời thêm chín mươi chín thứ lửa
nữa thiêu luôn cái đời còn nhúm tro, làm sao còn mạng mà: “Cho bừng tia mắt, đọ tia sao”.
Câu thơ này thuộc loại
câu “nghênh chiến” giữa con người và thiên nhiên nghe thấy oai phong lắm, dũng
cảm lắm nhưng bình tĩnh, sáng suốt lại rồi lật cái chiêu “gậy ông đập lưng ông” của chàng quăn
xem: “Đốt trăm thứ lửa“, bùm! Tia mắt bừng lên
sáng rực để… đọ tia sao!? Nghe ghê gớm nhưng thử xem “tia sao” là tia thế nào?
Tia?: Danh từ chỉ kích thước vật thể bé tí
tẹo và mong manh như lưới nhện.
Sao? Tinh thể cách xa trái đất hàng triệu triệu
năm ánh sáng ngay như ngôi sao gần nhất là sao Hôm (sao Mai chỉ là một) khi
chết đi thì nghìn chục nghìn năm sau, người trái đất mới biết là mất. “Sao” nhìn lên thấy bé như hạt mè, hạt tiêu
nên ánh sáng phát ra yếu xìu không đủ soi cái gì cả. “Sao” đã như vậy mà “tia” nữa nhỏ cỡ nào? Mắt… lé cũng ”đọ” nổi huống chi mắt thường? Vậy mà cái lão
quắn này mang “trăm thứ lửa” để tấn công vào một
cái “tia” không có chút công suất nào chẳng phải
uổng phí và mang tiếng “ỷ đông hiếp yếu” sao? Có ngon thì lấy “tia mắt” đọ với
“tia nắng” thử xem! Kết quả nhanh chóng: “Tia nắng chẳng lui mà mắt… đui”. Đệ
tử Đinh Hùng khôn hơn: “Em hãy đốt dùm anh trong mắt lửa” coi bộ có lý hơn sư
phụ!
Hình tượng trong thơ buộc phải có nhưng hình tượng
phải hợp tình, hợp lý mang sức thuyết phục tự nhiên. Trái với lẽ trên, hình
tượng khập khễnh, so sánh lệch lạc làm “tổn thương” cái giá trị đáng được có
của thơ.
Tài hoa đôi khi cũng sơ
hở – một sơ hở cũng dễ thương nên cũng chỉ “giơ cao, đánh khẽ”! Với chàng quăn khi
thương thì chăm chút, chịu khó; khi yêu thì ghen dữ tợn, “ác” cũng không nhẹ
hơn chữ “ác” bởi đã lỡ phát ngôn cái sống cần yêu nên được yêu thì quá tham
lam, ham quá độ trong ”vô biên”:
Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nổi khát thèm.
Những lúc môi ta kề mộng thắm
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm.
Những lúc môi ta kề mộng thắm
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
Mãnh liệt quá! Bệnh yêu
điên, yêu ngấu nghiến như đồ ăn, thứ uống kiểu này thì thuốc đắng ngó bộ chẳng
dã tật được chàng này! Trước đó, chàng quăn đã ”hôn” ngấu nghiến như thế:
Hôn em nước mắt chảy ròng;
Em ơi! Như ngọn đèn chong vẫn chờ.
Em hôn anh suốt một giờ
Anh hôn em mấy cho vừa lòng đau.
…Hôn em ngàn thuở chưa xuê
Ấp yêu da thịt, gắn kề tâm linh.
Em ơi! Như ngọn đèn chong vẫn chờ.
Em hôn anh suốt một giờ
Anh hôn em mấy cho vừa lòng đau.
…Hôn em ngàn thuở chưa xuê
Ấp yêu da thịt, gắn kề tâm linh.
Yêu giục giã, yêu vội
vàng, hối nhanh lên… cũng chỉ để… hưởng một nụ hôn. Hôn ”ngàn thuở” nghĩa hôn chung thủy rồi còn gì! Chưa có
ai hôn mà lâu lơ, lâu lắc như cha này! Nghẹt thở đến nơi!
Thiết tưởng, người đời
thường mang nụ hôn ra cười cợt, hời hợt. Đụng chút là hôn. Hôn ban phát. Hôn
thưởng thí. Hôn giao kèo. Hôn lấy le. Hôn xã giao. Hôn bù lỗ. Những nụ hôn này
đến bao giờ mới làm người trong cuộc ”nước
mắt chảy ròng”? Nụ hôn như ”ngọn đèn chông vẫn chờ” sẽ tắt khi cạn dầu
nhưng nụ hôn sẽ là vĩnh viễn khi tim người là ngọn đèn mà tình yêu là loại dầu
chong không bao giờ cạn kiệt. Đem ngọn đèn ví với tình yêu xem ra khập khiễng
nhưng bù lại, trong so sánh khập khiễng là một sự đối lập giữa cái hiện hữu là
vật thể nhìn thấy rõ ràng (đèn) với cái ẩn hình là thứ không nhìn thấy được
(tình yêu) để nói lên một giá trị tình yêu chỉ có khi lòng mình có lửa đèn sáng
soi. Ngọn lửa đèn trong lòng có tình yêu (ngoa dụ) ”hôn ngàn thuở” thì làm sao mà tắt?
Tuyệt!
Nếu cuộc đời có những
ước mơ mà không dễ tới tay mình thì mình lại phải biến mình vào một vật thể
khác để ước mơ tồn tại. Nụ hôn mà chàng quăn ước ngày, mơ đêm đã hóa thành con
sóng biếc:
Anh không xứng là biển xanh
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng.
Một lần khiêm tốn “không xứng” bằng “bốn mươi lần tự kiêu” để nhỏ nhẹ:
Anh xin làm sóng biếc.
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm.
Hôm êm đềm mãi mãi.
(Biển )
Chàng tham lam này xin
được “làm sóng biếc” tưởng chỉ “hôn” thôi
ai dè không dừng lại: “Như nghiến nát bờ em, tan cả đất trời.
Như hôn mãi nghìn năm không thỏa”. ”Biển” của Xuân Quỳnh với
những con sóng tình yêu tìm về bờ cát, êm dịu hơn như một quy luật tự nhiên bất
di, bất dịch:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ.
Sóng hôn bờ dịu dàng của Xuân Quỳnh khác với cái hôn ác nghiệt của Xuân Diệu: Nụ “hôn” đang dịu dàng làm sao! Cái “bờ cát trắng” chưa kịp lim dim cảm nhận, đón lấy hết sự êm ả này thì lại… “Á” mất hết cảm giác vì bỗng đâu ngón “cẩu sực xí quách”… phập! “Cắn” rồi “nghiến nát“! Chao!
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ.
Sóng hôn bờ dịu dàng của Xuân Quỳnh khác với cái hôn ác nghiệt của Xuân Diệu: Nụ “hôn” đang dịu dàng làm sao! Cái “bờ cát trắng” chưa kịp lim dim cảm nhận, đón lấy hết sự êm ả này thì lại… “Á” mất hết cảm giác vì bỗng đâu ngón “cẩu sực xí quách”… phập! “Cắn” rồi “nghiến nát“! Chao!
Dã man dòng họ dã tràng
Không điên sao nghiến nát bờ vàng em?
Không có ai yêu mà điên
cắn, điên nghiến như Xuân Diệu và cũng chẳng có ai “hôn” mà hôn nhiều, hôn đi,
hôn lại như thằng cha Xuân Diệu. Có người yêu, yêu kiểu này… khiếp quá đi! Mình
may mắn mà còn không chịu khấn:
Cúi xin đức Phật từ bi
Cho con lấy đại thằng già chín lăm!
Đêm khuya lỡ bị nó… quằm
Chỉ bằng cái “lợi” có nhằm nhò chi!!
“Phụ bản” cho Xuân Diệu
với chiếc hôn “kinh thiên động địa” còn có một Trần Dạ Từ trong “Nụ hôn đầu”:
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang.
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan.
Một cái hôn đầu chao!
Thiệt dễ thương quá đổi nhưng cũng thuộc loại tham lắm! Mỗi nụ hôn được ví một
đóa hồng mà chàng Từ này được tới “vạn
đóa hồng“. Nói cho cố! Mới ghé môi hôn thôi mà những con ve đã khiếp hồn còn “hôn
vạn cái” nữa cả bầy chồn… lăn quay, chết!
Trở lại hình tượng nhân
hóa của Xuân Diệu: Chàng là biển, là sóng. Nàng là bờ cát trắng, là bờ để
chàng:
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Tạo sao hình tượng đã có
mà không chịu đưa vào câu cho có chủ ngữ mà lại đưa từ so sánh “như”, từ chỉ
mục đích “bởi” vào đầu câu làm câu thơ “không mặn mòi” cho lắm. Sao không chịu
viết:
Sóng hôn
mãi ngàn năm không thỏa
Biển yêu
bờ lắm lắm, em ơi!
Chủ ngữ Sóng, Biển chỉ tính chất vĩnh cửu của tự nhiên: Sóng
biển, bờ sẽ muôn đời có nhau. Chúng đã có trước loài người và vẫn có thể tồn
tại khi chẳng còn con người nữa. Tình yêu giữa người và người dẫu có “thương xanh cả trời và yêu tím cả núi” mà non đã cạn thì đá
cũng mòn thôi!
Cái hôn của Xuân Diệu là
cái hôn bất tử nếu đặt hai chủ ngữ Sóng và
Biển vào đầu câu thơ trên. Chúng có giá trị nhất định là tăng thêm mức độ “khẳng
định” cảm xúc vô biên: Hôn mãi ngàn năm! Xuân Diệu “hôn mãi ngàn năm” không thỏa thì Trịnh Công Sơn cũng “ru mãi ngàn năm” không chán. Hai hình tượng, hai con
người tài hoa một thơ, một nhạc như hai ngã rẽ bổ sung vào dòng sông tình yêu
một hương vị hết sức dịu dàng nhưng không kém phần nồng nàn thiết tha kêu gọi
ai đó có thêm “ngàn năm” nữa thì hãy tự mình tìm một ngã rẽ cho mình vào dòng thơ
mẹ!
Tình yêu là nguồn cảm
hứng vô tận với dòng đắng cay, ngọt ngào chảy vào thơ ca với những lớp phù sa
mà qua sự gạn lọc của thời gian, chúng theo năm tháng sinh sôi, nẩy nở thay thế
cho những gì già cỗi như một quy luật của cuộc đời, của tạo hóa bất di, bất
dịch! Có trùng phùng vẫn phải có biệt ly. Dòng thơ Xuân Diệu trong “Biệt ly êm ái” mà lại không “êm ái” chút nào:
Chúng tôi ngồi vây phủ bởi trăng thâu
Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầu.
Cứ nhìn nhau rồi lại vẫn nhìn nhau
Cảnh đêm khuya lơ, khuya
lắc không nỡ rời nhau qua một loạt danh từ tả cảnh “trăng thâu, sương gió“. Từ “bám” rơi xuống “bám hồn”cho “gió
cắn mặt” không cần thêm từ “buồn
rầu” thì chúng cũng tự nói lên được cái cảm giác lạnh lẽo, buốt giá cố tình
bám víu bởi hai tác nhân: Tác nhân từ bên ngoài là cái lạnh của đất trời. Tác
nhân từ bên trong là cái cảnh chia tay. Chia tay kiểu này sâu lắng quá, đắng
lòng quá rồi còn gì! “Không có nỗi đau nào đau nhất bằng nỗi
đau mất mẹ. Không có nỗi buồn nào buồn nhất bằng buổi chia tay người yêu!”. Nguyễn Ánh 9 đã phải
kêu van trong nhạc khúc “Đêm mai ai đưa em về”:
Thời gian ơi! Xin dừng lại
Cho đôi tình nhân yêu trong muộn màng đừng khóc ly
tan.
Xuân Diệu kêu không được
nên “cứ nhìn nhau rồi lại nhìn nhau“. Ở ngoài đời, những
cặp tình nhân chia tay trong mưa, trong hoàng hôn, trong nước mắt thì không
thiếu những lời dặn này, dặn nọ: “Đừng
hôn ai, đừng đi với ai ngoài anh, em nhé…”. Bởi một lẽ, họ cũng tin “người ra đi
rồi sẽ quay về” và ngày hội ngộ sẽ có nên cái hạnh phúc vẫn trôi. Ngược lại có
những buổi chia tay tình đầu, tình cuối, tình… mà không có ngày trùng phùng
(hiếm hoi) thì sẽ thê thiết hơn bao giờ hết! Cả hai đều “nghẹn”, chỉ có thể như
Xuân Diệu“nhìn nhau rồi lại vẫn nhìn nhau” rên xiết trong lòng như
Thái Can:
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
(Anh biết em đi)
Chia tay trong im lặng
mới là cách chia tay sâu sắc nhất vì nói chi nhiều chỉ “lời nói gió bay“! Lưu Trọng Lư trong “Một mùa đông”cũng vậy:
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Thật vậy:
Năm nay xuân còn trở lại
Người xưa không thấy tới.
Nên cái chia tay đau
xót “không cùng.”
Nguyên Sa trong “Tiễn biệt” cũng rất đau trong lặng lẽ:
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?
Ý “lòng tiễn đưa lòng”,
“tôi đưa tôi” quá hay. Đỗ Phủ trong “Xuân vọng” đã viết: ”Hận biệt điểu kinh tâm” (Biệt ly tủi hận đến
chim cũng phải đau lòng). Hồ Dzếnh trong “Cảm
xúc” cũng không một lời trong buổi chia tay mà vẫn thấy được lòng nhau:
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi.
Hoàng Trúc Ly với “Xuân về” mà:
Những người xưa đi rồi không về nữa
Em bảo anh người đi không trở lại.
Cho nên, họ đến bên nhau
thật nghẹn ngào:
Ta đến bên nhau sao chùng bước mỏi
Lời sắp xé môi sao bỗng nghẹn lời.
Chàng Đinh Hùng – bản
sao của Xuân Diệu trong “Bài
hát mùa thu” cũng một trời xa xót:
Em đi hoài cảm một mình
Hai lòng riêng để mối tình cô đơn.
Lạnh lùng chăng gió tha hương
Em về bên ấy, ai thương em cùng?
Hai câu cuối chạy qua
mắt, người viết bất giác… chạnh lòng vì sự ân cần dù chỉ trong tâm tưởng “ai thương em cùng?”. Chua chát quá, đau
lòng quá! Cái “sương bám hồn”, “gió cắn mặt” của Xuân Diệu và
cái “hạnh phúc ngừng trôi giữa đổi trái tim
đau” như có thêm dàn hợp xướng cho cuộc chia ly. Bài thơ, có những câu thơ hay
nhất về sự chia ly vẫn là “Tống biệt hành” của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa sang sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Một bài thơ hai mươi sáu
câu, riêng bốn câu thơ đầu này là đủ một bài “Tống biệt hành“! Không đưa mà có, không thấm mà đầy gói
gọn trong hai chữ “bão lòng” không cần thêm hai mươi hai câu sau. Nó hay ở chỗ:
Bối cảnh tiễn đưa (đưa người, đưa ta, đưa lòng), nội tâm xáo động (tiếng sóng
lòng), thời gian chiều buồn (bóng chiều, vàng vọt) không gian đầy cô đơn (hoàng
hôn trong mắt) quyện lại với nhau, không tháo gỡ nổi!
Làm thơ không nói đau mà người đọc thấy đau, không nói
buồn mà ta cảm nhận buồn, không reo vui mà người thưởng thức biết vui, không
nói bão mà ta nghe có tiếng sóng: Ấy mới là tuyệt đỉnh của người cầm bút. Cái
chất liệu cần cho cái “đỉnh cao xuất thần” ấy vẫn không xa lạ, chúng ở chung
quanh ta thôi mà sự quyết định chính vẫn là sự cảm thụ, khả năng rung động của
người cầm bút.
Trong lĩnh vực chia tay,
Thâm Tâm đã vượt trên hết những bài thơ, những câu thơ tuyệt vời kia. Ngoài ra,
còn có một Duyên Anh rất vững thi pháp này. Sự khen ngợi trên có quá đáng
chăng? Chờ thời gian xem có những “anh hùng xuất thiếu niên”.
Với bài thơ ”Tan tác” chỉ vỏn vẹn có hai câu này:
Trang tan tác vỡ toang trên cát ướt
Biển nhạt nhòa từng đợt sóng khơi xa…
Hình ảnh của cái ý gì
đây? Muôn ngàn ánh trăng trên biển bị sóng dập cho “tan tác” rồi đẩy vào bờ “cát ướt” (khác với cát khô không được tiếp cận với
nước biển nữa). “Từng đợt sóng” đi xa, xa mãi đến ”nhạt nhòa” tạo một hình ảnh đối
lập. Sự đối lập giữa bờ và sóng, giữa sóng và trăng, giữa bờ và khơi. Trăng
không tròn trên sóng, không nguyên vẹn trên cát “tan tác, vỡ toang“. “Bờ cát ướt” không bao giờ gặp được “khơi xa“. Tan tác, nhạt nhòa thêm ba chấm nữa
chìm mất tăm một mối tình, một lần tiễn biệt!
Hai câu thơ, hai người
viết. Họ là ai mà cũng “bóng chim tăm cá”?
Hình ảnh “bóng chim tăm cá” xưa nay vẫn là nguồn
thi liệu cho thơ. Những cánh cò trong gió cũng bổ sung vào nguồn thi liệu này
tồn tại mãi mãi như “phút thanh viên Xuân Diệu” đã tuyên bố:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Vượt lên trên tất cả là
tình yêu vũ trụ bao la, vô tận, vô cùng nhưng buộc kẻ si tình như Xuân Diệu…
lạm phát tình yêu tham lam trong”phải
nói”:
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần.
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần.
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
Thơ chàng Xuân yêu như
thế còn chưa đủ nên phải mượn thêm những tác nhân phụ diễn với những hình ảnh
cũng đầy chim, lắm cò của thời “ngựa
non háu đá“. Để trở thành một kẻ tiêu biểu cuộc sống không thể thiếu bóng dáng tình
yêu, chàng Xuân đã phải lặn lội đi tìm “cái tôi”.
6. Xuân Diệu “đi giữa thiên nhiên” với những ngã rẽ
tâm tình:
Trong “Lưu học sinh” (đầu đề cũng hóa búa bắt người ta phải
đi tìm Lưu là gì? Chỉ là một người đi học nước ngoài mà thôi) Xuân Diệu đã đi
tìm “cái tôi”:
Chàng trai nhỏ nhẹ như tôi ấy
Đi giữa thiên nhiên để kiếm mình.
“Nhỏ nhắn” chỉ vóc dáng, “nhỏ nhẹ” chỉ lời ăn tiếng nói. Thế mà cậu quăn
này bỏ đại vào thơ. Nếu thơ mà làm bây giờ hẳn nhiều tranh cãi. Một con người
nhỏ nhắn, nhỏ bé mà đi giữa thiên nhiên mênh mông mới nổi bật, chứ một kẻ “nhỏ nhẹ” lọt thỏm vào thiên nhiên đâu gây ấn
tượng gì? Người nhỏ nhẹ phải đối lập với kẻ ăn to nói lớn mới nổi?! Nhưng, nhỏ
nhẹ hay nhỏ nhắn cũng chỉ là một cậu quăn Xuân Diệu mà thôi! Cậu ta “đi giữa thiên nhiên” nghe ngông nghênh lắm với sự khiêm nhường
trong hai từ “nhỏ nhẹ” chỉ phẩm chất con người. Kiếm chưa ra cái “tôi” nên…
chộp quách mấy con cò. Cò bay nhanh quá chộp không nổi nên… chộp tiếng cò rớt
lại, hú hồn, chúng không… ị lên đầu làm… kỷ niệm:
Trong tiếng cò nay vương nắng trưa
Thu sang chim trắng vội bay ngừa.
Cổ dài rẽ biếc kêu vô định
Trở lại bên lòng sợi gió thưa.
(Lưu học sinh)
Bốn câu này đọc lên
phảng phất hơi thơ Đường luật thất ngôn với lời lẽ và hình ảnh sống động đi một
mạch nghe “xôm” lắm… nhưng (cái thằng phó từ ”nhưng” đáng ghét) khi “bửa ngang” thì ôi thôi một
trời để nói: Này nhé: “tiếng cò” là âm thanh con cò nhả
ra rồi mất tiêu trong không gian đâu có thể nào đi với “vương nắng trưa” là sắc màu tồn tại? Nên
tiếng cò phải được đổi là “sắc cò” mới đi với “vương nắng”. Một đoạn thơ có hai
tiếng cò (tiếng cò, kêu) thì dư ra. “Chim
trắng bay ngừa” là bay làm sao? (Người ta chỉ nói chích ngừa hay ngừa bệnh, phòng ngừa…).
Từ “trưa” đi xuống “ngừa” nặng nề quá thể, trái với cách bay nhẹ
nhàng của chim, của cò. Lại nữa: “Cổ dài
rẽ biếc kêu vô định”? Dùng từ “rẽ
biếc” giết mẹ cái ý thơ hay. “Rẽ
biếc” là rẽ làm sao? Vì tiếc ý thơ hay của chàng quăn nên người trò chuyện thơ
mới nhảy vào làm “bác sĩ thẩm mỹ viện” (không phải thằng cha bác sĩ thuộc loại
này lúc nào cũng… may mắn):
Trong sắc cò nay vương nắng trưa
Thu về, chim
trắng vội bay chưa?
Cổ dài đưa tiếng kêu vô định
Bỏ lại bên
mình sợi gió thưa!
Ý thơ của chàng quăn là
một sự khắc khoải, chưa tìm ra một phương hướng nào mà chỉ có một phương trời
vô định qua cái hình ảnh con cò bay trong mùa thu u buồn. Chim, cò không thiếu
nhưng mượn chúng để nói chuyện “tâm tình” thì cũng chẳng dễ dàng. Với hình ảnh
này, các nhà thơ thời Đường quả không hổ danh sư phụ.
Ta thấy cái “Hận biệt điểu kinh tâm” (Cảm động trước thời thế
ấy, hoa rơi nước mắt. Thương hận cảnh biệt ly kia, lòng chim rung động)
trong “Xuân Vọng” của Đỗ Phủ, cái “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên” (trăng tà tiếng quạ kêu
sương) trong “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế, cái “Tích nhàn dĩ thừa hoàng hạc khứ” (hạc vàng ai cưỡi đi
đâu) trong “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu là tuyệt
đỉnh.
Ta đọc “Nhất điểu hoa gian minh” (gió xuân đưa tiếng
Oanh ca) trong “Xuân Nhật Túy khởi ngôn chí” của Lý Bạch, câu “Lạc hà dữ cô vụ tề phi… Bội ngọc minh loan bãi ca
vũ” (Nọ bãi le, kìa nơi bến hạc, giờ còn đâu tiếng ngọc chạm, chuông va)
trong “Đằng Vương các tự” của Vương Bột, câu “Vọng đế xuân tâm, thác Đỗ Quyên” ( vọng đế lòng xuân Vọng đế, Đỗ Quyên gởi
vào” trong “Cầm sắt“) của Lý Thương Ẩn là tuyệt vời! Thơ của
người xưa sao mà ngậm ngùi, mà thoát tục đến thế!
Thời mẹ ru ta trong nôi
cũng từng hát:
Chim chuyền bụi ớt líu lo
Nhằm thương quân tử ốm o gầy mòn.
Từ “líu lo” vui bắt chết mà “thương” cái nỗi gì? Thương hại cho cái người
quân tử không gặp thời, còn vô định như con cò chao cánh trong thu nên “ốm o, gầy mòn“? Nếu “người
quân tử” ấy là chàng Xuân tóc quăn thì cái lý do để kẻ “quân tử” này ốm o chắc hẳn
vì yêu quá trời, quá đất! Bài hát “Trái
tim còn trinh”- nhạc ngoại, đã giải thích dùm:
Này hỡi con tim xinh xinh
Vì yêu đương quá nên tim xanh xao, gầy còm.
Trái tim “gầy còm” chỉ là một ẩn ý thêm cho một “cái tôi” mà Xuân Diệu đi giữa thiên nhiên tìm kiếm.
Tình yêu bất diệt không bao giờ “già” nhưng con người lại thấy mình già đi. Cái
tôi đã lẫn vào cái ta của cuộc đời để níu kéo một thời tuổi trẻ. Sắc đẹp là
niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ và “những dấu chân chim” trên mặt là nỗi buồn năm
tháng của tuổi già, là “niềm đau không thể chôn giấu” của xuân thì! Chàng quăn
trên đường đi tìm “tôi” đã sớm nhận thấy điều ấy nên trong“ngẩn ngơ“, chàng xuống bút:
Ta tiếc theo sau những đóa hồng
Những người con gái sớm phai bông.
Hoa nào nở mà không tàn
nhưng trong tình yêu, càng né đichữ “già” bao nhiêu thì các chàng đỡ bị… dép
guốc bay vô đầu bấy nhiêu. Xuân Diệu buông ra từ “tiếc” với “phai bông“, Nguyễn Tất Nhiên thành thật một cách
“ngu ngơ” thả một chữ “già” xuống trong “Hai năm tình lận đận”:
Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng hư hao.
Hai năm tình lận đận
Em đã già hơn xưa.
Nếu được cũng nên chửi
cho đã: “Hai năm tình lận đận. Anh… ngu như bận
nào!!”. Thiên hạ sợ chữ “bạc đầu” hơn sợ khốn khó. Đàn bà “kinh hãi” chữ
”già”, đàn ông ngán ngẩm chữ ”suy”! Cái tôi hay cái ta gì cuối cùng cũng bị…
ném vào chữ già và bị chữ “già” nuốt
trọng.
Đỗ Phủ trong “Xuân vọng” đã than:
Bạch đầu trao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trầm.
(Ðầu bạc, xoa thấy càng
lưa thưa. Coi bộ không đủ dày để cài trâm).
Đặng Dung trong “Cảm hoài” cay đắng:
Đặng Dung trong “Cảm hoài” cay đắng:
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.
(Thù nước chưa xong đầu
đã bạc. Mấy độ gươm mài dưới ánh trăng).
Người yêu anh đốm bạc.
Tóc khế xanh đầu hè.
“Đốm bạc” hay “bạc đầu” cũng:
Theo sông vào trăm sóng
Sóng như ta bạc đầu.
trong “Một thuở buồn như sông” của Hoàng Chính Nghĩa nhẹ
nhàng hơn chữ “già”. Ngay cả T.T.Kh trong “Bài thơ thứ nhất” cũng “né” chữ “già” khi
nói về người chồng với một từ ”luống
tuổi”:
Biết đâu… tôi: Một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
Nhưng một số người tự
nhận mình “già” với “cái tôi” xa xót, kiểm điểm cuộc đời
mình như một con số không!:
Con số có tên, kiếp người có tuổi
Anh già rồi chối bỏ tên anh.
(Môi giới – Hoàng Trúc Ly)
Với Nguyễn Khuyến chữ
già như một niềm riêng đắng lòng trong “Tự
thuật”:
Sách vở ích gì thời buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Nói gì thì nói, “già”
vẫn có cái tự hào của “Gừng càng già càng cay” với những câu độc đáo:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Người ta mấy tuổi là non
Tuổi con thêm mấy tuổi son rằng già?
Câu hỏi không cần lời
đáp này đã ủng hộ cho cái hương vị cuộc đời mà “Tình yêu” là đại biểu trẻ mãi
không già! Khi người ta hát, một chữ “già” lại trở thành lời tự tình, nịnh đầm
ngọt nhất, khôn ngoan nhất mà cũng “thật lòng” nhất dành cho người tri kỷ:
Vẫn biết trên cõi đời tình yêu đến như cơn mơ thoáng
qua…
Vẫn biết em không già đi trong lòng anh?
(Tình băng giá. Nhạc Hoa, Lê Quốc Dũng)
Chàng quăn cũng trở lại
chữ già cần thiết trong ”giục
giã”:
Mau lên chứ, vội vàng lên đi chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi.
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau lên chứ, thời gian không đứng đợi.
Một cái nhìn của người
sống hết mình với tình yêu, sống bằng tình yêu và… đói thì cũng… gặm tình yêu
nhai đỡ! Vì sao phải hối vội vàng?Vì sao phải giục vội vã? Chưa thấy bình minh
đã thấy trời hoàng hôn! Chưa ngắm hoa nở đã ngỡ hoa tàn! Chưa nhìn tận nhau đã
biết tới ngày ly biệt! Xem ra, kẻ này chắc… bệnh trong tư tưởng nhiều hơn hưởng
xuân thì! Tình non mà đã già là trái chín háp rồi còn gì!
Tóm lại, chàng không có
lòng tự tin nếu không nói là… ham ăn, háu uống! Người phong lưu thì cho chàng
biết cách ”hưởng thụ”. Thật vậy, các nàng như bông hoa hàm tiếu trong sương,
như đóa hồng trong bình minh dậy, bóng chiều tàn, như cành Lan chỉ nở trong
lòng… Điệp, như hoa Quỳnh trong đêm ngắn tàn phai! Không nhanh đi chứ, không
vội vàng lên đi chứ cho đàn ông… thưởng thức thì tự mấy bà… bỏ phí tuổi xuân
mấy bà đấy! Uổng! Nâng niu, quý trọng xuân sắc mấy bà thì chỉ có những kẻ biết
yêu như chàng quăn mới vậy thôi đấy! Thậm chí, gã si tình Xuân Diệu cũng… rộng
lượng… cho qua chỉ số nợ lút cán của mấy bà dù mấy đóa hồng này đã bay đi tìm
lối mộng khác:
Anh tưởng em là của anh rồi
Em mắc nợ, anh đòi em sao được?
Từ thiện vậy còn gì hơn
nữa? Cao thượng quá rồi còn gì? Trong khi đó, người đời cười như điên:
Bắt thang lên hỏi ông trời
Tiền cho gái hỏi có đòi được chăng?
Trời già dê mới nói rằng:
Tao còn mắc nợ huống chăng là… mày!
Tiền đi với tình. Tiền
là lao lực. Tình là lao tâm. Một trong hai cái đó không trọn vẹn thì tình có
tràn như biển Thái Bình, tiền có cao như núi Thái Sơn cũng sứt mẻ hết trơn.
Thành ra, chim bay biển bắc, anh tìm biển đông! Cuối cùng, người thấu hiểu cho
người là ở chỗ làm một kẻ quân tử dù bị phụ phàng, không hề oán giận:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai.
Mưa biết tha hồ rơi hạt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài.
…Ngày mai nắng mọc, mưa rơi hết
Mặt tạnh cơn si, lòng cạn hồ.
Ta sẽ thôi yêu như đã giấu
Không hề oán hận lá khoai khô.
Đã gặp lòng em là lá khoai.
Mưa biết tha hồ rơi hạt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài.
…Ngày mai nắng mọc, mưa rơi hết
Mặt tạnh cơn si, lòng cạn hồ.
Ta sẽ thôi yêu như đã giấu
Không hề oán hận lá khoai khô.
Vậy là mang ”tâm Phật”
rồi đó! Chúc mừng người đã đắc đạo. Bỏ xuống một chữ YÊU, không giữ trong lòng
một từ HẬN, coi như… phủi tay cuộc tình ta đầy ”cơn mưa lũ” để chỉ nhận tình em ”là lá khoai” như ”nước đổ
đầu vịt, nước đổ lá khoai” vô cảm, vô tâm để ta rảnh rang mà… yêu
người khác vì làm sao sống được mà không yêu! Hà! Cho em… già héo cho chừa em
ơi!
Phải nói chàng quăn đã khôn ngoan, thận trọng với hình ảnh “phai bông” so với chữ “già” tàn nhẫn! Đó cũng là một cảm xúc trong muôn vàn cảm xúc của người mang đầy hồn thơ. Chàng thanh niên đi tìm cái “tôi” giữa thiên nhiên để rồi trở thành nhà thơ có tên tuổi hồi nào chẳng rõ. Cái “cảm xúc” của thi sĩ tất nhiên từ thiên nhiên:
Phải nói chàng quăn đã khôn ngoan, thận trọng với hình ảnh “phai bông” so với chữ “già” tàn nhẫn! Đó cũng là một cảm xúc trong muôn vàn cảm xúc của người mang đầy hồn thơ. Chàng thanh niên đi tìm cái “tôi” giữa thiên nhiên để rồi trở thành nhà thơ có tên tuổi hồi nào chẳng rõ. Cái “cảm xúc” của thi sĩ tất nhiên từ thiên nhiên:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
(Cảm xúc)
Bài thơ này mấy chục năm
trước đã bị thiên hạ “phanh thây, mổ bụng” và lũ học trò beo nào cũng phải
thuộc ít nhất hai câu đầu để minh họa cho phần văn học lãng mạn bị kết án là…
vô tích sự trong truyên tuyền cách mạng! Nhưng thơ mà bị ngắt để phân tích
chẳng khác nào tôm sú bị bóc đầu! Cái “vớ vẩn” trên là để nói cái bay
bỗng của hồn thơ. Làm thơ không “bay bỗng” thì thành… thợ thơ.
Câu: “linh hồn ràng buộc với muôn dây” đã gắn ”cái tôi” trong
“cái ta” với trăm ngàn mối quan hệ xã hội. Câu “chia sẻ bởi trăm tình yêu mến” là cái “Hồn” của nguyên bài “Cảm
xúc“. Nó lãng mạn thật nhưng cái lãng mạn này có nguồn gốc từ tính Người.
Thưởng thức Thơ không đứng trên cái nền “trăm
tình yêu mến” ấy chẳng khác nào xây cái nhà lầu trên cát mà thôi! Thơ không mang đôi
cánh lãng mạn thì không còn là thơ nữa mà chỉ là:
Con mèo, con chó có lông.
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai.
Bởi vậy, con người nặng
nợ với thơ luôn đầy ắp ước mơ. Con người bình thường nặng chữ “Tham” thì ham
muốn trúng độc đắc, mơ lượm được cục vàng bự bằng… đầu gối!! Con người thơ ca
thoát tục, chỉ ước ao như Xuân Diệu:
Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bỗng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời.
Tuy có chút vớ vẩn thật
nhưng là cái “vớ vẩn” cần có của thơ ca. Một “vớ vẩn” dễ yêu không có gì mà bị
dạt qua một bên, nấp một xó mà chờ nghe định tội. Sự định tội của cái ”lưỡi
không xương” thì người bị tội cũng không có gì mất giá mà người định tội cũng
chẳng được tiếng hay ho!
Con người không nuôi ước
mơ thì nhân loại trí tuệ nghèo nàn, tâm hồn trầm mặc, sống với thời ăn lông ở
lỗ, có biết đâu thiên đàng, biết đâu địa ngục! Các nhà bác học, khoa học gia,
nhân chủng học, thiên văn học, vạn vật học, vật lý học… đã trở thành vĩ đại
không phải đã từng nuôi ước mơ từ trong trứng nước mà ra hay sao? Càng nhiều mơ
ước, càng tiếp cận với đời mới thấy mình chỉ là bé nhỏ, cái tôi bé nhỏ này của
Xuân Diệu cũng từ “cảm xúc” mà ra:
Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn lá nam châm.
Cách nói giảm khá chỉnh
của “tôi” (cây kim) gặp lực hút vạn vật (đá nam châm) để ôm vào lòng cái khôn
khiêm tốn bằng bốn mươi lần tự kiêu. Bởi vậy, chàng tóc… quăn bao giờ cũng
“khôn” ghê gớm! Chàng quăn này không biết hồi ở phổ thông học vật lý được mấy
phẩy mà thuộc lòng “Định luật vạn vật hấp dẫn” của Niu-Tơn (Isaac
Newton) mang cả vào thơ… hù mấy “cây kim bé nhỏ” khác?
“Tôi đi tìm tôi” với cây
kim bé nhỏ mà vạn vật hút tôi trở thành cái “ta” ưỡn ngực lên tí nữa trong “Hy mã lạp sơn”:
Nghìn thế kỷ đã theo nghìn thế kỷ
Ta đứng đây để thấy triệu mặt trời.
Tắt và nhen và phân phát cho đời
Những thời tiết tái tê hay ấm áp.
Sự oai phong hùng dũng
theo thời gian “nghìn thế kỷ” gặp độ phóng đại “kính
thiên văn học” nhìn thấy tới “triệu
mặt trời“! Ôi chao! Một mặt trời đủ sống không nổi nếu hắn nỗi điên, triệu triệu
nữa cái núi nhà mi có tồn tại để “ngóng cổ” nhìn trời đất chăng? Chàng quăn lại
chen vào hai liên từ “và” trong cùng một câu thơ xem ra… dư nhưng
cái ý chính là chàng đã thấy được chu kỳ hoạt động của vũ trụ, cũng sẽ thấy
được loài người ấm, lạnh như thế nào! Chính hai câu dưới đây đã đẩy chàng quăn
vào ”lò luyện kim” cách mạng:
Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có ai bè bạn nổi cùng ta.
Thật ra, trên trái đất
có ngọn núi nào cao hơn ngọn núi này mà không “thứ nhất”! Nghĩa thật đúng phóc
còn nghĩa bóng thì cho mày cô đơn trong tù đơn côi suốt đời cho chừa cái tật
kiêu ngạo. “Một” đã là “thứ nhất” rồi còn thêm “riêng” làm chi nữa thành ra ý tự tách mình khỏi
tập thể cho cô đơn? Ta bỏ đời nên đời cũng bỏ ta! Chàng quăn đánh võ mồm cho cố
mà cuối cùng cũng chúi mũi vào giấy viết lấy, viết để bởi “làm sao sống được mà không yêu, không nhớ không
thương một kẻ nào” khi vạn vật là nam châm hút cây kim bé nhỏ!
Tình yêu sợ nhất dối trá
và hờn ghen. Cuộc đời sợ nhất là sự già cỗi trong cô đơn. Khi người ta thấy
buồn, đau khổ là đã thấy cô đơn đi kèm.Trong bài “Chiều” tặng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, chàng quăn
bộc bạch:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
…Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả chỉ hiu hiu buồn.
Cái buồn vô cớ của chàng
quăn là cái buồn có cớ của chàng Kim tương tư Kiều:
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
Phất phơ hồn của bông hường
Trong hơi phiêu bạt còn vương má hồng.
Cái “tôi” của cánh chim
giang hồ ”phiêu bạt” gặp áng mây mờ trôi phất
phơ mà buồn tình. Xuân Diệu buồn tình vơ vẩn, bâng quơ. Chế Lan Viên buồn trong
cái buồn “thương tiếc dân Hời” dù mình chẳng có chút dòng máu Hời nào cả! Chàng
vật vã với “cái tôi” trong bài“Xuân”:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại chỉ khơi sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Chộp được bốn câu này,
người ta vội vã bỏ vào nhóm “tiêu cực” ngay mà không thấy rằng cái tiếng
kêu “vô nghĩa” lại bắt đầu từ nỗi nhớ
nước đến nỗi con cuốc cuốc còn đau lòng trong thơ Bà Huyện Thanh Quan trong bài
thơ độc đáo ”Qua đèo ngang”:
Qua đỉnh đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
huống hồ là người trong cuộc như Chế. Cái “vô nghĩa” lại là “rất có nghĩa” của một tâm hồn yêu nước đó. Tiếng lòng này đáng trân trọng quá. Sự“khổ đau” này đáng cho ta thắp một nén hương… Cái đau của kẻ mất nước khi đem vào thơ yêu cũng đầy cái “tôi” tuyệt vọng:
Qua đỉnh đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
huống hồ là người trong cuộc như Chế. Cái “vô nghĩa” lại là “rất có nghĩa” của một tâm hồn yêu nước đó. Tiếng lòng này đáng trân trọng quá. Sự“khổ đau” này đáng cho ta thắp một nén hương… Cái đau của kẻ mất nước khi đem vào thơ yêu cũng đầy cái “tôi” tuyệt vọng:
Nàng hỡi nàng! Trên tay ta là mộ trống
Trong lòng ta là huyệt bỏ, với trong hồn.
(Mồ không – Chế Lan Viên)
Cho tới một Bộ trưởng Bộ
văn hóa, văn nghệ từ năm 1945 và là một trong những ngòi bút xuất sắc của phong
trào “Thơ Mới”, Huy Cận đi tìm cái
“tôi” cũng đã long đong, lận đận:
Chàng trai gối mộng trên trang sách
Tỉnh thức, mùa xuân rụng hết hồng.
(Buồn)
Mùa xuân có chữ “hồng” là nhựa sống, là tinh hồn và điểm tựa.
Xuân “rụng hết hồng” thì chỉ còn lại số
không! Nhiều người nói đến chữ “tôi” để bộc lộ “cái tôi” như đang tự viết “bản
kiểm điểm” (trừ những bản tự cho “điểm” nhiều hơn là “kiểm”!) nhưng không phải
để “nhận tội” (có tội gì mà nhận?) mà là để tự khẳng định mình hơn. Du Tử Lê
trong “Giao khúc tháng sáu” đã cho rằng:
Tôi từ đó nhỏ nhoi như châu chấu
Như cào cào vỗ cánh chả bay xa.
Lỳ đòn:
Như rêu xanh ôm đá tảng
Khinh loài người nên chọn kiếp vô tri.
Những hình ảnh: “một
bóng mây, chuồn chuồn, chiếc lá, như bọ ngựa, như củi mục…” sao mà “khập khừ” y
như gã “võ sĩ bọ ngựa” của Tô Hoài! Chàng Du
này cũng để thời gian trôi tuồn tuột đi trong những kiếp phiêu bồng như loài
côn trùng tách hẳn ra thế giới loài người và ta cho chàng làm thêm kiếp… thằn
lằn, tắc lưỡi: “Chợt nhớ ra từ lâu đã già trước tuổi”!
Thế mới hay Xuân Diệu
“kiêu” cho hung rồi cũng cô đơn. Chế Lan Viên “tiếc” cho cố rồi cũng tiếc trong
cô đơn. Huy Cận “mộng” cho đã rồi cũng “mộng” trong cô đơn. Du Tử Lê “vô tri”
chai đá rồi cũng vô tri trong cô đơn. Duyên Anh càng khẳng định nỗi cô đơn đó
trong “Khai bút”:
Rượu xuân mừng chén lênh đênh
Nghìn năm sau vẫn một mình mình thôi.
Sau những yêu đương
cuồng nhiệt của Xuân Diệu thì ta lại thấy chàng quay về với tiếng lòng thật của
mình bằng những nỗi buồn như có cánh bay lên:
Những chiều thu góp lạnh giữa mù sương
Những đêm đông giạt bước ở bên đường.
Gió khuya khắt dậy con buồn lá uá
Sao rải rác như lệ vàng đêm nhỏ
Mưa lơ phơ như dạ khúc âm thầm.
(yêu mến)
Không gian (chiều mùa
thu lạnh, đêm đông giạt bước), vũ trụ (gió lạnh, sương mù, lá úa, sao rải rác,
mưa lơ phơ) bao trùm con người nhỏ bé (lệ vàng, âm thầm khúc). Đem cái số đông
của tác nhân thiên nhiên để đối lập với con người chỉ một mà lại ẩn hình để nói
cái ý hiện hình buồn như thu tàn, như đông lạnh như sao cô đơn như mưa lớt
phớt. Tất cả cuộn lại thành khúc tình buồn! Ai hát dùm Xuân Diệu khi xót xa?
Nỗi xót xa được thực tế minh chứng trong bài ”Khung cửa sổ”:
Anh có nhà có cửa
Nhưng không vợ không con
Sợ cái bếp không lửa
Sợ cái cửa không đèn.
Ôi cái khung cửa sổ,
Của kiếp anh, đời anh!
Tay em không đến mở
Thôi còn gì tươi xanh?
Nhưng không vợ không con
Sợ cái bếp không lửa
Sợ cái cửa không đèn.
Ôi cái khung cửa sổ,
Của kiếp anh, đời anh!
Tay em không đến mở
Thôi còn gì tươi xanh?
Có lẽ, đây là bài thơ
miêu tả hiện thực cuộc sống trần trụi, cô đơn trong hy vọng duy nhất của Xuân
Diệu. Khi người ta thiếu cái gì thì người ta ao ước cái đó. Phải chăng vì Xuân
Diệu đã không hề có được một tình yêu bình thường chân thành nên ước mơ yêu
đương trong thi nhân đã trở thành sự yêu đương thần thánh? Anh là khung cửa sổ.
Mở ra hay khép lại cũng chỉ là vô nghĩa, làm sao mà ”tươi xanh” khi không có em tức là
có một tình yêu thật sự ngự trị!
Cuối cùng, người si tình
cũng chỉ ”ao ước” như Tế Hanh:
Nếu em chết, chắc là anh có thể
Tỏ mối tình lặng lẽ quá sâu thâm:
Anh đến nơi em nghỉ giấc ngàn năm
Ngồi điên dại sầu như cây liễu rủ.
Nếu em chết, chắc là anh có thể
Tỏ mối tình lặng lẽ quá sâu thâm:
Anh đến nơi em nghỉ giấc ngàn năm
Ngồi điên dại sầu như cây liễu rủ.
Anh không uống, anh không ăn, không ngủ,
Anh khóc than, than khóc đến bao giờ.
Nước mắt anh lầy lội cả nấm mồ
Nhỏ từng giọt xuống thân em lạnh lẽo.
Anh khóc than, than khóc đến bao giờ.
Nước mắt anh lầy lội cả nấm mồ
Nhỏ từng giọt xuống thân em lạnh lẽo.
Rồi anh chết, anh chết sầu, chết héo;
Linh hồn anh thất thểu dõi hồn em.
Đời thiếu hẳn lý tưởng sống, thiếu vắng cái hương vị tình yêu, con người rơi vào hố thẳm của cùng cực cô đơn. Tình yêu chân thật là liều thuốc sống, là cái vuốt mắt êm dịu cuối cùng cho người nằm xuống không còn vướng vấn cái danh hời! Yêu và được yêu là cái “tôi” cuối cùng còn lại cho người mang theo sang bên kia thế giới!
Linh hồn anh thất thểu dõi hồn em.
Đời thiếu hẳn lý tưởng sống, thiếu vắng cái hương vị tình yêu, con người rơi vào hố thẳm của cùng cực cô đơn. Tình yêu chân thật là liều thuốc sống, là cái vuốt mắt êm dịu cuối cùng cho người nằm xuống không còn vướng vấn cái danh hời! Yêu và được yêu là cái “tôi” cuối cùng còn lại cho người mang theo sang bên kia thế giới!
II. Kết:
Nhận xét về thơ tình của
Xuân Diệu, Lưu Khánh Thơ trong ”Từ
điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam”, Nxb ĐHSP – 2004, trang
812 có viết: ”Cái rạo rực của tình yêu trong thơ Xuân
Diệu là cái rạo rực của một con người ham sống, ham yêu” nhưng xét về mặt nghệ
thuật, Lưu Khánh Thơ ca ngợi thơ Xuân Diệu đạt đến chất lượng tuyệt hảo
với ”những hình ảnh được trau chuốt, giọt giũa
kỹ càng, câu văn giàu nhạc điệu” thì cần xem lại. Tuy nhiên, là người được
coi là điển hình của phong trào Thơ Mới, ”Xuân
Diệu là thành viên của Tự lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái
của phong trào Thơ Mới”, Xuân Diệu đã mang lại cho nền thi ca Việt
Nam những sắc màu huyền diệu của tình yêu không lẫn lộn với bất cứ nhà thơ nào
cùng thời đại.
Chỉ riêng ”Hai tập ‘Thơ thơ’ và ‘Gửi hương cho gió’ được
giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề
của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống”. (Huy Cận, tháng 4
năm 2000) (vi.wikipedia.org).
Xuân Diệu với những ngã
rẽ bao gồm sáu tính cách khó phân biệt trên (kẻ thương chịu khó, người yêu đa
tình, lúc tột đỉnh yêu sinh ra cắn giết và hối hận tột cùng, khi ghen say đắm
nghiệt ngã, một phát ngôn cho lẽ sống yêu của cuộc đời) cuối cùng, quay về với
nỗi buồn muôn năm khi đã đi tìm cái tôi vinh quang và cô đơn, cuối cùng đã đưa
tình yêu từ đơn giản đến phức tạp (là yêu giữa người khác giới thính và đồng
giới tính). Sự đơn giản và phức tạp này cần có trong cuộc đời vì nó đã mang
hương vị tình yêu đầy sắc màu đến cho cuộc đời, cho văn học. ”Thơ Xuân Diệu là ‘vườn mơn trớn’, ca ngợi tình
yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ Thơ, pha lẫn chút vị
đắng cay trong Gửi Hương Cho Gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca
lãng mạn Pháp” (thovn.net).
Dòng thơ tình yêu vẫn
lặng lẽ trôi cho ta cái cảm giác chạm tay vào dòng nước thật mạnh mẽ và thật nhẹ
nhàng, êm ái. Xuân Diệu với những ngã rẽ đã soi bóng mình xuống dòng sông và
tắm mình trong dòng sông đầy phù sa này. Cát sạn, bùn đen sẽ lắng và dòng đời
cứ lặng lẽ trôi…
Xuân Diệu – Trảo Nha hày
chàng quăn, chàng quắn xứ Rùa đã từng say đắm và cùng với bạn thơ – những ngã
rẽ tâm tình không giai cấp, không tước vị, không danh hời quên đi nỗi cô đơn
trong một cuộc sống không gia đình, không con cái mà vẫn yêu, yêu tha thiết cho
đến bạc đầu, yêu đắm say cho đến khi về bên kia thế giới!
Ngưỡng mộ quá! Ta bỗng
nhiên ước muốn làm “bờ cát trắng” chờ từng cơn ”sóng biển” hôm nao…
Dòng thơ tình yêu với
hơn bốn trăm bài – một mảng nhỏ trong gia tài thơ văn của Xuân Diệu với ca dao
đi cùng dòng thơ nhạc của anh em, bè bạn “nghìn
thế kỷ đã theo nghìn thế kỷ” không cô đơn!.
TƯ LIỆU THAM KHẢO CÓ SỬ DỤNG:
I. Thơ: Thơ Xuân Diệu (Tuyển tập Xuân Diệu, Nxb HNV – 1983). Thơ Nguyên Sa, Nguyễn
Tất Nhiên, Bàng Bá Lân, Chế Lan Viên (Điêu tàn, Nxb HNV – 1995), Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng
Chương, Quang Dũng, Đoàn Phú Tứ, Đinh Hùng, Huy Cận, Lưu Trọng
Lư, Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Khuyến, Xuân Quỳnh, Thâm Tâm, Hoàng Chính Nghĩa, Du
Tử Lê, Trần Dạ Từ, Bà Huyện Thanh Quan, Đỗ Phủ,Trương Kế, Thôi Hiệu, Lý Bạch,
Vương Bột, Lý Thương Ẩn.
II. Nhạc và những tư liệu khác: Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9, Nhạc Hoa (music.com)…
III. Bài viết, sách:
1. Lưu Khánh Thơ “Xuân Diệu…” (Từ
điển, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam”, Nxb ĐHSP – 2004).
2. ”Đường
thi tuyển dịch” (Trương Đình Tín, Nxb Thuận Hóa – 2003).
3. ”Xuân
Diệu và Huy Cận là hai nhà thơ đồng tình luyến ái”, Minh Nguyệt
(tienve.org).
IV. Web site đăng trích:
http://www.vi.wikipedia.org/vietnamthuquan.com/vhvn.com/ vnmusic.com/ baoanhdatmui.com/hoahoctro.com/vietanamsigle.com/thovn.net/eVan.com/nhanmonquan.net/ykien.net/annonymous.online/hoasontrang.us/pkucn.com/ tienve.org/ chimviet.free.fe/…
Xin trân trọng cám ơn.
Tháng 11/24/2004
Ngọc Thiên Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét